Đề tài Ứng dụng lý thuyết hành vi để quản trị rủi ro trên thị trường chứng khoán

MỤC LỤC

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 1 TÀI CHÍNH HỌC HÀNH VI VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO Trang 1

1.1. LÝ THUYẾT HÀNH VI: 1

1.1.1. Định nghĩa: 1

1.1.2. Phương pháp luận: 1

1.1.2.1. Những nguyên lý cơ bản của tài chính hành vi: 2

- Hành vi không hợp lí:

- Hành vi không hợp lí mang tính hệ thống:

- Giới hạn khả năng kinh doanh chên lệch giá trên thị trường tài chính:

1.1.2.2. Các ứng dụng của lý thuyết hành vi: 6

1.2. LÝ THUYẾT HÀNH VI VÀ LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ: 7

1.3. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO: 9

1.3.1. Các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán: 10

1.3.1.1. Rủi ro hệ thống: 10

1.3.1.2. Rủi ro không hệ thống: 10

1.3.2. Xác định mức bù rủi ro: 11

1.3.3. Quy trình quản trị rủi ro: 11

1.4 TÀI CHÍNH HỌC HÀNH VI VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO: 11

Kết luận chương 1 12

*****

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ

CÁC CÂU CHUYỆN CỦA THẾ GIỚI 13

2.1. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM: 13

2.1.1. Tổng kết thị trường chứng khoán năm 2006: 13

2.1.2. Tổng kết thị trường chứng khoán năm 2007: 15

2.1.3. SCIC - Giải pháp kích cầu của chính phủ năm 2008: 17

2.1.3.1. Những lợi ích từ hoạt động của SCIC: 17

2.1.3.2. Những tác hại từ hoạt động của SCIC: 20

2.1.4. Chỉ số VN-Index năm 2006, 2007 và 3 tháng đ ầu năm 2008: 23

2.2. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ TÂM LÝ BẦY ĐÀN: 23

2.3. NHÌN LẠI CÁC CUỘC SỤP ĐỔ CỦA NỀN KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI: 25

2.3.1. Cơn sốt hoa tulip thế kỉ 17: 26

2.3.2. Câu chuy ện bong bóng và sự sụp đổ của thị trường chứng khoán 1987: 27

2.4. BONG BÓNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM: 28

Kết luận chương 2 30

*****

CHƯƠNG 3 ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT HÀNH VI ĐỂ QUẢN TRỊ RỦI RO TRÊN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. 31

3.1. GIẢI PHÁP CHUNG CHO THỊ TRƯỜNG TRONG DÀI HẠN: 31

3.1.1. Chứng khoán phái sinh - giải pháp cho tương lai: 31

3.1.1.1. Áp dụng các sản phẩm phái sinh vào thị trường chứng khoán có giải quyết

được tình trạng xấu do “tâm lí bầy đàn” gây nên không? 31

3.1.1.2. Sử dụng công cụ phái sinh để quản trị rủi ro: 31

3.1.1.3. Thời điểm nào thích hợp để áp dụng chứng khoán phái sinh: 32

● Viễn cảnh của TTCK sẽ ra sao nếu áp dụng chứng khoán phái sinh vào thời

điểm hiện nay:

● Thời điểm nào là phù hợp:

3.1.1.4. Xây dựng những vấn đề cơ bản để đảm bảo việc triển khai các công cụ tài

chính phái sinh được bền vững: 34

3.1.2. Phát triển quỹ đầu tư chứng khoán: 36

3.1.3. Các giải pháp vi mô: 37

3.1.3.1. Cần đảm bảo tính minh bạch, công khai của thị trường: 37

3.1.3.2. Hạn chế tình trạng đầu cơ trên thị trường: 37

- Xây dựng một phần mềm để theo dõi các tài khoản giao dịch :

- Ổn định thuế đánh trên nhà đầu tư chứng khoán:

- Giảm biên độ dao động giá:

3.1.3.3. Tăng chất lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán: 40

3.1.3.4. Nâng cao kiến thức, năng lực đầu tư chứng khoán cho công chúng và nhà đầu

tư: 40

3.1.3.5.Hoàn thiện hệ thống pháp lý và cơ sở hạ tầng cho TTCK: 41

3.1.4. Các giải pháp vĩ mô : 42

3.1.4.1. Duy trì một nền kinh tế ổn định: 42

3.1.4.2. Ổn định chính sách tiền tệ quốc gia: 43

3.1.4.3. Duy trì một chính sách tài chính phù hợp: 44

3.1.4.4. Phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ và chính sách tài chính: 44

3.2. GIẢI PHÁP CHO NHÀ ĐẦU TƯ: 44

3.2.1 Kết quả khảo sát thực trạng về nhận thức, kiến thức và hành vi đầu tư của nhà đầu

tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam: 44

3.2.2. Chiến lược cho nhà đầu tư: 45

3.2.2.1. Nâng cao kiến thức cá nhân: 45

3.2.2.2. Xây dựng danh mục đầu tư: 46

3.2.2.3. Thực hiện chiến lược: 47

3.3. HƯỚNG GIẢI QUYẾT CẤP BÁCH CHO THỊ TRƯỜNG DỰA TRÊN 2 LOẠI

RỦI RO CHÍNH: 47

LỜI KẾT 50

pdf64 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3057 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng lý thuyết hành vi để quản trị rủi ro trên thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị trường thứ cấp). Cuối cùng, nó cũng không giải quyết được vấn đề thanh khoản của nhà đầu tư. - Các cổ phiếu cũng không còn đồng loạt tăng trần trong suốt cả tuần nữa mà màu tím (cúa giá trần) và màu trắng xám (của giá sàn) đã thay nhau ngự trị trên bảng điện tử. Ngày VN- Index Thay đổi KLGD 7/4 542,33 1,75% 2.058.110 8/4 548,56 1,15% 25.603.980 9/4 552,05 0,64% 10.882.570 10/4 545,73 -1,14% 9.049.650 11/4 539,01 -1,23% 8.178.620 ( nguồn ) - Lợi ích thì không rõ ràng, nhưng những hệ luỵ của việc Chính phủ can thiệp trực tiếp vào TTCK là nghiêm trọng và lâu dài: Một là, việc nhà nước can thiệp vào TTCK sẽ bóp méo tín hiệu của thị trường vốn. SCIC sẽ dùng tiêu chí nào để xác định là chứng khoán đang ở dưới giá trị thực, trong khi giá thị trường chính là cái đáng lẽ phải phản ánh giá trị thực của chứng khoán? Làm sao một doanh nghiệp không có động cơ tối đa hoá lợi nhuận (thua về cả khả năng tính toán so với hàng triệu nhà đầu tư cả tổ chức và cá nhân, lẫn tính năng động tìm kiếm cơ hội) có thể thông minh hơn thị trường về giá trị thực của nó? Với sự tham gia của các quan chức cao cấp của Chính phủ (gồm cả bộ trưởng Bộ Tài chính, thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và thứ trưởng Bộ Công thương) vào Hội đồng Quản trị của SCIC, trong trường hợp doanh nghiệp quốc doanh này gặp bê bối về mua bán cổ phiếu, uy tín của chính phủ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hai là, nếu diễn biến xấu trên TTCK kéo dài, việc mua cổ phiếu của SCIC có thể dẫn đến bội chi ngân sách và trầm trọng thêm vấn đề lạm phát. Lí do là để “cứu” khẩn cấp TTCK, thì SCIC phải bơm vào một lượng tiền rất lớn trong thời gian rất ngắn. Tổng giá trị thị trường (market capitalization) vào cuối 2007 đã lên tới khoảng 500 nghìn tỉ đồng (tuy đã mất đi khoảng một phần ba trong hai tháng qua). Tuy phản ứng ban đầu của TTCK trước cam kết “bảo kê” của SCIC là khá tích cực, kì vọng này sẽ còn thay đổi. Liệu SCIC có đủ tiền và có nên bỏ ra hàng chục nghìn tỉ đồng trong vài ngày hay vài tuần để “cứu” thị trường trong lúc chính Bộ Tài chính cũng đang thiếu tiền mặt để chi tiêu? SCIC hay Bộ Tài chính sẽ lấy tiền mặt với số lượng như thế ở đâu mà không làm khủng hoảng thanh khoản thêm trầm trọng, hay in thêm tiền để làm tăng lạm phát? Ba là, dù có bịt được việc “xả hàng” của một số tổ chức đầu tư, thì việc SCIC giành lại quyền sở hữu một khối lượng lớn cổ phiếu sẽ đảo ngược quá trình cổ phần hoá (giao vốn vào khu vực tư năng động hơn). Việc này đồng thời làm chậm lại quá trình IPO vốn đã nhỏ giọt: SCIC sở hữu càng nhiều thì nó càng muốn tiến