MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: LỜI GIỚI THIỆU 2
PHẦN 2: TÌNH HÌNH NCTN PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN THANH HOÁ TRONG THỜI GIAN QUA 3
2.1. Tình hình người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn Thanh Hoá - những số liệu phản ánh tình hình thu thập thông tin. 3
2.2. Thực trạng NCTN phạm tội trên địa bàn Thanh Hoá trong thời gian qua. 5
PHẦN 3: NGUYÊN NHÂN NCTN PHẠM TỘI. 6
3.1. Kết quả xử lý thông tin. 6
3.2. Nguyên nhân NCTN phạm tội. 8
3.3. Đặc điểm bản chất của vấn đề. 11
PHẦN 4: NHỮNG TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP PHƯƠNG HƯỚNG KHẮC PHỤC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA HẠN CHẾ NCTN PHẠM TỘI 14
4.1. Những tồn tại. 14
4.2. Giải pháp phương hướng khắc phục . 15
LỜI KẾT 20
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3735 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn Thanh Hoá và các biện pháp đấu tranh phòng chống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhiều lần khuyên con cái đôi khi gắt chửi Dũng cũng không nghe. Tối ngày 11/3/2006 khoảng 11h30’ đêm Dũng đi chơi về bà Hoa lúc này có gắt bảo “ Sao mi cứ như dứa, tau nói mi không nghe phải không...”. Quá trình mâu thuẫn giữa hai mẹ con diễn ra được 30 phút, Dũng không chịu được bỏ ra ngoài đi uống ruợu say về nhà khoảng 2h sáng, lúc này bà Hoa mẹ Dũng gắt, chửi to hơn, với tính khí nóng nảy bà Hoa đã cầm gậy lia vào người Dũng, lúc này Dũng đang trong cơn say cộng với bản chất côn đồ, lì lợm đã dùng gậy ( khúc gậy cây xoan) đập nhiều phát vào đầu và người bà Hoa dẫn đến việc bà Hoa đã chết khi đưa đi trên đường cấp cứu. Rõ ràng hành động này của Dũng hết sức nghiêm trọng, suy đồi về mặt đạo đức, ảnh hưởng xấu tới trật tự an ninh, sự bình yên của xóm làng. Với hành vi này Dũng (tên đầy đủ Lê Trọng Dũng - sinh 2/8/1991) đã bị khởi tố về tội danh giết người theo Điều 93 Bộ luật hình sự. Có thể nói đây là vụ án rất nghiêm trọng do người chưa thành niên gây ra hoặc vụ án xảy ra ngày 31/12/2005 do Lê Huy Hoàng sinh 20/2/1991 thực hiện. Nội dung vụ án như sau:
Ngày 31/12/2005 Hoàng Đang nằm ngủ tại nhà thì cháu Lê Văn Quang 4 tuổi ( em họ Hoàng) nhà bên cạnh sang chơi. Do có bực tức với cháu Quang từ trước về việc cháu Quang có chửi Hoàng khi Hoàng đi học về nên Hoàng đã đá túi bụi vào bụng cháu Quang. Cháu Quang ngất xỉu, Hoàng đã bế cháu Quang ra phía sau chuồng gà dùng gạch đá đập nhiều nhát vào đầu cháu Quang. Hậu quả cháu Quang chết ngay tại chỗ do chấn thương sọ não. Có thể nói có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới con đường phạm tội và cũng có rất nhiều lý do, biện pháp để hành vi phạm tội của một người được thực hiện nhưng có thể thấy đây là một vụ án nghiêm trọng do người chưa thành niên thực hiện, bản thân Hoàng là một học sinh nhưng trong việc làm của Hoàng đã thể hiện rõ bản chất, tính cách con người Hoàng. Hoàng đang là học sinh nhưng đã rất nhiều lần bị nhà trường xử lý kỷ luật, chơi bời cùng bạn bè xấu, đặc biệt môi trường gia đình Hoàng có thể nói không thể là nơi có thể toạ cho Hoàng môi trường tốt ( bố mẹ đã ly hôn, Hoàng sống với bà Ngoại). Tuy nhiên trong hành động này của Hoàng có thể thấy rõ tính cách bồng bột, hiếu động của con người trong độ tuổi mới lớn nói chung mà quan trọng còn có thể thấy môi trường gia đình, nhà trường - xã hội quan trọng như thế nào đối với các em. Với hành vi này Hoàng đã bị truy tố về tội danh giết người theo Điều 93 Bộ luật hình sự.
