Chuyên đề Xây dựng hệ thống thông tin quản lý vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Thanh Oai

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 3

I. Khái quát chung về tổ chức và hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội. 3

1. Lịch sử hình thành của Ngân hàng chính sách xã hội. 3

2. Mục tiêu hoạt động. 4

3. Nguồn vốn hoạt động. 4

3.1. Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước. 4

3.2. Vốn huy động. 4

II. Tổng quan về Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Oai. 5

1. Quá trình thành lập 5

2. Một số quy định đối với Phòng Giao Dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Oai. 5

3. Chức năng của phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Oai. 6

4. Nhiệm vụ của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Oai. 6

5. Cơ cấu tổ chức. 8

6. Chức năng của các phòng ban. 8

6.1. Phòng giám đốc. 8

6.2. Phòng kế toán- ngân quỹ. 9

6.3. Phòng tín dụng. 9

7. Sơ đồ tổ chức. 10

CHƯƠNG II. KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA HỆ THỐNG ĐANG TỒN TẠI. 11

I. Thực trạng ứng dụng tin học tại Ngân hàng. 11

II. Tổng quan về đề tài nghiên cứu. 11

1.Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu. 11

2. Xây dựng đề tài. 12

3. Mục tiêu của đề tài. 13

CHƯƠNG III. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN VÀ NGÔN NGỮ SỬ DỤNG. 14

I. Tổng quan về phương pháp luận cơ bản. 14

1.Tổ chức và thông tin trong tổ chức. 14

2. HTTT và chức năng của HTTT trong tổ chức 15

2.1 Hệ thống thông tin. 15

1. Nguyên nhân và phương pháp phát triển một hệ thống thông tin 16

1.1 Nguyên nhân dẫn tới việc phát triển một hệ thống thông tin 16

1.2. Phương pháp phát triển hệ thống thông tin 17

2. Các giai đoạn phát triển một hệ thống thông tin 18

2.1. Đánh giá yêu cầu 18

2.1.1. Điều kiện tiến hành 18

2.1.2. Mục đích 18

2.1.3. Các công đoạn của đánh giá yêu cầu 18

2.2. Phân tích chi tiết 18

2.2.1. Điều kiện tiến hành 18

2.2.2. Mục đích 19

2.2.3. Các công đoạn của phân tích chi tiết 19

2.2.4. Các công cụ sử dụng trong giai đoạn phân tích chi tiết 19

2.3. Thiết kế logic 24

2.3.1. Điều kiện tiến hành 24

2.3.2. Mục đích 24

2.3.3. Các công đoạn của thiết kế logic 25

2.3.4. Các công cụ sử dụng trong giai đoạn thiết kế logic 25

2.4. Đề xuất các phương án của giải pháp 28

2.4.1. Mục đích 28

2.4.2. Các công đoạn của đề xuất phương án giải pháp 28

2.5. Thiết kế vật lý ngoài 29

2.5.1. Mục đích 29

2.5.2. Các công đoạn của thiết kế vật lý ngoài 29

2.6. Triển khai hệ thống thông tin 29

2.6.1. Mục đích 29

2.6.2. Các công đoạn của triển khai hệ thống thông tin 29

2.7. Cài đặt, bảo trì và khai thác hệ thống 29

2.7.1. Mục đích 29

2.7.2. Các công đoạn của cài đặt và khai thác hệ thống 30

3. Ngôn ngữ xây dựng chương trình. 30

3.1.Kiểu dữ liệu, Biến, hằng, hàm và biểu thức trong Visual FoxPro. 30

3.2. Lệnh và cấu tạo lệnh. 33

3.1.1. Lệnh 33

3.1.2. Cấu tạo lệnh. 33

CHƯƠNG IV. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HTTT QUẢN LÝ VỐN CHO NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN THANH OAI. 34

