Chương 1 1
Tổng quan về công ty TNHH Phần Mềm Trí Tuệ và hoạt động quản lý hợp đồng xây dựng của công ty Ciputra Việt Nam 1
1.1. Tổng quan về công ty TNHH Phần Mềm Trí Tuệ. 1
1.1.1. Các thông tin vắn tắt. 1
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển. 3
1.1.3. Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý. 3
1.1.4. Thực trạng, kết quả hoạt động trong những năm qua. 5
1.1.5. Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới. 9
1.1.6. Thực trạng ứng dụng tin học hỗ trợ hoạt động quản lý và nghiệp vụ. 10
1.1.6.1. Tình hình trang thiết bị tin học. 10
1.1.6.2. Ứng dụng các phần mềm quản lý hiện thời. 10
1.2. Hoạt động quản lý hợp đồng xây dựng của công ty Ciputra Việt Nam. 11
1.2.1. Tổng quan về tập đoàn Ciputra. 11
1.2.1.1. Giới thiệu chung. 11
1.2.1.2. Công ty PT Ciputra development Tbk. 12
1.2.1.3. Công ty PT Ciputra Surya Tbk. 14
1.2.1.4. Công ty PT Ciputra Property Tpk. 15
1.2.2. Công ty Ciputra Việt Nam. 16
1.2.2.1. Giới thiệu chung. 16
1.2.2.2. Sơ đồ tổ chức. 17
1.2.2.3. Một số kết quả kinh doanh nổi bật. 19
1.2.2.4. Thực trạng ứng dụng tin học trong quản lý tại phòng Quản lí khối lượng và chất lượng. 19
1.2.3. Thực tế việc giải quyết bài toán quản lý hợp đồng xây dựng tại công ty Ciputra Việt Nam. 20
1.2.4. Mục tiêu của phần mềm. 21
1.2.5. Thông tin đầu vào, đầu ra của phần mềm. 21
1.2.6. Mục đích, phương pháp và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 22
Chương 2 23
Cơ sở phương pháp luận và những công cụ cần thiết 23
để thực hiện đề tài 23
2.1. Cơ sở phương pháp luận về xây dựng phần mềm. 23
2.1.1. Phần mềm và công nghệ phần mềm. 23
2.1.1.1. Khái niệm phần mềm. 23
2.1.1.2. Công nghệ phần mềm. 23
2.1.2. Lịch sử phát triển của phần mềm. 25
2.1.3. Các đặc trưng của phần mềm và phân loại phần mềm. 27
2.1.4. Vòng đời phát triển của phần mềm. 29
2.1.5. Các phương pháp thiết kế phần mềm. 31
2.1.6. Các quy trình trong công nghệ phần mềm. 36
2.1.6.1. Quy trình 1: Xây dựng và quản lý hợp đồng phần mềm. 36
2.1.6.2. Quy trình 2: Xác định yêu cầu phần mềm. 37
2.1.6.3. Quy trình 3: Quy trình thiết kế phần mềm. 38
2.1.6.4. Quy trình 4: Quy trình lập trình. 40
2.1.6.5. Quy trình 5: Quy trình test. 41
2.1.6.6. Quy trình 6: Quy trình triển khai. 42
2.2. Lựa chọn ngôn ngữ lập trình và hệ quản trị cơ sở dữ liệu. 43
2.2.1. Ngôn ngữ lập trình Visual Basic. 43
2.2.1.1. Khái quát về ngôn ngữ lập trình Visual Basic. 43
2.2.1.2. Các tính năng của Visual Basic. 43
2.2.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu. 44
2.2.2.1. Khái niệm cơ sở dữ liệu. 44
2.2.2.2. Kiến trúc một hệ cơ sở dữ liệu. 44
2.2.2.3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access 2003. 44
Chương 3 46
Xây dựng chương trình quản lý hợp đồng xây dựng cho tổng công ty Ciputra Việt Nam 46
3.1. Xác định yêu cầu người sử dụng. 46
3.2. Phân tích nghiệp vụ. 46
3.2.1. Mô tả nghiệp vụ. 47
3.2.2. Sơ đồ chức năng kinh doanh (BFD). 50
3.2.2. Sơ đồ chức năng kinh doanh (BFD). 51
3.2.3. Sơ đồ luồng thông tin (IFD). 51
3.2.4. Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD). 51
3.3. Thiết kế phần mềm. 55
3.3.1. Thiết kế kiến trúc phần mềm. 55
3.3.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu. 58
3.3.3. Thiết kế giải thuật. 64
3.3.3.1. Giải thuật đăng nhập 64
3.3.3.2 Giải thuật cập nhật danh mục từ điển 65
3.3.3.3 Giải thuật tạo và in báo cáo 66
3.3.3.4 Giải thuật tìm kiếm 67
71 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1139 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng chương trình quản lý hợp đồng xây dựng cho tổng công ty Ciputra Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hình 1.4 sơ đồ tổ chức công ty Ciputra
Ban giám đốc
Quản lý tình hình kinh doanh sản xuất chung của toàn công ty. Xây dựng, lập kế hoạch, điều hành các mục tiêu chiến lược, sách lược phát triển công ty, điều hành phát triển kinh doanh, xây dựng các qui định, chế độ , chính sách chung cho sự phát triển của công ty.
