Công nhận sáng kiến: Xây dựng bài tập định hướng năng lực để nâng cao hiệu quả dạy học môn tin học 11 (Phần Cấu trúc rẽ nhánh và lặp) tại trường THPT Chơn Thành

Bước 2: Xây dựng bài tập và tổ chức cho học sinh giải quyết các bài tập

* Về xây dựng bài tập:

- Như đã biết phiếu học tập là tờ giấy rời, trên đó ghi các câu hỏi, bài tập, nhiệm

vụ học tập. kèm theo các gợi ý, hướng dẫn của giáo viên, dựa vào nhiệm vụ đó học

sinh thực hiện, hoặc ghi các thông tin cần thiết để mở rộng kiến thức, bổ sung kiến thức,

tìm hiểu nội dung hoặc củng cố bài học(1).

- Chuyển hóa các bài tập thành các dạng phiếu học tập khác nhau để học sinh dễ

nắm bắt kiến thức, đồng thời cảm thấy hứng thú hơn.

- Tùy theo dạng bài tập mà xây dựng phiếu học tập:

+ Dạng bài tập để học sinh nắm vững cú pháp có thể xây dựng loại bài tập

cho học sinh phân biệt được câu lệnh viết theo cú pháp đúng và câu lệnh viết theo

cú pháp sai có thể sử dụng phiếu học tập kiểu tìm đường đi.

+ Dạng bài tập chuyển từ rẽ nhánh dạng thiếu sang rẽ nhánh dạng đủ, hoặc

trong câu lệnh lặp chuyển từ for-do sang while-do thì sử dụng sử dụng phiếu học

tập điền vào chỗ trống. (có thể sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn)

