Chuyên đề Thực trạng và giải pháp xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 ở Công ty May Đức Giang

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 1

LỜI MỞ ĐẦU 4

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ 6

MÔI TRƯỜNG VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 6

I- Thực chất và vai trò của hoạt động quản lý môi trường 6

1. Khái niệm quản lý môi trường 6

2. Tình hình phát triển của vấn đề quản lý môi trường 6

3. Sự cần thiết phải quan tâm đến quản lý môi trường 7

3. 1. Cơ sở phương pháp luận 7

Sơ đồ1: mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường 8

3. 2. Cơ sở khoa học thực tiễn: 10

3. 3. Cơ sở pháp lý: 11

II. Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 11

1. Vài nét về ISO 14000: 11

2. Các lợi ích khi áp dụng bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001: 14

2. 1. Tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp: 14

2.2. Tạo ra một số lợi thế trong kinh doanh 15

2.3. Quản lý môi trường tốt hơn 16

2.4. Làm thay đổi văn hoá trong doanh nghiệp 17

3. Các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 17

3.1. Chính sách môi trường: 19

3.2. Lập kế hoạch: 20

3.3. Thực hiện và điều hành hệ thống: 22

3.4. Kiểm tra và các hoạt động khắc phục 24

3.5. Xem xét lại của lãnh đạo: 24

4. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 14001 ở các doanh nghiệp Việt Nam 25

4.1. Hiện trạng xây dựng và áp dụng ISO 14001: 25

4.2. Những khó khăn và thuận lợi 27

PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14001 44

I. Phương hướng công tác quản lý chất lượng của Công ty trong thời gian tới 44

II. Một số biện pháp để xây dựng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 ở Công ty May Đức Giang. 45

1. Làm tốt hệ thống xử lý nước thải ở khu vực sản xuất của Công ty. 45

1.1. Cơ sở phương pháp luận. 45

1.2 Phương án công nghệ lựa chọn. 46

1.3. Chi phí dự kiến 47

1.4. Hiệu quả về mặt kinh tế xã hội và môi trường của phương án: 48

2. Cải tạo lại hệ thống xử lý khí thải ở xí nghiệp giặt mài cho phù hợp với các tiêu chuẩn trong ISO 14001 48

2.1. Cơ sở phương pháp luận 48

2.2. Phương pháp tiến hành: 49

2.3. Dự kiến chi phí 51

2.4. Hiệu quả dự kiến 51

3. Tăng cường công tác đào tạo nâng cao nhận thức 52

3.1. Cơ sở lý luận thực tiễn: 52

3.2. Phương pháp tiến hành: 53

3.3. Dự kiến chi phí. 54

3.4. Hiệu quả của biện pháp: 55

4. Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và hệ thống thông tin 55

4.1. Cơ sở nhận thức 55

4.2. Biện pháp tiến hành 56

5. Làm tốt công tác quản lý tài liệu 58

5.1. Cở sở của vấn đề 58

5.2. Phương pháp tiến hành 59

KẾT LUẬN 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

 

