Mục lục
Lời nói đầu
Ch¬ng 1: Những lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 8
1.1 Đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 8
1.2 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 8
1.3 Gíá thành sản xuất và phân loại giá thành sản xuất 8
1.4 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp 8
1.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp 9
1.5.1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp 9
1.5.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 12
1.5.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 14
1.5.4 Kỳ tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp 14
1.5.5 Hệ thống sổ trong điều kiện áp dụng kế toán máy 14
Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thanh Sơn 16
2.1 Đặc điểm tình hình chung của công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thanh Sơn 19
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 20
2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty 20
2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lí kinh doanh nói chung của công ty 21
2.1.4 Tình hình tổ chức thực hiện công tác kế toán của công ty 24
2.2 Tình hình thực tế về kế toán chi phí sản xuât tại công ty 26
2.2.1 Đối tượng và phân loại kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty 29
2.2.2 Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuât tại công ty 32
2.3 Công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty 34
2.3.1.Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sản phẩm 46
2.3.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tại công ty 48
2.3.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm 52
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thanh Sơn 52
3.1 Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp 52
3.1.1 Những ưu điểm 55
3.1.2 Những hạn chế 56
3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thanh Sơn 59
Kết luận 60
108 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1725 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thanh Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hanh toán là sản phẩm dở dang. Trong trường hợp này, doanh nghiệp xây lắp có thể đánh giá sản phẩm làm dở theo giá thành dự toán hay giá trị dự toán, chi phí sản xuất tính cho các giai đoạn xây lắp dở dang cuối kỳ (giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ) được tính theo công thức:
Trong điều kiện doanh nghiệp được thanh toán khối lượng hoàn thành theo giai đoạn xây lắp có dự toán riêng
Dck = (Dđk + C)/(Zdtht + Zdtdd) x Zdtht
Trong đó:
Dck: giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Dđk: giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ (chi phí sản xuất các giai đoạn xây lắp dở dang dầu kỳ)
C: Chi phí sản xuất xây lắp phát sinh trong kỳ
Zdtht: Giá thành dự toán (hoặc giá trị dự toán) các giai đoạn xây lắp hoàn thành trong kỳ.
Zdtdd: Giá thành dự toán (hoặc giá trị dự toán) các giai đoạn xây lắp dở dang cuối kỳ tính theo mức độ hoàn thành.
Trong điều kiện doanh nghiệp được thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ
Trong trường hợp này, đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Vì vậy, giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ chính là tổng chi phí sản xuất xây lắp luỹ kế từ khi khởi công công trình, hạng mục công trình cho đến thời điểm đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
1.5.4 Kế tóan tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp
♦ Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán phải tiến hành công việc tính giá thành cho các sản phẩm xây lắp. Xác đinhj kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm được hợp lí, khoa học, đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành thực tế kịp thời, phát huy được đầy đủ chức năng giám sát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của kế toán.
Để xác định kỳ tính giá thành thích hợp, kế toán phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuất sản phẩm. Do sản phẩm xây dựng cơ bản được sản xuất đơn chiếc, chu kỳ sản xuất dài, công trình, hạng mục công trình chỉ hoàn thành khi kết thúc một chu kỳ sản xuất sản phẩm cho nên kỳ tính giá thành thường được chọn là thời điểm mà công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Kỳ tính giá thành có thể sẽ không phù hợp với kỳ báo cáo kế toán mà phù hợp với chu kỳ sản xuất sản phẩm
- Đối với các sản phẩm được sản xuất lien tục, cung cấp cho những đối tượng khác nhau liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn như gạch, ngói thì kỳ tính giá thành là một tháng
- Đối với các sản phẩm theo đơn đặt hàng có thời gian sản xuất thi công dài, công việc được coi là hoàn thành khi kết thúc mọi công việc trong đơn đặt hàng thì khi hoàn thành toàn bộ đơn đặt hàng mới tính giá thành
- Đối với công trình, hạng mục công trình lớn, thời gian thi công dài thì chỉ khi nào có một bộ phận hoàn thành có giá trị sử dụng được nghiệm thu, bàn giao, thanh toán thì mới tính giá thành thực tế bộ phận đó.