Có thể nói trong tổng số trên 140 vụ phạm tội do người chưa thành niên thực hiện, tham gia từ 1/2003 đến tháng 12/2006 thì tập trung nổi cộm nhất vẫn là các tội danh xâm phạm quyền sở hữu đặc biệt như tội cướp tài sản (trên 60 vụ). Có thể dẫn chứng một vài ví dụ điển hình như vụ án Nguyễn Anh Tuấn ở thành phố Thanh Hoá sinh 20/3/1992 đã chủ mưu cầm đầu 3 tên khác gọi điện cho taxi đến và điều đi đến đoạn đường vắng rồi thực hiện hành vi phạm tội cướp tiền, tài sản của lái xe, với thủ đoạn này chúng đã bị khởi tố về tội cướp tài sản (vụ án xảy ra ngày 20/8/2006. Đây là vụ án thể hiện tính chuyên nghiệp, có sự tính toán, thăm dò nắm tình hình trước. Mặt khác đây là các đối tượng tuy học sinh nhưng thường xuyên bỏ học, chơi bời, tụ tập do hết tiền tiêu sài chúng đã thực hiện hành vi này. Có thể nói nguyên nhân hết sức đơn giản của vụ án phạm tội nhưng hành động, thủ đoạn việc làm của chúng quả thật rất có tính chuyên nghiệp. Hay vụ trộm cắp tài sản do 3 tên Nguyễn Văn An, Nguyễn Văn Bình, Hoàng Văn Hùng đều sinh năm 1991 thực hiện. Ba đối tượng này đã gây ra hàng loạt vụ trộm cắp xe máy trên địa bàn thành phố Thanh Hoá từ suốt tháng 1 năm 2006 đến tháng 12/2006. Khi bị bắt các đối tượng này đã khai nhận tổng cộng đã thực hiện chót lọt tám vụ trộm cắp tài sản xe máy, đem đi tiêu thụ được 24 triệu đồng và đều đã dùng vào việc đánh bạc, nghiện hút ma tuý( Nguyễn Văn Bình) một trong ba đối tượng là con nghiện. Có thể nói đây là vụ án điển hình xảy ra trên địa bàn thành phố Thanh Hoá( các đối tượng bị bắt cùng ngày 20/12/2006 khi đang trộm cắp xe máy tại chợ vườn hoa). Các đối tượng đều ở độ tuổi vị thành niên ( cả ba đối tượng đã nghỉ học)
Khi phân tích đánh giá về các vụ án do người chưa thành niên thực hiện tham gia trong các vụ án về xâm phạm quyền sở hữu dù nhận thấy một điều cơ bản về tính chất, phương thức hoạt động của các đối tượng trong các vụ án đều mang những nét tương đồng chung so với các vụ án do người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn cả nước nhưng có một điều cần nhận thấy mà đặc biệt đã biểu hiện rõ trong các vụ án khi nghiên cứu, xem xét xảy ra trên địa bàn Thanh Hoá là bên cạnh nguyên nhân cũng như giải pháp cần đưa ra nhằm khắc phục tình hình người chưa thành niên phạm tội nói chung trên địa bàn cả nước thì mỗi địa phương nói riêng ( bao gồm cả Thanh Hoá) cần phải đưa ra những giải pháp riêng cụ thể phù hợp với từng địa phương trên cơ sở đường lối chung của cả nước bởi điều kiện kinh tế, xã hội, đời sống mỗi địa phương (bao gồm cả Thanh Hoá) là khác nhau. Có như vậy mới đạt được hiệu quả cao trong công tác phòng ngừa, đấu tranh người chưa thành niên phạm tội.
Qua một vài số liệu và ví dụ minh hoạ trên đây cho thấy tình hình người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn Thanh Hoá quả là một thực trạng đáng báo động. Đây là vấn đề đặt ra cho các cấp, các ngành, đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật hơn lúc nào hết cần có những biện pháp, chủ trương đúng đắn nhằm hạn chế, ngăn chặn tình hình người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn.
