MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG 6
LỜI MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG I 9
NHTM VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM 9
1.1 NHTM 9
1.1.1 Khái niệm về NHTM 9
1.1.2 Các hoạt động cơ bản của NHTM 9
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 9
1.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn 10
1.1.2.3 Các hoạt động khác 10
1.2 Vốn và hoạt động huy động vốn của NHTM 10
1.2.1 Khái niệm về nguồn vốn huy động của NHTM 10
1.2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHTM 11
1.2.2.1 Tiền gửi (ký thác) 11
1.2.2.2 Phát hành chứng từ 13
1.2.2.3 Đi vay 14
1.2.3 Sự cần thiết phải tăng cường huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM 16
1.3 Huy động tiền gửi tiết kiệm của NHTM 17
1.3.1 Khái niệm và ý nghĩa tiền gửi, tiết kiệm 17
1.3.2 Phân loại tiền gửi tiết kiệm 17
1.3.2.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 17
1.3.2.2 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 18
1.3.2.3 Tiền gửi tiết kiệm khác 18
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn và hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm 18
1.4.1 Nhân tố môi trường 18
1.4.2 Nhóm nhân tố thuộc chính sách Nhà nước 18
1.4.3 Nhóm nhân tố thuộc khách hàng 19
1.4.4 Nhóm nhân tố thuộc ngân hàng 20
1.5 Một số quy định về huy động tiền gửi tiết kiệm 20
1.5.1 Các thể thức tiết kiệm 20
1.5.2 Đối tượng phạm vi áp dụng 20
1.5.3 Quy chế bảo hiểm tiền gửi 21
CHƯƠNG II: 25
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG TIỀN GỬI, TIẾT KIỆM TẠI NH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI 25
2.1 Khái quát về NH Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai 25
2.1.1 Tổng quan qua 30 năm hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai 25
2.1.1.1 Giai đoạn 1977 – 1980 25
2.1.1.2 Giai đoạn 1981 – 1990 25
2.1.1.3 Giai đoạn 1990 – 2000 (10 năm đổi mới) 26
2.1.1.4 Giai đoạn từ 2001 đến nay 28
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy của NH Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai 29
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai: 31
2.2.1 Tình hình về nguồn vốn và sử dụng vốn 31
2.2.1.1 Tình hình chung về nguồn vốn 31
2.2.1.2 Tình hình huy động vốn 34
2.2.1.3 Tình hình chung về hoạt động tín dụng 36
2.3 Tình hình huy động tiền gửi, tiết kiệm tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai 39
2.3.1 Huy động tiền gửi dân cư tại NH 39
2.3.2 Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH 40
2.3.2.1 Hình thức huy động tiết kiệm tại NH 40
2.3.2.2 Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH 41
2.3.3 Đánh giá công tác huy động tiền gửi tiết kiệm 50
2.3.3.1 Những kết quả đạt được 50
2.3.3.2 Một số hạn chế NH còn gặp phải trong công tác huy động vốn 51
2.3.3.3 Những khó khăn và thuận lợi của NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai trong việc huy động nguồn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng 52
2.3.3.4 Những khó khăn mà NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai còn vướng mắc: 54
CHƯƠNG III: 55
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI 55
3.1. Không ngừng phát huy uy tín của ngân hàng - nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng 55
3.2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác marketing 56
3.3. Tích cực tìm kiếm nguồn tiền gửi nhàn rỗi từ công chúng 58
3.4. Tăng cường đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng: 59
3.5. Cải tiến và đổi mới công nghệ ngân hàng 61
3.6. Tăng cường công tác tư vấn để giúp người dân thay đổi thói quen cất giữ tiền tại nhà 62
3.7. Đa dạng hoá các hình thức tiền gửi tiết kiệm trong dân 62
3.8 Một số kiến nghị 64
3.8.1 Kiến nghị đối với NHNN 64
3.8.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 64
KẾT LUẬN 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13183 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp vụ bảo lãnh.
+ Được nhận làm đại lý hay liên doanh với các khách hàng, tổ chức tài chính.
+ Ngoài ra còn được thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh khác do Tổng giám đốc giao trong phạm vi điều lệ hoạt động của mình.