Phòng quản lý kĩ thuật và thi công
Phòng quản lý kĩ thuật và thi công chịu trách nhiệm trong việc thiết kế và thi công các dự án về mặt kĩ thuật, có nhiệm vụ đề ra kế hoạch thi công, thiết kế bản vẽ và giám sát việc thi công các công trình
Phòng Marketing
Thực hiện chức năng quảng cáo sản phẩm cho công ty. Xây dựng, lập kế hoạch cho công ty theo từng chặng thời gian
Ngoài trưởng phòng và phó phòng , còn có 5 nhân viên phụ trách thực hiện việc lập kế hoạch marketing, đề ra chiến lược marketing và chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc 1.
Phòng quản lý khối lượng và chất lượng
Đây là bộ phận sử dụng phần mềm ứng dụng quản lý hợp đồng, phòng quản lý khối lượng và chất lượng chịu trách nhiệm về vấn đề liên quan đến cung cấp nguyên vật liệu xây dựng cho các dự án
Phòng bao gồm 12 người trong đó có 1 trưởng phòng và 1 phó phòng, mọi giao dịch phát sinh liên quan đến việc cung cấp nguyên vật liệu xây dựng như: đấu thầu mua nguyên vật liệu, kí kết hợp đồng mua, tổ chức thanh toán thanh lí hợp đồng, đều do phòng này quản lí và chịu sự quản lí chung của giám đốc 2.
Phòng hiện tại đang sử dụng phần mềm Ecxel để quản lý các giao dịch phát sinh
Phòng quản lí bất động sản
Phòng này chịu trách nhiệm về lĩnh vực kinh doanh nhà đất, tự lên kế hoạch và thực hiện việc kinh doanh, sử dụng tài sản đất đai của công ty
Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm chung liên quan đến mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty, lên kế hoạch xây dựng các dự án và kết hợp với các phòng Marketing, Quản lí khối lượng và chất lượng, Quản lí bất động sản để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.
Phòng kế toán
Lập sổ sách, chứng từ về công ty, tính toán lương và thanh toán cho cán bộ , công nhân viên trong công ty. Chịu trách nhiệm về quản lí tài sản của công ty và thuế đối với nhà nước
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng hành chính tổng hợp chuyên trách về mặt hành chính, giấy tờ và công văn cho cơ quan. Giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật của nhà nước và chính sách với nhân viên trong công ty
Một số kết quả kinh doanh nổi bật.
Xây dựng chung cư và cao tầng Ciputra
Xây dựng câu lạc bộ Ciputra
Xây dựng tòa nhà G2, G3 khu đô thị Ciputra
Thực trạng ứng dụng tin học trong quản lý tại phòng Quản lí khối lượng và chất lượng.
Tình trạng thiết bị tin học
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như lợi ích của công nghệ thông tin đối với hoạt động quản lí của đơn vị. Phòng quản lí khối lượng và chất lượng đã trang bị cho mình hệ thống máy tính có cấu hình cao tại mọi vị trí làm việc. Hệ thống máy tính được nối mạng nội bộ và kết nối internet tạo sự thuận lợi cho việc quản lí và chia sẻ thông tin
Ứng dụng phần mềm quản lí hiện thời tại đơn vị
Quá trình tin học hóa đang dần được áp dụng tại phòng quản lí khối lượng và chất lượng, hiện tại phòng đang sử dụng phần mềm bảng tính excel và hệ soạn thảo văn bản word của microsoft trong công tác quản lí hoạt động của mình.
Theo kế hoạch phòng quản lí khối lượng và chất lượng sẽ trang bị phần mềm riêng để phục vụ cho công tác quản lí hợp đồng xây dựng và quản lí quá trình mua nguyên vật liệu đầu vào
Thực tế việc giải quyết bài toán quản lý hợp đồng xây dựng tại công ty Ciputra Việt Nam.
Công tác quản lí các hợp đồng mua nguyên vật liệu, mua các yếu tố đầu vào cho các dự án ở công ty hiện tại đang được thực hiện với sự trợ giúp một phần của máy tính.
Những bản hợp đồng thu mua, thanh lí nguyên vật liệu được lưu trữ trong tủ đựng hồ sơ, và hỗ trợ bởi phần mềm excel.