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3198 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 ở Công ty May Đức Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệnvà điều hành hệ thống - Cơ cấu và trách nhiệm - Đào tạo và nâng cao nhận thức - Thông tin liên lạc - Tài liệu hệ thống quản lý môi trường - Kiểm soát hoạt động _ Đối phó với tình trạng khẩn cấp 4. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 14001 ở các doanh nghiệp Việt Nam 4.1. Hiện trạng xây dựng và áp dụng ISO 14001: Những năm gần đây, phong trào xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 ngày càng phát triển mạnh mẽ trong các doanh nghiệp. Tính đến nay, cả nước đã có gần 500 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000. Thế nhưng, hệ thống quản lý môi trường xem ra vẫn còn mới mẻ, ít được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư xây dựng.Theo thống kê hiện nay, đã có gần 20 doanh nghiệp ở Việt Nam đạt chứng chỉ ISO 14001, trong đó tất cả đều là các Công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài như: Công ty Toyota Việt Nam, Công ty Tae Kwang Vina, Công ty Lever Haso, ban quản lý khu công nghiệp Thăng Long, Công ty Fujisu, khách sạn Hà Nội Deawoo, Công ty Sony Việt Nam, Công ty Sanyo Việt Nam, Công ty liên doanh Costal Phong Phú. . . Đây là con số thật khiêm tốn so với gần 500 chứng chỉ ISO 9000. Theo kết quả điều tra mới nhất của vụ chính sách kinh tế Đa Biên (Bộ thương mại), không ít các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa hiểu biết đầy đủ về các tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn môi trường quốc tế. Đối với họ, các tiêu chuẩn về vệ sinh kiểm dịch, tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu mã sản phẩm và bao gói sản phẩm, đều thuộc khái niệm “chất lượng sản phẩm”. Nhiều khi các hoạt động cải tiến chất lượng sản phẩm chỉ mới tập chung vào việc nâng cao giá trị sử dụng, mẫu mã, chưa tập trung đúng mức vào các khía cạnh kỹ thuật, vệ sinh kiểm dịch(SPS) và môi trường. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chỉ nhìn nhận cách tốt nhất để nâng cao chất lượng sản phẩm là áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000, chưa thấy được vai trò to lớn của bộ tiêu chuẩn ISO 14000, mặc dù điều này được quan tâm hơn ở các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu. Các doanh nghiệp hầu như không có thông tin về các hiệp định môi trường đa phương hoặc các quy định của WTO liên quan đến môi trường. Vấn đề môi trường mới chỉ được các doanh nghiệp đề cập đến dưới góc độ bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất ví dụ như vấn đề xử lý chất thải… Tại thị trường nội địa, người tiêu dùng phần lớn chưa có nhận thức về hệ thống quản lý môi trường, nên hiện tại chưa có áp lực từ phía họ đối với nhà sản xuất, nhu cầu chứng nhận hệ thống quản lý môi trường là rất thấp. Tuy nhiên, qua một thời gian tiếp cận với các thông tin về hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 thông qua các lớp tập huấn đào tạo cũng như tiếp xúc với các hoạt động thực tế, một bộ phận của công nghiệp đã nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường, không chỉ đối với việc thực hiện các nghĩa vụ về môi trường theo pháp luật mà còn vì sự phát triển của Công ty. Bộ phận này là các doanh nghiệp có tiềm năng về kinh tế như các doanh nghiệp nước ngoài …và có giao lưu quốc tế, thực sự quan tâm và có trình độ kỹ thuật cao. 4.2. Những khó khăn và thuận lợi a. Thuận lợi: - Chính phủ Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề môi trường: Nhận thức được vai trò quan trọng của môi trường trong phát triển bền vững kinh tế- xã hội, từ những năm 30, Việt Nam đã có nhiều chủ trương tăng cường hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường. Năm 