Chuyên đề Tình hình thực hiện luật thuế giá trị gia tăng của một số doanh nghiệp kinh doanh thương mại trên địa bàn Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG. 3

I. Sơ lược về thuế nhà nước: 3

1.Khái niệm về thuế: 3

2. Đặc điểm của thuế: 4

3.Phân loại thuế: 4

4. Các yếu tố cấu thành thuế: 5

5 Vai trò của thuế: 7

II.Thuế giá trị gia tăng ( GTGT ): 8

1. Khái niệm “giá trị gia tăng” và thuế GTGT : 8

2. Đối tượng nộp thuế và đối tượng tính thuế: 12

3. Căn cứ tính thuế GTGT: 13

4. Phương pháp tính thuế GTGT: 16

5. Đăng ký, kê khai, nộp thuế và quết toán thuế GTGT: 19

6. Miễn giảm thuế và hoàn thuế: 20

7. Khiếu nại và xử lý vi phạm: 21

8. Khen thưởng: 22

CHƯƠNG II

TÌNH HÌNH ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI VÀ QUYẾT TOÁN THUẾ CỦA DOANH

NGHIỆP KINH DOANH THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN

QUẬN HOÀN KIẾM – HÀ NỘI. 23

I. Đặc điểm kinh tế – xã hội và bộ máy quản lý thu thuế của chi cục thuế quận Hoàn Kiếm: 23

1. Đặc điểm kinh tế –xã hội: 23

2. Quá trình hình thành và chức năng của chi cục thuế Hoàn Kiếm: 24

3. Tổ chức bộ máy thu thuế ở chi cục thuế Quận Hoàn Kiếm: 25

4. Quá trình thay đổi về luật thuế GTGT gây ảnh hưởng khó khăn tới việc quản lý thu thuế của chi cục thuế Quận Hoàn Kiếm: 29

II. Tình hình đăng ký kê khai và quyết toán thuế GTGT của các hộ kinh doanh thương mại trên địa bàn quận Hoàn Kiếm trong thời gian qua. 31

1. Quy trình đăng ký, kê khai nộp thuế và thanh quyết toán thuế GTGT. 31

2. Tình hình nộp thuế GTGT phải nộp. 35

3. Thực trạng thanh quyết toán thuế GTGT. 40

4. Một số trường hợp vi phạm kỷ luật thuế 49

CHƯƠNG III

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT 59

I. Đánh giá những thuận lợi - vướng mắc trong việc áp dụng thuế GTGT ở các doanh nghiệp trên địa bàn Quận hoàn kiếm trong thời gian qua: 59

