Chuyên đề Thực trạng và giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Techcombank chi nhánh Đông Đô

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 Khái quát về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 3

1.1.1. Khái niệm về cho vay tiêu dùng. 3

1.1.2. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng. 3

1.1.3. Phân loại cho vay tiêu dùng 8

1.1.3.1. Căn cứ vào mục đích vay. 8

1.1.3.2. Căn cứ vào phương thức hoàn trả. 8

1.1.3.3. Căn cứ vào phương thức cho vay giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn. 9

1.1.4. Vai trò của cho vay tiêu dùng 10

1.1.4.1 Đối với Ngân hàng thương mại 10

1.1.4.2 Đối với người tiêu dùng. 11

1.1.4.3 Đối với nền kinh tế -xã hội 12

1.2 Nội dung cơ bản của mở rộng tín dụng tiêu dùng 12

1.2.1 Quan niệm về mở rộng tín dụng tiêu dùng. 12

1.2.2 Sự cần thiết của việc mở rộng tín dụng tiêu dùng. 14

1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng tín dụng tiêu dùng 16

1.2.3.1 Chỉ tiêu phản ánh doanh số tín dụng tiêu dùng: 16

1.2.3.2 Chỉ tiêu phản ánh dư nợ TDTD 17

1.2.3.3 Chỉ tiêu phản ánh số lượng và số lượt khách hàng 18

1.2.3.4 Chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng loại hình TDTD 19

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng tiêu dùng 19

1.2.4.1 Những nhân tố vĩ mô 19

1.2.4.2 Những nhân tố vi mô 21

KẾT LUẬN CHƯƠNG I 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ 26

2.1 Khái quát về Ngân hàng Cổ phần Thương mại Kỹ thương chi nhánh Đông Đô 26

2.1.1 Quá trình hình thành phát triển của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt nam ( Techcombank ) 26

2.1.2 Qúa trình hình thành phát triển của Techcombank- Đông Đô 27

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Techcombank- Đông Đô 28

2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Techcombank- Đông Đô 28

2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận 29

2.1.4.Tình hình sản xuất kinh doanh 32

2.1.4.1 Tình hình huy động vốn. 33

2.1.4.2 Hoạt động sử dụng vốn 34

2.2 Cho vay tiêu dùng tại Techcombank- Đông Đô 36

2.2.1 Thực trạng mở rộng tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh 36

2.2.1.1 Tình hình tăng trưởng cho vay tiêu dùng 37

2.2.1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Techcombank Đông Đô. 39

2.2.1.3 Quy mô và cơ cấu cho vay tiêu dùng theo sản phẩm tại Techcombank- §«ng §« 41

2.2.1.4 Xét về dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm 43

2.2.1.5 Chất lượng cho vay tiêu dùng 46

2.2.1.6 Về tình hình nợ xấu 46

2.2.2 Doanh thu và chi phí từ hoạt động cho vay tiêu dùng. 48

2.3 Đánh giá chung về mở rộng tiêu dùng của Techcombank- Đông Đô trong thời gian qua. 49

2.3.1 Những kết quả đạt được. 49

2.3.2 Một số hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân 51

KẾT LUẬN CHƯƠNG II 57

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG KỸ THƯƠNG TECHCOMBANK CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ 58

3.1 Định hướng phát triển tín dụng tiêu dùng tại Techcombank- Đông Đô trong thời gian tới 58

3.2 Giải pháp nhằm mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Techcombank Đông Đô. 59

3.2.1 Xây dựng và hoàn thiện danh mục sản phẩm 59

3.2.2 Đa dạng hóa phương thức TDTD 62

3.2.3 Hoàn thiện quy trình cho vay 63

3.2.4 Gắn mở rộng TDTD đi đôi với việc nâng cao chất lượng TDTD 64

3.2.5 Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng 65

3.2.6 Tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật và các trang thiết bị nhằm hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. 66