1991, chính phủ thông qua kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững. Năm 1993, luật bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua và từ đó đến này hệ thống các văn bản dưới luật đã được nghiên cứu xây dựng và ban hành nhằm hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật đồng bộ điều chỉnh các hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường với mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường 2001-2010 đã nêu cao vai trò của cộng đồng, doanh nghiệp trong sự nghiệp bảo vệ môi trường. Trong đó nhấn mạnh: “Các tư nhân, doanh nghiệp thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường theo các quy định của pháp luật, các chính sách và kế hoạch của nhà nước như đầu tư cải thiện môi trường. Tổ chức sản xuất sạch hơn để thực hiện hệ thống quản lý môi trường doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 14001 hoà nhập vào thị trường thương mại trong khu vực và trên thế giới, nhà nước có chính sách tư nhân hoá dịch vụ môi trường”. Các chính sách của nhà nước về môi trường được xây dựng theo 3 cách tiếp cận gồm các chính sách bắt buộc, các chính sách khuyến khích và các chính sách hỗ trợ. Tuỳ theo từng thời điểm khác nhau, hoàn cảnh cụ thể khác nhau, các chính sách này có thể được điều chỉnh nhằm tạo ra một cơ chế hiệu quả đối với công tác bảo vệ môi trường. Đối với các doanh nghiệp, các chính sách bắt buộc, khuyến khích, hỗ trợ được xây dựng theo nguyên tắc phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố môi trường và cải thiện môi trường. Các chính sách này được pháp chế hoá trong luật bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật. - Xu hướng toàn cầu hoá gắn với tự do hoá kinh tế thế giới Hiện nay xu hướng toàn cầu hoá và tự do hoá đang mở rộng ra đối với hầu hết các lĩnh vực: hàng hoá, đầu tư, tài chính, công nghệ. . . hầu hết các nước tuỳ theo mức độ và cách ứng xử khác nhau đều thừa nhận tranh thủ hoặc thúc đẩy xu hướng này. Có thể nói, đây là quá trình tất yếu của nền kinh tế thế giới. Cùng với toàn cầu hoá, cạnh tranh quốc tế ngày càng mạnh mẽ hơn. Trong đó, các nước phát triển có nhiều thuận lợi về công nghệ, tiền vốn, thị trường. Họ cố gắng thúc đẩy nhanh quá trình tự do hoá thương mại để mưu lợi cao nhất cho mình. Còn những nước đang phát triển tuy ở thế bất lợi hơn về trình độ phát triển nhưng nói chung không muốn đứng cô lập và đứng ra ngoài rìa của xu hướng chung này mà họ cố tìm cách để tranh thủ các điều kiện tích cực của cạnh tranh toàn cầu hoá để thu hút vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý phục vụ sự phát triển của đất nước. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đặc biệt là cuộc cách mạng thông tin đang phát triển với tốc độ rất nhanh làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế thế giới theo xu hướng gia tăng những ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám cao. Điều này cho phép giải quyết những bất cập trong quan hệ tăng trưởng và bảo vệ môi trường. Từ sau đại hội Đảng Ví Đảng ta chủ trương mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới như tham gia vào hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) năm 1995, tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN ( AFTA), tổ chức hợp tác kinh tế châu á Thái Bình Dương (APEC) và đang chuẩn bị điều kiện để gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) nên chúng ta có nhiều điều kiện thu nhận được nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực đặc biệt là kinh nghiệm, kiến thức về bảo vệ môi trường của các nước đi trước. b. Những khó khăn: - Thái độ quan điểm của lãnh đạo cấp cao Nhận thức của lãnh đạo cấp cao trong các doanh nghiệp về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 ở nước ta còn rất hạn chế. Điều này gây