Việc tạo các yêu cầu báo giá nguyên vật liệu đến nhà cung cấp, tổ chức đấu giá lựa chọn nhà cung cấp, quản lí hợp đồng được thực hiện thủ công với khối lượng công việc là rất lớn
Thực tế đặt ra yêu cầu cần phải có sự hỗ trợ của tin học trong công tác quản lí các hợp đồng mua nguyên vật liệu là khách quan và cấp thiết
Các vấn đề phát sinh từ hệ thống hiện tại
Chính việc quản lí trên đã tạo ra nhiều khó khăn phát sinh trong công ty như:
Tốn không gian và thời gian cho việc lưu trữ các bản hợp đồng, hồ sơ các nhà cung cấp, các bản báo giá, các hồ sơ mời thầu..
Khối lượng dữ liệu cần xử lí rất lớn dẫn đến sai sót và chậm chạp gây khó khăn lớn trong quản lí
Thời gian lưu trữ các văn bản , hợp đồng thường là lâu dài tùy theo dự án của công ty dẫn đến quá trình kiểm tra thanh toán, thanh lí hợp đồng rất khó kiểm soát
Việc tổ chức đấu thấu, lựa chọn nhà thầu nguyên vật liệu rất tốn thời gian và tốn phí lưu trữ thông tin nhà cung cấp
Quá trình luân chuyển thông tin trong hệ thống chậm chạp và khó kiểm soát với số lượng nhân viên không nhiều của phòng quản lí khối lượng và chất lượng
Với một số khó khăn chủ yếu kể trên thì việc Xây dựng một phần mềm quản lí hợp đồng tại phòng quản lí khối lượng và chất lượng là giải pháp và cũng là xu thế tất yếu phù hợp với yêu cầu hiện tại và sự phát triển của tổ chức trong tương lai
Mục tiêu của phần mềm.
Phần mềm quản lí hợp đồng cần đạt được các mục đích sau:
Tạo và quản lí danh mục nguyên vật liệu, nhà thầu
Tạo và quản lí yêu cầu báo giá cho mỗi loại nguyên vật liệu
Gửi yêu cầu báo giá cho nhà cung cấp
Nhập và quản lí các yêu cầu báo giá
Phân loại nhà cung cấp, lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất
Tạo đơn mua , hợp đồng mua
Quản lí kì hạn thanh toán với mỗi hợp đồng mua hàng
Quản lí công nợ
Thông tin đầu vào, đầu ra của phần mềm.
Thông tin đầu vào
Hồ sơ nhà thầu
Danh sách vật tư
Hợp đồng mời thầu
Hợp đồng mua vật tư
Các phiếu thanh toán
Thông tin đầu ra
Báo cáo danh sách người tham gia đấu thầu
Báo cáo chi tiết về người trúng thầu
Báo cáo về tình hình thanh toán, thanh lí hợp đồng
Báo cáo công nợ
Phiếu yêu cầu báo giá
Bản mẫu hợp đồng
Mục đích, phương pháp và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu tổng quan về cơ cấu tổ chức, quá trình thành lập và phát triển của công ty
Tìm hiểu bài toán quản lí hợp đồng tại đơn vị, làm rõ tính cấp thiết của đề tài
Tìm hiểu phương pháp luận xây dựng và quản lí một dự án phần mềm
Thực hiện phân tích, thiết kế và xây dựng phần mềm quản lí hợp đồng, giải quyết vấn đề phát sinh của hệ thống cũ và đáp ứng yêu cầu phát triển trong tương lai của hệ thống
Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng trong kinh tế làm phương pháp luận cơ bản, kết hợp các phương pháp khác như phân tích hệ thống, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp khảo sát thực tế, so sánh phân tích qua tài liệu cụ thể để hoàn thành đề tài này
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được áp dụng tại phòng quản lí khối lượng và chất lượng của công ty Ciputra Việt Nam, là khách hàng yêu câud phần mềm của công ty TNHH phần mềm trí tuệ ISOFTCO, được xây dựng theo qui trình nghiệp vụ của đơn vị thực tập
Chương 2
Cơ sở phương pháp luận và những công cụ cần thiết
để thực hiện đề tài
2.1. Cơ sở phương pháp luận về xây dựng phần mềm.
2.1.1. Phần mềm và công nghệ phần mềm.
2.1.1.1. Khái niệm phần mềm.
Khái niệm phần mềm lâu nay vẫn được đồng nhất với khái niệm chưuơng trình của máy tính. Ở mức độ nào đó thì khái niệm này vẫn đúng trong quy mô học đường. Khi phần mềm đã phát triển đến đỉnh cao và trở thành công nghiệp thì khái niệm phần mềm đã được định nghĩa một cách chính xác. Nhà tin học người Mỹ - Tiến sĩ Roger Pressman thì phần mềm là tổng thể của ba thành phần chính: các chương trình máy tính, các cấu trúc dữ liệu có liên quan, tài liệu hướng dẫn sử dụng. Định nghĩa này cho thấy sự khác nhau trong việc lập trình ở quy mô học đường với lập trình ở quy mô công nghiệp, nó xác định thành phần của phần mềm trong công nghệ phần mềm tổng quát và đầy đủ hơn nhiều so với khái niệm thông thường.
