Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Thương mại Thuốc lá thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3

1. Khái niệm về hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp 3

2. Khái niệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp 3

3. Phân loại sản phẩm công nghiệp 4

3.1. Sản phẩm chính 4

3.2. Sản phẩm phụ 4

3.3. Sản phẩm song đôi 4

3.4. Phế liệu, phế phẩm 4

4. Các mức độ hoàn thành của sản phẩm công nghiệp 5

4.1. Thành phẩm 5

4.2. Sản phẩm trung gian 5

5. Các loại đơn vị đo lường kết quả sản xuất, kinh doanh 6

5.1. Đơn vị hiện vật (gồm đơn vị tự nhiên và đơn vị vật lý): 6

5.2. Đơn vị quy chuẩn: 6

5.3. Đơn vị kép: 7

5.4. Đơn vị lao động: 7

5.5. Đơn vị tiền tệ: 7

6. Các nguyên tắc chung để tính kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 7

CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 9

1. Xác định hệ thống chỉ tiêu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 9

1.1. Tổng giá trị sản xuất (GO) 9

1.2. Giá trị gia tăng (Value Added – VA) 12

1.3. Giá trị gia tăng thuần (Net Value Added – NVA) 15

1.4. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công nghiệp (DT) hay giá trị sản lượng hàng hóa tiêu thụ (SLHHTT) 16

1.5. Doanh thu thuần (DT’) 17

1.6. Lợi nhuận (hay lãi) kinh doanh 18

2. Xác định một số phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 21

2.1. Khái niệm, ý nghĩa, nguyên tắc xác định chỉ tiêu thống kê 21

2.2. Một số phương pháp thống kê có thể vận dụng để phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 21

CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI THUỐC LÁ GIAI ĐOẠN 2002 – 2007 VÀ DỰ ĐOÁN TỚI NĂM 2010 34

1. Tổng quan về Công ty Thương mại Thuốc lá 34

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Thương mại Thuốc lá 34

1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Thương mại Thuốc lá 36

1.3. Đặc điểm kinh doanh của Công ty Thương mại Thuốc lá đạt được trong những năm qua 37

1.4. Một số thành tựu mà Công ty đạt được trong những năm qua 41

1.5. Những mặt hạn chế 43

1.6. Nguyên nhân 44

2. Phân tích biến động kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty Thương mại Thuốc lá giai đoạn 2003 - 2007 dựa vào phân tích dãy số thời gian 45

2.1. Biến động của doanh thu theo thời gian 45

2.2. Biến động của lợi nhuận theo thời gian 48

3. Phân tích biến động kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Thương mại Thuốc lá giai đoạn 2003 – 2007 dựa vào phương pháp hồi quy tương quan 50

3.1. Hồi quy chỉ tiêu doanh thu theo thời gian 51

3.2. Hồi quy chỉ tiêu lợi nhuận theo thời gian 54

4. Phân tích biến động kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Thương mại Thuốc lá giai đoạn 2003 – 2007 dựa vào hệ thống chỉ số 56

