Chuyên đề Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp ốm đau tại bảo hiểm xã hội giai đoạn 2005-2009

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU - 1 -

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ỐM ĐAU - 3 -

1.1. Tổng quan về BHXH - 3 -

1.1.1. Khái niệm về BHXH - 3 -

1.1.2 Vai trò của BHXH - 7 -

1.1.3 Chức năng và tính chất của BHXH - 9 -

1.1.4 Đặc trưng của BHXH - 11 -

1.1.5. Các quan điểm cơ bản về BHXH - 13 -

1.1.6. Nguyên tắc hoạt động của BHXH - 15 -

1.2. Chế độ trợ cấp ốm đau trong hệ thống BHXH - 19 -

1.2.1. Khái niệm và bản chất của chế độ trợ cấp ốm đau - 19 -

1.2.2. Nội dung của chế độ trợ cấp ốm đau - 19 -

1.2.2.1 Vị trí vai trò của chế độ ốm đau trong BHXH - 19 -

1.2.3. Một số công ước quốc tế về trợ cấp ốm đau - 24 -

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ỐM ĐAU TẠI BHXH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2009 - 26 -

2.1. Khái quát về BHXH Việt Nam - 26 -

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BHXH Việt Nam - 26 -

2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH Việt Nam - 31 -

2.2.Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp ốm đau ở BHXH Việt Nam giai đoạn 2005-2009 - 32 -

2.2.1 Quy định pháp lý liên quan đến chế độ trợ cấp ốm đau tại Việt Nam - 32 -

2.2.2. Cơ sở chi trả - 35 -

2.2.3. Quy trình chi trả - 37 -

2.2.4. Về tổ chức phương thức chi trả - 41 -

2.3. Đánh giá kết quả đạt được và hiệu quả thực hiện chế độ trợ cấp ốm đau. - 43 -

2.3.1.Kết quả công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn từ năm 2005 đến 2009 - 43 -

2.3.2. Đánh giá chung về công tác quản lý chi trả chế độ trợ cấp ốm đau trong thời gian qua. - 50 -

CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ỐM ĐAU Ở VIỆT NAM - 52 -

3.1. Định hướng phát triển của BHXH Việt Nam đến năm 2020 - 52 -

3.1.1 Mục tiêu - 52 -

3.1.2 Định hướng phát triển - 53 -

3.2 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chế độ trợ cấp ốm đau - 58 -

3.2.1 Thuận lợi - 58 -

3.2.2 Khó khăn - 59 -

3.3. Các giải pháp chủ yếu hoàn thiện chế độ trợ cấp ốm đau - 60 -

3.3.1. Về công tác quản lý nguồn chi trả - 60 -

3.3.2. Về phương thức chi trả - 61 -

3.3.3. Giải pháp về thanh tra, kiểm tra - 62 -

3.3.4 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách , chế độ đến người lao động và người sử dụng lao động - 63 -

3.3.5. Một số giải pháp khác - 64 -

3.4. Một số kiến nghị - 66 -

3.4.1. Đối với cơ quan BHXH - 66 -

3.4.2. Đối với các cơ quan chức năng khác có liên quan - 68 -

KẾT LUẬN - 69 -

 

 