Và từ đó đến nay, để thích ứng với cơ chế thị trường hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển luôn được bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ thông qua các Quyết định sau: “Quyết định số 249 QĐ-NH5 ngày 11/11/1992 của Thống đốc NHNN phê duyệt Điều lệ sửa đổi bổ sung của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thay thế Điều lệ được ban hành ngày 26/11/1990 và kể từ ngày 01/01/1995 thực hiện Quyết định số 293 QĐ/NH9 của Thống đốc NHNN ngày 18/11/1994 thì Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việt Nam thực sự chuyển sang hoạt động kinh doanh như một Ngân hàng thương mại”.
Thành quả tổng quan trong 10 năm đổi mới của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Nai là đạt được tốc độ tăng trưởng cao (tổng tài sản tăng bình quân 22%/năm); tăng trưởng nguồn vốn huy động tại chỗ (tăng khoảng 80 lần) để mở rộng tín dụng vừa phục vụ phát triển kinh tế vừa (dư nợ cho vay tăng 23 lần) góp phần thực hiện chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát, vừa đa dạng hóa tín dụng vừa không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng. Tích mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động, nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng trên các lĩnh vực quản lý ngân hàng và phục vụ khách hàng bằng việc thường xuyên cải tiến quy trình quản lý và không ngừng đổi mới công nghệ.
2.1.1.4 Giai đoạn từ 2001 đến nay
Trong giai đoạn chuyển giao giữa 2 thế kỷ, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Đồng Nai thực hiện mục tiêu do BIDV hoạch định trong KH 3 năm 1991 – 2001 là: “Vừa kế thừa và phát huy truyền thống, vừa tạo được những yếu tố đột phá trên nhiều bình diện về năng lực tài chính, về công nghệ, về tổ chức, cán bộ và quản trị điều hành hướng đến chuẩn mực thông lệ và hiện đại”.
Về công nghệ: sau nhiều năm tập trung nhân lực, vật lực Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Nai đã hoàn thành công tác hiện đại hóa đúng theo tiến độ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam góp phần hình thành nền móng công nghệ cơ bản cho một ngân hàng hiện đại, đa năng, tạo ra bước phát triển mới về chất lượng dịch vụ, về ứng dụng công nghệ hiện đại trong các hoạt động nghiệp vụ cũng như công tác quản trị điều hành.
Kết quả quan trọng trong 5 năm tiếp tục đổi mới một cách toàn diện, mạnh mẽ là tất cả các chỉ tiêu đều có mức tăng trưởng cao: trong đó tổng tài sản tăng 119%; dư nợ cho vay tăng 107%, đặc biệt là nguồn vốn huy động tại chỗ tăng 252%; thu dịch vụ tăng gấp 5 lần so với năm 2000. Chi nhánh cũng đã hoàn thành cơ bản việc xử lý nợ xấu, cơ cấu lại tài sản, chất lượng tín dụng được nâng cao chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu nhỏ năm trong phạm vi cho phép (dưới hơn 5%). Về đánh giá xếp nhiều năm liền Chi nhánh đều được trung ương đánh giá xếp loại là đơn vị hoàn thành xuất sắc toàn diện nhiệm vụ được giao, được nhận bằng khen của Thống đốc và cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh.
Về mô hình hoạt động và mạng lưới kinh doanh hiện nay trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm, sáp nhập, hợp tan, cho đến nay, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Nai đang từng bước hoàn thiện mô hình hoạt động theo hướnh đa năng: vừa cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán buôn, bán lẻ vừa cung cấp các dịch vụ cho hoạt động của thị trường theo mô hình của một tập đoàn ngân hàng tài chính hiện đại. Hiện tại Chi nhánh với biên chế 100 cán bộ hoạt động theo mô hình tổ chức gồm có 9 phòng nghiệp vu tại Hội sở tỉnh, 2 phòng giao dịch và 3 điểm giao dịch đang cung cấp các loại dịch vụ: tín dụng, bảo lãnh, chuyển tiền, thanh toán trong nước và quốc tế, kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ đại lý cho công ty bảo hiểm, chi trả kiều hối, dịch vụ chi trả lương, dịch vụ ngân quỹ tại doanh nghiệp, thẻ ATM, dịch vụ BSMS…Nhìn chung các loại dịch vụ do Chi nhánh đang cung cấp được khách hàng đánh giá cao, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an toàn.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy của NH Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai
CHI NHÁNH ĐỒNG NAI
BAN GIÁM ĐỐC
KHỐI TÁC NGHIỆP
KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ
KHỐI TRỰC THUỘC
KHỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG
P.QUAN HỆ KHÁCH HÀNG DN1
P.QUAN HỆ KHÁCH HÀNG DN2
P.QUAN HỆ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO
P.QUẢN TRỊ TÍN DỤNG
P.QUẢN LÝ VÀ DỊCH VỤ NGÂN QUỸ
P.GIAO DỊCH KHÁCH HÀNG
P.TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
P.TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
P.KẾ HOẠCH TỎNG HỢP
P.GIAO DỊCH TAM HIỆP
P.GIAO DỊCH THANH BÌNH
P.GIAO DỊCH ĐỒNG KHỞI
QUỸ TIẾT KIỆM SỐ 3
P.QUẢN LÝ RỦI RO
- Phòng quan hệ khách hàng: chịu trách nhiệm về mặt tìm kiếm, thu hút khách hàng, tiếp xúc khách hàng và thực hiện marketing khách hàng.
