Đánh giá hoạt động đầu tư ở Công ty vận tải Thuỷ Bắc

 

 

Lời mở đầu 1

Phần 1: Khảo sát chung về Công ty vận tải Thuỷ Bắc 2

1. Quá trình hình thành và sự phát triển của Công ty vận tải Thuỷ Bắc 2

2. Chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty 3

3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 5

4. Đặc điểm tổ chức nhân sự trong công ty 7

5. Tổ chức công tác tài chính kế toán tài chính trong công ty 11

6. Chiến lược kinh doanh của công ty 12

7. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 13

8. Một số kết quả đạt được của công ty trong một số năm qua 15

Phần 2: Đánh giá hoạt động đầu tư ở Công ty vận tải Thuỷ Bắc 18

1. Hoạt động đầu tư của Công ty vận tải Thuỷ Bắc 18

2. Đánh giá hoạt động đầu tư của công ty 21

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hoạt động đầu tư ở Công ty vận tải Thuỷ Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đường thuỷ. Khai thác, sản xuất kinh doanh cấu kiện bê tông đúc sẵn, vật liệu xây dựng . Ngày 20/5/1996 : Bổ sung vận tải hành khách bằng đường sông và ven biển . Ngày 12/4/1997 : Bổ sung đại lý và môi giới hàng hải phục vụ ngành giao thông vận tải ( Theo quyết định số 81/TCCB – LĐ ngày 11/1/1997 của Bộ giao thông vận tải ). Ngày 4/4/1998 : Bổ sung cung ứng lao động cho nước ngoài . Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam . Như vậy công ty đã không ngừng phát triển, mở rộng sản xuất, đa dạng hoá ngành nghề trở thành một công ty lớn mạnh, có sức cạnh tranh cao trong cơ chế thị trường, tạo uy tín lớn trong ngành vận tải hàng hải . 2 . Chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty : Chức năng : Công ty vận tải Thuỷ Bắc là doanh nghiệp Nhà nước chuyên ngành vận tải thuỷ có những chức năng chủ yếu sau : Vận tải hàng hoá đường sông, đường biển trong và ngoài nước . Vận tải hành khách tuyến ven biển nội địa . Xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, phụ tùng thiết bị chuyên dùng ngành vận tải thuỷ. Thực hiện các dịch vụ : đại lý vận tải, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành đường sông . Sửa chữa cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, lắp đặt các loại phương tiện , thiết bị công trình giao thông đường thuỷ. Dịch vụ xuất khẩu lao động . Dịch vụ du lịch lữ hành . Trong đó vận tải hàng hoá, hành khách đường thuỷ là hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty với doanh thu chiếm khoảng 90% tổng doanh thu toàn công ty . Nhiệm vụ của công ty : Công ty vận tải Thuỷ Bắc có những nhiệm vụ chủ yếu sau : Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế và cá nhân trong ngoài nước , gọi vốn đầu tư để phát triển , mở rộng sản xuất . Thực hiện chế độ báo cáo hàng kì về kết quả kinh doanh với cơ quan cấp trên và với tổng công ty . Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản đóng góp khác có liên quan như VAT, thuế TNDN, phí cảng , bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công đoàn… Tuân thủ các qui định của pháp luật và các chính sách của Nhà nước về công tác hoạt động kinh doanh dịch vụ.Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh vận tải thuỷ, đại lý vận tải, chuyển giao công nghệ và các ngành nghề khác liên quan đến hàng hải theo qui định, qui hoạch, kế hoạch phát triển hàng hải của Nhà nước . Xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả . Tổ chức quản lý tốt công tác nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ . Tổ chức tốt công tác nhân sự, củng cố bộ máy quản lý bao gồm cơ cấu tổ chức, sự phân cấp trong bộ máy, tuyển dụng, bố trí sử dụng lao động, đánh giá đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng, tiền lương, thưởng và các hình thức phân phối khác. Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng cán bộ và công nhân viên trong công ty . Sử dụng tốt và có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao bao gồm vốn kinh doanh và vốn đầu tư , nhận và sử dụng tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh . Quản lý tốt các yếu tố vật chất sản xuất kinh doanh sao cho đem lại hiệu quả cao nhất. 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty : Xuất phát từ tình hình, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, mô hình quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau : Hình 1 : Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty vận tải Thuỷ Bắc Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc VP Tổng giám đốc Phòng TC Cán bộ LĐ Phòng Vận Tải Phòng Kĩ thuật Vật tư Phòng TCKT Ban Tàu Sông Ban Tàu khách Ban Kế hoạch đầu tư TT Đông Phong TT Dịch vụ tổng hợp Xí nghiệp cơ khí Chi nhánh Quảng Ninh Chi nhánh Hải Phòng TT CKĐ Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Công ty có bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng bao gồm 2 khối là khối quản lý và khối chỉ đạo sản xuất . Bộ máy quản lý của công ty đứng đầu là Tổng giám đốc giữ vai trò lãnh đạo chung