MỤC LỤC
Chương I. Vốn lưu động và sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp
I. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp
1.Vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động
1.2 Thành phần và kết cấu vốn lưu động
1.3 Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
2. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp
II. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp
1. Tầm quan trọng của việc tổ chức đảm bảo VLĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
2. Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá tình hình tổ chức và hiẹu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp
III. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ và một số phương hướng biện pháp nhằm đẩy mạnh việc tổ chức quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp
1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ
2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp
Chương II. Thực trạng tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn
I. Khái quát chung về hoạt động của công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty
4. Vài nét về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty thời gian qua
II. Thực trạng tổ chức quản lý , sử dụng VLĐ của công TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn.
1. Những thuận lợi và khó khăn cơ bản của công tỷtong việc sử dụng VLĐ.
2. Thực trạng tổ chức quản lý sử dụng VLĐ ở công ty các năm 2002, 2003. 2004.
3. Những biện pháp chủ yếu công ty đã và đang áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
4. Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lí và sử dụng vốn lưu động ở công ty
Chương III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn.
I. Phương pháp phát triển của công ty trong thời gian tới
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1. Khai thác nguồn tài trợ ngắn hạn cho vốn lưu động với chi phí thấp
2. Tăng cường công tác quản lí các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng
3. Sử dụng có hiệu quả các biện pháp nhằm giảm chi phí tồn kho và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm
4. Biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh
5. Chú trọng phát huy nhân tố con người
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h kinh doanh )
+ Ban quản lý kinh doanh của công ty bao gồm 4 phòng chính với chức năng và nhiệm vụ khác nhau
- Phòng tổ chức hành chính
- Phòng kinh doanh
- Phòng kế toán tổng hợp
- Phòng bảo vệ.
+ Các bộ phận kinh doanh đựơc chia thành hai bộ phận:
- Bộ phận bán buôn
- Bộ phận bán lẻ
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn có thể minh hoạ bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ số 1: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn như sau:
Giám đốc
Phó giám đốc kinh doanh
Phòng bảo vệ
Phòng kinh doanh
Phòng Kế toán tổng hợp
Phòng tổ chức hành chính
+ Giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy quản lí của công ty, chịu trách nhiệm trước mọi hoạt động kinh doanh trong công ty. Giám đốc ngoài uỷ quyền cho phó giám đốc còn trực tiếp chỉ huy bộ máy của công ty thông qua các trưởng các phòng ban.
+ Phó giám đốc kinh doanh: Giúp việc cho giám đốc, phụ trách phòng kinh doanh và có trách nhiệm lập kế hoạch và quản lý nguồn hàng vào và ra của công ty.
+ Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu giúp việc cho giám đốc về tình hình tiền lương, sắp xếp công việc, chế độ khen thưởng... Tổ chức đào tạo bồi dưỡng nhiệp vụ cho người lao động một cách hợp lí. Đảm bảo cho mọi người trong công ty chấp hành nghiêm chỉnh quy chế và hợp đồng lao động.
+ Phòng bảo vệ: Chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản của công ty, thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy.
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn có qui mô nhỏ, địa bàn hoạt động tổ chức chức kinh tế tập trung tại một địa điểm. Công ty thực hiện tổ chức kế toán tập trung và áp dụng hình thức kế toán nhật kí sổ cái, kế toán hàng tồn kho của công ty được tiến hành theo phương pháp nhập trước xuất trước, ở các gian hàng không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra công tác hạch toán ban đầu, thu nhận kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách, hạch toán nghiệp vụ, chuyển chứng từ báo cáo về phòng kế toán tổng hợp để xử lý và tiến hành công tác kế toán.
Tại các kho hàng tuân thủ chế độ ghi chép ban đầu, căn cứ vào phiếu nhập kho, xuất kho để ghi vào thẻ kho, cuối tháng báo cáo lên phòng kế toán.
Bên cạnh đó, công ty còn áp dụng khoa học kĩ thuật vào công tác hạch toán kế toán như ghi chép, lưu và tra các số liệu bằng máy tính.
