Chuyên đề Tình hình vay vốn của sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh An Giang từ 2007-2009

MỤC LỤC

 

Chương 1: MỞ ĐẦU: 1

1.1) Cơ sở hình thành đề tài: 1

1.2) Mục tiêu nghiên cứu: 1

1.3) Phạm vi nghiên cứu: 1

1.4) Phương pháp nghiên cứu: 1

Phương pháp thu thập số liệu: 1

Phương pháp xử lý số liệu: 2

Phương pháp tham khảo tài liệu: 2

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

2.1) Ngân hàng chính sách xã hội: 3

2.2) Tín dụng: 3

2.2.1) Khái niệm: 3

2.2.2) Phân loại tín dụng: 3

2.2.3) Chức năng của tín dụng: 5

2.2.4) Vai trò của tín dụng: 5

2.3) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng: 5

2.3.1) Hệ số thu nợ: 5

2.3.2) Vòng quay vốn tín dụng: 5

2.3.3) Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: 5

Chương 3: GIỚI THIỆU NHCSXH TỈNH AN GIANG 6

3.1) Giới thiệu: 6

3.1.1)Lịch sử hình thành và phát triển: 6

3.1.2) Chức năng hoạt động: 7

3.2) Sơ đồ cơ cấu hoạt động tại NHCSXH tỉnh An Giang: 7

3.3) Những thuận lợi và khó khăn của NHCSXH: 8

3.3.1) Thuận lợi: 8

3.3.2) Khó khăn: 8

a) Khó khăn về cơ chế chính sách: 8

b) Khó khăn về sự phối hợp giữa các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác: 9

c) Khó khăn về tổ chức thực hiện: 9

3.4) Kết quả hoạt động của NHCSXH từ 2007-2009: 10

3.5) Định hướng và mục tiêu phát triển trong năm 2010: 11

3.5.1) Phương hướng, nhiêm vụ trong năm 2010: 11

3.5.2) Mục tiêu phát triển trong năm 2010: 11

Chương 4: TÌNH HÌNH VAY VỐN CỦA SINH VIÊN TẠI NHCSXH TỈNH AN GIANG TỪ 2007 – 2009: 12

4.1)Mục đích cho sinh viên vay vốn của NHCSXH: 12

4.2) Mục đích sử dụng vốn vay của sinh viên: 12

4.3) Quy trình, cách thức vay vốn của sinh viên tại NHCSXH tỉnh An Giang: 12

4.3.1) Điều kiện vay vốn: Để được vay vốn, sinh viên phải có các điều kiện sau: 12

4.3.2) Mức vốn cho vay: 13

4.3.3) Lãi suất cho vay: 14

4.3.4) Thời hạn cho vay: 14

4.3.5) Hồ sơ vay vốn: 14

a) Đối với hộ gia đình: 14

b)Đối với sinh viên mồ côi vay trực tiếp tại ngân hàng: 15

c) Đối với sinh viên và hộ gia đình đã được vay vốn nhưng đang theo học và đang thực hiện các Khế ước nhận nợ dở dang, nếu có nhu cầu xin vay theo mức cho vay mới, thì kể từ ngày 01/10/2007 được điều chỉnh theo mức cho vay mới và lãi suất mới theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: 15

4.3.6) Quy trình cho vay: 15

a) Đối với hộ gia đình: 15

b) Đối với sinh viên mồ côi vay trực tiếp tại ngân hàng: 16

c) Đối với sinh viên và hộ gia đình đã được vay vốn nhưng đang theo học và đang thực hiện các Khế ước nhận nợ dở dang, có nhu cầu xin vay theo mức cho vay mới: 16

4.3.7) Tổ chức giải ngân: 16

4.3.8) Cam kết trả nợ: 16

4.3.9) Định kỳ trả nợ, thu nợ, thu lãi tiền vay: 17

a) Định kỳ trả nợ: 17

b) Thu nợ gốc: 17

c) Thu lãi tiền vay: 17

4.3.10) Gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn: 17

4.3.11) Kiểm tra vốn vay của sinh viên: 18

4.4) Doanh số vay vốn của sinh viên tại NHCSXH tỉnh An Giang qua 3 năm 2007, 2008, 2009: 19

4.5) Doanh số vay vốn sinh viên phân theo khu vực của NHCSXH chi nhánh tỉnh An Giang từ 2007-2009: 21

4.5.1) Vùng thành thị: 21

4.5.2) Vùng cù lao: 22

4.5.3) Vùng núi: 23

4.5.4) So sánh DSCV sinh viên giữa các vùng của NHCSXH tỉnh An Giang từ 2007-2009: 24