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5609 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp ốm đau tại bảo hiểm xã hội giai đoạn 2005-2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất dân dụng, các khoản chi về Bảo hiểm xã hội lẫn với tiền lương, chính sách đãi ngộ mà chưa xây dựng theo nguyên tắc hưởng theo lao động là nguyên tắc cơ bản về phân phối XHCN, ngoài ra các văn bản còn chưa hoàn thiện và chưa đồng bộ, ảnh hưởng tới việc tổ chức thực hiện. Một số vấn đề quan trọng, cấp thiết đến đời sống của đông đảo công nhân viên chức như chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp, thôi việc, trợ cấp mất sức lao động chưa được quy định. Nhìn chung giai đoạn này các chế độ bảo hiểm xã hội chưa quy định một cách toàn diện, quỹ bảo hiểm xã hội chưa được hình thành. Tuy nhiên, chính sách bảo hiểm xã hội ở giai đoạn này có ý nghĩa giải quyết khó khăn cho công nhân viên chức khi tuổi già hoặc bị ốm đau, tai nạn lao động và sinh đẻ từ đó củng cố thêm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Chính phủ làm cho mọi người an tâm, phấn khởi đẩy mạnh công tác sản xuất, thu hút lực lượng lao động vào khu vực kinh tế Nhà nước. Sau khi hòa bình lập lại, vì khi hoàn thành kế hoạch 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa xã hộ ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, lực lượng công nhân viên chức lúc này càng ngày tuyển dụng càng đông hơn để phục vụ cho yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Trước tình hình này, Nhà nước thấy cần thiết phải bổ sung chính sách bảo hiểm xã hội cho phù hợp với tình hình và đáp ứng được mục tiêu không ngừng cải thiện đời sống cho công nhân viên chức. Vì vậy, Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961, ban hành kèm theo Điều lệ tạm thời về bảo hiểm xã hội đối với công nhân viên chức Nhà nước, thì BHXH Việt Nam mới thực sự được hình thành một cách có hệ thống và tương đối toàn diện. Nghị định này quy định cụ thể về các chế độ BHXH phải thực hiện, mức đóng góp của các bên tham gia và mức hưởng từng chế độ như sau: - Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội là công nhân viên chức, lực lượng vũ trang. - Đã hình thành nguồn để chi trả các chế độ BHXH trong Ngân sách Nhà nước. Nguồn hình thành trên cơ sở đóng góp của xí nghiệp, còn lại do Ngân sách Nhà nước cấp. Mức đóng của các xí nghiệp là 4,7% so với tổng quỹ lương. Trong đó, 1% để chi cho ba chế độ dài hạn và 3,7% chi ba chế độ ngắn hạn. Đối với phần từ NSNN, hàng năm Quốc hội thông qua Ngân sách cấp cho việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội cho công nhân viên chức làm trong khu vực Nhà nước. Áp dụng sáu chế độ BHXH: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hưu trí và tử tuất cho công nhân viên chức. Đây là Điều lệ tạm thời nhưng đã quy định đầy đủ 6 chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ này chủ yếu dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động nhằm khuyến khích mọi người tăng cường kỷ luật lao động, đẩy mạnh sản xuất và góp phần ổn định lực lượng lao động trong các ngành kinh tế quốc dân. Nghị định 218/CP được coi là văn bản gốc của chính sách BHXH và nó được thực hiện trong hơn 30 năm. Tuy nhiên để phù hợp và đáp ứng với tình hình của đất nước trong từng giai đoạn, nội dung của các quy định trong Điều lệ tạm thời đã qua 8 lần sửa đổi bổ sung với 233 văn bản hướng dẫn thực hiện. Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ và những năm sau giải phóng miền Nam, cũng có một số văn bản liên quan đến việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của BHXH. Đặc biệt là tại Nghị định số 236/HĐBT ngày 18/09/1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc bổ sung, sửa đổi chế độ bảo hiểm xã hội cho công nhân viên chức nhà nước và lực lượng vũ trang trong giai đoạn này. Sau khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, nhiều vấn đề liên quan đến BHXH cần phải đổi mới, cho nên ngày 22/6/1993 Chính phủ ban hành Nghị định số 43/CP. Trong Nghị định này, Chính phủ đã quy định 5 chế độ BHXH (các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. Chế