Chuyên đề Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại BIC

MỤC LỤC

 

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT 2

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT 2

1. Vài nét về lịch sử ra đời và phát triển của nghiệp vụ Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt 2

1.1. Trên thế giới 2

1.2. Ở Việt Nam 4

2. Sự cần thiết và tác dụng của Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt 5

2.1 Sự cần thiết của Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt 5

2.2 Tác dụng của Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt 7

II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT 11

1. Một số khái niệm 11

2. Đặc điểm của Bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt 14

3. Nội dung cơ bản của Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt 16

3.1 Đối tượng, phạm vi Bảo hiểm 16

3.2. Giá trị Bảo hiểm và số tiền Bảo hiểm. 23

3.3 . Phí bảo hiểm .26

3.4 Hợp đồng Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt 29

III. QUY TRÌNH KINH DOANH SẢN PHẨM BẢO HIỂM CHÁY VÀ

CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT 31

1. Khai thác 31

1.1 Tiếp cận và tìm kiếm khách hàng 32

1.2 Đánh giá các yếu tố liên quan đến tỷ lệ phí ( đánh giá rủi ro) 34

1.3 Chào phí bảo hiểm 35

1.4 Hồ sơ hợp đồng Bảo hiểm cháy 37

2. Đề phòng hạn chế tổn thất 38

3. Công tác giám định 39

4. Công tác bồi thường tổn thất 40

IV. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT 42

1.Các chỉ tiêu đánh giá kết quả 42

2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả. 43

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIÊM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI BIC 46

I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM BIC 46

1.Quá trình hình thành và phát triển 46

2. Lĩnh vực hoạt động của BIC 48

3 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty BIC 50

4.Kết quả kinh doanh chung của công ty trong thời gian qua 53

4.1 Tình hình chung 53

4.2 Một số kết quả cụ thể 57

4.3 Đánh giá chung 62

II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI

CÔNG TY BẢO HIỂM BIC 64

1. Thuận lợi 64

2. Khó khăn 66

III. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY

TẠI BIC 69

1, Tình hình khai thác 69

2. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất 76

3. Công tác giám định- bồi thường. 79

3.1 Công tác giám định 79

3.2 Công tác bồi thường 80

4. Hoạt động tái bảo hiểm 84

IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG VIỆC TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY VÀ RỦI RO

ĐẶC BIỆT TẠI BIC. 88

1. Kết quả và hiệu quả 88

2. Các tồn tại và nguyên nhân 92

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY VÀ RỦI RO

ĐẶC BIỆT TẠI BIC 94

I. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY TRONG

THỜI GIAN TỚI 94

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY Ở BIC 97

1. Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đại lý, cộng tác viên 97

2. Tăng cường đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo về

Bảo hiểm cháy 98

3. Tăng cường chất lượng công tác khai thác 99

4. Kết hợp chặt chẽ với cảnh sát PCCC và người tham gia bảo hiểm trong công tác ĐPHCTT 100

5. Nâng cao hiệu quả công tác giám định- bồi thường 100

6. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng 101

7. Tăng cường mối quan hệ nhận nhượng với các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước 102

8. Phòng chống gian lận và trục lợi bảo hiểm 103

9. Phát triển thương mại điện tử 104

III. KIẾN NGHỊ 104

1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước 104

2. Đối với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 106

3. Đối với công ty 107

4. Đối với nghiệp vụ Bảo hiểm cháy: 108

KẾT LUẬN 110

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

 

 

