- Công ty có đội ngũ cán bộ nhân viên giỏi, có nghiệp vụ chuyên môn về tài chính, kế toán tốt, đáp ứng được nhu cầu đổi mới của nhà nước và của công ty.
Trên đây là một số điểm thuận lợi lớn của công ty trong cơ chế thị trường đầy cạnh tranh hiện nay. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó thì công ty cũng còn gặp một số khó khăn như:
- Nhà nuớc qua nhiều năm không bổ sung, không cấp VLĐ và VCĐ cho doanh nghiệp theo sự phát triển của công ty.
- Công ty đang ở giai đoạn dầu của quá trình thực hiện hạch toán theo chế độ kế toán mới nên công tác kế toán ở đơn vị tất yếu không tránh khỏi những khó khăn, tồn tại nhất định.
- Ngày càng có nhiều công ty hoạt động kinh doanh về các lĩnh vực xây lắp, năng lượng cho nên công ty khó tránh sự cạnh tranh gay gắt về thị trường hoạt động, sản phẩm đầu ra.
26 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công ty xây lắp - Năng lượng sông Đà 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế toán đơn vị trực thuộc
phần II. tình hình tổ chức công tác tài chính của công ty xây lắp- năng lượng sông Đà 11
I.Phân cấp quản lý tài chính của công ty
Công ty xây lắp - năng lượng Sông đà 11 là một doang nghiệp nhà nước, vốn ban đầu của công ty do nhà nước cấp. Cùng với sự phát triển của sản xuất thì quy mô vốn của công ty ngày càng lớn và huy động từ nhiều nguồn khác như vay vốn tín dụng, vay của công nhân viên chức, tận dụng các khoản phải trả cho người bán...Đứng đầu công ty là giám đốc chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Kế toán trưởng là người hỗ trợ đắc lực cho Giám đốc xây dựng các kế hoạch tài chính, tổ chức thực hiện và quyết toán các kế hoạch tài chính của công ty nhằm kiểm tra đấnh giá một cách chính xác, toàn diện và khách quan tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của công ty, góp phần vào việc thực hiện tốt các nguyên tắc của hạch toán kinh tế công ty, từ đó phát hiện khả năng tiềm tàng thúc đẩy quá trình hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao cho công ty.Chính vì vậy, việc lập kế hoạch tài chính và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính công ty đóng một vai trò rất quan trọng. Vào thời điểm cuối năm, phòng kế toán lập hệ thống báo cáo tài chính, gồm: Báo cáo cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính cũng như báo cáo chi tiết về công nợ, về lãi ngân hàng, các số liệu về giá cả hàng hoá...và tiến hành lập kế hoạch cho năm tới gồm: Kế hoạch về tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định, kế hoạch về TSLĐ, kế hoạch vay vốn, kế hoạch chi phí kinh doanh, kế hoạch mua hàng, bán hàng.
III.Tình hình tổ chức vốn kinh doanh của công ty năm 2001
Là một doanh nghiệp nhà nước, vốn ban đầu của công ty do nhà nước cấp. Cùng với sự phát triển của sản xuất thì quy mô vốn của công ty cũng ngày càng lớn và huy động từ nhiều nguồn vốn khác như vay vốn tín dụng, vay của công nhân viên chức, tận dụng các khoản phải trả cho người bán...Song để thấy rõ hơn về cơ cấu vốn và nguồn hình thành vốn kinh doanh của công ty ta xem xét cơ cấu và nguồn hình thành vốn kinh doanh của công qua biểu đồ 01.
Biểu đồ 01.Cơ cấu vốn và nguồn hình thành vốn kinh doanh của công ty(Đơn vị tính: triệu đồng)
Nội dung
31/12/2000
31/12/2001
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
I.Tài sản
54963,106
100
79880,638
100
24917,531
+ 45,33
1.TSLĐ và ĐTNH
38470,643
70
62377,403
78
23906,764
+ 62,10
2.TSCĐ và ĐTDH
16492,463
30
17503,230
22
1010,767
+ 6,13
II. Nguồn vốn
54693,108
100
79880,630
100
25187,522
+ 46
1. Nợ phải trả
46655,618
85,3
71800,630
100
25187,522
+ 46
- Nợ ngắn hạn
44562,052
95,5
65786,155
91,6
21224,103
+ 47,60
- Nợ dài hạn
1820,331
3,9
4706,713
6,5
2886,382
+ 1,60
- Nợ khác
273,234
0,6
1307,980
1,9
1034,746
+ 378,70
2.Nguồn vốn CSH
8307,490
14,7
8079
10,1
-227,710
- 27,04
Nhìn vào biểu đồ 01 ta thấy: - Tổng tài sản cố định của công ty trong năm 2001 tăng hơn so với năm 2000. Cụ thể: Năm 2000 tổng tài sản của công ty là 54963,106 trđ còn năm 2001 tổng tài sản là 79880,637 trđ tăng 24917,531 trđ tưong ứng với mức tăng là 45,33 % so với năm 2000.