4.1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu 57

4.2. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 58

5. Dự đoán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thương mại thuốc lá đến năm 2010 63

5.1. Dự đoán doanh thu 63

5.2. Dự đoán lợi nhuận 65

6. Một số kiến nghị và giải pháp 68

6.1. Kiến nghị 68

6.2. Giải pháp 70

KẾT LUẬN 76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1652 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Thương mại Thuốc lá thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừng nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng kinh tế phức tạp được cấu thành từ nhiều nhân tố. 2.2.3.2. Một số phương trình kinh tế sử dụng trong phương pháp chỉ số phân tích chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh a. Đối với chỉ tiêu GO: GO = ∑ WS . T GO = GO = H . GO = H . Trong đó: WS là năng suất lao động sống cá biệt ∑T là tổng số lao động tronh doanh nghiệp là năng suất lao động sống bình quân H là hiệu suất sử dụng TSCĐ (vốn cố định) là mức trang bị TSCĐ (vốn cố định) bình quân cho 1 lao động. b. Đối với chỉ tiêu doanh thu (DT) DT = DT = HTV . DT = HV . Trong đó: là năng suất lao động bình quân HTV là hiệu suất của tổng vốn là tổng vốn bình quân HV là năng suất sử dụng quỹ phân phối lần đầu của lao động theo GO là thu nhập bình quân 1 lao động là tổng số lao động bình quân c. Đối với chỉ tiêu lợi nhuận (M) M = RTV . M = Rv . M = RDT . LTV . Trong đó: RV là tỷ suất lợi nhuận tính trên thu nhập lần đầu của lao động RDT là tỷ suất lợi nhuận LTV là số lần quay vòng của tổng vốn 2.2.4. Phương pháp dự đoán thống kê Có nhiều phương pháp để tiến hành dự đoán thống kê như dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân; dựa vào tốc độ phát triển bình quân. Đối với dự đoán kết quả sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn sử dụng phương pháp dự đoán thống kê sau: 2.2.4.1 Dự đoán bằng ngoại suy hàm xu thế Dạng tổng quát: t =f(t) Với t= 1,2,3,…,8: thứ tự thời gian trong dãy số thời gian Một số hàm xu thế đơn giản: - Dạng đường thẳng: t = b0 + b1t - Dạng parabol: t = b0 + b1t + b2t2 - Dạng hàm mũ: t = b0 b1t - Dạng hyperbol: t = b0 + b1 Việc lựa chọn dạng cụ thể của hàm xu thế phải dựa vào việc phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, kết hợp với việc thăm dò bằng đồ thị và một số phương pháp thống kê khác. 2.2.4.2 Dự đoán bằng san bằng mũ a. Mô hình đơn giản Giả sử ở năm t, ta có GO là yt và GO dự đoán là t thì GO dự đoán ở năm t+1 là : = yt + (1- ) t b. Mô hình xu thế tuyến tính và không có biến động thời vụ Trong trường hợp sự biến động của GO qua các năm có xu thế là tuyến tính và không có biến động thời vụ, để dự đoán ta có mô hình sau: = a0 (t) + a1(t) Với : a0(t) = yt + (1-) a1(t) = +(1-)a1(t-1) và là các tham số san bằng và nhận giá trị trong khoảng . Giá trị và tốt nhất là các giá trị làm cho tổng bình phương của sai số dự đoán là bé nhất. c. Mô hình xu thế tuyến tính và có biến động thời vụ Mô hình xu thế tuyến tính và có biến động thời vụ được chia thành hai trường hợp: + Mô hình cộng: = + S(t+1) Với: a0 (t) = +(1-) S(t+1) = a1(t) = +(1-)a1(t-1) + Mô hình nhân: = . S(t+1) Với: a0 (t) = +(1-) S(t+1) = a1(t) = +(1-)a1(t-1) với ;; là các tham số nhận giá trị trong khoảng 2.2.4.3. Dự đoán bằng mô hình tuyến tính ngẫu nhiên (Phương pháp Box- Jenkins) a. Một số mô hình tuyến tính ngẫu nhiên dừng Dãy số thời gian yt được gọi là dừng nếu không có xu thế và không có biến động thời vụ. - Quá trình tự hồi quy Dãy số thời gian yt được gọi là tuân theo quá trình tự hồi quy bậc p. Kí hiệu AR(p) nếu: Yt = Với: , , … là các tham số at là một quá trình dừng đặc biệt đơn giản - Quá trình trung bình trượt Dãy Yt được gọi là tuân theo quá trình trung bình trượt bậc p. Ký hiệu AM (p) nếu: Yt = at - at-1- at-2 _ …_ Với: , , … là các tham số - Qúa trình tự hồi quy trung bình trượt bậc p,q. Kí hiệu ARMA(p,q) Đó là sự kết hợp giữa AR(p) và MA(q) Yt = - at-1- at-2 _ …_ b. Mô hình tuyến tính không dừng - Mô hình tổng hỗn hợp tự hồi quy- trung bình trượt. Kí hiệu ARIMA(p,d,q) Ta có dãy số thời gian với số liệu một số năm và có xu thế tức là không phải dãy số thời gian dừng. Để sử dụng các mô hình dừng thì phải khử xu thế bằng toán tử d ( với d=1 đối với xu thế tuyến tính, d=2 đối với xu thế parabol…) Giả sử dãy số thời gian có xu thế tuyến tính tì khử xu thế tuyến tính được thực hiện bởi: Yt = Yt – Yt-1 Mô hình ARIMA ( p,d,q) thì: p – Bậc của toán tử tự hồi quy, thường p = 0,1,2 d – Bậc của toán tử khử xu thế, thường d = 1,2 q – Bậc của toán tử trung bình trượt, thường q = 0,1,2 Một vài mô hình ARIMA đơn giản: ARIMA ( 0,1,1): Yt = at - at-1 ARIMA ( 1,1,1) Yt = Yt-1 + at - at-1 - Mô hình biến động thời vụ Trong thực tế, nhiều dãy số thời gian mà các mức độ của nó là số liệu của các tháng hoặc các quý- tức là có thể biến động thời vụ. Khi đó phải khử biến động thời vụ bằng toán tử ( 1- BS ) yt = yt – yt-s với s=12 đối với số liệu tháng, s= 4 đối với số liệu quý. Sau đó mới áp dụng các mô hình đã trình bày ở trên. CHƯƠNG 3 VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI THUỐC LÁ GIAI ĐOẠN 2002 – 2007 VÀ DỰ ĐOÁN TỚI NĂM 2010 1. Tổng quan về Công ty Thương mại Thuốc lá 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Thương mại Thuốc lá Công ty thương mại thuốc lá tiền thân là Công ty dịch vụ và vật tư thuốc lá, thành lập theo Quyết định số 1900/QĐ/TCCB ngày 20 tháng 7 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam. Sau khi Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam ra quyết định phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty dịch vụ và vật tư Thuốc lá có trụ sở chính tại Hà Nội và chi nhánh Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh. Đến ngày 01/01/2001, Công ty dịch vụ và vật tư Thuốc lá chính thức đổi tên là Công ty Thương mại Thuốc lá theo quyết định số 23/TLVN-QĐ-TC ngày 17/11/2000 của Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam. Việc thành lập Công ty thương mại Thuốc lá (gọi tắt là Công ty) chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (gọi tắt là Tổng công ty) đáp ứng nhiệm vụ tập trung quản lý tiêu thụ sản phẩm thuốc là Vinataba (sản phẩm thuốc lá chính của Tổng Công ty) tránh sự cạnh tranh giữa các nhà máy sản xuất trong cùng Tổng Công ty và thực hiện chuyên môn hoá từng lĩnh vực kinh doanh. Sản phẩm thuốc lá Vinataba chiếm khoảng 8% thị phần thuốc lá, nhưng so với sản phẩm thuốc lá cao cấp thì mảng thuốc lá Vinataba dẫn đầu, tiêu thụ chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc. Công ty đang tiến tới thâm nhập vào thị trường Trung Bộ và Nam Bộ. Hiện nay Nhà nước vẫn duy trì hình thức không khuyến khích tiêu thụ, cấm quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức, do thuốc lá là một sản phẩm hàng hoá đặc biệt. Đây là một trong những lý do Công ty Thương mại Thuốc là hoạt động kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào sự quản lý của Nhà nước và Tổng Công ty. Cùng với sự phát triển của toàn ngành thuốc lá, Công ty đã khẳng định vai trò là một mắt xích quan trọng phân phối mác thuốc Vinataba ra thị trường trong nước. Ngoài nhiệm vụ đó, Công ty còn có thêm nhiệm vụ tiêu thụ thuốc là Marlboro, Aroma cùng vói nhiệm vụ tổ chức vận chuyển các nguyên liệu, vật tư, phụ liệu, thuốc lá. Khách hàng chủ yếu thuê vận chuyển và các nhà máy, Công ty khác