I. Những quy định chung về huy động vốn. 34

1. Nhận vốn điều lệ . 34

2. Vốn tự huy động tại địa phương. 34

2. Tiền gửi tiết kiệm. 36

3.Quy trình nhận trả tiền gửi. 36

3.1 Quy trình gửi tiền tiết kiệm. 36

3.2Thủ tục trả tiền gửi tiết kiệm 39

4. Cơ sở tính lãi và trả lãi. 41

4.1Nguyên tắc tính lãi 41

4.2Cách tính lãi 41

II. Những quy đinh chung về huy động vốn. 41

1. Quyền và nghĩa vụ của các bên. 41

1.1. Đối với hộ vay vốn. 41

1.2. Đối với bên cho vay. 42

2. Nghiệp vụ cho vay. 42

2.1. Đối tượng vay vốn. 42

2.2. Nguyên tắc vay vốn 43

2.3. Sử dụng vốn vay. 43

2.3.1. Đối với cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: 43

2.3.2. Cho vay, làm mới, sửa chữa nhà ở: 44

2.3.3. Cho vay điện sinh hoạt. 44

2.3.4. Cho vay nước sạch 44

2.3.5. Cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về học tập. 44

2.3. Loại cho vay và thời hạn cho vay 44

2.3.1. Loại cho vay 44

2.3.2. Thời hạn cho vay. 44

2.4. Lãi suất cho vay. 45

2.5. Phương thức cho vay và mức cho vay. 45

2.6. Quy trình thủ tục cho vay. 45

3. Nghiệp vụ thu nợ. 48

3.1. Định kỳ hạn trả nợ, thu nợ, thu lãi 48

3.1.1 Thu nợ gốc. 48

3.1.2. Thu lãi. 48

3.2. Quy trình thu nợ, thu lãi. 48

Sơ đồ luồng thông tin quy trình trả nợ. 3.3. Xử lý nợ đến hạn. 50

3.3. Xử lý nợ đến hạn. 51

3.3.1. Cho vay lưu vụ. 51

3.3.2. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. 51

3.3.3. Gia hạn nợ. 51

3.3.4. Chuyển nợ quá hạn 51

II. Phân tích chức năng của hệ thống. 52

1. Mô tả chức năng cơ bản của hệ thống. 52

2.1. Sơ đồ phân rã chức năng huy động vốn. 53

2.2 Sơ đồ phân rã chức năng sử dụng vốn. 54

2.2.1. Sơ đồ phân rã chức năng giao dịch thu nợ 54

3. Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) của HTTT Quản Lý Vốn. 55

3.1. Sơ đồ ngữ cảnh. 55

3.2. Sơ đồ DFD mức 0 của HTTT Quản Lý Vốn. 56

3.3. Sơ đồ DFD mức 1 của tiến trình huy động vốn tiết kiệm. 57

4. Sơ đồ phân rã chức năng sử dụng vốn. 58

4.1. Sơ đồ phân rã chức năng cho vay. 59

4.2. Sơ đồ phân rã chức năng thu nợ. 60

4.2.1. Sơ đồ phân rã chức năng giao dịch thu nợ 61

5. Thiết kế CSDL. 62

5.1. Một số mẫu đầu vào và đầu ra của hệ thống thông tin quản lý vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Thanh Oai. 62

