Chuyên đề Thực trạng và một số biện pháp hoàn thiện công tác Kế toán tài sản cố định tại công ty Cổ Phần Phước Vĩnh

MỤC LỤC

Trang

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 1

3. Đối tượng nghiên cứu 1

4. Phạm vi nghiên cứu: 1

5. Phương pháp nghiên cứu: 1

PHẦN II 3

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3

CHƯƠNG 1 3

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI 3

CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯỚC VĨNH 3

1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯỚC VĨNH 3

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Phước Vĩnh 3

1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 3

1.1.3 Tổ chức công tác kế toán của Công ty 4

1.1.4 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty 4

1.1.5 Kết quả kinh doanh qua năm 2008 - 2009 5

1.1.5.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 2 năm 2008 - 2009 5

1.1.6 Tình hình kết quả kinh doanh của công ty qua 2 năm 2008 - 2009 8

1.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯỚC VĨNH 9

1.2.1 Phương pháp đánh giá tài sản cố định 9

1.2.2 Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại công ty 10

1.2.3 Vận dụng hạch toán kế toán tài sản cố định tại Công ty 11

CHƯƠNG 2 17

TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 17

2.1 Lý luận chung về tài sản cố định và kế toán tài sản cố định 17

2.1.1 Khái niệm về tài sản cố định. 17

2.1.2 Nhiệm vụ hạch toán tài sản cố định 17

2.1.3 Phân loại tài sản cố định 17

2.1.4 Tính giá tài sản cố định 19

2.2 Nội dung chủ yếu của kế toán tài sản cố định 22

2.2.1 Chứng từ kế toán sử dụng 22

2.2.2 Kế toán chi tiết tài sản cố định 23

2.2.3 Kế toán tổng hợp tài sản cố định 23

2.3 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định 28

Chương 3 29

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC 29

KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯỚC VĨNH. 29

3.1 Đánh giá chung tình hình quản lý và kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Phước Vĩnh 29