docx117 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2399 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại BIC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh Phòng Đầu tư Phó giám đốc CN.Tp.HCM CN Đà Nẵng CN Hà nội CN Hải Phòng CN T.Nguyên CN Bình Định CN Vũng tàu CN Nghệ an CN Đồng nai CN Cần thơ CN Hải dương CN Quảng ninh *Ch *Chức năng nhiệm vụ các phòng ban: -Trụ sở chính có vai trò định hướng, điều hành, quản lý, hỗ trợ, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, kiểm tra,giám sát các hoạt động kinh doanh. -Các chi nhánh thực hiện các hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ trực tiếp cho khách hàng, phát triển thị trường và xử lý sau bán hàng. -Các phòng ban thuộc trụ sở chính của công ty có mối quan hệ phối hợp công tác theo quy trình nghiệp vụ và theo chức năng nhiệm vụ của từng phòng. Ngoài ra các phòng thuộc trụ sở chính của công ty còn có mối quan hệ với đơn vị trực thuộc công ty (gồm chi nhánh, phòng kinh doanh khu vực trực thuộc chi nhánh, văn phòng đại diện) như hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ về nghiệp vụ theo chức năng nhiệm vụ của từng phòng, cùng theo nhiệm vụ chung. Hiện nay tại trụ sở chính của BIC bao gồm 10 phòng ban có chức năng nhiệm vụ cụ thể: -Khối kinh doanh : +phòng phát triển kinh doanh: tham mưu cho ban giam đốc định hướng hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty trong dài hạn và ngắn hạn liên quan đến phát triển hoạt động kinh doanh BH, kênh phân phối, phát triển mạng lưới, chính sách khách hàng. +Phòng khai thác: giải quyết các dịch vụ khai thác vượt thẩm quyền hoặc ngoài địa bàn hoạt động kinh doanh của các chi nhánh và các phòng kinh doanh khu vực trực thuộc công ty, hỗ trợ kiểm tra giám sát hoạt động khai thác của các đơn vị kinh doanh trực thuộc công ty +Phòng đầu tư: định hướng hoạt động đầu tư Tài chính của công ty, triển khai xúc tiến đầu tư, hỗ trợ khối kinh doanh BH triển khai,phân phối sản phẩm BH tới các đối tác. -Khối hỗ trợ kinh doanh: +Phòng quản lý nghiệp vụ: xây dựng và phát triển sản phẩm, tham mưu cho ban giám đốc trong công tác xây dựng, ban hành điều chỉnh các quyết định, hướng dẫn, biểu phí, quy tắc BH …từng nghiệp vụ BH công ty.Nghiên cứu hướng dẫn triển khai sản phẩm mới, quản lý rủi ro trong hoạt động công ty +Phòng tái Bảo hiểm: định hướng hoạt động liên quan đến hoạt động TBH của công ty bao gồm nhận- nhượng TBH, quản lý, giám sát, tư vấn hướng dẫn đơn vị thành viên và các phòng nghiệp vụ thuộc trụ sở chính thực hiện nhiệm vụ công tác có liên quan đến hoạt động TBH. +Phòng giám định bồi thường: trực tiếp thực hiện nghiệp vụ giám định, bồi thường theo phân cấp ủy quyền của giám đốc công ty, đề xuất, xây dựng biện pháp đánh giá rủi ro sau bồi thường nhằm hạn chế tổn thất trong hoạt động kinh doanh BH của công ty . -Khối quản lý nội bộ: +Phòng tài chính-kế toán: tổng hợp phân tích số liệu báo cáo về tình hình tài chính kế toán,kết quả kinh doanh của công ty .Trực tiếp thực hiện công tác kế toán tài chính tại trụ sở chính cảu công ty. +Phòng công nghệ thông tin;thực hiện công tác phát triển ứng dụng công nghệ thông tin cho công ty, quản trị hệ thống mạng của công ty, đảm bảo tính an toàn, bảo mật dữ liệu thông tin công ty. +Phòng kiểm tra nội bộ: thực hiện công tác kiểm tra nội bộ đối với toàn bộ hoạt động của công ty , đảm bảo các hoạt động của công ty chấp hành tuân thủ đúng pháp luật, các quy định của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam, quy định quy trình nghiệp vụ của công ty, xử lý các vấn đề pháp lý giữa công ty với các cơ quan chức năng. +Phòng tổ chức hành chính: quản trị nhân sự trong toàn hệ thống, thực hiện đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản của công ty, thực hiện công tác quản lý hành chính, quản trị văn phòng tại trụ sở chính. 