PHẦN THEO DÕI GỐC VÀ LÃI 64

5.2. Thiết kế CSDL logic đi từ các thông tin ra. 66

5.3 Mô hình quan hệ thực thể. 70

III. Thiết kế giải thuật. 71

1. Thuật toán đăng nhập chương trình: 71

2. Thuật toán tạo sổ tiết kiệm. 72

3. Thuật toán rút tiền tiết kiệm. 73

IV. Màn hình giao diện của chương trình. 74

1. Màn hình đăng nhập chương trình. 74

2. Màn hình giao diện chính của chương trình. 74

3. Menu Hệ Thống. 75

4. Menu Danh Mục. 75

5. Menu Cập nhật. 75

6. Màn hình danh mục kỳ hạn. 76

6.1. Màn hình cập nhật danh mục kỳ hạn. 76

7. Màn hình cập nhật nghiệp vụ. 77

8. Màn hình danh mục khách hàng 77

8.1. Màn hình cập nhật khách hàng. 78

9. Màn hình giao diện giao dịch gửi tiền. 78

9.1. Màn hình giao diện sổ tiết kiệm. 79

10. Màn hình giấy lĩnh tiền tiết kiệm. 80

11. Màn hình phiếu thu. 81

12. Báo cáo thu tiền mặt theo quý. 82

13. Báo cáo số tiền gửi theo khách hàng. 82

14. Báo cáo tiền gửi theo nghiệp vụ. 83

15. Báo cáo tiền gửi theo kỳ hạn. 83

16. Báo cáo tổng hợp. 84

KẾT LUẬN 85

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1604 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng hệ thống thông tin quản lý vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Thanh Oai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệm trên thực tế, thu được những nội dung cơ bản khái quát về hệ thống mà nội dung đó khó có thể nắm bắt được khi tài liệu quá nhiều. * Nghiên cứu tài liệu Cho phép nghiên cứu kỹ và tỉ mỉ về nhiều khía cạnh của tổ chức như tình trạng tài chính, các tiêu chuẩn và định mức, cấu trúc thứ bậc, vai trò và nhiệm vụ của các thành viên, nội dung và hình dạng của các thông tin vào/ra. Thông tin trên giấy tờ phản ánh quá khứ, hiện tại và tương lai của tổ chức. * Sử dụng phiếu điều tra Nhằm mục đích lấy thông tin từ một số lượng lớn các đối tượng và trên một phạm vi rộng lớn. Phiếu điều tra thường được thiết kế trên giấy, ngoài ra hiện nay, phiếu điều tra còn được thiết kế thông qua điện thoại, những trang Web động. * Quan sát Thông tin thu được là thông tin không thể hiện trên tài liệu hoặc qua phỏng vấn. b. Mã hóa dữ liệu Mã hóa được xem là việc xây dựng một tập hợp những hàm thức mang tính quy ước và gán cho tập hợp này một ý nghĩa bằng cách cho liên hệ với tập hợp những đối tượng cần biểu diễn. Mã hóa nhằm mục đích: nhận diện không nhầm lẫn các đối tượng, mô tả nhanh chóng các đối tượng, nhận diện nhanh chóng nhóm đối tượng. * Các phương pháp mã hóa: - Phương pháp mã hóa phân cấp: đối tượng được phân cấp từ trên xuống và mã số được xây dựng từ trái qua phải - các chữ số được kéo dài về phía bên phải để thể hiện chi tiết sự phân cấp sâu hơn. - Phương pháp mã hóa liên tiếp: mã được tạo ra bởi một quy tắc tạo dãy nhất định. - Phương pháp mã hóa theo xeri: sử dụng một tập hợp theo dãy gọi là xeri, xeri được coi như một giấy phép theo mã quy định. - Phương pháp mã hóa gợi nhớ: căn cứ vào đặc tính của đối tượng để xây dựng bộ mã. - Phương pháp mã hóa ghép nối: chia mã ra thành nhiều trường, mỗi trường tương ứng bới một đặc tính, những liên hệ có thể có giữa những tập hợp con khác nhau với đối tượng được gán mã. * Yêu cầu đối với bộ mã: - Bảo đảm tỷ lệ kén chọn và tỷ lệ sâu sắc bằng 1 - Có tính uyển chuyển và lâu bền - Tiện lợi khi sử dụng. * Cách thức tiến hành mã hóa - Xác định tập hợp các đối tượng cần mã hóa - Xác định các xử lý cần thực hiện - Lựa chọn giải pháp mã hóa - Triển khai mã hóa Mã hóa là một công việc rất quan trọng của việc xây dựng một hệ thống thông tin. Việc mã hóa và sử dụng mã xảy ra trong suốt quá trình từ khi phân tích, thiết kế đến cài đặt và khai thác hệ thống thông tin. c. Mô hình hóa hệ thống thông tin c1. Sơ đồ luồng thông tin (IFD) Sơ đồ luồng thông tin dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách thức động - tức là môt tả sự di chuyển của dữ liệu, việc xử lý, việc lưu trữ trong thế giới vật lý bằng các sơ đồ. Các ký pháp của sơ đồ luồng thông tin: - Xử lý: - Kho lưu trữ dữ liệu - Dòng thông tin - Điều khiển Các phích vật lý là những mô tả chi tiết hơn bằng lời cho các đối tượng được biểu diễn trên sơ đồ. Có 3 loại phích: - Phích luồng thông tin có mẫu - Phích kho chứa dữ liệu - Phích xử lý c2. Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) Sơ đồ luồng dữ liệu cũng dùng để mô tả hệ thống thông tin nhưng trên góc độ trừu tượng. Sơ đồ luồng dữ liệu không quan tâm tới nơi, thời điểm và đối tượng chịu trách nhiệm xử lý mà chỉ mô tả hệ thống thông tin làm gì và để làm gì. Các ký pháp dùng cho sơ đồ luồng dữ liệu: - Nguồn hoặc đích - Dòng dữ liệu - Tiến trình xử lý - Kho dữ liệu Các mức của DFD - Sơ đồ ngữ cảnh (Context Diagram): thể hiện rất khái quát nội dung chính của hệ thống thông tin. Sơ đồ này không đi vào chi tiết mà mô tả nhằm dễ dàng nhìn nhận được nội dung chính của hệ thống. - Các sơ đồ phân rã: thực hiện nhằm mô tả chi tiết hơn hệ thống bắt đầu từ sơ đồ ngữ cảnh phân rã ra thành sơ đồ mức 0, sơ đồ mức 1…. cho tới khi xử lý là cập nhật hoặc sửa chữa. Các phích logic: dùng để mô tả thêm cho luồng dữ liệu, xử lý, kho dữ liệu, tệp dữ liệu và phần tử thông tin. Có 5 loại phích logic: - Phích xử lý logic - Phích luồng dữ liệu - Phích phần tử thông tin - Phích kho dữ liệu - Phích tệp dữ liệu Sơ đồ luồng thông tin và sơ đồ luồng dữ liệu là hai công cụ thường dùng nhất để phân tích và thiết kế một hệ thống thông tin. 4.3. Thiết kế logic 4.3.1. Điều kiện tiến hành Sau khi ttình bày báo cáo phân tích chi tiết và có quyết định tiếp tục phân tích dự án. 4.3.2. Mục đích Thiết kế logic xác định một cách chi tiết và chính xác những cái gì mà hệ thống mới phải làm để đạt được những mục tiêu đã được thiết lập từ giai đoạn phân tích chi tiết mà vẫn luôn tuân thủ những ràng buộc của môi trường. 4.3.3. Các công đoạn của thiết kế logic - Thiết kế cơ sở dữ liệu - Thiết kế xử lý - Thiết kế các dòng vào - Hoàn chỉnh các tài liệu lôgic - Hợp thức hóa mô hình lôgic 4.3.4. Các công cụ sử dụng trong giai đoạn thiết kế logic a. Thiết kế cơ sở dữ liệu logic từ các thông tin đầu ra Đây là phương pháp cổ điển và cơ bản của việc thiết kế cơ sở dữ liệu. Phương pháp này gồm các bước: * B1. Xác định các đầu ra - Liệt kê toàn bộ các thông tin đầu ra - Nội dung, khối lượng, tần xuất và nơi nhận của chúng * B2. Xác định các tệp cần thiết cung cấp đủ dữ liệu cho việc tạo ra từng đầu ra - Liệt kê các phần tử thông tin trên đầu ra. Trên mỗi thông tin đầu ra bao gồm các phần tử thông tin (Information Element) được gọi là các thuộc tính. Ta cần liệt kê toàn bộ các thuộc tính thành một danh sách. Đánh dấu các thuộc tính lặp (Repeatable), các thuộc tính thứ sinh (Secondary) và gạch chân các thuộc tính khóa. Loại bỏ các thuộc tính thứ sinh ra khỏi danh sách, chỉ để lại các thuộc tính cơ sở. Xem xét loại bỏ những thuộc tính không có ý nghĩa trong quản lý. - Chuẩn hóa mức 1 (1-NF): quy định rằng trong mỗi danh sách không chứa thuộc tính lặp. Nếu có các thuộc tính lặp thì phải tách các thuộc tính lặp đó ra thành các danh sách con, có một ý nghĩa dưới góc độ quản lý. Gắn thêm cho nó một tên, tìm cho nó một thuộc tính định danh riêng và thêm thuộc tính định danh của danh sách gốc. - Chuẩn hóa mức 2 (2-NF): quy định rằng, trong một danh sách mỗi thuộc tính phải phụ thuộc hàm vào toàn bộ khóa chứ không chỉ phụ thuộc vào một phần của khóa. Nếu có sự phụ thuộc như vậy thì phải tách những thuộc tính phụ thuộc hàm vào bộ phận của khóa thành một danh sách con mới. Lấy bộ phận khóa đó làm khóa cho danh sách mới. Đặt cho danh sách mới này một tên riêng cho phù hợp với nội dung của các thuộc tính trong danh sách. - Chuẩn hóa mức 3 (3-NF): quy định rằng, trong một danh sách không được phép có sự phụ thuộc bắc cầu giữa các thuộc tính. Nếu thuộc tính Z phụ thuộc hàm vào thuộc tính Y và Y phụ thuộc hàm vào X thì phải tách chúng vào 2 danh sách chứa quan hệ Z, Y và danh sách chứa quan hệ Y với X. Xác định khóa và tên cho mỗi danh sách mới. - Mô tả các tệp dữ liệu Mỗi danh sách sau khi thực hiện chuẩn hóa mức 3 sẽ là một tệp cơ sở dữ liệu. * B3. Tích hợp các tệp để chỉ tạo ra một cơ sở dữ liệu Từ mỗi đầu ra sau bước 2 sẽ tạo ra rất nhiều danh sách và mỗi danh sách là liên quan tới một đối tượng quản lý, có sự tồn tại riêng tương đối độc lập. Những danh sách nào mô tả về một thực thể thì phải tích hợp lại, nghĩa là tạo thành một danh sách chung, bằng cách tập hợp tất cả các thuộc tính chung và riêng của những danh sách đó. * B4. Xác định khối lượng dữ liệu cho từng tệp và toàn bộ sơ đồ Xác định số lượng các bản ghi cho từng tệp Xác định độ dài cho một thuộc tính, tính độ dai cho bản ghi * B5. Xác định liên hệ logic giữa các tệp và thiết lập sơ đồ cấu trúc dữ liệu b. Thiết kế cơ sở dữ liệu bằng phương pháp mô hình hóa * Khái niệm cơ bản - Thực thể (Entity): được dùng để biểu diễn những đối tượng cụ thể hoặc trừu tượng trong thế giới thực mà ta muốn lưu trữ thông tin về chúng. Khái niệm thực thể cho sự kiên tưởng tới một tập hợp các đối tượng có cùng các đặc trưng, chứ không phải các đối tượng riêng biệt. Thực thể được biểu diễn bằng một hình chữ nhật có ghi tên thực thể bên trong. - Liên kết (Association): Một thực thể trong thực tế không tồn tại độc lập với các thực thể khác, có sự liên hệ giữa các thực thể khác nhau. Khái niệm liên kết được dùng để trình bày, thẻ hiện những mối liên hệ tồn tại giữa các thực thể. Liên kết được biểu diễn bằng một thoi có ghi tên liên kết bên trong. * Số mức độ của liên kết: là số lần xuất của thực thể A tương tác với mỗi lần xuất của thực thể B và ngược lại. - Liên kết một – một (1@1): một lần xuất của thực thể A được liên kết với chỉ một lần xuất của thực thể B và ngược lại. - Liên kết một – nhiều (1@n): mỗi lần xuất của thực thể A được liên kết với một hoặc nhiều của thực thể B và mỗi lần xuất của thực thể B chỉ liên kết với duy nhất một lần xuất của thực thể A. - Liên kết nhiều- nhiều (n@m): một lần xuất của thực thể A được liên kết với một hoặc nhiều lần xuất của thực thể B và mỗi lần xuất của thực thể B được liên kết với một hoặc nhiều lần xuất của thực thể A. * Khả năng tùy chọn của liên kết: là khi những lần xuất của thực thể A không tham gia vào liên kết đang tồn tại giữa thực thể A và thực thể B. * Chiều của một liên kết: chỉ ra số lượng các thực thể tham gia vào quan hệ đó. Các quan hệ được chia làm 3 loại: - Quan hệ một chiều: là một quan hệ mà một lần xuất của một thực thể được quan hệ với một lần xuất của chính thực thể đó. - Quan hệ hai chiều: là quan hệ trong đó có hai thực thể liên kết với nhau. - Quan hệ nhiều chiều: là một quan hệ có nhiều hơn hai thực thể tham gia. * Thuộc tính: dùng để mô tả các đặc trưng của một thực thể hoặc quan hệ. Có 3 loại thuộc tính: - Thuộc tính định danh (Identifier): là thuộc tính dùng để xác định một cách duy nhất mỗi lần xuất của thực thể. - Thuộc tính mô tả (Description): dùng để mô tả về thực thể. - Thuộc tính quan hệ: dùng để chỉ đến một lần xuất nào đó trong thực thể có quan hệ. 4.4. Đề xuất các phương án của giải pháp 4.4.1. Mục đích Giai đoạn đề xuất các phương án của giải pháp thiết lập các phác họa cho mô hình vật lý, đánh giá chi phí và lợi ích cho các phác họa, xác định khả năng đạt các mục tiêu cũng như sự tác động của chúng vào lĩnh vực tổ chức và nhân sự đang làm việc tại hệ thống và đưa ra những khuyến nghị cho lãnh đạo những phương án hứa hẹn nhất. 4.4.2. Các công đoạn của đề xuất phương án giải pháp - Xác định các ràng buộc tổ chức và tin học - Xây dựng các phương án của giải pháp - Đánh giá các phương án của giải pháp - Chuẩn bị và trình bày báo cáo về các phương án của giải pháp 4.5. Thiết kế vật lý ngoài 4.5.1. Mục đích Thiết kế vật lý ngoài nhằm xác định hệ thống thông tin trình bày thông tin như thế nào cho người sử dụng khi nhập dữ liệu vào hệ thống hoặc đưa kết quả ra, cách thức mà người sử dụng hội thoại với hệ thống thông tin và cần phải đặc trưng hóa mọi tiến trình thủ công quanh việc sử dụng hệ thống thông tin tin học hóa. 4.5.2. Các công đoạn của thiết kế vật lý ngoài - Lập kế hoạch thiết kế vật lý ngoài - Thiết kế chi tiết các giao diện vào – ra - Thiết kế phương thức giao tác với phần tin học hóa - Thiết kế các thủ tục thủ công - Chuẩn bị và trình bày báo cáo thiết kế vật lý ngoài 4.6. Triển khai hệ thống thông tin 4.6.1. Mục đích Triển khai hệ thống thông tin nhằm xây dựng hệ thống hoạt động tốt. Kết quả quan trọng nhất của giai đoạn này là phần tin học hóa của hệ thống thông tin - đó chính là phần mềm. Việc hoàn thiện mọi tài liệu hệ thống và tài liệu hướng dẫn cho người sử dụng, cho thao tác viên. 4.6.2. Các công đoạn của triển khai hệ thống thông tin - Lập kế hoạch thực hiện kỹ thuật - Thiết kế vật lý trong - Lập trình - Thử nghiệm kiểm tra - Chuẩn bị các tài liệu cho hệ thống 4.7. Cài đặt, bảo trì và khai thác hệ thống 4.7.1. Mục đích Giai đoạn này tích hợp hệ thống được phát triển vào các hoạt động của tổ chức một cách ít va vấp nhất và đáp ứng với những thay đổi có thể xảy ra trong suốt quá trình sử dụng. 4.7.2. Các công đoạn của cài đặt và khai thác hệ thống - Lập kế hoạch cài đặt - Chuyển đổi kỹ thuật và con người - Khai thác và bảo trì - Đánh giá 5. Ngôn ngữ xây dựng chương trình. Trước đây, chúng ta thường quen thuộc với phong cách lập trình trong môi trường hệ điều hành MS -Dos, PC- Dos... nhưng từ khi Microsoft Windows