Chuyên đề Tình trạng nghèo đói ở vùng núi phía bắc nước ta trong những năm gần đây và một số kiến nghị đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng núi của Nhà nước

Thực ra, do truyền thống nền nông nghiệp lúa nước của Việt Nam từ xa xưa nên ta có thể dễ dàng nhận thấy tính chất dân cư sống phân bố chủ yếu ở nông thôn hơn là thành thị không chỉ là đặc điểm có ở Đông Bắc và Tây Bắc mà còn ở hầu hết các vùng kinh tế khác (7/8 vùng kinh tế, xem bảng II.3). Tuy nhiên, mức độ chênh lệch đến mức nào thì giữa các vùng là không giống nhau. Đông Bắc và Tây Bắc là 2 trong 3 vùng có tỷ lệ dân số thành thị/ nông thôn thấp nhất trong cả nước và so với tỷ lệ này ở các địa phương còn lại thì khoảng cách là khá lớn. Dân số nông thôn chiếm trên 80% là nguyên nhân cơ cấu thu nhập của người dân nghiêng về nông, lâm nghiệp và thủy sản mà ta có thể thấy qua bảng và biểu đồ sau

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4995 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình trạng nghèo đói ở vùng núi phía bắc nước ta trong những năm gần đây và một số kiến nghị đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng núi của Nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 lần (2004), xét theo tỷ lệ nghèo LTTP là 8,78 lần (2002) tăng lên 12,11 lần (2004). Vùng Đông Bắc tuy tỷ lệ nghèo không cao bằng Tây Bắc song cũng chiếm vị trí thứ tư sau Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ - đây cũng là những vùng có phần lớn địa hình miền núi và trung du. Đến 9/2007, tỉ lệ nghèo chung của cả nước là 14,75% và các vùng dẫn đầu về tỷ lệ nghèo vẫn là Tây Bắc (34,45%), Bắc Trung Bộ (25,51%), Tây Nguyên (22,95%) và Đông Bắc (21,13%). Kết quả đó cho thấy tình trạng nghèo đói nghiêm trọng ở khu vực miền núi phía bắc nói riêng và các vùng núi nói chung ở nước ta so với mặt bằng đời sống chung. . 2. Về thu nhập bình quân đầu người: Ở vùng núi phía bắc, dân cư sống tập trung rất đông ở nông thôn. Ta thấy rõ điều đó qua bảng tỷ trọng dân số hai khu vực ở các vùng dưới đây: Bảng II.3: Tỷ trọng dân số thành thị - nông thôn chia theo vùng Kết quả điều tra biến động dân số 1/4/2006 http:/www.gso.gov.vn Tỷ trọng dân số Tỷ số dân số thành thị - nông thôn Chung Thành thị Nông thôn Đồng bằng sông Hồng 100,0 24,9 75,1 33,2 Đông Bắc 100,0 18,9 81,1 23,3 Tây Bắc 100,0 13,9 86,1 16,2 Bắc Trung Bộ 100,0 13,7 86,3 15,9 Duyên hải Nam Trung Bộ 100,0 30,1 69,9 43,1 Tây Nguyên 100,0 28,1 71,9 39,1 Đông Nam Bộ 100,0 54,7 45,3 120,5 Đồng bằng sông Cửu Long 100,0 20,7 79,3 26,0 Nếu so sánh với kết quả thống kê ở mục II.2.1 nói trên (cho thấy tỷ lệ nghèo ở vùng núi phía bắc là rất cao) thì điều này hoàn toàn là hợp lý. Bới vì, khu vực nông thôn với đặc thù sản xuất nông nghiệp thủ công lạc hậu, dựa vào sức người là chính luôn có thu nhập thấp hơn đáng kể so với khu vực thành thị thường sản xuất kinh doanh trong xu hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Thực ra, do truyền thống nền nông nghiệp lúa nước của Việt Nam từ xa xưa nên ta có thể dễ dàng nhận thấy tính chất dân cư sống phân bố chủ yếu ở nông thôn hơn là thành thị không chỉ là đặc điểm có ở Đông Bắc và Tây Bắc mà còn ở hầu hết các vùng kinh tế khác (7/8 vùng kinh tế, xem bảng II.3). Tuy nhiên, mức độ chênh lệch đến mức nào thì giữa các vùng là không giống nhau. Đông