4.Kết quả kinh doanh chung của công ty trong thời gian qua 4.1 Tình hình chung BIC đi vào hoạt động từ đầu năm 2006, đến nay được hai năm, chúng ta có thể khái quát tinh hình chung của công ty qua các điểm sau: Thứ nhất: Công ty đã thực hiện thành công việc bàn giao, chuyển giao hoạt động từ liên doanh, không gây xao trộn thị trường BH, để khách hàng đối tác phàn nàn hoặc có những thông tin bất lợi trên phương tiện truyền thông Thứ hai: BIC đã thừa hưởng lại toàn bộ CSVC, cách thức quản lý của QBE- tập đoàn BH và TBH phi nhân thọ lớn nhất của Úc. Do vậy trong thời gian đầu công ty đã duy trì được một lượng khách hàng cũ nhất định và gây dựng phát triển được mối quan hệ với nhiều công ty tái BH, công ty BH gốc…trong và ngoài nước. Thứ ba: Công ty đã ổn định được tổ chức nhân sự, chuyển giao hợp đồng lao động từ liên doanh sang, hoàn chỉnh cơ chế, quy định liên quan đến người lao động. Cán bộ ở lại với BIC đến thời điểm này đã yên tâm công tác. Ngoài việc bộ máy nhân sự của BIC được tăng cường thêm nhiều cán bộ có kinh nghiệm, nghiệp vụ vững vàng, tác phong làm việc chuyên nghiệp từ liên doanh chuyển sang, BIC còn có thêm một lực lượng cán bộ trẻ nhiệt tình, năng động tạo nên một tập thể sáng tạo nhiệt huyết. Hiện nay đội ngũ nhân lực của BIC gồm 250 người được đào tạo cơ bản, trình độ chuyên môn tốt. Thứ tư: BIC đã từng bước xây dựng và ban hành đồng bộ các văn bản quy chế quản lý nội bộ, chính sách kinh doanh,và hướng dẫn nghiệp vụ. Đây là tiền đề quan trọng để đảm bảo việc kiểm soát hoạt động cuả công ty, là cơ sở kiểm tra đánh giá hoạt động của từng thành viên, từng đơn vị trực thuộc. Thứ năm: Công ty đã phát triển mạng lưới kinh doanh trực tiếp tại các địa bàn trọng điểm. Đến thời điểm này BIC đã hoàn thành thủ tục pháp lý cho 12 chi nhánh và đưa vào hoạt động. Đây là tiền đề quan trọng để chuẩn bị cho bước phát triển tiếp theo, đảm bảo mục tiêu kết thúc năm 2008 BIC có hệ thống phân phối toàn quốc. Thứ sáu: Hiện tại BIC đã xây dựng được cơ chế, phương thức triển khai hợp tác với hầu hết các đơn vị thành viên BIDV- đây là một trong những lợi thế vượt trội của BIC so công ty BH khác. Trong năm vừa qua cho ra đời sản phẩm BIC- Bảo An là sản phẩm liên kết của BIC và BIDV bước đầu đạt được kết quả khả quan. Thứ bảy: Kết quả hoạt động qua 2 năm 2006, 2007 tuy chưa đạt được như mong muốn nhưng cũng đã thể hiên tốc độ tăng trưởng tiềm năng cho một thương hiệu trẻ. Để hiểu thêm về năng lực tài chính của BIC, ta theo dõi bảng 1: Bảng 1: Tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu 3 năm 2005, 2006,2007 Đơn vị:1.000đ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1.Tổng tài sản 3.TổngTSLĐ&ĐTư NHạn 2.Tổng nợ phải trả 4.Tổng nợ ngắn hạn 5.Tổng nợ dài hạn 6.Nguồn vốn chủ sở hữu 114.528.742 90.431.653 43.176.078 9.083.797 0 71.352.664 316.980.467 261.160.501 106.630.276 67.005.487 0 210.350.191 720.020.081 520.687.880 199.665.520 106.210.092 0 502.354.566 (nguồn: Hồ sơ năng lực của BIC 2008) Mặc dù có sự chia tách liên doanh từ đầu năm 2006 nhưng tổng TS và NVCSH của BIC vẫn liên tục tăng một cách đều đặn. Điều đó cho thấy năng lực tài chính của BIC rất mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng của tổng TS từ năm 2005- 2007 ở mức trung bình là 150%. Năm 2007 tổng TS đạt mức cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây là 720.020 triệu đồng bằng hơn 2 lần so năm 2006 (316.980 triệu đồng) và bằng hơn 6 lần so năm 2005 (114.528 triệu