- Phòng quản trị tín dụng: thực hiện việc cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ. Đảm nhận việc tư vấn cho khách hàng trong hoạt động tín dụng và ủy thác đầu tư theo các quy định.
- Phòng quản lý và dịch vụ ngân quỹ: nhiệm vụ chính là quản lý việc thu, chi các quỹ lương…
- Phòng giao dịch khách hàng: quản lý các quỹ tiết kiệm, chức năng huy động vốn và cho vay cầm cố các chứng từ có giá.
- Phòng quản lý rủi ro: quản lý, giám sát việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Chi nhánh.
- Phòng tài chính kế toán: phòng này làm nhiệm vụ ghi chép lại, thực hiện hạch toán kế toán để phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời mọi hoạt động kinh doanh và các nghiệp vụ phát sinh tại Sở. Lập các bảng Báo cáo tài chính, Báo cáo kế toán với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo những quy định hiện hành và cung cấp số liệu báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của ban lãnh đạo.
- Phòng tổ chức hành chính: thực hiện việc tổ chức, quản lý cán bộ, tuyển chọn công nhân viên…
- Phòng kế hoạch – tổng hợp: thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của địa phương, về đối tác, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai:
2.2.1 Tình hình về nguồn vốn và sử dụng vốn
2.2.1.1 Tình hình chung về nguồn vốn
Nguồn vốn là cái ban đầu mà bất cứ một nhà kinh doanh nào cũng cần phải có để thực hiện những ý đồ mà mình muốn thực hiện. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì yếu tố cạnh tranh là một trong những yếu tố hàng đầu không thể thiếu được. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có rất nhiều NH đang hoạt động, chưa kể đến sự sắp ra đời một số các NH sẽ được hoạt động tại đây khi Việt Nam thực hiện các cam kết như đã kí kết theo các hiệp định thương mại. Như vậy hoạt động kinh doanh của BIDV Đồng Nai trong thời gian tới cũng gặp không ít khó khăn, để tăng cường năng lực cạnh tranh của mình thì NH cần có một nguồn vốn ổn định để mở rộng qui mô kinh doanh của mình, đây là nhiệm vụ quan trọng mà NH sẽ thực hiện trong thời gian tới. Trước tiên ta sẽ xem xét diễn biến của nguồn vốn tại BIDV Đồng Nai trong thời gian qua đã có những biến động gì theo sự phát triển của xã hội.
Bảng 1: Cơ cấu của nguồn vốn tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai qua 3 năm 2008 – 2010
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
chênh lệch 09/08
chênh lệch 10/09
số tiền
%
số tiền
%
Vốn huy động
102.766,08
144.937,12
208.721,03
42.171,04
41,04
63.783,91
44,01
Các khoản vay
9.251
10.711
12.699
1460,00
15,78
1.988,00
18,56
Thanh toán vốn
29.313
32.012
25.890
2699,00
9,21
(6.122,10)
(19,12)
Tài sản nợ khác
14.529
15.021
17.210
492,00
3,39
2.189,10
14,57
Tổng cộng
155.859,08
202.681,12
264.520,03
46.822,04
30,58
61.838,91
30,51
(Nguồn: phòng kế hoạch-tổng hợp)
Qua bảng số liệu trên có thể thấy nguồn vốn của Chi nhánh có được không chỉ từ nguồn huy động của cá nhân và tổ chức kinh tế mà còn từ nhiều nguồn khác
như là các khoản vay, các khoản điều chuyển từ ngân hàng mẹ, các tài sản nợ khác
Trong năm qua bên cạnh sự gia tăng tính mở rộng đầu tư tín dụng thì NH đã tăng cường công tác huy động để đáp ứng nguồn vốn cho vay. Kết quả nguồn vốn huy động tại NH năm 2010 là 264.520,03 triệu đồng, chiếm đến 78,91% đây là một tỷ trọng khá cao. Như vậy có thể nhận thấy nguồn vốn huy động của NH năm 2010 đã tăng hơn năm 2009 là 44,01% tương ứng với số tuyệt đối là 63.783,91 triệu đồng. Với sự tăng lên nhanh chóng của vốn huy động như vậy đã góp phần làm cho nguồn vốn tại NH tăng lên tương đương.