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định 29

PHẦN III 31

KẾT LUẬN 31

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2932 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và một số biện pháp hoàn thiện công tác Kế toán tài sản cố định tại công ty Cổ Phần Phước Vĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĂM 2009 (ĐVT: triệu đồng) Chỉ tiêu Nguyên giá TSCĐ Cơ cấu (%) 1.Nhà cửa vật kiến trúc 1.447,64 40,17 2.Máy móc, thiết bị 1.564,89 43,42 3.Phương tiện vận tải 591,25 16,41 Tổng cộng 3.603,78 100 Qua bảng 1.4 ta thấy tổng giá trị TSCĐ tại đơn vị là 3.603,78 triệu đồng trong đó máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn nhất 43,42% tương ứng 1.564,89 triệu đồng. Điều này hoàn toàn phù hợp với một doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động SXKD như công ty. 1.2.1 Phương pháp đánh giá tài sản cố định Để phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ cần thiết phải đánh giá TSCĐ trong từng kỳ kế toán. Hiện nay, công ty đánh giá TSCĐ dựa trên 2 chỉ tiêu: nguyên giá và giá trị còn lại. Đánh giá theo nguyên giá (đối với TSCĐ mua ngoài) Nguyên giá TSCĐ = Giá mua ghi trên hóa đơn + Chi phí liên quan Công ty là đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ do đó trong nguyên giá không bao gồm thuế GTGT đầu vào. Ví dụ: Ngày 10/2/2009 công ty mua 1 Tivi Samsung 40N51. Căn cứ hóa đơn ngày 10/02/2009 của nhà cung cấp là DNTN. TM.DV Việt Tuấn: - Giá trị ghi trên hóa đơn 49.272.727 đồng - Thuế GTGT (10%) số tiền 4.927.273 đồng - Tổng giá thanh toán 54.200.000 đồng Ngoài ra, không có chi phí phát sinh thêm do đó nguyên giá TSCĐ (Tivi Samsung) được xác định là: 49.272.727 đồng. b. Đánh giá theo giá trị còn lại Giá trị còn lại TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ – Giá trị hao mòn TSCĐ Ví dụ: Khi mua chiếc Tivi Samsung, công ty đưa vào sử dụng từ tháng 2 năm 2009 với thời gian khấu hao là 10 năm. Khấu hao cho 10 tháng năm 2009 là: 4.106.061 đồng. Như vậy tính đến ngày 01/01/2010 giá trị còn lại của Tivi Samsung là: 49.272.727 - 4.106.061 = 45.166.666 đồng 1.2.2 Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại công ty 1.2.2.1 Các sổ kế toán sử dụng trong kế toán tài sản cố định Về sổ kế toán, công ty sử dụng các mẫu sổ kế toán như sau : * Sổ tổng hợp: - Nhật ký chứng từ (NKCT) số 1 - Các Nhật ký chứng từ liên quan khác như NKCT số 2.. - Sổ cái TK 211 * Sổ chi tiết : - sổ TSCĐ - Các bảng kê chi tiết Kế toán công ty không sử dụng sổ thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết tình hình tăng, giảm cho từng loại TSCĐ mà chỉ sử dụng sổ TSCĐ theo dõi tổng hợp tất cả TSCĐ hiện có tại công ty. 1.2.2.2 Tài khoản sử dụng trong hạch toán tài sản cố định tại công ty Trong quá trình hạch toán TSCĐ, kế toán sử dụng các TK sau : *TK 211 - TSCĐ hữu hình * TK 214 – Hao mòn TSCĐ Và các tài khoản liên quan khác. 1.2.2.3 Sơ đồ hạch toán tài sản cố định tại Công ty Báo cáo tài chính Sổ cái Bảng kê hoặc Nhật ký chứng từ Các chứng từ tănng/giảm TSCĐ Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán TSCĐ tại công ty Căn cứ vào các chứng từ liên quan đến việc tăng, giảm TSCĐ... kế toán ghi vào các nhật ký chứng từ hoặc bảng kê. Căn cứ vào các nhật ký chứng từ hoặc bảng kê kế toán ghi sổ cái và sau đó tổng hợp lên báo cáo tài chính. 