3.2.7 Nâng cao trình độ, phong cách phục vụ của các cán bộ nhân viên ngân hàng 67

3.3 Một số kiến nghị 68

3.3.1 Kiến nghị về phía các cơ quan quản lý vĩ mô 68

KẾT LUẬN CHƯƠNG III 69

KẾT LUẬN 70

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2319 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Techcombank chi nhánh Đông Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài là những người được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế. Mặt khác, chi nhánh còn hết sức quan tâm các chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ, nhân viên cả về vật chất lẫn tinh thần, trong đó quan tâm đúng mức đến yếu tố gia đình. Toàn bộ chi nhánh Techcombank Đông Đô có 145 nhân viên, đa số có trình độ đại học và trên đại học. Hầu hết các cán bộ, nhân viên đều thực sự năng động, dám nghĩ dám làm, thường xuyên đưa ra các giải pháp kinh doanh và phát triển khách hàng. Chi nhánh có 4 phòng trực thuộc và một phòng dịch vụ khách hàng cao cấp. Sơ đồ tổ chức chi nhánh như sau: BAN GIÁM ĐỐC Tổ dịch vụ khách hàng cao cấp Phòng Thanh toán quốc tế Phòng dịch vụ ngân hàng tài chính cá nhân Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp Phòng dịch vụ khách hàng 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận * Ban giám đốc Ban Giám đốc thực hiện các công việc trong phạm vi hạn mức phán quyết của Hội đồng quản trị phê duyệt. Ban giám đốc có nhiệm vụ cấp hạn mức tín dụng, các khoản vay, chiết khấu, đơn xin mở L/C, các khoản bảo lãnh cho khách hàng, đồng thời xem xét tờ trình đề xuất của các phòng ban nghiệp vụ, các hồ sơ giao dịch của khách hàng. * Phòng kế toán giao dịch và kho quỹ Bộ phận này chia làm 3 nhiệm vụ: kế toán, giao dịch, kho quỹ. mỗi bộ phận có một nhiệm vụ khác nhau. - Bộ phận kế toán có nhiệm vụ: hạch toán kế toán theo các nghiệp vụ phát sinh và theo các báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt nam do Bộ tài chính kế toán ban hành. Ngoài ra, bộ phận kế toán còn hậu kiểm tra các chứng từ thanh toán của phòng trong chi nhánh; cung cấp thông tin về tình hình tài chính và các chi tiêu thanh khoản của chi nhánh. Đồng thời, trích nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác, xây dựng đóng góp ý kiến về thực hịên chế độ tài chính kế toán. - Bộ phận giao dịch có nhiệm vụ: trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và xử lý các giao dịch phát sinh; mở tài khoản cho khách hàng; thực hiện thanh toán trong nước với phương thức chuyển tiền điện tử, lệnh chi, séc,…thực hiện mua bán, trao đổi ngoại tệ giao ngay; tư vấn cho khách hàng những thông tin cần thiết về sử dụng dịch vụ của ngân hàng và tiếp nhận các thông tin phẩn hồi từ khách hàng. - Bộ phận kho quỹ có nhiệm vụ: thực hiện nhập xuất tiền, bảo quản, vận chuyển tiền, đảm bảo định mức tồn quỹ VNĐ, ngoại tệ, ngân phiếu và séc; quản lý kho tiền quỹ nghiệp vụ, tài sản thế chấp chứng từ có giá. * Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp - Cho vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với khách hàng doanh nghiệp. Trực tiếp tiếp cận với khách hàng để thu thập thông tin cần thiết, tư vấn, phân tích hồ sơ vay của doanh nghiệp, quản lý tài sản thế chấp, giải ngân vốn vay nếu hồ sơ được duyệt của giám đốc chi nhánh. Sau đó theo dõi giám sát việc sử dụng vốn, tài chính doanh nghiệp, thu hồi nợ gốc và lãi, chuyển nợ quá hạn. - Phân tích, đánh giá, chấm điểm cho từng khách hàng để quyết định loại hình cho vay đối với từng loại khách hàng: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay thấu chi,… - Phòng DVKH DN còn có nhiệm vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp sau khi đã thẩm định và được duyệt của lãnh đạo với phí hợp lý theo mức độ rủi ro với các laọi hình: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ,… - Thanh toán quốc tế theo hình thức: chuyển tiền đi, mhờ thu, tín dụng chứng từ với các mức phí theo quy định của Techcombank Việt nam và tuỳ mức độ rủi ro mình chấp nhận. * Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân. Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân có nhiệm vụ chính trong việc tiếp thị khách hàng là đầu mối thực hiện các dịch vụ của ngân hàng đối với khách hàng cá nhân. Các nhân viên của phòng này phải có nhiệm vụ thiết lập, duy trì, mở rộng các mối quan hệ với khách hàng cá nhân, luôn giữ các khách hàng cũ và tìm kiếm các khách hàng mới. Ngoài ra, phòng còn phối hợp với các phòng ban có liên quan tại Trung tâm kinh doanh và các chi nhánh trong công tác. Đáp ứng các nhu cầu thông thường và phát triển dịch vụ mới về dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Techcombank §«ng §« * Ban thẩm định - Kết hợp với chuyên viên khách hàng thẩm định phương án kinh doanh của khách hàng và tiến hành thẩm định lại ( tái thẩm định). - Thực hiện kiểm tra và tái thẩm định các khoản định giá tài sản thế chấp do các phòng kinh doanh của chi nhánh thực hiện. - Theo sự uỷ quyền của Tổng giám đốc và Giám đốc chi nhánh phối hợp với các phòng kinh doanh định giá các tài sản thế chấp. * Tổ kiểm soát sau Có nhiệm vụ kiểm tra giám sát việc chấp hành các quy trình thực hiện nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh trong ngân hàng, như thực hiện các công việc trong quá trình làm các thủ tục để giải ngân các khoản tín dụng đã được phê duyệt cho khách hàng; đồng thời là đầu mối phối hợp với các đoàn thanh tra, các cơ quan pháp luật, các cơ quan kiểm toán trong việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với các hoạt động của chi nhánh. * Ban kiểm soát và hỗ trợ khách hàng. Bao gồm hai nhiệm vụ chính: - Kiểm soát: nhân viên kiểm soát tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ từ chuyên viên khách hàng sau khi được phê duyệt và yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung những hồ sơ chưa từng thẩm định trước khi chuyển sang cho trưởng ban kiểm soát lần cuối. - Hỗ trợ kinh doanh: có nhiệm vụ hỗ trợ chuyên viên khách hàng trong quá trình phân tích, thẩm định dự án, thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, tính toán các chỉ tiêu tài chính dựa vào các báo cáo tài chính và dự án đầu tư của khách hàng. * Văn phòng tổng hợp Thực hiện các công việc hành chính, nhân sự của chi nhánh * Tổ dịch vụ khách hàng cao cấp 2.1.4.Tình hình sản xuất kinh doanh Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam xét về quy mô tổng tài sản, số lượng chi nhánh, vốn điều lệ. Lợi thế nổi trội của Techcombank là hoạt động dịch vụ tốt và đa dạng. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam của tổ chức này. Với ưu thế là chi nhánh kinh doanh cấp 1 của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam cùng với sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của ban lãnh đạo cùng với nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ, nhân viên, tất cả các mặt hoạt động của Techcombank Đông Đô trong 3 năm 2007-2008-2009 đều kết quả cao, năm sau tăng trưởng cao hơn năm trước 2.1.4.1 Tình hình huy động vốn. Techcombank Đông Đô là một trong những chi nhánh có khả năng huy động vốn tốt nhất của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt nam. Là chi nhánh cấp một của Techcombank, chi nhánh có chức năng huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việ nam hay ngoại tệ từ trong nước dưới các hình thức chủ yếu như: - Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không có kỳ hạn của mọi cá nhân, tổ chức trên địa bàn hoạt động - Huy động trái phiếu từ khách hàng. - Điều