Năm 2009 qui mô của các khoản vay tại NH là 10.711 triệu đồng chiếm 5,28%, sang năm 2010 thì khoản vốn vay này giảm xuống còn 4,8% ứng với số tiền là 12699 triệu đồng với tốc độ tăng so với năm 2009 là 18,56%. Qua đây cho thấy ngoài nguồn vốn huy động thì NH còn cần có nguồn khác nữa để đảm bảo cho khả năng mở rộng nguồn vốn đáp ứng cho hoạt động cho vay của mình.
Trong năm 2009 thanh toán vốn tại NH chiếm 15,79% trong tổng nguồn vốn tại NH tương ứng với số tiền là 32.012 triệu đồng. Sang năm 2010 thì chỉ tiêu này giảm xuống mức 25.890 triệu đồng chiếm 9,79%, như vậy có thể thấy trong năm 2010 vừa qua lượng vốn do NH mẹ chuyển về cho NH đã ít đi. Điều đó phản ánh được thực trạng của NH đã dần dần làm chủ được nguồn vốn của mình, tiến tới sử dụng nguồn vốn huy động để đáp ứng các hoạt động của NH.
2.2.1.2 Tình hình huy động vốn
Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai qua 3 năm 2008 – 2010
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
chênh lệch 09/08
chênh lệch 10/09
số tiền
%
số tiền
%
Nguồn vốn huy động
102766
144937
208721
42171
41,04
63784
44,01
Tiền gửi thanh toán
10644,82
11755,63
12520,47
1110,81
10,44
764,84
6,51
TGTK
113297,27
131751,37
195699,22
18454,1
16,29
63947,85
48,54
Ký quỹ
1273
1430
501,3
157
12,33
(928,7)
(64,94)
(Nguồn: phòng kế hoạch – tổng hợp)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của chi nhánh năm 2010 tăng so với năm 2009. Tính đến cuối năm 2010 là 208721 triệu đồng, tăng về tuyệt đối 63784 triệu đồng, tương đương tăng 44,01% so với năm 2009. Tuy nhiên mức tăng này là khá thấp so với năm 2009 (tăng 76,72% so với năm 2008). Điều này một phần là do những khó khăn về môi trường kinh tế xã hội không thuận lợi trong năm 2010, một phần là do sự cạnh tranh của các NH khác. Tuy nhiên với tổng nguồn vốn huy động được năm 2010 đạt 208721 triệu đồng được xem là một thành công của chi nhánh trong thời điểm hiện nay.
Nhìn vào tỷ trọng của các loại nguồn vốn huy động ta thấy, trong năm 2010 tỷ trọng của nguồn vốn huy động có sự thay đổi lớn so với năm 2009. Trước hết là tiền gửi tiết kiệm. Lượng tiền gửi tiết kiệm năm 2010 đạt 195699,22 triệu đồng, tăng về tuyệt đối 63947,85 triệu đồng, tương ứng tăng 48,54% so với năm 2009. Nguyên nhân là do trong thời gian đầu năm 2010, lãi suất của chi nhánh tăng cao khiến người dân gửi tiền tiết kiệm nhiều hơn. Chi nhánh cũng đã chú trọng trong việc đổi mới cung cách phục vụ, rút ngắn thời gian trong mỗi lần giao dịch với khách hàng, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mại…Qua đó kích thích người dân đến gửi tiền ở chi nhánh nhiều hơn.
Trong năm vừa qua chi nhánh duy trì lượng tiền gửi thanh toán đạt 12520,47 triệu đồng, tăng về tuyệt đối là 764,84 triệu đồng, tương đương tăng 6,51% so với năm 2009. Đây là mức tăng trưởng khá thấp. Điều này được giải thích là do KH vẫn chưa có thói quen sử dụng tiền gửi thanh toán, lượng giao dịch tiền mặt trong dân cư vẫn còn rất cao. Chi nhánh cần phải chú trọng đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền… hơn nữa nhằm thu hút hình thức tiền gửi này. Hơn nữa việc chi nhánh chưa có nhiều quan hệ với các doanh nghiệp lớn, các KH tiềm năng cũng là một cản trở trong việc thu hút lượng tiền gửi thanh toán tại chi nhánh.