1.2.3 Vận dụng hạch toán kế toán tài sản cố định tại Công ty 1.2.3.1 Hạch toán tăng tài sản cố định TSCĐ của công ty tăng lên chủ yếu là do mua sắm mới. Trong tháng 2 năm 2009, công ty mua 1 Tivi Samsung 40N51 của DNTN.TM.DV Việt Tuấn với tổng giá thanh toán là: 54.200.000 đồng bao gồm thuế GTGT 10%. Căn cứ vào phiếu chi và hóa đơn kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 211: 49.272.727 đồng Nợ TK 133: 4.927.273 đồng Có TK 111: 54.200.000 đồng Hóa đơn Mẫu số: 01 GTKT-3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG NL/2006B Liên 2: Giao khách hàng 0005609 Ngày 10 tháng 2 năm 2009. Đơn vị bán hàng: DNTN.TM.DV. VIỆT TUẤN Địa chỉ: 87-177 Phan Đăng Lưu – Tp Huế. Số tài khoản:........................................... Điện thoại: ................................ MS: Họ và tên người mua: Đơn vị: Công ty cổ phần Phước Vĩnh Địa chỉ 222 Phan Chu Trinh – Tp Huế. Số tài khoản:............................................ Hình thức thanh toán: tiền mặt. MS: Số TT Tên hàng hóa dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 1 Ti vi Samsung 40N51 Chiếc 01 49.272.727 49.272.727 Cộng tiền hàng: 49.272.727 Thuế suất GTGT 10%: Tiền thuế GTGT: 4.927.273 Tổng cộng tiền thanh toán: 54.200.000 Số tiền viết bằng chữ: Năm mươi tư triệu, hai trăm nghìn đồng chẵn) Người mua kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký,đóng dấu, ghi rõ họ tên) Bộ tài chính Phát hành Ở đây không có định khoản kết chuyển nguồn hình thành TSCĐ do công ty không phân loại các nguồn hình thành TSCĐ, do vậy bộ phận kế toán không có cơ sở để thực hiện bút toán này. Tại bộ phận kế toán đã không lập Bảng kê tăng TSCĐ, không lập thẻ TSCĐ, không tiến hành mở sổ TSCĐ theo bộ phận sử dụng, không có một số chứng từ khác như: Hợp đồng kinh tế, Biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng, Biên bản nghiệm thu kỹ thuật....Mà chỉ vào sổ TSCĐ của toàn công ty và đồng thời kế toán phản ánh nghiệp vụ vào Nhật ký chứng từ số 1 như sau: Công ty cổ phần Phước Vĩnh 222 Phan Chu Trinh - Huế NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 1 BẢNG KÊ CHI Tháng 2 năm 2009 Chứng từ Nội dung Ghi có TK 111 Ghi nợ các TK khác STT Ngày 133 211 ... ... ... ... 19 10/02/2009 Chi trả tiền mua Tivi 54.200.000 4.927.272 49.272.727 ... Cộng 54.200.000 4.927.272 49.272.727 Người lập (không có chữ ký và tên người lập) 1.2.3.2 Hạch toán giảm tài sản cố định TSCĐ của công ty giảm chủ yếu là do thanh lý, nhượng bán. Khi thanh lý, nhượng bán công ty phải làm đầy đủ các thủ tục theo quy định: Lập hội đồng định giá, lập biên bản giao nhận TSCĐ... Căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi vào các Nhật ký chứng từ số 9 (Ghi Có TK 211) và các Nhật ký chứng từ liên quan. Nhưng thực tế việc hạch toán giảm TSCĐ tại công ty Phước Vĩnh kế toán chỉ vào bảng kê mà không vào Nhật ký chứng từ số 9. Căn cứ vào bảng kê này kế toán hạch toán giảm TSCĐ trên sổ cái. Kế toán căn cứ hợp đồng mua bán lập phiếu thu tiền và căn cứ hóa đơn để vào Nhật ký chứng từ số 2 hạch toán số thu hồi về thanh lý, nhượng bán. Ví dụ : Ngày 5/5/2009, Công ty tiến hành nhượng bán 01 xe lu SP 54 đã qua sử dụng, số tiền thu hồi là 200.000.000 đồng bằng tiền mặt. Định khoản được viết như sau: Số thu hồi về thanh lý Nợ TK 111: 200.000.000 đồng Có TK 711: 190.476.190 đồng Có TK 333.1: 9.523.810 đồng Đến tháng 12 năm 2009 kế toán mới lập bảng kê ghi giảm tài sản như sau: Nợ TK 214: 1.693.845.563 đồng Nợ TK 811: 118.254.790 đồng Có TK 211: 1.812.100.353 đồng 1.2.3.3 Hạch toán hao mòn tài sản cố định TSCĐ của công ty cổ phần Phước Vĩnh được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng căn cứ vào các quy định trong chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ban hành ngày 12 tháng 2 năm 2003. Các chi phí về khấu hao được công ty phân bổ vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh trong kỳ. Đối với TSCĐ đã hết khấu hao nhưng vẫn còn sử dụng được thì công ty không trích khấu hao nữa. b) Phương pháp trích khấu hao. Hiện nay, công ty đang sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng cho tất cả các TSCĐ của công ty. Cách tính khấu hao mỗi TSCĐ như sau: Mức trích khấu hao trung bình hàng nămcủa TSCĐ = Thời gian sử dụng Nguyên giá của TSCĐ Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. TSCĐ tăng hoặc giảm tháng này thì tháng sau mới tính hoặc thôi tính khấu hao. Ví dụ: Ngày 10/2/2009 công ty mua 1 Tivi Samsung 40N51 với nguyên giá là 49.272.727 đồng, thời gian dự kiến sử dụng là 10 năm. Kế toán xác định mức khấu hao như sau : Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ = 10 49.272.727 = 4.927.272 đồng Cuối năm kế toán căn cứ vào bảng tính phân bổ khấu hao tiến hành hạch toán vào chi phí. Tại công ty, mặc dù có rất nhiều tài sản phục vụ cho công tác quản lý như: tivi, máy vi tính... nhưng kế toán chỉ hạch toán khấu hao TSCĐ vào tài khoản 154 như sau: Nợ TK 154: 233.129.869 đồng Có TK 214: 233.129.869 đồng Bảng 1.5: BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO NĂM 2009 (ĐVT: đồng) STT DANH MỤC TSCĐ NGUYÊN GIÁ NGUYÊN GIÁ PHÁT SINH 2009 TRÍCH KHẤU HAO 2009 1 Xe bò ma 113.750.000 18.958.333 2 Xe bò ma tải 113.750.000 18.958.333 3 Máy phát điện 23.725.000 3.389.286 4 Xe Uóat thùng 38.500.000 6.416.667 5 Xe TOYOTA 15 chỗ 229.500.000 38.250.000 6 Máy vi tính ĐNA 10.710.000 7 Xe ủi bánh xích 110.400.000 18.400.000 8 Nhà số 123 Trần Hưng Đạo 1.447.642.000 57.905.680 9 Ô tô đầu kéo 233.321.429 38.886.905 10 Xe máy Wave alpha 110 22.636.363 3.772.727 11 Ủi Komatsu 101.666.606 16.944.434 12 Máy vi tính 25.710.476 4.285.079 13 Điện thoại di động 18.063.636 1.806.364 14 Xe máy Website 10.500.000 1.050.000 15 Tivi Samsung 49.272.272 4.106.061 CỘNG 2.499.875.510 49.272.272 233.129.869 Ngoài ra, việc hạch toán hao mòn phải được tiến hành khi có các nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán TSCĐ.... Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ kế toán sẽ xóa sổ hao mòn lũy kế (ghi Nợ TK 214) . Ở ví dụ trên đến tháng 12 năm 2009 kế toán mới lập bảng kê ghi giảm giá trị hao mòn như sau: Nợ TK 214: 1.693.845.563 đồng Nợ TK 811: 118.254.790 đồng Có TK 211: 1.812.100.353 đồng 1.2.3.4 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần Phước Vĩnh Kế toán không những theo dõi, quản lý, hạch toán TSCĐ mà còn phải biết đánh giá thực trạng của TSCĐ cũng như hiệu quả sử dụng nó nhằm quản lý tốt hơn TSCĐ và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. a) Phân tích tình hình tăng, giảm TSCĐ qua 2 năm Tình hình tăng, giảm TSCĐ của công ty qua 2 năm 2008-2009 được thể hiện ở bảng 1.5. Bảng tổng hợp này cho ta thấy giá trị TSCĐ của công ty giảm đi rất nhanh qua hai năm, chứng tỏ quy mô TSCĐ ngày càng bị thu hẹp. Năm 2009, TSCĐ hữu hình nhóm máy móc thiết bị giảm 1.762,83 triệu đồng, tương đương 47,02%. Nguyên nhân của sự giảm mạnh này là do công ty đã thay đổi chiến lược kinh doanh, mở rộng thêm nhiều lĩnh vực kinh doanh khác. Bảng 1.6: Tình hình tăng giảm TSCĐ của công ty CP Phước Vĩnh qua 2 năm 2008-2009 (ĐVT: triệu đồng) Chỉ tiêu Nguyên giá So sánh 2009/2008 2008 2009 (+/-) % 1.Nhà cửa vật kiến trúc 1.447,64 1.447,64 0 0 2.Máy móc, thiết bị 3.327,72 1.564,89 -1.762.83 47,02 3.Phương tiện vận tải 591,25 591,25 0 0 Tổng cộng 5.366,61 3.603,78 -1.762,83 47,02 b) Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty. Trên đây ta mới chỉ đánh giá sự tăng giảm TSCĐ của công ty qua 2 năm nhưng chưa thấy được hiệu quả sử dụng các tài sản đó như thế nào. Do đó, để đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu sau đây: Bảng 1.7: Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ qua 2 năm 2008 - 2009 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2009/2008 (+/-) % 1. Doanh thu thuần Tr.