ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Những bệnh nhi viêm loét dạ dày tá tràng (DD-TT) có Helicobacter pylori tại khoa
Tiêu hóa bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 trong thời gian tháng 09/2007 đến 05/
2008.
Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả hàng loạt ca.
Thu thập thông tin v à phân tích số liệu:
-Bệnh 110 mẫu: bệnh nhi nhập khoa Tiêu hóa, được khám lâm sàng, chỉ định xét
nghiệm huyết đồ, Fe, Ferritin huyết thanh, tìm máu ẩn trong phân. Sau đó thực hiện
nội soi tại bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2, đọc kết quả đại thể, 2 mẫu sinh thiết
sẽ được gửi đến khoa Giải phẫu bệnh lý bệnh viện Nhi đồng 1 v à bệnh viện Chợ Rẫy.
-Xử lý số liệu bằng phần mềm EPIDATA và phân tích số liệu bằng chương trình
STATA 10.0
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2334 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm xuất huyết tiêu hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶC ĐIỂM XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
TÓM TẮT
Mục tiêu: mô tả tỷ lệ các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của xuất huyết tiêu hóa
(XHTH) rõ ràng và XHTH tiềm ẩn ở trẻ nhiễm Helicobacter pylori (Hp).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Những bệnh nhi viêm loét dạ dày- tá tràng
(DD-TT) có Hp tại khoa Tiêu hóa bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 trong thời
gian tháng 09/2007 đến 05/ 2008. Phương pháp nghiên cứu tiền cứu, mô tả hàng loạt
ca.
Kết quả: Trong 110 trường hợp khảo sát, có 39/110 (35,4%) XHTH rõ ràng (ói ra
máu, tiêu phân đen), 25/110(22,7%) XHTH tiềm ẩn (không thấy máu trong phân,
phát hiện bằng xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân). Tuổi gặp nhiều nhất: 5-10 tuổi,
nam nhiều hơn nữ, thiếu máu 22,7%, thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc 20%. Nhóm
bệnh nhi xuất huyết tiêu hóa(XHTH) rõ ràng đều nhập viện trong 24 giờ, có 3/39
(7,7%) thiếu máu nặng, cần truyền máu, không có ca nào sốc. Nhóm bệnh nhi XHTH
tiềm ẩn nhập viện trễ, chỉ có thiếu máu nhẹ 13/25(52%) và không thiếu máu
12/25(48%), tỷ lệ thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc 40%. Nguyên nhân XHTH: tổn
thương TT 82,9%, viêm DD 31,5%, sang thương phù nề sung huyết 40%, chấm xuất
huyết 30%, nốt 15%.
Kết luận: Nhiễm Hp gây biến chứng XHTH và thiếu máu thiếu sắt ngày càng nhiều
ở treû em các nước đang phát triển. Do đó với trẻ có nhiễm Helicobacter pylori, cần
tầm soát XHTH tiềm ẩn bằng xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân và thiếu máu hồng
cầu nhỏ nhược sắc.
ABSTRACT
Objectives: To describe clinical manifestations, laboratory investigations of obvious
and occult gastrointestinal bleeding in children with Helicobacter pylori infection.
Patients and method: Patients who had gastroduodenal ulcer or gastritis and positive
Helicobacter pylori test were hospitalized in Gastroenterology Department,
Children’s Hospital No 1 and 2 from September 2007 to May 2008. Method: A
prospective descriptive study of case series
Results: There were 110 cases observed. Among those patients, 39 children (35.4%)
were obvious gastrointestinal bleeding (diagnosed by hematemesis and melaena), 25
children (22.7%) were occult gastrointestinal bleeding (diagnosed by fecal occult
blood test). The highest proportion was the group aged of 5 to 10; the proportion of
boys was higher than girls. Anemia was seen in 22.7% of patients and iron deficiency
anemia was seen in 20%. The group with obvious gastrointestinal bleeding were
hospitalized within 24 hours; 3/39 (7.7%) patients had severe anemia, needed blood
infusion, and had no shock. The group with occult gastrointestinal bleeding were late
hospitalized within; among these cases, there were 13 children (52%) having mild
anemia; 12 children (48%) had no anemia; and 40% patients had iron deficiency
anemia. The causes of gastrointestinal bleeding included duodenal ulcer (82.9%),
gastritis (31.5%), erythematous (40%), hemorrhagic spot (30%), nodular (15%).