4.6) Khó khăn gặp phải trong quá trình vay vốn: 24

4.7) Nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong quá trình vay vốn: 25

4.8) Những giải pháp nhằm giải quyết phần nào khó khăn gặp phải trong quá trình vay vốn: 25

Chương 5: KẾT LUẬN: 27

5.1) Kết luận: 27

5.2) Hạn chế của đề tài: 27

5.3) Kiến nghị: 27

5.3.1) Đối với NHCSXH chi nhánh tỉnh An Giang: 28

5.3.2) Đối với UBND các cấp trực thuộc và TổTK&VV: 28

5.3.3) Đối với sinh viên và hộ gia đình: 28

 

 

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3260 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình vay vốn của sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh An Giang từ 2007-2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t chẽ với các Tổ chức đoàn thể (Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh và Đoàn thanh niên), thực hiện nghiệp vụ ủy thác cho vay vốn thông qua 3.969 Tổ TK & VV tại khắp các khóm ấp trong tỉnh với hàng ngàn cán bộ không biên chế đang sát cánh cùng NHCSXH thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hoạt động này đã được thực hiện thông qua hợp đồng ủy nhiệm giữa NHCSXH và Tổ trưởng Tổ TK & VV. Ngoài các phòng giao dịch ở các huyện, NHCSXH còn các tổ giao dịch lưu động (mỗi huyện thị đều có một tổ giao dịch lưu động) đang hoạt động rất tốt. Tổ chức tổ giao dịch lưu động nhằm đưa ngân hàng đến với người dân nghèo không có điều kiện đi xa. Người dân chỉ cần đến ủy ban nơi họ đang sinh sống là có thể giao dịch với ngân hàng. Đến nay trong toàn tỉnh (gồm 10 phòng giao dịch và 1 Hội sở) có 124 điểm giao dịch tại xã phường. Mỗi điểm giao dịch được cố định một ngày để giao dịch. Đến ngày giao dịch, tổ giao dịch lưu động sẽ đến điểm giao dịch phát vay, thu lãi từ tổ trưởng, thu vốn từ người vay. 3.3.2) Khó khăn: a) Khó khăn về cơ chế chính sách: Nhu cầu vốn từ tín dụng chính sách rất lớn, nguồn vốn chưa áp dụng được nhu cầu, mức cho vay bình quân của hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn thấp, chưa tạo được khả năng tài chính cho họ tổ chức sản xuất kinh doanh có thu nhập cao hơn, cải thiện cuộc sống nhanh hơn. Việc điều tra hộ nghèo thường được tổ chức theo định kỳ 5 năm. Do vậy số lượng hộ nghèo phát sinh do sự biến động của nền kinh tế xã hội trong từng thời điểm hoặc do thiên tai, dịch bệnh…không được bổ sung vào danh sách hộ nghèo kịp thời. Từ đó NHCSXH gặp khó khăn trong việc giải ngân hộ nghèo theo đúng danh sách xét duyệt của các UBND địa phương. Thông qua hợp đồng ủy thác với tổ chức hội đoàn thể, hợp đồng ủy nhiệm với tổ TK&VV, hai bên phải thực hiện đúng những qui định đã ký kết. Tuy nhiên các đơn vị ủy thác chưa thực hiện hết trách nhiệm trong hợp đồng. Đối với những hộ nghèo mất sức lao động, thiếu điều kiện để phát triển sản xuất khó vươn lên thoát nghèo như các hộ nghèo khác được, việc hỗ trợ vốn của NHCSXH sẽ không mang lại hiệu quả thiết thực. Những trường hợp này nên chuyển sang hình thức trợ cấp xã hội. Công tác xử lý nợ quá hạn chưa đạt hiệu quả cao do chính quyền địa phương còn vướng mắc trong khâu xử lý, cưỡng chế thu hồi nợ (đối với các hộ vay có khả năng trả nợ nhưng châu ỳ) vẫn cần dừng lại ở khâu thiết phục, động viên trả nợ là chính. b) Khó khăn về sự phối hợp giữa các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác: Đội ngũ cán bộ Hội (nhất là cán bộ Hội cấp huyện, xã) ở một số địa phương chưa năng động, nhiệt tình đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn trong công tác quản lý và đôn đốc thu hồi nợ. Công tác kiểm tra giám sát việc quản lý vốn vay đối với Tổ trưởng Tổ TK&VV thiếu thường xuyên, còn mang tính hình thức, vẫn còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào cán bộ NHCSXH. Việc hướng