Tại phòng kế toán có 6 nhân viên với 6 chức năng và nhiệm vụ cụ thể:
+ Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm chung toàn bộ công tác kế toán, giao dịch hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công việc của các nhân viên trong phòng, là kế toán tổng hợp, chịu trách nhiệm trước giám đốc,cơ quan thuế về những thông tin kế toán cung cấp.
+ Kế toán bán hàng: Có 2 nhân viên kế toán theo dõi chi tiết xuất nhập và tồn kho hàng hoá, cuối tháng cần có chứng từ gốc để lập báo cáo tổng hợp nhập, xuất, tồn kho hàng hoá.
+ Kế toán vốn bằng tiền: Theo dõi vốn bằng tiền như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay, đồng thời theo dõi tình hình tăng giảm và trích khấu hao tài sản cố định.
+ Thủ quĩ: Theo dõi tình hình thu chi và quản lí tiền mặt căn cứ vào các chứng từ hợp pháp, hợp lệ để tiến hành xuất, nhập quĩ và ghi chép sổ quĩ. Thủ quĩ hàng ngày còn phải lập báo cáo thu chi tồn quĩ
Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty khá chặt chẽ, mỗi nhân viên có chức năng nhiệm vụ riêng và có quan hệ chặt chẽ để hoàn thành công việc chung của phòng.
Bộ máy kế toán của công ty có thể được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 2. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp
KT bán hàng
Thủ quĩ
KT vốn bằng tiền
4. Vài nét về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua
Trong những năm qua, cùng với uy tín và chất lượng sản phẩm, công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn đã tạo lập và duy trì được mối quan hệ tốt đối với các hãng có tên tuổi trong và ngoài nước, điều đó khẳng định sự năng động của công ty trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các thành phần kinh tế như hiện nay.
Để đáp ứng yêu cầu về của khách hàng và mở rộng thị trường, công ty đã không ngừng nhập nhiều mẫu mã, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, đầu tư vào khoa công nghệ hiện đại nhằm tăng chất lượng dịch vụ khách hàng. Thực hiện chủ trương đó, công ty đã đầu tư, mua sắm mới các máy móc thiết bị phục vụ kinh doanh.
Trong điều kiện môi trường kinh doanh khắc nghiệt như hiện nay, để duy trì hoạt động kinh doanh, làm ăn có lãi là một điều mong muốn của tất cả các doanh nghiệp. Công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn là một doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, điều này đã được thể hiện qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, là những chỉ tiêu tổng hợp nhất để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Từ kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta sẽ thấy được công tác tổ chức và sử dụng vốn của công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn như hiện nay.
Bảng 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
ĐVT: 1000 đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
1. Tổng doanh thu
12,156.675
9,715.781
12,835.327
2. Doanh thu thuần
12,156.003
9,715.781
12,835.327
3. Vốn KDbq
7,696.535
5,309.169
6,054.399
4. Vốn LĐbq
3,932.158
4,378.596
4,498.796
5. Lợi nhuận trước thuế
146.809
250.468
331.308
6. Lợi nhuận sau thuế
99.300
170.318
225.289
7. Hiệu suất vốn KINH DOANH
1,57
1,83
2,12
8. Tỉ suất LN vốn KINH DOANH
1,2
2,21
2,92
9. Hệ số nợ
49,0
40,44
45,92
10. Hệ số vốn CSH
51,0
59,56
54,1
Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn.
Vốn sản xuất kinh doanh được sử dụng khá hiệu quả, thể hiện qua hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh năm 2002, 1 đồng VKD tạo ra 1,57 đồng doanh thu thuần trong kỳ, sang năm 2003, 1 đồng VKD tạo ra 1,83 đồng doanh thu thuần, đến năm 2004, 1 đồng VKD tạo ra 2,12đ doanh thu thuần và tỷ suất lợi nhuận VKD cũng tăng thêm lên, trong năm 2002, 1 đồng VKD tạo ra 1,2 đồng lợi nhuận trước thuế thì đến năm 2003, 1 đồng VKD tạo ra 2.21đồng lợi nhuận trước thuế, năm 2004, 1 đồng VKD tạo ra 2.92 đồng lợi nhuận trứơc thuế.