đồng 2.197,72 4.866,67 2.668,95 121,4 2. Nguyên giá TSCĐ bình quân Tr.đồng 5.352,32 4.485,19 -867,13 -16,2 3. Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng 22,67 24,62 1,95 8,6 4. Mức doanh lợi TSCĐ (= 3/2 ) % 0,42 0,54 0,12 28,57 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ trong 2 năm 2008 và 2009 theo các chỉ tiêu sau: - Mức doanh lợi TSCĐ: chỉ tiêu này cho biết một đơn vị TSCĐ tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Sự gia tăng của doanh thu trong năm 2009 đã làm lợi nhuận của công ty lên so với năm 2008. Do vậy mức doanh lợi TSCĐ cũng tăng lên, năm 2008 cứ 100 đồng TSCĐ tạo ra 0,42 đồng lợi nhuận; năm 2009 cứ 100 đồng TSCĐ tạo ra 0,54 đồng lợi nhuận (tăng 28,57% ) . CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 2.1 Lý luận chung về tài sản cố định và kế toán tài sản cố định 2.1.1 Khái niệm về tài sản cố định. Tài sản cố định là những tư liệu lao động có hình thái vật chất hoặc những tài sản không có hình thái vật chất, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Những TSCĐ của doanh nghiệp đảm bảo đủ các điều kiện về tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng được quy định trong chế độ quản lý tài chính của Nhà nước mới được gọi là TSCĐ. 2.1.2 Nhiệm vụ hạch toán tài sản cố định Để có được những thông tin hữu ích nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý, sử dụng TSCĐ, kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây: + Ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình tăng giảm TSCĐ của toàn doanh nghiệp cũng như từng bộ phận trên các mặt số lượng và chất lượng, cơ cấu, giá trị đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng TSCĐ ở các bộ phận khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. + Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất phù hợp với mức độ hao mòn TSCĐ và theo đúng chế độ quy định. + Tham gia lập kế hoạch sửa chữa TSCĐ, giám sát chi phí và kết quả công việc sửa chữa. + Tính toán, phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng, trang bị thêm, đổi mới, nâng cấp hoặc tháo dỡ làm tăng, giảm nguyên giá TSCĐ cũng như tình hình thanh lý, nhượng bán TSCĐ. + Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, các bộ phận phụ thuộc trong doanh nghiệp thực hiện chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ, mở các sổ, thẻ kế toán cần thiết và hạch toán TSCĐ theo quy định. + Tham gia kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ theo quy định của Nhà nước và yêu cầu bảo toàn vốn, tổ chức phân tích tình hình trang bị, huy động, bảo quản, sử dụng TSCĐ trong đơn vị. 2.1.3 Phân loại tài sản cố định 2.1.3.1 Căn cứ theo hình thái biểu hiện và kết cấu Tài sản cố định được phân thành: - Tài sản cố định hữu hình là các TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể, bao gồm: + Nhà cửa, vật kiến trúc + Máy móc thiết bị + Phương tiện vận tải, truyền dẫn + Thiết bị, dụng cụ quản lý + Cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm + Tài sản cố định khác - Tài sản cố định vô hình là các TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong SXKD, bao gồm: + Quyền sử dụng đất có thời hạn + Quyền phát hành + Bản quyền, bằng sáng chế + Nhãn hiệu hàng hóa + Phần mềm máy vi tính + Giấy phép hay giấy phép nhượng quyền + Tài sản cố định vô hình khác 2.1.3.2 Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu Căn cứ theo quyền sở hữu TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 2 loại là TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài, trong đó: - Tài sản cố định tự có là những TSCĐ được xây dựng, mua sắm và được hình thành từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp, nguồn