thuộc Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam với mức doanh thu và lợi nhuận hàng năm thấp hơn rất nhiều so với kinh doanh thuốc lá, Công ty sẽ tiến hành các hoạt động khác khi có sự phân cấp bổ sung của Tổng công ty. Ngay từ khi thành lập Công ty đã có số vốn riêng, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi số vốn đó. Số lượng tiêu thụ theo kế hoạch hàng năm Tổng Công ty giao khoảng 210 triệu bao. Công ty đã phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao và tỷ lệ tăng trường từ 5-10% hàng năm, nộp ngân sách khoảng hơn 59 tỷ đồng. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp là sử dụng vốn kinh doanh một cách hiệu quả. Trong hoàn cảnh thuốc lá là một ngành sản xuất không được khuyến khích, hòa trong xu hướng chung của thế giới là xây dựng tập đoàn kinh tế lớn mạnh, đa ngành nghề, với điều kiện về vốn đang còn phải tập trung cho nhiệm vụ quan trọng trước mắt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam đã có những tính toán cần thiết ở những bước chuyển biến ban đầu trong chủ trương đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, tìm kiếm cơ hội đầu tư mới, chuẩn bị phương án đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh khác để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng thu cho ngân sách Nhà nước, giải quyết công ăn việc làm và ổn định cuộc sống cho người lao động. 1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Thương mại Thuốc lá Chức năng: - Kinh doanh mua bán thuốc lá bao các loại - Sản xuất, kinh doanh thực phẩm và đồ uống - Sản xuất kinh doanh hàng may mặc - Tổ chức vận chuyển các loại nguyên liệu, vật tư, phụ liệu và thuốc lá bao phục vụ cho sản xuất thuốc lá điếu của Tổng Công ty. - Tiến hành các hoạt động khác trong phạm vi phân cấp của Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam. Nhiệm vụ: Để thực hiện chức năng hành động kinh tế của Bộ thương mại giao, Công ty có nghĩa vụ thường xuyên phối hợp với các phòng ban chức năng của Bộ chủ quan để nhận thông tin và hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao. - Lập kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, các kế hoạch tác nghiệp theo sự hướng dẫn của ngành nghề và yêu cầu của Tổng công ty. - Liên hệ với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để khai thác và mở rộng thị trường tiêu thụ và phát triển nguồn hàng. Tổ chức các mạng lưới kinh doanh như: các trung tâm thương mại, các siêu thị và hệ thống cửa hàng lớn; tổ chức quản lý và kinh doanh một số chợ đầu mối, chợ bán buôn trọng điểm trên địa bàn Thành phố và các tỉnh trong cả nước. - Có nghĩa vụ sử dụng hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh, đảm bảo kinh doanh có lãi, đẩy nhanh vòng quay của vốn, tránh để khách hàng chiếm dụng vốn, làm thất thoát vốn. - Tổ chức tốt khâu tạo nguồn hàng và bán hàng, giảm tối thiểu khâu trung gian, đồng thời giảm chi phí kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận, đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng. - Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng cáo, hội chợ triển lãm thương mại trong và ngoài nước nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả, vị thế của Công ty Thương mại Thuốc lá. - Không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý và mạng lưới kinh doanh - Có nghĩa vụ đóng góp đầy đủ và kịp thời các khoản thuế cho Nhà nước. 1.3. Đặc điểm kinh doanh của Công ty Thương mại Thuốc lá đạt được trong những năm qua 1.3.1. Thương hiệu Ngày 29/4/1995, Chính Phủ ra Quyết định số 254/TTg về việc thành lập Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (VINATABA), một trong 17 Tổng Công ty 91 của Nhà nước, trực thuộc