Chuyên đề Thực trạng và các giải pháp giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề xã Hữu Bằng

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 1

Chương I: Cơ sở lý luận về vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề 2

I. Khái niệm bảo vệ môi trường 2

1. Khái niệm 2

2. Một số nội dung về ô nhiễm môi trường làng nghề 3

II. Các chính sách bảo vệ môi trường làng nghề truyền thống 6

1. Luật bảo vệ môi trường 6

2. Các văn bản của thành phố 8

3. Các văn bản của UBND huyện 8

III. Tác động của ô nhiễm môi trường đến đời sống dân cư 8

1. Tác động đến cảnh quan 8

2. Tác động đến sức khỏe 8

3. Tác động đến hệ sinh thái 9

4. Tác động đến sản xuất kinh doanh 9

IV. Kinh nghiệm một số địa phương trong bảo vệ MT làng nghề truyền thống.10

1. Tổ chức khơi thông dòng chảy 10

2. Tổ chức thu gom rác thải 10

3. Tổ chức sản xuất tập trung 10

4. Tổ chức vệ sinh thôn xóm 10

5. Tuyên truyền vận động 10

Chương II: Thực trạng ô nhiễm môi trường ở làng nghề Hữu Bằng .12

I. Khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội xã Hữu Bằng 13

1. Điều kiện tự nhiên 13

2. Đặc điểm kinh tế 13

3. Sự phát triển kinh tế liên quan đến môi trường 16

II. Thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề xã Hữu Bằng 17

1. Ô nhiễm không khí tiếng ồn 17

2. Ô nhiễm rác thải, nước thải 17

III. Đánh giá chung thực trạng ô nhiễm làng nghề 23

1. Các kết quả đạt được 23

2. Các tồn tại yếu kém 24

Chương III: Các giải pháp giải quyết ô nhiễm MT, bảo vệ MT làng nghề giai

Đoạn (2011 - 2015) 25

I. Dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề ô nhiễm môi trường xã Hữu Bằng 25

2. Các cơ chế chính sách của nhà nước 25

a. Các cơ chế chính sách của thành phố 25

b. Các cơ chế chính sách của huyện 26

2. Sự phát triển sản xuất kinh doanh 27

3. Ý thức của người dân về ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường 28