đồng) khi còn hoạt động dưới tên gọi Việt- Úc. Việc thay đổi mô hình hoạt động từ hình thức liên doanh sang công ty Nhà nước không làm ảnh hưởng đến sự gia tăng NVCSH. Từ năm 2005- 2007 tốc độ tăng trung bình NVCSH xấp xỉ 200%. Sau khi BIDV mua lại 50% vốn góp của tập đoàn BH và TBH QBE (Úc) trong liên doanh trước đây, BIC đã không ngừng được gia tăng nguồn vốn bổ sung. Khả năng tài chính hiện nay của BIC rất lớn thể hiện thông qua việc tăng vốn điều lệ lên 200tỷ đồng (cuối năm 2006) và đã tăng lên 500tỷ vào tháng 9 năm 2007. Như vậy về vốn, BIC đang là một trong 5 công ty BH có vốn lớn nhất Việt Nam (sau Bảo Việt, Bảo Minh, PVI, VASS) và thị phần nằm trong top 10 công ty BH lớn nhất trên tổng số các công ty BH phi nhân thọ. Sau 8 năm triển khai kinh doanh BH, và sau gần 2năm đi vào hoạt động với tên gọi và cơ chế quản lý mới, BIC đã dần ổn định và đạt được kết quả bước đầu. Từ một đơn vị nhỏ về quy mô, mỏng về mạng lưới và có số doanh thu thấp, đến nay BIC đã thu được những kết quả khả quan. Điều này thể hiện rất rõ trong báo cáo tài chính hàng năm của công ty được kiểm toán bởi công ty Earns&Young (E&Y) và Price Water House Coopers (PWC). Bảng 2: Doanh thu, lợi nhuận và quỹ dự phòng nghiệp vụ 3 năm 2005, 2006,2007 Đơn vị: 1.000 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Doanh thu 46.538.660 49.214.865 165.226.951 Lợi nhuận (3.461.864) 9.809.681 9.809.681 Quỹ dự phòng nghiệp vụ 34.092.281 39.624.789 93.294.004 (Nguồn: báo cáo thường niên của BIC) Nếu như năm 2005 hoạt động dưới hình thức liên doanh, doanh thu toàn công ty đạt 46.538 triệu đồng thì đến năm 2006 BIC chính thức đi vào hoạt động doanh thu đã tăng lên tới 49.214 triệu đồng, tăng 2.676 triệu đồng hay tương đương tăng 5,8% so với năm 2005. Vẫn còn nhiều khó khăn trong năm đầu tiên khi tham gia thị trường BH với tên gọi mới nhưng doanh thu năm 2006 đã có sự tăng trưởng hơn so năm 2005 mặc dù sự gia tăng đó không phải là nhiều. Điều đó cho thấy sự nỗ lực của công ty trong việc duy trì và gia tăng doanh thu, hứa hẹn một sự khởi đầu tốt. Năm 2007 đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của BIC khi doanh thu đạt mức kỷ lục với con số 165.226 triệu đồng gần gấp 4 lần so năm 2006. Với kết quả đó BIC đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ khi chuyển đổi cơ cấu tổ chức và ngày càng khẳng định mình trên thị trường BH Việt Nam. Lợi nhuận trong vòng 3 năm từ 2005- 2007 đã có sự biến chuyển khác biệt. Năm 2005 có thể coi là năm hoạt động không hiệu quả của Việt- Úc khi lợi nhuận đạt được ở mức âm (-3.461.864). Đây là năm chuẩn bị chia tách, trên tất cả các lĩnh vực đều có sự xáo trộn, hoạt động kinh doanh BH của công ty trở nên khó khăn do đó kết quả đạt được không như mong đợi. Đến năm 2006 hoạt động kinh doanh ở BIC bắt đầu có sự khởi sắc khi lợi nhuận từ mức âm đã tăng lên đến 9.098 triệu đồng và bước sang năm 2007 lợi nhuận đã đạt tới con số 14.075 triệu đồng gần gấp 1,5 lần so năm 2006. Đây là những kết quả đáng khích lệ đối với một thương hiệu còn khá mới trên thị trường BH như BIC. Cùng với việc doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng qua các năm thì quỹ dự phòng nghiệp vụ cũng tăng tương ứng. Năm 2005, 2006 dự phòng nghiệp vụ ở mức khá đồng đều là 34.092 triệu đồng và 39.624 triệu đồng. Chỉ đến năm 2007 khi doanh thu phí BH tăng vượt bậc thì dự phòng nghiệp vụ cũng tăng mạnh đến 93.294 triệu đồng gần gấp 3 lần so năm 2006. Như vậy qua việc phân tích năng lực tài chính và kết quả doanh thu, lợi nhuận trong 3 năm 2005- 2007 cho thấy tiềm năng phát triển trong tương lai của BIC là rất lớn và mục tiêu trở thành một trong 10 công ty BH phi