2.1.1.2. Công nghệ phần mềm.
Mặc dù máy tính đã ra đời tù cách đầy hàng nửa thế kỷ nhưng khái niệm công nghệ phần mềm mới xuất hiện trong khoảng thời gian gần đây. Tuy rằng việc phát triển phần mềm đã có từ lâu và trải qua những bước tiến quan trọng trong lịch sử, song chỉ những bước tiến nhảy vọt ở thập niên cuối cùng thế kỷ XX, và thập niên đầu thế kỉ XXI cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, điện tử viễn thông thì phần mềm mới trở thành một ngành công nghiệp có vị trí đáng kể trong nền kinh tế quốc dân. Với quy mô sản xuất công nghiệp, phần mềm từ chỗ là công cụ phân tích và xử lý thông tin đã trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn. Nó góp phần quan trọng đưa loài người tiến vào kỷ nguyên của kinh tế tri thức.
Khái niệm công nghệ phần mềm được hiểu như sau: công nghệ phần mềm là một tổ hợp các công cụ, phương pháp và thủ tục làm cho người quản trị viên dự án nắm được xu thế tổng quát phát triển của phần mềm và giúp cho kỹ sư lập trình có một nền tảng để triển khai các định hướng của phần mềm.
Từ khái niệm về công nghệ phần mềm đã trình bày ở trên, ta có thể biểu diễn một cách trực quan theo mô hình sau (hình 2.2)
CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM
Thành phần
Chức năng
Công cụ
Phương pháp
Thủ tục
Kỹ sư phần mềm
Quản trị viên dự án
Hình 2.1: Mô hình công nghệ phần mềm
Như vậy, công nghệ phần mềm bao gồm ba thành phần và hai chức năng chính.
-Thành phần:
√ Công cụ: thành phần này liên quan trực tiếp đến việc cung cấp các phương tiện hỗ trợ tự động hay bán tự động cho thành phần thủ tục hoặc phương pháp.
√ Phương pháp: là cách thức về công nghệ, kỹ thuật để làm phần mềm. Nó liên quan đến tất cả các công đoạn phát triển hệ thống như nghiên cứu yêu cầu, thiết kế, lập trình, kiểm thử và bảo trì. Phương pháp dựa trên những nguyên lý cơ bản nhất cho tất cả các lĩnh vực công nghệ kể cả các hoạt động mô hình hoá và kỹ thuật mô tả.
√ Thủ tục: Thành phần này liên quan đến vấn đề quản trị phát triển phần mềm như lập kế hoạch, quản trị chất lượng , chi phí, mua bán sản phẩm phụ, cấu hình phần mềm, quản trị sự thay đổi, quản trị nhân lực, chuyển giao, đào tạo, tài liệu.
-Chức năng:
√ Quản trị viên dự án: Quản trị viên dự án là người có kinh nghiệm trong quản lý dự án phần mềm, có trách nhiệm quản lý dự án , trực tiếp tham gia các công việc then chốt của dự án, phân công các chức danh trong quá trình thực hiện dự án.
√ Kỹ sư phần mềm: là người biết cách áp dụng rộng rãi những kiến thức về cách phát triển ứng dụng vào việc tổ chức phát triển một cách có hệ thống các ứng dụng. Công việc của người kỹ sư phần mềm là đánh giá, lựa chọn, sử dụng cách tiếp cận có hệ thống, chuyên biệt rõ ràng trong việc phát triển đưa vào ứng dụng, bảo trì và thay thế phần mềm.
Như vậy, khái niệm công nghệ phần mềm là một khái niệm không chỉ đề cập tới cách thức phối hợp công nghệ, phương pháp và công cụ theo các quy trình nghiêm ngặt để làm ra sản phẩm chất lượng cao.
2.1.2. Lịch sử phát triển của phần mềm.
Người ta phân biệt sự tiến triển của phần mềm theo một số giai đoạn được trình bày trong bảng sau:
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Giai đoạn 3
Giai đoạn 4
1950à1960
1960à1970
1970à1990
1990ànay
-Máy tính đơn chiếc.