II. Các giả pháp cơ bản 28

1. Cải tạo dòng chảy 28

2. Tổ chức thu gom 29

3. Phát triển khu vực sản xuất tập trung 31

4. Tuyên truyền vận động 31

5. Tổ chức nhân rộng 32

III. Kiến nghị 33

Phần kết luận

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3520 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và các giải pháp giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề xã Hữu Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xuân Mai do không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển và sử lý rác thải lên UBND xã đã ký hợp đồng vận chuyển và sử lý rác thải với HTX Thành Công, ngoài ra UBND xã thực hiện tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân tổ chức khơi thông cống rãnh ,khơi thông dòng chảy,phát tờ rơi tuyên truyền giáo dục về môi trường và luật bảo vệ môi trường cho người dân thông và hiểu để có ý thức về môi trường Chương II: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở LÀNG NGHỀ HỮU BẰNG Nói đến Hữu Bằng là nói đến một xã giàu nhất của huyện Thạch Thất - Hà Nội nhưng cũng là một điểm bức xúc nhất về ô nhiễm môi trường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về làng nghề này: I.KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI XÃ HỮU BẰNG: 1. Điều kiện tự nhiên: Xã Hữu Bằng nằm ở phía Đông Nam huyện Thạch Thất, cách thị trấn 3km, ở ngoại thành Hà Nội. Phía Đông giáp xã Phùng Xá Phía Nam giáp xã Bình Phú Phía Tây giáp xã Bình Phú và xã Thạch Xá Phía Bắc giáp xã Dị Nậu Tổng diện tích 178.4 ha đất: trong đó, 30ha được sử dụng làm đất ở, 32ha là đất chuyên dùng, còn lại là đất nông nghiệp. Tổng dân số của xã là 15607 người, số lao động chính lá 8976 người, ngoài ra còn có khoảng 4000 dân lao động của các xã lân cận đến làm ăn sinh sống tại xã. 2. Đặc điểm về kinh tế: Hữu Bằng là một xã dân cư đông đúc, có nghề truyền thống. Sự phát triển kinh tế của địa phương cơ bản là phát triển theo hướng sản xuất tiểu thủ công nghiệp dịch vụ và thương mại. Về nông nghiệp, tỷ trọng chiếm một phần rất ít trong nền kinh tế địa phương. Trong điều kiện cơ chế chính sách mở cửa hiện nay của Đảng và Nhà nước, nhất là khi nước ta vừa gia nhập WTO, thì tốc độ phát triển kinh tế của làng nghề ngày càng tăng lên. Huyện Thạch Thất gồm 22 xã và 01 thị trấn. Hệ thống giao thông chính có quốc lộ 32 (phía Bắc), quốc lộ 21 (phía Tây), đường cao tốc Láng - Hoà Lạc (phía Nam), tỉnh lộ 419, 420 chạy qua huyện đã tạo ra mạng lưới giao thông thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện, là một huyện được nhà nước quy hoạch các dự án lớn như Đại học Quốc Gia Hà Nội, Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, Khu Công nghiệp Bắc Phú Cát và nằm trong chuỗi đô thị Miếu Môn, Xuân Mai, Hoà Lạc, là huyện có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế, nhất là kinh tế công nghiệp - TTCN và thương mại, dịch vụ. Các làng nghề truyền thống như: Cơ kim khí Phùng Xá; Mây tre đan Bình Phú; Mộc, May Hữu Bằng; Mộc Chàng Sơn ngày càng phát triển mạnh, khai thác tốt những tiềm năng, lợi thế của làng tạo nên nhịp độ sản xuất sôi động và có xu hướng phát triển. Hiện nay giá trị sản xuất Công nghiệp - TTCN của 9 làng nghề chiểm trên 70% giá trị sản xuất Công nghiệp - TTCN của huyện.      