Conclusion: Helicobacter pylori infection caused more and more gastrointestinal
bleeding and iron deficiency anemia in children at developing countries. Therefore, it
is necessary for children with Helicobacter pylori infection to be investigated iron
deficiency anemia and occult bleeding by fecal occult blood test.
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Từ khi Warren và Marshall phát hiện vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) vào năm
1983, người ta nhận thấy rằng, có khoảng 50% dân số thế giới bị nhiễm vi khuẩn
này. Tình trạng nhiễm Hp ảnh hưởng lên mọi lứa tuổi của nhân loại. Ở các nước
đang phát triển nhiễm Hp ở trẻ em khoảng 80%(Error! Reference source not found.)- một tỷ
lệ khá cao và gây biến chứng thiếu sắt 13,9%(Error! Reference source not found.), thiếu máu
thiếu sắt 7,8%(Error! Reference source not found.), chậm tăng trưởng 24%(Error! Reference source
not found.) và xuất huyết tiêu hóa 15-20%(Error! Reference source not found.). Vì vậy chúng tôi
thực hiện nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ xuất huyết tiêu hóa trên nhóm trẻ
nhiễm Hp.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Những bệnh nhi viêm loét dạ dày tá tràng (DD-TT) có Helicobacter pylori tại khoa
Tiêu hóa bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 trong thời gian tháng 09/2007 đến 05/
2008.
Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả hàng loạt ca.
Thu thập thông tin và phân tích số liệu:
- Bệnh 110 mẫu: bệnh nhi nhập khoa Tiêu hóa, được khám lâm sàng, chỉ định xét
nghiệm huyết đồ, Fe, Ferritin huyết thanh, tìm máu ẩn trong phân. Sau đó thực hiện
nội soi tại bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2, đọc kết quả đại thể, 2 mẫu sinh thiết
sẽ được gửi đến khoa Giải phẫu bệnh lý bệnh viện Nhi đồng 1 và bệnh viện Chợ Rẫy.
- Xử lý số liệu bằng phần mềm EPIDATA và phân tích số liệu bằng chương trình
STATA 10.0
KẾT QUẢ
Đặc điểm nhóm bệnh nhi nghiên cứu
Tuổi Số ca (n) Tỷ lệ (%)
< 5 tuổi 26 23,6
5-10 tuổi 55 50
> 10 tuổi 29 26,4
Giới
Nam 62 56
Nữ 48 44
Địa chỉ
Thành phố 70 64
Tỉnh 40 36
Tiền căn
Nhiễm Hp 12 10,9%
Tuổi Số ca (n) Tỷ lệ (%)
XHTH 8 7,3%
Triệu chứng lâm sàng
Sinh hiệu Triệu chứng
Mạch nhanh 18
(16,4%)
Đau bụng 93 (84,5%)
Hạ HA thật sự 3
(2,7%)
Ói đơn thuần 53
(48,2%)
Hạ HA tư thế 5 (4,5%)
Da xanh, niêm nhạt 25
(22,7%)
Ói ra máu 21(19,1%)
Tiêu phân đen 18
(16,4%)
Cận lâm sàng
* Huyết đồ: có 25/110 (22,7%) trường hợp thiếu máu, trong đó thiếu máu nhẹ 15/25
ca, trung bình 7/25, nặng 3/25 và 22/25 trường hợp thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược
sắc.
* Xét nghiệm máu ẩn trong phân
71 ca không biểu hiện XHTH rõ ràng, chúng tôi tầm soát máu ẩn trong phân, kết
quả 25/71 (+) (35,2%).