Lượng tiền ký quỹ năm 2010 chỉ đạt 50,3 triệu đồng, giảm đến 65% so với năm 2009, tương đương giảm về tuyệt đối là 928,7 triệu đồng. Đây là một thực tế khách quan do tình hình kinh tế không thuận lợi, DN hoạt động không hiệu quả… Tuy nhiên chi nhánh cũng cần phải chú trọng để nâng cao lượng tiền ký quỹ, tạo một nguồn huy động lâu dài cho chi nhánh.
2.2.1.3 Tình hình chung về hoạt động tín dụng
Hiện nay hoạt động tín dụng vẫn là một trong những hoạt động chủ yếu của các NHTM nói chung và BIDV Đồng Nai nói riêng. Vì vậy dựa vào kết quả của hoạt động cấp tín dụng, ta có thể phần nào đánh giá được hoạt động của NH trong thời gian qua và nhận ra một số xu hướng phát triển cho những năm sắp tới. Dựa vào bảng tình hình cấp tín dụng qua 2 năm 2009-2010, chúng ta có thể thấy được phần nào những điều đó.
Bảng 3: Tình hình chung về hoạt động tín dụng tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai qua 2 năm 2009 - 2010
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Tổng dư nợ cho vay
150975,8
100
158150,4
100
7174,6
4,75
Trong đó:
-Ngắn hạn
-Trung, dài hạn
83036,72
67939,13
55
45
88089,8
70060,65
55,7
44,3
5053,08
2121,52
6,08
3,12
Tổng dư nợ quá hạn
0
0
149
100
149
-
Trong đó:
-Ngắn hạn
-Trung, dài hạn
0
0
0
0
125
24
83,9
16,1
125
24
Tỷ lệ dư nợ quá hạn(%)
-
0,094
0,094
(nguồn: phòng kế hoạch-tổng hợp)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng dư nợ cho vay của chi nhánh năm 2010 đạt 158150,4 triệu đồng, tăng về tuyệt đối là 7174,6 triệu đồng, tương đương tăng 4,75% so với năm 2009. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2010 đạt 88089,8 triệu đồng, chiếm 55,7% trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh, tăng về tuyệt đối là 5053,08 triệu đồng, tương đương tỷ lệ tăng là 6,08% so với năm 2009. Dư nợ cho vay trung dài hạn năm 2010 đạt 70060,65 triệu đồng, chiếm 44,3% trong tổng dư nợ cho vay, tăng về tuyệt đối là 2121,52 triệu đồng, tương ứng tăng 3,12% so với năm 2009. Mặc dù tổng dư nợ cho vay năm 2010 tăng không nhiều so với năm 2009, tuy nhiên, trong tình hình kinh tế xã hội khó khăn như vừa qua thì có được kết quả này là thành tựu đáng khích lệ, đó là nhờ sự nổ lực phấn đấu của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên toàn chi nhánh.
Về dư nợ quá hạn: năm 2010 dư nợ quá hạn tăng so với năm 2009. Năm 2009 chi nhánh không có dư nợ quá hạn nhưng đến cuối năm 2010, dư nợ qúa hạn là 149 triệu đồng, trong đó dư nợ qúa hạn cho vay ngắn hạn là 125 triệu đồng, chiếm 83,9% trong tổng dư nợ qúa hạn của chi nhánh; dư nợ qúa hạn cho vay trung dài hạn là 26 triệu đồng, chiếm 16,1% tổng dư nợ qúa hạn của chi nhánh năm 2010. Sở dĩ dư nợ qúa hạn của chi nhánh năm 2010 tăng cũng là điều dễ hiểu. Trong năm qua, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam biến động phức tạp, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như đời sống dân cư. Chính điều này đã làm cho hoạt động thu nợ của chi nhánh gặp nhiều khó khăn, khả năng trả nợ của khách hàng giảm, do đó dư nợ qúa hạn của chi nhánh gia tăng. Vì vậy trong thời gian tới chi nhánh cần chú trọng hơn nữa đến chất lượng công tác thẩm định cũng như đẩy mạnh các biện pháp thu nợ để giảm thiểu dư nợ qúa hạn đến mức thấp nhất có thể.