cản trở rất lớn trong việc phát huy hiệu quả áp dụng tiêu chuẩn này tại Việt Nam. Ngược lại những người hiểu được vấn đề quản lý môi trường thì họ lại chưa thực sự muốn bắt tay vào xây dựng hệ thống quản lý môi trường và chưa sẵn sàng giành nguồn lực cho hệ thống này. Hầu hết các doanh nghiệp đều muốn giành nguồn lực của mình để đầu tư vào sản xuất, mở rộng nhà xưởng hay tập trung vào xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 vốn đang là phong trào của các doanh nghiệp. Vấn đề này có thể thấy rõ thông qua kết quả thanh tra về bảo vệ môi trường tại 9384 cơ sở năm 1997, trong đó tổng số cơ sở bị phạt hành chính là 4990 chiếm 47%, tổng số cơ sở đã thanh tra phạt cảnh cáo 2175 cơ sở, phạt tiền 2215 cơ sở với số tiền phạt là 1.556.810.000 đồng. Đặc biệt có 114 cơ sở đã bị kiến nghị đình chỉ hoạt động. - Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về tiêu chuẩn chất lượng và môi trường: Theo kết quả điều tra của vụ chính sách ( Bộ thương mại) thì không ít các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa hiểu biết đầy đủ về các tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn môi trường quốc tế. Nhiều khi, các hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm mới chỉ tập trung vào nâng cao giá trị sử dụng hàng hoá hoặc của mẫu mã, bao bì chứ chưa tập trung đúng mức vào các khía cạnh kỹ thuật hay tiêu chuẩn kỹ thuật vệ sinh kiểm định về môi trường.Tất cả các doanh nghiệp đều nhận thức được rằng, chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quyết định nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường quốc tế nên họ rất chú ý đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, cho đến nay các doanh nghiệp vẫn mới chỉ nhìn nhận cách tốt nhất để nâng cao chất lượng sản phẩm là áp dụng công nghệ tiên tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 chứ chưa nhận thấy vai trò to lớn của hệ thống quản lý môi trường ISO 14000. Các doanh nghiệp hầu như không có thông tin về hiệp định môi trường đa phương hoặc các quy định của WTO liên quan đến môi trường.Vấn đề môi trường mới chỉ được các doanh nghiệp đề cập đến qua đó bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất ví dụ như vấn đề xử lý chất thải, vệ sinh an toàn nơi làm việc. . . . - Vấn đề chi phí: Lợi ích do ISO 14001 đem lại cho doanh nghiệp là rõ ràng.Tuy nhiên, việc thực hiện áp dụng hệ thống quản lý môi trường đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra một kinh phí đáng kể. Các chi phí liên quan bao gồm: + Chi phí gia tăng trong việc đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. + Chi phí cho việc chứng nhận,đăng ký ISO 14001. Các chi phí này khác nhau trong từng trường hợp, tuỳ thuộc vào các điều kiện ban đầu ở bên trong và bên ngoài tổ chức. Nhưng nhìn chung những chi phí như vậy là rất lớn đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt nếu các doanh nghiệp đó không có sẵn hệ thống quản lý. Đây là trở ngại được coi là lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, ta tham khảo tình hình sử dụng chi phí cho việc xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 tại Công ty giày Thuỵ Khuê: Bảng1: tổng hợp chi phí xây dựng hệ thống quản lý môi trường ở Công ty da giày thuỵ khuê Stt Nội dung công việc Kinh phí (đ) Ghi chú 1 Xây dựng và xét duyệt đề cương 2.000.000 2 Thu thập, nghiên cứu tài liệu 3.000.000 Sao chụp nhân bản tài liệu 3 Khảo sát, học hỏi kinh nghiệm, triển khai ISO 14001 7.000.000 Đi tham quan và thuê khảo sát tại Công ty 4 Đào tạo kiến thức cơ bản về ISO 14001 cho CBCNV 22.000.000 Nằm chung trong đồng tư vấn đào tạo 5 Đánh giá thực trạng môi trường Công ty 5.470.000 Thuê trung tâm kỹ thuật 1 đo các thông số 6 Đào tạo kỹ năng xây dựng văn bản và xây dựng tài liệu 11.000.000 Nằm trong đồng