nhân thọ sẽ còn không xa. 4.2 Một số kết quả cụ thể * Đối với hoạt động kinh doanh Bảo hiểm : Tổng doanh thu phí BH tính đến cuối năm 2007(165 tỷ) đã tăng vượt bậc so năm 2006 trong đó phải kể đến sự tăng truởng khá lớn của doanh thu phí BH gốc (trên 300% so năm 2006). So với kết quả hoạt động của Việt- Úc trước đây thì năm 2006, 2007 đã đánh dấu bước tiến vượt bậc của BIC với doanh thu phí đạt mức kỷ lục 40.217 triệu đồng và 147.164 triệu đồng. Năm 2005 dưới tên gọi Việt- Úc doanh thu phí BH gốc chỉ đạt được ở con số 25.834 triệu đồng bằng 0.64% doanh thu BH gốc khai thác năm 2006. Đây là năm chuẩn bị chia tách, hoạt động của liên doanh đang bị xáo trộn trên nhiều mặt do vậy việc khai thác BH gốc cũng bị chững lại. Năm 2006 BIC chính thức đi vào hoạt động với tên gọi mới. Doanh thu BH gốc đã đạt được kết quả khởi sắc, tốc độ tăng trưởng phí BH gốc so năm 2005 là 55,67%. Đặc biệt năm 2007 được ghi nhận là năm” tăng tốc” thành công của BIC với tốc độ tăng trưởng doanh thu phí BH gốc đạt trên 265% so năm 2006. Mặc dù sau hai năm hoạt động còn nhiều khó khăn về mọi mặt nhưng BIC đã giữ được doanh thu phí không những giảm so liên doanh trước đây mà còn tăng đáng kể cho thấy tiềm năng phát triển của BIC rất lớn trong tương lai. Cùng với việc doanh thu phí BH gốc năm 2007 tăng nhanh so năm 2006 dẫn đến thị phần của BIC cũng ngày được cải thiện đáng kể. Nếu như thị phần cuối năm 2006 chỉ chiếm 0.63%( xếp thứ 12/18 công ty BH phi nhân thọ), 9 tháng đầu năm 2007 chiếm 1.38% (xếp thứ 12/21 công ty BH phi nhân thọ) thì cuối năm 2007 thị phần của BIC đã nằm trong top 10 công ty BH lớn nhất trên tổng số công ty BH phi nhân thọ . Bảng3: Tăng trưởng phí BH gốc và thị phần của BIC 2006, 2007 Năm Phí Bảo hiểm gốc (trđ) % tăng giảm phí Thị phần % Kỳ báo cáo Năm trước 2006 40.217 25.834 55,67% 0,63% 2007 146.706 40.217 264,7% 1,9% (nguồn báo cáo thường niên BIC ) Thực chi bồi thường thuộc trách nhiệm BIC đến thời điểm 30/12/2007 là 6.544 triệu đồng tăng 0.65% so cùng kỳ năm ngoái (2006) là 3.959 triệu đồng, và thực chi bồi thường chỉ bằng 7.9% so phí BH thực thu 82.827 triệu đồng. Trong đó tỷ lệ bồi thường BH gốc ở mức hơn 10% (doanh thu BH gốc là 146.706 triệu đồng và STBT BH gốc là 14.770 triệu đồng), nhận TBH bồi thường 119 triệu đồng bằng 0.6% so doanh thu phí nhận tái (chủ yếu là bồi thường trong nước). Như vậy tỷ lệ bồi thường BH gốc và tỷ lệ bồi thường nhận TBH năm 2007 ở BIC so với toàn thị trường ở mức không cao, và năm 2007 có thể coi là năm kinh doanh hiệu quả của BIC trong tất cả các hoạt động đặc biệt là trong công tác khai thác BH gốc. Bảng 4: Doanh thu theo khu vực đến 31/12/2007 Đơn vị: triệu đồng STT Đơn vị khai thác Thực hiện 31/12/2007 Tỷ trọng 1 Trụ sở chính tại Hà Nội 31.244 18,9% 2 Chi nhánh Bình Định 6.813 4,1% 3 Chi nhánh Cần Thơ 7.815 4,7% 4 Chi nhánh Đà Nẵng 6.989 4,2% 5 Chi nhánh Đồng Nai 5.329 3,2% 6 Chi nhánh Hà Nội 43.122 26,1% 7 Chi nhánh Hải Dương 1.907 1,2% 8 Chi nhánh Hải Phòng 9.893 6% 9 Chi nhánh Hồ Chí Minh 29.720 18% 10 Chi nhánh Nghệ An 8.335 5% 11 Chi nhánh Tây Nguyên 7.492 4,5% 12 Chi nhánh Vũng Tàu 6.663 4% Toàn công ty 165.226 100% (Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh Hà Nội) Đến cuối năm 2007 BIC đã có 12 chi nhánh chính thức đi vào hoạt động. Với tốc độ tăng trưởng phí bảo hiểm gốc kỷ lục trong năm 2007 phải kể đến sự đóng góp của phòng khai thác trụ sở chính, chi nhánh Hà Nội và chi nhán thành phố Hồ Chí Minh tỷ trọng đóng góp cho doanh thu toàn công ty đạt trên 18%. Trong đó đặc biệt là chi nhánh Hà Nội tuy mới đi vào hoạt động nhưng chiếm tỷ trọng lớn nhất 26,1%. Ở các chi nhánh khác tiềm năng