2.2. Thực trạng người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn Thanh Hoá trong thời gian qua.
Qua nghiên cứu hồ sơ các vụ án cũng như quá trình thu thập thông tin tại phòng thống kê Viện Kiểm sát tỉnh, có thể thấy một thực trạng đáng lo ngại về người chưa thành niên phạm tội xảy ra trên địa bàn Thanh Hoá tính từ tháng 1/2003 đến tháng 12/2006. Trên địa bàn Thanh Hoá đã xảy ra trên 140 vụ phạm tội do người chưa thành niên thực hiện tham gia ( thuộc thẩm quyền xử lý cấp tỉnh)
Trong tổng số 140 vụ phạm tội xảy ra thì chủ yếu tập trung vào một số loại tội như: Cướp tài sản (60 vụ) tội cố ý gây thương tích (10 vụ), tội hiếp dâm (7 vụ), tội vi phạm quy định điều khiển giao thông đường bộ (4 vụ) tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng an ninh quốc gia (3 vụ), tội mua bán trái phép chất ma tuý (5 vụ), tội trộm cắp tài sản (14 vụ)...
Trong tổng số trên 140 vụ phạm tội do người chưa thành niên thực hiện từ tháng 1/2003 đến tháng 12/ 2006 thì tổng số vụ án đã xét xử là 105 vụ.
Với những số liệu thống kê trên, rõ ràng Thanh Hoá đang đứng trước một thực trạng đáng lo ngại về tình hình người chưa thành niên phạm tội, những vụ phạm tội này đã ảnh hưởng đến an ninh trật tự, gây nên sự lo ngại cũng như sự bất bình trong nhân dân. Để khắc phục tình trạng trên cũng như đưa ra những biện pháp đấu tranh, phòng chống hữu hiệu nhất, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình hình trên.
PHẦN 3: NGUYÊN NHÂN NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI - ĐẶC ĐIỂM VÀ BẢN CHẤT CỦA VẤN ĐỀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI.
3.1. Kết quả xử lý thông tin:
Theo thống kê sổ thụ lý và sổ theo dõi kết quả xét xử cũng như công tác thống kê tại phòng thống kê Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh trong 4 năm trở lại đây ( từ 1/2003 đến 12/2006) tổng số vụ án do người chưa thành niên thực hiện tham gia bị khởi tố là trên 140 vụ. Tổng số này từ năm 2003 đến 2006 là khác nhau trong từng năm.
Năm 2003 là 29 vụ,
Năm 2004 là 35 vụ;
Năm 2005 là 37 vụ;
Năm 2006 là 41 vụ.
Khi xem xét về nhân thân, điều kiện hoàn cảnh, gia đình các em trong 140 vụ án cho thấy 39 bị can đang là học sinh có độ tuổi từ 15 đến 17, 10 bị can do mâu thuẫn gia đình bỏ đi lang thang; 20 bị can do gia đình vì điều kiện hoàn cảnh kinh tế phải bỏ học đi làm thêm để nuôi gia đình và bản thân.
Khi xem xét, nghiên cứu hồ sơ vụ án do người chưa thành niên thực hiện cho thấy độ tuổi người chưa thành niên phạm tội, mức độ phạm pháp là khác nhau, bên cạnh đó trình độ văn hoá của các em cũng khác nhau. Có thể dẫn chứng ví dụ điển hình trong bảng thống kê khởi tố, xử lý, xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội từ tháng 1/2005 đến tháng 12/2006 để khẳng định cho sự nhận định trên.