Chính phủ. Tổng Công ty được thành lập là dựa trên việc tổ chức lại hoạt động của Liên hiệp thuốc lá Việt Nam. Vinataba là một thương hiệu sản phẩm của Tổng Công ty. Thương hiệu này xuất phát từ tên viết tắt của chính Tổng công ty thuốc lá Việt Nam ra đời cùng với sự thành lập của Tổng công ty Vinataba hiện là doanh nghiệp Nhà nước hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh thuốc lá. Tiếp đó, ngày 09/12/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 327/2005/QĐ-TTG, thành lập Công ty mẹ - Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng Tổng Công ty, Công ty thương mại Thuốc lá, Công ty xuất nhập khẩu thuốc lá. Ngoài ra với 17 Công ty con (do Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ) và 04 Công ty liên kết, VINATABA đã trở thành một tổ chức kinh tế có quy mô lớn, hoạt động đa dạng và là một đối tác chính trong việc hợp tác sản xuất và chế biến thuốc lá tại Việt Nam của các tập đoàn thuốc lớn hàng dầu thế giới. Với số vốn hơn 1.600 tỷ đồng và lực lượng lao động trên 12.000 người, hàng năm VINATABA đã đạt doanh thu khoảng 13.000 tỷ đồng, nộp Ngân sách Nhà nước khoảng 3.000 tỷ đồng. Chính việc mang thương hiệu mạnh của Tổng Công ty đồng thời dựa trên truyền thống vế uy tín và chất lượng mà sản phẩm thuốc lá VINATABA đã trở thành sản phẩm có doanh số tiêu thụ lớn nhất Việt Nam. Tổng công ty thuốc lá Việt Nam luôn chào đón và sẵn sàng hợp tác với các đối tác có quan tâm đến đầu tư và phát triển sản xuất thuốc lá tại Việt Nam. “Vươn lên lớn mạnh cùng đất nước” – đó là khẩu hiệu hành động, tiêu chí phát triển lâu dài của VINATABA. 1.3.2 Thị phần của Công ty trên thị trường Hiện nay sản phẩm thuốc lá của Công ty được tiêu thụ nhiều ở miền Bắc từ Hà Tĩnh trở ra. Công ty có 92 khách hàng cấp 1 ở 29 tỉnh miền Bắc như Hà Nội, Hoà Bình, Lào Cai, Phú Thọ, Lai Châu, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An... Khách hàng của Công ty gồm nhiều loại hình doanh nghiệp như Doanh nghiệp Nhà nước (Công ty Bách hoá Hà Nội, Trung tâm thương mại Intimex, Công ty cung ứng dịch vụ Hàng không...), Doanh nghiệp tư nhân (DNTN Ngô Tuyết, DNTN Liên Dung, DNTN Vân Chi ở Hà Nội; DNTN Thành Trung ở Hoà Bình, DNTN Anh Tú ở Hà Tây...); Công ty TNHH (Tài Thắng, Hoàng Giang, Việt Thắng ở Hà Nội; Công ty Tiến Đạt ở Lạng Sơn...) Theo ước tính thì hàng năm thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng gần 2 tỷ bao thuốc lá (chưa thống kê lượng thuốc lá nhập lậu được tiêu thụ) trong đó thị phần của thuốc lá Vinataba các loại chiếm khoảng trên dưới 20%, ta thấy Vinataba là loại thuốc lá được tiêu thụ nhiều nhất trên thị trường, điều đó đã khẳng định tính cạnh tranh vượt trội của sản phẩm. Chiếm được một thị phần khá lớn như vậy đã khó, nhưng duy trì và tăng thị phần lại càng khó khăn hơn. Bởi hiện nay ngày càng có nhiều loại thuốc lá xuất hiện trên thị trường, điều đó làm thị trường ngày càng bị chia nhỏ hơn. Công ty sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh mới, muốn tồn tại và khẳng định vị thế của mình là mục tiêu mang tính chiến lược của Công ty. 1.3.3. Sản phẩm nhiệm vụ của Công ty là kinh doanh mua bán thuốc lá bao các loại cho nên sản phẩm chính của Công ty là thuốc lá bao các loại. Bao gồm các loại sau: VINATABA Sài Gòn, VINATABA Tổng Công ty, VINATABA Premium, Marlboro, Aroma, Aroma PN. Ngoài ra công ty còn kinh doanh các sản phẩm khác như: Vinawa, Kem đánh răng, Rượu vang...Trong số đó, sản phẩm chủ yếu mà Công ty kinh doanh là thuốc lá Vinataba, còn thuốc lá Marlboro và thuốc lá Aroma là sản phẩm Công ty nhận bán hộ cho Công ty Phillip Morris Việt Nam. Công ty Thương mại Thuốc lá là một thành viên