rất lớn nhưng hiệu suất khai thác chưa cao tỷ trọng doanh thu chiếm dưới 5%. Năm 2007 doanh thu theo nghiệp vụ cũng có sự biến chuyển rõ rệt trong tỷ trọng khai thác: Bảng 5: Phân chia phí bảo hiểm gốc theo loại hình nghiệp vụ đến 31/12/2007 STT Loại nghiệp vụ Số phí (trđ) % tổng phí thu 1 Kỹ thuật 41.186 27,99 % 2 Cháy và mọi rủi ro tài sản 22.627 15,38 % 3 Xe cơ giới 40.427 27,5 % 4 Hàng hóa vận chuyển 10.073 6,84 % 5 Tai nạn, sức khỏe 8.602 5,85 % 6 Thân tàu và P & I 6.633 4,5 % 7 Trách nhiệm 1.324 0,9 % 8 Gián đoạn kinh doanh 406 0,28 % 9 Các loại hình khác 15.886 10,8 % (Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh Hà Nội) Nếu tính đến thời điểm 31/12/2007 thì tổng doanh thu phí BH gốc đạt 147.164 triệu đồng trong đó doanh thu phí từ loại hình BH kỹ thuật là lớn nhất 41.186 triệu đồng tương ứng tỷ trọng 27,99%, sau đó là BH xe cơ giới chiếm 27,5%, tiếp đến là loại hình BH cháy và mọi rủi ro TS đạt 22.627 triệu đồng chiếm 15,38% (trong đó BH cháy nổ chiếm 11,02%). Mặc dù các loại hình nghiệp vụ đều có tỷ trọng gia tăng so năm 2006 nhưng tốc độ tăng trưởng có giảm đi do tốc độ tăng trưởng của nghiệp vụ BH xe cơ giới tăng mạnh mẽ hơn Các loại hình thiệt hại kinh doanh và BH trách nhiệm là loại hình BH không phải thuộc thế mạnh của BIC nên doanh thu vẫn chiếm tỷ trọng khiêm tốn dưới 5%. * Đối với hoạt động tái Bảo hiểm : Hoạt động TBH thời gian qua cũng đạt được những khởi sắc. Tuy nhiên do thời gian đầu chuyển cơ cấu công ty từ hình thức liên doanh sang 100% vốn BIDV, năng lực BHcó suy giảm BIC phải tái đi phần lớn số phí thu được. Doanh thu TBH được thể hiện bảng dưới đây: Bảng 6: Doanh thu phí TBH năm 2006, 2007 Đơn vị:trđ Năm Doanh thu BH gốc Doanh thu tái BH Phí BH thực thu Nhận Nhượng Trong nước Ngoài nước Trong nước Ngoài nước 2006 40.217 7.954 1.047 20.580 4.887 23.751 2007 146.706 18.377 77 69.788 12.697 82.675 (nguồn: báo cáo tổng hợp BIC ) Như vậy số phí BH thực thu năm 2007 đã tăng hơn 300% so năm 2006. Trong đó phí nhượng tái cao hơn nhiều so với doanh thu nhận tái bằng 450%. Đặc biệt năm 2007 nhận TBH ngoài nước giảm mạnh chỉ bằng 7% năm 2006. Điều này cho thấy BIC chỉ tập trung tham gia nhận- nhượng BH trong nước Số liệu này thể hiện rõ sự thay đổi căn bản trong hoạt động của BIC so với liên doanh.Qua đó cho thấy uy tín năng lực tài chính của công ty ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh. Hiện nay BIC có quan hệ hợp đồng với nhiều công ty BH và tái BH có uy tin trên thị trường quốc tế như: công ty tái BH MunichRe (Đức), SwissRe (Thuỵ sỹ), AonRe (Mỹ), Tổng công ty tái BH quốc gia Việt Nam (VINARE)…. * Hoạt động đầu tư: Sau khi chuyển giao và giao nhận vốn, công ty đã chú trọng công tác đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi để gia tăng lợi nhuận. Nếu như trong năm 2006 BIC chủ yếu tập trung cho các kênh đầu tư an toàn( tiền gửi, trái phiếu..) nên kết quả đạt được còn khiêm tốn so thị trường (lợi nhuận từ hoạt động đầu tư 2006: 19983 triệu đồng), thì đến năm 2007 BIC đã thực hiện một loạt các biện pháp mang tính chiều sâu nhằm đảm bảo lựa chọn được các dự án đầu tư thích hợp, an toàn cho nguồn vốn và mang lại hiệu quả kinh tế cao. 4.3 Đánh giá chung BIC chính thức đi vào hoạt động ngày 1/1/2006 sau khi BIDV mua lại 50% vốn góp của tập đoàn BH và TBH QBE của Australia trong liên doanh BH Việt-Úc trước đây, trở thành chủ sở hữu 100% vốn BIDV. Việc mua lại vốn góp của tập đoàn QBE là một bước đi quan trọng trong quá trình phát triển thành lập tập đoàn tài chính hàng đầu Vịêt Nam của BIDV, phấn đấu trong quý II năm 2008 Bảo hiểm và Ngân Hàng trở thành hai trụ cột chính đem lại doanh thu cho