1. Những ưu điểm và thuận lợi: 59

2. Những vướng mắc và tồn tại cần giải quyết: 62

II. Một số ý kiến - đề xuất nhằm hoàn thiện luật thuế GTGT trong thời gian tới: 63

1. Về phía Nhà nước và ngành thuế: 64

2. Về phía doanh nghiệp: 68

KẾT LUẬN 70

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2188 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình thực hiện luật thuế giá trị gia tăng của một số doanh nghiệp kinh doanh thương mại trên địa bàn Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổ quản trị nhân sự, hành chính: Giúp ban lãnh đạo điều hành công tác tổ chức cán bộ, đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện cho việc thực hiện nhiệm vụ của toàn chi cục . ‚ 1 tổ kế hoạch – nghiệp vụ: Tham mưu cho lãnh đạo chi cục về việc xác định mức thuế ấn định, tiến hành điều tra các trọng điểm, nắm các chỉ tiêu quản lý thuế tổng hợp trên địa bàn quận để đánh giá tình hình quản lý, thu thuế hiện tại, đánh giá mức độ thất thu, dự kiến điều chỉnh mức thu cho thời gian tới…Lập sổ danh bạ đối tượng nộp thuế, tính thuế, tính nợ, tính phạt, nộp chậm, lập bộ thuế, ra thông báo thuế. Tổng hợp tình hình thu nộp thuế của các đối tượng nộp thuế để thông báo cho các đội thuế thực hiện đôn đốc, nhắc nhở nộp thuế. ‚ 1 đội khấu trừ: Quản lý đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. ‚ 1 tổ ấn chỉ: Quản lý biên lai ấn chỉ bán hoá đơn, sổ sách kế toán cho các đối tượng nộp thuế thuộc chi cục quản lý. * * Mô hình tổ chức bộ máy của chi cục thuế Quận Hoàn Kiếm được thể hiện qua sơ đồ sau: Tổ kế hoạch lập bộ Bảy đội quản lý phường chợ Tổ thanh tra kiểm tra Chi cục phó Bảy đội quản lý phường chợ Tổ ấn chỉ Hai trạm thu đầu mối lưu thông Tổ quản trị nhân sự hành chính Tổ nghiệp vụ Chi cục phó Phó Chi cục phó Chi cục trưởng Bảy đội quản lý phường chợ Đội khấu trứ 4. Quá trình thay đổi về luật thuế GTGT gây ảnh hưởng khó khăn tới việc quản lý thu thuế của chi cục thuế Quận Hoàn Kiếm: Thuế GTGT ở Việt Nam được tiến hành thí điểm từ tháng 9/1993. Qua một thời gian thực hiện, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam và chọn lọc những bài thành công, thất bại ở một số nước, dự thảo luật được xây dựng từ đầu năm 1995, được Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 11 thông qua vào giữa tháng 5/1997 đã được bắt đầu áp dụng chính thức trên cả nước từ 1/1/1999 Bên cạnh những thuận lợi thì thuế GTGT còn phát sinh nhiều vấn đề phát sinh khó xử đối với cơ quan thuế nói chung và chi cục thuế Quận Hoàn Kiếm nói riêng, của xã hội và đặc biệt đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trong bước ngưỡng chuyển đổi này. Trước sự thay đổi của luật thuế mới, ngành thuế cũng đã tổ chức lại bộ máy quản lý ở cục thuế, chi cục thuế để phù hợp với nghiệp vụ, kỹ thuật quản lý các loại thuế mới. Nếu như trước kia chi cục thuế quận Hoàn Kiếm quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế quốc doanh và các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh thì từ năm 1999 đến nay, thực hiện sự phân cấp quản lý đối tượng nộp thuế khi thực hiện luật thuế mới, chi cục chỉ chủ yếu quản lý thu thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Còn khu vực kinh tế quốc doanh và các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ do cục thuế thành phố Hà Nội quản lý thu thuế. Việc thay đổi tổ chức bộ máy quản lý thuế nêu trên đã giúp cho ngành thuế nắm chắc trên 90% số thu ở cục thuế đồng thời tạo điều kiện từng bước đưa công tác tin học vào quản lý thuế. Đặc biệt dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài Chính, chi cục thuế Quận Hoàn Kiếm đã có những bước nhằm tổ chức bộ máy, nghiệp vụ quản lý thuế. Cấp mã số cho đối tượng nộp thuế: việc cấp mã số cho đối tượng