ra đời, xu hướng lập trình trong môi trường Windows càng ngày càng thu hút các hãng sản xuất phần mềm ứng dụng. Vì lẽ đó một loạt các ngôn ngữ lập trình truyền thống như Visual Basic, Pascal, C, Foxpro đã khai thác khả năng giao diện để cải tiến và làm phong phú thêm những đặc tính của từng ngôn ngữ như Visual Basic, Visual C, Visual FoxPro... Microsoft Visual FoxPro là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu có nhiều công cụ giúp tổng hợp, truy xuất thông tin một cách nhanh chóng thuận tiện, và một bộ lệnh lập trình rất phong phú. Do Visual FoxPro được nâng cấp từ FoxPro, vì vậy nó vẫn duy trì những cách thiết kế truyền thống của FoxPro. Nhưng điểm mạnh của Visual FoxPro lại là những phương thức tổ chức, xử lý mới, mang tính hiện đại tương tự Micro Access. Visial FoxPro giúp triển khai các ứng dụng quản lý một cách dễ dàng hơn, giảm bớt được khối lượng lập trình nặng nhọc phải thực hiện nếu xây dựng ứng dụng bằng các phiên bản FoxPro cũ. 5.1.Kiểu dữ liệu, Biến, hằng, hàm và biểu thức trong Visual FoxPro. v Kiểu dữ liệu Kiểu dữ liệu là một thuộc tính gắn liền với biến hay Field trong cơ sở dữ liệu. Visual FoxPro có tất cả 10 kiểu dữ liệu khác nhau và mỗi kiểu đều có các phép toán riêng của nó. v Biến. ỉ Mô tả: Là nột vị trí trong bộ nhớ mà giá trị của chúng có thể thay đổi từ đầu đến cuối chương trình. Một biến có thể chứa giá trị bất kỳ một loại dữ liệu nào và có thể thay đổi giá trị của biến bất kỳ lúc nào. ỉ Phạm vi của biến: Biến chỉ tồn tại trong một ứng dụng đang chạy hay trong một lần làm việc của Visual FoxPro mà đã tạo ra chúng. Để chỉ rõ phạm vi của biến thì dùng các từ khoá Local, Private hay Pulic. v Quy ước và cách đặt tên. Tên biến có quy ước dài không quá 254 ký tự (riêng biến vùng chỉ được 10 ký tự). Có thể dùng các chữ cái, chữ số và dấu gạch dưới(_) để đặt tên biến nhưng không được bắt đầu bằng chữ số. Không được dùng các từ khoá của Visual FoxPro. v Các loại biến trong Visual FoxPro: Visual FoxPro chia làm 3 loại biến: ỉ Biến ký ức (Memory Variable): là biến do người dùng khai báo. Khi không sử dụng biến này nữa thì nên giải phóng chúng cho đỡ tốn bộ nhớ. ỉ Biến hệ thống: là biến do Visual FoxPro tự tạo ra ngay sau khi khởi động. Loại biến này có thể bắt đầu bằng dấu gạch dưới (_) và thường dùng trong việc in ấn. Trong khi Visual FoxPro đang hoạt động thì không thể giải phóng biến hệ thống được. ỉ Biến vùng: là tên các vùng trong cơ sở dữ liệu và chỉ có nghĩa khi mở tập tin cơ sở dữ liệu. v Cách tạo biến: Để tạo một biến và gán giá trị ban đầu có thể sử dụng câu lệnh STORE hay phép toán = v Lệnh STORE: dùng để đưa dữ liệu vào biến. Cú pháp: STORE TO,[,] ỉ Lệnh gán (=): Chức năng tương đương với lệnh STORE v Loại bỏ biến. Tất cả có thể sử dụng Realease để loại bỏ các biến không còn sử dụng. Cú pháp: REALEASE [All like| Except] v Hằng ỉ Mô tả: Hằng là một giá trị (dạng số, chuỗi, ngày...) không thay đổi trong suốt chương trình. ỉ Hằng ký tự (chuỗi): Là một dãy ký tự bao gồm 254 ký tự được đặt trong cặp dấu nháy ‘...’, “....”, [...]. ỉ Hằng kiểu ngày: Hằng kiểu ngày phải được đặt trong dấu {}. ỉ Hằng logic: Là một hằng có giá trị số (nguyên hoặc thực) ỉ Cách khai báo hằng trong Visual FoxPro. Hằng được khai báo ở đầu mỗi chương trình bằng câu lệnh #DEFINE v Hàm Hàm là một đoạn chương trình được thi hành mỗi khi được gọi và trả về một giá trị tại nơi gọi chương trình. Bởi vì hàm nhận được một hay nhiều đối số và trả về một giá trị nên chúng có thể sử dụng trong các biểu thức. Hàm có 2 loại: hàm có sẵn trong Visual FoxPro và hàm tự tạo (User Defined Function – UDF) ỉ Hàm do người dùng định nghĩa: Cú pháp: FUNCTION RETURN 5.2. Lệnh và cấu tạo lệnh. 5.1.1. Lệnh Lệnh là một chỉ thị của người dùng yêu cầu Visual FoxPro làm một việc gì đó. Lệnh có thể đưa vào từ bàn phím, chọn từ Menu hoặc đưa vào từ chương trình. 