của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam nên các nhà cung cấp cho Công ty chính là các nhà máy thuộc Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam bao gồm các nhà máy thuốc lá: Sài Gòn, Thăng Long, Bắc Sơn và Thanh Hoá. 1.3.4. Nguồn vốn Quy mô của nguồn vốn phản ánh quy mô của doanh nghiệp và quy mô cơ hội doanh nghiệp có thể khai thác được. Với nguồn vốn dồi dào doanh nghiệp sẽ có điều kiện để phân bổ đầu tư vào các hoạt động kinh doanh của mình sao cho có hiệu quả hơn. Bảng 1: Tình hình vốn của Công ty Thương mại Thuốc lá Đơn vị tính: VNĐ Nội dung Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 I. Nguồn vốn kinh doanh 20.265.111.566 24.026.261.252 24.175.382.152 1. Vốn cố định 6.987.401.278 10.748.550.964 10.897.671.864 - Ngân sách 783.381 783.381 783.381 - Tự bổ sung 6.986.617.897 10.747.767.585 10.896.888.483 2. Vốn lưu động 13.277.710.288 13.277.710.288 13.277.710.288 - Ngân sách 12.099.249.767 13.090.441.424 13.090.441.424 - Tự bổ sung 1.178.460.520 187.268.860 187.268.860 II. Nguồn vốn ĐT XDCB 69.663.954 69.663.954 69.663.954 - Ngân sách 8.415.843 8.415.843 8.415.843 - Tự bổ sung 61.248.111 61.248.111 61.248.111 III. Các quỹ 30.415.660.470 30.952.328.841 35.346.096.041 - Quỹ ĐT phát triển 24.153.184.581 23.588.154.300 26.555.344.524 - Quỹ dự phòng TC 4.327.877.996 5.718.513.804 6.809.621.295 - Quỹ KT, PL… 1.934.597.894 1.645.660.736 1.981.130.225 Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Qua bảng cơ cấu nguồn vốn trên ta thấy Công ty Thương mại Thuốc lá có sức mạnh về tài chính, có nguồn vốn kinh doanh khá lớn và không ngừng được tăng lên qua các năm với các nguồn huy động khá phong phú. Điều đó phần nào đã đáp ứng được nhu cầu kinh doanh trong thực tế. Quỹ đầu tư phát triển tăng lên chứng tỏ công ty luôn chú trọng đầu tư phát triển các hoạt động kinh doanh của mình, quỹ dự phòng tài chính cũng được đảm bảo để có thể ứng phó với những trường hợp rủi ro hay khi có những khó khăn bất ngờ xẩy ra. Quỹ khen thưởng phúc lợi cũng tăng lên, tình hình đãi ngộ với công nhân viên tương đối tối cả về mặt vật chất và tinh thần. 1.4. Một số thành tựu mà Công ty đạt được trong những năm qua Trong những năm gần đây, với sự nỗ lực phấn đấu của Ban lãnhh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn Công ty, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam, Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể. Hiện nay, với việc vận dụng sáng tạo các quy luật kinh tế thị trường, đồng thời thực hiện chủ trưởng cải tiến quản lý kinh tế và các chính sách kinh tế của Nhà nước. Công ty đã dần tạo được uy tín đối với khách hàng và thực hiện ký kết nhiều hợp đồng mới. Trên cơ sở đó phát triển kinh doanh, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Thứ nhất, sản phẩm VINATABA là sản phẩm độc quyền phân phối của Công ty. Công ty đã góp phần đưa Vinataba thành thương hiệu thuốc lá có uy tín trên thị trường Việt Nam trong nhiều năm nay và chiếm thị phần lớn ở thị trường. Bởi ngoài chất lượng được khẳng định thì điều góp phần vào thành công của sản phẩm trên thị trường còn phụ thuộc rất nhiều vào việc kinh doanh phân phối, marketing cho sản phẩm và Công ty thương mại thuốc lá đã thực hiện tốt việc đó. Thứ hai, bên cạnh coi trọng mặt hàng kinh doanh truyền thống Công ty đã thực hiện thành công hướng đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, phát triển thêm nhiều loại mặt hàng mới là kinh doanh nước khoáng đóng chai và kinh doanh vận chuyển, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước. Thứ ba, hoạt động kinh doanh của Công ty thương mại thuốc lá ngày càng có hiệu quả thể hiện ở số liệu tài chính qua các năm. Doanh thu và lợi nhuận của