trình cổ phần hoá chậm lại để không làm “lụt” thị trường (đúng hơn là cạn kiệt thanh khoản). Việc SCIC có quyền quá rộng trong việc mua cổ phiếu cũng tạo ra một khoảng trống cho sự thiên vị của SCIC với một số công ty nhất định. Nguy cơ này càng lớn khi SCIC được phép giữ bí mật về danh mục các cổ phiếu được mua, số lượng tiền bỏ ra để mua, thời gian mua v.v. Từ đây, giá cổ phiếu thay vì phản ánh khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, lại phản ánh doanh nghiệp nào được chính quyền “ưu ái” bảo kê (bail out) mỗi khi gặp khó khăn. (Điều này đã từng xảy ra với các doanh nghiệp cánh hẩu của nhà độc tài Suharto trên thị trường chứng khoán của Indonesia). Các doanh nghiệp được “bảo kê” sẽ càng tự do hơn trong các khoản đầu tư của mình, vì biết “tội vạ đâu đã có SCIC gánh đỡ”. Năm là, việc can thiệp vào TTCK sẽ khiến các nhà đầu tư trong và ngoài nước về quan niệm thị trường của Chính phủ. Nếu như TTCK, nơi thông tin đầy đủ nhất, người mua bán hiểu biết và linh hoạt nhất mà còn cần điều khiển, thì tất cả các thị trường khác đều cần có sự can thiệp vào giá của nhà nước! Hành động mà các nước phát triển coi như một cấm kị này có thể được diễn giải là một bằng chứng rằng Việt Nam chưa phải là một nền kinh tế thị trường. Và điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng bất lợi cho Việt Nam trong các vụ kiện bán phá giá, vốn đang là rào chắn ghê gớm cho việc thâm nhập các thị trường phát triển. Cuối cùng, việc SCIC -được Chính phủ tài trợ vốn- mua cổ phiếu để “cứu” thị trường, thực chất là dùng tiền đóng thuế của dân để “bảo hiểm rủi ro” cho một nhóm nhỏ nhà đầu tư giàu có, chủ yếu là các quỹ đầu tư nước ngoài và các “đại gia” trong nước. Điều này nếu kéo dài có thể gây nên mối bất bình về tính chất bình đẳng trong chính sách kinh tế của Chính phủ. 2.1.4. Chỉ số VN-Index năm 2006, 2007 và 3 tháng đầu năm 2008: ( nguồn ) 2.2. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ TÂM LÝ BẦY ĐÀN: Tâm lý bầy đàn tồn tại trên thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào: - Tại Hội nghị Public Economic Theory năm 2006, tổ chức tại KS. Melia, Hà Nội đã đưa ra một số vấn đề đang tồn tại trên thị trường chứng khoán Việt Nam và 1 trong những kết quả đó là vấn đề hiệu ứng bầy đàn của nhà đầu tư và kết quả này đã được chứng minh bằng số liệu thực nghiệm. Vậy thì hiệu ứng bầy đàn đó diễn ra như thế nào. Thật chất, các nhà đầu tư đã vướng phải một số sai lầm như sau: Thứ nhất, thông thường các nhà đầu tư hay nghe ngóng tin tức và truyền cho nhau hay là tìm một số nhân viên của chính các công ty chứng khoán, mà dường như tất cả chỉ nghe từ một phía mà hiếm có ai đó lại kiểm định những thông tin đó. Điều này vô cùng nguy hiểm vì: *Không khách quan vì bản chất là xung đột lợi ích. *Không đảm bảo chính xác vì có khi người nói cũng không biết mình đang nói gì. * Không có bộ lọc vì thế không thể biết cái vừa nhận được là vàng hay thực tế là rác. * Luôn luôn muộn, vì khi nghe được thì cũng rất nhiều người khác đã nghe được. Thứ hai, đó là vấn đề “kỳ vọng”. Với các nhà đầu tư nước ngoài, họ đều xác định được mục tiêu của họ là gì và vì phần lớn là các quỹ dạng Mutual Fund, nên các chính sách của họ tương đối nhất quán, ổn định. Họ không nhảy ra nhảy vào thị trường liên hồi, gây ra các chi phí giao dịch lớn trong khi hiệu quả chưa đo đếm được. Với các nhà đầu tư Việt Nam thật giản dị với mong muốn duy nhất là lợi nhuận cao gây ra hiện tượng “trôi theo thị trường” như hiện nay. Thứ ba, đó là tâm lý bầy đàn. Theo TS.Vương Quân Hoàng và GS.André Farber chứng minh bằng số liệu và mô hình thống kê toán rằng hiệu ứng bầy đàn rất mạnh ở Việt Nam, và là mạnh nhất thế giới. Các nhà đầu tư từ bỏ cả kỳ vọng cá nhân, để theo đuổi mức kỳ vọng của đám đông trên thị trường, khiến