LỜI CAM ĐOAN .I
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . V
DANH MỤC BẢNG. VII
DANH MỤC SƠ ĐỒ .IX
LỜI MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA
DOANH NGHIỆP . 21
1.1. NGUỒN VỐN CỦA DN . 21
1.1.1. Khái niệm nguồn vốn của DN . 21
1.1.2. Phân loại nguồn vốn của DN . 21
1.2. CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA DN . 27
1.2.1. Khái niệm cơ cấu nguồn vốn của DN. 27
1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn của DN . 30
1.2.3. Một số lý thuyết cơ bản về cơ cấu nguồn vốn của DN. 33
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu nguồn vốn của DN. 43
1.2.5. Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến hoạt động SXKD của DN . 50
1.2.6. Nguyên tắc hoạch định cơ cấu nguồn vốn của DN. 58
1.3. KINH NGHIỆM HOẠCH ĐỊNH CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA
MỘT SỐ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI DẦU KHÍ TRÊN THẾ
GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO DN THƯƠNG MẠI DẦU KHÍ TẠI VIỆT
NAM. 61
1.3.1. Cơ cấu nguồn vốn của một số DN thương mại dầu khí. 61
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho các DN thương mại dầu khí Việt Nam. 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. 72
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI DẦU KHÍ TẠI VIỆT NAM. 73
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DN THƯƠNG MẠI DẦU KHÍ TẠI VIỆT
NAM. 73
270 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp thương mại dầu khí tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mại
dầu khí đều có sự sụt giảm nhưng tỷ trọng VCSH lại có sự gia tăng nên WACC
đã tăng lên 6,08%. Trong những năm tiếp theo, chỉ tiêu này có sự sụt giảm và
đạt mức 5,34% vào năm 2019.
Sơ đồ 2.10: Chi phí sử dụng vốn của các DN nghiên cứu
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Sự biến động của WACC cũng giống với xu hướng biến động của chi phí sử
dụng VCSH (re). Năm 2014, chi phí sử dụng VCSH đạt 8,62%, và tiếp tục gia
tăng trong hai năm tiếp theo (đạt 12,27% vào năm 2016). Tuy nhiên, trong những
năm sau đó, chi phí sử dụng VCSH lại có sự sụt giảm, và chỉ đạt 8,37% vào năm
2019. Còn chi phí sử dụng nợ vay của các DN thương mại dầu khí ở mức thấp
(dao động từ 2,8% đến 4,8%), đảm bảo việc duy trì ổn định WACC của các DN
thương mại dầu khí Việt Nam. Đối với các DN lớn trong ngành, chi phí huy động
nợ vay từ các tổ chức tín dụng trong nước ở mức thấp, chẳng hạn OIL huy động
nguồn vốn vay ngắn hạn không có TS bảo đảm với lãi suất dao động từ 5% đến
5,5%/năm (trong năm 2017) và chỉ còn 4,5% đến 4,6%/năm (trong năm 2018);
đối với vay dài hạn, lãi suất huy động được xác định bằng lãi suất biên (từ 1,5%
đến 3%/năm) cộng với lãi suất tiết kiệm bình quân 12 tháng. Còn đối với các DN
quy mô trung bình và quy mô nhỏ, mức lãi suất huy động vốn ngắn hạn không
được ưu đãi như đối với các DN lớn mà dao động từ 8% đến 8,5%/năm.
0.00%
3.00%
6.00%
9.00%
12.00%
2014 2015 2016 2017 2018 2019
WACC
re
rd
119
Đánh giá theo quy mô DN, WACC của các DN quy mô lớn đã tăng từ 4,11%
(năm 2014) lên mức 6,71% (năm 2019). Nguyên nhân của sự gia tăng là do việc
điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn dịch chuyển từ việc ưu tiên sử dụng các khoản nợ
sang sử dụng nguồn VCSH, trong khi, chi phí sử dụng VCSH có sự biến động
mạnh từ mức 7,53% (năm 2014) lên 10,69% (năm 2019), trong khi đó chi phí sử
dụng nợ vay có biên độ dao động nhỏ hơn (từ 2,8% đến 4,7%). Đối với các DN
quy mô trung bình, chi phí sử dụng VCSH đã tăng từ 8,32% (năm 2014) lên
11,01% (năm 2015), nhưng sau đó giảm chỉ còn 7,64% (năm 2019). Tuy nhiên, chi
phí sử dụng nợ vay của các DN này lại có xu hướng tăng từ 4,73% (năm 2014) lên
6,25% (năm 2019). Điều này đã giúp WACC dao động trong khoảng 4,8% đến
6,7%. Còn đối với các DN quy mô nhỏ, mặc dù tỷ trọng nợ vay trên VCSH có sự
gia tăng nhưng chi phí sử dụng nợ vay lại có sự sụt giảm trong khi chi phí sử dụng
VCSH lại có sự duy trì ổn định đã khiến cho WACC chứng kiến sự gia tăng từ
5,02% (năm 2014) lên 6,02% (năm 2019).