-Lập trình bằng ngôn ngữ máy
-Lập trình bằng ngôn ngữ thuật toán.
-Kích thước máy tính thu nhỏ.
-Xuất hiện IBMPC.
-Đã bắt đầu có xu hướng thương mại hoá phần mềm.
-Phát triển hệ thống máy tính để bàn.
-Cơ sở dữ liệu phân tán.
-Khái niệm công nghệ phần mềm đã xuất hiện
Qua lịch sử tiến triển của máy tính và phần mềm ta thấy một xu hướng nổi bật: nếu về phần cứng, kích thước của máy tính càng ngày càng giảm và tính năng của chúng càng ngày càng tăng thì phần mềm cũng có hai đặc điểm nổi trội:
- Ngày càng sử dụng các ngôn ngữ lập trình đa dạng
- Giá bán của phần mềm ngày càng tăng đáng kể trong so sánh tương đối với phần cứng
Khác với các sản phẩm thông thường khác, phần mềm có hai đặc trưng cơ bản sau:
- Phần mềm không phải là thành phần kỹ thuật được hiểu theo nghĩa lắp ráp mà mang yếu tố logic. Tức là mỗi phần mềm được tạo ra dựa trên ý tưởng của các kỹ sư phần mềm
- Khác với các sản phẩm của nền công nghiệp thông thường là bị hao mòn đi trong quá trình sử dụng, giá trị của phần mềm được tăng lên khi càng có đông người sử dụng.
2.1.3. Các đặc trưng của phần mềm và phân loại phần mềm.
Một phần mềm là một tập hợp các chương trình thực hiện tự động hoá một số các nhiệm vụ nghiệp vụ. Cho dù phần mềm được phát triển để làm nhiệm vụ nào đi nữa thì các phần mềm đều có điểm chung, đó là: đặc tính, tính đáp ứng và loại của ứng dụng.
Các đặc tính của phần mềm:
Các đặc tính của phần mềm là tất cả các điểm chung cho mọi ứng dụng và cho các dữ liệu đầu vào, các tiến trình, các ràng buộc và các giao diện
- Dữ liệu:
+ Đầu vào: dữ liệu vào là dữ liệu ở bên ngoài máy tính và được đưa vào bằng một thiết bị đầu vào, thường là bàn phím, máy quét, hay mạng máy tính.
+ Đầu ra: dữ liệu ngược lại so với dữ liệu vào, tức là các dữ liệu đưa ra ngoài máy tính, thường được đưa ra bằng các thiết bị đầu ra như màn hình, máy in, máy chiếu, máy scan,
+ Sự lưu trữ và tìm kiếm dữ liệu: dự liệu được mô tả ở dạng vật lý, trong một máy có thể đọc được các khuôn dạng dữ liệu. Việc tìm kiếm dữ liệu được hiểu là bạn có thể truy nhập vào dữ liệu ở dạng lưu trữ của nó.
-Xử lý:
Xử lý bao gồm một chuỗi các lệnh hoặc các sự kiện có liên quan với nhau làm việc với các dữ liệu. Kết quả của một xử lý có thể là: làm thay đổi cơ sở dữ liệu, đưa dữ liệu trả lời ra thiét bị đầu cuối, máy in hoặc in ra giấy, có thể là những yêu cầu về trang thiết bị được suy diễn ra về các tình huống các phần tử
-Ràng buộc:
+Ràng buộc về thứ tự trước: bắt buộc về thứ tự trước là điều kiện đầu tiên phải được đáp ứng để có thể bắt đầu quá trình xử lý.
+Ràng buộc về tính thứ tự sau: là điều kiện cần phải thoả mãn để quá trình xử lý có thể hoàn thành được. Cụm câu lệnh này được đưa vào cuối quá trình xử lý.
+Ràng buộc về thời gian: bao gồm ràng buộc về thời gian xử lý, thời gian phân chia cho một quá trình xử lý, thời gian yêu cầu đối với các quá trình xử lý bên ngoài, thời gian xử lý đồng bộ, thời gian trả lời cho quá trình xử lý với giao diện bên ngoài.
+Ràng buộc về mặt cấu trúc: có thể hiểu là bao gồm việc xác định loại đầu vào và đầu ra của các dữ liệu nào được cho phép, quá trình xử lý được thực hiện như thế nào và mối quan hệ giữa các quá trình với nhau.
+Ràng buộc về điều khiển: liên quan đến việc duy trì mối quan hệ về dữ liệu.
+Ràng buộc về suy diễn: đó là những khả năng có thể xảy ra từ một ứng dụng, dựa vào các kết quả trước đó hoặc có thể dựa vào quan hệ về dữ liệu ta có thể dẫn đến một kết quả khác nhau.