Sau đây, chúng ta cùng đi sâu xem xét tình hình tổ chức và sử dụng vốn lưu động của công ty để tìm ra những hạn chế, phát huy những thuận lợi, tìm ra giải pháp tiếp tục đổi mới, phát triển nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng, vốn kinh doanh nói chung.
II. Thực trạng tổ chức quản lí, sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn.
1. Những thuận lợi và khó khăn cơ bản của công ty trong việc sử dụng vốn lưu động.
Để công tác tổ chức quản lí và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, nhà quản trị doanh nghiệp cần nắm bắt được tình hình thực tế của đơn vị minh, những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp đang gặp phải để nhằm tận dụng những nhân tố thuận lợi, hạn chế những nhân tố khó khăn. Qua nghiên cứu tình hình thực tế của công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn có thể khái quát một số thuận lợi và khó khăn, ảnh hưởng đến công tác tổ chức quản lí và sử dụng vốn lưu động của công ty như sau:
1.1.Những thuận lợi
- Công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn là một doanh nghiệp kinh doanh đồ điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng... là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong đời sống hàng ngày của người dân và sản phẩm của công ty bán ra đã tạo được uy tín đới với người tiêu dùng.
- Công ty có đội ngũ CBCNV trẻ, năng động, yêu công việc; với đội ngũ nhân viên kỹ thuật tương đối mạnh và được đào tạo tại các trường dạy nghề, trường kỹ thuật; đội ngũ cán bộ và người quản lí có trình độ, có chuyên môn đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh.
- Quy trình kinh doanh rộng lớn với nguồn cung cấp hàng hoá có tính chất ổn định, phong phú, chất lượng cao, giá cả vừa phải, tạo điều kiện để công ty chủ động trong kinh doanh giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
- Về mặt pháp lí, công ty là đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, công ty mở tài khoản tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội, nhờ ngân hàng này làm trung gian giao dịch thanh toán thu chi nội ngoại tệ với khách hàng, người mua, người bán, kí kết các đơn hàng... Bên cạnh đó, công ty còn được các hãng hỗ trợ về vốn, được sự giúp đỡ trong việc mở rộng xây dựng cơ sở kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán hàng mở rộng thị trường.
1.2. Những khó khăn
Khó khăn lớn nhất hiện nay của công ty là vấn đề vốn cho hoạt động kinh doanh. Chuyển sang cơ chế thị trường, cũng như các doanh nghiệp mới thành lập khác, công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn phải tự chủ trong sản xuất kinh doanh và đảm bảo có lãi. Nhu cầu vốn cho sản xuất là rất lớn trong khi nguồn vốn chủ sở hữu của công ty không đủ đáp ứng, do đó công ty đã phải đi vay một lượng vốn khá lớn. Việc trả lãi cho các khoản đi vay dẫn tới làm giảm lợi nhuận. Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng mở trọng trong khi nguồn vốn có hạn. Chính vì thế, công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức nguồn vốn nói chung, vốn lưu động nói riêng để đem lại hiệu quả cao.
Mặt khác, công ty cũng gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm vì sự cạnh tranh gay gắt của các công ty khác trong cùng lĩnh vực như các siêu thị 133 Phố Huế, trung tâm bán buôn Metro tại Hà Nội… và thậm chí là hàng nhập lậu Trung Quốc với giá rẻ hơn rất nhiều.
Hơn nữa, tâm lý chung người tiêu dùng Việt Nam là những người ưa dùng đồ tốt giá rẻ nên để chiếm được cảm tình của người tiêu dùng và thu hút họ mua hàng thực sự không dễ dàng.
2. Thực trạng tổ chức quản lí, sử dụng vốn lưu động ở Công ty năm 2002, 2003, 2004.
2.1.Nguồn tài trợ VLĐ của công ty
Vốn là nhân tố cơ bản đối với mọi hoạt động kinh doanh, tương ứng với quy mô sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có một lượng VLĐ thường xuyên ở mức độ nhất định. Lượng vốn này thể hiện như cầu VLĐ thường xuyên mỗi doanh nghiệp cần phải có để đảm bảo hoạt động sản xuát kinh doanh được bình thường liên tục. Ta có thể xem xét cơ cấu tái sản xuất và nguồn vốn qua các thời điểm.