Có thể thấy, trong giai đoạn 2014 - 2019, WACC của các DN thương mại dầu
khí có sự duy trì ổn định. Điều này là do cơ cấu nợ vay so với VCSH của các DN
đã có xu hướng giảm rõ rệt từ năm 2014 đến năm 2016 và mặc dù đã có sự gia
tăng trong những năm tiếp theo nhưng đến năm 2019, tỷ trọng nợ vay trên VCSH
cũng chỉ đạt 0,26 lần. Đặc thù của ngành dầu khí chịu sự quản lý chặt chẽ của
Chính phủ, trong đó giá bán các sản phẩm dầu khí luôn được điều chỉnh nhằm
thực hiện các nhiệm vụ ổn định kinh tế - xã hội, đồng thời tuân thủ sự biến động
theo cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của Quỹ bình ổn xăng dầu, các DN
thương mại dầu khí cũng giảm thiểu được rủi ro do sự thay đổi của giá các sản
phẩm dầu khí. Chính vì vậy, chi phí sử dụng VCSH của các DN thương mại dầu
khí được duy trì ổn định so với các ngành nghề khác trong nền kinh tế. Đồng thời,
với quy mô lớn và lợi thế từ thương hiệu của PVN, các DN thương mại dầu khí
trong ngành, đặc biệt những DN có vốn góp của PVN đều được hưởng mức lãi
suất ưu đãi so với các DN khác.
120
Bảng 2.21: Một số chỉ tiêu liên quan đến WACC của mẫu nghiên cứu
2014 2015 2016 2017 2018 2019
I. Mẫu nghiên cứu
WACC 4,56% 6,08% 7,77% 6,28% 6,11% 5,34%
Tỷ trọng nợ vay/VCSH 0,51 0,40 0,29 0,30 0,30 0,27
re 8,62% 10,68% 12,27% 10,42% 9,87% 8,37%
rd 4,04% 2,98% 4,31% 3,32% 4,80% 3,40%
II. DN lớn
WACC 4,11% 6,43% 8,61% 6,19% 6,90% 6,71%
Tỷ trọng nợ vay/VCSH 0,52 0,39 0,28 0,28 0,29 0,26
re 7,53% 11,30% 13,58% 10,24% 11,26% 10,69%
rd 3,92% 2,82% 4,14% 3,03% 4,69% 2,99%
III. DN trung bình
WACC 4,79% 5,91% 6,02% 6,73% 6,16% 5,09%
Tỷ trọng nợ vay/VCSH 0,55 0,57 0,54 0,56 0,57 0,45
re 8,32% 11,01% 9,99% 11,63% 10,39% 7,64%
rd 4,73% 3,96% 5,40% 5,08% 5,07% 6,25%
IV. DN nhỏ
WACC 5,02% 6,18% 7,73% 6,13% 5,33% 6,02%
Tỷ trọng nợ vay/VCSH 0,28 0,30 0,33 0,38 0,39 0,35
re 8,55% 10,29% 13,30% 9,78% 8,13% 9,16%
rd 8,28% 6,76% 6,14% 6,39% 7,10% 7,80%
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Để những đánh giá của mình có độ tin cậy cao hơn, NCS thực hiện kiểm định
mối quan hệ giữa chi phí sử dụng vốn bình quân và cơ cấu nguồn vốn của DN,
trong đó tập trung vào mối quan hệ tuyến tính giữa hai chỉ tiêu này. Điều này có
nghĩa là NCS kỳ vọng kiểm định cho thấy sự gia tăng mức độ sử dụng nợ vay sẽ
làm cho WACC biến động tăng và ngược lại. Mô hình nghiên cứu được đề xuất:
WACCit = F(DRit, CRit, GROWit, PROFit, TANGit, RISKit) (7)
Bảng 2.22: Các biến trong mô hình (7) và phương pháp tính
Các biến trong mô hình Ý nghĩa và phương pháp tính
Biến phụ thuộc
WACC
Biến chi phí sử dụng vốn bình quân và được xác định bằng 𝑊𝐴𝐶𝐶 =
∑ 𝑤𝑖 × 𝑟𝑖
𝑛
𝑖=1
Biến độc lập
121
DR
Biến đại diện cho mức độ sử dụng nợ vay của DN, được xác định bằng tỷ
trọng nợ vay/Tổng VKD
CR
Biến đại diện cho khả năng thanh toán của DN, được xác định bằng hệ số
khả năng thanh toán hiện thời (TSNH/Nợ NH)
GROW
Biến đại diện cho khả năng tăng trưởng của DN, được xác định bằng công
thức [(TSn - TSn-1)/TSn-1]
TANG
Biến đại diện cho cấu trúc TS của DN, được xác định bằng TSCĐ/Tổng
TS
RISK
Biến đại diện cho rủi ro kinh doanh của DN, được xác định bằng độ lệch
chuẩn của EBIT/Tổng TS
NCS trình bày chi tiết các bước kiểm định mô hình (7) trong phần phụ
lục. Ma trận hệ số tương quan cho thấy mối quan hệ giữa các biến đều có
giá trị nhỏ hơn 0,5.