2.3 Tình hình huy động tiền gửi, tiết kiệm tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai
2.3.1 Huy động tiền gửi dân cư tại NH
Tiền gửi dân cư chiếm 1 phần quan trọng trọng công tác huy động vốn của NH, nhất là đối với Chi nhánh thì nguồn tiền huy động chủ yếu là từ tiền gửi của dân cư. Phân tích bảng số liệu dưới đây sẽ cho ta thấy rõ hơn điều này.
Bảng 4: Tình hình huy động tiền gửi dân cư tại NH Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Đồng Nai qua 3 năm 2008 - 2010
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
chênh lệch 09/08
chênh lệch 10/09
số tiền
%
số tiền
%
TGTK
118,637
131.751
195.699,219
13114
11,05
63.948,219
48,54
TG thanh toán
107
125
477
18
16,82
352,00
281,60
Tổng cộng
118,744
131.876
196.176,22
13132
11,06
60.048,219
48,76
(Nguồn: phòng kế hoạch – tổng hợp)
Năm 2010 vừa qua chi nhánh huy động được tổng cộng 196.176,22 triệu đồng từ khu vực dân cư, trong đó lượng TGTK đạt 195.699,22 triệu đồng, chiếm 100% lượng TGTK huy động của chi nhánh. Qua đó cho thấy lượng TGTK của chi nhánh vẫn chỉ tập trung chủ yếu vào khu vực dân cư. Trong khi đó lượng tiền gửi thanh toán đạt 477 triệu đồng trên tổng số 12520,47 triệu đồng TGTT của toàn chi nhánh. Tuy đạt tốc độ tăng trưởng đến 281,6% so với năm 2009 nhưng lượng TGTT trong dân cư vẫn còn rất thấp. Điều này được giải thích là do các giao dịch thanh toán cá nhân qua NH vẫn chưa nhiều, người dân vẫn còn chưa hiểu rõ và sử dụng các dịch vụ thanh toán của NH. Chi nhánh cần tập trung đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền, phát tờ rơi… để khách hàng hiểu thêm về những ưu điểm của TGTT, qua đó nâng cao lượng tiền gửi huy động.
2.3.2 Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH
2.3.2.1 Hình thức huy động tiết kiệm tại NH
a. Các hình thức
Hiện nay NH đang huy động tiền gửi tiết kiệm dưới 2 hình thức: có kỳ hạn và không kỳ hạn.
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: có nhiều hình thức
- Tiền gửi tiết kiệm nhận lãi cuối kỳ.
- Tiền gửi tiết kiệm nhận lãi hàng tháng.
- Tiền gửi tiết kiệm nhận lãi hàng quý.
b. Tổ chức huy động
NH tổ chức huy động tiền gửi tiết kiệm từ các cá nhân, với nhiều hình thức quảng cáo như trên truyền hình, radio, poster…
NH nhận tiền gửi tiết kiệm bằng tiền mặt như VNĐ, USD.
Huy động từ tài khoản của khách hàng chuyển qua gửi tiết kiệm.
c. Quy trình hạch toán
- Hạch toán tiền gửi tiết kiệm bằng tiền mặt: KH điền thông tin gửi tiết kiệm và mẫu giấy gửi tiết kiệm có số hiệu Qt-01/TG-11.05. KH giao tiền cho nhân viên giao dịch kiểm tra. Sau khi nhân viên kiểm tra thông tin trên phiếu gửi tiền tiết kiệm và đếm tiền đầy đủ sẽ tiến hành hạch toán trên hệ thống TCBS (phần mềm máy tính trong NH) và in sổ, sau đó đưa cho KH ký xác nhận. Trên sổ có đầy đủ 2 chữ ký thì đưa cho kiểm soát viên kiểm tra rồi ký, sau đó giao cho KH.
- KH gửi tiền tiết kiệm từ tài khoản tiền gửi thanh toán tại NH: khách hàng điền vào giấy đề nghị chuyển khoản có số liệu rồi giao cho giao dịch viên, sau đó tiến hành hạch toán trên hệ thống TCBS bằng cách trích tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán chuyển qua làm số tiết kiệm rồi in sổ. Các quy trình sau tiến hành giống như hạch toán tiền gửi tiết kiệm bằng tiền mặt.