5.1.2. Cấu tạo lệnh. Lệnh luôn luôn bắt đầu bằng một tên (thường là động từ), theo sau là các tuỳ chọn (Option) để xác định cách thức làm việc của lệnh đó. vd: REPLACE WITH [WITH ],... chương IV. Phân tích và thiết kế HTTT quản lý vốn cho Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Thanh Oai. I. Những quy định chung về huy động vốn. 1. Nhận vốn điều lệ . Hàng năm Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Oai được nhận một lượng vốn điều lệ do Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Hà Tây cấp theo kế hoạch định trước, vốn chuyển từ Ngân hàng Nông nghiệp, vốn viện trợ không hoàn lại. Lượng vốn này phải đươc sử dụng tối đa vào công tác cho vay. NHCSXH được bổ sung tăng nguồn vốn điều lệ tuỳ theo quy mô hoạt động và có trách nhiệm bảo tồn các loại vốn trên cơ sở đảm bảo cho vay có hiệu quả và không làm mất vốn. Mặt khác Ngân hàng chính sách xã hội Huyện còn được nhận nguồn vốn uỷ thác từ UBND Huyện trích từ ngân sách hoạt động hàng năm nhằm trợ giúp các đối tượng thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách... Ngoài ra nguồn vốn huy động vốn tiết kiệm từ nhân dân hoặc các tổ chức đoàn thể cơ quan công nhân viên chức phải theo kế hoạch được giao từ NHCSXH Tỉnh. NHCSXH có nhiệm vụ hoàn thành đúng mức quy định và có kế hoạch sử dụng nguồn vốn huy động tối đa. Theo kế hoạch của NHCSXH Việt Nam thì trong 3 năm đầu hoạt động các NHCSXH chi nhánh tỉnh, huyện được TW điều chỉnh phần lớn nguồn vốn. Còn từ 3 năm sau trở đi, lúc này các hoạt động đã đi vào ổn định và phát huy tác động mạnh thì TW chỉ điều chuyển một phần, còn lại là do Ngân hàng chi nhánh tự cân bằng thu chi để đáp ứng cho các đối tượng làm ăn có hiệu quả. 2. Vốn tự huy động tại địa phương. Ngoài các nguồn vốn mà nhà nước đầu tư vào NHCSXH thì NHCSXH chi nhánh còn được phép huy động vốn từ các tầng lóp dân cư để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay dưới mọi hình thức. Nguồn vốn huy động này có thể huy động từ các hiệp hội, ngân sách huyện, các tổ chức, các cá nhân tại địa phương, vốn tiết kiệm trong dân cư. Ngân hàng chính sách xã hội động viên người có tiền gửi vào ngân hàng góp phần phát triển đất nước. Người gửi tiền sẽ nhận được một khoản lãi suất (mức lãi suất tuỳ thuộc vào kỳ hạn gửi) sau một khoảng thời gian. Tổng số tiền gốc và lãi sẽ được hoàn trả khi khách hàng có yêu cầu và khoản tiền đó được Nhà nước bảo hộ. Người có tiền gửi vào các thể thức tiền gửi dân cư được hưởng các quyền lợi sau: -Gửi tiền vào Ngân hàng chính sách xã hội được bảo toàn và bảo hiểm -Được rút ra theo yêu cầu và được đảm bảo đầy đủ đúng thời hạn cả vốn lẫn lãi. -Được Ngân hàng chính sách xã hội đảm bảo bí mật. -Được Ngân hàng chính sách xã hội công bố phải công khai mức lãi suất tiền gửi. -Được Ngân hàng chính sách xã hội giao cho chứng chỉ tiền gửi: thẻ tiết kiệm, trong đó ghi đúng số tiền đã gửi (nếu chứng chỉ tiền gửi bị tẩy xoá, sửa chữa, nhầu nát thì không có giá trị thanh toán). -Thẻ tiết kiệm được dùng để thế chấp vay vốn, chiết khấu theo chế độ hiện hành của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam. -Thẻ tiết kiệm được thừa kế theo luật thừa kế. *Trách nhiệm của Ngân hàng chính sách xã hội về tiền gửi của khách hàng: -Tham gia tổ chức bảo toàn hoặc bảo hiểm của tiền gửi, mức bảo toàn hoặc mức bảo hiểm của tiền gửi. -Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền theo yêu cầu, đảm bảo trả đầy đủ, đúng hạn cả vốn lẫn lãi của mọi khoản tiền gửi. -Đảm bảo bí mật số dư tiền gửi của khách hàng, từ chối việc điều tra phong toả cầm giữ, trích chuyển tiền gửi mà không có sự đồng ý của khách hàng trừ trường hợp có pháp luật quy định. -Ngân hàng công bố thời gian huy động và không tự ý ngừng thời gian giao dịch và thời gian đã công bố. Trường hợp ngừng huy động sẽ được niêm yết tại nơi giao dịch chậm nhất là 24h trước thời điểm ngừng giao dịch. 2. Tiền gửi tiết kiệm. *Có hai loại tiền gửi: không kỳ hạn và có kỳ hạn. -Loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: nguời gửi được lĩnh lãi 3 tháng một lần. Người gửi có thể rút cả gốc lẫn lãi bất kỳ lúc nào. -Loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: -Người gửi được tự do lựa chọn kỳ hạn gửi phù hợp với hình thức huy động vốn của Ngân hàng trong từng thời kỳ và phải rút vốn theo đúng kỳ hạn đó. -Đến hạn nếu người gửi không đến rút vốn và lĩnh lãi thì tiền lãi được nhập vào vốn coi như người gửi tiếp tục gửi mới với lãi suất không kỳ hạn. -Lãi suất tiền gửi tiết kiệm của từng loại do TGD Ngân hàng chính sách xã hội VN quy đinh cụ thể trong từng thời kỳ. -Thẻ tiết kiệm VND được phát hành in theo mẫu riêng. -Người gửi có thể uỷ quyền cho người khác lĩnh thay và có thể gửi cho người khác hưởng. 