chuyển vốn từ các chi nhánh khác hệ thống ngân hàng Techocmbank.. Nhìn chung, tổng nguồn huy động vốn của Techcombank Đông Đô liên tục tăng trong những năm gần đây với tôc độ cao. Để thấy rõ sự tăng nhanh của các nguồn vốn huy động được chúng ta phân tích bảng số liệu sau Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng qua các năm (Đơnvị: tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) 08/07 (%) Số tiền TT (%) 09/08 (%) Tổng nguồn vốn huy động 1960.63 100 2405.91 100 22.71 3488.9 100 45.01 -Từ dân cư 1429.06 72.9 1714.87 71.28 19.99 2452.3 70.29 43 - Từ các TCKT 531.57 27.1 691.04 28.72 29.99 1036.6 29.71 50 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Techcobank- Đông Đô 2009) Dựa vào bảng số liệu huy động vốn qua các năm của Techcombank Đông Đô có thể thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh không ngừng tăng. Ngoài nguồn vốn mà chi nhánh huy động được từ các tổ chức kinh tế và dân cư, Techcombank Đông Đô còn huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, các khoản ký quỹ giữ hộ, bảo lãnh…Mặt khác, chi nhánh đã đưa ra nhiều sản phẩm tiết kiệm linh hoạt với nhiều hình thức gửi góp/rút bớt số tiền gửi, hưởng lãi trước/sau/định kỳ, lãi suất cố định/linh hoạt thay đổi theo định kỳ…nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Song song với đó, chi nhánh còn có những gói sản phẩm dành cho các khoản đầu tư giá trị lớn thời hạn ngắn theo tuần, giúp khách hàng tối ưu hóa nguồn tiền nhàn rỗi của mình, hoặc chủ động dự trù kế hoạch tài chính thích hợp cho mỗi giai đoạn của cuộc sống. Từ sự phân tích ở trên có thể thấy kết quả huy động vốn của Techcombank Đông Đô qua 3 năm 2007, 2008, 2009 nhìn chung là tốt và tương đối ổn định. Điều này có được là do chi nhánh đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, mạng lưới các phòng giao dịch đặt ở khu vực đông dân cư trên địa bàn Hà Nội cùng với phong cách giao dịch lịch sự, cơ sở vật chất ngày càng được cải thiện đã góp phần gia tăng vốn huy động của chi nhánh. 2.1.4.2 Hoạt động sử dụng vốn Đây là một trong những mặt hoạt động quan trọng nhất của Techcombank nói chung và Techcombank Đông Đô nói riêng. Với phương châm “Khách hàng là trung tâm”, chi nhánh Techcombank Đông Đô luôn duy trì giải ngân và hỗ trợ vốn, đảm bảo khả năng thanh khoản cho các hợp đồng kinh tế của doanh nghiệp cũng như nhu cầu tiêu dùng của người dân, trở thành điểm tựa vững chắc cho các tổ chức kinh tế và dân cư. Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh những năm gần đây. (Đơn vị: tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Tổng dư nợ 1856.89 100 2293.44 100 2909.2 100 - Cho vay kinh doanh 1205.08 64.9 1446.09 63.05 1807.6 62.13 - Cho vay tiêu dùng 651.81 35.1 847.35 36.95 1101.6 37.87 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Techcombank Đông Đô năm,2009) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tổng dư nợ cho vay của Techcombank Đông Đô tăng qua các năm cụ thể: từ 1856.89 tỷ đồng năm 2007 tăng lên 2348.77 tỷ đồng năm 2008 và lên 3444.9 tỷ đồng năm 2009. Trong tổng dư nợ cho vay thì dư nợ cho vay kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn là do chi nhánh đã nghiên cứu sâu về đặc thù hoạt động, nhu cầu của từng lớp đối tượng để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chuyên biệt nhằm vào doanh nghiệp lớn, vừa, nhỏ và các hộ kinh doanh. Trong đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục là phân khúc khách hàng được Techcombank Đông Đô chú trọng nhất với sự tư vấn của công ty tài chính quốc tế (IFC) trực thuộc ngân hàng thế giới (WB). Tuy nhiên bên cạnh đó cho vay tiêu dùng cũng đóng góp một phần không nhỏ và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2007 