Bảng 2: Cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty
ĐVT: 1000 đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Chênh lệch
2003/2002
2004/2003
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
I. Tài sản
15,101.534
15,022.179
16,737.881
-79.355
-0,53
1,715.702
10,25
1. Tài sản lưu động
3,907.985
4,089.175
4,020.114
181.190
4,43
-69.061
7,49
2. Tài sản cố định
11,193.549
10,933.004
12,717.767
-260.545
-2,38
1,784.763
14,04
II. Nguồn vốn
15,101.534
15,022.179
16,737.881
-79.355
-0,53
1,715.702
10,25
1. Nợ phải trả
7,403.248
6,075.164
7,686.847
-1,328.084
-21,186
1,611.683
20,96
- Nợ ngắn hạn
1,512.635
2,300.426
2,972.025
787.791
36,72
671.599
19,57
- Nợ dài hạn
5,890.613
3,644.746
4,689.456
-2,245.867
-61,62
1,044.710
22,28
- Nợ khác
0.000
39.991
25.366
39.991
-1
-14.625
-57,65
2. Nguồn vốn chủ sở hữu
7,698.286
8,947.015
9,051.034
1,248.729
104.019
1,15
Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn.
Xét về tài sản: Qua số liệu trong bảng cho thấy cơ cấu tài sản của công ty trong 3 năm liên tiếp có sự thay đổi đáng kể. Tổng tài sản năm 2003 so với năm 2002 giảm đi 79.355 ngàn đồng với tỉ lệ tương ứng là 0,53% (mức giảm và tỉ lệ giảm của nguồn vốn cũng giảm tương tự). Số giảm nói trên phản ánh số giảm về qui mô tài sản của doanh nghiệp. Dựa vào số liệu chi tiết việc giảm qui mô tài sản, chủ yếu là giảm về tài sản cố định với mức giảm là 260.545 đồng, tỉ lệ giảm tương ứng là 2,38%. Việc giảm này phản ánh mức khấu hao tài sản cố định trong kì. Sang năm 2004 so với năm 2003 tổng tài sản tăng lên 1.715.702 đồng, tương ứng tỉ lệ 10,25% (đương nhiên mức giảm và tỉ lệ giảm của tổng nguồn vốn cũng tương tự). Số tăng trên phản ánh mức tăng của qui mô tài sản và việc tăng trong năm này lại là tăng về tài sản cố định. Tăng thêm 1.784.763 ngàn đồng, tương ứng 14,04%. Như vậy, trong kì doanh nghiệp đã đầu tư vào tài sản cố định, cụ thể là năm 2004, công ty đã đầu tư mua máy móc thiết bị nhằm trang bị thêm cho dây chuyền sản xuất giầy nữ xuất khẩu với mục đích đa dạng hoá sản phẩm. Tài sản lưu động của công ty thì vẫn có chiều hướng tăng lên: năm 2002 tăng lên 181.190 ngàn đồng, tương ứng tỉ lệ 4,43%; Sang năm 2003, giảm đi 69.061 ngàn đồng, tương ứng tỉ lệ 1,71% chủ yếu do giảm ở hàng tồn kho.
Về nguồn vốn: So với năm 2002, tổng nguồn vốn năm 2003 đã giảm 79.355 ngàn đồng, tương ứng với tỉ lệ giảm 0,53%. Trong tổng nguồn vốn giảm thì nợ phải trả giảm 1.328.084 ngàn đồng, tương ứng với tỉ lệ 21,86%, chiếm tới 16,73% tổng số giảm của nguồn vốn, trong đó đặc biệt là nợ dài hạn giảm 61,62%, điều này phản ánh doanh nghiệp không đầu tư mua sắm tài sản cố định mà dành cho trả nợ vay kỳ trước. Sang năm 2004, tổng nguồn vốn mang một hình thái mới, đó là tăng lên 1.715.702 ngàn đồng, tỉ lệ tăng tương ứng là 10,25%, trong đó nợ phải trả tăng 1.611.683 ngàn đồng, tương ứng với tỉ lệ 20,96% và chiếm tới 93,09% mức tăng của nguồn vốn. Mức tăng của nợ dài hạn là 1.044.710 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ22,28%, là mức tăng mang tính chiều hướng . Việc tăng vay dài hạn chủ yếu là để đầu tư dài hạn (mua sắm TSCĐ, đầu tư tài chính)
Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2003 đã tăng thêm 1.248.729 ngàn đồng. Sang năm 2004 đã tăng tiếp lên 104.019 ngàn đồng, chủ yếu là tăng của nguồn quỹ.
