Dạng bài Giải toán có lời văn Bài toán: Rút về đơn vị (tiếp) - Toán 3

-HS: đọc đề bài, nhận biết dạng toán, thảo luận nhóm đôi tóm tắt đề bài

 40 kg : 8 túi

 15 kg :. túi?

-1-2 HS nêu cách giải => 1 HS làm bài trên bảng, lớp làm vào vở.

 Bài giải

Số đường đựng trong một túi là:

 40 : 8 = 5( kg)

Số túi cần để đựng 15 kg đường là:

 15 : 5 = 3( túi)

Đáp số : 3 túi

 

docx4 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạng bài Giải toán có lời văn Bài toán: Rút về đơn vị (tiếp) - Toán 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC Dạng bài Giải toán có lời văn Bài toán: Rút về đơn vị (tiếp)- Toán 3 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức  - Bước đầu làm quen với bài toán liên quan đến rút về đơn vị.  - Biết các bước giải “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”. 2. Kĩ năng  Rèn cho học sinh khả năng so sánh, phân tích và trình bày bài toán. 3. Thái độ: Tích cực II. Đối tượng, Phương pháp dạy học Đối tượng: học sinh lớp 3 Phương pháp dạy học: gợi mở- vấn đáp III. Các hoạt động chủ yếu: Nội dung Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của học sinh (HS) I.Ổn định lớp II. KIểm tra bài cũ III. Dạy bài mới HĐ 1: Giải bài toán a, Bài toán 1: Có 35 lít mật ong rót đều vào 7 can .1 can đựng mấy lít? b, Bài toán 2: 35 lít mật ong rót đều vào 7 can . 10 lít đựng trong mấy can? HĐ 2: Luyện tập Bài 1: Có 40 kg đường đựng đều trong 8 túi. Hỏi 15 kg đường đựng trong mấy túi như thế? Yêu cầu HS đọc đề bài và giải bài toán (dạng bài đã học) ?: Dùng phép tình gì? GV: nhận xét Yêu cầu HS đọc đề bài GV: Đặt câu hỏi gợi mở: ?: Đề bài cho biết gì? Hỏi gì? Để biết được 10 lít đựng trong mấy can thì cần biết gì? (số lít trong 1 can) Tính được số lít trong 1 can không? Dùng phép tính gì ? Tìm được 10 lít trong mấy can không? Dùng phép tính gì? Hỏi: Đâu là bước rút về đơn vị? So sánh với bài rút về đơn vị trước Đưa ra kết luận giải bài toán gồm 2 bước: B1: Tìm giá trị của 1 phần (phép chia) B2: Tìm số phần bằng nhau của 1 giá trị (phép chia) -Yêu cầu HS đọc đề bài, thảo luận tóm tắt theo nhóm đôi -Nhận xét tóm tắt - Gọi 1-2 HS nêu cách giải: ? Có mấy bước? Mấy phép tính? -Lưu ý HS cách trình bày, nhận xét bài làm HS đọc đề toán, tóm tắt đề toán, giải bài toán => Dùng phép tính chia để tìm giá trị 1 phần => các bạn nhận xét, giải thích HS đọc đề toán, so sánh 2 đề toán, tóm tắt đề toán & giải bài toán (theo hướng dẫn của GV) => các bạn nhận xét, giải thích -Chỉ ra bước rút về đơn vị - HS nhận biết được bài rút về đơn vị này khác bài trước bước 2 làm phép tính chia. Biết các bước làm -HS: đọc đề bài, nhận biết dạng toán, thảo luận nhóm đôi tóm tắt đề bài 40 kg : 8 túi 15 kg :.. túi? -1-2 HS nêu cách giải => 1 HS làm bài trên bảng, lớp làm vào vở. Bài giải Số đường đựng trong một túi là: 40 : 8 = 5( kg) Số túi cần để đựng 15 kg đường là: 15 : 5 = 3( túi) Đáp số : 3 túi -HS nhận xét kết quả Bài 2: Cứ 4 cái áo như nhau thì cần có 24 cúc áo. Hỏi có 42 áo thì dùng cho máy cái áo như thế? -Yêu cầu HS đọc đề bài, tóm tắt, làm bải giải - Nhận xét bài làm -HS đọc đề bài, nhận biết dạng toán, tóm tắt đề bài. Tóm tắt : 24 cúc áo : 4 cái áo úc áo : ? cái áo =>1 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở. Bài giải Số cúc áo cho mỗi áo là: 24 : 4 = 6 (cúc) Số áo loại đó dung hết 42 cúc áo là: 42 : 6 = 7 (cái áo) Đáp số : 7 cái áo -Nhận xét lời giải, kết quả Bài 3: Cách làm nào đúng, cách làm nào sai a) 24 : 6 :2 = 4 : 2 = 2 b) 24 : 6: 2 = 24 : 3 = 8 c) 18 : 3 x 2 = 18 : 6 = 3 d) 18 : 3 x 2 = 6 x 2 = 12 -Yêu cầu HS đọc đề bài, làm bài - Yêu cầu HS giải thích nêu cách lam biểu thức đúng - GV: nhận xét, chốt lại -Đọc đề bài, tính giá trị biểu thức và so sánh kết quả để biết câu nào đúng, câu nào sai? -Giải thích. Cách làm biểu thức đúng (từ trái- phải) IV. Củng cố-dặn dò IV. Một số lưu ý trong dạy học 1. Học sinh có thể gặp khó khăn gì? Ở hoạt động nào? Giáo viên nên? - Kĩ năng giải bài toán 2 phép tính còn hạn chế - Học sinh có thể gặp khó khăn trong việc phân tích bài toán, viết lời giải cho bài toán - Khi học dạng toán có liên quan đến rút về đơn vị kiểu 2, học sinh có thể nhầm lẫn với kiểu 1 ] Giáo viên nên: - Giáo viên giúp học sinh phân tích đề để nắm chắc 2 kiểu bài: cái đã biết, chưa biết, để tìm cái này ta cần biết điều gì? - Hướng dẫn học sinh viết lời giải ngắn gọn, đúng ý dựa vào câu hỏi của bài để viết lời giải - Cần hướng dẫn luyện tập và so sánh các bước giải của 2 kiểu và đặc điểm của mỗi kiểu bài 2. Học sinh có thể có các kết quả, phát biểu khác như sau - Đối với dạng toán này, học sinh nhầm lẫn với kiểu 1 ( bước 2: làm phép nhân) VD: Số cúc áo cho mỗi áo là: 24 : 4 = 6 (cúc) Số áo loại đó dung hết 42 cúc áo là: 42 x6 = 252 (cái áo) Đáp số : 252 cái áo 3. Khi tổ chức dạy học, giáo viên nên chú ý gì? - Cần lưu ý những sai lầm của học sinh và tìm hướng giải quyết để đạt được kết quả tốt - Lưu ý cho học sinh kiểm tra lại kết quả (thử lại) sau khi làm xong, hướng dẫn học sinh nắm chắc cách giải dạng toán. - Để học sinh phân tích và tự tóm tắt bài toán. => HS có khả năng phân tích bài toán.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxToan hoc 3 Bai toan lien quan den rut ve don vi tiep theo_12407617.docx
Tài liệu liên quan