vốn vay, vốn cổ phần… Giá trị của những tài sản này được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán. - Tài sản cố định thuê ngoài là những tài sản mà doanh nghiệp đi thuê lại của các đơn vị khác trong một thời gian nhất định. TSCĐ đi thuê được chia thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động. + Tài sản cố định thuê tài chính thực chất đây là sự thuê vốn. Doanh nghiệp có quyền sử dụng lâu dài trong thời gian theo hợp đồng ký kết và có trách nhiệm quản lý và trích khấu hao như đối với TSCĐ của doanh nghiệp. + Tài sản cố định thuê hoạt động là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê để hoạt động trong thời gian ngắn và phải hoàn trả cho bên thuê khi hết hợp đồng. 2.1.3.3 Phân loại tài sản cố định theo mục đích sử dụng - Tài sản cố định dùng trong SXKD là những tài sản đang được sử dụng trực tiếp trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp, những tài sản này được trích và tính khấu hao vào chi phí SXKD của doanh nghiệp. - Tài sản cố định dùng ngoài SXKD là những tài sản dùng cho mục đích khác ngoài hoạt động SXKD như đảm bảo an toàn, đảm bảo môi trường, dùng cho hoạt động sự nghiệp, an ninh quốc phòng. 2.1.3.4 Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành - Tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn cổ phần, vốn kinh doanh… - Tài sản cố định được hình thành từ các khoản nợ phải trả là vốn vay, nợ phải trả Ngoài các cách phân loại nêu trên thì TSCĐ trong DN có thể phân loại căn cứ theo một số tiêu thức như tình hình sử dụng, theo công dụng… Trong một doanh nghiệp có rất nhiều cách phân loại TSCĐ. Việc lựa chọn tiêu thức phân loại TSCĐ như thế nào phụ thuộc vào đặc điểm và yêu cầu quản lý của DN, nhằm thuận lợi cho công tác kế toán và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. 2.1.4 Tính giá tài sản cố định 2.1.4.1 Nguyên giá tài sản cố định Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. a. Tài sản cố định hữu hình - Tài sản cố định hữu hình mua sắm: Nguyên giá = Giá mua – Các khoản + Thuế (thuế không + Chi phí liên quan trực chiết khấu được khấu trừ) tiếp đến việc đưa TSCĐ giảm giá vào hoạt động - Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế: Nguyên giá = Giá thành thực tế TSCĐ + Chí phí lắp đặt chạy thử tự xây dựng hoặc tự chế - Tài sản cố định hữu hình mua dưới hình thức trao đổi + Trường hợp trao đổi không tương tự: Nguyên giá = Giá hợp lý của TSCĐ nhận về + Chi phí phát sinh đưa hoặc giá trị còn lại của TSCĐ TSCĐ vào hoạt động đem đi trao đổi điều chỉnh các khoản bù thêm hoặc nhận thêm + Trường hợp trao đổi tương tự: Nguyên giá = Giá trị còn lại của + Chi phí phát sinh để đưa TSCĐ đem trao đổi TSCĐ vào hoạt động - Tài sản cố định được tài trợ, biếu tặng Nguyên giá = Giá trị hợp lý ban đầu + Các chi phí liên quan trực tiếp để đưa TSCĐ vào hoạt động b. Tài sản cố định vô hình - Quyền sử dụng đất: Nguyên giá là toàn bộ chi phí thực tế chi trả để có quyền sử dụng đất (+) chí phí cho đền bù giải phóng mặt bằng. Trường hợp doanh nghiệp thuê đất thì tiền thuê đất được phân phối dần vào chi phí kinh doanh, không ghi nhận là TSCĐ vô hình. - Quyền phát hành: Nguyên giá là toàn bộ các chi phí doanh nghiệp chi ra để có quyền phát hành. - Bản quyền, bằng sáng chế: Nguyên giá là toàn bộ các chi phí doanh nghiệp chi ra để có bản quyền, bằng sáng chế. - Nhãn hiệu hàng hóa : Nguyên giá là toàn bộ các chi phí doanh nghiệp chi ra để có nhãn hiệu hàng hóa. - Phần mềm máy vi tính: Nguyên giá là toàn bộ các chi phí doanh nghiệp chi ra để có phần mềm máy vi tính. - Giấy phép, giấy nhượng quyền: Nguyên giá là toàn bộ các chi phí doanh nghiệp chi ra để có giấy phép, giấy nhượng quyền. - Tài