Bắc và Tây Bắc là 2 trong 3 vùng có tỷ lệ dân số thành thị/ nông thôn thấp nhất trong cả nước và so với tỷ lệ này ở các địa phương còn lại thì khoảng cách là khá lớn. Dân số nông thôn chiếm trên 80% là nguyên nhân cơ cấu thu nhập của người dân nghiêng về nông, lâm nghiệp và thủy sản mà ta có thể thấy qua bảng và biểu đồ sau: Bảng II.4: Thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng chia theo nguồn thu ở vùng núi phía bắc năm 2002 và 2004 Số liệu từ Niên giám TCTK 2006 và trang (đơn vị: nghìn đồng) Đông Bắc Tây Bắc 2002 2004 2002 2004 TỔNG THU NHẬP Thu từ tiền lương, tiền công Thu từ nông lâm nghiệp & thủy sản Thu phi nông lâm nghiệp & thủy sản Thu khác 268.74 70.82 112.56 42.88 42.48 379.9 110 143.1 63.5 63.3 196.99 41.83 115.29 15.27 24.60 265.7 66.3 141.8 21.7 35.9 Nhìn vào tổng thu nhập, bảng II.4 cho thấy thu nhập bình quân đầu người ở vùng núi phía bắc đã tăng lên qua các năm. Do bao gồm một số tỉnh có kinh tế khá phát triển so với các tỉnh khác thuộc khu vực là Quảng Ninh, Thái Nguyên và Bắc Giang nên vùng Đông Bắc có thu nhập bình quân cao hơn so với Tây Bắc. Qua biểu đồ tỷ trọng dưới đây (chuyển thể từ bảng số liệu), ta thấy rất rõ tương quan giữa các nguồn thu trong việc đóng góp vào tổng thu nhập của người dân khu vực miền núi phía bắc: Biểu đồ II.2: Tỷ trọng các khoản trong thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng ở vùng núi phía bắc 25 Năm 2002 Năm 2004 Ở cả Đông Bắc và Tây Bắc, trong tổng nguồn thu nhập chung, thu từ hoạt động nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng “áp đảo” do đặc thù sản xuất nông nghiệp truyền thống và những ưu thế tự nhiên cho phép phát triển lâm và ngư nghiệp. Bảng II.5: Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng năm 2004 theo giá thực tế phân theo nguồn thu và vùng Niên giám TCTK 2006 (đơn vị : nghìn đồng) Tổng thu nhập Thu từ tiền lương, tiền công Thu từ nông lâm nghiệp và thủy sản Thu từ CN, XD, thương mại, dịch vụ Thu khác Cả nước 484.4 158.4 131.7 108.8 85.5 ĐBSH 488.2 171.9 110.8 102.6 102.9 Đông Bắc Hà Giang Cao Bằng Bắc Kạn Tuyên Quang Lào Cai Yên Bái Thái Nguyên Lạng Sơn Quảng Ninh Bắc Giang Phú Thọ 379.9 247.1 278.7 272.0 341.4 280.1 327.9 396.8 348.7 671.8 392.4 370.1 110.0 51.6 71.6 79.6 88.7 75.4 79.0 119.7 83.0 290.9 87.4 102.7 143.1 154.0 116.2 126.2 152.0 132.5 140.4 139.0 162.9 121.4 167.4 131.6 63.5 13.6 36.6 32.2 55.5 41.9 53.4 70.0 54.0 130.2 76.9 58.1 63.3 27.9 54.3 34.0 45.2 30.3 55.1 68.1 48.8 129.3 60.7 77.7 Tây Bắc Điện Biên Lai Châu Sơn La Hòa Bình 265.7 224.2 215.7 277.1 292.0 66.3 51.8 54.8 57.6 89.2 141.8 127.5 121.0 169.0 123.6 21.7 13.2 22.3 24.0 23.2 35.9 31.7 17.6 26.6 56.0 BTB 317.1 83.5 109.4 54.6 69.6 DHNTB 414.9 153.0 96.8 105.0 60.1 TN 390.2 92.1 183.5 78.2 36.4 ĐNB 833.0 334.6 100.5 238.2 159.7 ĐBSCL 471.1 121.2 183.2 101.3 65.4 Ở 14 tỉnh còn lại trong khu vực miền núi phía bắc, người dân sống vẫn dựa vào nguồn thu chính là từ nông nghiệp. Ở Thái Nguyên, Bắc Giang, mặc dù đã hình thành các khu công nghiệp song tỉ trọng thu nhập từ công nghiệp và dịch vụ vẫn chỉ đứng vị trí 3/4 trong cơ cấu 4 thành phần thu nhập. Cũng có thể do việc hình thành các khu công nghiệp nên khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công của các tỉnh này là khá lớn so với các tỉnh khác. Các tỉnh có