là 651.81 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35.1% trong tổng dư nợ, sau đó tăng lên 847.35 tỷ đồng năm 2008 và chiếm tỷ trọng 36.95%. Đến năm 2009, dư nợ cho vay tiêu dùng đã lên đến 1101.6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng37.87%. Điều này cho thấy ngân hàng ngày càng tập trung vào việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng. Mặc dầu đối mặt với những khó khăn của thị trường năm 2008 nhưng Techcombank Đông Đô vẫn kiên trì theo đuổi chiến lược đúng đắn được đề ra từ những năm trước và ngày càng hoàn thiện. Đó là tài trợ những khách hàng cá nhân có nhu cầu đa dạng về vốn vay phục vụ đời sống, tiêu dùng và phát triển các kế hoạch đầu tư, kinh doanh hiệu quả. Đồng thời chi nhánh đã nghiên cứu và cải tiến quy trình cho vay của các sản phẩm như: “ Cho vay nhà mới”, “Cho vay ô tô xịn”, “Cho vay du học”, “Gia đình trẻ”…với lãi suất và thời hạn rất linh hoạt tùy theo mục đích vay. Trong năm 2009, chi nhánh đã triển khai nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng mới với lãi suất hấp dẫn như “ Cho vay mua ô tô áp dụng cho khách hàng khối dịch vụ ngân hàng tài chính cá nhân”… 2.2 Cho vay tiêu dùng tại Techcombank- Đông Đô 2.2.1 Thực trạng mở rộng tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh Là một trong những chi nhánh lớn nhất của Techcombank, chi nhánh §«ng §« là một trong những chi nhánh đầu tiên triển khai loại hình cho vay tín dụng tiêu dùng bên cạnh các sản phẩm tín dụng doanh nghiệp truyển thống. Những năm gần đây, khi nước ta đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước, nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người khá cao kéo theo đó là nhu cầu tiêu dùng của đại bộ phận dân chúng tăng lên, đặc biệt là dân cư ở những thành phố lớn như Đông Đô, thành phố HCM...Lúc này, TDTD mới thực sự được quan tâm và có điều kiện để phát triển. Được sự chỉ đạo và hướng dẫn của Techcombank, chi nhánh Đông Đô đã triển khai thực hiện TDTD và đạt được những kết quả nhất định ban đầu 2.2.1.1 Tình hình tăng trưởng cho vay tiêu dùng Việc đánh giá mở rộng TDTD tại chi nhánh Techcombank Đông Đô được thể hiện trước hết ở chỉ tiêu doanh số TDTD, chỉ tiêu này phản ánh một cách khái quát nhất về hoạt động TDTD tại chi nhánh trong 1 năm. Bởi vậy, nếu trong năm doanh số TDTD của chi nhánh lớn, đạt tỷ lệ cao và tăng so với năm trước thì điều đó đã nói lên hoạt động TDTD của chi nhánh đang được mở rộng Bảng 3: Tình hình tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Doanh số cho vay - Hoạt động tín dụng 1778,19 2333,65 2713,30 - Cho vay tiêu dùng 583,07 780,84 942,60 Tỷ trọng (%) 32,79(%) 33,46(%) 34,74(%) Doanh số thu nợ - Hoạt động tín dụng 1095,64 1402,42 1632,50 - Cho vay tiêu dùng 347,86 458,17 545,42 Tỷ trọng (%) 31,75(%) 32,67(%) 33,74(%) Dư Nợ - Hoạt động tín dụng 1962,69 2551,5 2983,29 - Cho vay tiêu dùng 651,81 902,97 1066,53 Tỷ trọng (%) 33,81(%) 35,39(%) 35,75(%) (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động – Techcombank Đông Đô, 2009) Từ bảng số liệu trên có thể thấy được rằng: TDTD tại chi nhánh không ngừng tăng lên cả về quy mô và tốc độ. Cụ thể: Xét về sự tăng trưởng và tỷ trọng dư nợ cho vay TD: Năm 2007, sự tăng trưởng dư nợ TD chỉ có 583,07 tỷ, nhưng đến năm 2008 đã lên tới 780,84 tỷ đồng , tăng 33,91% so với năm 2007( tức là tăng 197,77 tỷ) Năm 2009, doanh số TDTD đạt được 942,60 tỷ, tăng 20,71% so với năm 2008( tức tăng 161,76 tỷ) Rõ ràng là doanh số cho vay của chi nhánh qua các năm có sự tăng lên mạnh mẽ. Năm 2008, hoạt động tín dụng tiêu dùng tiếp tục có bước phát triển khá về doanh số và tỷ trọng với hoạt động tín dụng nói chung. Theo đó,doanh số cho vay tiêu dùng đạt 780.84 tăng 1,3 lần so với năm 