sản cố định vô hình khác: Nguyên giá là toàn bộ các chi phí doanh nghiệp chi ra để có TSCĐ vô hình khác. c. Tài sản cố định thuê tài chính Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính là giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản thì nguyên giá TSCĐ thuê tài chính được xác định theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. Tỷ lệ chiết khấu để tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài chính là lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê tài sản hoặc lãi suất ghi trong hợp đồng. 2.1.4.2 Khấu hao tài sản cố định Trong quá trình tham gia hoạt động SXKD, TSCĐ bị hao mòn dần. Có 2 loại hao mòn là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Hao mòn hữu hình là sự giảm dần về giá trị sử dụng do chúng được sử dụng trong sản xuất hặc do tác động của các yếu tố tự nhiên như thời tiết, khí hậu… Hao mòn vô hình là sự giảm thuần túy về mặt giá trị của tài sản và nguyên nhân chính là do tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Để tiến hành thu hồi lại giá trị của TSCĐ do sự hao mòn trên cần phải tiến hành trích khấu hao TSCĐ. Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ dần giá trị TSCĐ vào chi phí SXKD theo thời gian sử dụng TSCĐ. Công tác khấu hao vô cùng quan trọng vì vậy việc tính khấu hao phải đảm bảo chính xác và giá trị khấu hao phải phù hợp với mức độ hao mòn TSCĐ. Mỗi doanh nghiệp thực hiện phương pháp khấu hao TSCĐ riêng tùy thuộc yêu cầu của công tác quản lý TSCĐ. Ở nước ta theo quy định tại QĐ 206/2003/QĐ- BTC thì có 3 phương pháp khấu hao được thực hiện tại các doanh nghiệp là khấu hao theo đường thẳng, khấu hao theo số dư giảm dần và khấu hao theo sản lượng. a. Phương pháp khấu hao theo đường thẳng Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ = Thời gian sử dụng (năm) Nguyên giá của TSCĐ Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán nhưng nhược điểm là thu hồi vốn chậm, không khắc phục được tổn thất do hao mòn vô hình. b. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh Tài sản cố định trích khấu hao theo phương pháp này phải thỏa mãn đồng thời cả hai điều kiện: - Tài sản cố định đầu tư mới - Là các thiết bị, máy móc, dụng cụ làm việc đo lường thí nghiệm Công thức tính khấu hao như sau: Mức khấu hao Giá trị Tỷ lệ khấu hao của Hệ số hàng năm = còn lại X TSCĐ theo phương X điều của TSCĐ của TSCĐ pháp đường thẳng chỉnh Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng TSCĐ như sau: - Thời gian sử dụng đến 4 năm: Hệ số điều chỉnh = 1,5 - Thời gian sử dụng từ 4- 6 năm: Hệ số điều chỉnh = 2 - Thời gian sử dụng trên 6 năm: Hệ số điều chỉnh = 2,5 c. Phương pháp khấu hao theo sản lượng Phương pháp này thích hợp với các TSCĐ sử dụng trong SXKD thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau: - Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm - Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản xuất sản phẩm theo công suất thiết kế. - Công suất sử dụng thực tế bình quân trong năm tài chính đạt không thấp hơn 50% công suất thiết kế. Xác định mức trích khấu hao trong năm của TSCĐ theo công thức dưới đây: Mức trích khấu Số lượng sản phẩm Mức trích khấu hao hao hàng năm = sản xuất X bình quân tính cho của TSCĐ trong năm 1 đơn vị sản phẩm Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm = Sản lượng theo công suất thiết kế Nguyên giá của TSCĐ Trong đó: 2.1.4.3 Giá trị còn lại của tài sản cố định Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị khấu hao tích lũy Giá trị còn lại cho ta biết số tiền còn lại tiếp tục thu hồi dưới hình thức khấu hao là căn cứ để lập kế hoạch đổi mới TSCĐ. 2.2 Nội dung chủ yếu của kế toán tài sản cố định 2.2.1 