độ mất sức lao động trước đây đã được bãi bỏ) và bước đầu đề cập đến vấn đề thành lập hệ thống BHXH Việt Nam mà Hội đồng quản lí BHXH. Tuy nhiên, qua nhiều năm các văn bản pháp quy và văn bản hướng dẫn quá nhiều nên không tránh khỏi hiện tượng chồng chéo, trùng lặp; có những vấn đề không được quy định, khó khăn cho việc thực hiện chế độ; có nhiều cơ sở cho việc vận dụng gây nên mất công bằng xã hội. Các văn bản tính pháp lý chưa thật cao, chủ yếu mới ở dạng Nghị định, Điều lệ tạm thời, Quyết định, Thông tư. Về tổ chức bộ máy thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội chưa tách chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng hoạt động sự nghiệp của bảo hiểm xã hội. Tổ chức bộ máy còn phân tán, hoạt động kém hiệu quả, sự phối hợp để giải quyết các vướng mắc cho đối tượng gặp nhiều khó khăn, mỗi cơ quan, đơn vị, ngành chỉ giải quyết một vài công việc hoặc khâu công việc. Quỹ bảo hiểm xã hội thu không đảm bảo đủ chi, việc chi trả lương hưu và các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội thường xuyên bị chậm, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Để khắc phục những hạn chế và bất cập của chính sách BHXH trước đây, xây dựng một chính sách BHXH phù hợp với quá trình đổi mới của nền kinh tế nhiều thành phần, đáp ứng được nguyện vọng của người lao động, trên cơ sở chế độ BHXH của Hiến pháp năm 1992 và của Bộ luật lao động, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 và Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 về BHXH và thành lập hệ thống BHXH. Có thể nói đây là hai văn bản quan trọng và có tính đột phá giúp cho ngành BHXH Việt Nam dần đi vào quỹ đạo chung của BHXH Thế giới. Ngày 24/01/2002 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 20/2002 QĐ – TTg sát nhập BHYT vào BHXH Việt Nam. Đây là bước tiến mới nhằm làm cho hệ thống BHXH nước ta được hoàn chỉnh hơn và tránh được những hiện tượng cồng kềnh, chồng chéo trong quản lý. Ngày 29/06/2006, Quốc hội nước ta chính thức thông qua Luật BHXH. Bộ luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2007. Để cụ thể hóa Luật BHXH, Chính phủ ban hành Nghị định số 152/2006/NĐ – CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật về BHXH bắt buộc. Quyết định số 41/2007/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/03/2007về quản lý tổ chức đối với BHXH Việt Nam. Ngày 28/08/2008 Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2008/NĐ – CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. Theo Luật BHXH hiện hành, nước ta thực hiện cả loại hình BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và BH thất nghiệp. Nhưng BHXH tự nguyện có hiệu lực từ ngày 01/01/2008 với hai chế độ hưu trí và tử tuất, còn Bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện từ ngày 01/01/2009. Như vậy, BHXH Việt Nam đã có hành lang pháp lý vững chắc để tổ chức triển khai mọi hoạt động của mình.Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với BHXH Việt Nam là khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH ngày càng đông đảo. Với những kết quả đạt được trong hơn 10 năm qua, BHXH Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc ổn định và đảm bảo đời sống cho lao động, từ đó góp phần đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị và xã hội. Cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam: BHXH QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ Phòng BH tự nguyện Phòng TC-HC Trung tâm CNTT Trung tâm lưu trữ Ban thi đua khen thưởng Ban chi Ban KH_TC Ban thu Phòng giám định - Chi Phó Tổng giám đốc HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TỔNG GIÁM ĐỐC Phó Tổng giám đốc Ban kiểm tra Văn phòng Ban hợp tác quốc tế Ban tổ chức Ban cấp sổ, thẻ Ban thực hiện chính sách BHXH Tạp chí BHXH Trường đào tạo nghiệp vụ BHXH Viện khoa hoc BHXH Ban thực hiện chính sách BHYT Ban tuyên truyền GIÁM ĐỐC BHXH TỈNH Phó giám đốc Phòng CĐ-CS Phòng KH-TC Phòng thu BHXH Phòng CNTT Phòng kiểm tra Báo BHXH Phó giám đốc 2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH Việt Nam Theo Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam thì nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản của BHXH Việt Nam là: Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về hoạt động của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam… Đề xuất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội; kiến nghị thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật… Đề xuất với Bộ Y tế xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về bảo hiểm y tế; kiến nghị thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm y tế; cùng tham gia xác định mức đóng, phạm vi quyền lợi của người khám, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế và cơ chế chi trả chi phí khám, chữa bệnh… Ban hành văn bản hướng dẫn về thủ tục, chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện việc giải quyết chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. Giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất; dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tổ chức thu BHXH, bảo hiểm thất nghiệp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động và người lao động; tổ chức chi trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm, đóng bảo hiểm y tế cho người được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật. Quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo nguyên tắc tập trung thống nhất, công khai, minh bạch, đúng mục đích theo quy định của pháp luật. Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của các đơn vị trực thuộc. Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Định kỳ 6 tháng, báo cáo Hội đồng quản lý Bảo hiểm Xã hội Việt Nam về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Hàng năm, báo cáo Chính phủ về tình hình quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. 2.2.Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp ốm đau ở BHXH Việt Nam giai đoạn 2005-2009 2.2.1 Quy định pháp lý liên quan đến chế độ trợ cấp ốm đau tại Việt Nam Theo Luật BHXH Việt Nam năm 2006 về chế độ trợ cấp ốm đau Đối tượng hưởng 1.Người lao động được hưởng chế độ này khi bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc (có xác nhận của cơ sở y tế) Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác khì không được hưởng chế độ ốm đau 2.Có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con (có xác nhận của cơ sở y tế). Thời gian hưởng 1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau: a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng ba mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; bốn mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; sáu mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên; b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng bốn mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; năm mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; bảy mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên. 2. Người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau: a) Tối đa không quá một trăm tám mươi ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần; b) Hết thời hạn một trăm tám mươi ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn. 3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH còn tuỳ thuộc vào thời gian điều trị tại cơ sở y tế thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân. 4.Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau a) Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là hai mươi ngày làm việc nếu con dưới ba tuổi; tối đa là mười lăm ngày làm việc nếu con từ đủ ba tuổi đến dưới bảy tuổi. b) Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội, nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng chế độ. Mức hưởng Mức hưởng chế độ ốm đau được quy định tại Thông tư số 03 /2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 và Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23/9/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong đó qui định có 2 trường hợp, như sau: Mức hưởng chế độ ốm đau theo thời gian quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật BHXH, Điều 9 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được