- Đối với những công trình xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị có thời gian thi công nhiều năm mà không tách ra được từng bộ phận công trình nhỏ đưa vào sử dụng thì khi từng bộ phận xây lắp đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lí, theo thiết kế kỹ thuật có ghi trong hợp đồng thi công sẽ được bàn giao thanh toán thì doanh nghiệp xây lắp tính giá thành thực tế cho khối lượng bàn giao.
- Ngoài ra, với công trình lớn, thời gian thi công dài, kết cấu phức tạp thì kỳ tính giá thành của doanh nghiệp có thể được xác định là hàng quí
♦ Phương pháp tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp
Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là phương pháp sử dụng số liệu về chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm xây lắp đã hoàn thành theo các yếu tố chi phí hoặc các khoản mục giá thành trong kỳ tính giá thành xây lắp đã được xác định. Để tính giá thành công tác xây lắp hoàn thành có thể áp dụng nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau phụ thuộc vào đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Các doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng các phương pháp tính giá thành sau:
Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp)
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí trùng với đối tượng tính giá thành. Giá thành các công trình, hạng mục công trình xây lắp đã hoàn thành được xác định trên cơ sở tổng cộng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến khi hoàn thành, những chi phí này được hạch toán trên các sổ (thẻ) chi tiết chi phí sản xuất.
Tuy nhiên, do đặc điểm của sản xuất xây lắp và phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành, trong kỳ báo cáo có thể có một bộ phận công trình hoặc khối lượng (xác định được giá trị dự toán) hoàn thành được chủ đầu tư thanh toán. Vì vậy, trong từng thời kỳ báo cáo ngoài việc tính giá thành các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành phải tính giá thành khối lượng công tác xây lắp hoàn thành và bàn giao trong kỳ. Giá thành công tác xây lắp trong kỳ báo cáo được tính theo công thức:
Giá thành
thực tế
của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao
Chi phí thực tế dở dang đầu kỳ
Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ
Chi phí thực tế dở dang cuối kỳ
=
+
_
Trong trường hợp chi phí sản xuất tập hợp theo từng công trình nhưng giá thành tính riêng cho từng hạng mục công trình hoặc theo từng giai đoạn hoàn thành thì kế toán sẽ căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được và hệ số kinh tế kỹ thuật đã quy định cho từng hạng mục công trình hoặc giai đoan hoàn thành để tính ra giá thành thực tế. Nếu hạng mục công trình hoặc giai đoạn hoàn thành có thiết kế khác nhau, dự toán khác nhau nhưng cùng thi công trên một địa điểm, do một công trình đảm nhận nhưng không có điều kiện quản lý, theo dõi sử dụng các loại chi phí cho từng hạng mục công trình, khi đó giá thành thực tế của từng hạng mục công trình được tính bằng công thức sau:
Giá thành thực tế của từng hạng mục công trình
=
Chi phí dự toán của từng hạng mục công trình
x
Hệ số phân bổ
Hệ số phân bổ
=
Tổng chi phí của các hạng mục công trình
Tổng chi phí dự toán của tất cả các hạng mục
công trình
x
100%
Phương pháp này có ưu điểm dễ tính toán, cung cấp kịp thời số liệu giá thành trong mỗi kỳ báo cáo, phù hợp với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, sản xuất sản phẩm mang tính chất đơn chiếc. Do đó, phương pháp này được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay.
Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng (thầu chỉ định). Mỗi đơn đặt hàng là một công trình, hạng mục công trình hoặc từng loại công việc (như lắp đặt, sửa chữa…) khác nhau. Khi đó đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là trùng nhau (từng đơn đặt hàng riêng rẽ), kỳ tính giá thành cũng không là kỳ báo cáo mà là khi đơn đặt hàng hoàn thành.