nộp thuế nhằm mục đích quản lý số lượng đối tượng nộp thuế và là khâu đầu trong công tác đưa tin học vào quản lý thuế. Cục thuế đã cấp mã số cho các cơ sở kinh doanh trên địa bàn, số còn lại chưa có đăng ký kinh doanh nhưng vẵn cấp mã số để quản lý thu thuế. Về hoá đơn chứng từ : Hoá đơn, chứng từ là căn cứ pháp lý để thực hiện việc tính thuế, kê khai thuế nhất là trong việc tính thuế GTGT. Chi cục đã cung cấp đủ hoá đơn cho các cơ sở kinh doanh. So với năm 1998, việc sử dụng hoá đơn của các cơ sở kinh doanh tăng lên nhiều. Về công tác tin học phục vụ cho công tác quản lý thuế: việc đưa tin học vào công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này. Đến ngày 17/01/1999, chi cục thuế cũng đã được trang bị đủ máy tính cần thiết phục vụ cho đối tượng nộp thuế, nhập tờ khai, kiểm tra tờ khai, in thông báo, lưu trữ dữ liệu thuế. Ngoài ra chi cục còn xem công tác hướng dẫn, tuyên truyền là yếu tố quan trọng. Bởi yếu tố này góp phần bảo đảm thành công của việc triển khai thuế. Tiếp đến chi cục còn phải tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn về mục đích, ý nghĩa, nội dung, tác dụng và quy trình nghiệp vụ quản lý cho cán bộ thuế nhằm nâng cao nghiệp vụ để thực hiện thuế GTGT được chính xác, công bằng. Tóm lại, sự thay đổi của luật thuế mới không những gây nhiều khó khăn cho việc quản lý của chi cục thuế Quận Hoàn Kiếm nói riêng mà còn gây khó khăn cho cả ngành thuế và xã hội nói chung. Nhưng cùng với sự nỗ lực của mình, ngành thuế đã và sẽ đang cùng với xã hội nhằm làm cho luật thuế mới ngày càng có hiệu quả góp phần thúc đẩy xuất khẩu, khuyến khích sản xuất, chống thất thu, bảo đảm nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước II. Tình hình đăng ký kê khai và quyết toán thuế GTGT của các hộ kinh doanh thương mại trên địa bàn quận Hoàn Kiếm trong thời gian qua. 1. Quy trình đăng ký, kê khai nộp thuế và thanh quyết toán thuế GTGT. Theo quy định của pháp luật, tất cả các đối tượng muốn ra hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải đăng ký kinh doanh và đăng ký nộp thuế. Cụ thể là, tại Chi cục thuế quận Hoàn Kiếm, một doanh nghiệp mới ra kinh doanh phải liên hệ với cục thuế (bộ phận ấn chỉ thuế) để nhận và kê khai tờ khai đăng ký tuế theo mẫu quy định tại Thông tư số 79/1998/TC - BTC ngày 12 tháng 6 năm 1998. Sau khi kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai doanh nghiệp gửi tờ khai đăng ký thuế (kèm theo các bản sao có công chứng quyết định thành lập và giấy phép kinh doanh) tới cơ quan thuế để cấp mã số thuế. Các chi cục thuế tập hợp các đăng ký thuế tại Chi cục theo từng đội thuế, kèm theo bảng kê danh sách ĐTNT để gửi về cục thế đề nghị cấp mã thuế. Mặt khác cán bộ quản lý trên địa bàn sẽ hướng dẫn cho kế toán của Công ty mở sổ sách kế toán. Sau đó Công ty sẽ phải mua hoá đơn bán háng thuế GTGT. Cuối cùng các doanh nghiệp đã được cấp mã số sẽ đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ... Từng tháng, doanh nghiệp căn cứ vào chứng từ, hoá đơn mua bán hàng hoá, tập hợp để lập bảng kê hoá đơn, chứng từ hoá đơn, dịch vụ bán ra theo mẫu số 02/GTGT và bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào theo mẫu số 03/GTGT. Sau đây là mẫu bảng tính thuế GTGT. Bảng số 1: Bảng tính thuế GTGT Đơn vị Doanh số bán ra chưa có thuế GTGT Thuế GTGT hàng bán ra Hàng hoá dịch vụ bán ra Thuế GTGT đầu vào Thuế GTGT còn phải nộp Tổng số Mức thuế Tổng số Mức thuế 5% 10% 5% 10% Đơn vị 1 Đơn vị 2 .... Tổng cộng Kèm theo mẫu bảng kê số 03/GTGT Bảng số 2: Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá mua vào Đơn vị tính: VNĐ Đơn vị Tổng thuế GTGT Mức thuế GTGT đầu vào 3% 5% 10% CP Đơn vị 1 Đơn vị 2 ...... Tổng cộng Sau đó, kế toán tiến hành thay vào "Tờ khai thuế GTGT" theo mẫu số 01/GTGT. Vì vậy, khi gửi tờ khai này cho cục thuế để làm căn cứ tính thuế Công ty phải nộp gửi kèm theo số bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào và bán ra. Tờ khai thuế GTGT có mẫu như sau: Bảng số 3: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -----o0o----- Tờ khai thuế giá trị gia tăng Tháng.... năm.... (Dùng cho cơ sở tính, thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) Tên cơ sở: Công ty................ Địa chỉ:.......... Mã số:........... Đơn vị tính: VNĐ STT Chỉ tiêu kê khai Doanh thu (chưa VAT) Thuế VAT 1 Hàng hoá dịch vụ bán ra ........... ........... 2 Hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT - Hàng hoá xuất khẩu thuế suất 0% - Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất 5% - Hàng hoá, dịch vụ thuế suất 10% - Hàng hoá, dịch vụ thuế suất 20% 3 Hàng hoá, dịch vụ mua vào 4 Thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ mua vào 5 Thuế GTGT được khấu trừ 6 Thuế GTGT phải nộp (+) hoặc được thoái (-) trong kỳ 7 Thuế GTGT kỳ trước chuyển qua - Nộp thiếu - Nộp thừa hoặc chưa được khấu trừ 8 Thuế GTGT đã nộp trong tháng 9 Thuế GTGT được hoàn trả trong tháng 10 Thuế GTGT phải nộp trong tháng này Số tiền phải nộp (ghi bằng chữ):...................................................... Xin cam đoan số liệu khai trên đây là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm xử lý theo pháp luật. Nơi gửi tờ khai: - Cơ quan thuế: Chi cục thuế Quận Hoàn Kiếm - Địa chỉ: 11 Hàng Buồm Ngày..... tháng...... năm....... TM/Cơ sở (Ký tên, đóng dấu) Cùng với tờ khai thuế GTGT và Bảng tính thuế GTGT mẫu ở trên để thấy rõ hoạt động của các doanh nghiệp ta phải xét bảng tình hình nộp thuế GTGT của doanh nghiệp được trình bày ở phần sau: Cuối năm, các doanh nghiệp phải lập bảng quyết toán thuế GTGT số 11/GTGT gửi bảng này cho cơ quan thuế. Và năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch, thời hạn cácung cấp doanh nghiệp phải nộp quyết toán cho cơ quan thuế chậm nhất không quá 60 ngày, kể từ ngày 31 tháng 12 của năm quyết toán thuế. Đặc biệt các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của số liệu quyết toán thuế, nếu doanh nghiệp báo cáo sai để trốn, lậu thuế sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Sau đây là mẫu bảng quyết toán thuế GTGT. Bảng số 4: Quyết toán thuế GTGT năm..... Tên cơ sở kinh doanh: Mã số thuế: Địa chỉ: Năm quyết toán: Từ ngày..... đến ngày........ Ngành nghề kinh doanh: Đơn vị tính: VNĐ STT Chỉ tiêu kê khai Doanh thu (chưa VAT) Thuế VAT 1 Hàng hoá,dịch vụ bán ra 2 Hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế ........... ........... 3 Hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT - Hàng hoá xuất khẩu thuế suất 0% - Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất 5% - Hàng hoá, dịch vụ thuế suất 10% - Hàng hoá, dịch vụ thuế suất 20% 4 Hàng hoá, dịch vụ vật tư tài sản mua vào 5 Hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất hàng hoá chịu thuế GTGT được khấu trừ 6 Thuế GTGT kỳ trước chuyển sang - Nộp thiếu - Nộp thừa hoặc chưa được khấu trừ 7 Thuế GTGT phải nộp trong năm quyết toán 8 Thuế GTGT đã nộp trong năm quyết toán 9 Thuế GTGT được hoàn trả trong năm 10 Thuế GTGT cuối kỳ quyết toán - Nộp thiếu - Nộp thừa 2. Tình hình nộp thuế GTGT phải nộp. Như đã đã nói ở trên, thuế GTGT áp dụng ở Việt Nam từ năm 1999 thay cho thuế doanh thu là một loại thuế mới có sự thay đổi căn bản về cách tính thuế, biện pháp hành thu... Việc ban hành thuế GTGT là một bước cải cách quan trọng trong hệ thống chính sách thuế của Việt Nam. Đặc biệt, luật thuế mới nói chung và thuế GTGT nói riêng ra đời đã tạo nhiều thành công đáng kể. Cụ thể là trong năm 1999 và