cho khoảng cách chiến lược đầu tư tiến dần tới epsilon bé tí. Trong khi đó, tính thanh khoản tạo ra do các Delta >> epsilon, mà thật chất tính thanh khoản mới chính là giá trị lớn nhất, duy nhất của TTCK chứ không phải tính năng huy động vốn như ta từng nghĩ. Chính quan niệm sai lầm này đã biến thị trường chứng khoán Việt Nam biến thành một Casino. Thứ tư, đó là các nhà đầu tư không lo bổ sung kiến thức và đầu tư theo sự hiểu biết và kỳ vọng của bản thân mà chỉ chạy theo lợi nhuận và theo đuổi mục tiêu tìm kiếm các thông tin “mật” và cho đó là cách để đầu tư trên thị trường chứng khoán. Nhưng với thị trường Việt Nam, một thị trường mới nổi tồn tại vô số các thông tin mà chưa được kiểm định về độ chính xác, thị trường hỗn loạn trong các dòng chảy thông tin dẫn đến nhà đầu tư dễ dàng đi theo con đường đặc biệt đó là hiệu ứng bầy đàn. Ví dụ như: Lý giải thế nào cho hiện tượng: trong vòng ba tháng kể từ khi chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu FPT đã tăng liên tục với mức tăng được tính bằng số “lần”.So với sự tăng trưởng của cổ phiếu FPT thì các cổ phiếu của các công ty có chỉ số tăng trưởng cao trên thế giới như: Oracle, Microsoft hay Yahoo và cả Google cũng không địch lại. P/E của FPT đạt 75 lần, “vượt mặt” đại gia Google “chỉ có” 63,37 lần và vượt qua chỉ số trung bình của ngành công nghệ thông tin trên thế giới tới 33,42 lần. ( Bảng 2 phân tích báo cáo tài chính FPT so với đại gia công nghệ của thế giới và bình quân ngành - Phụ lục 4) Hùa theo những đánh giá của các tổ chức tài chính ngoại gần đây VN-Index có những lúc phá đáy 900, rồi từ sau kỳ nghỉ lễ 02/09/2007, cùng khuyến cáo “đã đến lúc mua vào” của HSBC hay Citigroup khiến thị trường CK Việt Nam lại trở về ngoạn mục, hiện ở 1.100 điểm. Sự thật thì tâm lý bầy đàn xuất hiện ở hầu hết các thị trường mới nổi thậm chí ngay cả ở các thị trường phát triển thì vẫn có những giai đoạn như vậy. - Theo tổng kết của Khoa Tài chính Ngân Hàng, Đại học Ngoại Thương thì đầu tư theo đám đông và đầu tư theo tâm lý bầy đàn là nguyên nhân khiến 90% các nhà đầu tư mới phải chịu thua lỗ, và rút khỏi cuộc chơi trong một thời gian ngắn. Chỉ có 10% các nhà đầu tư có kiến thức, chuyên tâm và kiên định với chiến lược đầu tư của mình là có thể thành công và đồng hành với những phút thăng trầm của thị trường chứng khoán. Như vậy cái gốc của vấn đề đâu phải là bầy đàn hay không bầy đàn mà lại là nhà đầu tư đã đủ tri thức để tự lựa chọn hay định giá cổ phiếu hay chưa? - Đồng thời các nhà đầu tư trong nước luôn bám sát các nhà đầu tư nước ngoài vì cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài là chuyên nghiệp. Khi các nhà đầu tư nước ngoài bán nhiều hơn mua, thì các nhà đầu tư trong nước ào ào bán ra, và ngược lại. Do đó, chính các nhà đầu tư nước ngoài trở thành người dẫn dắt thị trường - Lại 1 trường hợp điển hình ta có thể thấy là: trong khi nhà đầu tư đang lo lắng VN- Index sẽ xuống dưới 900 điểm và HASTC-Index tiếp tục giảm thêm thì cả hai sàn TPHCM và Hà Nội phiên sáng 1/8 bất ngờ đảo chiều, tăng mạnh. Vì sao vậy? Trong phiên 1/8, 35/112 loại chứng khoán đang niêm yết có dư bán bằng 0. Khối lượng giao dịch đạt hơn 5,2 triệu đơn vị, tương đương 508,3 tỷ đồng, tăng gần 25 tỷ so với phiên ngày 31/7 và gần gấp đôi so với phiên khớp lệnh liên tục đầu tiên ngày 30/7. Vn-Index đột ngột tăng tới 16,23 điểm, đạt 924,18 điểm và kết thúc phiên 1/8 VN-Index đã đạt mức 923,14 điểm. - Nhà phân tích chứng khoán Thiệu Quang Thắng nói: “Trong những thời điểm nhạy cảm như mấy ngày qua, chỉ cần một số người bất ngờ tăng mua hay bán là nhiều nhà đầu tư khác sẽ chạy theo vì sợ thua thiệt, VN-Index tăng mạnh còn do yếu tố tâm lý nữa”. - Cái được gọi là “tâm lý” ở đây chính là tâm lý mua theo nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). Bởi trước đó, trong phiên giao dịch ngày 31/7, trên sàn TPHCM, NĐTNN mua gần 1,6 triệu cổ phiếu và chứng chỉ với tổng giá trị 216 tỷ đồng, và chỉ bán ra 923.840 đơn vị, tương đương 150 tỷ đồng. - Trong khi ngày 30/8 họ chỉ mua 489.920 đơn vị. Ngoài ra, các chuyên gia chứng khoán nhận định, việc tăng mua một phần do nhà đầu tư trong nước (NĐTTN) đã tỏ ra thích nghi với khớp lệnh liên tục nên đã mua bán nhộn nhịp hơn. - Tất cả những vấn đề trên cũng chỉ là vấn đề kiến thức và thông tin, đúng là thông tin rất quan trọng, thế nhưng đó chỉ là điều kiện “cần” cho việc đầu tư, để có thể sáng suốt hơn, khôn ngoan hơn và tồn tại trên thị trường chứng khoán thì các nhà đầu tư phải bổ sung thêm điều kiện “đủ” đó là kiến thức. Chính kiến thức sẽ giúp nhà đầu tư sàn lọc thông tin một cách khoa học để đầu tư theo sự “kỳ vọng cá nhân” nhưng vẫn có “cái nhìn từ phía thị trường”. 2.3. NHÌN LẠI CÁC CUỘC SỤP ĐỔ CỦA NỀN KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI: - Do Tài chính hành vi cũng khám phá ra rằng các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư với giá trị lớn mà chỉ dựa trên lượng thông tin ít ỏi từ một nguồn duy nhất, thậm chí còn thích chộp ngay lấy thông tin rỉ tai hơn là những thông tin công bố rõ ràng. Với cách suy nghĩ lạc quan như vậy mọi người mua “đối tượng” của cơn sốt vượt quá nhu cầu thật sự của mình, cùng lúc đó những người cho vay thay phiên nhau đổ thêm dầu vào lửa. Đến khi nhà đầu tư nhận ra thị trường không mạnh như họ đã kỳ vọng, sự sợ hãi tăng lên. Và chắc chắn cuối cùng khi sự lo lắng chuyển thành cơn bán đổ bán tháo thì thị trường sụp đổ, tạo ra một vực xoáy nhấn chìm thị trường sâu hơn cả trước khi có cơn sốt, và hậu quả là phải tốn nhiều năm trời thị trường mới có thể phục hồi trở lại, nhắc đến nhiều nhất trong những cuộc bàn luận về các hiện tượng của thị trường chứng khoán, là cơn sốt hoa tulip ở Hà Lan thế kỷ 17 cho đến những hiện tượng “bong bóng” gần nhất. 2.3.1. Cơn sốt hoa tulip thế kỉ 17: - Năm 1593, hoa tu-líp được mang từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hà Lan. Đặc trưng mới lạ của loài hoa này làm rất nhiều người tìm kiếm để mua, do đó giá cũng đắt dần lên. Một thời gian sau, hoa tu-líp mắc phải một loại virus không gây hại có tên là thể khảm, loại virus này không gây hại đến loài hoa mà tác động làm cho màu sắc trên những cánh hoa có ánh hồng tía. Sự biến đổi màu sắc này làm cho loài hoa tu-líp vốn đã khó tìm càng trở nên khan hiếm. Khi đó, giá hoa vốn cũng đã cao giờ càng cao hơn tùy thuộc mức độ tác động của loại virus. Người ta bắt đầu giao dịch với nhau bằng bộ củ hoa, bắt đầu hình thành hiện tượng đầu cơ trên thị trường, khi đó ai cũng nghĩ rằng giá sẽ tăng không giới hạn. - Những người có nhu cầu mua củ cây thực (những người trồng hoa) bắt đầu mua về và dự trữ củ tu-líp trong kho cho mùa hoa sau. Việc này càng làm giảm cung và tăng cầu cũng như tính khan hiếm. Ngay sau đó, giá củ tu-líp tăng rất nhanh và rất cao, người ta dùng đất, tiền tiết kiệm và bất cứ tài sản nào khác có thể chuyển thành tiền mặt để mua củ hoa tu-líp. Nhiều người Hà Lan khi đó quả quyết rằng họ sẽ có thể bán được lượng củ mà họ đã thu mua về cho những người ngoại quốc ít thông tin và kém may mắn, qua đó có thể mang lại lượng lợi nhuận khổng lồ. Giá tu-líp khi đó đã tăng gấp 20 lần sau chỉ một tháng. - Quả bong bóng phình ra to nhất vào giai đoạn 1936-1937. Lái buôn Tu-líp là những người kiếm lời nhanh chóng và đơn giản nhất. Một lái buôn thạo tay có thể kiếm 60.000 florin (tiền Hà Lan) trong một tháng - tương đương xấp xỉ 61,710 đô la Mỹ. Với lợi nhuận khổng lồ như thế, chính quyền hoàn toàn bất lực và không thể ngăn chặn được hoạt động giao dịch náo nhiệt. Ai cũng thấy giá không phản ánh được