Theo phương pháp này, các doanh nghiệp xây lắp mở riêng cho mỗi đơn đặt hàng một bảng tính giá thành. Hàng tháng, căn cứ vào chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng trong sổ kế toán chi tiết để ghi sang bảng tính giá thành. Khi hoàn thành đơn đặt hàng, kế toán tổng cộng chi phí đã tập hợp được trong bảng tính giá thành để tính ra giá thành cho từng đơn đặt hàng.
Trường hợp trong đơn đặt hàng có nhiều công trình, hạng mục công trình, sau khi tính giá thành cho đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán thực hiện tính giá thành cho từng hạng mục công trình bằng cách căn cứ vào giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành và giá thành dự toán của các hạng mục công trình đó, công thức tính như sau:
Zi = Zddh/Zdt x Zidt
Trong đó:
Zi: Giá thành sản xuất thực tế của hạng mục công trình
Zđđh: Giá thành sản xuất thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành
Zdt: Giá thành dự toán của các hạng mục công trình thuộc đơn đặt hàng hoàn thành
Phương pháp tính giá thành theo định mức
Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp có quy trình công nghệ ổn định, có hệ thống các định mức kinh tế kĩ thuật và dự toán chi phí hợp lý. Theo phương pháp này, giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp được tính như sau:
Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp
Giá thành định mức của sản phẩm xây lắp
Chênh lệch do thay đổi định mức
Chênh lệch do thoát ly định mức
=
+
+
Trong đó:
Chênh lệch do thay đổi định mức là chênh lệch giữa giá thành theo định mức mới và giá thành theo định mức cũ. Trong thực tế, do việc thay đổi định mức thường vào đầu tháng nên việc tính toán số chênh lệch do thay đổi định mức chỉ cẩn thực hiện đối với sản phẩm dở dang đầu kỳ.
Chênh lệch do thoát ly định mức
Chi phí thực tế theo từng khoản mục
Chi phí định mức theo từng khoản mục
=
_
Phương pháp này có tác dụng hữu hiệu trong việc kiểm tra tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí sản xuất (thông qua các chênh lệch định mức, chênh lệch thoát ly định mức). Phương pháp rất phù hợp với đặc điểm của ngành xây lắp. Tuy nhiên để phương pháp này thực sự phát huy tác dụng, kế toán cần tổ chức được hệ thông định mức tương đối chính xác và cụ thể, công tác hạch toán ban đầu cần chính xác và chặt chẽ.
Phương pháp tổng cộng chi phí
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp các doanh nghiệp xây lắp thi công các công trình lớn và phức tạp, quá trình xây lắp được chia ra nhiều
giai đoạn sản xuất khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí là từng đội sản xuất còn đối tượng tính giá thành là toàn bộ công trình hoàn thành. Theo phương pháp này, giá thành công trình được xác định bằng cách tổng cộng chi phí sản xuất phát sinh tại từng đội cộng với giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và trừ giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Z = D§K + C1 + C2 +... + Cn - DCK
Trong đó C1, C2,..., Cn là xhi phí sản xuất phát sinh tại từng đội sản xuất hoạc từng giai đoạn xây lắp.
D§K , DCK là chi phí thực tế sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ .
1.5.5 Hệ thống sổ kế toán trong điều kiện áp dụng kế tóan máy
Ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thông tin kế toán ngày càng trở nên phổ biến. Kế toán máy là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin đối vớiheej thống thông tin kế toán, nhằm biến đổi dữ liệu kế toán thành những thông tin tài chính cần cho quá trình ra quyết định.
Việc áp dụng các phần mềm kế toán giúp cho các cán bộ kế toán giảm thiểu rất nhiều công việc ghi chép sổ sách. Các phần mềm này hầu hết chỉ yêu cầu người sử dụng nhập dữ liệu ban đầu và định khoản, còn các công việc khác như tính toán, ghi vào các sổ liên quan…thì máy tự tính tự làm. Các phần mềm kế toán có công dụng mã hóa hệ thống tài khoản theo chế độ kế toán quy định cho doanh nghiệp xây lắp theo những quy tắc nhất định. Các doanh nghiệp có thể thêm vào những tài khoản khác phục vụ cho công việc hạch toán theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mình.