Bảng 2.23: Hệ số tương quan gữa các biến trong mô hình (7)
NCS tiếp tục thực hiện kiểm định mô hình bằng phương pháp OLS. Kết quả
cho thấy R2 bằng 0,4278. Tuy nhiên, khi thực hiện các kiểm định về khuyết tật
của mô hình, NCS lại nhận thấy mô hình OLS không xuất hiện hiện tượng đa
cộng tuyến nhưng lại xuất hiện hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương
sai không đồng đều. Do đó, NCS tiếp tục sử dụng mô hình FEM, REM và kiểm
định Hausman. Kết quả cho thấy mô hình REM là mô hình đáng tin cậy hơn, tuy
nhiên mô hình này vẫn xuất hiện hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự
tương quan. Vì vậy, NCS đã sử dụng mô hình GLS có hiệu chỉnh nhằm khắc
phục các khuyết tật trên.
Kết quả kiểm định cho thấy hệ số nợ vay (DR) có mối quan hệ cùng chiều
với WACC với mức ý nghĩa p-value nhỏ hơn 0,01 trong mô hình GLS, nghĩa là
khi gia tăng mức độ sử dụng nợ vay thêm 1% sẽ làm gia tăng chi phí sử dụng
vốn của DN thương mại dầu khí tăng thêm 0,0148%. Do đó, việc ưu tiên sử
dụng nguồn vốn bên trong được coi là biện pháp căn bản để hạ thấp chi phí sử
dụng vốn bình quân của các DN thương mại dầu khí. Sự gia tăng nguồn vốn bên
RISK -0.3492 0.4397 -0.1569 -0.2474 1.0000
SIZE 0.1277 -0.0595 -0.2616 1.0000
TANG -0.0145 -0.1405 1.0000
CR -0.4091 1.0000
DR 1.0000
DR CR TANG SIZE RISK
122
trong có thể được thực hiện thông qua hai biện pháp căn bản là tăng cường vốn
góp chủ sở hữu và cải thiện LNST chưa phân phối.
Bảng 2.24: Kết quả hồi quy của mô hình biến phụ thuộc WACC
Mô hình OLS Mô hình GLS
WACC WACC
DR 0.0137** 0.0148***
[1.98] [2.64]
CR 0.00710*** 0.00506***
[7.71] [4.71]
TANG 0.0151* 0.00859
[1.90] [1.30]
GROW -0.000423 -0.00485**
[-0.08] [-2.17]
RISK 0.0961** 0.121**
[2.14] [2.21]
_cons 0.0199*** 0.0208***
[5.62] [6.41]
Khả năng thanh toán (CR) cũng cho thấy mối quan hệ cùng chiều với chi phí
sử dụng vốn bình quân (WACC). Với độ tin cậy 99%, khi khả năng thanh toán
tăng 1% thì WACC tăng thêm 0,00506%. Có thể thấy, các DN thương mại dầu
khí là những DN có vòng quay vốn lưu động lớn, điều này đòi hỏi các DN này
phải luôn đảm bảo được nguồn vốn tài trợ cho HĐKD của mình. Vì vậy, việc
liên tục huy động và hoàn trả các khoản nợ, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn
được coi là một trong những đặc trưng của các DN thương mại dầu khí so với
các DN khác trong cùng ngành.
Bên cạnh đó, những DN có mức độ tăng trưởng tốt thường có khả năng huy
động nguồn vốn với chi phí thấp hơn, do đó mối quan hệ ngược chiều giữa
GROW và WACC có ý nghĩa kinh tế cao. Cụ thể, khi DN cải thiện được tốc độ
tăng trưởng thêm 1% thì WACC sẽ giảm đi 0,00485%. Các DN có tốc độ tăng
trưởng tốt sẽ nhanh chóng mở rộng được quy mô TS cũng như nguồn vốn, do đó
dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn vay với chi phí rẻ hơn.