giá trị thực mỗi củ tu-líp. Hiện tượng bong bóng bắt đầu xuất hiện trên nhiều thị trường nơi có hoạt động đầu cơ tu-líp, những người cẩn trọng nhất đã bắt đầu tính đến việc bán và cầm chắc lợi nhuận cho mình. Hậu quả của việc này là một hiệu ứng domino khủng khiếp với mức giảm nhanh chóng mặt trong điều kiện tất cả đều bán nhưng rất ít người mua. Giá giảm trầm trọng càng làm con người ta hoảng loạn và bán bất kể lỗ bao nhiêu. - Nhiều giao dịch bị phá vỡ, người ta bắt đầu hiểu ra rằng họ đã dùng nhà của mình để đổi lấy một mẩu cây cỏ. Hoang mang và hỗn loạn là tình cảnh chung diễn ra trên đất nước Hà Lan. Chính phủ cố gắng tiếp cận nhằm hạn chế và làm chậm lại hiện tượng đó bằng cách đề nghị thực hiện những giao dịch đang bị từ chối thực hiện tại mức 10% mệnh giá. Tuy nhiên kết quả là thị trường càng xấu hơn, những biện pháp trở lên vô nghĩa. Ngay cả những người đã thoát ra và cất giữ được lợi nhuận cho riêng mình cũng chịu tác động từ đợt suy thoái kinh tế diễn ra sau đó. - Tác động của cuộc khủng hoảng Tu-líp làm cho Hà Lan tiến hành cấm toàn bộ các hoạt động đầu cơ trong đầu tư suốt một thời gian dài. - Như vậy có thể nói lịch sử ghi lại rằng ở mức đỉnh, người ta có thể đổi một bông hoa tu- líp lấy một căn nhà, nhưng khi ở đáy, giá một bông hoa chỉ bằng một củ hành, cuộc sụp đổ gần như trở thành một huyền thoại. 2.3.2. Câu chuyện bong bóng và sự sụp đổ của thị trường chứng khoán 1987: ( Bong bóng là gì, sự hình thành bong bóng và khái niệm về sự sụp đổ - Phụ lục 5) - Một sự sụp đổ được dự báo trước nhưng không thể giải thích liệu có phải do chính hoạt động của Ủy Ban Chứng Khoán Mỹ (SEC), được thành lập theo yêu cầu của Tổng thống Franklin D. Roosevelt sau khi kết thúc Đại khủng hoảng. SEC được hình thành nhằm ngăn chặn những khả năng sụp đổ thị trường có thể xảy ra, ngăn chặn những hành vi lừa đảo đối với thị trường chứng khoán. SEC đã hoạt động rất tốt, dần dần lấy được lòng tin nhà đầu tư và họ bắt đầu quay trở lại với thị trường vào những năm 60. - SEC tuy có thể giúp nhà đầu tư tiếp cận được những thông tin cần thiết nhưng không thể giúp nhà đầu tư suy nghĩ. Vào những năm đầu thập kỷ 60 và 70, nhà đầu tư rất ít quan tâm đến giá trị doanh nghiệp mà họ quan tâm đến hình ảnh, sự tiếp cận của doanh nghiệp đến công chúng, đến những ý kiến không chính thức về doanh nghiệp. Nhà đầu tư quan tâm đến những mẩu quảng cáo, mô tả ở mức thái quá về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cho dù những dòng mô tả ngắn gọn và hết sức mù mờ, nhà đầu tư vẫn "mù quáng" đặt niềm tin, với họ nó dường như biểu hiện của những ý tưởng cao siêu. SEC đã yêu cầu những công ty này phải thông báo rõ ràng, chính xác rằng bản thân những công ty này không hề có tài sản đảm bảo hay thậm chí không có một cơ may nào để thực hiện những ý tưởng đó, nhưng nhà đầu tư vẫn cứ tin rằng tiềm năng của những công ty này là không có giới hạn. Tâm lý "tăng giá", ngoại trừ một số vụ vỡ nợ, sập tiệm, vẫn còn tiếp tục đến thập kỷ 80. - Thập kỷ 80 cũng là giai đoạn mà những hoạt động tài chính diễn ra cực kỳ sôi động, đặc biệt là sự hình thành của nhiều tập đoàn lớn, hoạt động sáp nhập, thâu tóm. Thâu tóm và sáp nhập diễn ra ở khắp mọi nơi, ở mọi cấp độ, nhiều thương vụ được áp dụng kĩ thuật "Mua lại dựa trên vay nợ" thông qua phát hành những loại trái phiếu chất lượng thấp cho nhà đầu tư. Áp dụng công thức toán mang tên "nền kinh tế mới", tăng trưởng của những doanh nghiệp Mỹ sau sáp nhập được tính theo cấp số nhân chứ không còn đơn giản là cộng hai doanh nghiệp hợp nhất với nhau nữa. - SEC không còn đủ khả năng để hạn chế những tập đoàn và những đợt phát hành ra công chúng mờ ám, thị trường, do đó, tiếp tục tăng trưởng liên tục trong suốt thập niên 80. Thâm chí cả đến những nhà đầu tư tổ chức và