Khi cần tìm dữ liệu, kiểm tra tính đúng sai, hay đưa ra các báo cáo cũng đều có thể thực hiện rất nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, công sức cho doanh nghiệp. .
Đối với những doanh nghiệp xây lắp tổ chức mô hình kế toán tập trung hay phân tán thì việc áp dụng máy vi tính trong công tác kế toán đều hết sức hiệu quả vì bộ phận kế toán có thể theo dõi, kiểm tra chi tiết đến từng công trình, hạng mục công trình ở xa trụ sở của doanh nghiệp
Tuy nhiên việc áp dụng kế toán máy trong doanh nghiệp cần phải đảm bảo những yêu cầu và nguyên tắc sau:
-Hoàn thành tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng kế toán máy phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tính chất, mục đích, quy mô và phạm vi hoạt động, yêu cầu trình độ quản lí và trình độ kế toán của doanh nghiệp.
- Đảm bảo phù hợp với chế độ, thể lệ quản lí tài chính nói chung và các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán nói riêng.
- Đảm bảo tính khoa học, đồng bộ và tự động hóa cao trong đó phải tính đến độ tin cậy, an toàn và bảo mật, trang bị đồng bộ cơ sở vật chất, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của việc tổ chức kế toán trên máy, song phải tiết kiệm và hiệu quả.
- Tổ chức bộ máy kế toán:
Phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ rang, chú trọng đến vấn đề quản trị người dùng, phân quyền nhập liệu cũng như các quyền khác.
- Tổ chức mã hóa và đăng nhập các đối tượng cần quản lí:
Đối với từng phần mềm kế toán, các đối tượng cần dăng nhập và mã hóa có thể khác nhau song thông thường các đối tượng sau cần được đăng nhập và mã hóa: danh mục chứng từ, danh mục tài khoản kế toán, danh mục khách hàng, danh mục vật tư sản phẩm hàng hóa, danh mục tài sản cố định, danh mục đối tượng chi phí. Cần đảm bảo mã hóa đầy đủ, đồng bộ, có hệ thống cho tất cả đối tượng cần quản lí, đảm bảo thống nhất và nhất quán, phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, phần mềm kế toán và phần mềm quản trị dữ liệu.
- Tổ chức chứng từ kế toán:
Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống danh mục chứng từ, tổ chức hạch toán ban đầu, tổ chức kiểm tra thông tinh trong chứng từ kế toán và tổ chức luân chuyển chứng từ cho phù hợp. Trình tự luân chuyển chuáng từ cần đảm bảo tính hợp lí, dễ kiểm tra, đối chiếu giữa các bộ phận kế toán có lien quan.
- Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán:
Ngoài việc sử dụng hệ thống tài khoản trong chế độ kế toán hiện hành cần phải xây dựng các tài khoản chi tiết theo yêu cầu sử dụng thông tin phục vụ quản trị nội bộ doanh nghiệp. Khi xây dựng dannh mục tài khoản chi tiêt cần phân tích và quán triệt các yêu cầu sử dụng thông tin phục vụ quản lí doanh nghiệp.
- Tổ chức hệ thong sổ, báo cáo kế toán:
Mỗi hình thức kế toán có hệ thống sổ kế toán và trinh tự hệ thống hóa thông tin kế toán khác nhau. Trên cơ sở hình thức kế toán được yêu cầu quản lí và sử dụng thông tin chi tiết của doanh nghiệp, các chương trình phần mềm kế toán sẽ được thiết kế theo đúng yêu cầu..
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THANH SƠN
2.1 Đăc điểm tình hình chung của công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thanh Sơn
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tên giao dịch : Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thanh Sơn
Địa chỉ : 117 B1 Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, HN
Email : thanhson@gmail.com
Cơ sở pháp lý: Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thanh Sơn- ĐKKD 010210 do sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 01/03/2006.
Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, chịu trách nhiệm về tài chính hữu hạn đối với các khoản nợ trong phạm vi vốn điều lệ của mình.