-Giao diện:
Quan trọng nhất là giao diện người sử dụng. Đó là phương tiện giao tiếp giữa người sử dụng và chương trình. Sau đó là giao diện thủ công (là các mẫu báo cáo, và một số giao diện đã được chuẩn hoá như giao diện về mạng LAN của SOI, ISO,.
Tính đáp ứng
TÍnh đáp ứng của mỗi ứng dụng được hiểu là thời gian sử dụng và đáp ứng yêu cầu từ người sử dụng. Nó được định nghĩa bởi sự định hướng thời gian mà ứng dụng xử lý như: xử lý theo kiểu trực tuyến, xử lý theo lô hay xử lý theo thời gian thực.
-Xử lý theo lô: là ứng dụng mà các phiên giao dịch được gom lại theo thời gian và thực hiện theo nhóm, tại mỗi thời điểm xác định công việc được xếp lại theo lô và đưa vào xử lý.
-Xử lý theo thời gian thực: ứng dụng dạng này xử lý phiên giao dịch hoặc sự kiện trên thời gian thực tế mà quá trình xử lý xảy ra. Sau đó kết quả được sẵn sàng sử dụng cho các yêu cầu khác. Những thay đổi thu được từ một quá trình xử lý thời gian thực có thể đudược khôi phục lại trạng thái ban đầu.
-Xử lý theo kiểu trực tuyến: ứng dụng trực tuyến được định vị trực tiếp trong bộ nhớ và được sử dụng một cách tuần tự bởi các phiên giao dịch hoặc sự kiện mà không cần phải nạp lại ứng dụng vào bộ nhớ.
Phân loại phần mềm
Người ta chia phần mềm ra làm hai loại chính: phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
Phần mềm hệ thống có chức năng điều khiển, giám sát hoạt động của các phần cứng. Phần mềm hệ thống bao gồm bốn loại nhỏ:
-Hệ điều hành: điều khiển, quản lý, giám sát các phần cứng và tạo môi trường cho các chương trình khác.
-Các chương trình tiện ích: bổ sung thêm chức năng cho hệ điều hành như kiểm tra lỗi, sao lưu dữ liệu, phân chia ổ đĩa.
-Chương trình điều khiển thiết bị (drive): giúp hệ điều hành nhận biết và điều khiển sử dụng các thiết bị phần cứng.
-Chương trình dịch: dịch các ứng dụng từ ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ người dùng.
Phần mềm ứng dụng: bao gồm 4 nhóm:
-Phần mềm kinh doanh: hỗ trợ việc quản lý, sản xuất kinh doanh.
-Phần mềm năng suất: giúp nâng cao năng suất và hiệu quả của người dùng.
-Phần mềm giáo dục tham khảo: hỗ trợ cho quá trình học tập. Ví dụ như các phần mềm từ điển,
-Phần mềm giải trí: các phần mềm games, ca nhạc, .
2.1.4. Vòng đời phát triển của phần mềm.
Trong sản xuất phần mềm công nghiệp, người ta đưa ra khái niệm vòng đời phát triển của phần mềm, tức là các bước từ khi đặt kế hoạch phát triển cho đến giai đoạn cuối cùng của quy trình phát triển phần mềm và được gọi là vòng đời phát triển của phần mềm. Nó thường dùng mô hình thác nước (hình 2.1) để biểu diễn.
Phân tích
Thiết kế
Kiểm thử
Khởi tạo và lập kế hoạch
Vận hành, bảo trì
Thời gian
Hình 2.2: Mô hình thác nước của vòng đời phát triển của phần mềm
Mục đích của mô hình là phân đoạn toàn bộ quá trình phát triển phần mềm thành các giai đoạn nhất định. Trên cơ sở đó có các giải pháp hiệu quả nhất cho từng giai đoạn. Ta dùng hình ảnh dốc từ thác nước xuống để biểu diễn. Các công đoạn dưới càng chịu nhiều tác động của các công đoạn trên.
-Công nghệ hệ thống: là nền tảng của tất cả các công đoạn tiếp theo. Vì bản thân phần mềm chỉ là một phần của hoạt động quản lý, do đó khi xây dựng phần mềm ta phải đặt nó trong các ràng buộc với các yếu tố như phần cứng, nhân tố con người, cơ sở dữ liệu,
-Phân tích: giai đoạn này chịu tác động của công nghệ hệ thống nhưng bản thân nó lại tác động đến tất cả các công đoạn còn lại vì phân tích là nền tảng để chuyển giao tới quy trình thiết kế.
-Thiết kế: bao gồm thiết kế kiến trúc hệ thống và thiết kế kiến trúc kỹ thuật (thiết kế dữ liệu, thiết kế chương trình, thiết kế giao diện, thiết kế xử lý).