pdf12 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 796 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công nhận sáng kiến: Xây dựng bài tập định hướng năng lực để nâng cao hiệu quả dạy học môn tin học 11 (Phần Cấu trúc rẽ nhánh và lặp) tại trường THPT Chơn Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: - Hội đồng Sáng kiến Trường THPT Chơn Thành - Hội đồng Sáng kiến ngành GD&ĐT Bình Phước Chúng tôi ghi tên dưới đây: Số TT Họ và tên Ngày, tháng, năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp 1 Kiều Lệ Quyên 09/04/1987 Trường THPT Chơn Thành Giáo viên Đại học 55% 2 Hồ Thị Trâm 01/01/1990 Trường THPT Chơn Thành Giáo viên Đại học 45% Là đồng tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Xây dựng bài tập định hướng năng lực để nâng cao hiệu quả dạy học môn tin học 11 (Phần Cấu trúc rẽ nhánh và lặp) tại trường THPT Chơn Thành. - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường THPT Chơn Thành - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và đào tạo – môn Tin học. - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 16/11/2017 - Mô tả bản chất sáng kiến: 1. Tính mới: Trong quan điểm chỉ đạo của Hướng dẫn thực hiện PPCT của BGDĐT năm 2017 – 2018 có nêu “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang 2 phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn”. Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW tại hội nghị TW 8 khóa 11 tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong đó có đoạn viết “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Nhất là trong thời đại công nghệ 4.0 việc học tốt môn tin học là vấn đề thiết yếu đầu tiên. Trong quá trình dạy học môn tin học trong chương trình phổ thông, việc giúp học sinh yêu thích môn học và chủ động lĩnh hội kiến thức và vận dụng được kiến thức đòi hỏi giáo viên phải thiết kế được các bài tập hay, sinh động. Sau khi học xong chương II: Chương trình đơn giản học sinh đã có thể viết được một chương trình chạy trực tiếp trên máy, các chương trình này chỉ là các chương trình đơn giản, dễ hiểu , các câu lệnh đều được thực hiện tuần tự từ trên xuống dưới. Đến nội dung chương III: Cấu trúc rẽ nhánh và lặp học sinh phải tìm hiểu một nội dung mới phức tạp hơn. Một câu lệnh có thể thực hiện hàng trăm nghìn lần cũng có nhưng câu lệnh chỉ thực hiện khi thỏa mãn một điều kiện nào đó. Qua nhiều năm dạy học chúng tôi nhận thấy rằng việc thiết kế các bài tập chưa được sinh động nên chưa phát huy hết khả năng chủ động lĩnh hội kiến thức của học sinh. Từ những vấn đề trên, chúng tôi đã chọn hướng nghiên cứu “Xây dựng bài tập định hướng năng lực để nâng cao hiệu quả dạy học môn tin học 11 (Phần Cấu trúc rẽ nhánh và lặp) tại trường THPT Chơn Thành”. Đề tài là ý tưởng được định hình trong thực tiễn dạy học tại trường THPT Chơn Thành, không trùng lặp với những ý tưởng, công trình nghiên cứu nào đã từng thực hiện. 2. Mô tả nội dung sáng kiến a/ Quy trình thực hiện Bước 1: Xác định nội dung cần xây dựng bài tập Cấu trúc rẽ nhánh và lặp là cấu trúc cơ bản và quan trọng trong lập trình. Để tạo ra những chương trình tin học thì không thể thiếu hai cấu trúc này. Từ những bài toán đơn giản như tính tiền gửi ngân hàng, bài toán tìm số gà số chó, cho đến bài toán phức tạp hơn như xây dựng Tháp Hà Nội, tìm đường đi hay game xếp hình, ngay cả 3 việc thiết kế các ứng dụng cao siêu hơn như vệ tinh nhân tạo hay lập trình cho các rô bốt không thể không có các cấu trúc này. Song song với kiến thức cơ bản đã được trình bày trong sách giáo khoa, chúng tôi xây dựng các bài tập định hướng năng lực để học sinh hứng thú bên cạch đó rèn luyện năng lực và kĩ năng thực hành cho học sinh. STT NỘI DUNG Yêu cầu 1 Rẽ nhánh Viết được các lệnh rẽ nhánh khuyết, rẽ nhánh đủ và áp dụng để thể hiện được thuật toán của một số bài toán đơn giản. 2 Lặp với số lần biết trước Câu lệnh For – Do Vận dụng đúng đắn từng loại cấu trúc lặp vào tình huống cụ thể (không cần viết chương trình hoàn chỉnh). 3 Lặp với số lần chưa biết trước Câu lệnh While - Do Dựa vào yêu cầu cụ thể về kiến thức và kĩ năng để xây dựng bài tập. Để tổ chức các hoạt động có hiệu quả yêu cầu lớp học có sĩ số không quá nhiểu khoảng tử 30 – 35 học sinh. Các kĩ thuật dạy học được áp dụng trong khi giải các bài tập có thể là: kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật tia chớp, kĩ thuật động não, . * Phần rẽ nhánh: - Rẽ nhánh trong lập trình có hai dạng là rẽ nhánh dạng thiếu (khuyết) và rẽ nhánh đủ. Đa phần các bài toán cần giải quyết lại là rẽ nhánh dạng đủ. Khi mới bắt đầu học học sinh thường chỉ quen với rẽ nhánh dạng thiếu, nên trong quá trình dạy học cần xây dựng các bài tập để học sinh có thể chuyển câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu thành câu lệnh rẽ nhánh dạng đủ. - Xây dựng các bài tập để học sinh nắm vững cú pháp của câu lệnh rẽ nhánh trong Pascal, viết được câu lệnh rẽ nhánh cho một số bài toán, hiểu chương trình có sử dụng cấu trúc rẽ nhánh. * Phần lặp: - Lặp với số lần biết trước – câu lệnh for-do: dạng lặp này tương đối đơn giản, học sinh chỉ viết câu lệnh lặp cho một bài toán đơn