tư vấn đào tạo 7 Đào tạo triển khai xây dựng hệ thống thông tin liên lạc cho mọi thành viên trong hệ thống 24.000.000 Nằm trong đồng tư vấn đào tạo 8 Tổ chức triển khai các hoạt động thực hiện hệ thống quản lý môi trường 43.780.000 Mua sắm,lắp đặt thiết bị, dụng cụ môi trường,cải tạo nhà xưởng 9 Đào tạo các chuyên gia đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường 10.000.000 Nằm trong đồng tư vấn đào tạo 10 Đánh giá hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 trước chứng nhận 6.000.000 Nằm trong đồng tư vấn đào tạo 11 Thực hiện các hành động khắc phục hoàn thiện 9.000.000 12 Lắp đặt hệ thống lọc bụi ống khói nồi hơi 35.000.000 13 Lắp đặt 168.000.000 14 Viết báo cáo đề tài 2.000.000 15 Tổ chức nghiệm thu đề tài 5.000.000 16 Chi quản lý và chi khác 46.750.000 Tổng cộng: 400.000.000 Nguồn: Công ty da giày Thuỵ Khuê Phần II giới thiệu về Xí nghiệp môi trường đô thị huyện thanh trì Hà Nội I - Những vẫn đề chung: 1- Giới thiệu sơ lược về sự thành lập và hoạt động của Xí nghiệp 1.1 - Đặc điểm thành lập Xí nghiệp Thanh Trì là một huyện ngoại thành nằm nằm ở phía Nam Thành phố- cửa ngõ Thủ đô Hà Nội là huyện có địa bàn thấp trúng, mùa mưu luôn bị ngập úng bởi nước thải của Thành phố ngập về, nhiều nhà máy hoá chất độc hại như: Nhà máy Pin, Nhà máy Phân lân, nghĩa trang Văn Điển ....nằm trên địa bàn huyện. Cộng với sự phát triển tốc độ đô thị hoá nhanh làm cho môi trường bị ô nhiễm. Để bảo đảm môi trường trên địa bàn huyện, UBND Thành phố Hà Nội theo quyết định số 1.144-QĐ/UB ngày 30/3/1996 và đến ngày 22/11/1996 Xí nghiệp môi trường đô thị Huyện Thanh Trì được thành lập. Với chức năng chính quét, thu gom, vận chuyển rách phế thải về nơi quy định, hè đường, chiếu sáng công viên cây xanh, quản lý máy nước Văn Điển để cung cấp nứơc sạch cho nhân dân Thị Trấn Văn Điển. Nhưng hiện nay nghiệp mới chỉ đảm bảo quét, thu gom vận chuyển phế thải khu vực Thị trấn Văn Điển và một số khu vực trên địa bàn huyện. 2- Tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của Xí nghiệp. Căn cứ vào tình hình, nhiệm vụ thực tế của Xí nghiệp, tổ chức bộ máy Xí nghiệp bao gồm: - Giám đốc - Phó Giám đốc - Phòng Tổ chức - Hành chính - Kế Toán - Phòng kế hoạch - Giám sát - Kỹ thuật - Đội quản lý và sản xuất nước - Các đội, tổ sản xuất. 3- Chế độ làm việc của Xí nghiệp Xí nghiệp làm việc theo chế độ thủ trưởng, theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của rnhà nước, các quy định của Thành phố Hà Nội, Huyện Thanh Trì và Nghị định 71/1998-NĐ/CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ về quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan. Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, khi quyết định những vấn đề quan trọng phải tổ chức lấy ý kiến của cấp uỷ, BCH Công đoàn , CBCN viên chức trong Xí nghiệp và quyết định theo đa số, trừ những việc thuộc thẩm quyền riêng của Giám đốc. 4- Nội dung quy định cụ thể * Đối với lãnh đạo Xí nghiệp 4.1- Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc - Giám đốc Xí nghiệp chỉ đạo, điều hành toàn diện mọi hoạt động của Xí nghiệp theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, được cấp trên giao. Chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật, cấp trên về mọi hoạt động của Xí nghiệp và vịệc thi hành mọi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ CNVC thuộc thẩm quyền quản lý. - Tuyên truyền, phổ biến, thực hiện tốt đường lối, chủ trưong, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên, các quy định của Thành phố và Huyện Thanh Trì. - Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực công tác sau: + Quyết định, mục tiêu, phương hướng, kế hoạch sản xuất và các chủ trương lớn khác của Xí nghiệp. + Đánh giá công tác hàng năm trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Xí