Ngoài ra, biến RISK có mối quan hệ cùng chiều đối với WACC. Mô hình
hồi quy cho thấy, đối với các DN thương mại dầu khí khi mức độ rủi ro của DN
123
tăng 1% thì WACC sẽ tăng 0,0208%. Điều này có nghĩa là những DN thương
mại dầu khí đang đối mặt với rủi ro kinh doanh thường phải huy động nguồn
vốn vay với chi phí cao hơn so với những DN ít gặp rủi ro.
Tóm lại, mô hình định lượng một lần nữa khẳng định mối quan hệ giữa cơ cấu
nguồn vốn và chi phí sử dụng vốn bình quân của DN. Mối quan hệ được nhận
thấy giữa hai chỉ tiêu này đối với các DN thương mại dầu khí là mối quan hệ cùng
chiều. Các quyết định huy động nợ vay sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí sử dụng
vốn của DN và làm tăng chi phí HĐKD, từ đó suy giảm lợi nhuận của DN thương
mại dầu khí. Chính vì vậy, việc xây dựng cơ cấu nguồn vốn tối ưu với yêu cầu đạt
được mức chi phí sử dụng vốn bình quân tối thiểu là nhiệm vụ quan trọng trong
quá trình phát triển của các DN thương mại dầu khí Việt Nam.
2.3.2.3. Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến rủi ro tài chính của DN thương
mại dầu khí tại Việt Nam
a. Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến khả năng thanh toán của DN
Việc xác định quy mô cũng như tỷ trọng NVTT cũng như NVTX của DN ảnh
hưởng tới khả năng thanh toán của DN. Từ công thức xác định, có thể thấy hệ số
khả năng thanh toán hiện thời, hệ số khả năng thanh toán nhanh đều phụ thuộc vào
NVTT của DN. Năm 2015, TSNH của các DN thương mại dầu khí giảm 382,70 tỷ
đồng, tương ứng giảm 12,86%, điều này đã làm giảm hệ số khả năng thanh toán
hiện thời 0,12 lần. Còn đối với NVTT, chỉ tiêu này đã giảm 574,41 tỷ đồng (tương
ứng mức giảm 26,85%) đã khiến cho hệ số khả năng thanh toán hiện thời tăng 0,38
lần. Tổng hợp ảnh hưởng sự biến động của tỷ trọng TSNH trong tổng TS và tỷ
trọng NVTT trong VKD đã làm cho hệ số khả năng thanh toán hiện thời tăng 0,26
lần. Xem xét trong giai đoạn tiếp theo, NVTT chỉ có sự gia tăng cả về quy mô và tỷ
trọng vào năm 2017, điều này đã làm hệ số khả năng thanh toán hiện thời giảm
0,28 lần trong khi tỷ trọng TSNH trong tổng TS có sự gia tăng làm cho hệ số này
tăng 0,09 lần và đạt 1,60 lần. Nhìn chung, trong cả giai đoạn, tỷ trọng TSNH trong
tổng TS có sự duy trì ổn định trong khi tỷ trọng NVTT có xu hướng giảm, điều này
124
đã khiến cho hệ số khả năng thanh toán hiện thời có xu hướng tăng. Như vậy, khả
năng trả các khoản nợ ngắn hạn đến hạn của DN luôn được đảm bảo.
Bảng 2.25: Bảng phân tích hệ số khả năng thanh toán hiện thời
2014 2015 2016 2017 2018 2019
I. Trung bình mẫu
Tỷ trọng TSNH trong tổng TS 66,70% 62,26% 62,32% 66,09% 65,70% 66,20%
Tỷ trọng NVTT trong VKD 47,94% 37,56% 34,70% 41,21% 39,16% 37,71%
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 1,39 1,66 1,80 1,60 1,68 1,76
Ảnh hưởng của tỷ trọng TSNH trong tổng TS đến
hệ số khả năng thanh toán hiện thời
(0,12) 0,00 0,09 (0,01) 0,01
Ảnh hưởng của tỷ trọng NVTT trong VKD đến hệ
số khả năng thanh toán hiện thời
0,38 0,14 (0,28) 0,08 0,06
II. DN quy mô lớn
Tỷ trọng TSNH trong tổng TS 67,56% 63,49% 63,48% 67,58% 67,49% 67,86%
Tỷ trọng NVTT trong VKD 47,77% 36,67% 33,75% 40,68% 38,93% 37,29%