Chức năng, nhiệm vụ của Công ty:
Quản lý và điều hành toàn bộ tài sản, tiền vốn và lực lượng lao động của đơn vị theo quy định của pháp luật.
Tuy mới đi vào hoạt động trong một thời gian ngắn nhưng Công ty đã có được nhiều hợp đồng trong thị trường xây dựng dân dụng và đạt được những kết quả khả quan. Hiện Công ty đang thực hiện thi công một số công trình lớn như hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Nam An Khánh, khu du lịch sinh thái cao cấp An Khánh, công trình bảo tàng Sáp…
Tính đến hết quý IV năm 2007 Công ty đã đạt được những thành tích như sau:
TT
ChØ tiªu
§VT
N¨m 2005
N¨m 2006
N¨m 2007
1
Gi¸ thµnh s¶n phÈm
TriÖu ®ång
137450
198596
159923
2
Tæng doanh thu
TriÖu ®ång
138476
175328
205759
3
Sè nép ng©n s¸ch
TriÖu ®ång
9556
4633
8274
4
Lîi nhuËn tríc thuÕ
TriÖu ®ång
7031
2259
1155
5
Thu nhËp b×nh qu©n/ th¸ng
Ngh®
1500
1400
1600
2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
Ngành, nghề kinh doanh:
ü Xây dựng các công trình dân dụng và xây dựng hạ tầng đô thị ;
ü Cho thuê máy móc, lắp đặt thiết bị trong lĩnh vực xây dựng ;
ü Trang trí nội, ngoại thất công trình ;
ü Xuất, nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh ;
ü Kinh doanh vận chuyển hành khách và vận tải đường bộ ;
C«ng ty có thể tự đấu thầu công trình, nhận thầu công trình và ký kết các hợp đồng thi công hoặc thực hiện các công trình, hạng mục công trình . Các công trình, hạng mục công trình do Công ty trúng thầu nhận được khoán gọn cho các tổ thi công xây dựng do Ban chỉ huy các công trình quản lý và chịu trách nhiệm trước Công ty. Lực lượng sản xuất trên các công trình chủ yếu là các tổ xây dựng. Ngoài ra, do yêu cầu của mỗi công trình mà có thể tuyển thêm lao động làm hợp đồng hoặc thuê nhân công tại chỗ làm việc theo thời vụ.
Xuất phát từ đặc thù của ngành xây dựng cơ bản và của sản phẩm xây dựng cơ bản: mang tính chất đơn chiếc, kết cấu khác nhau, thời gian thi công dài…, việc quản lý về đầu tư xây dựng rất phức tạp. Là đơn vị mới thành lập và đi vào hoạt động, Công ty cũng không tránh khỏi những khó khăn chung nhất định do đặc thù của ngành trong việc tổ chức quản lý điều hành công việc.
Quy trình công nghệ sản xuất của C«ng ty
Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty được thể hiện khái quát qua sơ đồ sau:
Nếu Công ty thi công công trình đấu thầu:
Đấu thầu
Nhận thầu
Thi công
Hoàn thành bàn giao
Nếu Công ty thi công công trình, hạng mục công trình do công ty giao cho:
Thi công
Nhận nhiệm vụ
Hoàn thành bàn giao
Là một đơn vị xây dựng cơ bản, sản phẩm của Công ty cũng mang những nét đặc trưng chung của ngành xây dựng. Khi nhận được các công trình do công ty giao hay do tham gia đấu thầu, Công ty bắt đầu lập các phương án thi công và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thi công. Mỗi loại công trình có một quy trình thi công khác nhau. Ví dụ: đối với công trình là nhà cao tầng thì ta có thể khái quát quy trình sản xuất theo sơ đồ sau:
Chuẩn bị mặt bằng thi công
Xây dựng kho, nhà tạm
Chuẩn bị nguyên vật liệu như cát đá, xi măng, sắt thép
Thi công phần móng
Thi công lần lượt các tầng (tường, trần)
Hoàn thiện
Công trình hoàn thành bàn giao
2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh nói chung của Công ty
Cũng như các doanh nghiệp xây lắp khác, do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản nên việc tổ chức bộ máy quản lý có những đặc điểm riệng.