Trên đây là một vài nét tổng quát về cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty trước khi xem xét sâu hơn về công tác quản lí và sử dụng vốn lưu động tại công ty.
Công ty TNHH Thương mại điện tử Hoàng Sơn có tổng vốn kinh doanh năm 2004 là 16.737.881 ngàn đồng. Trong đó TSLĐ và đầu tư ngắn hạn là 4.420.114 ngàn đồng, chiếm 26,41% tổng vốn; TSCĐ và đầu tư dài hạn là 12.317.767 ngàn đồng, chiếm 73,59% tổng vốn.
Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn thì nguồn tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp chia thành:
Nguồn vốn lưu động thường xuyên = STSLĐ - Nợ ngắn hạn
Nguồn vốn lưu động tạm thời = Vốn vay ngắn hạn - vốn chiếm dụng hợp pháp
Ta có thể xem xét cụ thể nguồn vốn lưu động của công ty được sắp xếp bằng số liệu sau:
Bảng 3. Nguồn vốn lưu động của công ty
ĐVT: 1000 đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tài sản lưu động
3,907.958
100
4,089.175
100
4,020.114
100
Nguồn VLĐ
3,907.958
100
4,089.175
100
4,020.114
100
Nguồn VLĐ tạm thời
1,512.635
38,71
2,390.426
58,46
2,972.025
73,93
Nguồn VLĐ thường xuyên
2,395.323
61,29
1,698.749
41,54
4,048.089
26,07
Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn.
Vào thời điểm 31/12/2002, nguồn vốn lưu động thường xuyên chiếm tỉ trọng 61,29% trong tổng vốn lưu động, đến 31/12/2003 nguồn VLĐ thường xuyên còn chiếm41,54%và đến năm2004 chỉ còn chiếm 26,07%, ở công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn , các khoản nợ của công ty chiếm 45,92% chủ yếu là nợ dài hạn và nợ khác. Nguồn vốn lưu động thường xuyên cần thiết của công ty năm gần đây nhất được tài trợ bằng vốn dài hạn, và vốn lưu động tạm thời được tài trợ bằng vốn ngắn hạn. Đây là mô hình tài trợ cho vốn lưu động khá phổ biến ở các doanh nghiệp vì có ưu điểm là xác lập được sự cân bằng về thời gian sử dụng vốn và nguồn vốn ngắn hạn chế bớt cả chi phí sử dụng phát sinh thêm trong trong kinh doanh, mô hình tài trợ này còn phù hợp với đặc điểm kinh doanh theo đơn đặt hàng là chủ yếu của công ty.
Bảng 4. Nguồn vốn lưu động thường xuyên
ĐVT: 1000 đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Chênh lệch
2003/2002
2004/2003
1. Nợ dài hạn
5,890.613
3,644.746
4,689.456
-2,245.867
1,044.710
- Vay dài hạn
4,159.721
3,248.932
4,012.813
-910.789
763.881
- Nợ dài hạn
1,730.892
395.814
675.643
-1,335.078
279.829
2. Nợ khác
0.000
39.991
25.366
39.991
-14.625
3. Nguồn vốn CSH
7,698.286
8,947.015
9,051.034
1,248.729
104.019
4. TSCĐ
11,193.549
10,933.004
12,717.767
-260.545
1,784.763
Nguồn VLĐ thường xuyên
2,395.323
1,698.749
1,048.089
-696.574
-650.660
Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn.