dẫn thành lập và bình xét danh sách hộ nghèo xin vay vốn, một số nơi vẫn còn sự nể nan, chưa đảm bảo đúng đối tượng, việc phối hợp cùng NHCSXH trong quá trình lập hồ sơ xử lý nợ chưa kịp thời. c) Khó khăn về tổ chức thực hiện: Chính quyền địa phương cấp xã ở một số nơi chưa quan tâm đúng mức đến công tác giảm nghèo, chưa sâu sắc các chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH đang triển khai tại cơ sở. Việc xác định hộ nghèo theo chuẩn mới từ 2005 của Bộ Lao động – Thương binh xã hội không còn phù hợp với thực tế, thiên tai dịch bệnh liên tục xảy ra…những hộ tái nghèo không được đưa vào danh sách kịp thời nên ảnh hưởng đến việc xét duyệt cho vay vốn của NHCSXH. Các hộ giảm nghèo cấp xã thiếu ổn định, chưa xây dựng được kế hoạch giảm nghèo tại xã để cùng với NHCSXH thực hiện tốt chương trình giảm nghèo ở địa phương. Sự chuyển biến về nhận thức, cách thức làm ăn của đa phần hộ vay vốn NHCSXH còn chậm. Tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự trợ cấp của Nhà nước ở một số hộ nghèo, nhiều hộ vay thiếu ý thức, không trả nợ vay dẫn đến nợ quá hạn tăng cao. Các ngành các cấp chưa quan tâm đúng mức việc lồng ghép thực hiện chương trình tín dụng với các chính sách, dự án giảm nghèo khác như: chương trình khuyến nông, khuyến ngư và phát triển các ngành nghề khác, dự án dạy nghề cho người nghèo. Việc lồng ghép này sẽ tạo điều kiện cho người nghèo tăng sản xuất, tăng thu nhập và giảm nghèo một cách bền vững. Đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ tín dụng đã quá tải so với yêu cầu và nhiệm vụ được giao ngày càng nặng nề, quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, chất lượng tín dụng đòi hỏi ngày càng cao. Vì vậy, phần lớn cán bộ NHCSXH thường xuyên phải làm thêm giờ kể cả ngày thứ bảy, chủ nhật mới đảm bảo hoàn thành khối lượng công việc được giao. Trách nhiệm của các cấp, các ngành trong thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi chưa rõ ràng, chưa quy định rõ về trách nhiệm vật chất. 3.4) Kết quả hoạt động của NHCSXH từ 2007-2009: NHCSXH được thành lập, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà nhằm giúp đỡ người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo của Chính phủ nên NHCSXH chi nhánh tỉnh An Giang hoạt động dựa trên những chỉ tiêu và kế hoạch TW giao. Trong 3 năm qua, NHCSXH đạt kết quả sau: Biểu đồ 3.4: Biểu đồ cân đối thu chi qua 3 năm tại NHCSXH tỉnh An Giang Qua biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động của NHCSXH trong 3 năm ta thấy tổng thu và tổng chi qua 3 năm đều tăng nhưng cân đối giữa thu và chi thì không ổn định, cụ thể như sau: - Tổng thu 2008 tăng 15.032 triệu đồng so với 2007, tốc độ tăng là 62%. Tổng thu 2009 tăng 3.160 triệu đồng so với 2008 nhưng tốc độ tăng chỉ đạt 8%, chậm hơn rất nhiều so với giai đoạn 2007 – 2008. Tổng thu qua 3 năm tăng chủ yếu là do nguồn thu từ lãi cho vay tăng (năm 2007 thu lãi cho vay là 23.134 triệu đồng, năm 2008 là 38.539 triệu đồng, và đến năm 2009 là 41.708 triệu đồng) - Tổng chi 2008 tăng 5.962 triệu đồng so với 2007, với tốc độ là 42%. Sang đến 2009 thì tốc độ tăng chậm lại chỉ còn 25%, tăng 5.128 triệu đồng so với 2008. Tổng chi cả 3 năm tăng chủ yếu là do các khoản chi như trả phí dịch vụ ủy thác, chi phí nhân viên đều tăng, điều đó chứng tỏ ngân hàng đang mở rộng cho vay và có chính sách lương phù hợp với sự nỗ lực của nhân viên trong ngân hàng. Tổng chi tuy có tăng nhưng không làm cho cân đối thu chi bị âm, điều này cho thấy hoạt động tài chính đạt kết quả tốt. - Cân đối thu chi 2008 đạt 18.936 triệu đồng, tăng 9.097 triệu đồng so với 2007, tốc độ tăng rất cao 92%. Nhưng đến 2009 thì cân đối thu chi giảm từ 18.936 triệu đồng (năm 2008) xuống