năm 2000, tổng số thuế thu của ngành thuế đạt trên 105% so với kế hoạch năm trong toàn quốc, các khu vực, kinh tế và các sắc thuế chủ yếu đều hoàn thành vượt mức dự toán thu, trong đó khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tuy chỉ đạt 94,6% dự toán thu nhưng cũng tăng 4,1% so với năm trước. Những thành công đáng kêt ở trên có được là do các doanh nghiệp đối tượng nộp thuế - đã thực hiện tốt số thuế GTGT mà các doanh nghiệp đó phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Tại Chi cục thuế quận Hoàn Kiếm, hàng tháng việc thực hiện nộp thuế được tiến hành như sau: Trước hết, các doanh nghiệp căn cứ vào sổ sách kế toán, căn cứ vào hoá đơn bán hàng để lập tờ khai tính thuế sau hết một tháng. Sau đó, căn cứ vào tờ khai tính thuế của các doanh nghiệp gửi lên để tính thuế, chi cục phát hành thông báo nộp thuế và gửi xuống các Công ty bằng đường bưu điện. Sau khi nhận được thông báo thuế và căn cứ vào đó, Công ty viết giấy nộp tiền thuế qua kho bạc quận Hoàn Kiếm tại 38 Thuốc Bắc. Đặc biệt sau đến ngày 30 hàng tháng, trên sổ bộ của Chi cục tổng hợp lại số thuế phải nộp và số thuế còn tồn đọng để chuyển sang tháng tới để nộp tiếp. Kho bạc tiến hành thu thuế của các Công ty từ ngày 25 đến cuối tháng. Nếu thông báo lần thứ I hết hạn mà Công ty nào chưa nộp thuế thì thông báo tiếp đến lần thứ II và tính thêm số tiền phạt nộp chậm. Nếu hết hạn nộp mà Công ty vẫn không nộp thì cán bộ quản lý phải lập biên bản và xử lý phạt hành chính. Nếu gặp các trường hợp chống đối thì phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để xử lý giải quyết. * Để hiểu rõ hơn về tình hình nộp thuế GTGT phải nộp khi thực hiện luật thuế mới, chúng ta hãy xem hai bảng sau. Bảng số 5: Tình hình số thuế VAT phải nộp năm 2000 - 2001 Đơn vị tính: VNĐ STT Mã số thuế Tên doanh nghiệp Năm 2000 Năm 2001 VAT ra VAT vào VAT phải nộp VAT ra VaT vào VAT phải nộp 1 010232269 Công ty Lợi Thành 677 Bạch Đằng 29.343.825 18.540.365 10.803.460 38.849.410 21.318.520 17S530.890 2 0100233512 Công ty Hợp Tín 76 Hai Bà Trưng 14.845.150 9.168.719 5.676.431 18.106.058 11.324.506 6.781.552 3 0100232942 Công ty Hà Việt 30A Phan Bội Châu 18.364.345 11.465.294 6.899.051 29.614.060 17.606.596 12.007.464 4 0100942727 Công ty Việt á 2 Lê Ngọc Hân 6.325.032 4.168.599 2.156.433 9.455.233 5.421.505 4.033.728 5 0100232822 Công ty Việt Sơn 149 Lê Duẩn 12.509.073 8.456.302 4.052.771 14.593.883 9.321.278 5.272.605 (Nguồn: Đội khấu trừ) áp dụng công thức: VAT phải nộp = VAT ra - VAT vào Bảng số 6: Số thuế VAT phải nộp năm 2000 - 2001 Đơn vị tính: VNĐ STT Mã số Tên doanh nghiệp Năm 2000 Năm 2001 So sánh Số tương đối (%) Số tuyệt đối 1 010232269 Công ty Lợi Thành 677 Bạch Đằng 10.803.460 17.530.890 +62,27% +6.727.430 2 0100233512 Công ty Hợp Tín 76 Hai Bà Trưng 5.676.431 6.781.552 +19,47% +1.105.121 3 0100232942 Công ty Hà Việt 30A Phan Bội Châu 6.899.051 12.007.464 +74,05% +5.108.413 4 0100942727 Công ty Việt á 2 Lê Ngọc Hân 2.156.433 4.033.728 +87,06% +1.877.295 5 0100232822 Công ty Việt Sơn 149 Lê Duẩn 4.052.771 5.272.605 +30,1% +1.219.834 Tổng cộng 29.588.146 45.626.239 54,2% +16.038.093 (Nguồn: Đội khấu trừ) Ghi chú: (Các công thức áp dụng của bảng số 1 và bảng số 2). (1): Thuế VAT phải nộp = thuế VAT ra - thuế VAT vào (2) Số tuyệt đối = Số VAT phải nộp năm 2001 - Số VAT phải nộp năm 2000. (3) Số tương đối = x 100% Đây là hai bảng nói về tình hình số thuế GTGT phải nộp của 5 doanh nghiệp kinh doanh thương mại, điển hình thuộc chi cục thuế Hoàn Kiếm tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Nhìn vào hai bảng số liệu ta thấy: Trong những năm trước, số thuế mà doanh nghiệp của chi cục phải nộp Nhà nước tập trung chủ yếu vào thuế doanh thu và thuế lợi tức. Sang năm 1999, bắt đầu áp dụng thuế GTGT thay cho thuế doanh thu và thuế TNDN thay cho thuế lợi tức số thuế phải nộp cũng chủ yếu tập trung vao hai loại thuế này. ở bảng số 2, nhìn số liệu tập hợp ta thấy năm 2000, tổng số thuế VAT phải nộp của năm Công ty là 29.588.146 đồng và đặc biệt đến năm 2001, tổng số thuế VAT phải nộp của năm Công ty là 45.626.239 đồng. Khi cho số thuế VAT phải nộp năm 2001 so với số thuế VAT phải nộp năm 2000 ta thấy, số thuế VAT phải nộp tăng (+16.038.093 đồng đó là số tuyệt đối, còn số tương đối là (+54,25). Vậy chứng từ doanh thu của các doanh nghiệp ngày càng tăng và đây là biểu hiện tốt trong quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Sau khi nhìn vào số liệu tổng hợp về số thuế VAT phải nộp năm 2000 và năm 2001 của năm Công ty trên, ta đi vào xem xét cụ thể từng Công ty, để thấy được từng mức độ tăng và tăng bao nhiêu, xem Công ty nào tăng cao nhất, Công ty nào tăng thấp nhất và đặc biệt Công ty nào có hoạt động kinh doanh tốt nhất. Năm 2000, Công ty Lợi Thành có số thuế VAT phải nộp là 10.803.460 nhưng sang năm 2001 có số thuế VAT phải nộp là 17.530.890 đồng số thuế VAT phải nộp của Công ty Lợi Thành tăng với số tuyệt đối là (+6.727.430 đồng) và với tỷ lệ tăng (+62,27%). Vậy điều này cho ta thấy Công ty đã tăng số thuế VAT phải nộp cũng chính là tăng doanh thu kinh doanh. Năm 2000, Công ty Hợp Tín có số thuế VAT phải nộp là 5.676.431 đồng. Nhưng sang năm 2001 có số thuế VAT phải nộp là 6.781.552 đồng, số thuế VAT phải nộp của Công ty Hợp Tín tăng với số tuyệt đối là (+1.105.121 đồng) và số tương đối là (+19,47%). Năm 2000, Công ty Hà Việt có số thuế VAT phải nộp là 6.899.051 đồng. Nhưng sang năm 2001 có số thuế VAT phải nộp là 12.007.464 đồng, Tiến hành so sánh giữa số thuế VAT phải nộp năm 2000 với năm 2001 ta thấy số thuế VAT phải nộp tăng số tuyệt đối là (+5.108.413 đồng) và số tương đối là (+74,05%). Năm 2000, Công ty Việt á có số thuế VAT phải nộp là 2.156.433 đồng. Nhưng sang năm 2001 có số thuế VAT phải nộp là 4.033.728 đồng. Tiến hành so sánh giữa số thuế VAT phải nộp năm 2001 và năm 2000 của Công ty Việt á ta thấy số thuế VAT phải nộp của Công ty tăng với số tuyệt đối là (+1.877.295 đồng) và số tương đối là (+87,06%). Năm 2000, Công ty Việt Sơn có số thuế VAT phải nộp là 4.052.771 đồng. Nhưng sang năm 2001 có số thuế VAT phải nộp là 5.272.605 đồng. Tiến hành so sánh giữa số thuế VAT phải nộp năm 2001 và năm 2000 ta thấy số thuế VAT phải nộp của Công ty tăng với số tuyệt đối là (+1.1219.834 đồng) và số tương đối là (+30,1%). Sau khi xem xét từng Công ty kinh doanh thương mại trên ta thấy Công ty Việt á có số thuế VAT phải nộp với tỷ lệ tăng cao nhất là (+87,06%) nếu so sánh giữa số thuế VAT phải nộp năm 2001 so với năm 2000. Điều này cho thấy doanh thu của doanh nghiệp tăng nhất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt nhất. Nếu Công ty Việt á có số tương đối tức tỷ lệ tăng cao nhất (+87,06%) thì Công ty Lợi Thành lại có số thuế VAT phải nộp với số tuyệt đối cao nhất là (+6.727.430 đồng) và tăng từ năm 2000 số thuế VAT phải nộp là 10.803.460 đồng lên 17.530.890 đồng của số thuế VAT phải nộp năm 2001. Đặc biệt tỷ lệ tăng của Công ty là (+62,27%). So sánh số thuế VAT phải nộp năm 2000 với năm 2001 của Công ty Việt á, số tuyệt đối tăng (+6.727.430 đồng). Điều này chứng tỏ doanh thu của doanh nghiệp đã tăng lơn và đây là biểu hiện tốt của quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên nhân đưa đến doanh thu của các doanh nghiệp tăng, hoạt động kinh doanh tốt hơn là do: * Các doanh nghiệp đã thích ứng được ngay với thuế GTGT. Cụ thể là khi áp dụng thuế GTGT các doanh thu đã sử dụng hoá đơn trong quá trình mua bán hàng hoá, giúp