Trong năm 2002, công ty khai thác hết khả năng vay ngắn hạn mà tập trung vay dài hạn điều này thể hiện ở khoản vay dài hạn nhiều hơn 3,8 lần khoản vay ngắn hạn. Như vậy, công ty phải chịu khoản chi phí trả lãi tiền vay lớn hơn do lãi tiền vay dài hạn thường cao hơn là vay ngắn hạn. Năm 2003, nguồn vốn lưu động của công ty có nhiều thay đổi. Nợ dài hạn năm 2003 có xu hướng giảm cũng làm giảm một phần chi phí cho các khoản vay dài hạn, bên cạnh đó thì khoản nợ khác tăng do các chi phí về đầu tư máy móc thiết bị và sửa chữa nhà xưởng. Sang năm 2004, nợ dài hạn tăng thêm nhưng ở mức thấp, các khoản nợ khác giảm. Nguồn vốn lưu động của công ty được tài trợ bằng khoản vay dài hạn, chỉ còn nhiều hơn 1,5 lần. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp ngoài số vốn tự có phải huy động thêm nguồn vốn khác nữa, vay nợ là một hình thức tài trợ về vốn khá phổ biến. Đối với công ty TNHH Thương mại điện tử Hoàng Sơn, để đảm bảo đủ lượng vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh, công ty phải huy động thêm vốn từ các nguồn có thể khai thác được. Đến ngày 31/12/2004, số nợ ngắn hạn của công ty là 2.972.025 ngàn đồng, tăng 877.791 ngàn đồng, chiếm một phần đáng kể trong nguồn vốn tài trợ vốn lưu động của công ty, nên cần phải xem xét kỹ từng khoản, số tiền và tỷ trọng trong tổng số để qua đó thấy rõ hơn tầm quan trọng của từng loại đối hoạt động kinh doanh của công ty.
Bảng 5. Nguồn vốn lưu động tạm thời
ĐVT: 1000 đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2003/2002
2004/2003
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
1. Vay ngắn hạn
440.321
29,72
623.842
26,1
802.674
27,0
183.521
178.832
2. Phải trả người bán
164.102
10,8
542.529
22,7
972.206
32,7
378.427
429.677
3. Người mua trả trước
156.417
10,1
277.276
11,6
190.889
6,42
120.859
-86.387
4. Thuế và các khoản phải nộp
-460.819
30,46
-362.594
15,17
-350.147
11,78
98.225
12.447
5. Phải trả công nhân viên
832.312
55,0
903.114
37,78
915.022
30,79
70.802
11.908
6. Phải trả phải nộp khác
380.302
25,14
396.259
16,58
441.371
14,85
15.957
45.112
SVốn lưu động tạm thời
1,512.635
100
2,380.426
100
2,972.015
100
867.791
591.589
Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại điện tử Hoàng Sơn.
Năm 2003, nợ ngắn hạn là 2.390.426 ngàn đồng, so với năm 2002 là 1.512.635 ngàn đồng, tăng 877.9791 ngàn đồng. Năm 2004, nợ ngắn hạn là 2.972.025 ngàn đồng, so với năm 2003 là 2.390.426 ngàn đồng, đã tăng 581.599 ngàn đồng. Như vậy, nợ ngắn hạn của công ty ở chiều hướng tăng lên và lý do tăng chủ yếu ở năm 2003 là tăng nợ phải trả người bán, người mua trả trước và phải trả công nhân viên. Năm 2002, công ty vay ngắn hạn 440.321 ngàn đồng, chiếm tỉ trọng 29,72% tổng nợ ngắn hạn . Năm 2003, vay ngắn hạn là 623.842 ngàn đồng, chiếm tỉ trọng 26,1%. Năm 2004 là 802.684 ngàn đồng, chiếm tỉ trọng 27%. Như vậy, khoản vay ngắn hạn trong những năm 2003 - 2004 có chiều hướng tăng lên ở lượng tiền nhưng tỉ trọng giảm đi so với tổng vốn lưu động tạm thời. Do vậy, việc chi phí vay và trả lãi tiền vay vẫn tăng lên đáng kể.
Khoản phải trả người bán ở năm 2002 là 164.102 ngàn đồng, chiếm tỉ trọng 10,8%, sang năm 2003 đã đạt tới 542.529 ngàn đồng, chiếm tỉ trọng 22,7% và sang năm 2004 là 972.206 ngàn đồng, chiếm tỉ trọng 32,7%. Số tăng thêm trong những năm 2003 - 2004 là do công ty liên tiếp nhận được những hình thức tín dụng thương mại của các đối tác làm ăn, của người cung cấp xong chưa phải thanh toán ngay.