tập đoàn. Sau khi chuyển đổi từ mô hình liên doanh sang công ty Nhà nước,BIC cũng đã có sự thay đổi ở tất cả các lĩnh vực tổ chức, hoạt động…ảnh hưởng đáng kể đến tỷ trọng doanh thu.Với hình thức sở hữu mới BIC kinh doanh tương đối giống các công ty BH nội địa khác, doanh thu phí BH khai thác trực tiếp và thông qua hệ thống BIDV ngày càng chiếm tỷ trọng nhiều hơn. Khi môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt, mà BH là một thị truờng hứa hẹn nhiều tiềm năng lợi nhuận khổng lồ, nhiều Ngân hàng đã và đang khởi động “lấn sân” trên thị trường. BIC tự hào là công ty tiên phong được thành lập bởi Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với bề dày hơn 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng- tài chính. Đây là lợi thế mà không phải công ty BH nào cũng có được. Trong tương lai đây vẫn là kênh khai thác chủ yếu của BIC bên cạnh những kênh truyền thống khác: tận dụng tối đa lợi thế quy mô hoạt động và mạng luới BIDV. Dựa và nền tảng khách hàng do BIDV giới thiệu, BIC có thể trao đổi dịch vụ và tăng cường tiếp cận với các khách hàng khác để dần chuyển sang chủ động kinh doanh dựa trên lượng khách hàng đã gây dựng và tạo được uy tín. Mặc dù qua 2 năm đi vào hoạt động với tên gọi chính thức BIC, công ty chưa đạt được kết quả như mong muốn nhưng những khó khăn chỉ là bước đầu, BIC đang trong quá trình phát triển vì tiềm lực rất lớn với vốn điều lệ lên tới 500 tỷ đồng (2007) chỉ đứng sau bốn công ty BH phi nhân thọ khác đặc biệt thế mạnh khi có BIDV hỗ trợ nhất là trong giai đoạn BIC còn non trẻ trên thị truờng BH Việt Nam. Ngoài ra xu hướng sản phẩm liên kết BH – NH đang ngày càng được triển khai rộng khắp. BIC và BIDV cúng đang thăm dò thị trường bước đầu khi cho ra mắt sản phẩm liên kết với tên gọi BIC - Bảo An cũng đang được khách hàng tham gia đông đảo bởi đăc tính mới và ưu vịêt của sản phẩm. Cũng phải nói thêm với lợi thế BIDV đứng sau trong những năm vừa qua nghiệp vụ BH xây dựng lắp đặt, hoả hoạn, xe cơ giới .. chiếm một tỷ trọng khá cao. Đây cũng chính là thế mạnh của BIC có thể cạnh tranh với các công ty BH khác. Khách hàng thường đến Ngân hàng vay vốn chủ yếu cho những công trình xây dựng tầm cỡ với số tiền BH rất lớn. Những TS này đều thuộc đối tượng BH sẽ được BIC tận dụng khai thác triệt để. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, bên cạnh những thuận lợi BIC cũng phải đối mặt với không ít khó khăn khi mà các công ty BH khác cũng không ngừng phát triển, môi trường pháp lý kinh doanh BH ngày càng chặt chẽ .. đặc biệt từ 1/1/2008 khi các doanh nghiệp nước ngoài đựơc phép kinh doanh các loại hình bắt buộc tại Việt Nam: như BH trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, BH hoả hoạn.. Với những yếu tố khả quan tiềm năng phát triển, trong tương lai không xa BIC sẽ ngày càng khẳng định vị tí và thương hiệu của mình không những trên thị trường BH phi nhân thọ mà còn vươn xa ra cả ngoài lãnh thổ Việt Nam. II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BIC 1. Thuận lợi Hiện nay với sự gia nhập WTO của nước ta đã mở cửa cho thị trường BH có những cơ hội phát triển. Cùng với lợi thế là công ty BH tiên phong được thành lập bởi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), BIC sẽ tận dụng triệt để lợi thế này để nghiệp vụ BH cháy ngày càng được mở rộng thích nghi với tình hình mới. Những thuận lợi chủ yếu đem lại cho nghiệp vụ BH cháy của BIC tốc độ tăng trưởng cao phải kể đến: - Môi trường pháp lý về kinh doanh BH cháy ở Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện. Do những hậu quả nặng nề của hỏa hoạn để lại không chỉ đối với bản thân mỗi cá nhân, doanh nghiệp