Tội danh theo quy định trong Bộ luật hình sự
Điều luật
Từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
Tổng số mới khởi tố
Đã thôi học
Đồng phạm với người lớn tuổi khác
Tổng số đã xử lý
Số truy tố
Tổng số đã xét xử
Cố ý gây thương tích
104
3
2
1
1
1
Hiếp dâm trẻ em
112
1
1
1
1
1
Cướp tài sản
133
29
9
26
25
25
25
Tàng trữ, vận chuyển mua bán trái phép chất ma tuý
194
1
1
Phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng an ninh quốc gia
231
1
1
1
1
1
Giết người
93
1
5
4
4
4
4
Cướp giật tài sản
136
1
Tổng cộng
2
41
17
26
32
32
31
( Bảng thống kê khởi tố, xử lý, xét xử sơ thẩm người chưa thành niên từ tháng 1 năm 2005 đến tháng 12 năm 2006 tại phòng thống kê Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hoá)
Đứng trước thực trạng đáng lo ngại về người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn Thanh Hoá thì công tác tìm hiểu những nguyên nhân cũng như điều kiện dẫn dắt người chưa thành niên vào con đường phạm tội càng trở nên quan trọng, để từ đó tìm ra những giải pháp hữu ích nhất, hạn chế tình hình người chưa thành niên phạm tội cũng như đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp vừa bảo đảm nguyên tắc nhân đạo trong xửt lý người chưa thành niên phạm tội vừa thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật.
3.2. Nguyên nhân người chưa thành niên phạm tội.
Qua nghiên cứu, phân tích nguyên nhân tình hình phạm tội nói chung, có thể nhận thấy tình hình phạm tội của người chưa thành niên trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá cũng không nằm ngoài những nguyên nhân chủ yếu chung của xã hội với những nguyên nhân sau:
3.2.1. Những yếu tố về gia đình:
Người chưa thành niên phạm tội trước hết do bị ảnh hưởng của yếu tố tiêu cực trong chính môi trường gia đình mà trực tiếp là ông, bà cha mẹ, anh chị em cùng chung sống. Ở đây nhiều phương pháp giáo dục không hợp lý, thiếu khoa học, những lối sống, đạo đức của chính một số thành viên trong gia đình đã góp phần quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách lệch lạc của trẻ em, đẩy họ vào con đường phạm tội. Phương pháp giáo dục như quá chiều chuộng hoặc ngược lại quá khắt khe, cư xử thô bạo, hắt hủi, xúc phạm làm cho chúng sợ hãi, xa lánh xã hội, bỏ học đi lang thang nên khi có điều kiện và những yếu tố tác động khác đã đẩy các em vào con đường phạm tội. Bên cạnh đó, yếu tố hoàn cảnh gia đình, đặc biệt là điều kiện kinh tế gia đình cũng là nguyên nhân dẫn tới con đường phạm tội ở người chưa thành niên. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ở nhiều vùng quê, đời sống kinh tế của các gia đình còn gặp rất nhiều khó khăn. Có 13 huyện miền núi, trong đó tất cả các huyện đều có các xã thuộc chương trình 135. Sinh ra trong điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn, các em phải sớm bỏ học, lao động nuôi sống bản thân và gia đình, sớm tiếp xúc với môi trường xã hội đầy những cạm bẫy mà bản thân các em chưa bao giờ từng trải. Chẳng hạn vụ Đới Văn Tứ ở Quảng Xương - Thanh Hoá do điều kiện hoàn cảnh gia đình em phải bỏ học đi bán băng đĩa bản thân trước khi thực hiện hành vi phạm tội em đang là học sinh chưa bao giờ có hành vi phạm tội, tuy nhiên do ảnh hưởng của môi trường mà em tiếp xúc với những thứ tệ nạn xã hội đã dẫn tới hành vi phạm tội giết người mà em thực hiện. Ví dụ trên đây không có nghĩa là phản ánh ra là để bao biện cho hành vi của em nhưng có thể thấy dù là con người trong sáng nhưng dưới sự ảnh hưởng của môi trường xấu cộng với điều kiện, yếu tố tiêu cực khác sẽ rất dễ làm con người ta thay đổi.
3.2.2. Công tác quản lý, giáo dục học sinh trong các nhà trường bị giảm sút.
Qua thống kê về lứa tuổi, học lực của trẻ em phạm tội thì đa phần có tới 80% các em phạm tội có học lực trước đó là yếu kém, chán học rồi dẫn đến bỏ học đi lang thang.