Làng nghề cơ kim khí ở Phùng Xá có tổng số 1350 hộ, dân số 5660 người, trong đó có 2547 lao động . Trên địa bàn xã hiện có 101 doanh nghiệp cơ kim khí với 1935 lao động làng nghề, chiếm 76% tổng số lao động. Với những sản phẩm được sản xuất đa dạng về mẫu mã mặt hàng và chủng loại, thiết bị dây chuyền sản xuất hiện đại, năng suất lao động ở làng nghề Phùng Xá ngày càng cao, sản phẩm sản xuất tiêu thụ ở thị trường rộng lớn, thu hút được nhiều lao động ở trong và ngoài địa phương tham gia với mức thu nhập bình quân là 1.700.000 đồng/1người/ 1tháng. Xã Bình Phú  nổi tiếng với những sản phẩm mây giang đan xuất khẩu. Bình Phú có 3 làng nghề là  Phú Hòa, Thái Hòa và Bình Xá. Hiện nay trên địa bàn xã có 16 doanh nghiệp mây giang đan, thu hút 890 lao động trên tổng số 1952 lao động, chiếm 45,6%. Các sản phẩm mây giang đan đa dạng về mẫu mã, mặt hàng, nguồn nguyên liệu được khai thác rất thuận lợi, lao động tập trung đông, tận dụng được hết thời gian nhàn rỗi, tạo được nguồn thu nhập đồng đều, trung bình 1.100.000 đồng/1 người/1tháng. Sản phẩm chế biến lâm sản, sản xuất đồ gỗ, trang trí nội thất ở Chàng Sơn, Thạch Xá, Bình Phú, Canh Nậu, Hữu Bằng, Dị Nậu, Hương Ngải. Nguyên liệu gỗ được nhập về Hữu Bằng, Chàng Sơn, Thạch Xá từ đó được chế biến thành sản phẩm thô và được sản xuất thành sản phẩm đồ gỗ, đồ trang trí nội thất ở các làng nghề, sản phẩm sản xuất ra đa dạng phong phú được tiêu thụ ở thị trường nội địa rộng lớn. Nghề mộc dân dụng ở Thạch Thất thu hút nhiều lao động nhất trong các nghề truyền thống. Hiện có tổng số 72 doanh nghiệp sản xuất mộc dân dụng trên địa bàn các xã Canh Nậu, Dị Nậu, Chàng Sơn trong đó Canh Nậu có 18 doanh nghiệp, thu hút 2700 lao động trên tổng số 5931 lao động, chiếm 46,7%; Dị Nậu có 11 doanh nghiệp với 1100 lao động trong nghề mộc dân dụng chiếm 37% tổng số lao động; Chàng Sơn có 43 doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ, trang trí nội thất thu hút 1700 lao động trên tổng số 3922 lao động, chiếm 43,3%. Thu nhập bình quân của lao động làm nghề mộc dân dụng khoảng từ 1.200.000 đồng đến 1.400.000 đồng/1 người/ 1tháng. Sản phẩm chè lam - đặc sản Thạch Thất -  là sản phẩm của làng nghề Thạch Xá. Chè lam được sản xuất với những bí quyết riêng tạo nên hương vị đặc trưng, được tiêu thụ trên thị trường rộng lớn ở miền Bắc. Trên địa bàn xã có 12 doanh nghiệp sản xuất chè lam với 570 lao động trên tổng số 1035 lao động.Thu nhập bình quân của lao động làng nghề chè lam Thạch Xá khoảng 1.100.000 đồng/1 người/ 1 tháng. Sản phẩm mây tre giang đan song mây ở Hạ Bằng, Cần Kiệm, Chàng Sơn và một số sản phẩm phụ ở các xã Lại Thượng, Bình Yên, Thạch Hoà cũng đã có bước phát triển.  Nhắc đến các làng nghề trên thì không thể không nhắc đến Hữu Bằng. Hữu Bằng là một làng nghề tiêu biểu của huyện Thạch Thất với các sản phẩm mộc dân dụng và dệt may. Trên địa bàn xã hiện có 50 doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ, trang trí nội thất và dệt may công nghiệp thu hút số lượng lớn lao động, khoảng 4950 lao động chiếm 73,4% tổng số lao động. Thu nhập bình quân của lao động làng nghề ở xã Hữu Bằng khoảng 1.500.000 đồng/1 người/1 tháng. Ngày trước, Hữu Bằng có HTX dệt vải; đến khi HTX dệt giải tán, người dân chuyển sang nghề làm đồ gỗ chuyên phục vụ thị trường trong nước. Vì thế, họ luôn luôn có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Vừa qua không bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Bây giờ càng có điều kiện phát triển trong phong trào “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Điều đáng quan tâm là, cho đến nay không có người Hữu Bằng nào di cư làm ăn ở nơi khác, mà tất cả vẫn sinh sống, sản xuất, kinh doanh tại làng xã mình. Các cửa hàng buôn bán đồ gỗ ở phố Đại La (nội thành Hà Nội) về làng Hữu Bằng mua sản phẩm mang ra bán. Trên cơ sở sản xuất, kinh doanh ổn định và phát triển, người dân Hữu Bằng không vay tiền ngân hàng, tự đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng đường sá, chợ búa, xây dựng các dãy phố có qui hoạch khang trang, đầy đủ tiện nghi hiện đại, xây dựng nhiều xưởng sản xuất, phát triển ngành nghề dịch vụ, ngay trong làng cũng có cửa hàng sản xuất bánh gatô mừng sinh nhật... Điều này cho thấy, rõ ràng người dân xã Hữu Bằng không cần “ly nông, ly hương” để kiếm sống. Mà họ vẫn trụ vững trên mảnh đất quê hương, vẫn phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng thành công NTM theo định hướng XHCN. Họ cũng không cần chờ đợi quy hoạch để đô thị hóa làng quê mình. Mặt khác đáng suy nghĩ nữa là, Hữu Bằng không trông chờ vào sự giúp đỡ của nước ngoài, và cũng không có tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước. Riêng ở Hà Nội đã có hàng chục xã tương tự Hữu Bằng, chẳng hạn như La Phù, Ninh Hiệp, Kiêu Kỵ, Bát Tràng... Như vậy cho thấy, tính năng động của người dân có ở nhiều nơi. 3. Sự phát triển kinh tế liên quan đến môi trường: 1.3, Sản xuất hàng hóa: Hữu Bằng là một làng nghề truyền thống (mộc - may - kim cơ khí), hàng hóa chủ yếu là đồ gỗ gia dụng, quần áo may sẵn và các phụ kiện máy móc gia công. Vì vậy các chất thải khi sản xuất chủ yếu là chất thải rắn. Ngoài ra, trong nghề mộc còn có các chất thải như mùn gỗ, các chất khí rất đọc hại xuất hiện khi tổ chức phun sơn, và một số chất thải ở thể lỏng. 2.3, Bán hàng và sinh hoạt: Trong bán hàng thì không thể tránh khỏi tiếng ồn và bụi, bên cạnh đó có thải ra các chất thải rắn là chủ yếu. Trong sinh hoạt thì người dân nhiều khi chưa ý thức được hành động của mình, các hoa quả thối, xác động vật chết, túi nilon,… vẫn bị vứt không đúng nơi quy định gây ô nhiễm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nguồn nước thải sinh hoạt là chất thải ở thể lỏng cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân làng nghề. 3.3, Văn hóa xã hội, y tế giáo dục: Xã Hữu Bằng có 9 thôn nhưng hầu như chưa một thôn nào có trụ sở, chưa một thôn nào có nhà văn hóa. Nói "hầu như" là vì gần đây đã có một thôn duy nhất có trụ sở là thôn Miễu. Nói là trụ sở cho oai, thực ra chỉ là một phòng khoảng 10m vuông, trước vốn là nhà để sập đám ma, nay không dùng nữa nên thôn tạm lấy làm nơi họp hành. UBND xã vốn là dinh thự của quan lại trước cách mạng Trường mầm non bán công xã Hữu Bằng có 19 lớp với tổng số 18 phòng, học tại 2 điểm. Điểm chính của trường gồm 14 phòng, học nhờ trên đất của Khu di tích Đình Chùa. 14 phòng này vốn là một HTX dệt thủ công được cải tạo lại. Đó là những dãy nhà cấp 4, năm nào cũng phải đảo ngói vì dột. Vì vốn là các phòng dệt nên diện tích phòng không đồng đều. Phòng lớn có khi rộng đến 60m vuông nhưng phòng nhỏ lại chỉ hơn 20. Trường không có nhà vệ sinh theo đúng nghĩa cho cả học sinh và giáo viên, chỉ có một diện tích rất nhỏ cho các cháu đi tiểu. Cháu nào có nhu cầu "đi nặng", các cô sẽ đặt túi bóng vào trong bô để các cháu "đi" vào, sau đó bọc lại cẩn thận rồi vứt vào thùng rác riêng. Các cô phải cố gắng và rất vất vả nhưng việc mất vệ sinh là khó tránh khỏi. Đã thế nguồn nước sạch lại thiếu trầm trọng. Trước kia, nước được chở đến trường bằng xe ô tô, nhưng thời gian gần đây, do đường sá đi lại không thuận tiện nên ô tô không chở nước vào được nữa. Nhà trường buộc phải mua nước của tư nhân "dùng tạm", độ an toàn không được đảm bảo. Với nước uống, nhà trường phải mua nước tinh khiết rồi đun lên cho các cháu dùng. Vấn đề ô nhiễm nặng nề ở làng nghề này kéo theo khá nhiều dịch bệnh, làm giảm sút sức khỏe của người dân một cách nghiêm trọng. Việc tuyên truyền vận động người dân thường xuyên làm công tác vệ sinh môi trường, giữ gìn vệ sinh chung trong khu vực, vất rác đúng nơi quy định là việc cần làm ngay. Bởi vệ sinh phải được giữ gìn bắt đầu từ ý thức của người dân thì mới đem lại hiệu quả được. II. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ XÃ HỮU BẰNG: Thời gian trước đây, vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở khu vực nông thôn chưa được quan tâm. Chỉ đến khi những tranh chấp, xung đột về môi trường ngày càng trở nên bức xúc và gia tăng cùng với sự lên tiếng cảnh báo của một số chuyên gia về môi trường thì ai nấy mới giật mình nhìn lại. Nghịch lý là trong khi đời sống của người dân ở khu vực nông thôn nâng lên (biểu hiện ở chỗ tiện nghi sinh hoạt đầy đủ hơn, người dân ăn ngon, mặc đẹp hơn; giao thông, thương mại, giao lưu văn hoá phát triển mạnh; thông tin được cập nhật hằng ngày) thì vệ sinh môi trường ở khu vực này lại có biểu hiện đi xuống rõ rệt. Phổ biến nhất hiện nay là tình trạng rác thải phân tán ở khu vực nông thôn. Đi đến bất kỳ đâu cũng dễ dàng bắt gặp những đống rác, bãi rác nhất là ven đường liên thôn, liên xã thậm chí có nơi nghĩa địa cũng trở thành bãi rác. Ao hồ, thùng vũng, cống rãnh lầy lội, đen ngòm do bị biến thành nơi chứa rác thải, chất thải sinh hoạt, chăn nuôi. Mức độ ô nhiễm trầm trọng hơn cả là ở các làng nghề (kể cả làng nghề truyền thống và làng nghề mới hình thành). Lượng chất thải khó phân huỷ ở khu vực nông thôn ngày càng tăng. Rác thải, đặc biệt là nhựa phế liệu, đang trở thành gánh nặng cho xã hội. Ai cũng biết rác là chất thải, là thứ bỏ đi. Nhưng không phải ai cũng biết, rác thải ngày càng nhiều và là hiểm hoạ đối đối với con người và nguy hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các bãi rác không hợp vệ sinh, đúng quy cách, đặc biệt là các bãi lộ thiên có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước ngầm và gây nguy hiểm đến sức khoẻ con người. Rác xuất hiện ở khắp mọi nơi, chỗ nào cũng có thể thấy rác, từ quán ăn, chợ, trên đường, tại các trường học, ký túc xá, bệnh viện đến các sông hồ... Hầu hết trên các tuyến đường, tại các khu phố và các khu chung cư đều có khẩu hiệu với nội dung vận động, khuyến khích người dân thực hiện nếp sống văn minh đô thị, trong đó có việc đổ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi… Phần lớn người dân đã nghiêm túc chấp hành, nhưng thực tế vẫn còn những đống rác nằm ngổn ngang, nhiều người vẫn vô tư xả rác trên đường,… Tại các ao, hồ rác chủ yếu do người dân sống hai bên bờ và những người buôn bán tiện tay vứt xuống. Kinh khủng nhất vẫn là rác tại các chợ. 1. Ô nhiễm không khí, tiếng ồn: Hữu Bằng là một làng nghề truyền thống lâu đời với tổng số dân là 15067 khẩu. Số lao động trong xã là 8076 cộng với số lao động ở các xã bạn lân cận đến làm việc tại địa phương khoảng 4000 lao động. Trong xã có 57 doanh nghiệp và HTX toàn xã có 3276 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại, kinh tế phát triển theo hướng (CN - TTCN - DVTM). Trong sản xuất hàng hóa hiện nay cơ bản là dùng máy móc trang thiết bị hiện đại. Làng nghề Hữu Bằng nổi tiếng với nghề mộc, do đó thường sử dụng các máy móc như máy cưa, máy bào, máy tiện, máy ép phun sơn, máy phay công nghiệp, ngoài ra còn có máy cắt quần áo và máy phát điện dùng cho phục vụ cho sản xuất khi mất điện lưới. nghề mộc gia dụng và nghành may phát triển lên các dịch vụ kèm theo cũng phát triển trong xã hiện nay có hơn 200 xe ô tô các loại trong số ô tô đó có hơn 150 chiéc là xe tải lớn nhỏ Khi các máy móc này hoạt động sẽ gây ra tiếng ồn rất lớn, hơn nữa bụi đường và bụi mùn và phun sơn, chất