Trong phần tổng tài sản của công ty tăng lên chủ yếu là do phần TSLĐ tăng. TSLĐ và ĐTNH năm 2000 của công ty là 38470,643 trđ chiếm tỷ trọng 70% trong tổng tài sản.
Năm 2001 là 62377,407 trđ tăng lên 23906,764 trđ chiếm 77% trong tổng tài sản. Năm 2001 phần TSLĐ và ĐTNH tăng về mặt số lượng nhưng giảm về mặt tỷ trọng. Năm 2000 TSCĐ và ĐTNH là 16492,463 trđ chiếm 30% tổng số tài sản, còn năm 2001 số tiền đầu tư vào TSLĐ và ĐTDH là 17503,23 trđ chiếm 22% tổng tài sản. Nhưng nhìn chung phầnTSCĐ và ĐTDH năm 2001 so với năm 2000 tăng lên là 1010,767 trđ với mức tăng là6,13%.
+ Về nguồn vốn: Tại thời điểm 31/12/2001 thì nợ phải trả của côngty chiếm89,9% (71800,85trđ) trong tổng nguồn vốn tăng hơn so với cùng kỳ năm 2000 là 25145,232 trđ tương ứng với mức tăng là 53,9 %.
Trong phần nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm chủ yếu. Năm 2000 nợ ngắn hạn là 44562,052 trđ chiếm 95,5%trong tổng số nợ phải trả, còn năm 2001 nợ ngắn hạn là 65786,155 trđ chiếm 91,6 %. So với năm 2000 thì năm 2001 nợ ngắn hạn tăng lên 21224,103 trđ tương ứng với mức tăng 47,6 %. Còn nợ dài hạn và nợ khác của công ty cũng có xu hướng tăng lên ở năm 2001 nhưng cũng chiếm tỷ trọng không đáng kể trong nợ phải trả.
Qua bảng cơ cấu vốn kinh doanh ta thấy vốn chủ sở hữu chiếm rất ít chỉ có 14,7% ( 8307,49 trđ) trong năm 2000, sang năm 2001 vốn chủ sở hữu giảm xuống còn 8079,78 trđ chiếm 10,01% trong tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ tình hình tài chính của công ty không đảm bảo và mức độ phụ thuộc giữa công ty và các đơn vị bên ngoài là khá lớn. Nhưng để đánh giá mức độ phụ thuộc giữa công ty và các đơn vị khác như thế nào ta xem xét biểu đồ 02- Biểu đồ phân tích hệ số nợ của công ty.
Biểu đồ 02. Cơ cấu nguồn vốn của công ty XL-NL Sông Đà 11 năm 2001
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
1. Hệ số nợ =
Nợ phải trả
46655,618
= 0,85
71800,85
= 0,89
Tổng nguồn vốn
54693,108
79800,63
2. Hệ số =
nợ dài hạn
Nợ dài hạn
1820,33
= 0,18
4706,71
= 0,36
Vốn CSH+Nợ dài hạn
10127,82
12786,49
3. Hệ số vốn
CSH trên =
nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu
8370,49
= 4,46
8079,78
= 1,72
Nợ dài hạn
1820,33
4706,71
4. Hệ số
vốn =
CSH
Vốn CSH
8307,49
= 0,15
8079,78
= 0,1
Tổng nguồn vốn
54963,108
79880,63
Qua biểu đồ 02 ta có nhận xét như sau: Hệ số nợ của công ty là khá cao và có xu hưóng tăng lên.Đến thời điểm 31/12/2001 hệ số nợ của công ty là 0.89 tăng hơn so với thời điểm 31/12/2000 là 0,04. Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng thanh toán của công ty là kém dần. Nguyên nhân là do doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất nhưng nguồn vốn tự có và nguồn vốn do ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp trong năm là quá ít nên doanh nghiệp phải huy động từ các nguồn vốn khác.