Qua khảo sát các em không có hứng thú để học tập, có mặc cảm với thầy cô giáo.... Lý do để các em có tâm lý chán học, học yếu, có mặ cảm thì nhiều xong rõ ràng hiện nay nhiều bất cập trong chất lượng giáo dục ở các nhà trường chưa phù hợp về phương pháp, nội dung giáo dục, chưa chú trọng vào các vấn đề thiết thực, bức xúc cần giải quyết ngay, chưa rèn luyện giáo dục cho học sinh nếp sống và làm việc theo pháp luật ngay trong nhà trường ( nhiều em phạm tội, không hề biết đó là hành vi phạm tội và bị xử lý nặng như vậy....)
Rõ ràng trình độ nhận thức thấp kém và lệch lạc về mọi mặt là yếu tố chiếm vị trí quan trọng đẩy các em đến con đường phạm tội, trong đó có vai trò của giáo dục nhà trường.
3.2.3. Những thiếu sót trong công tác quản lý, giáo dục của các tổ chức, các đoàn thể:
Nhiều thiếu sót trong công tác quản lý, giáo dục của các tổ chức xã hội, nhất là hoạt động đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và đội thiếu niên tiền phong trong thời gian qua còn nhiều yếu kém chưa thực sự làm tốt công tác giáo dục lý tưởng cộng sản chủ nghĩa cho người chưa thành niên, chưa thu hút được đông đảo số các em trong độ tuổi vào tham gia sinh hoạt tập thể.
Đa số người chưa thành niên phạm tội không sinh hoạt đội hoặc sinh hoạt mang tính hình thức. Các hình thức, nội dung sinh hoạt đội trong các nhà trường, ở khu phố chưa thiết thực, chưa gắn vào những vấn đề bức xúc mà cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày các em gặp phải. Vì vậy, chưa thu hút được số các em trong độ tuổi vào tổ chức của mình dẫn đến ý thức phấn đấu vươn lên của các em còn bị hạn chế, các em không muốn khép mình vào khuôn khổ, ý thức tập thể kém, nên khi gặp phải hoàn cảnh xấu tác động, bạn bè xấu rủ rê lôi kéo là dễ dàng có hoạt động phạm tội.
3.2.4. Sự tác động của những biểu hiện tiêu cực và tình trạng phạm pháp chung trong xã hội.
Những hiện tượng tiêu cực trong xã hội và tình trạng phạm pháp nói chung trogn xã hội cũng là những yếu tố không thể thiếu, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phạm tội của người chưa thành niên. Đó là sản phẩm văn hoá đồi truỵ, khêu gợi tình dục, bạo lực chém giết vẫn đang được lưu hành và phổ biến dưới nhiều hình thức. Thanh Hoá có gần 1000 đại lý được cấp giấy phép ( còn 450 điểm hoạt động) đại lý thấp nhất 500- 7000 băng, nhiều nhất là 2000 băng. Năm 1994 băng, ngoài danh mục là 40%. Năm 2004 kiểm tra 2 cửa hàng đã có 90% ngoài danh mục.
Cùng với văn hoá phẩm độc hại nói trên sự gia tăng nhanh chóng của Karaoke, đèn mờ, tắm hơi...cùng với đó tệ nạn ma tuý, cờ bạc cũng tác động không nhỏ đến người chưa thành niên. Mặt khác công tác đấu tranh chống tội phạm hình sự chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới. Vẫn còn để bọn tội phạm hình sự rủ rê, lôi kéo, xúi giục ép buộc các em là người chưa thành niên vào con đường phạm tội, làm cho tình hình trật tự xã hội phức tạp hơn.
3.2.5. ảnh hưởng của ĐKKT đối với hành vi phạm tội của người chưa thành niên.
Nguyên nhân khó khăn về kinh tế cũng tác động đến hoạt động phạm tội của người chưa thành niên. Do điều kiện hoàn cảnh sống khó khăn, một số em không có điều kiện ăn học hoặc không được đáp ứng nhu cầu tối thiểu về vật chất đã xô đẩy người chưa thành niên vào con đường lang thang, ăn xin gặp điều kiện xấu dễ dàng đi vào con đường phạm tội. Qua các vụ án về trộm cắp tài sản, cướp giết đa số các em phạm tội rơi vào hoàn cảnh trên.