nghiệp. + Lãnh đạo, điếu hành công tác tài chính, công tác tổ chức cán bộ của Xí nghiệp. + Ký duyệt dự toán, quyết toán thu chi, kế hoạch sản xuất hàng năm của Xí nghiệp. Ký các hợp đồng kinh tế, các quyết định, các văn bản trình Thành phố, Huyện uỷ, HĐND, UBND Huyện Thanh Trì. + Quyết định việc bổ nhiệm, bãi miễn Trưởng, phó các phòng, đội, tổ sản xuất trong Xí nghiệp. + Triệu tập, chủ trì các cuộc họp thường xuyên và đột xuất của Xí nghiệp. + Làm chủ tịch Hội đồng xét nâng lương, thi đua khen thưởng- kỷ luật của Xí nghiệp. Trưởng ban thực hiện quy chế dân chủ của Xí nghiệp. + Chỉ đạo tiếp dân, xem xét giải quyết các kiến nghị, khiếu nại của dân và cán bộ công nhân viên Xí nghiệp. 4.2- Nhiệm vụ, quyền hạn của phó Giám đốc - Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực công tác được giao. - Phó Giám đốc tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Xí nghiệp, thay mặt Giám đốc trực tiếp giải quyết các công việc do mình phụ trách, đảm bảo thực hiện theo đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Thành phố Hà Nội, Huyện Thanh Trì cũng như mục tiêu phương hướng của Xí nghiệp. - Tổng hợp báo cáo kết quả thường kỳ công tác của mình với Giám đốc Xí nghiệp. - Phó Giám đốc trực tiép phụ trách các lĩnh vực công tác sau: + Phụ trách bộ phận hành chính, bộ phận nước và công tác đời sống của Xí nghiệp. + Công tác thanh tra nhân dân. + Công tác bảo vệ nội bộ và an ninh quốc phòng tại địa phương nơi Xí nghiệp đóng trụ sở. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. * Đối với các phòng, Đội chuyên môn: 4.3- Trưởng, phó các phòng, đội chuyên môn trong bộ máy Xí nghiệp giúp lãnh đạo Xí nghiệp công tác chuyên môn trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Trưởng, phó các phòng, đội chuyên môn phải thực hiện đúng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chức năng- nhiệm vụ được giao và chấp hành nội quy, quy chế, các quy định của Xí nghiệp. Trưởng, phó các phòng, đội chuyên môn chịu trách nhiệm cá nhân trước Giám đốc Xí nghiệp và pháp luật về toàn bộ công việc do mình phụ trách theo chức năng - nhiệm vụ được giao. 4.4-Chức năng, nhiệm vụ phòng Tổ chức- Hành chính- Kế toán 4.4.1- Tổ chức- Hành chính. - Tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ. Xây dựng mô hình, cơ cấu tổ chức cán bộ, bố trí nhân lực phù hợp với tình hình thực tế và nhiệm vụ được giao. - Tổ chức triển khai, giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách của Nhà Nước đối với người lao động: Tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng, BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn, hưu trí,......... - Tham mưu cho giấm đốc công tác cán bộ: tuyển dụng, sắp xếp,bổ nhiệm , đào tạo, bồi dưỡng, điều động thuyên chuyển cán bộ. Làm tốt công tác quản lý, bổ sung, nhận xét hồ sơ CBCNV. - Thường trực hội đồng tuyển dụng, nâng bậc lương và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật CBCNV của Xí nghiệp. - Tổ chức đón, tiếp khách đến làm việc với Xí nghiệp. - Có nhiệm mua sắm trang thiết bị phục vụ bộ máy làm việc của Xí nghiệp. - Quản lý công văn, giấy tờ sổ sách hành chính. Thực hiện công tác Quản lý Môi trường - Đô thị của Xí nghiệp. - Xây dựng lịch công tác lịch giao ban, hội họp, sinh hoạt định kỳ và bất thường, ghi chép tổng hợp, thông bào nội dung và kết quả các cuộc họp do Giám đốc chủ trì. - Thực hiện công tác thanh tra nhân dân, công tác bảo vệ nội bộ, an ninh trật tự và an toàn lao động ở Xí nghiệp. - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc giao. 4.4.2- Kế toán. - Thực hiện tốt công tác tài chính theo đúng chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước. - Tham mưu cho Giám đốc về công tác tài chính của Xí nghiệp, đảm bảo tài chính cho các hoạt động của Xí nghiệp. - Lập