thu nhập thấp nhất trong khu vực miền núi phía bắc là: Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình thuộc Tây Bắc và Hà Giang, Bắc Kạn, Lào Cai, Cao Bằng thuộc Đông Bắc. Ở những tỉnh có thu nhập thấp này, thậm chí thu nhập từ công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng còn ít hơn các khoản thu khác và đứng “thứ hạng” cuối cùng. Đáng chú ý ở Hà Giang, thu nhập từ nông nghiệp cao hơn 11 lần so với thu nhập phi nông nghiệp, một sự chênh lệch quá lớn. Trong khi nguồn sống của người dân miền núi phía bắc chủ yếu dựa vào nông nghiệp thì giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế của miền núi phía bắc so với các vùng khác lại rất thấp (bảng II.6), tất yếu dẫn đến tình trạng thu nhập bình quân đầu người vùng này thuộc loại thấp nhất cả nước. Bảng II.6: Giá trị sản xuất nông nghiệp những năm gần đây theo giá so sánh 1994 phân theo vùng Niên giám TCTK 2006 (đơn vị: tỷ đồng) 2004 2005 2006 Đồng bằng s.Hồng 23870.0 24140.0 25137.0 Đông Bắc 10908.5 11147.1 11472.1 Tây Bắc 2639.1 3072.0 3231.7 Bắc Trung Bộ 11416.0 11718.1 12047.2 Duyên hải Nam Trung Bộ 6947.2 7071.4 7427.8 Tây Nguyên 16053.6 16139.8 17714.3 Đông Nam Bộ 15290.4 16053.8 17147.4 Đồng bằng s.Cửu Long 45763.2 47769.8 47837.4 Mặc dù giá trị sản xuất nông nghiệp của Đông Bắc và Tây Bắc có tăng lên qua các năm song luôn luôn thuộc nhóm ba vùng có giá trị thấp nhất. Duyên hải Nam Trung Bộ với diện tích nhỏ hẹp nên sản xuất nông nghiệp hẳn nhiên có hạn chế, còn miền núi phía bắc có diện tích đất canh tác phong phú, chất lượng đất lại không xấu, đặc biệt là ở Đông Bắc, mà sản lượng lại thấp như vậy thì là điều đáng xem xét. Nguyên nhân chủ yếu là do tập tục sản xuất nông nghiệp lạc hậu với kĩ thuật thủ công, thô sơ, lại không khai thác được tiềm năng tự nhiên, nhiều vùng đất còn để hoang hóa, thực chất chỉ sản xuất trên diện tích nhỏ mà lại bị chia cắt, manh mún. Thêm vào đó, thiên tai thường xuyên xảy ra làm mất mùa cũng đóng góp thêm vào tình trạng này. ĐÔNG BẮC Hà Giang Cao Bằng Bắc Kạn Tuyên Quang Lào Cai Yên Bái Thái Nguyên Lạng Sơn Quảng Ninh Bắc Giang Phú Thọ TÂY BẮC Điện Biên Lai Châu Sơn La Hòa Bình 2417 208 227 139 169 213 216 207 264 214 268 292 708 118 108 237 245 24890 1650 1835 1105 1455 2230 2192 3174 1098 2856 3565 2920 7093 1200 877 2825 2191 5660 328 403 289 382 338 465 727 537 703 861 627 1130 217 103 444 366 So sánh với tổng dân số vùng Đông Bắc là 9.458.500 người thì tính trung bình 3.913 người mới có 1 cơ sở khám chữa bệnh, 380 người mới có một giường bệnh, 1.671 người mới có một bác sĩ. Với dân số vùng là 2.606.900 người, Tây Bắc đạt mức trung bình là 3.682 người / 1 cơ sở chữa bệnh, 368 người / 1 giường bệnh, 2.307 người / 1 bác sĩ. Với tỷ lệ quá lớn đến như vậy thì chắc chắn không thể đảm bảo vấn đề chăm sóc sức khỏe được tốt. Một minh chứng cho nhận định nói trên là thực tế, miền núi phía bắc cùng với Tây Nguyên là hai khu vực có chỉ số sức khỏe trẻ em kém nhất trong cả nước, đặc biệt là suy dinh dưỡng (năm 2006, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi của Đông Bắc là 33,4% và của Tây Bắc là 36%, cao hơn chỉ số chung của cả nước gần 4% Người đại biểu nhân dân Online, “Công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em: Cần được quan tâm hơn nữa”, 28/4/2007 ), nhiều loại bệnh có cơ hội phát