-Kiểm thử: giai đoạn kiểm thử tập trung vào phần logic bên trong của phần mềm, đảm bảo rằng tất cả các câu lệnh đều được kiểm thử nhằm phát hiện ra các lỗi và kết quả phù hợp với dữ liệu vào.
-Vận hành, bảo trì: Sau khi bàn giao phần mềm cho khách hàng, để hoàn toàn tương thích với các điều kiện quản lý của cơ sở thực tế (sự thay đổi của OS hay các thiết bị ngoại vi) cần phải có giai đoạn bảo trì. Quá trình bảo trì còn xảy ra khi khách hàng yêu cầu nâng cao chức năng hay hiệu năng. Việc bảo trì phần mềm phải áp dụng lại các bước của vòng đời phát triển nói trên cho chưuơng trình hiện tại chứ không phải chương trình mới.
Ngoài mô hình thác nước, người ta còn cải tiến thành các mô hình lặp, tức là không chỉ vận động theo một chiều từ trên xuống mà còn có sự vận động theo chiều ngược lại, người ta cần hoàn chỉnh các bước đã trải qua.
2.1.5. Các phương pháp thiết kế phần mềm.
Có hai phương pháp để thiết kế phần mềm là thiết kế từ đỉnh xuống và thiết kế từ dưới lên.
Phương pháp thiết kế từ đỉnh xuống (Top Down Design – TDD)
Phương pháp này áp dụng để thiết kế phần mềm cho những đơn vị chưa có phần mềm hỗ trợ bất cứ nghiệp vụ nào tức là bắt đầu tiến hành tin học hoá. Nó được áp dụng khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay.
Đây là một phương pháp thiết kế giải thuật dựa trên tư tưởng module hoá. Nội dung của phương pháp này như sau: Trước hết người ta xác định các vấn đề chủ yếu nhất mà việc giải quyết bài toán yêu cầu, bao quát được toàn bộ bài toán. Sau đó phân chia nhiệm vụ cần giải quyết thành các nhiệm vụ cụ thể hơn, tức là chuyển dần từ module chính đến các module con từ trên xuống dưới.
Trong đề tài này em cũng sử dụng phương pháp thiết kế từ trên xuống. Mục đích của đề tài là xây dựng các chương trình quản lý hợp đồng mua vật tư xây dựng. Trên cơ sở phân tích chức năng cần có của chương trình, em chia module chính của chương trình thành bốn module nhỏ để có phác thảo thứ nhất về bài toán đặt ra:
Phần mềm quản lý hợp đồng mua vật tư
Xử lý hoá đơn
Quản lý nhập kho vật tư
Quản lý thanh toán hợp đồng
Đấu giá
vật tư
Đối với mỗi module nhỏ lại được phân chia ra làm nhiều các module con (phác thảo thứ hai)
Phần mềm quản lý hợp đồng mua vật tư
Đấu giá
vật tư
Quản lý thanh toán hợp đồng
Xử lý nhập kho vật tư
Xử lý
hoá đơn
Gửi yêu cầu báo giá
Nhận và sắp xếp các yêu cầu báo giá
Lựa chọn nhà cung cấp
Ký hợp đồng và đơn hàng
Tạo yêu cầu thanh toán
Gửi yêu cầu cho phòng Kế toán
Thanh toán với nhà cung cấp
Cập nhật công nợ nhà cung cấp
Nhận đơn hàng
Viết phiếu nhập
Nhập kho
Nhập dữ liệu vào
hệ thống
Nhận hoá đơn từ nhà cung cấp
Thanh toán
Cập nhật công nợ nhà cung cấp
Như vậy theo phương pháp thiết kế này thì chương trình sẽ có 15 module cơ sở. Mỗi module là một chương trình con giải quyết một vấn đề cụ thể.
Phương pháp thiết kế từ dưới lên (Buttom Up Design – BTU)
Phương pháp này áp dụng cho những đơn vị mà trong tổ chức trước đó đã ứng dụng tin học ở một số bộ phận . Tư tưởng của phương pháp này là: Trước hết người ta tiến hành giải quyết các vấn đề cụ thể, sau đó trên cơ sở đánh giá mức độ tương tự về chức năng của các vấn đề này trong việc giải quyết bài toán, người ta gộp chúng lại thành từng nhóm cùng chức năng từ dưới lên trên cho đến module chính. Tiếp đó sẽ thiết kế thêm một số chương trình làm phong phú hơn, đầy đủ hơn chức năng của các phân hệ và cuối cùng là thiết kế một chương trình làm nhiệm vụ tập hợp các module thành một hệ chương trình thống nhất, hoàn chỉnh.