và trình duyệt dự toán, quyết toán nguồn kinh phí được cấp và các nguồn kinh phí khác theo tháng, quý, năm với Giám đốc và cấp trên. - Ghi chép phản ánh kịp thời chính xác hoạt động thu - chi và các hình thức thanh toán khác. Tổng hợp, lập báo cáo và phân tích tình hình hoạt động sản xuất để phục vụ cho việc kiểm tra tiến độ thực hiện kế haọch của Xí nghiệp. - Hướng dẫn, đôn đốc, thu nhập đầy đủ kịp thời các chứng từ kế toán. Quản lý chứng từ kế toán, các văn bản giấy tờ liên quan đến công tác tài chính và lưu giữ hồ sơ chứng từ kế toán theo quy định. - Theo dõi, quản lý TSCĐ của Xí nghiệp. - Cùng với phòng Kế hoạch - Giám sát- Quản lý giao kế họach cho các đội, tổ sản xuất và bộ phận thu ngân của Xí nghiệp. - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc giao. 4.5-Chức năng, nhiệm vụ phòng kế hoạch - giám sát - kỹ thuật - Lập kế họach sản xuất tháng, quý, năm của Xí nghiệp theo chủ trương và định hướng phát triển của Xí nghiệp. - Tham mưu cho Giám đốc các biện pháp tổ chức, điều hành sản xuất thực hiện tốt mục tiêu đảm bảo VSMT trên địa bàn huyện. - Tham mưu cho Giám đốc ký kết hợp đồng kinh tế, hợp đồng dịch vụ VSMT và tổ chức nghiệm thu kết quả sản xuất làm cơ sở cho thanh quyết toán các hợp động kinh tế. - Tham gia tư vấn xây dựng một số dự án đầu tư, phát triển và quy trình công nghệ thuộc lĩnh vực sản xuất của Xí nghiệp. - Xây dựng các định mức lao động snả xuất, dụng cụ lao động và bảo hộ lao động của Xí nghiệp. - Thống kê, tổng hợp báo cáo thường xuyên, định kỳ về công tác kế hoạch sản xuất và các hoạt động điều phối sản xuất của Xí nghiệp; phát hiện các vấn đề phát sinh và đề xuất hướng giải quyết. - Làm các thủ tục xin cấp phép cho các loại phương tiện hoạt động sản xuất của Xí nghiệp có lịch đièu xe, phân công lái xe một cách hợp lý có khoa học. - Phối hợp các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác của Xí nghiệp để thực hiện các chương trình phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của Xí nghiệp. - Nghiên cứu tham mưu, đề xuất với Giám đốc về công tác giám sát việc thực hiện các quy định của Thành phố, Huyện và Xí nghiệp về đảm bảo vệ sinh môi trường. - Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, xác nhận khối lượng, chất lượng trong công việc duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện theo kế hoạch được giao. - Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ với các đội, tổ sản xuất. Kiểm tra việc thực hiện an toàn lao động, an toàn giao thông trong khi làm việc. - Theo dõi, đôn đốc trình thực hiện kế họach và làm báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch của Xí nghiệp. - Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất công tác quản lý kỹ thuật công nghệ môi trường: thu gom, vận chuyển, phân loại, xử lý rác, phế thải. - Lập kế họach định mức vật tư, nhiên liệu hàng năm và cho từng kỳ kế hoạch. Xây dựng các quy chế quản lý vật tư, nhiên liệu như: mua sắm, cung ứng, bảo quản, cấp phát, thanh quyết toán vật tư, nhiên liệu. - Quản lý kỹ thuật thiết bị chuyên dùng: Xe ô tô, xe gom rác. Có chương trình bảo dưỡng , sửa chữa lớn các thiết bị chuyên dùng. - Phổ biến các thông tin KH-KT, nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ KH- KT về lĩnh vực môi trường. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi Giám đốc giao. 4.6- Chức năng, nhiệm vụ của các tổ sản xuất: - Triển khai kế hoạch, chi tiêu, định mức lao động của Xí nghiệp tới từng CNV trong tổ. - Đảm bảo, duy trì tốt công tác vệ sinh môi trường (Thu gom rác sinh hoạt của nhân dân, rác phế thải trên đường phố và đưa rác, phế thải đến nơi quy định để ô tô vận chuyển) trên địa bàn được giao phụ trách. - Tuyên truyền, vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định. - Nắm bắt được quy trình công nghệ mới về thu gom vận chuyển rác, phế thải kết hợp với công tác quét thu gom thủ công và vận chuyển của xe cơ giới. - Nắm bắt kịp thời các phát sinh phế thải trên địa bàn tổ, các hư hỏng của xe gom rác để có biện pháp xử lý kịp thời, nếu vượt quá thẩm quyền và chức năng của mình phải báo cáo với lãnh đạo Xí nghiệp xin ý kiến chỉ đạo. - Báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo định kỳ; đề ra những biện pháp, kiến nghị và những sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong công việc được giao. 4.7. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận nước. - Tham mưu cho Giám đốc về kế họach cung cấp nước sạch cho nhân dân và các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn huyện. - Quản lý tài sản, trang thiết bị máy móc, hệ thống đường ống cấp nước Xí nghiệp giao cho. - Lập kế họach và triển khai thường xuyên kế hoạch cung cấp nước đầy đủ cho khách hàng thuộc địa bàn phụ trách. - Tổ chức việc kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, hệ thống van và hệ thống dường ống cấp nước; vệ sinh công nghiệp định kỳ đúng quy trình. - Thực hiện các quy định chỉ tiêu, định mức của Xí nghiệp: Chỉ tiêu điện năng, hoá chất, các thông số kỹ thuật, vệ sinh môi trường, an toàn lao động khi vận hành máy. - Nghiên cứu, đề xuất phương hướng phát triển hệ thống cấp nước khu vực, địa bàn phù hợp với nhiệm vụ. - Tổ chức công tác sửa chữa, thông tắc các đường ống và hệ thống van (Theo chức năng, nhiệm vụ) để cung cấp nước đạt hiệu quả cao. - Tổ chức các dịch vụ sửa chữa, cải tạo, lắp đặt hệ thống đường ống và đồng hồ đo nước cho khách hàng (theo chức năng, nhiệm vụ). - Tổ chức việc ngừng cung cấp nước cho khách hàng không thanh toán tiền theo quy định và kiểm tra xử lý các trường hợp đấu mắc nước trái phép trên địa bàn quản lý. - Thực hiện việc kiểm soát 100% khách hàng về số lượng nước tiêu thụ và áp giá đúng mục đích sử dụng, có kế hoạch và biện pháp để giảm thất thoát, thất thu. - Tổ chức học tập hướng dẫn, kèm kặp công nhân viên trong bộ phận để nâng cao nghiệp vụ tay nghề. 5. Quá trình hoạt động của Xí nghiệp. 5.1. Lĩnh vực hoạt động. Là Xí nghiệp dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện cùng với sự giúp đỡ của phòng ban, ngành đoàn thể của huyện, sở GTCC Hà Nội, Công ty Môi trường - Đô thị Hà Nội nên hàng ngày Xí nghiệp phải thu gom, vận chuyển rác và cung cấp nước sạch, để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và Xí nghiệp được giao nhằm đảm bảo môi trường sống của người dân, và đô thị ngày càng xanh sạch hơn. Bởi vậy, để tránh tình trạng ô nhiễm Môi trường giữ cho môi trường trong lành để đảm bảo nhân dân sinh hoạt và sản xuất UBND Huyện phối hợp cùng công ty Môi trường Hà Nội đã lập ra Xí nghiệp Môi trường - Đô thị có nhiệm vụ cung cấp nước sạch sinh hoạt cho nhân dân trong vùng, thu gom và vận chuyển rác trên toàn huyện: trong những năm vừa qua mặc dù Xí nghiệp Môi trường - Đô thị huyện Thanh Trì Hà Nội mới được thành lập nhưng đã đóng góp một số kết quả khá khả quan như sau: Khối lượng vận chuyển rác trung bình mỗi tháng = 2900 x 0,461 = 1206,4tấn. Khối lượng cung cấp nước sạch trung bình mỗi tháng 41.600m3/tháng. Trong năm 2001 một số chỉ tiêu chính đạt kết quả như sau: Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế - Quét thu gom rác 5100ha 6.200ha - Nhặt rác 4300km 5.000km - Duy trì vệ sinh giải phân cách 3.700km 4.500km - Tua vỉa 4.700km 5.500km - Duy trì vệ sinh xóm ngõ 2.500km 2.500km - Thu dọn đất phế thải 1.200tấn 1.500tấn - Bốc rác lên xe 18.000m3 21.000m3 - Bơm cấp nước sạch 350.000m3 500.000m3 - Thu ngân sách 534,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và giải pháp xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 ở Công ty May Đức Giang.DOC
Tài liệu liên quan