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 1,41 1,73 1,88 1,66 1,73 1,82
Ảnh hưởng của tỷ trọng TSNH trong tổng TS đến
hệ số khả năng thanh toán hiện thời
(0,11) (0,00) 0,10 (0,00) 0,01
Ảnh hưởng của tỷ trọng NVTT trong VKD đến hệ
số khả năng thanh toán hiện thời
0,43 0,15 (0,32) 0,07 0,08
III. DN quy mô trung bình
Tỷ trọng TSNH trong tổng TS 58,79% 46,61% 48,46% 49,59% 45,54% 46,26%
Tỷ trọng NVTT trong VKD 53,86% 51,87% 47,14% 49,48% 44,48% 43,67%
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 1,09 0,90 1,03 1,00 1,02 1,06
Ảnh hưởng của tỷ trọng TSNH trong tổng TS đến
hệ số khả năng thanh toán hiện thời
(0,23) 0,04 0,02 (0,09) 0,02
Ảnh hưởng của tỷ trọng NVTT trong VKD đến hệ
số khả năng thanh toán hiện thời
0,04 0,09 (0,05) 0,11 0,02
IV. DN quy mô nhỏ
Tỷ trọng TSNH trong tổng TS 53,70% 54,76% 54,21% 48,30% 45,72% 49,28%
Tỷ trọng NVTT trong VKD 41,18% 36,93% 39,22% 42,26% 35,99% 40,15%
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 1,30 1,48 1,38 1,14 1,27 1,23
Ảnh hưởng của tỷ trọng TSNH trong tổng TS đến
hệ số khả năng thanh toán hiện thời
0,03 (0,01) (0,14) (0,07) 0,09
Ảnh hưởng của tỷ trọng NVTT trong VKD đến hệ
số khả năng thanh toán hiện thời
0,15 (0,09) (0,10) 0,20 (0,13)
V. DN có vốn đầu tư Nhà nước
Tỷ trọng TSNH trong tổng TS 66,43% 63,52% 63,07% 67,40% 67,24% 67,76%
Tỷ trọng NVTT trong VKD 43,88% 33,76% 30,64% 38,43% 36,20% 34,86%
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 1,51 1,88 2,06 1,75 1,86 1,94
Ảnh hưởng của tỷ trọng TSNH trong tổng TS đến
hệ số khả năng thanh toán hiện thời
(0,09) (0,01) 0,11 (0,00) 0,01
Ảnh hưởng của tỷ trọng NVTT trong VKD đến hệ
số khả năng thanh toán hiện thời
0,45 0,19 (0,42) 0,11 0,07
VI. DN không có vốn đầu tư Nhà nước
125
Tỷ trọng TSNH trong tổng TS 67,87% 55,92% 58,67% 58,75% 57,61% 57,53%
Tỷ trọng NVTT trong VKD 65,76% 56,75% 54,52% 56,74% 54,71% 53,53%
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 1,03 0,99 1,08 1,04 1,05 1,07
Ảnh hưởng của tỷ trọng TSNH trong tổng TS đến
hệ số khả năng thanh toán hiện thời
(0,21) 0,05 0,00 (0,02) (0,00)
Ảnh hưởng của tỷ trọng NVTT trong VKD đến hệ
số khả năng thanh toán hiện thời
0,16 0,04 (0,04) 0,04 0,02
VII. DN niêm yết trên HNX
Tỷ trọng TSNH trong tổng TS 54,76% 48,52% 48,22% 47,23% 48,85% 45,45%
Tỷ trọng NVTT trong VKD 52,04% 47,66% 44,58% 48,32% 47,72% 39,99%
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 1,05 1,02 1,08 0,98 1,02 1,14
Ảnh hưởng của tỷ trọng TSNH trong tổng TS đến
hệ số khả năng thanh toán hiện thời
(0,13) (0,01) (0,02) 0,03 (0,09)
Ảnh hưởng của tỷ trọng NVTT trong VKD đến hệ
số khả năng thanh toán hiện thời
0,10 0,07 (0,08) 0,01 0,20
VIII. DN niêm yết trên HSX
Tỷ trọng TSNH trong tổng TS 66,07% 62,26% 61,45% 65,28% 65,27% 66,84%
Tỷ trọng NVTT trong VKD 38,88% 29,85% 26,21% 33,72% 30,65% 30,40%
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 1,70 2,09 2,34 1,94 2,13 2,20
Ảnh hưởng của tỷ trọng TSNH trong tổng TS đến
hệ số khả năng thanh toán hiện thời
(0,13) (0,03) 0,11 (0,00) 0,05
Ảnh hưởng của tỷ trọng NVTT trong VKD đến hệ
số khả năng thanh toán hiện thời
0,51 0,29 (0,52) 0,19 0,02
IX. DN niêm yết trên UPCoM
Tỷ trọng TSNH trong tổng TS 69,40% 63,93% 66,27% 70,22% 68,67% 66,65%