Chất lượng và hiệu quả kinh doanh được thể hiện rõ nét qua tình hình khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Ngoài ra tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp còn thể hiện chất lượng công việc tổ chức công tác tài chính của đơn vị. Ta đi xem xét biểu đồ 03- Hệ số khả năng thanh toán nợ của công ty.
Biểu đồ 03. Khả năng thanh toán của công ty XL- NL Sông Đà 11 năm 2001
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối năm
Hệ số khả
1. năng thanh toán =
tổng quát
Tổng tài sản
54963,106
= 1,18
79880,637
= 1,11
Tổng số nợ phải trả
46655,62
71800,85
Hệ số khả năng
2. thanh toán hiện = thời
TSLĐ và ĐTNH
38470,643
= 0,86
62377,407
= 0,95
Tổng số nợ ngắn hạn
44562,052
65786,155
Hệ số khả
3.năng thanh =
toán nhanh
TSLĐ- Vốn vật tư hàng hoá
1121,95
= 0,03
2246,06
= 0,035
Tổng số nợ ngắn hạn
44562,05
65786,155
4. Hệ số khả
năng thanh =
toán lãi vay
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
2914,9
= 1,23
4344,68
= 1,15
Lãi vay phải trả
2376,06
3794,37
Qua biểu đồ 03 ta có nhận xét sau:
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là không khả quan. Thời điểm đầu năm 2001 hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là 0,03 và cuối năm là 0,035. Vì vậy, có thể nói rằng công ty không có khả năng thanh toán nhanh và công ty chưa thực hiện được việc chuyển đổi TSLĐ thành tiền để đáp ứng nhu cầu khi cần thiết.
- Hệ số thanh toán tổng quát cuối năm 2001 là 1,11 có giảm so với đầu năm 2001 nhưng vẫn có thể coi là tốt, có nghĩa là các khoản nợ vay đều có tài sản đảm bảo và có thể chuyển đổi để thu hồi tiền đã đầu tư.
- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời ở thời điểm cuối năm 2001 là 0,95 có tăng hơn so với đầu năm nhưng công ty vẫn không có khả năng thanh toán tạm thời.
Qua phân tích trên ta thấy, khả năng thanh toán tổng quát của côngty là tương đối khả quan còn khả năng thanh toán nhanh và thanh toán hiện thời là chưa được khả quan. Vì vậy công ty cần xem xét lại cơ cấu tài sản cho phù hộp để nâng cao khả năng thanh toán.
IV.Phân tích một số chỉ tiêu cơ bản về tình hình tài chính của công ty.
Phân tích đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định về tình hình tài chính của doanh nghiệp là khả quan hay không khả quan để từ đó có biện pháp khắc phục hay phát huy nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.Phân tích tình hình chi phí kinh doanh của công ty
Để xem xét tình hình chi phí kinh doanh của công ty ta cần xem xét các chỉ tiêu sau:
Biểu đồ 04. Phân tích tình hình chi phí kinh doanh (Đơn vị tính : Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
So sánh tăng giảm
Số tuyệt đối
Tỷ lệ
Tổng doanh thu
51928,27
96470,55
44542,28
85,77
Chi phí kinh doanh
51913,66
96546,12
44632,46
85,97
Tỷ xuất chi phí(%)
99,97
100,07
Mức độ tăng giảm TSCF(%)
0,1
Tốc độ tăng giảm TSCF(%)
0,2
Mức T kiệm(Lphí) tương đối về chi phí
9647,05
Qua số liệu ở biểu đồ 04 ta thấy chi phí năm 2001 tăng so với năm 2000 là 44632,46 triệu đồng, tỷ lệ tăng 85,97 % trong khi đó doanh thu tăng 44542,28 triệu đồng, tỷ lệ tăng 85,77% nhỏ hơn so với tỷ lệ tăng chi phí. Tỷ suất chi phí tăng 0,1% với tốc độ tăng 0,2%. Công ty chưa tiết kiệm 9647,055 triệu đồng. Như vậy có thể đánh giá chung tình hình quản lý và sử dụng vhi phí quản lý chung của công ty là chưa tốt.
2.Phân tích lợi nhuận của công ty.
2.1. Phân tích tổng hợp tình hình lợi nhuận kinh doanh.
Biểu đồ 05. Phân tích tình hình lợi nhuận.