quỹ đầu tư, những đơn vị thường tin tưởng vào những tính toán, phân tích trên các công cụ giao dịch, cũng bắt đầu gắn mình với câu thần chú "nếu một cổ phiếu lâu không tăng giá, hãy tìm một cổ phiếu khác." - Vào đầu năm 1987, SEC đẩy mạnh một cách vội vàng và theo nhiều chuyên gia là thiếu tính toán, hoạt động điều tra các giao dịch nội gián. Ở vào thời điểm mà hầu hết nhà đầu tư bắt đầu quan tâm đến khả năng Wall Street sẽ cần phải xem xét lại chính sự tăng trưởng hiện tại của nó, thì hoạt động điều tra của SEC đã tạo lên không khí lo lắng đối với nhà đầu tư. Nhiều người bắt đầu quyết định rời khỏi "cuộc chơi mờ ám" của với cổ phiếu để chuyển sang những hoạt động đầu tư ổn định hơn, như trái phiếu. - Ngày thứ hai, 19/10/1987 - ngày thứ hai đen tối - đã xảy ra một "cuộc di cư tập thể" ra khỏi thị trường cổ phiếu, nó tác động đến hệ thống quản lý giao dịch của NYSE. Hệ thống này tự đặt các ngưỡng dừng lỗ (stop loss) cho cổ phiếu và chuyển lệnh tới hệ thống DOT của NYSE. Lượng bán quá lớn được chuyển sang tức thì đã làm quá tải hệ thống máy in của DOT, làm trễ toàn hệ thống và nhà đầu tư, ở mọi cấp độ (cá nhân, tổ chức) rơi vào tình trạng mất thông tin. - DOT - Designated Order Turnaround - là hệ thống máy tính điện tử nhằm hỗ trợ hiệu quả giao dịch lệnh bằng cách chuyển các lệnh với chứng khoán niêm yết trực tiếp, không đi qua những nhà môi giới, tới các chuyên gia trên sàn của NYSE. Hệ thống này thường được áp dụng với những lệnh có quy mô nhỏ, lệnh giới hạn và lệnh giao dịch theo chương trình. - Khủng hoảng lây truyền theo đám đông và nhà đầu tư bắt đầu đổ ra bán cổ phiếu không cần biết sẽ lỗ bao nhiêu hay liệu lệnh của họ có thể được thực hiện sớm hay muộn trong khi giá đang rơi thẳng đứng. Chỉ số Dow tụt 508,32 điểm (22,6%) và 500 tỉ USD biến mất. Thị trường ở các quốc gia khác trên toàn thế giới cũng sụp đổ theo cùng một kịch bản. Thậm chí có một số nhà môi giới vì quá nhiều khách hàng, không thể nghe điện thoại của một vài khách hàng gọi đến, đã bị nhà đầu tư đến đe dọa, thậm chí bắn, bị giết. - May mắn là vị Chủ tịch mới của FED, Alan Greenspan, đã đóng góp rất lớn trong việc chèo lái nền kinh tế tránh khỏi một cuộc khủng hoảng nữa cho nền kinh tế Mỹ bằng cách hỗ trợ để các ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư không bị vỡ nợ. Thị trường hồi phục, NYSE cũng tiến hành tinh chỉnh một số điểm nhỏ trong hệ thống giao dịch bao gồm cả hệ thống ngắt giao dịch khi thị trường tụt đến một mức nhất định đặt trước. 2.4. BONG BÓNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM: - Thị trường chứng khoán vẫn được coi là không có rủi ro, không phải tư duy, mọi thứ ở đó đều "đi lên". Đó là lý do mà rất nhiều người đã đổ toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình vào thị trường chứng khoán mà không cần phải tìm hiểu xem hệ thống đó hoạt động thế nào và công ty mà mình mua cổ phiếu đang vận hành ra sao. Với quá nhiều nhà đầu tư hoàn toàn thiếu kiến thức, thị trường cũng xuất hiện rất nhiều những mánh khóe đầu tư, thậm chí cả lừa đảo. Chuyên viên ngân hàng đầu tư, nhà môi giới, chuyên viên giao dịch và đôi khi cả người sở hữu chứng khoán hợp lại với nhau để kéo giá chứng khoán để rồi thoát ra sau khi đã kiếm được lời. Mánh khóe mà họ thường sử dụng là khéo léo mua đi bán lại lẫn nhau một loại chứng khoán ít được quan tâm, mỗi lần giao dịch, họ lại đẩy giá lên một chút. Khi công chúng bắt đầu phát hiện ra quá trình giao dịch và tăng giá đều này, họ sẽ quay ra mua loại cổ phiếu đang được làm giá. Khi đó, những người làm giá bán cổ phiếu, đang ở mức giá rất cao, để kiếm lời. Vòng xoáy mua đi bán lại được lặp đi lặp lại, những nhà đầu tư thiếu hiểu biết tiếp tục bán cho nhau, người bán được với giá cao hơn giá mua thì kiếm lời, người mua thì kỳ vọng cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng giá. - Những nguyên lý tâm lý hành vi tài chính cho thấy nhà đầu tư càng ít hiểu biết thì họ càng dễ bị cuốn theo ý kiến đám đông (hiệu ứng bầy đàn). Hành vi này là con dao hai lưỡi bởi chính những nhà đầu tư thiếu hiểu biết là những người dễ rơi vào tình trạng lo sợ, hoảng loạn nhất. Việc tham gia hay tháo chạy khỏi thị trường của một người không có ảnh hưởng quá lớn tới thông tin hay chất lượng thị trường. Tuy nhiên chính cả đàn đang chạy theo con bò chạy nhanh nhất sẽ "dẫm đạp" và làm vỡ vụn thị trường. - Thị trường chứng khoán Việt Nam đã cho thấy dấu hiệu của một thứ bong bóng cổ điển. Giá cổ phiếu đã lên gần với mức giá của các cổ phiếu Internet hồi những năm 90 thế kỷ trước. Giờ đây, mối lo ngại mới nhất là quả bong bóng có thể xì hơi. Các chuyên gia của công ty đầu tư mạo hiểm J.P Morgan cho biết các công ty môi giới đang cảnh báo các khách hàng rằng chính phủ Việt Nam có kế hoạch sớm áp đặt các biện pháp kiểm soát quản lý vốn nhằm ngăn chặn nguy cơ tiền vốn bị tuồn ra nước ngoài trong trường hợp thị trường bị sụp đổ. - Thực tế ai cũng nói là thị trường đang " bong bóng" nhưng có ai lại từ chối nó đâu (điển hình là số nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch tăng chóng mặt đến nổi có công ty CK lại hạn chế bằng cách tăng số tiền tối thiểu trong tài khoản lên 100 triệu như SSI - CTCK sài gòn). - Liệu có các cơ chế hữu hiệu hay không để đối phó với những biến động bất thường hay không. Đấy là những vấn đề làm các nhà chức trách đau đầu. - Làm sao để tránh hay hạn chế tác hại của các bong bóng là vấn đề chính sách hóc búa. Có thể làm lạnh những cơn sốt thị trường bằng nhiều biện pháp, can thiệp hành chính một cách nóng vội, không cân nhắc thường là biện pháp tồi tệ nhất. Dùng các công cụ thị trường, nâng cao nhận thức, tạo cơ chế phòng ngừa rủi ro và biện pháp tuyên truyền, giáo dục có thể có hiệu quả lâu dài. - Tăng cung là biện pháp giảm nóng thị trường một cách hữu hiệu. Có thể ảnh hưởng đến thiên kiến bằng nâng cao nhận thức của những người tham gia, cảnh báo họ về những nguy cơ tiềm ẩn, đòi hỏi các công ty được niêm yết và các nhà môi giới chứng khoán phải cung cấp thông tin trung thực, có các quy chế rõ ràng buộc họ phải báo cáo, phải cung cấp thông tin, phải tránh xung đột lợi ích hay biểu hiện của xung đột lợi ích. - Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin của các sở giao dịch chứng khoán vững chắc, giám sát việc dùng đòn bẩy tài chính (dùng vốn vay) một cách chặt chẽ... là những lựa chọn khả dĩ. Song các nhà đầu tư phải tự học qua thành công và thất bại của mình, đấy là khuyến khích sát sườn nhất đối với họ. - Tóm lại, trong tình hình nóng như trên thị trường chứng khoán hiện nay, việc đưa ra những phương pháp phòng ngừa rủi ro thích hợp là vô cùng cần thiết và cấp bách, để làm được đều đó, chúng ta cần hiểu rõ hành động của những nhà đầu tư vì sự tham gia hay tháo chạy của họ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của thị trường, nhưng đều quan trọng là khi nào họ tham gia và khi nào họ tháo chạy?lí thuyết hành vi sẽ giải thích điều đó. Kết luận chương 2 - Lý thuyết tài chính hành vi với nền tảng cơ bản là “thị trường không luôn luôn đúng”, đã đặc ra một đối trọng lớn với lý thuyết thị trường hiệu quả, thế nên ở Việt Nam thì thị trường hiệu quả đang tồn tại ở dạng yếu nên vấn đề ở đây là chúng ta xét xem lý thuyết hành vi sẽ giải thích như thế nào về những hành động của các nhà đầu tư. - Ở Việt Nam, các nhà đầu tư không phân tích và xử lý đúng các thông tin

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai hoan chinh.pdf
  • pdfphu luc 1-2-3-4-5-6.pdf
  • pdfphu luc 7.pdf
  • xlsPHU LUC 8-9-10-11-12.xls
  • pdfTom tat.pdf
Tài liệu liên quan