Công ty tăng trưởng tốt, nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên gấp đôi trong vòng 4 năm, nộp Ngân sách Nhà nước hàng năm trên 30 tỷ đồng. Thứ tư, Công ty đã đề xuất cho Tổng công ty các ý kiến về mức giá sản phẩm hợp lý dựa trên những nghiên cứu về thị trường và các đối thủ cạnh tranh. Đồng thời còn chủ động áp dụng được đồng bộ nhiều biện pháp nhằm hạ chi phí kinh doanh như: tiết kiệm chi phí bán hàng, giảm chi phí lưu kho, vận chuyển, tăng năng suất lao động... Đây là một điểm mạnh rất cơ bản về khai thác các yếu tố nội lực của Công ty trong những năm qua. Thứ năm, Công ta đã đa dạng hoá các hình thức bán hàng và thanh toán như: bán hàng theo đại lý, uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá, bán hàng thanh toán trả chậm theo thời hạn... nên ngày càng thu hút được nhiều bạn hàng và tạo được uy tín đối với họ. Thứ sáu, hoạt động kinh doanh của Công ty là tương đối ổn định trong vài năm trở lại đây. Doanh thu của Công ty đều ổn định ở mức cao qua các năm. Điều này chứng tỏ rằng Công ty đã có chỗ đứng khá vững vàng trên thị trường, đã có một lượng khách hàng ổn định, thương hiệu đã được khẳng định. Thứ bảy, năng suất lao động trong Công ty ngày càng cao. Nhờ đó mà tình hình thu nhập, lương của người lao động được cải thiện. Mặc dù, thời gian 2005 Công ty còn phải dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu và chuyển đổi sang hình thức công ty mẹ - công ty con theo Quyết định của Tổng công ty. Nhưng không vì thế mà năng suất lao động bị giảm sút. Mà trái lại, năng suất lao động ngày càng cao hơn. Đây là kết quả của sự nỗ lực chung của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Bảng 2: Một số chỉ tiêu tài chính trong 3 năm gần đây Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Sản lượng 300.072.116 349.824.709 368.539.813 Trong đó: Vinataba 255.638.430 309.726.770 336.074.417 Doanh thu 2.137.314.105.349 2.534.345.947.963 2.733.734.970.647 Trong đó: Thuốc lá bao 2.113.845.394.187 2.503.083.634.042 2.702.468.375.886 Giá trị thế chấp 58.333.675.365 79.500.617.760 79.856.862.975 Nộp ngân sách 32.547.926.424 21.319.604.846 20.327.970.928 Lợi nhuận trước thuế 19.510.327.827 19.340.606.464 15.060.937.368 Thu nhập bình quân 2.422.164 2.945.649 3.433.690 Quỹ lương chi cho người LĐ 9.955.493.238 15.598.858.162 22.204.253.148 Vốn chủ sở hữu 38.549.102.508 46.194.513.374 47.833.200.406 Nguồn: Phòng Tài chính kế toán 1.5. Những mặt hạn chế Thứ nhất, tình hình tiêu thụ VINATABA của Công ty phụ thuộc cơ bản vào nhu cầu thị trường trong khi các nhà máy lại sản xuất theo kế hoạch Tổng Công ty giao nên cung cầu mất cân đối tại một số thời điểm làm ảnh hưởng đến khâu điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Thứ hai, Thiếu vốn là vấn đề của nhiều doanh nghiệp và Công ty thương mại thuốc lá cũng vậy. Công ty vẫn còn cần bổ sung thêm nguồn vốn kinh doanh và cần khai thác ưu đãi tín dụng để tăng số vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thứ ba, công tác tiếp thị, khuyếch trương sản phẩm chưa thực sự được đầu tư thích đáng, do đó chưa khai thác được hết tiềm năng của thị trường. Thứ tư, có thể thấy rằng việc tiêu thụ hàng hoá của Công ty chủ yếu là ở thị trường khu vực phía bắc, Công ty chưa khai thác và phát triển hết tiềm năng thị trường miền Nam và miền Trung. Thị trường nước ngoài rộng lớn với nhiều cơ hội và thách thức thì Công ty cũng chưa khai thác được. Thứ năm, Công tác nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm thường xuyên. Công ty đã tiến hành công tác xác định nghiên cứu thị trường, nghiên cứu chính sách kinh tế nhưng chưa sâu sát và đồng bộ, chưa được đầu tư thích đáng. 1.6. Nguyên nhân - Thông tin về khách hàng, lượng tiêu thụ dự kiến của thị trường tuy đã được thường xuyên báo cáo lên Tổng công ty nhưng các nhà máy sản xuất lại chưa nắm bắt đầy đủ. Thêm vào đó tình hình sản xuất nguyên liệu trong nước chưa ổn định, tình hình nguyên liệu nhập khẩu giá ngày càng cao nên các nhà máy sản xuất không theo đúng được với kế hoạch đã đề ra. - Mặc dù, sản phẩm thuốc lá là sản phẩm đặc biệt, Nhà nước kinh doanh độc quyền, kiểm soát chặt chẽ nhưng không vì thế mà môi trường cạnh tranh giảm sút (do đầu tư hạn chế), thị trường có thể biến động nhanh chóng, việc thu thập thông tin từ các nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các chính sách của Nhà nước rất quan trọng. Trong đó bao gồm các thông tin vè thị trường tiêu thụ, thông tin về giá cả của các đối thủ cạnh tranh còn chưa đầy đủ và thiếu chính xác. Khâu thu thập thông tin từ Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam chưa được quan tâm. Công việc thu thập thông tin lộ rõ nhược điểm khiến cho chất lượng báo cáo phân tích tài chính còn nhiều hạn chế. - Việc thu hồi công nợ của khách hàng nhiều lúc bị chậm trễ do nhiều nguyên nhân khác nhau cho nên dẫn đến tình trạng nhiều thời điểm Công ty thiếu vốn. Trên thực tế Công ty vẫn phải đi vay ngân hàng, số vay tuy không lớn nhưng việc trả lãi cũng làm giảm đi lợi nhuận của Công ty, trong khi kinh doanh mặt hàng thuốc lá có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với các mặt hàng khác. - Công ty là một Công ty thành viên trực thuộc Tổng Công ty cho nên việc quảng bá, xây dựng hình ảnh cho thương hiệu Vinataba công ty không có đủ nguồn lực để thực hiện. Muốn làm việc này phải có sự hỗ trợ của Tổng công ty, - Các phòng ban của Công ty luôn cố gắng hoàn thành tốt các công việc tuy nhiên do khối lượng công việc nhiều, số lượng nhân viên có hạn chế chưa dành được nhiều thời gian, nguồn nhân lực để tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh và các khách hàng. - Trụ sở chính của công ty là ở Hà Nội nên việc kinh doanh ở thị trường miền Bắc tốt hơn ở miền Trung và miền Nam, Công ty chưa có đủ khả năng tài chính để đầu tư một lúc trên nhiều khu vực thị trường cho nên xảy ra tình trạng phát triển không đồng đều. 2. Phân tích biến động kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty Thương mại Thuốc lá giai đoạn 2003 - 2007 dựa vào phân tích dãy số thời gian 2.1. Biến động của doanh thu theo thời gian Bảng 3: Biến động doanh thu của Công ty Thương mại Thuốc lá giai đoạn 2003-2007 Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) (tỷ đồng) - 20,31 21,37 25,34 27,33 - Tốc độ tăng (giảm) (%) Định gốc - 5,219 24,766 34,564 74,052 - Liên hoàn - 5,219 18,577 7,853 29,345 - Tốc độ phát triển (%) Định gốc - 105,219 124,766 134,564 174,052 Liên hoàn - 105,219 118,577 107,853 129,345 114,852 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (tỷ.đ) Định gốc - 106 503 702 1.504 - Liên hoàn - 106 397 199 802 376 Doanh thu (tỷ.đồng) 2.031 2.137 2.534 2.733 3.535 1.887 CT 2003 2004 2005 2006 2007 TB Đồ thị 1: Biến động doanh thu của Công ty giai đoạn 2003-2007 Qua kết quả tính toán ta thấy doanh thu của Công ty Thương mại Thuốc lá ngày càng gia tăng và có xu hướng tăng nhanh. Tốc độ phát triển của doanh thu qua các năm đều lớn hơn 1 đều đó chứng tỏ doanh thu của năm sau luôn tăng so với doanh thu năm trước, đồng nghĩa là công ty làm ăn có hiệu quả. Năm 2004 doanh thu của Công ty đạt 2137 tỷ đồng tăng so với năm 2003 là 106 tỷ đồng, tức là tăng 5,219% nhưng đến năm 2007 đã đạt mức doanh thu là 3535 tỷ đồng, tăng 802 tỷ đồng (tức là 29,345%) so với n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24713.doc
Tài liệu liên quan