còn 16.969 triệu đồng (năm 2009), giảm 1.968 triệu đồng với tốc độ giảm là 10%. Cân đối thu chi qua 3 năm tăng giảm không ổn định, nguyên nhân là do tổng thu và tổng chi tăng về quy mô, còn tốc độ thì giảm dần. Mặc dù tăng giảm không ổn định, nhưng cân đối thu chi đã được điều chỉnh không còn âm như những năm đầu hoạt động. Điều đó cho thấy sự nổ lực hết mình của toàn thể cán bộ NHCSXH tỉnh An Giang, cũng như được sự tín nhiệm của người dân và sự quan tâm sâu sắc của chính quyền các cấp. Đó là điếu phấn khởi. 3.5) Định hướng và mục tiêu phát triển trong năm 2010: 3.5.1) Phương hướng, nhiêm vụ trong năm 2010: Năm 2010, trước những khó khăn từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu cũng như phải đối mặt với nhiều thách thức do kinh tế trong nước tăng trưởng chậm, thiên tai dịch bệnh xảy ra bất thường. Song, toàn NHCSXH chi nhánh tỉnh An Giang cố gắng vượt qua mọi khó khăn, phát huy mặt được, khắc phục những hạn chế. 3.5.2) Mục tiêu phát triển trong năm 2010: Đến 31/03/2010, hoàn thành công tác đổi sổ vay vốn bao gồm chương trình nhà trả chậm, kể cả xử lý dứt điểm những trường hợp không đổi sổ được. Dự kiến kế hoạch tăng trưởng dư nợ các chương trình tín dụng năm 2010 là 352.500 triệu, tăng trưởng 33% so với 2009 và tỉ lệ nợ quá hạn dưới 4%. 100% số món nợ đến hạn được xử lý theo quá trình nghiệp vụ. Phấn đấu 100% điểm giao dịch xã hoạt động tốt và các chỉ số phản ánh kết quả giải ngân, thu nợ, thu lãi tại điểm giao dịch xã đạt 100%. 100% số tổ TK&VV hoạt động đạt theo yêu cầu quy định, trong đó có trên 90% tổ TK&VV được xếp loại tổ hoạt động tốt và 90% tổ TK&VV đủ điều kiện được thực hiện ủy nhiệm thu tiền gởi tiết kiệm của tổ viên. Dự kiến về nguồn vốn: - Vốn TW: tăng thêm 352.500 triệu để cho vay các chương trình tín dụng theo kế hoạch A. - Vốn ngân sách địa phương: dự kiến tăng thêm 20 tỷ đồng bao gồm cho vay chương trình nhà trả chậm 10 tỷ, 10 tỷ cho vay hổ trợ CSXH đối với các hộ bị giải tỏa, di dời theo Quyết định số 2589/QĐ – UBND của UBND tỉnh. 100% thành viên BĐD tỉnh kiểm tra, giám sát các huyện, thị, thành; 10/10 phòng giao dịch được kiểm tra toàn diện (2 lượt); đôn đốc các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác kiểm tra 100% Hội đoàn thể cấp cơ sở và các tổ TK&VV. Chương 4: TÌNH HÌNH VAY VỐN CỦA SINH VIÊN TẠI NHCSXH TỈNH AN GIANG TỪ 2007 – 2009 4.1)Mục đích cho sinh viên vay vốn của NHCSXH: Sinh viên là một nguồn lực quan trọng của đất nước, là lực lượng kế thừa, góp phần tích cực vào việc phát triển nước nhà sau này. Do vậy, việc đầu tư, đào tạo cho nguồn lực này là rất cần thiết. Tuy nhiên, với điều kiện gia đình khó khăn thì việc cho con em tiếp tục học lên Đại học, Cao đẳng hay Trung cấp chuyên nghiệp thì đó là việc vô cùng khó khăn. Nhằm giải quyết phần nào khó khăn cho các bậc cha mẹ, cũng như góp phần vào việc tiếp bước cho sinh viên đến trường, đầu năm học 2007-2008, Chính phủ ban hành chính sách tín dụng đối với sinh viên – cho sinh viên vay vốn với lãi suất thấp mà không cần phải thế chấp. Việc Chính phủ ban hành chính sách tín dụng đối với sinh viên là nhằm cung cấp cho sinh viên một khoản tài chính để sử dụng vào việc đóng học phí, mua giáo trình, ăn ở, sinh hoạt, đi lại trong suốt quá trình học tập và các chi phí khác phục vụ cho việc học tập của sinh viên. Và đây cũng chính là mục đích cho vay của NHCSXH đối với sinh viên. 4.2) Mục đích sử dụng vốn vay của sinh viên: Phần lớn, sinh viên sử dụng tiền vay vào mục đích học tập như: đóng học phí, mua giáo trình, photo tài liệu, sinh hoạt, đi lại, học tập,… các sinh viên này phần lớn có hoàn cảnh rất khó khăn, không có khả năng chi trả cho các khoản phí trong 4 năm Đại học. Một phần sinh viên dùng tiền vay