xăng funtin cũng gây ô nhiễm nặng nề cho không khí. Theo số liệu thống kê mới nhất: Bảng 1: số liệu thống kê số nhà xưởng, máy móc thiết bị xã Hữu Bằng Năm Số nhà xưởng Loại máy móc thiết bị Số lượng 2006 100 Máy cưa xẻ 20 Máy cưa tay 200 Máy cưa bàn 70 Máy quay giấy giáp 200 Máy phun sơn 20 Tổng số máy móc trang thiết bị 510 2007 150 Máy cưa xẻ 20 Máy cưa tay 250 Máy cưa bàn 125 Máy quay giấy giáp 250 Máy phun sơn 25 Tổng số máy móc trang thiết bị 670 2008 150 Máy cưa xẻ 20 Máy cưa tay 250 Máy cưa bàn 200 Máy quay giấy giáp 300 Máy phun sơn 30 Máy nổ 30 Tổng số máy móc trang thiết bị 830 2009 500 Máy cưa xẻ 25 Máy cưa tay 400 Máy cưa bàn 300 Máy quay giấy giáp 600 Máy phun sơn 70 Máy nổ 60 Tổng số máy móc trang thiết bị 1555 2010 600 Máy cưa xẻ 25 Máy cưa tay 500 Máy cưa bàn 350 Máy quay giấy giáp 800 Máy phun sơn 100 Máy nổ 70 Tổng số máy móc trang thiết bị 1845 Theo nguồn số liệu thống kê năm 2006 đến 2010 của xã Hữu Bằng Hình 1: Số lượng máy móc thiết bị xã Hữu Bằng qua 1 số năm 2008 2009 2010 Năm Máy móc thiết bị 1845 1555 830 Ảnh 4: Hoạt động phun sơn một hộ sản xuất của xã (Theo nguồn….. thay hoặc chụp lại ảnh trên) Kế tiếp phải kể đến là tiếng ồn ở Hữu Bằng. Ta có thể thấy rõ sự biến động đáng cảnh báo của nó qua biểu đồ sau: dBA 2006 2008 2009 Năm 92.6 72.3 31.5 0 Hình 2: tiếng ồn qua các năm 2. Ô nhiễm rác thải. Hàng ngàn tấn rác đang tồn đọng trong các khu dân cư sau sự cố bãi rác Núi Thoong phải đóng cửa, tình trạng đáng báo động của vệ sinh môi trường nơi đây là vấn đề cấp thiết. Đặc biệt, trận ngập lụt lịch sử vừa qua, nhiều khu vực trong xã biến thành "ao tù, nước đọng" người dân sống trên bèo rác và nước bẩn, nguy cơ bùng nổ dịch bệnh rất khó kiểm soát. Ảnh 5: Ao sen, nằm gần UBND xã Hữu Bằng ngập rác Nguồn…… Qua tìm hiểu thực tế, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiếm môi trường ở xã Hữu Bằng xuất phát từ những hạn chế trong vấn đề quy hoạch, quản lý hạ tầng đến trình độ quản lý của chính quyền xã Hữu Bằng và ý thức yếu kém của người dân. Theo phân tích của ông Trịnh Duy Ưng, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thạch Thất, vấn đề vệ sinh môi trường ở xã Hữu Bằng có những yếu tố liên quan đến tình hình dịch bệnh, đó là: nước sinh hoạt không đầy đủ, rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày rất lớn nhưng không được xử lý triệt để, ô nhiễm, bụi, tiếng ồn từ làng nghề, nhiều hộ gia đình không có hố xí hợp vệ sinh, ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém. Bên cạnh đó, xã Hữu Bằng không có quy hoạch tổng thể, cống rãnh ao hồ lộn xộn, cả xã chỉ còn một cái ao. Ta có thể thấy rõ lượng rác thải lớn của xã Hữu Bằng qua bảng số liệu sau: Bảng 2: số lượng rác thải xã Hữu Bằng qua các năm Năm Khối lượng rác thải (tấn) 2005 1800 2006 2000 2007 2520 2008 2880 2009 3600 Hình 3: Khối lượng rác thải xã Hữu Bằng qua 1 số năm 1800 2000 2520 2880 3600 Khối lượng rác thải (tấn) 2005 2006 2007 2008 2009 Năm Nguồn theo số liệu thống kê năm 2009 của UBND xã Hữu Bằng Ngoài ra chúng ta có thể so sánh lượng rác thải xã Hữu Bằng với lượng rác thải các xã của Huyện Thạch Thất thông qua các số liệu sau: Bảng 3: Lượng rác thải ở các xã của huyện Thạch Thất Tên xã Khối lượng rác thải ( tấn) Chàng Sơn 1354 Hữu Bằng 3128 Phùng Xá 2248 Hạ Bằng 1620 620 1354 3128 2248 0 Khối lượng rác(tấn) Hữu Bằng Hạ Bằng Phùng Xá Chàng Sơn Xã Hình 4: Lượng rác thải các xã của Huyện Thạch Thất Chàng Sơn Phùng Xá Hạ Bằng Hữu Bằng Khối lượng rác (kg) 0 2248 1354 620 Theo báo cáo của lãnh đạo xã Hữu Bằng, trước đây, xã Hữu Bằng có 20 mẫu ao hồ nhưng nay