Chỉ tiêu
Năm2000
Năm 2001
So sánh
Tiền
Tỷ trọng(%)
Tiền
Tỷ trọng(%)
Tiền
Tỷ trọng(%)
LNKD
818,012
1306,8
2277,366
2285,7
1459,353
178,400
LNHĐ
khác
(755,417)
1206,8
(2177,731)
-2185,7
-1422,313
-188,280
Tổng
62,594
100
99,634
100
37,039
59,174
Căn cứ vào số liệu biểu đồ trên ta có những nhận xét sau:
Tổng lợi nhuận của công ty đạt được năm 2001 so với năm 2000 tăng 37,039 triệu đồng, tỷ lệ tăng 59,174%.
Xem xét kết kấu lợi nhuận theo nguồn hình thành ta thấy:
- Lợi nhuận kinh doanh tăng 1459,353 triệu đồng, tỷ lệ tăng 178,4%
- Lợi nhuận hoạt động khác giảm 1422,313 triệu đồng, tỷ lệ giảm 188,28%.
Qua phân tích trên ta thấy lợi nhuận của công ty đạt được chủ yếu là lợi nhuận hoạt động kinh doanh cỉa công ty, chiếm tỷ trọng lớn, tăng từ 1306,8% lên 2285,7%, tăng 1459,353 triệu đồng.
2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận bán hàng
Biểu đồ 06. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận bán hàng.
SH
Các chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 20001
So sánh tăng giảm
Số tiền
Tỷ lệ(%)
1
Tổng doanh thu
51928,274
96479554
44542,280
85,770
Trong đó:Doanh thu hàng xuất khẩu
9280,949
30539,891
21258,942
229,060
2
Các khoản giảm trừ(04+05+06)
0
61,112
61,112
100
1
Chiết khấu
0
0
0
2
Giảm giá
8,571
8,571
100
3
Hàng bán trả lại
52,541
52,541
100
4
Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XK phải nộp
0
0
0
3
Doanh thu thuần
51928,274
96409,441
44481,167
85,650
4
Giá vốn hàng bán
46601,256
88024,780
41423,524
88,890
5
Lợi nhuận gộp
5327,018
8384,660
3057,642
57,400
6
Chi phí bán hàng
17,409
7,064
(10,345)
-59,420
7
Chi phí quản lý doanh nghiệp
4491,596
6100,230
1608,634
35,810
8
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
818,012
2277,366
1459,354
178,400
9
Lãi từ hoạt động tài chính
- 852,773
-1688,621
(835,848)
- 98,010
1
Chi phí hoạt động tài chính
2376,063
1932,624
(443,439)
-18,660
2
Thu hoạt động tài chính
1523,289
224,002
(1279,287)
-83,980
10
Lãi bất thường
2376,063
- 489,109
(586,464)
-602,390
1
Chi phí bất thường
53,336
932,965
879,599
1648,200
2
Thu nhập bất thường
150.722
443,855
293,133
194,480
11
Tổng lợi tức trước thuế
62.594
99,634
37,04
59,17
12
Thuế thu nhập DN phải nộp
0
0
0
0
13
Tiền thu SD vốn NS
0
0
0
0
14
Lợi tức sau thuế
62,594
99,634
37,04
59,17
* Lợi nhuận kinh doanh bán hàng năm 2001 so với năm 2000 tăng, cụ thể là: Lợi nhuận trước thuế tăng so với năm 2000 là 37,04 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 59,17%.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuậnlà:
- Giá vốn hàng bán tăng 41423,524 triệu đồng, tỷ lệ tăng 88,89% cao hơn tỷ lệ tăng doang thu (85,65%).
- Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1608,634 triệu đồng, tỷ lệ tăng 35,81%. Trong khi đó doanh thu thuần tăng 44481,167 với tỷ lệ tăng 85,65%.
- Tỷ suất lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần năm 2000 là 10,25% trong khi của năm 2001 là: 8,69%, như vậy tỷ suất lợi nhuận gộp giảm 1,56%.
Điều này chứng tỏ công ty tổ chức và quản lý tốt khâu kinh doanh.
Tuy nhiên qua biểu đồ trên ta thấy rằng năm 2001 công ty đã để việc hàng bán bị rả lại. Đây là điều cần hạn chế trong năm tới.