Ban giám đốc đứng đầu là giám đốc giữ vai trò lãnh đạo chung cho toàn Công ty, chỉ đạo trực tiếp Công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi mặt sản xuất, kinh doanh đồng thời cũng đại diện cho quyền lợi của cán bộ công nhân viên toàn Công ty
Dưới Ban giám đốc là các ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu kinh doanh, bao gồm: Ban tổ chức-hành chính, Ban vật tư-thiết bị, Ban tài chính- kế toán, Ban kinh tế-kế hoạch, Ban quản lý-kỹ thuật thực hiện các chức năng quản lý nhất định.
Ví dụ:
Ban kinh tế-kế hoạch: chịu trách nhiệm về mảng hợp đồng, thu vốn, tham gia đấu thầu các công trình, lập báo cáo về giá trị sản lượng thực hiện được trong tháng, quý, năm.
Ban quản lý-kỹ thuật: chịu trách nhiệm về mảng tiến độ, chất lượng thi công các công trình, lập báo cáo vế sản lượng thực hiện được trong tháng, quý, năm.
Tóm lại, với mô hình tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý như trên, Công ty có điều kiện quản lý khá chặt chẽ về mặt kinh tế, kỹ thuật cũng như tổ chức tới từng tổ, từng công trình đồng thời nâng cao được hiệu quả sản xuất, thi công.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÍ CỦA CÔNG TY
Ban
tài chính-kế toán
Tổ 1
Ban giám đốc
Ban
vật tư-thiết bị
Ban
tổ chức-hành chính
Ban
kinh tế-kế hoạch
Ban
quản lý-kỹ thuật
Tổ 6
Tổ 3
Tổ 4
Tổ 5
Tổ 2
2.1.4 Tình hình tổ chức thực hiện công tác kế toán của Công ty
♦ Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung, các công việc từ việc phân loại chứng từ đến việc lập báo cáo kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán
SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦ TƯ VÀ XÂY DỰNG
THANH SƠN
Kế Toán
Trưởng
Thủ quỹ kiêm kế tóan ngân hàng
Kế tóan
tổng hợp
Kế toán
thanh
toán
Kế toán tiền lương và TSCĐ
Đứng đầu là kế toán trưởng: phụ trách chung công tác tài chính kế toán của Công ty, có nhiệm vụ giúp giám đốc Công ty tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở Công ty theo cơ chế quản lý mới, điều hành các công việc trong Ban đồng thời phối hợp với các Ban liên quan, chịu trách nhiệm trước Giám đốc, cấp trên và pháp luật về công tác tài chính kế toán của đơn vị đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật và của Công ty.
Thủ quỹ kiêm kế toán ngân hàng: lập các ủy nhiệm chi, hàng tháng có đối chiếu số dư tiền gửi với ngân hàng, chuyển các báo có, báo nợ, sổ phụ ngân hàng kịp thời cho kế toán tổng hợp, lập báo cáo tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
Kế toán tổng hợp: nhập các chứng từ kế toán để vào nhật ký chung và có trách nhiệm báo cáo quản trị tháng, quý, năm vào ngày 05 tháng, ngày 07 quý, ngày 10 năm sau, đảm bảo chính xác số liệu kế toán, lập báo cáo quyết toán các công trình.
Kế toán thanh toán: theo dõi các khoản thu nộp với cấp trên, theo dõi việc thanh quyết toán đối với các công trình khoán gọn, công nợ cá nhân, công nợ nội bộ của Công ty, có trách nhiệm tập hợp các chứng từ thu mua vật tư, sử dụng vật tư của các tổ thi công và các bộ phận khác trong Công ty, theo dõi tình hình sử dụng vật tư, kịp thời phát hiện tình trạng lãng phí, mát mát vật tư.
Kế toán tiền lương và TSCĐ: chuyên theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ và tính trích khấu hao cho từng đối tượng, tính lương hàng tháng, theo dõi BHXH, BHYT, KPCĐ trích nộp của toàn Công ty.