Tỷ trọng NVTT trong VKD 67,06% 57,03% 55,88% 60,01% 60,11% 58,07%
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 1,03 1,12 1,19 1,17 1,14 1,15
Ảnh hưởng của tỷ trọng TSNH trong tổng TS đến
hệ số khả năng thanh toán hiện thời
(0,10) 0,04 0,07 (0,03) (0,03)
Ảnh hưởng của tỷ trọng NVTT trong VKD đến hệ
số khả năng thanh toán hiện thời
0,18 0,02 (0,08) (0,00) 0,04
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Xem xét theo quy mô VKD, có thể thấy đối với các DN quy mô lớn, ảnh
hưởng của sự biến động tỷ trọng TSNH trong tổng TS tới hệ số khả năng thanh
toán hiện thời là không đáng kể khi so sánh với ảnh hưởng của tỷ trọng NVTT
trong VKD. Năm 2015, khả năng thanh toán của các DN quy mô lớn được cải thiện
đáng kể khi hệ số khả năng thanh toán hiện thời tăng từ 1,41 lần lên 1,73 lần, trong
đó sự sụt giảm về quy mô cũng như tỷ trọng TSNH trong tổng TS đã khiến cho hệ
số này giảm 0,11 lần, nhưng sự sụt giảm của NVTT lại khiến cho hệ số này tăng
0,43 lần. Đến năm 2016, mặc dù quy mô TSNH có sự gia tăng, tuy nhiên mức độ
tăng chỉ tương ứng 1,95% so với năm 2015, do đó sự biến động của TSNH hầu như
126
ko ảnh hưởng tới sự biến động của hệ số khả năng thanh toán hiện thời của các DN
thương mại dầu khí mà chỉ tiêu có sự biến động lớn là tỷ trọng NVTT (làm hệ số
này tăng 0,15 lần). Tuy nhiên đến năm 2017, sự gia tăng về quy mô NVTT (tăng
604,24 tỷ đồng) đã làm tỷ trọng NVTT tăng đạt 41,34% tổng VKD, từ đó làm giảm
hệ số khả năng thanh toán 0,32 lần, chỉ đạt giá 1,66 lần.
Đối với các DN quy mô trung bình, hệ số khả năng thanh toán hiện thời của
các DN này chứng kiến sự sụt giảm. Điều này là do sự ảnh hưởng tiêu cực của
tỷ trọng TSNH trong tổng TS của DN thương mại dầu khí quy mô trung bình.
Năm 2015, quy mô TSNH giảm 139,90 tỷ đồng (tương ứng mức giảm 24,16%),
đã làm cho hệ số khả năng thanh toán hiện thời giảm 0,23 lần. Mặc dù sự sụt
giảm tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn đã giúp gia tăng hệ số này 0,04 lần, nhưng
tổng tác động của hai chỉ tiêu vẫn làm hệ số khả năng thanh toán hiện thời giảm
0,19 lần. Đây là năm duy nhất hệ số này có giá trị nhỏ hơn 1. Sự biến động của
TSNH và NVTT mặc dù đã giúp cải thiện khả năng thanh toán của các DN
thương mại dầu khí quy mô trung bình trong những năm tiếp theo nhưng hệ số
này vẫn chưa có sự gia tăng đáng kể (năm 2018 đạt 1,02 lần và năm 2019 đạt
1,06 lần), điều này cho thấy cơ cấu nguồn vốn của các DN thương mại dầu khí
quy mô trung bình đang ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng thanh toán của mình.
Đối với các DN quy mô nhỏ, sự biến động của TSNH và NVTT đã làm giảm
khả năng thanh toán. Năm 2014, hệ số khả năng thanh toán hiện thời đạt 1,30
lần. Sau khi tăng lên 1,48 lần vào năm 2015 thì sự suy giảm tỷ trọng TSNH
trong tổng TS đã làm hệ số này giảm 0,01 lần, đồng thời sự gia tăng của tỷ trọng
NVTT đã làm hệ số giảm tiếp 0,09 lần, cuối cùng chỉ đạt 1,38 lần. Xu hướng
này tiếp tục diễn ra trong năm 2017 khiến cho hệ số khả năng thanh toán hiện
thời giảm tiếp 0,24 lần, chỉ còn đạt 1,14 lần và đến năm 2018, hệ số khả năng
thanh toán hiện thời chỉ có sự cải thiện lên 1,27 lần do ảnh hưởng của sự suy
giảm tỷ trọng NVTT trong VKD.