2.3.2.2 Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH
a. Biến động của tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền huy động
Bảng 5: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền huy động tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai qua 3 năm 2008 - 2010
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
chênh lệch 09/08
chênh lệch 10/09
số tiền
%
số tiền
%
TGTK bằng VNĐ
89671,7
96178,23
125247,5
6506,53
7,26
29069,27
30,22
TGTK bằng ngoại tệ (quy đồi)
29358,81
35572,77
70,451,719
6213,96
0,21
34878,95
98,05
Tổng cộng
119030,51
131751
195,699,219
12719,49
10,69
63948,22
48,54
(Nguồn: phòng kế hoạch – tổng hợp)
Bên cạnh việc huy động TGTK bằng VNĐ, NH cũng thực hiện huy động TGTK bằng ngoại tệ. Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy: năm 2009, lượng ngoại tệ huy động được chiếm khoảng 27%/ tổng số TGTK huy động được. Năm 2010 lượng ngoại tệ huy động được đạt 70.451,719 triệu đồng, chiếm đến 36% trong tổng vốn huy động, tăng đến 98,05% so với năm ngoái. Điều này có thể giải thích là do năm vừa qua tỷ giá ngoại tệ đã có sự biến động mạnh, lạm phát tăng cao làm đồng VN mất giá so với đồng ngoại tệ, dẫn đến lượng tiền gửi bằng VNĐ chỉ tăng 30,22%, đạt 125.247,5 triệu so với 96.178,23 triệu năm 2009.
b. Biến động của tiền gửi tiết kiệm theo thời gian gửi
Nguồn vốn huy động từ NH không phải bao giờ nó cũng đều đều với một mức nhất định mà nó cũng biến động theo chu kì. Thông thường, lượng TGTK thường tăng cao vào những tháng đầu năm, những tháng giữa năm lượng TGTK có dấu hiệu chững lại và tăng dần vào những tháng cuối năm. Qua bảng diễn biến nguồn TGTK theo thời gian tại BIDV Đồng Nai ta sẽ thấy rõ tính chất chu kì này hơn.
Bảng 6: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo thời gian gửi tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai qua 2 năm 2009 - 2010
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu thời gian
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch
Số tiền
TT(%)
Số tiền
TT(%)
Số tiền
TT(%)
Quý I
Tháng 1
8.169
6,2
13.308
6,8
5.139
62,91
Tháng 2
9.618
7,3
14.286
7,3
4.668
48,54
Tháng 3
10.408
7,9
17.026
8,7
6.617
63,58
Tổng
28.195
21,4
44.619
22,8
16.425
58,25
Quý II
Tháng 4
12.780
9,7
18.396
9,4
5.616
43,94
Tháng 5
13.702
10,4
19.961
10,2
6.259
45,68
Tháng 6
13.834
10,5
20.157
10,3
6.323
45,71
Tổng
40.316
30,6
58.514
29,9
18.198
45,14
Quý III
Tháng 7
13.175
10
19.766
10,1
6.590
50,02
Tháng 8
12.385
9,4
19.570
10
7.185
58,02
Tháng 9
11.067
8,4
19.374
9,9
8.307
75,06
Tổng
36.627
27,8
58.710
30
22.083
60,29
Quý IV
Tháng 10
10.672
8,1
14.677
7,5
4.006
37,53
Tháng 11
8.300
6,3
11.546
5,9
3.246
39,11
Tháng 12
7.642
5,8
10.176
5,2
2.535
33,17
Tổng
26.614
20,2
36.400
18,6
9.786
36,77
Tổng cộng
131.751
100
195.699
100
63.948
48,54
(Nguồn: phòng kế hoạch – tổng hợp)
Tỷ trọng
Từ bảng số liệu trên cho thấy rõ được sự biến động của TGTK tại Chi nhánh trong thời gian qua. Qua đây cũng nhận xét được rằng công tác huy động TGTK tại NH nó mang tính chất thời vụ rất cao, điều này được thể hiện như sau:
Nhìn vào bảng cho thấy nguồn huy động từ TGTK ở quý I năm 2009 là 28.195 triệu đồng chiếm 21,4 % trong tổng nguồn huy động. Mặc dù ở quý I này NH chưa có kế hoạch để triển khai huy động mà người dân vẫn tích cực đến gửi cho thấy NH đã đưa ra mức lãi suất có thể nói là thỏa đáng với mong muốn với người gửi. Sang quý I năm 2010 thì lượng tiền gửi này lại tăng lên và đạt 44.619 triệu đồng, với tốc độ tăng là 58,25% so với cùng kì năm trước. Đây là mức tăng trưởng rất cao.