sinh như lao, sốt rét, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, tả, lỵ, thương hàn, giun ký sinh, trùng đường ruột, bướu cổ, phong, uốn ván… Với điều kiện y tế kém như vậy nên tỷ lệ chết sơ sinh ở trẻ em tại đây là rất lớn: Bảng II.7: Tỷ suất trẻ chết sơ sinh theo vùng qua các năm Kết quả điều tra biến động dân số 1/4/2006 Tỷ suất chết sơ sinh (‰) 2003 2004 2005 2006 Cả nước 21 18 18 16 Đồng bằng sông Hồng 15 10 12 11 Đông Bắc 29 27 24 24 Tây Bắc 37 36 34 30 Bắc Trung Bộ 22 19 25 22 Duyên hải Nam Trung Bộ 17 19 18 18 Tây Nguyên 29 36 29 28 Đông Nam Bộ 10 12 11 8 Đồng bằng sông Cửu Long 13 13 14 11 Một dấu hiệu đáng mừng là tỷ lệ chết trẻ sơ sinh ngày càng giảm trên tất cả các địa phương, đặc biệt là cả Đông Bắc và Tây Bắc giảm đều, không có biến động tăng như các vùng khác. Nhưng nhìn vào cụ thể con số của mỗi năm thì dễ thấy miền núi phía bắc luôn thuộc tốp có tỷ lệ chết trẻ sơ sinh lớn nhất cả nước. Tây Bắc một lần nữa ở vị trí đứng đầu với tỷ lệ gấp 3,75 lần so với Đông Nam Bộ, vùng có tỷ lệ tương ứng thấp nhất trong 8 vùng kinh tế. Bảng II.8: Phần trăm đã từng kết hôn của dân số 15-19 tuổi ở từng độ tuổi chia theo vùng và giới tính Kết quả điều tra biến động dân số 1/4/2006 Độ tuổi 15 16 17 18 19 15-19 NAM Đồng bằng sông Hồng 0,1 0,1 0,3 0,8 2,4 0,6 Đông Bắc 0,6 0,8 2,5 4,2 8,5 3,0 Tây Bắc 1,4 2,2 4,0 11,0 18,0 6,8 Bắc Trung Bộ 0,0 0,0 0,4 1,1 2,7 0,7 D.hải Nam Trung Bộ 0,1 0,2 0,6 1,6 2,2 0,8 Tây Nguyên 0,1 0,5 1,3 3,1 4,1 1,6 Đông Nam Bộ 0,1 0,2 1,2 1,3 3,6 1,2 Đb. sông Cửu Long 0,0 0,3 1,6 2,8 6,3 2,1 NỮ Đồng bằng sông Hồng 0,0 0,4 2,3 8,6 18,6 5,3 Đông Bắc 0,5 1,3 5,3 13,7 25,5 8,3 Tây Bắc 3,2 4,9 12,6 25,3 39,0 16,1 Bắc Trung Bộ 0,1 0,1 1,8 5,6 10,7 2,8 D.hải Nam Trung Bộ 0,2 1,0 2,5 5,9 11,0 3,6 Tây Nguyên 0,4 2,3 5,2 11,1 24,0 7,3 Đông Nam Bộ 0,6 1,1 4,4 6,1 13,1 5,0 Đb. sông Cửu Long 0,4 1,7 5,7 12,1 20,4 7,5 Độ tuổi kết hôn của hai giới theo Luật Hôn nhân và Gia đình là nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên nhưng ở vùng núi, tình trạng vi phạm ngưỡng tuổi kết hôn theo luật là khá phổ biến. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do tập quán văn hóa lạc hậu, một phần khác - quan trọng hơn - là do nhu cầu tăng quân số người lao động trong gia đình. Bảng II.15 cho ta thấy Tây Bắc và Đông Bắc là hai vùng dẫn đầu về tình trạng tảo hôn. Tây Bắc là vùng nghèo đói trầm trọng nhất cả nước thì tỷ lệ kết hôn dưới độ tuổi cũng là lớn nhất và có một mức độ chênh lệch ấn tượng so với các địa phương khác. Việc kết hôn sớm khi nam nữ thanh niên chưa hoàn thiện đầy đủ sức khỏe thể chất, các chức năng tâm - sinh lý và sự hiểu biết về đời sống gia đình sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản và tạo ra một thế hệ dân cư mới có chất lượng trí tuệ và thể chất không cao. Đây cũng là một nguyên nhân có thể lý giải cho tỷ lệ trẻ chết sơ sinh cao đã nêu ở bảng II.14. Về vệ sinh an toàn thực phẩm: theo điểu tra của Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm thì đối với nhiều dân tộc thiểu số miền núi, hầu hết các vụ ngộ độc thực phẩm đều gắn liền với phong tục, tập quán và nhận thức của người dân như ăn phải nấm độc, măng, rau dại, củ quả rừng độc…khi vào mùa giáp hạt, thiếu cái ăn. Nước sạch cũng là một trong những nhu cầu thiết yếu và chính đáng của con người, bởi