3.Quy trình nhận trả tiền gửi. 3.1 Quy trình gửi tiền tiết kiệm. * Đối với khách hàng. -Khách hàng đến NHCSXH sẽ được nhân viên Ngân hàng cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến gửi tiền tiết kiệm và đựơc hướng dẫn điền thông tin theo các quy trình gửi tiền in sẵn. - Khách hàng mang phiếu gửi tiền, CMND sang thủ quỹ để nộp tiền. *Đối với Ngân hàng. -Thủ Quỹ sẽ kiểm tra thông tin trên phiếu gửi tiền, sau đó nhận và kiểm tiền. Khi đã nhận đủ tiền thủ quỹ tiến hành đóng dấu và ký vào chỗ quy định trên phiếu gửi tiền và hướng dẫn khách hàng ký tên vào bảng kê loại tiền đã nộp. Phiếu gửi tiền được chuyển đến cho kế toán. -Kế toán sẽ kiểm tra thông tin đã điền trên phiếu, đối chiếu CMND của khách hàng với các yếu tố trên phiếu. Nếu thông tin kiểm tra là hợp lệ kế toán sẽ hướng dẫn khách hàng ký 2 chữ ký mẫu vào mặt sau của thẻ đăng ký chữ ký mẫu. Sau đó đối chiếu chữ ký mẫu với chữ ký trên phiếu gửi tiền. Nhập thông tin vào máy vi tính: họ tên, địa chỉ, CMND, sổ tiết kiệm hoặc số định danh của khách hàng lên thẻ giao dịch tiết kiệm, thẻ đăng ký mẫu, ghi số tài khoản lên phiếu gửi tiền. Khi mọi thủ tục được hoàn tất kế toán ký tên vào chỗ quy định trên chứng từ và chuyển chứng từ sang cho cán bộ kiểm soát. -Cán bộ kiểm soát kiểm tra tính hợp lệ của thông tin, và chữ ký trên giấy tờ. Nếu thông tin là đúng cán bộ kiểm soát ký tên vào nơi quy định và chuyển cho khách hàng một liên. Sơ đồ luồng thông tin quy trình gửi tiền tiết kiệm. Thời điểm Khách hàng Ngân hàng NH tỉnh Thời điểm Phiếu gửi tiền Kiểm tra TT trên phiếu TT kiểm tra hợp lệ Đăng ký vào máy Sổ TK In chứng từ Tính lãi/ gốc Kiểm tra chứng từ Chứng từ kiểm tra hợp lệ Chứng từ và sổ tiết kiệm Tổng hợp báo cáo Báo cáo Cuối quý 3.2Thủ tục trả tiền gửi tiết kiệm * Đối với khách hàng: -Yêu cầu Ngân hàng cho rút số tiền. -Nộp cho kế toán thẻ tiết kiệm, CMND. *Đối với Ngân hàng: -Kế toán: +Đối chiếu các thông tin trên CMND của khách hàng với các yếu tố ghi trên thẻ tiết kiệm. +Kiểm tra số dư trên thẻ tiết kiệm của khách hàng. +Đối chiếu số dư trên thẻ tiết kiệm và số dư của khách hàng tại sổ tiết kiệm mà Ngân hàng lưu giữ. Nếu khớp đúng thì in phiếu lĩnh tiền và ký trên phiếu lĩnh tiền. +Trường hợp có số dư không đủ số tiền yêu cầu rút của khách thì thông báo cho khách hàng biết. +Trường hợp số tiền trên thẻ tiết kiệm lớn hơn số dư ghi trong sổ tiết kiệm của khách hàng tại Ngân hàng thì tìm nguyên nhân và xử lý theo đúng quy định về xử lý sai lầm. +Nếu khách hàng lĩnh một phần tiền gửi đối với tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn (đúng vào ngày đến hạn) thì kế toán thu lại thẻ tiết kiệm cũ, đóng dấu “thẻ thu hồi”, nhập thông tin vào máy vi tính, in thẻ tiết kiệm mới, ký vào chỗ quy định. +Nếu khách hàng lĩnh gốc và lãi định kỳ, kế toán nhập thông tin vào máy vi tính, ghi số tiền lĩnh lãi và ký xác nhận vế số tiền trả trên thẻ tiết kiệm cũ. +Chuyển toàn bộ các giấy tờ cho cán bộ kiểm soát. -Kiểm soát: +Kiểm soát tính hợp lệ trên chứng từ +Ký tên vào chỗ quy định và chuyển cho thủ quỹ. -Thủ quỹ: +Kiểm tra chữ ký. +Vào sổ theo đúng số tiền ghi trên chứng từ. +Ký vào chỗ quy định. +Trước khi giao tiền phải kiểm tra xác minh lại khách hàng, nếu đúng mời khách hàng ký trên bảng kê các loại tiền đã nhận, giao tiền cho khách cùng thẻ giao dịch TK kèm thẻ tK,CMND. +Trả lại cho kế toán phiếu lĩnh tiền. Sơ đồ luồng thông tin quy trình rút tiền gửi tiết kiệm. Thời điểm Khách hàng Ngân hàng NH tỉnh Thời điểm Yêu cầu rút tiền Kiểm tra TT trong máy Tính lãi Sổ TK In chứng từ Kiểm tra chứng từ Chứng từ kiểm tra hợp lệ Chứng từ Tổng hợp báo cáo Báo cáo Cuối quý 4. Cơ sở tính lãi và trả lãi. 4.1Nguyên tắc tính lãi - áp dụng đúng lãi suất quy định -Ngày tính lãi:tính ngày gửi ,không tính ngày lĩnh -Lãi suất tháng tính trên cơ sở một tháng là 30 ngày -Lãi suất năm tính trên cơ sở một năm là 360 ngày -Tôn trọng các hình thức và kỳ hạn gửi tiền mà khách hàng đã lựa chọn. Trường hợp khách hàng rút trước hạn lãi suất được tính theo mức lãi suất không kỳ hạn tại thời điểm lĩnh. 4.2Cách tính lãi a. Loại không kỳ hạn -Người gửi được rút gốc ra bất kỳ thời điểm nào và lĩnh lãi hàng tháng, nếu không lĩnh lãi hàng tháng Ngân hàng sẽ tính lãi và nhập tiền lãi vào vốn cho người gửi. -Lãi được nhập gốc vào ngày 25 hàng tháng hoặc ngày rút hết số dư. b. Loại có kỳ hạn. -Thông thường trả lãi một lần vào thời điểm đến hạn. Đúng thời hạn, người gửi phải đến rút cả gốc lẫn lãi. Nếu đến kỳ hạn khách hàng không đến lĩnh được ngân hàng sẽ chuyển toàn bộ số tiền gốc và lãi đó thành một khoản gửi với lãi suất không kỳ hạn. - Số tiền lãi tính theo ngày: Số tiề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3391.doc