hạn chế những sai sót, gian lận trong khi ghi chép hoá đơn. * Doanh thu của doanh nghiệp tăng do tính lại thuế theo thuế GTGT tức là tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, đặc biệt chủ thể kinh doanh chỉ là người thu thuế hộ Nhà nước. Thuế GTGT giúp các doanh nghiệp dễ dàng trong theo dõi tình hình thanh toán với ngân sách Nhà nước. * Doanh nghiệp đã biết nắm bắt được thị trường và những biến động của thị trường * Do đội ngũ cán bộ công nhân viên nhạy bén và năng động trong việc tiếp thu những kiến thức của thành tựu khoa học kỹ thuật mới. * Do chất lượng quản lý. Tóm lại luật thuế mới ra đời đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn như trường hợp một số doanh nghiệp kinh doanh thương mại em đã phân tích ở trên, số thuế GTGT phải nộp của các doanh nghiệp tăng chứng tỏ doanh thu tăng dẫn đến lợi nhuận tăng và hoạt động kinh doanh đạt kết quả cao, giúp kinh doanh tồn tại và phát triển. Nhưng đó mới chỉ là những số thuế phải nộp do cơ quan thuế tính ra đưa vào doanh thu của doanh nghiệp, còn việc doanh nghiệp có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế không cũng là một điều đáng nói. Vậy để hiểu rõ hơn về việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước của năm doanh nghiệp kinh doanh thương mại trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, chúng ta tìm hiểu về thực trạng thanh quyết toán thuế GTGT năm 2000 và năm 2001. 3. Thực trạng thanh quyết toán thuế GTGT. Ta biết rằng việc nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước. Bởi thuế là nguồn thu chủ yếu của mỗi quốc gia. Số thu từ thuế chiếm 85 - 90% tổng thu ngân sách Nhà nước. Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng kinh tế của cả nước, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói cung và khu vực kinh tế cá thể nói riêng đã đem lại một nguồn thu quan trọng và ngày càng tăng cho ngân sách Nhà nước. Là một quận lớn của thành phố, hằng năm quận Hoàn Kiếm đã đóng góp một số thuế đáng kể vào ngân sách của toàn thành phố, số đóng góp này tăng đều qua các năm (năm 1999 là 65 tỷ 320 triệu đồng, năm 2000 là 68 tỷ 311 triệu đồng và năm 2001 là 71 tỷ 218 triệu đồng. Từ ngày 01/01/1999, Nhà nước đã tiến hành thực hiện luật thuế GTGT thay cho thuế doanh thu trước đây. Tuy vậy Chi cụ thuế vẫn hoàn thành kế hoạch thu được giao. Chi cục thuế quận Hoàn Kiếm quản lý đa phần là các hộ kinh doanh cá thể tính thuế theo phương pháp trực tiếp nhưng cũng có một số doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ do một đội ngũ khấu trừ quản lý riêng. Đặc biệt những doanh nghiệp này cũng góp một phần vào nguồn thu ngân sách của quận. ở phần trên ta biết được tình hình số thuế GTGT phải nộp của năm doanh nghiệp kinh doanh thương mại điển hình thuộc chi cục, bây giờ ta tìm hiểu xem họ có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế không và doanh nghiệp nào thực hiện nghĩa vụ tốt nhất qua các bảng sau: 3.1. Thực trạng thanh quyết toán thuế GTGT năm 2000 của một số doanh nghiệp. Bảng số 7: Thực trạng thanh quyết toán thuế VAT năm 2000 tại một số doanh nghiệp kinh doanh thương mại điển hình ở chi cục thuế quận hoàn kiếm Đơn vị tính: VNĐ STT Mã số thuế Tên doanh nghiệp Số phải nộp Số đã nộp Số nộp thừa (+) thiếu (-) Tỷ trọng thừa thiếu so với số phải nộp Nộp theo kết quả kinh doanh Truy thu Tổng phải nộp 1 010232269 Công ty Lợi Thành 677 Bạch Đằng 10.803.460 10.803.460 10.853.548 +50.088 +0,46% 2 0100233512 Công ty Hợp Tín 76 Hai Bà Trưng 5.676.431 1.237.183 6.913.614 4.809.337 -2.104.277 -30,44% 3 0100232942 Công ty Hà Việt 30A Phan Bội Châu 6.899.051 2.415.300 9.314.351 8.574.233 -740.118 -7,95% 4 0100942727 Công ty Việt á 2 Lê Ngọc Hân 2.156.433 798.525 2.954.958 