Chứng từ kế toán sử dụng Thông tin tình hình biến động của TSCĐ phục vụ cho công tác kế toán TSCĐ được thể hiện trước hết trên các chứng từ kế toán. Chứng từ là căn cứ pháp lý cho việc ghi chép và kiểm tra mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Vì vậy kế toán cần lập, luân chuyển và xử lý tình hình tăng, giảm TSCĐ để phục vụ kịp thời cho việc ghi sổ kế toán. Trong công tác hạch toán TSCĐ cần sử dụng 2 loại chứng từ sau đây: 1) Chứng từ mệnh lệnh Chứng từ mệnh lệnh là các quyết định đầu tư hay điều động tài sản, quyết định thanh lý hay nhượng bán, yêu cầu mua sắm TSCĐ 2) Chứng từ thực hiện bao gồm: - Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01- TSCĐ) - Thẻ TSCĐ (Mẫu số 02- TSCĐ) - Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 03- TSCĐ) - Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (Mẫu số 04- TSCĐ) - Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu số 05 - TSCĐ) Mức trích khấu hao trung bình hằng năm của TSCĐ = Thời gian sử dụng (năm) Nguyên giá của TSCĐ Ngoài ra, tùy trường hợp cụ thể mà có thể phát sinh những chứng từ khác có liên quan (hóa đơn mua bán TSCĐ, hóa đơn chi phí vận chuyển lắp đặt, giấy báo nợ, giấy báo có…) 2.2.2 Kế toán chi tiết tài sản cố định Kế toán chi tiết TSCĐ được thực hiện thông qua việc đánh số TSCĐ và mở sổ theo dõi từng TSCĐ ở các bộ phận của doanh nghiệp. - Đánh số TSCĐ: là việc quy định cho mỗi TSCĐ một số hiệu tương ứng theo những quy tắc nhất định. Đánh số TSCĐ thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý TSCĐ. - Mở sổ hoặc thẻ chi tiết theo dõi TSCĐ: căn cứ vào các chứng từ gốc ban đầu như biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ và một số chứng từ kế toán khác, kế toán viên phụ trách phần hành TSCĐ có trách nhiệm theo dõi, ghi chép đầy đủ tình hình biến động tăng, giảm của từng loại TSCĐ trong suốt quá trình sử dụng. 2.2.3 Kế toán tổng hợp tài sản cố định 2.2.3.1 Kế toán tổng hợp tăng, giảm tài sản cố định a. Tài khoản sử dụng Hệ thống Tài khoản sử dụng hạch toán TSCĐ bao gồm những TK sau: * TK 211 - TSCĐ hữu hình TK 211 dùng để phản ánh nguyên giá của toàn bộ TSCĐ hữu hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hiện có và biến động tăng giảm trong kỳ. Bên Nợ: phản ánh các nghiệp vụ làm tăng TSCĐ hữu hình theo nguyên giá. Bên Có: phản ánh các nghiệp vụ làm giảm TSCĐ hữu hình theo nguyên giá. Dư Nợ : nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có. TK TSCĐ hữu hình được chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2: - TK 2111: Nhà cửa, vật kiến trúc - TK 2112 : Máy móc, thiết bị - TK 2113: Phương tiện vận tải, truyền dẫn - TK 2114: Thiết bị, dụng cụ quản lý - TK 2115: Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm - TK 2118: TSCĐ khác * TK 212 - TSCĐ thuê tài chính (Tại công ty cổ phần Phước Vĩnh không có TSCĐ thuê tài chính, do đó trong phần Lý luận về kế toán TSCĐ này chúng tôi xin phép không trình bày). * TK 213 - TSCĐ vô hình: phản ánh giá trị và tình hình biến động của TSCĐ vô hình tại đơn vị theo nguyên giá và có kết cấu tương tự TCSĐ hữu hình. TK 213 có 7 tài khoản cấp 2: - TK 2131: Quyền sử dụng đất - TK 2132: Quyền phát hành - TK 2133: Bản quyền, bằng sáng chế - TK 2134: Nhãn hiệu hàng hóa - TK 2135: Phần mềm máy vi tính - TK 2136: Giấy phép và giấy phép nhượng quyền - TK 2138: TSCĐ vô hình khác * TK 214- Hao mòn TCSĐ: phản ánh giá trị hao mòn của toàn bộ TSCĐ hiện có tại doanh nghiệp. Bên Nợ: phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm giảm giá trị hao mòn TSCĐ. Bên Có: phản ánh các nghiệp vụ làm tăng gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_van_nop_khoa_tscd_phuoc_vinh_3793.doc
Tài liệu liên quan