vậy nó đã trở thành vấn đề đáng quan tâm trong việc XĐGN vùng núi. Ở vùng núi phía bắc, mặc dù qua chương trình 134, nhiều huyện, xã đã được cung cấp nước sạch và hệ thống dẫn - chứa, nhưng so với tổng số lượng huyện xã của vùng thì nước sạch vẫn chưa thật sự đến được với đông đảo người dân. Bảng II.16 dưới đây cho thấy tỷ lệ sử dụng các nguồn nước ăn chính của các hộ gia đình của Đông Bắc và Tây Bắc so với các địa phương khác trong cả nước. Khu vực miền núi phía bắc cùng với Bắc Trung Bộ có tỷ lệ hộ dùng nước sạch (bao gồm các nguồn: nước máy riêng, nước máy công cộng, nước mua, giếng khoan) ít nhất so với các địa phương trong cả nước. Trong khi đó, ở cả Tây Bắc và Đông Bắc, các nguồn nước tự nhiên chưa qua xử lý có nguy cơ ô nhiễm cao như nước sông, hồ, ao, giếng đất và các nguồn nước khác lại là nguồn nước ăn chính của một tỷ lệ lớn số hộ. Như vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân dân không được đảm bảo và rất dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa, đường ruột và các bệnh tật khác, đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em. Bảng II.9: Nguồn nước ăn chính của hộ gia đình trong năm 2004 chia theo tỷ lệ hộ và theo vùng Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình 2004 (đơn vị: %) ĐBSH ĐB TB BTB DHNTB TN ĐNB ĐBCL Nước máy riêng 17.46 9.78 7.15 9.36 12.96 10.04 30.01 12.1 Nước máy CC 1.58 2.26 3.29 1.35 2.91 1.75 5.62 8.31 Nước mua 0.23 0.07 - 0.1 0.41 0.13 2.23 0.4 Giếng khoan 29.62 7.75 1.05 19.96 23.81 2.38 34.51 24.65 Giếng xây 12.21 47.88 23.55 50.07 48.85 22.33 10.57 1.29 Nước suối lọc 0.07 0.85 6.1 0.72 0.28 1.49 0.41 0.27 Giếng đất 0.42 13.92 13.98 7.97 7.62 52.06 13.47 0.7 Nước mưa 37.89 2.49 2.04 6.11 - 1.1 0.98 21.13 Sông , hồ, ao 0.19 3.43 5.41 0.77 1.32 3.62 1.15 31.05 Khác 0.33 11.57 37.43 3.59 1.84 5.1 1.05 0.1 II.3. Chính sách về xóa đói giảm nghèo: 3.1. Các chính sách hiện hành: Do tính bức thiết của công cuộc XĐGN, trong những năm qua, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách về vấn đề này. Quyết định số 133/1998/QĐ-TTg đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1998 – 2000 (Chương trình 133). Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2005 (Chương trình 143) được ban hành tiếp sau đó đã đạt được mục tiêu kế hoạch trước thời hạn một năm. Trong đó, khu vực miền núi (với 80% là người dân tộc thiểu số) là đối tượng của một số chương trình XĐGN riêng như: 3 dự án được triển khai riêng ở vùng dân tộc và miền núi trong 9 dự án chính của Chương trình 133, Chương trình 135 (Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa, ban hành theo quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998), Chương trình 134 (quy định về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, ban hành theo quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ) và các dự án quốc tế. Riêng nguồn lực đầu tư cho Chương trình 135 giai đoạn I là 5.000 tỷ đồng. Và nói riêng, khu vực miền núi phía bắc được ưu tiên thụ hưởng chương trình phát triển kinh tế - xã hội 6 tỉnh đặc biệt khó khăn vùng núi phía bắc thời kỳ 2001-2005, dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía bắc do Ngân hàng Thế giới WB tài trợ từ năm 2002 tới nay, 7 dự án xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc do UNDP tài trợ… Nội dung