vào mục đích giúp đỡ gia đình, các sinh viên này thì hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn nhóm sinh viên sử dụng tiền vay vào mục đích học tập ví dụ như: thiếu vốn kinh doanh, người thân bị bệnh… Tuy nhiên cũng có phần nhỏ sinh viên dùng tiền vay vào mục đích cá nhân như mua sắm, giải trí,… nhu cầu này thì cũng rất cần thiết nhưng đã sử dụng sai mục đích mà ngân hàng cho vay. 4.3) Quy trình, cách thức vay vốn của sinh viên tại NHCSXH tỉnh An Giang: 4.3.1) Điều kiện vay vốn: Để được vay vốn, sinh viên phải có các điều kiện sau: a) Sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi NHCSXH cho vay. Nơi cư trú hợp pháp của người vay vốn là nơi người đó thường xuyên sinh sống. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của người vay vốn theo quy định thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống được UBND xã, nơi quản lý hộ gia đình đang sinh sống xác nhận (mẫu số 03/TD). b) Sinh viên được vào học và đang theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cụ thể phải có một trong hai loại giấy tờ sau: - Đối với sinh viên năm nhất phải có Giấy báo nhập học của nhà trường. - Đối với sinh viên năm 2 trở đi phải có Giấy xác nhận của nhà trường theo mẫu quy định (mẫu 01/TDSV). c) Là sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được UBND cấp xã nơi hộ gia đình của sinh viên sinh sống xác nhận. Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn thuộc một trong các trường hợp sau sẽ được xác nhận vay vốn: - Sinh viên mồ côi cả cha và mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động. - Sinh viên là con (con đẻ hoặc con nuôi hợp pháp) của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: + Hộ nghèo theo quy định của pháp luật. + Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo theo quy định của pháp luật. - Sinh viên có gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú. Sinh viên thuộc các trường hợp sau cũng được vay vốn nếu hội đủ điều kiện: - Sinh viên nhưng đồng thời là chủ hộ gia đình, hoặc mồ côi cả cha và mẹ không phân biệt độ tuổi. - Sinh viên học trung cấp, cao đẳng, học liên thông lên cao đẳng, đại học. - Sinh viên đang theo học trường này nhưng đổ sang trường khác. - Sinh viên học hệ đại học tại chức, đào tạo từ xa. Sinh viên không được vay vốn thuộc một trong các trường hợp sau: - Học viên cao học, nghiên cứu sinh. - Cán bộ công tác tại các ngành ở xã, huyện, tỉnh học tại chức. - Sinh viên đang bị trường học kỷ luật từ cảnh cáo trở lên. 4.3.2) Mức vốn cho vay: Mức cho vay cụ thể đối với từng sinh viên được căn cứ vào khả năng tài chính của NHCSXH và nhu cầu vay vốn của người vay, nhưng không thể vượt quá mức cho vay tối đa theo quy định của Thủ tướng chính phủ công bố từng thời kỳ. Mức cho vay tối đa (áp dụng từ 01/10/2007 đến 25/08/2009) đối với mỗi sinh viên là 800.000 đồng/tháng, 8.000.000 đồng/năm học. Từ ngày 26/08/2009, áp dụng mức cho vay đối với mỗi sinh viên là 860.000 đồng/tháng, 8.600.000 đồng/năm học. trường hợp sinh viên đã nhận vay vốn từ ngày 26/08/2009 với mức tối đa là 800.000 đồng/tháng/sinh viên, nếu có đủ nhu cầu vay bổ sung thì NHCSXH thực hiện cho vay bổ sung. Số tiền xem xét cho vay tối đa đối với mỗi hộ gia đình căn cứ vào số lượng sinh viên trong gia đình, mức vốn cho vay tối đa của NHCSXH, số tháng từng sinh viên còn phải theo học tại trường kể từ ngày có nhu cầu vay vốn. Đối với những sinh viên thuộc diện miễn giảm học phí, sinh viên theo học tại các trường công an, quân sự đã được miễn học phí và sinh hoạt phí thì loại trừ không cho vay đối với số tiền đã được miễn giảm học phí, sinh hoạt phí. Đối với sinh viên thuộc đối tượng vay vốn nhưng học hệ đại học tại chức, đào tạo từ xa thì sinh viên vẫn