Phân bố XHTH với thời gian bệnh
TGB
XHTH
<1tháng
n (%)
1-
6tháng
n (%)
>6
tháng
n (%)
Tổng
XHTH rõ 24 (61,5) 8 (20,5) 7(18) 39
XHTH ẩn 23 (92) 2 (8) 0 25
Không
XHTH
46 0 0 46
Phân bố XHTH với mức độ thiếu máu (TM)
TM
XHTH
Nặng
n (%)
Trung
bình
Nhẹ
n (%)
Không
TM
n (%) n (%)
XHTH
rõ
3(7,7) 7(17,9) 2(5,1) 27(69,3)
XHTH
ẩn
0 0 13(52) 12(48)
Kg
XHTH
0 0 0 46(100)
Phân bố XHTH trên nội soi đại thể
Các trường hợp XHTH có tổn thương loét tá tràng 82,9%, viêm dạ dày 31,5% với
sang thương phù nề, sung huyết 40%, chấm xuất huyết 30%, nốt 15%.
Phân bố XHTH trên mô học dạ dày
Hình thái viêm dạ dày:
Các trường hợp XHTH có tổn thương 50% viêm dạ dày cấp, 21,5% viêm dạ dày mạn.
Trong dân số nghiên cứu của chúng tôi có 80%VDD mạn, so với Friederike Frank, 29
trẻ Hp, tỷ lệ VDD mạn 100%.
Định khu viêm dạ dày:
Trong nhóm XHTH rõ ràng cũng như XHTH tiềm ẩn, tổn thương hang vị 80%, trong
khi thân vị 10% và toàn dạ dày 10%.
Sang thương:
Tất cả các trường hợp XHTH có sang thương thâm nhiễm Lympho chiếm 43,3%,
thâm nhiễm bạch cầu đa nhân trung tính 39,4%.
BÀN LUẬN:
Đặc điểm lâm sàng
50% trẻ nhiễm Hp ở lứa tuổi từ 5-10 tuổi, các trường hợp XHTH đều có tiền căn
viêm loét dạ dày tá tràng do Hp 10,9% và XHTH 7,3% tương đương với kết quả của
Elisabete Kawakami(Error! Reference source not found.). Oí ra máu gặp nhiều ở lứa tuổi 5-10
tuổi, tiêu phân đen gặp nhiều ở trẻ > 10 tuổi.
Triệu chứng đau bụng cao nhất 84,5%, XHTH rõ ràng 39/110 (35,4%) trường hợp, tỷ
lệ ói ra máu 19,1% tương đương với kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Tiêu hóa Mỹ
12,2%(Error! Reference source not found.), có 23,6% thay đổi sinh hiệu và 2,7% thiếu máu nặng
phải truyền máu khi nhập viện.
Thời gian từ khi có biểu hiện bệnh DD-TT đến khi có biểu hiện xuất huyết < 1 tháng
chiếm 42,7% cao hơn của Elisabete Kawakami 27,9%(Error! Reference source not found.). Sự
khác nhau này do phương pháp nghiên cứu khác nhau.
Đặc điểm cận lâm sàng
Trên huyết đồ 110 bệnh nhi có thiếu máu 25/110 (22,7%), trong đó nhóm XHTH
rõ ràng có 3/25 ca thiếu máu nặng, 7/25 ca thiếu máu trung bình, 2/25 thiếu máu
nhẹ và nhóm XHTH tiềm ẩn có 13/25 ca thiếu máu nhẹ, không có trường hợp nào
thiếu máu trung bình và thiếu máu nặng. Theo Elisabete Kawakami, gần 50%
thiếu máu mức độ trung bình trên nhóm trẻ nhiễm Hp.
Máu ẩn trong phân 35,2%, thấp hơn kết quả của Hiệp hội tiêu hóa Mỹ nghiên cứu
trên người lớn 52%, ở trẻ em chưa ghi nhận kết quả máu ẩn trong phân. (Error!
Reference source not found.), (Error! Reference source not found.), (Error!
Reference source not found.)
Thiếu máu thiếu sắt 22/110 (20%) cao hơn kết quả của Henry C. Baggett 7,8%
(Error! Reference source not found.). Trong nhóm thiếu máu thiếu sắt này có 12/22
ca XHTH rõ ràng và 10/22 ca XHTH tiềm ẩn. Sự khác nhau này có lẽ do dân số
nghiên cứu khác nhau.
Xuất huyết tiêu hóa trên nội soi đại thể
XHTH rõ ràng 39/110 (35,4%): 20/39 ca tổn thương VDD, 19/39 ca loét TT.