tính như sau: Mức hưởng chế độ ốm đau = Tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc 26 ngày x 75(%) x Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Người lao động mắc bệnh thuộc danh mục cần chữa trị dài ngày: quy định tại mục 1 của Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH, ngày 23/9/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, người lao động hưởng chế độ ốm đau theo khoản 2 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội được tính như sau: Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày =   Tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) x Số tháng  nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau Trong đó: - Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau: + Bằng 75% với thời gian tối đa là 180 ngày trong một năm; + Bằng 65% đối với trường hợp hết thời hạn 180 ngày trong một năm mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên. + Bằng 55% đối với trường hợp hết thời hạn 180 ngày trong một năm mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm. + Bằng 45% đối với trường hợp hết thời hạn 180 ngày trong một năm mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm. Số tháng nghỉ việc được tính theo tháng dương lịch, trường hợp có ngày lẻ thì cách tính mức hưởng chế độ ốm đau cho những ngày này như sau: Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày = Tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc 26 ngày x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) x Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau Trong đó: - Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tương tự như trên 2.2.2. Cơ sở chi trả Trong thời gian từ năm 2005 đến 2009 Việt Nam đã áp dụng 2 văn bản pháp quy quy định về quản lý, chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn, cụ thể: + Quyết định số 1184/QĐ-BHXH-BC ngày 26/09/2003 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định về quản lý, chi trả BHXH bắt buộc có hiệu lực thi hành từ năm 2004-2006. + Quyết định số 845/QĐ-BHXH-BC ngày 18/6/2007 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc có hiệu lực thi hành từ năm 2007 đến nay. Về nguồn chi trả từ năm 2004 đến 2008 đã có sự thay đổi, cụ thể : Từ năm 2004 đến 2006 áp dụng theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 quy định quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn sau : - Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị. Trong đó 10% để chi trả chế độ hưu trí, tử tuất và 5% chi chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN - Người lao động đóng bằng 5% tiền lương hàng tháng để chi chế độ hưu trí và tử tuất - Nhà nước hỗ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ đối với người lao động. - Các nguồn khác Từ năm 2007-2008, áp dụng theo Luật BHXH số 71/2006/QH11 và Nghị định 152/2006/NĐ-CP thì nguồn hình thành quỹ BHXH ở Việt Nam chủ yếu từ: - Người lao động đóng góp 5% mức tiền lương, tiền công hàng tháng vào quỹ BHXH để chi các chế độ hưu trí, tử tuất. - Người sử dụng lao động đóng 15% trên tổng quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất. - Nhà nước tham gia hỗ trợ nguồn lực tài chính để đảm bảo cân đối quỹ BHXH. - Nguồn lãi từ hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ và các nguồn tài chính khác như viện trợ, tài trợ, hay phần nộp phạt của những cá nhân và tổ chức kinh tế vi phạm luật lệ về BHXH… Theo đó, quỹ BHXH được chia thành ba quỹ thành phần : quỹ ốm đau, thai sản ; quỹ TNLĐ-BNN ; quỹ hưu trí và tử tuất. Nguồn kinh phí sử dụng để chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn được lấy từ 2 quỹ là : quỹ ốm đau, thai sản và quỹ TNLĐ-BNN. Luật BHXH có quy định nguời sử dụng lao động đóng 3% tổng quỹ tiền lương, tiền công vào quỹ ốm đau, thai sản trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau, thai sản và thực hiện quyết toán hàng quý với tổ chức BHXH. Đối với thực hiện chi trả chế độ TNLĐ-BNN được lấy từ 1% tổng quỹ tiền lương tiền công do chủ sử dụng lao động đóng và nguồn NSNN. Trong đó, chi trả trợ cấp TNLĐ-BNN một lần và dưỡng sức PHSK sau