2008 và chiếm tỷ trọng 33,46% trong tổng doanh số cho vay. Về dư nợ, tính đến cuối năm 2008, tổng dư nợ tín dụng đạt 2551,05, trong đó tín dụng tiêu dùng chiếm 35,39% tương đương với 902,97 tỷ đồng, tăng đến 1,38 lần so với năm 2007. - Bước sang năm 2009 với nhưng nền tảng trên chi nhánh được sự chỉ đạo sát sao của Ban Giám Đốc hoạt đông tín dụng tiêu dùng tiếp tục có bước phát triển khá tốt . Trong năm, doanh số cho vay tiêu dùng đã đạt 942,60 tỷ đồng chiếm 34,74% so với tổng doanh số cho vay và tăng trên 1,2 lần so với năm 2008 và tăng trên 1,6 lần so với năm 2007. Doanh số thu nợ và dư nợ cũng tăng nhanh, lần lượt chiếm 33,41% và 35,75% so với tổng số. Sở dĩ ngân hàng đạt được điều này là vì ngoài lý do chủ quan kể trên thì khách quan mà nói, nền kinh tế tăng trưởng khá ổn định, nhu cầu về vốn tín dụng của nền kinh tế tăng trong đó có nhu cầu về tín dụng tiêu dùng. Qua đây cho thấy Teachcombank- Đông Đô đã và đang ngày càng tập trung hơn vào hoạt động cho vay tiêu dùng, một hoạt động có khả năng sinh lời khá cao cho ngân hàng. Hơn nữa, ngân hàng cũng đã có những biệm pháp kịp thời và hợp lý trong việc thu hồi,xử lý nợ quá hạn nên có thể thấy, doanh số thu nợ đã tăng dần qua các năm, đây là một dấu hiệu tốt cho tình hình tài chính của chi nhánh. 2.2.1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Techcombank Đông Đô. Về quy mô và cơ cấu cho vay tiêu dùng theo thời hạn cho vay tại Tachcombank- Đông Đô Cùng với sự phát triển của nền kinh tế,thu nhập và nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên thì quy mô vay tiêu dùng tại các ngân hàng cũng tăng. Tại Techcombank- Đông Đô, trong vài năm qua nhu cầu vay tiêu dùng của người dân tăng cả về số lượng và quy mô các khoản vay. Cụ thể như: Bảng 4: Doanh số cho vay tín dụng theo thời hạn. (Đơnvị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Cho vay ngắn hạn 135,46 20,05 177,45 19,89 205,9 19,91 Cho vay trung- dài hạn 540,28 79,95 714,53 80,11 827,98 80,09 Tổng 675,74 100 891,98 100 1033,88 100 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động Techcombank Đông Đô,2009) Theo thời hạn cho vay, cho vay tiêu dùng được chia thành ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhưng thông thường các ngân hàng chỉ chia thành ngắn hạn và trung- dài hạn. Trong đó, cho vay trung- dài hạn có tỷ trọng lớn, phản ánh đúng nhu cầu mua sắm các vật dụng lâu bền như bất động sản, ô tô ... Năm 2007, doanh số cho vay trung- dài hạn là 540,28 tỷ đồng, chiếm 79,95% trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng., dư nợ cho vay trung và dài hạn 522,62 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 80.18%. Bảng 5: Về cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn . (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Cho vay ngắn hạn 129,19 19,82 169,24 19,7 195,08 19,71 Cho vay trung- dài hạn 522,62 80,18 689,86 80,3 794,38 80,29 Tổng 651,81 100 859,1 100 989,46 100 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động techcombank Đông Đô,2009) Năm 2008, doanh số đã tăng lên 714,53 tỷ đồng (tăng 1,35 lần so với năm 2007), chiếm tỷ trọng là 80,11%. Về dư nợ, dư nợ cho vay tiêu dùng cũng tăng khá nhanh, đạt 689,86 tỷ tăng 32% so với năm 2007, chiếm 80,3% so với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Đến năm 2009, doanh số cho vay trung và dài hạn đã là 827,98 tỷ đồng tương đương với 80,09%. Dư nợ cho vay trung và dài hạn là 794,38 tỷ đồng tương đương với 80,29% tăng gấp 1,15 lần so với năm 2008 và bằng 1,52 lần so với năm 2007. Qua đây ta có thể thấy doanh số cho vay và dư nợ cho vay trung- dài hạn chiếm tỷ trọng lớn và có tỷ trọng tăng cao, đóng góp phần lớn vào sự gia tăng của toàn chi nhánh. Về cho vay tiêu dùng ngắn hạn, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng khá ổn định, qua các năm đều giữ ở mức xấp xỉ 20%(lần lượt là 19,82%.,19,7%.,19,71%). Doanh số cho vay tiêu dùng ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ so với cho vay tiêu dùng dài hạn và tổng doanh số cho vay tiêu dùng. Cụ thể: năm 2007, doanh số là 135,46, đạt 20,05% tổng doanh số;năm 2008, doanh số tăng thêm 41,99 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 31,00% so với năm 2007; còn vào năm 2009 doanh số đạt 205,9 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 19,71% tổng doanh số cho vay tiêu dùng, tăng 1,16 lần so với năm 2008 và 1,52% so với năm 2007. Như vậy sự gia tăng doanh số và dư nợ cho vay tiêu dùng của Techcombank Đông Đô từ năm 2007 đến năm 2009 là một bằng chứng cho sự phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh nói riêng và toàn hệ thống nói chung 2.2.1.3 Quy mô và cơ cấu cho vay tiêu dùng theo sản phẩm tại Techcombank- §«ng §« Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, thu nhập của người dân ngày một tăng cao dẫn đến nhu cầu về các sản phẩm tiêu dùng ngày càng nhiều. Chính vì vậy, cho vay tiêu dùng ngày được các ngân hàng chú trọng và quan tâm nhiều hơn. Techcombank- Đông Đô cũng đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm tín dụng tiêu dùng phong phú, đa dạng nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, Techcombank- Đông Đô đang cung cấp các sản phẩm tín dụng tiêu dùng là: Gia đình trẻ Cho vay mua nhà mới, sửa chữa nhà Cho vay du học nước ngoài, du học tại chỗ Cho vay học phí Cho vay “ô tô” xịn Cho vay kinh doanh chứng khoán Cho vay tiêu dùng khác Trong đó, ta có thể chia thành 4 nhóm sản phẩm chính, đó là: Cho vay mua, sửa chữa nhà; Cho vay mua ô tô; Cho vay du học; Cho vay tiêu dùng khác. Cụ thể: Bảng 6: Doanh số cho vay tín dụng theo sản phẩm. (Đơnvị:tỷ đồng) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Cho vay mua, sửa nhà 254,11 41,57 336,45 41,02 383,7 40,65 Cho vay mua ô tô 197,81 32,36 269,00 32,8 316,5 33,53 Cho vay du học 67,56 11,05 76,55 9,32 87,54 9,28 Cho vay tiêu dùng khác 91,56 15,02 138,21 16,86 156,11 16,54 Tổng 611,29 100 820,21 100 943,85 100 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động Techcombank Đông Đô 2009) Từ bảng trên ta thấy, doanh số cho vay mua, sủa chữa nhà luôn giữ tỷ trọng cao nhất và tăng dần qua các năm. Đó là: năm 2007, doanh số đạt 254,11 tỷ đồng, sang năm 2008 đã tăng 1,32 lần tương ứng với 336,45 tỷ đồng; đến năm 2009, con số này đạt 383,7 tỷ đồng tăng 1,14 lần so với năm 2008 và 1,51 lần so với năm 2007. Tiếp đến là cho vay mua ô tô với tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng lần lượt là 32,36%; 32,8%; 33,53%. Tỷ trọng này tăng dần qua các năm chứng tỏ nhu cầu về mua ô tô ủa dân cư ngày càng cao, điều này thể hiện mức sống của dân cư đã và đang được cải thiện. Đứng thứ 3 trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng đó là cho vay du học với doanh số theo tỷ trọng chiếm dưới 12% tổng doanh số. Còn lại là cho vay tiêu dùng khác chiếm tỷ trong không lớn và theo bảng trên thấy thì có xu hướng bắt đầu giảm nhưng tăng khá cao trong năm 2008 chiếm đến 16,86% tổng doanh số cho vay tiêu dùng tương đương với 138,21 tỷ đồng. Năm 2007 với chỉ số 15,02% đạt tương đương với 91,81 tỷ đồng. Mục cho vay tiêu dùng khác bắt đầu có xu hướng giảm khi ta thấy số liệu từ năm 2006 nó là 21,46%. Cho đến năm 2009 với số liệu cho vay tiêu dùng khác đạt tỷ trọng 16,54% tương đương với 156,11 tỷ đồng nhỏ hơn tỷ trọng của năm 2008. Có thể thấy xu hướng tăng giảm doanh số cả về số tương đối và số tuyệt đối của các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Techcombank- Đông Đô là phù hợp với