được vay nhưng mức cho vay phải căn cứ vào số tháng thực tế sinh viên phải theo học tại trường, mức thu học phí của từng tháng, chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn ở, đi lại (nếu học tại chức) để xem xét các định mức cho vay. 4.3.3) Lãi suất cho vay: Các khoản cho vay từ 01/10/2007 trở đi được áp dụng lãi suất cho vay 0,5%/tháng. Các khoản cho vay từ 30/09/2007 trở về trước còn dư nợ đến ngày 30/07/2007 vẫn được áp dụng lãi suất cho vay đã ghi trên Hợp đồng tín dụng hoặc Sổ Tiết kiệm và vay vốn hoặc Khế ước nhận nợ (sau đây gọi chung là Khế ước nhận nợ) cho đến khi thu hồi hết nợ. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay. 4.3.4) Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên cho đến ngày trả hết nợ gốc và lãi được thỏa thuận trong Khế ước nhận nợ. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ: - Thời hạn phát tiền vay: Là khoảng thời gian tính từ ngày người vay nhận món nợ đầu tiên cho đến ngày sinh viên kết thúc khoá học, kể cả thời gian sinh viên được nhà trường cho phép nghĩ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có). Trong thời hạn phát tiền vay, người vay chưa phải trả nợ gốc và lãi tiền vay; lãi tiền vay được tính kể từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc. - Thời hạn trả nợ: Là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi. Người vay và ngân hàng thoả thuận thời hạn trả nợ cụ thể nhưng không vượt quá thời hạn trả nợ tối đa được qui định cụ thể như sau: + Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo đến một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay. + Đối với các chương trình đào tạo trên một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Trường hợp một gia đình vay vốn cho nhiều sinh viên cùng một lúc, nhưng thời hạn ra trường của từng sinh viên khác nhau, thì thời hạn cho vay được xác định theo sinh viên có thời gian còn phải theo học tại trường dài nhất. 4.3.5) Hồ sơ vay vốn: a) Đối với hộ gia đình: Giấy đề nghị vay vốn kiêm Khế ước nhận nợ (mẫu số 01/TD) kèm Giấy xác nhận của nhà trường (bản chính) hoặc Giấy báo nhập học (bản chính hoặc bản photo có công chứng). Danh sách hộ gia đình có sinh viên đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD). Biên bản họp Tổ TK&VV (mẫu số 10/TD). Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD). b)Đối với sinh viên mồ côi vay trực tiếp tại ngân hàng: Giấy đề nghị vay vốn kiêm Khế ước nhận nợ (mẫu số 01/TD) kèm Giấy xác nhận của nhà trường (bản chính) hoặc Giấy báo nhập học (bản chính hoặc bản photo có công chứng) c) Đối với sinh viên và hộ gia đình đã được vay vốn nhưng đang theo học và đang thực hiện các Khế ước nhận nợ dở dang, nếu có nhu cầu xin vay theo mức cho vay mới, thì kể từ ngày 01/10/2007 được điều chỉnh theo mức cho vay mới và lãi suất mới theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Người vay tiếp tục sử dụng hồ sơ cho vay cũ đã nhận nợ trước đây để tiếp tục nhận nợ vay theo mức mới ở NHCSXH nơi đã cho vay. 4.3.6) Quy trình cho vay: a) Đối với hộ gia đình: Hộ Gia Đình Tổ TK&VV UBND Cấp Xã NHCSXH Hình 4.3.6a: Quy trình cho vay đối với hộ gia đình Người vay viết Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD) kèm Giấy xác nhận của nhà trường hoặc giấy báo nhập học gửi cho tổ TK&VV. Tổ TK&VV nhận được hồ sơ xin vay của người vay, tiến hành họp Tổ để bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên Giấy đề nghị vay vốn, đối chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ. Trường hợp người vay chưa là thành viên Tổ TK&VV tại thôn đang hoạt động hiện nay tổ chức kết nạp thành viên bổ sung hoặc thành lập Tổ mới nếu đủ điều kiện. Nếu chỉ có từ 1 đến 4 người vay mới thì kết nạp bổ sung Tổ củ kể cả Tổ đã có 50 thành viên. Sau đó lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 3/TD) kèm Giấy đề nghị vay vốn, Giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học trình UBND cấp xã xác nhận. Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, Tổ TK&VV gửi toàn bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cho NHCSXH để làm thủ tục phê duyệt cho vay. NHCSXH nhận được hồ sơ do tổ TK&VV gửi đến, cán bộ NHCSXH được Giám đốc phân công thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn, trình Trưởng phòng tín dụng (Tổ trưởng Tổ tín dụng) và Giám đốc phê duyệt cho vay. Sau khi phê duyệt, NHCSXH lập thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD) gửi UBND cấp xã. UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã (đơn vị nhận ủy thác cho vay) và Tổ TK&VV để thông báo cho người vay đến điểm giao dịch tại xã hoặc trụ sở NHCSXH nơi cho vay để nhận tiền vay. b) Đối với sinh viên mồ côi vay trực tiếp tại ngân hàng: Sinh Viên NHCSXH Hình 4.3.6b: Quy trình cho vay Đối với sinh viên mồ côi vay trực tiếp tại ngân hàng Người vay viết Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD) có xác nhận của nhà trường đang theo học tại trường và là sinh viên mồ côi có hoàn cảnh khó khăn gửi NHCSXH nơi nhà trường đóng trụ sở. Nhận được hồ sơ xin vay, NHCSXH xem xét cho vay, thu hồi nợ (gốc, lãi) và thực hiện các nội dung khác theo quy định tại văn bản này. c) Đối với sinh viên và hộ gia đình đã được vay vốn nhưng đang theo học và đang thực hiện các Khế ước nhận nợ dở dang, có nhu cầu xin vay theo mức cho vay mới: Người vay mang Khế ước nợ đã ký trước đây gửi Tổ TK&VV và nêu đề nghị nhu cầu điều chỉnh mức vay theo mức cho vay mới. Tổ TK&VV tập hợp Khế ước nhận nợ của các thành viên trong Tổ và gửi NHCSXH. Đối với cho vay trực tiếp sinh viên: Người vay mang Khế ước nhận nợ đã ký trước đây đến NHCSXH. Sau khi nhận được Khế ước nhận nợ (liên lưu người vay), Giám đốc NHCSXH nơi cho vay thực hiện việc điều chỉnh mức cho vay mới hàng tháng và lãi suất cho vay mới theo quy định tại văn bản này vào Khế ước nhận nợ cả liên lưu NHCSXH và liên lưu người vay (phương pháp ghi chép trên Khế ước nhận nợ được thực hiện theo phụ lục hướng dẫn đính kèm). NHCSXH thực hiện việc giải ngân, thu hồi nợ theo quy định tại văn bản này. 4.3.7) Tổ chức giải ngân: Việc giải ngân của NHCSXH được thực hiện một năm 2 lần vào các kỳ học. - Số tiền giải ngân từng lần căn cứ vào mức cho vay tháng và số tháng của từng học kỳ. - Giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học được sử dụng làm căn cứ giải ngân cho 2 lần của năm học đó. Để giải ngân cho năm học tiếp theo phải có Giấy xác nhận mới của nhà trường. Đến kỳ giải ngân, người vay mang Chứng minh nhân dân, Khế ước nhận nợ đến điểm giao dịch quy định của NHCSXH để nhận tiền vay. Trường hợp, người vay không trực tiếp đến nhận tiền vay được ủy quyền cho thành viên trong hộ lĩnh tiền nhưng phải có giấy ủy quyền có xác nhận của UBND cấp xã. Mỗi lần giải ngân, cán bộ Ngân hàng ghi đầy đủ nội dung và yêu cầu người vay ký xác nhận tiền vay theo quy định. NHCSXH có thể giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho người vay theo phương thức NHCSXH nơi cho vay chuyển tiền cho sinh viên nhận tiền mặt tại trụ sở NHCSXH nơi gần trường học của sinh viên hoặc chuyển khoản cho sinh viên đóng học phí cho nhà trường theo đề nghị của người vay. 4.3.8) Cam kết trả nợ: Trước kỳ thi tốt nghiệp tối thiểu 2 tuần, sinh viên đã vay vốn vẫn còn dư nợ tại NHCSXH phải làm giấy cam kết trả nợ theo mẫu 05/TDSV. Chỉ sau khi sinh viên làm giấy cam kết trả nợ thì nhà trường mới làm các thủ tục cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp, phát Bằng tốt nghiệp