1.948.958 -1.006.000 -34% 5 0100232822 Công ty Việt Sơn 149 Lê Duẩn 4.052.771 2.476.355 6.529.126 5.072.605 -1.456.521 -22,31% 36.515.509 -5.256.828 -14,4% (Nguồn: Đội khấu trừ) Ghi chú: (1) Số nộp thừa thiếu = Số đã nộp - Số phải nộp (2) = x 100% Qua bảng trên ta thấy: Năm 2000, tình hình các doanh nghiệp nộp thuế cho ngân sách Nhà nước vẫn còn thấp, chưa tự giác, nợ thuế nhiều. Qua số liệu xét thực trạng quyết toán thuế GTGT năm 2000 của năm doanh nghiệp kinh doanh thương mại điển hình ta thấy tổng số thuế phải nộp là 36.515.509 đồng và năm doanh nghiệp đã nộp là 31.258.681 đồng vẫn còn nợ đọng là -5.256.828 đồng. Với tỷ trọng thiếu thừa so với số phải nộp là (-14,4%). Trong 5 doanh nghiệp, số doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước chỉ chiếm 20% (1 doanh nghiệp) còn số doanh nghiệp không thực hiện tốt nghĩa vụ ngân sách Nhà nước lại chiếm tỷ lệ caon 80% (4doanh nghiệp). Nguyên nhân của việc nộp thiếu có thể do: * Nguyên nhân khách quan: - Với việc nộp thiếu của các doanh nghiệp có thể là do khi áp dụng một loại thuế hoàn toàn mới ở Việt Nam có thể các doanh nghiệp sẽ gặp phải những khó khăn, vướng mắc xảy ra trong chế độ kế toán, trong việc sử dụng hoá đơn khi mua bán hàng hoá.... Do đó sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của Chi cục. - Do ý thức chấp hành pháp luật của các đối tượng kinh doanh chưa cao, là còn cố tình nợ đọng, có xu hướng chạy theo lợi nhuận, nhiều người cố tình lẩn tránh sảnh, kiểm soát của cán bộ thuế; cố tình trốn, lách thuế bằng ng thủ đoạn như: không đăng ký nộp thuế, khai man doanh nghiệp, sử dụng hoá đơn giả... - Chế độ hành chính còn rườm ra gây cũng nhiều khó khăn như: nếu doanh nghiệp muốn ra kinh doanh phải đăng ký với hai cơ quan. * Nguyên nhân chủ quan: - Trong công tác quản lý, các cán bộ thuế chưa đi sâu sát nắm bắt tình hình địa bàn, chưa theo dõi được sát tình hình hộ mới ra được kinh doanh, chuyển điạ điểm kinh doanh hoặc thay tên đổi chủ. - Đội thuế còn nể nang chưa cương quyết xử lý sai phạm, mức tiền phạt còn thấp nên chưa có tính răn đe. - Lực lượng kiểm tra còn mỏng trong khi phải quản lý đối tượng nộp thuế lớn. Tóm lại, trong năm doanh nghiệp, chỉ có Công ty Lợi Thành là thực hiện tốt nghĩa vụ, ta thấy tổng số phải nộp là 10.803.460 đồng mà doanh nghiệp đã nộp 10.853.548 đồng, thừa 50.088 ngàn đồng với tỷ trọng thừa so với số phải nộp là (+0,46%). Tỷ trọng này cho thấy tỷ lệ nộp thừa không nhiều lắm, nhưng ở đây qua đó ta thấy được Công ty Lợi Thành đã có ý thức trong việc nộp thuế và không để nợ đọng thuế như các Công ty khác. Công ty Lợi Thành được biểu dương nhất trong năm doanh nghiệp. Nếu có nhiều những Công ty như công ty Lợi Thành thì tình trạng nợ thuế, ứ đọng thuế sẽ ít đi, giúp cho việc chống thất thu thuế của Chi cục ngày càng được cải thiện. Bởi nhiệm vụ chống thất thu thuế là nhiệm vụ luôn đặt lên hàng đầu của chi cục thuế quận Hoàn Kiếm nói riêng và ngành thuế nói chung. Bốn doanh nghiệp còn lại đã không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với ngân sách Nhà nước. Đó là: - Công ty Hợp Tín, tổng số phải nộp là 6.913.614 đồng mà doanh nghiệp đã nộp 4.809.337 đồng và còn nợ đọng là (-2.104.277 đồng) với tỷ trọng thiếu là (-30,44%). Tỷ trọng này cho thấy tỷ lệ nộp thiếu của doanh nghiệp cao nhất trong bốn doanh nghiệp còn lại. Điều này chưa thấy Công ty Hợp Tín chưa thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế của mình. - Công ty Hà Việt, tổng số phải nộp là 9.314.351 đồng mà doanh nghiệp đã nộp 8.574.233 đồng và còn nợ đọng là (-740.118 đồng) với tỷ trọng thiếu là (-7,93%). Điều này cho thấy ý thức nộp thuế của Cô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc40634.DOC
Tài liệu liên quan