Nhu cầu cao so với điều kiện kinh tế cho phép cũng là nhân tố đẩy các em vào con đường phạm tội. Trường hợp này thường dõi vào các em các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, thói quen hoang phó, ăn không ngồi rồi, quan niệm về giá trị lao động lệch lạc, khả năng tự kiềm chế kém...khi gặp phải hoàn cảnh khó khăn họ dễ đi vào con đường phạm tội.
3.2.6. Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, việc thực thi pháp luật chưa nghiêm minh.
Hệ thống pháp luật nước ta đang được bổ sung vào hoàn chỉnh, song quá trình hoàn thiện pháp luật xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay còn không ít sơ hở thiếu sót, hệ thống pháp luật hướng trực tiếp vào công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội còn chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, việc thực thi pháp luật cũng còn nhiều điều cần bàn tới, việc đưa pháp luật vào thực tiễn còn nhiều khó khăn.
3.2.7. Nguyên nhân chủ quan về phía người chưa thành niên phạm tội
Đó là những nguyên nhân về tâm sinh lý, ý thức...Đối với người chưa thành niên phạm tội, đặc biệt là đối với những người chưa thành niên có hành vi chiếm đoạt tài sản thường có những đòi hỏi quá cao so với sự đáp ứng bản thân và gia đình, đó là những nhu cầu ích kỷ về sự hưởng thụ, khi gia đình không đáp ứng được sẽ có hành vi phạm tội để thoả mãn nhu cầu.
Người chưa thành niên phạm tội có nhận thức xã hội trình độ văn hoá kém, hạn chế kiến thức về pháp luật ( so với các em cùng độ tuổi) cùng với lối sống ích kỷ, tự do vô kỷ luật...có quá trình suy thoái về đạo đức dài và thường bắt đầu từ những hành vi phạm pháp trong gia đình do đó mới đến các hành vi phạm tội ngoài xã hội.
3.3. Đặc điểm bản chất của vấn đề người chưa thành niên phạm tội:
- Hoạt động phạm tội có tính chất bồng bột, thiếu suy nghĩ chín chắn, dễ bị tác động. Khi phạm tội động cơ phạm tội của người chưa thành niên thường đơn giản, rõ ràng, kể cả các vụ trộm cắp đến các vụ án nghiêm trọng do các em gây ra. Tuy nhiên một số ít cũng có thủ đoạn hoạt động tinh vi xảo quyệt có ý thức chống đói cơ quan điều tra. Số này thường là các em phạm tội chịu sự chỉ đạo của bọn phạm tội lớn tuổi và đa số là các em sống ở thành phố, thị xã nơi hàng ngày tiếp xúc với mặt trái của xã hội.
- Hoạt động phạm tội của người chưa thành niên diễn ra nhanh gây án nhanh từ ý định phạm tội đến hoạt động phạm tội diễn ra nhanh chóng, thấy sơ hở, có điều kiện là tiến hành phạm tội ngay.
Trong các vụ án cố ý gây thương tích đa số là không có ý định từ trước, song mâu thuẫn nhau, xích mích hoặc chỉ cần có sự va chạm nhỏ là đã có hành vi xung đột, ẩu đả lẫn nhau.
Đối với loại án có tính chiếm đoạt tài sản hoạt động nhanh còn thể hiện ở các khâu tiêu thụ tài sản chếim đoạt được cũng hết sức nhanh chóng các vụ mà tài sản chiếm đoạt được sau khi chiếm đoạn được là tiêu sài ngay, ăn chơi chác táng ngay.
- Hoạt động có ổ nhóm, lưu động theo địa bàn thông đường sự tập hợp của các em ban đầu là bao gồm những em có cùng cá tính, sở thích hay nghịch ngợm thích xem phim trưởng...sự gắn bó trên cơ sở cùng hội cùng thuyền, trên cơ sở hứng thú, sở thích cá nhân mà không mang tính chỉ đạo chặt chẽ, vì vậy bản thân các ổ nhóm đó cũng không bền vững, mức độ liên kết không chặt chẽ.