Để minh hoạ cho tư tưởng thiết kế này ta xem xét ví dụ sau đây:
Giả sử trong một doanh nghiệp, công việc ứng dụng tin học trong quản lý đã được triển khai ở các bộ phận khác nhau và trong từng thời điểm khác nhau. Kết quả là người ta đã thiết kế và đưa vào sử dụng một số chương trình quản lý trong các phòng ban (phòng Tài vụ, phòng cung ứng vật tư, phòng Tổ chức hành chính,). Danh sách các chương trình như sau:
Prog 1: Vào số liệu cho tệp hồ sơ cán bộ.
Prog 2: Sửa chữa, bổ sung, cập nhật hồ sơ.
Prog 3: Vào số liệu cho tệp quản lý vật tư.
Prog 4: Vào số liệu cho tệp hoá đơn bán sản phẩm.
Prog 5: Tính lương cán bộ quản lý.
Prog 6: Lập bảng dự toán sử dụng vật tư.
Prog 7: Quản lý cán bộ.
Prog 8: Lập bảng tính giá trị sản phẩm bán ra.
Các chương trình này đã được sử dụng và có kết quả trong sản xuất kinh doanh đã được thực tế kiểm nghiệm. Bây giờ trên cơ sở các chương trình cụ thể này, lãnh đạo công ty có nhu cầu thiết kế một hệ thống chương trình thống nhất, phục vụ tốt hơn cho việc quản lý doanh nghiệp. Trong trường hợp này, chúng ta phải vận dụng phương pháp thiết kế từ dưới lên. Ta lần lượt được các phác thảo sau đây:
√ Phác thảo thứ nhất: Gộp các module 1, 2, 5, 7 thành phân hệ quản lý nhân sự:
Quản lý nhân sự
Prog 1
Prog 2
Prog 5
Prog 7
√ Phác thảo thứ hai: Gộp các module 4, 8 thành phân hệ quản lý bán hàng:
Quản trị bán hàng
Prog 4
Prog 8
√ Phác thảo thứ ba: Gộp các module 3, 6 thành các chức năng quản lý kho hàng:
Quản trị kho hàng
Prog 3
Prog 6
√ Phác thảo thứ 4: Trên cơ sở chức năng của các phân hệ quản lý trên đây, chúng ta có thể tiến hành thiết kế thêm một số chương trình khác làm phong phú thêm các vấn đề mà hệ thống quản lý (Prog 9 - dự báo mức tiêu thụ hàng hoá, Prog 10 - lập bảng tổng hợp hàng tồn kho). Các chương trình đựơc thiết kế bổ sung phải đảm bảo được yêu cầu phù hợp về mặt chức năng với các chương trình đã được thiết kế bà cài đặt trước đó. Đồng thời phải có sự tương thích với các chương trình đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Trong ví dụ trên đây ta co thể thiết kế thêm nhiều chương trình trong mỗi phân hệ làm cho khả năng của các phân hệ ngày càng đa dạng, giải quyết được ngày càng hiệu quả các vấn đề mà thực tế quản lý của doanh nghiệp đặt ra. Ở đây là gộp ba phân hệ vừa thiết kế thành một hệ tin học quản lý thống nhất của doanh nghiệp dưới dạng mô hình sau:
Quản trị nhân sự
Quản trị bán hàng
Quản trị kho hàng
Quản trị doanh nghiệp
Prog 1
Prog 2
Prog 5
Prog 7
Prog 4
Prog 8
Prog 3
Prog 3
Prog 6
Prog 10
2.1.6. Các quy trình trong công nghệ phần mềm.
2.1.6.1. Quy trình 1: Xây dựng và quản lý hợp đồng phần mềm.
Mục đích: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp kỹ thuật, tiến hành xây dựng hợp đồng với khách hàng, theo dõi tiến trình thực hiện hợp đồng, tổ chức thanh lý, thanh toán hợp đồng và lập hồ sơ tổng quát về quy trình hợp đồng phần mềm.
Dấu hiệu: Quy trình xây dựng và quản lý hợp đồng phần mềm tập trung vào các dấu hiệu sau:
Xây dựng hợp đồng phần mềm với khách hàng.
Theo dõi thực hiện hợp đồng phần mềm với khách hàng.
Thanh toán, thanh lý hợp đồng phần mềm với khách hàng.
Lưu đồ:
2.1.6.2. Quy trình 2: Xác định yêu cầu phần mềm.
Mục đích: Sau khi đã có hợp đồng phần mềm với khách hàng, hợp đồng được chuyển sang để thực hiện chương trình thứ hai nhằm xác định nhu cầu của khách hàng về sản phẩm tương lai. Yêu cầu đặt ra là phải lượng hóa các dạng mô hình.
Dấu hiệu:
Phân tích nghiệp vụ chuyên sâu.
Lập mô hình hoạt động của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7965.doc