xu thế chung của nền kinh tế nước ta hiện nay. 2.2.1.4 Xét về dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm Trên cơ sở các sản phẩm tín dụng tiêu dùng mà ngân hàng cung cấp, dư nợ của Techcombank- Đông Đô liên tục tăng trong các năm gần đây. Theo số liệu trên bảng số liệu trên có thể thấy trong thời gian gân đây, cho vay tiêu dùng theo sản phẩm của Techcombank- Đông Đô đã dần dần hợp lý. Cho vay “Nhà mới, sửa nhà” có giá trị lớn và thời gian trả nợ lâu dài nên dư nợ theo mục đích cho vay này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ, lần lượt là 42,24%; 41,9%; 41,96%. Nguyên nhân là do các dân cư có xu hướng muốn chuyển nới sinh sống và muốn mua đất trên địa bàn Hà Nội; dẫn đến cơn sốt nhà đất trên địa bàn thủ dô Hà Nội, làm dư nợ về cho vay mua và sửa nhà liên tục tăng cao cả về số lượng và tỷ trọng. Bên cạnh đó việc quy hoạch của thành phố về những đoạn đường sắp tới sẽ mở, những quyết định xây dựng khu chung cư cao tầng nhằm giải quyết những vấn đề về nhà ở cho dân cư. Mong muốn của từng người khác nhau cho nên ngân hàng đã đề ra những gói trợ giúp khác nhau nhằm tạo sự thông thoáng trong thủ tục nhưng vẫn phải đảm bảo đúng những nguyên tắc chung trong công tác tín dụng. Điều này dẫn đến nhu cầu vay đối với gói cho vay mua, sửa nhà liên tục tăng về doanh số nhằm đảm bảo nhu cầu của người tiêu dùng, hạn chế đầu cơ bất động sản. Bảng 7: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm (Đơnvị:Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Cho vay mua, sửa nhà 275,32 42,24 357,92 41,9 412,98 41,96 Cho vay mua ô tô 213,53 32,76 288,26 33,76 340,15 34,56 Cho vay du học 73,34 11,25 91,18 10,68 107,07 10,88 Cho vay tiêu dùng khác 89,62 13,75 116,51 13,66 124,03 12,6 Tổng 651,81 100 853,87 100 984,23 100 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động Techcombank Đông Đô,2009) Cùng với việc tăng tỷ trọng cho vay đối với sản phẩm DV mua, sửa nhà., tỷ trọng cho vay mua ô tô cũng tăng lên đáng kể, cả về số tương đối và tuyệt đối. Thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội, nhiều người dân có thu nhập tăng nhanh và việ sử dụng ô tô làm phương tiệp đi lại khá phổ biến nên nhu cầu vay để mua xe tăng nhanh: Dư nợ cho vay “Ô tô xịn” năm 2008 là 288,26 tỷ đồng tăng 1,35 lần so với năm 2007, và dư nợ năm 2009 là 340,15 tỷ đồng tăng 1,18 lần so với năm 2008. Bên cạnh sản phẩm “Ô tô xịn”, sản phẩm “Cho vay du học” cũng tăng không ngừng, phần lớn trong số này là đi du học tự túc hoặc bán tự túc. Trong khoảng gần 10 năm trở lại đây, nhiều trường đại học nước ngoài đã cử đại diện đến Việt Nam đặt mối quan hệ với các trường trong nước nhằm hợp tác tốt hơn trong lĩnh vực tuyển chọn học sinh, sinh viên Việt Nam sang học và cũng nhằm đáp ứng nhiều những nguyện vọng của nhiều phụ huynh học sinh muốn cho con theo học tại các trường danh tiếng bằng con đường tự túc. Vì thế nhu cầu vay du học cung chiếm tỷ trong khá ổn định về mặt tỷ trọng và tăng cao về mặt quy mô: Dư nợ năm 2008 của cho vay du học là 91,18 tỷ đồng tăng 1,24 lần so với năm 2007, và dư nợ năm 2009 là 107,07 tỷ đồng tăng 1,17 lần so với năm 2008. Trong khi dư nợ cho vay đối với các sản phẩm trên đều tăng mạnh về quy mô thì số lượng các khoản cho vay đối với các hoạt động khác như cưới hỏi, ma chay, du lịch...tăng khá chậm và giảm dần về tỷ trọng. Có điều này là do thu nhập của người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay đủ để tiêu dùng các chi phí này mà không đến các ngân hàng vay như thời gian trước, tránh được những phức tạp về thủ tục. Do đó, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với sản phẩm này qua các năm gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3913.doc
Tài liệu liên quan