và trả hồ sơ cho sinh viên. 4.3.9) Định kỳ trả nợ, thu nợ, thu lãi tiền vay: a) Định kỳ trả nợ: Khi giải ngân số tiền cho vay của kỳ học cuối cùng, NHCSXH nơi cho vay cùng người vay thoả thuận việc định kỳ hạn trả nợ của toàn bộ số tiền cho vay. Người vay phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên khi sinh viên có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày sinh viên kết thúc khoá học. Số tiền cho vay được phân kỳ trả nợ tối đa 6 tháng 1 lần, phù hợp với khả năng trả nợ của người vay do Ngân hàng và người vay thoả thuận ghi vào Khế ước nhận nợ. Trường hợp người vay vốn cho nhiều sinh viên cùng một lúc, nhưng thời hạn ra trường của từng sinh viên khác nhau, thì việc định kỳ hạn trả nợ được thực hiện khi giải ngân số tiền cho vay kỳ học cuối của sinh viên ra trường sau cùng. b) Thu nợ gốc: Việc thu nợ gốc được thực hiện theo phân kỳ trả nợ đã thoả thuận trong Khế ước nhận nợ. Trường hợp người vay có khó khăn chưa trả được nợ gốc theo đúng kỳ hạn trả nợ thì được theo dõi vào kỳ hạn trả nợ tiếp theo. c) Thu lãi tiền vay: Lãi tiền vay được tính kể từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc. NHCSXH thoả thuận với người vay trả lãi theo định kỳ tháng hoặc quý trong thời hạn trả nợ. Trường hợp, người vay có nhu cầu trả lãi theo định kỳ hàng tháng, quý trong thời hạn phát tiền vay thì NHCSXH thực hiện thu theo yêu cầu của người vay kể cả các khoản nợ cho sinh viên vay trước đây theo văn bản số 2162/NHCS-KH ngày 19/9/2006. Nhà nước có chính sách giảm lãi suất đối với trường hợp người vay trả nợ trước hạn. Số tiền lãi được giảm tính trên số tiền gốc trả nợ trước hạn và thời gian trả nợ trước hạn của người vay. Mức lãi suất được giảm bằng 50% lãi suất cho vay. Số tiền lãi được giảm Số tiền gốc trả nợ trước hạn Số ngày trả nợ trước hạn Lãi suất cho vay (% tháng) 30 ngày = x x x 50% Số ngày trả nợ trước hạn được tính từ ngày trả nợ đến ngày trả nợ cuối cùng ghi trên sổ vay vốn. Trường hợp thời hạn trả nợ chưa ghi trên sổ vay vốn thì ngày trả nợ cuối cùng là ngày trả nợ cuối cùng của thời gian trả nợ tối đa theo quy định tại Công văn số 2162A/NHCSXH – TD ngày 02/10/2007 của Tổng giám đốc NHCSXH về hướng đẫn thực hiện cho vay đối với sinh viên. Đối với các khoản nợ quá hạn, thu nợ gốc đến đâu thì thu lãi đến đó; trường hợp người vay thực sự khó khăn có thể ưu tiên thu gốc trước, thu lãi sau. 4.3.10) Gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn: Gia hạn nợ: Đến thời điểm trả nợ cuối cùng, nếu người vay có khó khăn khách quan chưa trả được nợ thì được NHCSXH xem xét cho gia hạn nợ. Thủ tục gia hạn nợ: Người vay viết Giấy đề nghị gia hạn nợ (theo mẫu số 09/TD) gửi NHCSXH nơi cho vay xem xét cho gia hạn nợ. Thời gian cho gia hạn nợ: tùy từng trường hợp cụ thể, ngân hàng có thể gia hạn nợ một hoặc nhiều lần cho một khoản vay, nhưng thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ. Chuyển nợ quá hạn: Trường hợp người vay không trả nợ đúng theo kỳ hạn trả nợ cuối cùng và không được NHCSXH cho gia hạn nợ thì chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn. Sau khi chuyển nợ quá hạn, ngân hàng nơi cho vay phối hợp với chính quyền sở tại, các Tổ chức chính trị xã hội, Tổ TK&VV và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động là sinh viên đã được vay vốn để thu hồi nợ. Trường hợp người vay có khả năng trả nợ nhưng không trả thì xem xét chuyển hồ sơ sang cơ quan pháp luật để xử lý thu hồi vốn theo quy định của pháp luật. 4.3.11) Kiểm tra vốn vay của sinh viên: Đối với hộ gia đình: a. Tổ TK&VV: - Tổ TK&VV

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình hình vay vốn của sinh viên tại nhcsxh chi nhánh tỉnh an giang từ 2007-2009.DOC
Tài liệu liên quan