bị lấn chiếm hết chỉ còn một cái ao duy nhất là ao Sen trước cửa đình làng. Tuy nhiên giờ đây, do xã buông lỏng quản lý, người dân lấn chiếm làm nhà cửa, công trình phụ xả nước thải thẳng xuống ao Sen biến nơi đây thành nơi chứa nước thải, ô nhiễm trầm trọng. Năm ngoái xã đã tiến hành giải tỏa các hộ dân lấn chiếm mặt ao và 23 công trình phụ xung quanh ao; đồng thời đầu tư 500 triệu đồng nạo vét bùn đất và 900 triệu đồng để làm đường dạo, ghế đá trồng cây xanh... xung quanh ao. Tuy nhiên, nhìn chung, hệ thống thoát nước của xã hiện nay đã quá cũ kỹ và xuống cấp, trong khi đó ngân sách xã không đủ để đầu tư cải tạo nên cứ mưa xuống là nhiều tuyến đường trong xã có nơi ngập sâu gần 1m. Hữu Bằng là xã đi tiên phong của huyện Thạch Thất trong phát triển làng nghề và kinh doanh buôn bán nhưng ý thức vệ sinh môi trường của người dân Hữu Bằng rất hạn chế. Cả xã có 4178 hộ dân với tổng số 16.000 nhân khẩu, trong đó 90% số hộ gia đình có nghề mộc, kinh doanh dịch vụ buôn bán đồ dân dụng, gia dụng. So với các xã của huyện Thạch Thất, đời sống của người dân ở đây gần như khá nhất. Không còn đất làm nông nghiệp, người dân phát triển mạnh sản xuất đồ mộc, thu nhập bình quân cao, nhiều hộ thu nhập hàng chục, hàng trăm triệu đồng/tháng. Giàu có như vậy nhưng trong xã vẫn còn 40% số hộ chưa có hố xí hợp vệ sinh, nhiều gia đình không chịu nộp lệ phí thu gom rác thải. Hai vấn đề nan giải nhất hiện nay của xã Hữu Bằng là vấn đề thu gom, xử lý rác thải và nước sạch. Hữu Bằng là 1 trong 7 xã của huyện Thạch Thất được huyện ký hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị Xuân Mai thu gom rác thải trung bình 250-270 tấn rác/tháng, trong đó kinh phí huyện cấp 50%, 50% còn lại xã thu của dân với mức quy định 2000 đồng/người/tháng và huy động xã hội hóa thêm 2000 đồng/người/tháng. Tuy nhiên, do việc tuyên truyền chưa được sâu sát, người dân chưa có ý thức đóng góp đầy đủ nên việc thu tiền còn gặp khó khăn. Anh Nguyễn Văn Bảy, Tổ trưởng tổ thu gom rác phàn nàn: Có tới trên ½ số hộ dân không chịu đóng tiền lệ phí thu gom rác. Lệ phí không thu được của dân nên việc duy trì thu gom rác là rất khó khăn. Xã không có chế tài, người dân không tự giác đóng góp, điển hình như thôn Ba Mác cả thôn không chịu nộp tiền, kể cả trưởng thôn, người dân vứt rác bừa bãi ra đường. Môi trường xã Hữu Bằng đang ô nhiễm nghiêm trọng (Ảnh: Tienphong.vn) Sau sự cố bãi rác Núi thoong phải đóng cửa, gần 1.000 tấn rác tồn đọng trong xã, tổ thu gom phải đưa ra bãi tập kết để đốt. Đặc biệt trong đợt ngập lụt vừa qua, rác trở thành nỗi ám ảnh của người dân nơi đây. Hiện tại, HTX Thành Công đã tiến hành thu gom trở lại nhưng lãnh đạo xã Hữu Bằng vẫn canh cánh nỗi lo rác thải. Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Cát khi trao đổi với phóng viên tha thiết đề nghị HTX Thành Công “châm chước” vấn đề nếu có chậm kinh phí vẫn tiếp tục thu gom rác thải cho xã. Đối với vấn đề nước sạch, xã đã có một trạm cấp nước mới cung cấp được cho khoảng 50% số hộ dân, số hộ còn lại sử dụng nước giếng khoan và nước mưa. Vào lúc nắng hạn, kể cả giếng khoan cũng cạn nước, nhiều hộ phải mua nước giá 30.000 đồng/m3 về đổ xuống giếng để sử dụng. Trước những vấn đề bức xúc như vậy, bằng nguồn kinh phí của thành phố, huyện và của doanh nghiệp, huyện Thạch Thất đã có dự án đầu tư xây dựng một nhà máy nước sạch và một nhà máy xử lý rác thải. Tuy nhiên, dự án xây dựng nhà máy nước đã khởi công từ đầu năm nhưng đến nay vẫn chưa có mặt bằng xây bể lắng, bể lọc. Người dân lấn chiếm làm lán trại còn chính quyền xã thì bất lực không giải tỏa