XHTH tiềm ẩn 25/110 (22,7%): 10/25 ca tổn thương VDD, 15/25 ca loét TT.
XHTH do loét tá tràng 82,9%, viêm dạ dày 35,1%, gioáng K R Palmer(Error! Reference
source not found.), với sang thương phù nề, sung huyết 40%, chấm xuất huyết 30%, nốt
15%.
Xuất huyết tiêu hóa trên mô học dạ dày
XHTH rõ ràng 39/110 (35,4%): 20/39 ca tổn thương dạ dày (5/20 ca VDD cấp,
15/20 ca VDD mạn)(Error! Reference source not found.), tổn thương hang vị 80%, thân vị
10%, toàn dạ dày 10%, sang thương thâm nhiễm lympho 50,8%, bạch cầu đa nhân
trung tính 30,8%.
XHTH tiềm ẩn 25/110 (22,7%): 10/25 ca tổn thương dạ dày (6/10 ca VDD cấp, 4/10
ca VDD mạn), tổn thương hang vị 80%, thân vị 10%, toàn DD 10%, thâm nhiễm
lympho 60%, bạch cầu đa nhân trung tính 30%.
Nhóm không XHTH, tổn thương VDD mạn 78,4% cao hơn VDD cấp 50%(4), hang
vị 58,5% cao hơn thân vị 4,6%, thâm nhiễm lympho 40,7% cao nhất so với các sang
thương khác. Kết quả của chúng tôi giống như Nguyễn Trọng Trí(Error! Reference source not
found.), đa số trẻ em có biểu hiện viêm dạ dày mạn tính.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 110 bệnh nhi có Hp, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
XHTH rõ ràng
84,6% ở trẻ > 5 tuổi, tiền căn VDD có Hp: 7/39 (17,9%), nhập viện trong 24 giờ,
23,6% thay đổi sinh hiệu, 2,7% TM nặng, không có ca nào bị sốc.
XHTH rõ ràng 39/110 (35,4%) có 3(7,7%) TM nặng, 7(17,9%) TM trung bình, 2(5,1)
TM nhẹ, thieáu maùu hoàng caàu nhoû nhöôïc saéc 12 (30,7%)
XHTH tiềm ẩn
Tiền căn VDD có Hp 2/25 (8%), nhập viện trễ 100%, thường vô viện vì đau bụng
kèm da xanh, niêm nhạt. Chiếm tỷ lệ 25/110 (22,7%): thiếu máu nhẹ 13/25 (52%),
thiếu máu thiếu sắt 10/25 (40%).
Phân bố xuất huyết tiêu hóa trên tổn thương đại thể
39/110 (35,4%) XHTH rõ ràng: 20/39 ca tổn thương DD (phù nề sung huyết 40%,
chấm xuất huyết 30%, nốt 15%, chợt phẳng chợt nổi 15%); 19/39 ca tổn thương TT
(phù nề sung huyết 52,6%, loét 36,8%, nốt 10,6%).
25/110 (22,7%) XHTH tiềm ẩn: 10/25 ca tổn thương DD (phù nề sung huyết 30%,
chấm xuất huyết 30%, nốt 20%, chợt phẳng chợt nổi 20%), 15/25 ca tổn thương TT
(phù nề sung huyết 66,7%, loét 13,3%, nốt 20%).
Phân bố xuất huyết tiêu hóa trên mô học dạ dày
XHTH rõ ràng 20/39 (51,3%)
VDD cấp 5/20 (25%), VDD mạn 15/20 (75%)
Hang vị 80%, thân vị 10%, toàn DD 10%
Thâm nhiễm lympho 50,8%, BCĐNTT 33,8%.
XHTH tiềm ẩn 10/25 (40%)
- VDD cấp 6/10 (60%), VDD mạn 4/10 (40%).
- Hang vị 80%, thân vị 10%, toàn DD 10%
- Thâm nhiễm lympho 60%, BCĐNTT 32%.
Tóm laị: Đối với trẻ viêm loét DD-TT có Hp nên xét nghiệm máu ẩn / phân và tầm
soát thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 40_7859.pdf