127
Xem xét theo quan hệ sở hữu vốn, các DN có vốn đầu tư Nhà nước có hệ số
khả năng thanh toán hiện thời cao hơn nhiều so với các DN không có vốn đầu tư
Nhà nước. Với tỷ trọng NVTT suy giảm trong giai đoạn nghiên cứu, hệ số khả
năng thanh toán của các DN thương mại dầu khí có vốn Nhà nước liên tục có sự
gia tăng, tuy nhiên sự sụt giảm tỷ trọng TSNH trong giai đoạn 2014 - 2016 cũng
làm sụt giảm phần nào độ lớn của chỉ tiêu này. Năm 2019, hệ số khả năng thanh
toán của các DN có vốn đầu tư Nhà nước đạt 1,94 lần. Mặc dù có hệ số khả
năng thanh toán hiện thời cao, nhưng các DN thương mại dầu khí cũng cần tìm
kiếm các phương án kinh doanh mới, không nên duy trì lượng lớn tiền và tương
đương tiền trong DN, đồng thời giảm thiểu các khoản phải thu để cải thiện dòng
tiền cho DN. Còn đối với các DN không có vốn đầu tư Nhà nước, hệ số khả
năng thanh toán cao nhất là 1,08 lần (năm 2016). Xem xét theo SGDCK, các DN
thương mại dầu khí niêm yết trên HSX có hệ số khả năng thanh toán hiện thời,
sau đó là các DN niêm yết trên UPCoM và cuối cùng là HNX.
Nhìn chung, sự biến động của tỷ trọng NVTT trong cơ cấu nguồn vốn có sự
ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của các DN thương mại dầu khí. Có thể thấy
khả năng thanh toán của các dầu khí vẫn được đảm bảo trong giai đoạn nghiên
cứu khi hệ số khả năng thanh toán hiện thời vẫn luôn lớn hơn 1. Tuy nhiên đối
với các DN quy mô trung bình, các DN không có vốn đầu tư Nhà nước và các
DN niêm yết trên HNX, sự biến động của tỷ trọng NVTT trong VKD đã làm suy
giảm hệ số khả năng thanh toán hiện thời, có thể minh chứng thông qua một số
DN như PMG, PVG, PPY, PSC. Bên cạnh đó, một số DN lại có hệ số khả năng
thanh toán hiện thời quá cao như CNG, COM, PCG, PCN (từ 3 lần trở lên), cho
thấy các DN này duy trì lượng TSLĐ lớn, chẳng hạn như các khoản phải thu,
tiền và tương đương tiền, từ đó làm giảm khả năng sinh lời của DN.
b. Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến sự độc lập tài chính của DN
Sự độc lập tài chính là một trong những vấn đề cốt lõi trong quá trình tồn tại
và phát triển của DN, nhằm thực hiện xuyên suốt mục tiêu và sứ mệnh của
128
mình. Để đánh giá mức độ độc lập tài chính của DN, NCS sử dụng các chỉ tiêu
sau: (i) Hệ số tự tài trợ (Hệ số VCSH); (ii) Hệ số tự tài trợ TSDH; (iii) Tỷ trọng
nguồn vốn bên trong.
Khi nghiên cứu về cơ cấu nguồn vốn theo quan hệ sở hữu và cơ cấu nguồn
vốn theo phạm vi huy động, NCS nhận thấy mức hệ số VCSH cũng như tỷ trọng
nguồn vốn bên trong của các DN thương mại dầu khí nghiên cứu đã có sự cải
thiện. Trong đó, hệ số tự tài trợ đã tăng từ 0,47 lần (năm 2014) lên 0,60 lần (năm
2019), còn tỷ trọng nguồn vốn nội sinh đã tăng từ 11,23% (năm 2014) lên
22,52% (năm 2019). Sự cải thiện về quy mô VCSH cũng như nguồn vốn nội
sinh đã gia tăng mức độ độc lập tài chính của DN.
Còn đối với hệ số tự tài trợ TSDH, chỉ tiêu này của trung bình mẫu nghiên
cứu luôn có giá trị lớn hơn 1 trong giai đoạn 2014 - 2019. Điều này cho thấy
VCSH của các DN thương mại dầu khí luôn đảm bảo tài trợ cho TSDH của DN,
từ đó đảm bảo được sự ổn định trong quá trình kinh doanh. Năm 2015, TSDH
của các DN thương mại dầu khí có sự gia tăng cả về quy mô và tỷ trọng (tăng
86,26 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 5,80%), đã làm cho hệ số tự tài trợ TSDH
giảm đi 0,20 lần. Tuy nhiên, sự gia tăng về quy mô cũng như tỷ trọng VCSH
(tăng 299,98 tỷ đồng, tương ứng tăng 14,31%) đã cải thiện hệ số lên 0,32 lần.
Tổng hợp tác động của hệ số VCSH và tỷ trọng TSDH trong tổng TS đã làm cho
hệ số tự tài trợ TSDH gia tăng 0,12 lần từ 1,41 lần lên 1,52 lần.