TNLĐ do nguồn quỹ đảm bảo. Là một cơ quan BHXH cấp Trung ương, BHXH Việt Nam có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện chi các khoản trợ cấp ngắn hạn về BHXH cho các đối tượng tham gia một cách đầy đủ, nhanh chóng, theo đúng quy định của Pháp luật. Nội dung chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn bao gồm : - Chi từ nguồn quỹ ốm đau và thai sản: + Chế độ ốm đau; + Chế độ thai sản; + Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản ; + Lệ phí chi trả. - Chi từ quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp : + Trợ cấp một lần khi bị TNLĐ-BNN và khi chết do TNLĐ-BNN; + Nghỉ DS-PHSK sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật; + Khen thưởng cho người sử dụng lao động thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, phòng ngừa TNLĐ-BNN; + Lệ phí chi trả. 2.2.3. Quy trình chi trả Để đảm bảo công tác chi trả trợ cấp các chế độ BHXH ngắn hạn cho đối tượng một cách đầy đủ, kịp thời, an toàn và chính xác, BHXH Việt Nam đã tổ chức bộ máy chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn hoàn chỉnh từ Trung ương đến địa phương. Theo đó, quá trình chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn cũng được phân cấp rõ ràng và được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, khoa học và thống nhất trên cả nước. Hiện nay, BHXH Việt Nam đang tiến hành chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn theo quy trình phân cấp thực hiện chi trả, dựa trên Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 845/QĐ-BHXH ngày 18/6/2007, cụ thể : Quy trình chi trả trợ cấp ốm đau Theo Quyết định số 845/QĐ-BHXH thì đơn vị giữ lại 2% tiền lương đóng BHXH để chi trả kịp thời cho người lao động có đủ điều kiện hưởng và quyết toán mỗi quý lên cơ quan BHXH, cụ thể : 1 Sơ đồ 2.2 : Quy trình chi trả chế độ ốm đau Người sử dụng lao động 9 Người lao động 2 10 5 3 7 Phòng KHTC (CB kế toán) Phòng thu (CB thu) Phòng CĐCS (CB chính sách) 4a 6 4b 8 (Nguồn : Ban chi Bảo hiểm xã hội) Trong đó : : Nộp hồ sơ, chứng từ cho người sử dụng lao động  : Chi trả cho người lao động  : Nộp hồ sơ, chứng từ (C66a) và file dữ liệu (4a) : Xác nhận, duyệt chứng từ (C66a) (4b) : Báo cáo thu BHXH bắt buộc theo chứng từ 103-TBH (cuối mỗi quý) : Chuyển trả cho người sử dụng lao động kèm theo danh sách được duyệt (mẫu : C66b)  : Chuyển chứng từ( C66a,C66b) và báo cáo tổng hợp giải quyết chế độ ốm đau theo mẫu 01-HSB  : Quyết toán theo mẫu C71-HD chuyển cho người sử dụng lao động : Quyết toán theo mẫu 7-CBH chuyển cho phòng thu  : Theo dõi, thu số 2% còn thừa : Người sử dụng lao động chuyển 2% còn thừa Qua sơ đồ trên ta thấy quy trình chi trả được thực hiện một cách có hệ thống, đồng bộ, thể hiện trách nhiệm của cơ quan BHXH cũng như chủ sử dụng lao động. Mỗi cán bộ chuyên trách, mỗi phòng ban đều thực hiện công việc theo quy định với một trình tự thống nhất, cụ thể : Trách nghiệm của chủ sử dụng lao động : - Căn cứ hồ sơ hưởng chế độ ốm đau của người lao động, sử dụng nguồn kinh phí 2% quỹ tiền lương được giữ lại để chi trả kịp thời cho người lao động có đủ điều kiện hưởng và lưu giữ hồ sơ, chứng từ theo qui định. - Lập chứng từ theo mẫu số C66a kèm theo hồ sơ của từng người lao động và file dữ liệu gửi Phòng CĐCS tại cơ quan BHXH tỉnh hoặc cho cán bộ chính sách tại cơ quan BHXH huyện, trong đó : + Mẫu số C66a -HD: Danh sách NLĐ đề nghị hưởng chế độ ốm đau, thai sản. + Mẫu số C68a -HD: Danh sách NLĐ đề nghị hưởng trợ cấp DS-PHSK sau ốm đau. - Thông báo quyết toán chi các chế độ BHXH tại đơn vị sử dụng lao động theo mẫu số C71-HD cho phòng KHTC (tại BHXH tỉnh) hoặc cho CB kế toán (BHXH huyện). Trong trường hợp số tiền quyết toán nhỏ hơn số tiền được giữ lại, số chênh lệch thừa nộp lại cho cơ quan BHXH vào tháng đầu quý sau. Tường hợp số tiền quyết toán lớn hơn số giữ lại, cấp bù số chênh lệch thiếu vào tháng đầu quý sau cho người sử dụng lao động. Trách nghiệm của phòng CĐCS (CB chính sách) - Tiếp nhận hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DS-PHSK và file dữ liệu của người sử dụng lao động theo phân cấp chi trả; tổ chức xét duyệt và lập