các chương trình, chính sách XĐGN cho vùng núi có thể chia theo các bộ phận chính: a) Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu: Nhà nước đã tiến hành xây dựng các trung tâm cụm xã, phát triển hệ thống đường giao thông, xây dựng các công trình điện (làm lưới điện đến trung tâm cụm xã hoặc thủy điện nhỏ tùy điều kiện địa phương), hỗ trợ kinh phí xây dựng điểm cung cấp nước tập trung, hệ thống thủy lợi tưới tiêu, hệ thống trường học, trạm xá… b) Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và ứng dụng khoa học kỹ thuật: Về nông nghiệp: Nhà nước chủ trương tập trung phát triển loại cây, con phù hợp với điều kiện vùng núi phục vụ nhu cầu lương thực tại chỗ là lúa, ngô, sắn… và có lợi thế xuất khẩu như: chè, cà phê, thuốc lá, mía, dâu tằm, cao su, cây cho gỗ... Phát triển chăn nuôi đại gia súc, tận dụng nguồn nước phát triển nuôi trồng thủy sản. Ở nơi có dự án bảo vệ, trồng rừng, hộ nông dân được nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung, được giao đất để trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất theo Dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng. Kết hợp ứng dụng thành tựu kỹ thuật trong việc tạo ra những giống cây, con lai có năng suất và chất lượng cao hơn giống bản địa, khuyến khích người dân áp dụng máy móc nông nghiệp thay cho sản xuất thủ công. Về công nghiệp: ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có khả năng tận dụng được tiềm năng miền núi là chế biến nông, lâm sản, công nghiệp thuỷ điện, công nghiệp khai khoáng. Bên cạnh đó cũng chú ý đến công nghiệp cơ khí, tiểu thủ công nghiệp. Nhà nước có chế độ miễn giảm thuế lợi tức doanh nghiệp đối với các cơ sở kinh doanh có thu nhập thấp hoặc điều kiện kinh doanh có khó khăn. Về thương mại, dịch vụ: phát triển hệ thống các chợ và chợ phiên, khuyến khích lưu thông hàng hóa giữa vùng núi và vùng xuôi. Khai thác thế mạnh về đặc trưng sinh thái, cảnh quan và di tích lịch sử cách mạng trong vùng để phát triển ngành du lịch. + Chính sách đầu tư tín dụng: Các hộ gia đình được ưu tiên vay vốn với mức lãi suất ưu đãi (mới đây, theo quyết định số 32/2007/QĐ – TTg thì các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được vay vốn với lãi suất 0%) từ ngân hàng chính sách xã hội và các nguồn vốn tín dụng ưu đãi khác để phát triển sản xuất... Nhà nước ưu tiên trợ giá, trợ cước vận chuyển các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống giữa các tỉnh vùng núi và giữa vùng núi với vùng xuôi. + Chính sách văn hóa - y tế - giáo dục: Về văn hóa: xây dựng hệ thống nhà văn hóa, bưu điện, thư viện, trung tâm thể dục thể thao và vui chơi giải trí... tới từng trung tâm cụm xã. Tuyên truyền đường lối của Đảng, Nhà nước và các thông tin khác cho bà con miền núi thông qua báo, đài, tạp chí, hệ thống phát thanh tuyên truyền và đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Ngoài ra, Nhà nước khuyến khích bảo tồn, phát triển văn hoá vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc trong vùng. Đẩy mạnh thực hiện các chương trình phòng chống tội phạm: buôn lậu, buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới, tệ nạn ma tuý, HIV/AIDS, mại dâm… Về y tế: nhân dân trong vùng các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa được hưởng chế độ chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế của Nhà nước không mất tiền. Ngoài ra, muối i-ốt và thuốc chữa bệnh được áp dụng biện pháp trợ cước và trợ giá. Về giáo dục - đào tạo: phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ thành công tiến tới phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở, trẻ em đi học được cấp sách giáo khoa và đồ dùng học tập với chế độ miễn học phí. Nhà nước hỗ trợ kinh phí để mở lớp dạy nghề cho nhân dân miền núi nhằm khai thác tiềm năng tại chỗ, tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Đối với chính sách bồi dưỡng cán bộ miền núi: Nhà nước đầu tư đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở xã, bản, làng, phum, sóc tại miền núi để nâng cao trình độ tổ chức chỉ đạo, quản lý sản xuất, quản lý hành chính và quản lý sử dụng các nguồn tín dụng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. + Chính sách định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số có tập quán du canh du cư: được lồng ghép trong các chính sách nói trên, đồng thời có những hỗ trợ trực tiếp về đất đai, nhà ở và công cụ lao động. Về hỗ trợ đất đai và công cụ lao động: Các hộ gia đình được giao đất, giao rừng để trồng cây công nghiệp, cây lấy quả, cây đặc sản, cây làm thuốc và sản xuất lâm nghiệp. Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp và khuyến khích khai hoang để mở rộng diện tích đất canh tác. Nhà nước chỉ đạo các cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất giống nhân nhanh giống mới, nhất là giống lúa lai, lúa chịu hạn, ngô lai, đỗ tương, sắn... với năng suất, chất lượng cao cung cấp đủ giống cho nhu cầu sản xuất của người dân tại nơi ở định cư. Về hỗ trợ nhà ở: đối với hộ quá khó khăn hay thuộc diện chính sách, Nhà nước chỉ đạo địa phương xây dựng toàn bộ công trình và bàn giao cho hộ gia đình, còn lại các hộ ở diện khác thì Nhà nước hỗ trợ vật tư và kĩ thuật để cải tạo hoặc xây mới. + Chính sách trợ cấp an sinh xã hội: trợ cấp cho các đối tượng chịu tổn thương từ các tác động của tự nhiên và kinh tế - xã hội. VI.Đánh giá các chính sách XĐGN cho vùng núi: 1. Kết quả: Đối với mục tiêu xóa đói giảm nghèo cho vùng núi, các biện pháp nói trên đã có những tác động tích cực nhất định giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo và nâng cao một phần đời sống các hộ còn thuộc diện nghèo. Chương trình 135 (giai đoạn I) được đánh giá là đã đem được 70% lợi ích đến người nghèo vùng nông thôn miền núi và vùng dân tộc. Với 5 dự án thuộc Chương trình: dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án xây dựng trung tâm cụm xã, dự án quy hoạch dân cư, dự án ổn định và phát triển sản xuất, dự án đào tạo cán bộ cơ sở, Chương trình đã xây dựng trên 25.000 công trình hạ tầng và trên 500 trung tâm cụm xã, đưa vào sử dụng trên 20.000 công trình thiết yếu các loại và trên 300 trung tâm cụm xã. Sau 7 năm thực hiện đã có 75% số xã xây dựng 5 hạng mục công trình chủ yếu: đường giao thông, hệ thống điện, trường học các cấp, thuỷ lợi nhỏ, trạm y tế xã và 60% số xã đã đầu tư xây dựng đủ 7 hạng mục công trình thiết yếu. Trên địa bàn hưởng thụ Chương trình: 86% xã có trường tiểu học, 73% xã có trường THCS kiên cố cấp 4 trở lên, 96% xã có trạm y tế đảm bảo phục vụ chữa bệnh chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, 74% xã có bưu điện văn hoá xã, 61% xã có trạm truyền thanh, 