giản. - Lặp với số lần chưa biết trước – câu lệnh while-do: đối với dạng lặp này học sinh cần xác định được câu lệnh lặp và điều kiện dừng. 4 - Để học sinh có thể vận dụng linh hoạt cấu trúc lặp cần cho học sinh chuyển từ câu lệnh for-do sang câu lệnh whlie-do. - Hiểu được chương trình có sử dụng cấu trúc lặp. Bước 2: Xây dựng bài tập và tổ chức cho học sinh giải quyết các bài tập * Về xây dựng bài tập: - Như đã biết phiếu học tập là tờ giấy rời, trên đó ghi các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ học tập... kèm theo các gợi ý, hướng dẫn của giáo viên, dựa vào nhiệm vụ đó học sinh thực hiện, hoặc ghi các thông tin cần thiết để mở rộng kiến thức, bổ sung kiến thức, tìm hiểu nội dung hoặc củng cố bài học(1). - Chuyển hóa các bài tập thành các dạng phiếu học tập khác nhau để học sinh dễ nắm bắt kiến thức, đồng thời cảm thấy hứng thú hơn. - Tùy theo dạng bài tập mà xây dựng phiếu học tập: + Dạng bài tập để học sinh nắm vững cú pháp có thể xây dựng loại bài tập cho học sinh phân biệt được câu lệnh viết theo cú pháp đúng và câu lệnh viết theo cú pháp sai có thể sử dụng phiếu học tập kiểu tìm đường đi. + Dạng bài tập chuyển từ rẽ nhánh dạng thiếu sang rẽ nhánh dạng đủ, hoặc trong câu lệnh lặp chuyển từ for-do sang while-do thì sử dụng sử dụng phiếu học tập điền vào chỗ trống. (có thể sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn) + Dạng bài tập để học sinh hiểu được cấu trúc rẽ nhánh và lặp được viết trong chương trình thì chọn kiểu phiếu học tập tìm số (sử dụng kĩ thuật tia chớp). + Dạng bài tập để học sinh vận dụng cú pháp của cấu trúc rẽ nhánh và lặp để viết chương trình, xác định được điều kiện dừng và câu lệnh cần lặp lại thì sử dụng kiểu phiếu học tập ghép tranh. * Về tổ chức cho học sinh giải quyết các bài tập: - Chia lớp thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm cử ra một học sinh làm nhóm trưởng - chịu trách nhiệm điều hành và quản lý hoạt động của nhóm, cử một học sinh làm thư ký – ghi chép những ý kiến của các thành viên. - Cùng một dạng bài tập nhưng mỗi nhóm sẽ có phương án khác nhau. - Yêu cầu học sinh khai thác kiến thức từ sách giáo khoa, từ ví dụ của giáo viên. - Hướng dẫn cho học sinh, gợi ý cho học sinh nếu học sinh chưa nắm được bài tập, định hướng cho học sinh cách giải quyết. 5 b/ Một số mẫu bài tập giúp định hướng năng lực để nâng cao hiệu quả dạy học môn tin học 11 (phần cấu trúc rẽ nhánh và lặp) - Dạng bài tập để học sinh nắm vững cú pháp: 6 - Dạng bài tập chuyển từ rẽ nhánh dạng thiếu sang rẽ nhánh dạng đủ: Chuyển từ câu lệnh lặp for-do sang câu lệnh lặp while-do: 7 - Dạng bài tập vận dụng cú pháp câu lệnh rẽ nhánh, câu lệnh lặp để viết đoạn chương trình: 8 Xác định được điều kiện dừng và câu lệnh cần lặp lại: 9 - Dạng bài tập để học sinh hiểu được cấu trúc rẽ nhánh và lặp được viết trong chương trình: 10 3. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Xây dựng bài tập định hướng năng lực để nâng cao hiệu quả dạy học môn tin học 11 (Phần Cấu trúc rẽ nhánh và lặp) tại trường THPT Chơn Thành. - Để thực hiện được sáng kiến này cần có sự đồng thuận của Ban giám hiệu nhà trường. - Điều kiện cơ sở vật chất: lớp học cần bố trí, sắp xếp bàn ghế theo yêu cầu học tập theo nhóm, máy tính và máy chiếu (hỗ trợ khi cần thiết). Các khổ giấy A4, A3 tùy vào dạng bài tập, bút lông để ghi kết quả vào phiếu học tập, nam châm để gắn khổ giấy lên bảng. - Chi phí để áp dụng sáng kiến này là tiền để mua bốn cây viết lông, bốn cục nam châm, các khổ giấy A4, A3. Máy tính và máy chiếu tận dụng tài sản có sẵn của nhà trường. Trong đó viết lông và nam châm mua một lần sử dụng được lâu dài. Nên chỉ cần in các bài tập khoảng 10.000đ cho một lớp học. 4. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: - Học sinh chủ động trong việc tìm ra kiến thức mới - Học sinh tham gia tích cực hoạt động trò chơi, từ đó biết cách áp dụng lý thuyết vào bài tập cụ thể - Thiết bị, dụng cụ chuẩn bị cho bài học này tốn kém ít nhưng hiệu quả cao 11 - Nâng cao chất lượng giảng dạy phù hợp với chủ trương đổi mới căn bản giáo dục toàn diện của ngành giáo dục và đào tạo. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, áp dụng thử: Đánh giá của Tổ Tin học Trường THPT Chơn Thành ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... XÁC NHẬN CỦA TỔ TRƯỞNG (Ký và ghi rõ họ tên) Đánh giá của Trường THPT Chơn Thành - nơi tôi áp dụng sáng kiến: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG HIỆU TRƯỞNG (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) 12 - Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): STT Họ và tên Đơn vị công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Ký tên 1 Kiều Lệ Quyên THPT Chơn Thành GV Đại học 2 Hồ Thị Trâm THPT Chơn Thành GV Đại học 3 Học sinh 11A5, 11A6, 11A7, 11A8 THPT Chơn Thành Học sinh Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Chơn Thành, ngày 6 tháng 12 năm 2018 Người viết đơn Kiều Lệ Quyên Hồ Thị Trâm ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG HIỆU TRƯỞNG (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai 9 Cau truc re nhanh_12495600.pdf
Tài liệu liên quan