Lợi nhuận trước thuế năm 2001/2000 tăng 37,04 triệu đồng là do:
+ Doanh thu thuần tăng 44481,167 triệu đồng làm lợi nhuận tăng tương ứng 4481,167 triệu đồng.
+ Giá hàng bán tăng 41423,524 triệu đồng làm lợi nhuận tăng tương ứng 41423,524 triệu đồng.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1608,634 triệu đồng.
3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Biểu đồ 07. Phân tích hiệu quả kinh doanh( Đơn vị tính : Triệu đồng)
Chỉ tiêu - Cách xác định
Đơn vị tính
Năm 2000
Năm 2001
Hệ số vòng Doanh thu thuần
1. quay toàn =
bộ vốn Số dư bình quân
vốn kinh doanh
trong kỳ
vòng
51928,274
= 1,33
39015,960
96409,441
=1,46
65970,580
2.Doanh lợi Lợi nhuận thuần
tổng vốn =
vốn kinh doanh bình
quân
Đồng
818,012
= 0,02
39015,960
2277,366
= 0,03
65970,580
Doanh lợi Lợi nhuận thuần
3.vốn CSH =
Vốn CSH bình quân
Đồng
818,012
= 0,11
7375,630
2277,366
= 0,27
8423,850
Nhìn một cách tổng quát các số liệu ở biểu đồ 07 ta thấy:
+ Chỉ tiêu hệ số vòng quay toàn bộ vốn phản ánh chung nhất khả năng sử dụng vốn hay tài sản của doanh nghiệp. Năm 2001, vốn kinh doanh của công ty luân chuyển đựoc 1,46 vòng nhanh hơn năm 2000. Như vậy, về lý thuyết sử dụng vốn của công ty năm 2001 dã tăng lên. Tuy nhiên để chính xác hơn ta phân tích các chỉ têu tiếp.
+ Chỉ tiêu doanh lợi tổng vốn là chỉ tiêu đo lường mức sinh lời của đồng vốn. Doanh lợi tổng vốn kinh doanh năm 2001 là 3% tăng 1% so với năm 2000. Có nghĩa là năm 2001 công ty cứ bỏ ra một đồng vốn vào kinh doanh thì tạo ra 0,03 đồng lợi nhuận , tăng 0,01 đồng so với năm 2000.
Hai chỉ tieu doanh lợi của công ty năm 2001 đều cao hơn so với năm 2000
+ Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu phản ánh lợi nhuận đạt được trên một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra. So với năm 2000, một đồng vốn chủ sở hữu được sử dụng năm 20001 tăng 0,16 đồng lợi nhuận.
Hai chỉ tiêu doanh lợi của công ty năm 2001 đều cao hơn so với năm 2000. Nguyên nhân là do vốn kinh doanh bình quân tăng thêm 26954,62 triệu đồng( Tăng 69,1%), vốn chủ sở hữu bình quân tăng lên 1459,354 triệu đồng tăng 1,784 lần(178,4%).
Số lợi nhuận được tạo ra trên một đồng vốn của công ty năm 2001 tăng so với năm 2000, nguyên nhân là do trong công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh rất tốt.
V. Công tác kiểm tra , kiểm soát tài chính của công ty.
Kiểm tra kế toán đảm bảo cho các quy định kế toán được chấp hành nghiêm chỉnh, số liệu kế toán được chính xác, trung thực phản ánh đúng tình hình thực tế của công ty, chấn chỉnh kịp thời những sai sót về nghiệp vụ và tổ chức công tác kế toán. Kiểm tra kế toán giúp phát hiện kịp thời những hành vi tham ô, lãng phí , sử dụng tài sản kém hiệu quả, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ kế toán và chất lượng công tác kế toán. Mặt khác, thông qua kiểm tra kế toán mà công ty tăng cường được công tác quản lý doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước thì thực hiện được việc kiểm tra kiểm soát đối với hoạt động kinh doanh của công ty.
- Hàng ngày, nhân viên kế toán thanh toán nhận và kiểm tra các chứng từ gốc, lập các thủ tục thu chi quỹ các khoản thanh toán. Viết phiếu thu, phiếu chi và trình ký duyệt. Cùng thủ quỹ kiểm kê quỹ hàng ngày và vào sổ kiểm quỹ.