Bảng 2.26: Bảng phân tích hệ số tự tài trợ TSDH của mẫu nghiên cứu
2014 2015 2016 2017 2018 2019
Hệ số VCSH 0,47 0,58 0,59 0,53 0,57 0,60
Tỷ trọng TSDH trong tổng TS 33,30% 37,74% 37,68% 33,91% 34,30% 33,80%
Hệ số tự tài trợ TSDH 1,41 1,52 1,57 1,56 1,67 1,76
Ảnh hưởng của hệ số VCSH tới hệ số
tự tài trợ TSDH
0,32 0,04 (0,16) 0,13 0,06
Ảnh hưởng của tỷ trọng TSDH trong
tổng TS tới hệ số tự tài trợ TSDH
(0,20) 0,00 0,16 (0,02) 0,03
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
129
Mặc dù số liệu tính toán của trung bình mẫu nghiên cứu cho thấy sự cải
thiện về sự độc lập tài chính của các DN thương mại dầu khí. Tuy nhiên, không
phải tất cả các DN đều có được sự đảm bảo trong vấn đề độc lập tài chính. Năm
2019, có tới 16/31 DN (chiếm tỷ trọng 41,94%) có hệ số tự tài trợ TSDH nhỏ
hơn 1, đây cũng là những DN có những diễn biến tiêu cực về hệ số tự tài trợ,
chẳng hạn như PDT có hệ số VCSH luôn nhỏ hơn 0,16 còn tỷ trọng nguồn vốn
bên trong cũng có sự tăng giảm không đều (mức cao nhất đạt 11,43% (năm
2017) và mức thấp nhất đạt 1,56% (năm 2019)) hay VMG mặc dù có hệ số
VCSH cao hơn PDT nhưng liên tục có sự sụt giảm (từ 0,59 (năm 2014) xuống
còn 0,31 (năm 2019)) đồng thời tỷ trọng nguồn vốn bên trong luôn đạt giá trị âm
trong giai đoạn nghiên cứu.
c. Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến sự cân bằng tài chính của DN
Đánh giá về sự cân bằng tài chính của DN là sự xem xét mối quan hệ giữa TS
và nguồn vốn của DN. Chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá mức độ sự cân bằng tài
chính của DN là chỉ tiêu nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC). Khi xem xét
NWC của các DN thương mại dầu khí niêm yết có thể thấy, NWC của các DN có
xu hướng tăng dần trong giai đoạn nghiên cứu. Năm 2014, nguồn vốn lưu động
thường xuyên của các DN trong ngành đạt 837,09 tỷ đồng, đến năm 2015, chỉ tiêu
này đã tăng lên 22,90%, đạt 1.028,80 tỷ đồng.
Sơ đồ 2.11: Quy mô và tỷ trọng NWC của các DN nghiên cứu
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
10.00%
15.00%
20.00%
25.00%
30.00%
0
1,000
2,000
3,000
4,000
2014 2015 2016 2017 2018 2019
TSDH
Nguồn vốn dài hạn
NWC
Tỷ trọng NWC
130
Trong những năm tiếp theo, NWC vẫn tiếp tục duy trì xu hướng tăng và đến
năm 2019 đã đạt 1.411,55 tỷ đồng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do quy mô
tăng của nguồn vốn dài hạn lớn hơn quy mô tăng của TSDH, cụ thể năm 2015,
quy mô NVTX tăng 277,97 tỷ đồng nhưng chỉ tăng 86,26 tỷ đồng cho TSDH,
phần còn lại được đầu tư vào TSNH. Xu hướng trên tiếp tục diễn ra trong những
năm tiếp theo khiến cho tỷ trọng NWC trong tổng nguồn vốn có sự gia tăng. Năm
2019, tỷ trọng NWC đã đạt 28,49%. Điều này cho thấy trong giai đoạn 2014 -
2019, các DN thương mại dầu khí nhìn chung đã đảm bảo được mức độ cân bằng
tài chính với khả năng thanh toán tốt.
Bảng 2.27: NWC của các DN nghiên cứu
Đvt: tỷ đồng
2014 2015 2016 2017 2018 2019
Trung bình mẫu 834,65 1.026,83 1.167,62 1.248,92 1.270,57 1.411,55
1, Theo quy mô kinh doanh
- Quy mô lớn 3.586,63 4.518,53 5.087,68 5.509,86 5.587,93 6.166,18
- Quy mô trung bình 48,62 -49,55 12,61 1,18 10,97 26,76
- Quy mô nhỏ 28,40 41,22 37,54 15,42 23,54 23,79
2, Theo quan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- co_cau_nguon_von_cua_cac_doanh_nghiep_thuong_mai_dau_khi_tai.pdf