- Hoạt động gây án của người chưa thành niên thường hay sử dụng vũ khí, phương tiện thô sơ, tự tạo như các loại dao găm, côn, lê, kiếm nhật... Trong một số vụ trộm cắp đã thấy cá em sử dụng kìm cộng lực để cắt khoá đột nhập vào lấy tài sản, ở các trường hợp thông thường là có sự chuẩn bị trước kể cả thăm dò nắm tình hình nơi địch đột nhập, quy luật đi lại và cả việc mua sắm phương tiện.
Tình trạng sử dụng bạo lực khi thực hiện hành vi phạm tội của người chưa thành niên đang có xu hướng gia tăng. Điều đó cho thấy tính chất nguy hiểm của hành vi cũng như sự manh động của các em trong độ tuổi chưa thành niên.
- Hoạt động phạm tội của người chưa thành niên còn có sự chỉ đạo của người lớn thậm chí có trường hợp bố mẹ xúi giục con cái, anh chị xúi giục em đi vào con đường phạm tội.
VD: Vụ Nguyễn Văn Sơn - TH Thanh Hoá (12/) đã chỉ đạo Hà Văn Công
tuổi cùng TP tổ chức thực hiện hành vi cướp tài sản của chị Nguyễn Thị Loan cùng Thành phố.
- Về giới tính: Đa số người chưa thành niên phạm tội là nam giới chiếu tỷ lệ cao.
- Về trình độ văn hoá: Đa số người chưa thành niên phạm tội có trình độ văn hoá cấp , cấp 2, cá biệt cò có em mù chữ, không biết viết, duy nhất chỉ biết ký tên của mình ( VD: vụ Nguyễn Thị Anh TP Thanh Hoá SN 1991 do mâu thuẫn đã dùng cuốc đập vào đầu bố đến chết.
Đa số các em phạm tội không chỉ nhận thức kém về văn hoá mà ý thức đối với cha mẹ, thầy cô giáo trong quá trình học tập cũng không được đằm thắm, đậm đà.
- Về độ tuổi phạm tội: số người chưa thành niên phạm tội chủ yếu rơi vào độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi.
- Về tính chất, mức độ phạm tội:
Qua nghiên cứu hồ sơ các vụ án thì đa số người chưa thành niên phạm tội đều có một quá trình suy thoái về đạo đức, nhân cách. Các em đều có những biểu hiện hư kéo dài. Về mức độ phạm tội của các em gây ra những hậu quả tác hại lớn cho xã hội.
- Điều kiện hoàn cảnh sống của người chưa thành niên trước khi phạm tội
Qua nghiên cứu hồ sơ các vụ án có người chưa thành niên tham gia thì trong số hơn 60 người chưa thành niên bị khởi tố tính đến 2005 có quan hệ nhân thân gia đình không tốt như cha mẹ làm nghề bất chính, cha mẹ nghiện rượu, cha mẹ có tiền án tiền sự, hoặc có anh chị đi tù....
PHẦN 4:
NHỮNG TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP, PHƯƠNG HƯỚNG KHẮC PHỤC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA HẠN CHẾ TÌNH HÌNH NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
4.1 Những tồn tại:
- Phong trào không được duy trì thường xuyên và đều dặn ở các địa phương.
- Sự phối kết hợp giữa các ngành, các cấp trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa còn chưa đồng bộ, chưa tạo thành khâu khép kín giữa gia đình nhà trường và xã hội trong quản lý giáo dục người chưa thành niên.
- Nhận thức của một số ngành đoàn thể về công tác phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội, còn chưa đúng mức, còn coi nhẹ công tác quản lý, giáo dục người chưa thành niên, chưa thấy hết được trách nhiệm của mình trong quản lý giáo dục người chưa thành niên.
- Cơ chế chỉ đạo công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và người chưa thành niên phạm tội nói riêng từ Trung ương đến địa phương chưa thực hiện nghiêm túc.
- Mối quan hệ giữa các chủ thể trong phòng ngừa, người chưa thành niên chưa nhịp nhàng ăn khớp, thể hiện ngay cả trong quan hệ giữa cấp ủy chính quyền và các đoàn thể . Chưa chủ động trong phối kết hợp.
- Nhà nước ban hành luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, song pháp luật trực tiếp hướng vào công tác phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội , còn chưa được hoàn thiện, thậm chí các văn bản dưới luật có tính pháp quy về phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội còn chưa đầy đủ.