- Cuối mỗi tuần công ty thường tổ chức họp giao ban về công tác công nợ khách hàng. Đồng thời thông qua các chứng từ, phiếu thu, phiếu chi, lệnh xuất hàng, Giám đốc và kế toán trưởng có thể kiểm tra đựoc tài sản của công ty.
- Mỗi cán bộ chi cục thuế chuyên quản lý đến kiểm tra theo dõi việc ghi chép sổ sách, chứng từ và thông báo kiểm tra đột xuất hàng hoá tồn kho.
- Các nhân viên kế toán như kế toán ngân hàng; kế toán thanh toán; kế toán vật tư, tài sản; kế toán tiền lương, BHXH, BHYT; kế toán đội công trình; kế toán tổng hợp tự làm và tự kiểm tra, xử lý của phó kế toán trưởng và kế toán trưởng.
- Kế toán trưởng kiểm tra về mặt nghiệp vụ chỉ đạo và đôn đốc các nhân viên kế toán thực hiện quá trình ghi chép đúng chế độ kế toán. Tổ chức công tác kế toán toàn đơn vị thường xuyên và định kì toàn công ty. Lập và báo cáo phân tích hoạt động tài chính trong đơn vị hàng tháng, quý, năm .
phần III: tình hình thực hiện hạch toán ngiệp vụ
kế toán chủ yếu của công ty
I. Mô hình tổ chức hạch toán kế toán của công ty XL- NL Sông Dà 11.
Xuất phát từ đặc điểm quy mô sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý tài chính, trình độ, chuyên môn của đội ngũ kế toán, hiện nay phòng kế toán của công ty đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung trên phần mềm SAS do Tổng công ty xây dựng Sông Đà giữ bản quyền. Hình thức Nhật ký chhung đơn giản và rất phù hợp với việc sử dụng máy vi tính. Kế toán Nhật ký chung chỉ cần cập nhật chứng từ vào máy một lần theo đúng quy trình hạch toán còn lại qúa trình ghi sổ, báo cáo cung cấp thông tin đều được thực hiện trên máy.
1. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc nhận được tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ đó đồng thời lập nhật ký chung và vào sổ kế toán chi tiết.
2. Căn cứ vào các định khoản kế toán đã được vào sổ nhật ký chung, kế toán ghi sổ cái theo các tài khoản liên quan.
3,5. Cuối kỳ căn cứ vào số liệu trên các sổ cái, kế toán lập bảng cân đối thử để xem xét, theo dõi kiểm tra số phát sinh, số dư tài khoản, đồng thời tiến hành ghi các bút toán điều chỉnh.
4. Cuối tháng, cuối quý căn cứ vào số liệu trên các sổ ké toán chi tiết, kế toán tiến hành lập các bảng chi tiết sẽ phát sinh, số dư các tài khoản đồng thời tién hành lập các tài khoản cần theo dõi chi tiết, bảng tổng hợp chi phí, bảng tính giá thành.
6. Sau khi hoàn thành các bút toán điều chỉnh và bút toán khoá sổ kế toán vào lại nhật ký chung và sổ kế toán chi tiết hoàn chỉnh.
7. căn cứ vào các định khoản hoàn chỉnh đã ghi trên sổ nhật ký chung, ké toán tiến hành chuyển số liệu vào cái tài khoản.
8. Kế toán khi đã hoàn thành bảng cân đối và các bút toán điều chỉnh từ sổ kế toán vào bảng chi tiết số phát sinh cho phù hợp.
9. Cuối tháng căn cứ vào số liệu trên sổ cái tài khoản kế toán vào các bảng cân đối kế toán hoàn chỉnh và bảng vhi tiết phát sinh kế toán lập các báo cáo kế toán.
Sổ sách công ty đang áp dụng:
- Sổ Nhật ký chung
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết
- Sổ Nhật ký đặc biệt
- Sổ cái
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung.
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký
chung
Sổ cái
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ nhật ký
đặc biệt
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối
sổ phát sinh
Báo cáo
Tài chính
Ghi chú:
đ Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu
II.Quá trình hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu của công ty XL-NL Sông Đà 11.
1. Kế toán vật tư, TSCĐ
Tài khoản sử dụng: TK142,152,153,155,211,214,241,335,411
* Chức năng:
- Theo dõi nắm vững tình hình biến động tài sản trong toàn công ty và ra quyết định kịp thời.