47% xã có chợ. Đã có thêm trên 500 xã có đường ôtô đến trung tâm xã, 28 tỉnh trong Chương trình đã đạt tỷ lệ 100% số xã có đường giao thông đến trung tâm, tỷ lệ đường giao thông cơ giới đến trung tâm xã đạt 97,42%, tăng 62,42% so với trước năm 1999. Với 2.250 công trình thuỷ lợi được xây dựng mới và sửa chữa nâng cấp đã tăng năng lực tưới cho hơn 40.000 ha đất canh tác cùng với gần 1.000 ha được khai hoang đã giúp đồng bào có đất canh tác, trồng cấy các loại cây công nghiệp, nông nghiệp, cây ăn quả, tăng sản lượng lương thực hàng hoá. Trước đây chỉ có 20% số xã thuộc phạm vi Chương trình có điện lưới quốc gia, sau 7 năm thực hiện đã có 84% số xã có điện và khoảng 64% số hộ trên địa bàn được dùng điện, nhiều tỉnh đã có 100% số xã có điện lưới quốc gia. Có thêm 1.050 công trình nước sạch, hàng ngàn hộ nông dân đã có nước sạch để dùng. Và có thêm 2.552 công trình trường học và lớp học được đưa vào sử dụng, xoá bỏ phần lớn các trường tạm, lớp tạm, thu hút trên 95% trẻ em tiểu học, trên 75% trẻ em trung học cơ sở trong độ tuổi đến trường, góp phần tích cực hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học ở các xã vùng sâu, vùng xa và đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở một số địa phương. Nhờ phổ biến các mô hình sản xuất có hiệu quả, năng suất cao, tăng cường khuyến nông khuyến lâm, kết hợp với việc hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi có giá trị, chính sách cho vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất đã giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, nhiều hộ có thu nhập cao, dần thay thế những tập quán sản xuất lạc hậu. Hàng ngàn hecta đất mới được khai hoang đã giúp nhân dân miền núi nâng mức bình quân lương thực tự sản xuất từ 286 kg/người/năm (1998) tăng lên 500 kg/người/năm (2005), có nhiều nơi đã lên đến trên 1000 kg/người/năm. Đã có sự chuyển dịch cơ cấu về kinh tế, nhiều dịch vụ xã hội đã đến được với người dân vùng sâu, vùng xa (thông tin, tín dụng, bảo hiểm, khám chữa bệnh…). Tỷ lệ hộ nghèo đói giảm cơ bản, không còn hộ đói kinh niên, tốc độ giảm nghèo khá nhanh (bình quân giảm 4-5%/năm), có nơi 7-8%/năm. Số liệu được tổng hợp từ Các dự án quy hoạch sắp xếp dân cư và định canh định cư đã góp phần ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc sống phân tán trong điều kiện khó khăn khắc nghiệt được tiếp cận các dịch vụ xã hội. Tỷ lệ đồng bào được tiếp cận với thông tin ngày càng tăng, chất lượng dịch vụ ngày một nâng cao. Nhờ kinh tế được cải thiện nền văn hoá vùng dân tộc và miền núi đã phát triển phong phú hơn, đời sống văn hóa của đồng bào được nâng cao một bước, văn hoá truyền thống của các dân tộc được tôn trọng, giữ gìn và phát huy, nhiều hoạt động văn hoá cũng được khôi phục và phát triển, nhiều lễ hội, nhiều phong trào hoạt động mới được được khuyến khích. Chương trình cũng đã góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội bởi việc giải quyết được đói nghèo, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí đã góp phần nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước, đồng thời giải quyết được vấn đề việc làm, hạn chế được tình trạng du canh, du cư, phá rừng và tệ nạn ma túy trong đồng bào các dân tộc. Từ những kết quả đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21943.doc
Tài liệu liên quan