- Nhận thức của một số lực lượng cán bộ chiến sĩ về công tác phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội còn chưa đúng mức, có người còn cho rằng chỉ cần làm tốt công tác đấu tranh chống tội phạm hình sự nói chung là sẽ loại trừ được hiện tượng người chưa thành niên phạm tội ra khỏi đời sống xã hội, chưa thấy hết được nét đặc trưng riêng của loại tội phạm này, phụ thuộc cả vào yếu tố tâm lý và lứa tuổi của các em.
- Thực tiễn tổ chức vận động quần chúng tham gia vào công tác phòng ngừa còn nặng nề về tuyên truyền, việc tập hợp quần chúng vào các tổ chức phòng ngừa và cơ chế để đảm bảo phát huy hết quyền làm chủ tập thể của quần chúng trong quản lý giáo dục người chưa thành niên, chưa huy động được đông đảo quần chúng tham gia xây dựng các công trình phúc lợi công cộng cho người chưa thành niên.
- Quản lý giáo dục các đối tượng ngoài xã hội còn thiếu sót, kể cả trong quản lý con người và quản lý các địa bàn trọng điểm nơi có người chưa thành niên thường xuyên tới đó tụ tập chơi bời và có hoạt động phạm tội. Đối với người chưa thành niên đi trường giáo dưỡng về, sự phối hợp thông báo qua nhà trường và địa phương nơi người chưa thành niên cư trú chưa làm thường xuyên.
- Các hình thức tổ chức để đưa người chưa thành niên vào sinh hoạt tập thể như: Lớp học tình thương, dạy nghề ở một số nơi còn chưa thu hút hết được người chưa thành niên có trong địa bàn do còn nhiều khó khăn về kinh phí, nhận thức của chính quyền còn hạn chế.
- Công tác xét xử các trường hợp người chưa thành niên phạm tội còn chưa có tòa án riêng, vì vậy chưa thấu hiểu cặn kẽ tâm lý của người chưa thành niên thực hiện tội phạm, nên khi lượng khung hình phạt còn máy móc, do đó tác dụng trong công tác giáo dục còn nhiều hạn chế. Đây là tồn tại, hạn chế của cả nước nói chung.
4.2. Đề xuất hướng khắc phục cụ thể nhằm hạn chế người chưa thành niên phạm tội ở Thanh Hóa.
Để ngăn chặn có hiệu qủa tình hình trẻ em phạm tội Đảng, nhà nước cần phải có một hệ thống giải pháp mang tính chiến lược, phải được phối hợp một cách đồng bộ trong quá trình thực hiện mới đạt được hiệu quả cao. Qua phân tích, nhận thức thực tiễn xin đề xuất một số giải pháp cụ thể sau:
4.2.1. Nhà nước cần ban hành văn bản pháp qui hoàn chỉnh dưới hình thức văn bản, nghị định của Chính phủ hoặc chương trình về "phòng chống tội phạm do người chưa thanh niên gây ra" nhằm tập trung thống nhất lực lượng, biện pháp đấu tranh hiệu quả cao.
a. Cơ sở lý luận và thực tiễn của giải pháp được xuất phát từ những vấn đề sau:
Đối với công tác phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội, muốn đạt được hiệu quả tốt đòi hỏi phải có đầy đủ pháp luật về lĩnh vực này nhằm giúp cho các chủ thể thực hiện phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội có căn cứ pháp lý để thực hiện nhiệm vụ theo chức năng của mình.
Thực hiện này cho thấy Việt Nam có rất nhiều pháp luật, song hệ thống pháp luật hướng trực tiếp và nghĩa vụ cho công tác tổ chức phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội, lại chưa đầy đủ một số văn bản pháp luật hình sự. Củng cố đề cập ở góc độ: Qui định tội phạm ở người chưa thành niên và đường lối xử lý khi họ phạm tội cũng như cải tạo, giáo dục họ khi họ phải chấp hành hình phạt tù... Việt Nam là mộ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tình hình người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn Thanh Hoá và các biện pháp đấu tranh phòng chống.doc