mà còn đối với cả xã hội, nên từ trước đây rất lâu Đảng và Nhà nước đã chủ trương khuyến khích các đơn vị tham gia BH cháy. Theo thông tư số 82/1991/ BTC ban hành ngày 31/12/1991 có ghi rõ “Nhà nước không cho các doanh nghiệp ghi giảm vốn điều lệ trong TS bị tổn thất do những rủi ro mà các công ty BH trong nước đã triển khai”. Và đến thời điểm hiện tại văn bản có tính pháp lý cao nhất là nghị định 130/2006/NĐ- CP của Chính phủ được ban hành ngày 8/11/2006 quy định chế độ BH cháy nổ bắt buộc. Cùng với đó quy định thực hiện bắt buộc đối với nghiệp vụ BH cháy cũng được nêu tại điều 8 của Luật kinh doanh BH 2000 và điều 9 luật PCCC 2001 “cơ quan , tổ chức và cá nhân có cơ sở nguy hiểm về cháy nổ phải thực hiện BH cháy nổ bắt buộc đối với TS của cơ sở đó”. Với những quy định bắt buộc này tạo điều kiện cho tăng doanh thu phí ngoài việc tự nguyện tham gia BH cháy nổ của các tổ chức, cá nhân, góp phần gia tăng đóng góp kinh phí cho hoạt động PCCC theo quy định của Nhà nước và kinh phí ĐPHCTT của doanh nghiệp BH từ đó bảo vệ đối tượng BH và gián tiếp giảm xác suất bồi thường cho doanh nghiệp BH. - Môi trường kinh tế sôi động tạo nên nhu cầu ngày càng gia tăng về BH cháy. Trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay thì việc đầu tư, xây mới các công trình, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh diễn ra rất sôi nổi ở các khu kinh tế trọng điểm và các khu kinh tế mới. Tai nạn cháy nổ nếu xảy ra sẽ là thảm họa. Việc các doanh nghiệp mua BH cháy hết sức cần thiết và bức bách góp phần ổn định tài chính và bảo toàn giá trị tài sản doanh nghiệp. Nhu cầu Bảo hiểm cháy ngày càng gia tăng song hành cùng quá trình phát triển đất nước trong xu thế hội nhập hứa hẹn một thị trường BH cháy đầy tiềm năng trong tương lai. - BIC là công ty BH trực thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển với bề dày hơn 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng – tài chính. Chính vì vậy bên cạnh những kênh truyền thống khác, kênh khai thác chủ yếu của BIC vẫn là tận dụng tối đa lợi thế quy mô hoạt động và mạng lưới BIDV. Đây cũng chính là thế mạnh của BIC có thể cạnh tranh với các công ty BH khác. Khách hàng thường đến Ngân hàng vay vốn chủ yếu cho những công trình xây dựng tầm cỡ với STBH rất lớn. Những TS này đều thuộc đối tượng BH sẽ được BIC tận dụng khai thác triệt để. Do vậy cùng với các nghiệp vụ khác như xây dựng lắp đặt, xe cơ giới … nghiệp vụ BH cháy ngày chiếm một tỷ trọng cao trong doanh thu của công ty. - BH cháy là sản phẩm truyền thống của công ty, một trong những nghiệp vụ được ưu tiên khai thác. Với số phí thu được từ nghiệp vụ BH cháy cuối năm 2006 là 4.612 triệu đồng thì đến năm 2007 con số này đã lên đến 16.213 triệu đồng chiếm 11,02% tổng doanh thu phí. Cùng với sự phát triển của các nghiệp vụ BH khác, trong tương lai không xa nghiệp vụ BH cháy sẽ còn tiếp tục tăng trưởng mạnh. 2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi công ty cũng gặp không ít khó khăn trong việc triển khai nghiệp vụ BH cháy. Điều đó được thể hiện ở một số khía cạnh sau: * Xuất phát từ nền kinh tế Mặc dù một số năm trở lại đây nền kinh tế nước ta đã phục hồi nhanh chóng nhưng vẫn còn tụt hậu xa so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng bình quân của nước ta là 7 – 8 %, nhưng đây chỉ là con số tương đối, nếu xét về tuyệt đối thì con số này rất nhỏ bé. Và cho dù mức sống của dân cư được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần thì đó vẫn chưa phải mặt bằng chung. Do vậy nhận thức của người dân về việc tham gia BH nói

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại BIC.docx
Tài liệu liên quan