được. Để giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường ở xã Hữu Bằng cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền huyện Thạch Thất và các ngành chức năng nhằm tạo chuyển biến về nhận thức cũng như hành vi cho người dân trong công tác bảo vệ môi trường; đồng thời đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án hạ tầng đô thị phục vụ nhu cầu cấp thiết cho người dân địa phương. Xã Hữu Bằng (huyện Thạch Thất) là một trong những làng nghề đã được UBND tỉnh Hà Tây công nhận "Làng nghề mộc - may - kim cơ khí" từ năm 2001. Tuy nhiên, Hữu Bằng cũng phải đối mặt với thách thức rác thải không hề nhỏ. Ngay từ những năm đầu thập kỷ 90, làng nghề đã có từ 700 - 800 hộ chuyên sản xuất đồ mộc gia dụng và cắt may quần áo hàng. Những năm gần đây, số hộ làm nghề tăng, nhưng quy mô lại mở rộng, trong khi công nghệ còn bán thủ công nên lượng rác thải lớn, không thân thiện với môi trường. Trung bình mỗi ngày trong xã Hữu Bằng có khoảng 11 đến 12,5 tấn rác thải công nghiệp và sinh hoạt. Chưa nói mỗi ngày mỗi hộ còn thải ra không kiểm tra kiểm soát được. Có những nơi bây giờ, người ta phải tính kế vượt những đống rác thải khổng lồ để vào làng! Dòng sông, con kênh, ao làng vốn thơ mộng trong những câu chuyện cổ cũng bị ngập thở với cơ man rác rưởi…. Có người dân giật mình tự hỏi: Rác ở đâu mà nhiều thế? Nhiều tới mức, cứ đi ngoài ngõ là đụng phải rác! Rác đủ loại, từ rơm rạ, bã rau cho tới túi nylon, chai lọ, có nhiều thứ phải mất hàng trăm năm mới làm cho nó biến mất được. Rác tồn đọng lâu ngày, bao vây làng xóm, đe doạ sức khoẻ của chính người dân. Hơn 100m đoạn đường từ thôn Giếng, xã Hữu Bằng sang thôn Thái Hoà, xã Bình Phú (huyện Thạch Thất) từ nhiều năm nay đã trở thành bãi rác của hai thôn. Tại đây, người dân gom rác vào các bao tải, túi nylon rồi ném ra đường ngay giữa ban ngày. Rác ngập hai bên vệ đường, tràn cả xuống lòng đường, khiến con đường rộng chừng 6m giờ chỉ còn 2m! Các phương tiện giao thông kêu trời vì phải cẩn thận tránh nhau trên lòng đường hẹp; còn người dân sống kề bãi rác thì bức xúc. Ông Nguyễn Đình Quyền xã Hữu Bằng - nói: "Nhà tôi ở gần bãi rác, phải lãnh đủ mùi hôi thối và khói đốt. Nhiều gia đình gần kề bãi rác đã nhiều lần phản ánh, kiến nghị với xã mong chính quyền xã bố trí một bãi rác chung, nằm xa khu dân cư mà chờ mỏi mắt vẫn chẳng thấy". Chị Nguyễn Thị Hạnh - một người dân khác trong thôn - than thở: "Lo nhất là trẻ con vào những ngày thời tiết nắng nóng". Cách đây hơn 2 tháng, khi ông Nguyễn Văn Vọng lên nhậm chức Trưởng thôn , đã cho cắm biển: "Cấm đổ rác" tại khu vực này. Chỉ được hai hôm, cái biển đã không cánh mà bay! Và bãi rác bất đắc dĩ vẫn tiếp tục mặc nhiên tồn tại; người dân liền kề đống rác vẫn tiếp tục phải chịu đựng cảnh sống chung với mùi thối và khói đốt rác. Điều đáng nói ở đây nhiều điểm trung chuyển rác thường lại nằm ở những nơi đông dân cư, đường đi lại, ngay tại lòng đường,…nhiều khi đứng xa vài chục mét vẫn còn ngửi mùi rất khó chịu. 3. Ô nhiễm nước thải. Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven ao hồ Các hệ thống tiêu thoát nước ở các trục đường ven làng là nơi chứa rác thải và nước thải, mỗi khi mưa xuống là mùi xú uế theo dòng nước chảy bốc lên quấn theo rác thải tồn đọng lâu ngày gây nên nhiều phiền hà và nguy cơ dịch bệnh. Các chất làm ô nhiễm nguồn nước: pH của nước thải pH của nước thải có một ý nghĩa quan trọng trong quá trình xử lý. Các công trình xử lý nước thải áp dụng các quá trình sinh học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_van_da_sua_nhu_5247.doc
Tài liệu liên quan