Khoản người mua trả tiền trước tại thời điểm 31/12/2002 là 156.417 ngàn đồng, chiếm 10,1% tăng thêm lên đến 277.276 ngàn đồng vào năm 2003 nhưng đến năm 2004 lại giảm đi còn 190.889 ngàn đồng. Nguyên nhân số tăng thêm năm 2003 là do các đơn đặt hàng của công ty đã tăng lên, công ty nhận lắp đặt cho một số công trình lớn.
Năm 2004, các đơn đặt hàng giảm đi do công ty không ký kết được các dự án lớn nữa mà chỉ nhận các đơn đặt hàng nhỏ.
Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước: Công ty đã có trách nhiệm làm tròn nghĩa vụ với nhà nước, tại thời điểm năm 2002, công ty đã nộp ngân sách là 460.819 ngàn đồng, sang năm 2003 là 362.594 ngàn đồng, sang năm 2004 là 350.017 ngàn đồng.
Vốn lưu động của công ty được tài trợ đáng kể từ khoản nợ phải trả công nhân viên, vào năm 2002 là 832.312 ngàn đồng, đến năm 2003 tăng thêm 70.802 ngàn đồng và sang năm 2004 tăng thêm là 11.908 ngàn đồng. Đây là nguồn tài trợ không phải trả lương. Khoản tăng thêm này không lớn lắm, tuy nhiên, nếu công ty trì hoãn việc trả lương sẽ làm giảm tinh thần làm việc của công nhân.
Tóm lại, việc huy động nguồn tài trợ cho vốn lưu động của công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn có chiều hướng tốt hơn, nhưng công ty nên khai thác thêm các nguồn tài trợ có chi phí thấp hơn và cân đối cơ cấu vốn hợp lý hơn giữa nguồn vốn tạm thời và nguồn vốn thường xuyên.
2.2. Tình hình quản lí và sử dụng vốn lưu động của công ty các năm 2002, 2003, 2004.
Bảng 6. Cơ cấu vốn lưu động của công ty năm 2002, 2003, 2004
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Chênh lệch
2003/2002
2004/2003
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
I. Tiền
550.705
14,09
662.454
16,2
685.428
17,05
111.749
2,11
22.974
0,85
1. Tiền mặt
363.875
66,07
302.407
45,64
295.713
43,14
-61.468
-20,43
-6.694
-2,5
2. Tiền gửi ngân hàng
186.830
33,93
360.047
54,35
389.715
56,85
173.217
20,42
29.668
2,5
II. Các khoản phải thu
1,748.711
44,75
1,816.826
44,43
1,915.371
47,64
68.115
-0,32
98.545
3,21
1. Phải thu của khách hàng
1,675.001
95,78
1,606.763
88,44
1,512.041
78,94
-68.238
-7,34
-94.722
-9,5
2. Thuế VAT được khấu trừ
73.710
4,22
210.063
11,56
397.904
20,77
136.353
7,34
187.841
9,21
3. Phải thu khác
0.000
0.000
5.426
0,28
0.000
0
5.426
-0,28
III. Hàng tồn kho
1,356.041
34,7
1,514.006
37,02
1,332.102
33,14
157.965
2,32
-181.904
-3,88
1. Hàng hoá
1.353.656
99,82
1.511.621
99,84
1.329.717
99,82
157.965
0,02
-181.904
-0,02
2. Công cụ dụng cụ
2.385
0,17
2.385
0,16
2.385
0,17
0.000
0,01
0.000
0,01
IV. TSLĐ khác
252.521
6,46
95.888
2,34
87.213
2,17
-156.633
4,16
-8.675
-0,17
1. Tạm ứng
152.001
60,19
56.473
58,89
48.201
55,26
-95.528
-1,3
-8.272
-3,62
2. Chi phí trả trước
100.520
39,81
39.415
41,16
39.012
44.73
-61.105
1,29
-0.403
3,63
Tổng cộng
3,907.978
100
4,089.174
100
4,020.114
100
181.196
100
-69.060
100
Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại điện tử Hoàng Sơn.