- Tính toán theo dõi khấu hao và công tác sửa chữa lớn TSCĐ
* Nhiệm vụ:
+ Về tài sản:
- Mở thẻ TSCĐ cho tất cả các TS hiện có. Thu nhận chứng từ và hoàn thiện các thủ tục đề nghị Tổng công ty tăng giảm TSCĐ kịp thời.
- Theo dõi tình hình biến động TSCĐ của toàn công ty và ra quyết định kịp thời.
- Tính toán theo dõi khấu hao , tình hình thực hiện sửa chữa lớn TSCĐ và quyết toán chi phí lớn tài sản cố định.
- Lưu trữ hồ sơ tăng , giảm TSCĐ toàn công ty, hồ sơ quyết toán sửa chữa lớn tài sản cố định.
+ Về vật tư
Mở sổ theo dõi vật tư, CCDC xuất dùng. Lập báo cáo phân bổ hàng tháng của cơ quan công ty và tổng hợp công ty.
* Trình tự kế toán:
+ Về tài sản: Kế toán TSCĐ tăng lên.
Khi doanh nghiệp mua sắm các loại TSCĐ hữu hình hoặc vô hình, kế toán xác định nguyên giá (NG) để ghi:
Nợ TK 211 (hoặc 213) NG
Nợ TK 133
Có TK111,112,331
Nếu TSCĐ được mua sắm bằng quỹ doanh nghiệp thì phải kết chuyển tăng nguồn vốn kinh doanh (NVKD)
Nợ TK 415 "Các quỹ"
Có TK 411
+ Khi doanh nghiệp tiến hành công tác xây dựng cơ bản thì các khoản chi phí xây dựng phát sinh sẽ ghi.
Nợ TK 241
Có TK 334,338,152,214,331
Sau đó khi công việc xây dựng hoàn thành phải xác định nguyên giá để ghi.
Nợ TK 211(213)
Có TK 241
Nếu công việc xây dựng do các quỹ đài thọ thì khi xây dựng xong phải tiến hành kết chuyển tăng NVKD như đã nêu ở trên.
+ Khi doanh nghiệp nhận được TSCĐ do được cấp hoặc nhận vốn liên doanh, cần phải xác định NG để ghi:
Nợ TK 211(213)
Có TK 411
- Kế toán TSCĐ giảm xuống:
+ Khi nhượng bán các TSCĐ không cần dùng:
Nợ TK 214- Giá trị để hao mòn
Nợ TK 811- Giá trị còn lại
Có TK 211-NG
Khoản thu được do nhượng bán:
Nợ TK 111,112,131
Có TK 711- Giá bán Nợ TK
Có TK 3331
Khoản chi phí phát sinh đẻ thực hiện công việc nhượng bán:
Nợ TK 811 Có TK 111,112
+ Khi thanh lý TSCĐ
Khi giảm TSCĐ phản ánh giống như ở phần nhượng bán
- Kế toán khấu hao TSCĐ :
+Hàng tháng khi tiến hành trích khấu hao để tính vào chi phí của các
đối tượng sử dụng sẽ ghi:
Nợ TK 154,642
Có TK 214
Đồng thời ghi:Nợ TK 009
+Khi nộp khấu hao cho cấp trên, cho nhà nước sẽ ghi :
Nợ Tk 411
Có Tk 111,112
Đồng thời ghi:Có Tk 009
- Kế toán sửa chữa TSCĐ:
+Khi tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ(SCL) thì các khoản chi phí phát sinh được tập hợp :
Nợ TK 241
Có TK 334,338,152,111,331...