các danh sách được duyệt. - Sau khi xét duyệt, đóng dấu“ Đã duyệt chi” vào chứng từ gốc, chuyển trả cho người sử dụng lao động kèm theo danh sách được duyệt theo mẫu số C66b, trong đó : + Mẫu số C66b -HD: Danh sách NLĐ hưởng chế độ ốm đau, thai sản được duyệt. + Mẫu số C68b: Danh sách NLĐ hưởng trợ cấp DS-PHSK sau ốm đau. - Chuyển cho phòng KHTC (CB kế toán) chứng từ C66a -HD và C66b -HD cùng với báo cáo tổng hợp giải quyết chế độ ốm đau và trợ cấp DS-PHSK theo mẫu 01-HSB Trách nghiệm của phòng Thu BHXH (CB thu) - Thường xuyên cập nhật kịp thời lên mạng nội bộ dữ liệu quá trình đóng của người lao động để làm cơ sở chi trả xét duyệt các chế độ BHXH. - Cuối quý cung cấp báo cáo thu các chế độ theo mẫu số 10-BTH cho phòng KHTC (hoặc CB kế toán) để lập biểu C71-HD. - Căn cứ vào tổng hợp quyết toán chi các chế độ BHXH tại đơn vị sử dụng lao động theo mẫu số 7-CBH từ phòng KHTC chuyển sang để theo dõi số tiền người sử dụng lao động còn phải nộp cơ quan BHXH. Trách nghiệm của phòng KHTC (CB kế toán) - Căn cứ vào chứng từ đã duyệt chi để ghi vào sổ chi tiết, tổng hợp chi tiết chế độ ốm đau theo mẫu số S80a-BH. Cuối mỗi quý, cùng với mẫu số 10-BTH lập quyết toán chi các chế độ BHXH tại đơn vị sử dụng lao động theo mẫu C71-HD chuyển cho đơn vị sử dụng lao động 01 bản và chuyển cho phòng Thu 01 bản theo mẫu 7-CBH. - Thực hiện cấp bù số chênh lệch thiếu (nếu có) vào tháng đầu quý sau cho người sử dụng lao động có số tiền được quyết toán lớn hơn số tiền giữ lại. - Trường hợp người sử dụng lao động chủ động kinh phí để đảm bảo chi trả kịp thời chế độ ốm đau cho người lao động và đã chuyển toàn bộ số thu BHXH vào tài khoản của cơ quan BHXH thì thực hiện thanh toán theo chứng từ phát sinh, kịp thời chuyển tiền cho người sử dụng lao động. - Thực hiện thu hồi số tiền đã chi trả sai, lập mẫu số C75-HD. Tuy nhiên, trên thực tế không phải đơn vị sử dụng lao động nào cũng giữ lại 2% tổng quỹ lương đóng BHXH để thực hiện chi trả chế độ ốm đau mà phần lớn các doanh nghiệp đều nộp hết lên cơ quan BHXH để cơ quan BHXH chi trả cho người lao động. Nguyên nhân là bởi vì: + Do cán bộ phụ trách BHXH của đơn vị chưa nắm chắc nghiệp vụ nên gặp khó khăn trong khâu thẩm định hồ sơ dẫn đến tình trạng chi sai, chi không đúng quy định. Trong trường hợp người sử dụng lao động do thẩm định sai đã chi lớn hơn so với số tiền mà người lao động được hưởng thì việc thu hồi là rất khó, người phụ trách BHXH của doanh nghiệp nếu không bổ sung, hoàn chỉnh được hồ sơ thì buộc phải bỏ tiền túi ra bồi thường, tạo nên tâm lý ngán ngại. + Nhiều doanh nghiệp không đủ nhân lực để thanh toán cho người lao động trong vòng 3 ngày như quy định của luật. Thêm vào đó, các doanh nghiệp đến ngày 5 của tháng đầu quý sau phải quyết toán tất cả hồ sơ BHXH của quý trước dẫn đến tình trạng không quyết toán kịp vì số lao động đông, dẫn đến chuyện quyết toán trễ và bị phạt, tính lãi trên số tiền giữ lại khiến doanh nghiệp rất bức xúc. Bên cạnh đó, khoản 2% giữ lại theo quy định cũng không đủ thực hiện chi trả kịp thời nếu như đối tượng được hưởng có phát sinh lớn. Qua đây ta cũng thấy nhiều doanh nghiệp không mặn mà chuyện giữ lại 2% kinh phí BHXH để chi trả cho người lao động là vì không muốn thêm việc và ngại khó, nhất là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vì ở một số doanh nghiệp, tình hình nhân sự thường không ổn định. Nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là chuyện các nhân viên phụ trách BHXH không thông thạo nghiệp vụ thẩm định hồ sơ, dẫn đến chuyện chi sai và phải bồi thường. Đó là chưa kể xuất hiện nạn hồ sơ bảo hiểm giả mà chỉ có cơ quan bảo hiểm mới đủ khả năng phát hiện. 2.2.4. Về tổ chức phương thức chi trả Hiện nay, BHXH các tỉnh, thành phố, quận, huyện tổ chức chi trả các chế độ ốm đau cho người được hưởng theo 3 phương thức chủ yếu sau: chi gián tiếp thông qua BHXH huyện hoặc thông qua chủ sử dụng lao động; cán bộ BHXH trực tiếp chi trả (chi trực tiếp) và chi qua tài khoản cá nhân tại Ngân hàng. Phương thức chi trả trực tiếp Thực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc46116.doc
Tài liệu liên quan