Các tổ xây dựng không tiến hành tổ chức kế toán riêng
Là ban có chức năng quan trọng trong Công ty, ban tài chính-kế toán có nhiệm vụ thu thập, phân loại, xử lý và tổng hợp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho các đối tượng sử dụng khác nhau theo yêu cầu quản lý. Cụ thể: phải phản ánh, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế-tài chính phát sinh của Công ty một cách đầy đủ, trung thực và kịp thời, tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán, tổng hợp số liệu và lập các báo cáo kế toán theo quy định. Ban tài chính-kế toán phải cung cấp đầy đủ số liệu, kết hợp với các ban khác phân tích hoạt động kinh tế cho từng hạng mục công trình, đề xuất các biện pháp cho lãnh đạo Công ty để có đường lối phát triển đúng đắn Công ty.
♦ Hình thức kế toán:
Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung
Công ty có điều kiện áp dụng chương trình phần mềm kế toán SAS (Song Da Accounting System) do trung tâm phát triển công nghệ thông tin UNESCO và Tổng công ty xây dựng Sông Đà phối hợp thực hiện.
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THANH SƠN
Nhật ký chung
Chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại
Chứng từ được mã hoá và nhập vào máy vi tính
Sổ cái tài khoản
Sổ chi tiết tài khoản
Bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh
Chứng từ mã hoá các bút toán kết chuyển, điều chỉnh
Bảng cân đối tài khoản
Bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi hàng tháng
Đối chiếu
♦ Các chính sách kế toán của Công ty
Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo QĐ 15/2006-QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn kèm theo.
Niên độ kế toán: theo năm dương lịch bắt đầu từ 1/1 đến 31/12 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: xác định giá trị nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa, thành phẩm theo phương pháp bình quân gia quyền.
Phương pháp khấu hao TSCĐ: khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao áp dụng theo thời gian quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính.
Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ
♦Thực tế tổ chức thực hiện công tác kế toán
Tổ chức hạch toán ban đầu
Hệ thống chứng từ kế toán áp dụng tại Công ty dựa vào Quyết định số 15/2006-QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Những chứng từ đặc thù của Công ty
§ Phiếu yêu cầu vật tư
§ Biên bản bàn giao vật tư
§ Bảng đối chiếu khối lượng
§ Bảng tổng hợp giá trị thanh toán
§ Phiếu nhập kho xuất thẳng.
§ ..........
Việc lập và luân chuyển chứng từ ở Công ty được thực hiện theo chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán tại Công ty
Công ty tổ chức sử dụng hệ thống tài khoản theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Hệ thống tài khoản kế toán công ty sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chủ yếu là các tài khoản: TK621, TK622, TK623, TK627, TK154.
Các tài khoản trên đều được mở chi tiết cho từng hạng nục công trinh.
Ngoài ra công ty còn sử dụng một số tài khoản lien quan như TK632, TK141, TK331, TK111..
Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Theo đó, số lượng sổ sách sử dụng tại Công ty bao gồm đầy đủ các loại sổ tổng hợp, sổ chi tiết theo đúng mẫu quy định của Bộ Tài chính và một số mẫu biểu do Công ty tự lập theo quy định của Công ty và cấp trên.
Sổ nhật kí chung: được mở để phản ánh các nghiệp vuk limh tế phát sinh lien quan đến mọi đối tượng theo trình tự thời gian.
Sổ cái tài khoản: được mở cho các tài khoản: TK621, TK622, TK623, TK627, TK154.
Sổ chi tiết tài khoản: được mở cho các tài khoản chi phí và một số tài khoản khác nhằm mục đích theo dõi chi tiết cho từng khoản mục chi phí, từng công trình, hạng mục công trinh và theo dõi cho từng đối tượng cụ thể.
s¬ ®å h¹ch to¸n kÕ to¸n theo h×nh thøc sæ nkc
Chøng tõ gèc
Sæ nhËt ký chung
Sæ, thÎ kÕ to¸n chi tiÕt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH108.doc