Sang quý II: thì nguồn tiền gửi lại có xu hướng tăng lên. Đây là khoảng thời gian mà các nhà sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn rất lớn. Vì thế để có nguồn vốn cho vay Chi nhánh đã tăng cường huy động nguồn TGTK. Ở quý II năm 2009 NH huy động được 40.316 triệu đồng chiếm 30,6%. Đây là khoảng thời gian mà NH đang thiếu vốn vì thế mà NH tăng cường công tác huy động vốn của mình đặc biệt là nguồn TGTK. Ở quý II năm 2010 nguồn TGTK tại NH tăng lên với doanh số là 58.514 triệu đồng, như vậy so với cùng kì năm trước thì nó tăng 45,14%. Trong quý này ở cả hai năm thì lượng tiền gửi tăng đều qua các tháng, đỉnh điểm là tháng 6. Đây là thời gian mà các nhà kinh doanh đã bắt đầu mở rộng hoạt động sản xuất của mình.
Vào khoảng thời gian này trong năm 2008 lãi suất tăng cao nên thu hút rất nhiều người đến gửi tiền, gửi tiền vào NH có lợi nhiều hơn so với việc đầu tư vào các hình thức khác.
Qúy III: lúc này hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dần ổn định, nhu cầu vay vốn cũng giảm dần. Vì vậy mà NH cũng không tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động của mình như ở quý II nữa. Ở quý III năm 2009 nguồn tiền gửi này chiếm 27,8% tương ứng với doanh số của nó là 36.627 triệu đồng. Sang quý III năm 2010 thì nguồn tiền gửi này lại tăng lên 58.710 triệu đồng, chiếm 29,1% trong tổng nguồn TGTK. Như vậy so với năm 2009 thì nó lại tăng cả về tỷ trọng lẫn về qui mô doanh số của nó, với tốc độ tăng là 60,29%. Cho thấy NH rất thành công trong công tác huy động của mình.
Quý IV: Lượng tiền gửi ở quý này chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng nguồn TGTK so với các quý trong năm. Ở quý IV năm 2009 qui mô của nguồn TGTK tại NH là 26.614 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 20,2%. Nguồn TGTK ở quý IV năm 2010 lại tăng lên hơn quý IV năm 2009 và đạt 36.400 triệu đồng. So với năm 2009 thì nguồn TGTK tại NH ở quý này tăng lên 36,77% . Trong quý này thì nguồn tiền gửi có xu hướng giảm dần qua các tháng. Với tháng 10 thì lượng tiền gửi còn ở mức cao nhưng sang tháng 11,12 thì nó lại giảm đi. Đặc biệt ở tháng 12 thì lượng tiền gửi giảm hẳn đó là do tháng này các doanh nghiệp lại bắt đầu thanh toán các khoản nợ cho đối tác, cũng như thu nợ. Mặt khác các doanh nghiệp hầu như ngừng hẳn sản xuất cũng như nhập hàng, vì thế mà không có nhu cầu vay vốn. Do vậy mà về phía NH trong quý này hầu như không cần phải tăng cường huy động vốn. Ngoài ra đối với một số KH họ sẽ rút tiền ra để chi tiêu, hay thực hiện những dự định mà mình đã đưa ra bằng khoản tiền tiết kiệm này. Với một trong lí do đó góp phần làm cho lượng tiền gửi tại NH giảm đi.
c. Biến động của tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn
Bảng 7: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai qua 2 năm 2009 - 2010
Đvt: triệu đồng
Kỳ hạn
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
TGTK không kỳ hạn
TGTK kỳ hạn <12 tháng
TGTK kỳ hạn >12 tháng
7957,76
114979,1
8814,15
6,04
87,27
6,69
1232,91
193977,06
489,25
0,63
99,12
0,25
(6724,85)
78997,97
(8324,89)
(84,51)
68,71
(94,4493)
Tổng cộng
131.751
195.699,2
63948,22
48,54
(Nguồn: phòng kế hoạch – tổng hợp)
Thông thường kỳ hạn của các loại tiền gửi được chia ra 3 loại chính: TGTK không kỳ hạn, TGTK có kỳ hạn 12 tháng. Thời hạn của loại hình huy động TGTK ảnh hưởng rất lớn đến tỷ trọng của mỗi loại kỳ hạn trong tổng số TGTK
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai.doc