Theo số liệu trong bảng cho thấy, toàn bộ VLĐ của công ty ở thời điểm năm 2002 là 3.907.978 ngàn đồng trong đó bộ phận vốn bằng tiền là 550.705 ngàn đồng, chiếm tỉ trọng 14,09%, các khoản phải thu là 1.748.711 ngàn đồng, tương ứng với tỉ trọng 44,75%. Hàng tồn kho 1.356.041 ngàn đồng, chiếm 34,7% và TSLĐ khác là 252.521 ngàn đồng. Cũng vẫn chỉ tiêu này, sang năm 2003 thì những con số đã thay đổi lần lượt như sau: 4.089.174 ngàn đồng, đó là tổng số vốn của công ty, trong đó 662.454 dành cho vốn bằng tiền với tỉ trọng 16,2%, các khoản phải thu tăng lên 1.816.826 ngàn đồng, chiếm tỉ trọng là 44,43%, hàng tồn kho tăng lên 1.514.006 ngàn đồng, tỉ trọng là 37,02% và tài TSLĐ khác chiếm 95.888 ngàn đồng.
Đến năm 2004, các chỉ tiêu trên lại tiếp tục thay đổi, tổng số vốn lưu động của công ty giảm còn 4.020.114 ngàn đồng, trong đó 685.428 ngàn đồng là vốn bằng tiền, chiếm tỉ trọng 17,05%, các khoản phải thu tiếp tục tăng lên đến 1.915.371 ngàn đồng với tỉ trọng 47,64%, hàng tồn kho giảm cón 1.332.102 ngàn đồng với tỉ trọng 33,14% và tài sản lưu động khác còn 87.213 ngàn đồng.
Với 100% tỉ trọng VLĐ của công ty tại năm 2003 tăng 181.196 ngàn đồng, với tỉ lệ tăng 4,6%, sở dĩ vốn lưu động của công ty tăng là do hàng tồn kho, các khoản phải thu và vốn bằng tiền tăng lên trong khi đó TSLĐ khác lại giảm nhưng mức giảm này nhỏ hơn mức tăng làm cho tổng vốn lưu động của công ty tăng lên. Sang năm 2004, tổng vốn lưu động của công ty lại giảm đi còn 4.020.114 ngàn đồng, trong năm này, hàng hoá tồn kho giảm xuống còn 1.329.717 ngàn đồng, cộng với TSLĐ khác tiếp tục giảm. Mặc dù vốn bằng tiền và các khoản phải thu vẫn tiếp tục tăng nhưng lượng tăng ở năm này nhỏ hơn mức giảm nên làm cho tổng vốn lưu động của công ty giảm xuống.
Để hiểu rõ hơn, ta lần lượt đi phân tích sự biến động của từng bộ phận vốn lưu động
- Đối với vốn bằng tiền: So với thời điểm năm 2002, số vốn bằng tiền năm 2003 đã tăng từ 550.705 ngàn đồng lên 662.454 ngàn đồng, tức là tăng thêm 111.749 ngàn đồng với mức tăng 20,29% làm cho tỉ trọng vốn bằng tiền trong tổng VLĐ tăng 2,11%. Số vốn bằng tiền tăng do sự tăng lên của tiền gửi ngân hàng .Số dư tiền gửi ngân hàng của công ty tính đến 31/12/03 là 360047 ngàn đồng chiếm 54,35% tổng số vốn bằng tiền ,và đã tăng thếm so với đầu năm là173217 ngàn đồng . Việc tăng nàychủ yếu là do công ty thu được tiền bán hàng về làm cho tỷ trọng tiền gửi ngân hàng trong vốn bằng tiền tăng 20,42%
Năm 2004, lượng tiền gửi ngân hàng của công ty tiếp tục tăng nhưng ở lượng nhỏ hơn, từ 360.047 ngàn đồng lên 398.715 ngàn đồng, chiếm tỉ trọng trong tổng vốn bằng tiền là 47,64%, với số chênh lệch là 38.668 ngàn đồng, làm tỉ trọng tiền gửi ngân hàng trong tổng số vốn bằng tiền tăng thêm lên 3,82%.Việc duy trì lượng tiền gửi ngân hàng rất thuận lợi vì nó an toàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 54.doc