+Khi công việc SCL hoàn thành phải căn cứ vào chi phi sửa chữa thực tế để chuyển thành chi phí trả trước:
Nợ TK 142
Có TK 241
+Định kỳ tiến hành phân bổ dần chi phí SCL vào các đối tượng sử dụng TSCĐ:
Nợ TK 154,642
Có Tk 142 -mức phân bổ
+) Về vật tư:
_Kế toán vật liệu nhập:
+Khi doanh nghiệp(DN) mua các loại vật liệu về nhập kho:
Nợ Tk 152
Nợ TK 133
Có TK 111,112,331
+Khi DN nhập vật liệu do được cấp,biếu,tặng hoặc nhận vốn liên doanh:
Nợ TK 152
Có TK 411
-Kế toán vật liệu xuất :
Khi xuất vật liệu ra để sử dụng cho các hoạt động khác nhau kế toán sẽ ghi:
Nợ TK 154,642,241,811
Có TK 152
- Kế toán các loại công cụ ,dụng cụ(CCDC)
+Khi nhập kho các loại CCDC nhỏ ,kế toán căn cứ vào giá thực tế nhập kho để ghi:
Nợ TK 152
Nợ TK 133
Có TK 111,112,331
+Khi xuất kho các loại dụng cụ nhỏ để sử dụng:
Nếu xuất dùng một lần thì tính vào chi phí:
Nợ TK 154,642
Có TK152
Nếu xuất dùng làm nhiều lần thì phải chuyển trị giá của chúng thành chi phí trả trước:
Nợ TK 142
Có Tk 152
Hàng tháng tiến hành phân bổ dần vào chi phí của đối tượng sử dụng :
Nợ TK 154,642
Có TK 142
2.Kế toán ngân hàng:
* Chức năng :Theo dõi việc ký kết, thực hiện thanh lý các hợp đồng mua bán vật tư.Phụ trách các Tk 1121,144,331,311,341
*Nhiệm vụ :
+Lập kế hoạch tín dụng VLĐ,theo dõi các hộp đồng vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và kế hoạch trả nợ các khoản vay đó.
+ Lập hồ sơ chứng từ thanh toán và theo dõi thanh toán qua ngân hàng.
+ Theo dõi các hợp đồng mua bán vật tư máy móc, thiết bị. Mở sổ theo dõi việc ký kết, thực hiện, thanh lý cho từng hợp đồng, đối chiếu công nợ phải trả người bán thường xuyên và định kỳ.
* Trình tự hạch toán
- Khi vay để trả nợ cho người bán, người nhận thầu
Nợ TK 331
Có TK 311
-Khi vay để thanh toán công tác xây dựng, mua sắm TSCĐ
Nợ TK 241,211
Có TK311,341
- Khi vay về nhập quỹ tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản" Tiền gửi ngân hàng"
Nợ TK 111,112
Có TK 311
- Mua vật liệu, hàng hoá TSCĐ chưa thanh toán cho người bán
Nợ TK 152,155,211
Nợ TK 133
Có TK 331
- Các lao vụ, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh chưa thanh toán cho người cung cấp
Nợ TK 154,642
Nợ TK 133
Có TK331
- Dùng tiền để trả nợ và ứng trước cho người bán, người nhận thầu
Nợ TK 331
Có TK 111,112
3. Kế toán thanh toán.
* Chức năng: Phụ trách các TK 1111, 141
* Nhiệm vụ:
- Nhận và kiểm tra các chứng từ gốc, lập các thủ tục thu chi quỹ, các khoản thanh toán. Viết phiếu thu, phiếu chi và trình ký duyệt. Cùng thủ quỹ kiểm kê quỹ hàng ngày và vào sổ kiểm quỹ.
- Đôn đốc thanh toán dứt điểm các khoản nợ tạm ứng, nợ phải thu. Các khoản nợ tạm ứng quá hạn, dây dưa, kéo dài, cuối tháng tính lãi, báo nợ cho từng cá nhân và trừ vào lương hàng tháng.
* Trình tự hạch toán:
- Khi phát sinh nghiệp vụ tăng lên tiền tùy theo nội dung chứng từ, kế toán ghi
Nợ TK 111
Có TK 331, Có TK 131
- Khi phát sinh nghiệp vụ giảm tiền tuỳ theo nội dung chứng từ, kế toán ghi:
Nợ TK 331, TK 131...
Có TK 111
- Khi chi tiền để tạm ứng sẽ ghi:
Nợ TK 141
Có TK 1111
Căn cứ vào bảng kê thanh toán tạm ứng kèm chứng từ gốc đã được duyệt để ghi:
+ Dùng tiền tạm ứng để mua tài sản:
Nợ TK 152, 155, 211
Nợ TK 133
Có TK 141
+ Dùng tiền tạm ứng để chia cho các hoạt động sản xuất kinh doanh
Nợ TK 154, 642
Nợ TK 133
Có TK 141
- Số tạm ứng không dùng hết hoàn lại hoặc tính trừ vào lương
Nợ TK 111 hoàn ứng
hoặc Nợ TK 334 trừ lương
Có TK 141
4. Kế toán tiền lương và BHXH.
- Chức năng: Phụ trách các TK 334, 338, 131
- Theo dõi tiền lương các khỏan trích nộp BHXH, BHYT, KP
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC560.doc