toàn công ty. Giúp đỡ cho Tổng giám đốc là phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng và các phòng ban chức năng . Văn phòng Tổng giám đốc : Phụ trách các công việc hành chính sự nghiệp, giải quyết các thủ tục giấy tờ, đăng kí có liên quan đến hoạt động kinh doanh . Phòng tổ chức cán bộ lao động : Thực hiện công tác quản lý tổ chức nhân sự , chế độ lương và bảo hiểm xã hội của công ty . Phòng vận tải : Kí kết các hợp đồng định hạn , khai thác hàng cho tàu, cung cấp thiết bị vật tư cho tàu và lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp tàu khi đến hạn . Phòng kĩ thuật vật tư : Kiểm tra, kiểm soát chất lượng hoạt động của tàu cung cấp đầy đủ, kịp thời vật tư, thiết bị, phụ tùng cho tàu . Phòng tài chính kế toán : Thực hiện việc thu thập, xử lý thông tin, cung cấp thông tin về tài sản và các hoạt động kế toán tài chính phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty . Ban tàu sông : Quản lý các tuyến tàu sông, vận tải thuỷ trên sông . Ban tàu khách : Quản lý các tuyến tàu khách, chịu mọi trách nhiệm trong quá trình vận chuyển hành khách . Ban kế hoạch đầu tư : Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, huy động vốn Trung tâm Đông Phong : Đại lý mua bán các loại máy móc, thiết bị máy thuỷ từ Trung Quốc . Trung tâm dịch vụ tổng hợp : Xuất khẩu lao động đi Đài Loan, Hàn Quốc, cho thuê nhà khách và các dịch vụ khác . Xí nghiệp cơ khí : Chế tạo, sản xuất thiết bị, phụ tùng, vật liệu xây dựng phục vụ ngành đường sông . Trung tâm cơ khí điện : Kinh doanh máy thuỷ và phụ tùng ngành đường thuỷ. Nhập hàng từ Trung Quốc, CH Séc, Nga, Đức … Chi nhánh Hải Phòng : Vận chuyển hàng hoá đường sông, biển, đại lý, môi giới hàng hải . Chi nhánh Quảng Ninh : Dịch vụ vận tải, xuất nhập khẩu vật tư, phụ tùng ngành đường thuỷ . Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh : Thực hiện vận tải hàng hoá đường thuỷ, đại lý hàng hải . 4. Đặc điểm tổ chức nhân sự trong công ty : Công ty vận tải Thuỷ Bắc hiện có tổng số lao động là 314 người đều được kí hợp đồng lao động, trong đó lao động nữ có 45 người . Khối gián tiếp có 55 người – gồm có 48 người có trình độ đại học và 7 người có trình độ trung học . Khối thuyền viên và nhân viên trực tiếp có 259 người trong đó trình độ đại học và cao đẳng có 96 người, trung cấp và công nhân kĩ thuật có 163 người . Công ty có 100% cán bộ công nhân viên các phòng ban là kĩ sư các ngành nghề nhưng nhiều nhất là ngành đường thuỷ . Như vậy công ty có một lực lượng lao động có trình độ cao, giúp cho công ty có điều kiện chuyên môn hoá cao và nâng cao năng suất lao động . Về cơ cấu lao động của công ty : Hình 2 : Bảng tình hình cơ cấu lao động của công ty Chi tiết Tổng Số Lao động Lao động thực tế Nữ Hợp đồng Dài hạn Hợp đồng NH Thời vụ Toàn công ty CN trực tiếp NV trực tiếp Gián tiếp PB 304 168 80 56 43 7 14 22 191 87 57 47 98 68 21 9 16 13 3 0 299 165 78 56 Sản xuất chính CN trực tiếp NV trực tiếp Gián tiếp PB 246 148 42 56 26 1 3 22 145 72 26 47 88 63 16 9 13 13 0 0 241 145 40 56 Sản xuất khác CN trực tiếp NV trực tiếp Gián tiếp PB 58 20 38 0 17 6 11 0 46 15 31 0 10 5 5 0 3 0 3 0 58 20 38 0 Nguồn : Phòng tổ chức Qua bảng trên ta thấy, trong tổng số lao động của công ty thì lao động trực tiếp chiếm 82% và lao động gián tiếp chiếm 18%, lao động nữ chiếm 14,14% tổng số lao động và chủ yếu là lao động gián tiếp (chiếm 51,6%). Như vậy công ty có một cơ cấu lao động hợp lý, phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Công ty cần phải chú trọng bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ lao động để hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao hơn . Về tiền lương : Việc phân phối tiền lương, thưởng của công ty rất đa dạng và phong phú đảm bảo kích thích lao động làm việc tốt hơn . Đối với cán bộ công nhân viên khối gián tiếp, công ty xây dựng một qui chế trả lương theo nghị định 28/CP của thủ tướng chính phủ . Đối với thuyền viên vận tải biển , sông , khách ngoài việc áp dụng trả lương theo nghị định 28/CP –TTCP , công ty còn trả thưởng thêm khi mà tàu có hàng phải làm việc ngoài 20 ngày làm việc chính trong tháng . Hình 3 : Bảng lương thu nhập bình quân của công ty Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Tổng quĩ lương 2.769.445.278 3.688.204.760 4.584.872.157 BHXH thay lương 1.293.221 2.800.496 6.787.491 Tổng thu nhập 2.761.445.277 3.691.620.972 4.977.100.704 Lương bình quân 1.166.167 1.364.336 Thu nhập bình quân 927.288 1.167.053 1.387.151 Nguồn : Phòng tổ chức. Từ bảng trên ta thấy thu nhập bình quân lao động của công ty liên tục tăng lên qua các năm phản ánh việc kinh doanh có hiệu quả của công ty. Đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được cải thiện giúp cho họ yên tâm sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất . Tiền thưởng : Công ty áp dụng thưởng cho các cá nhân xuất sắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ công ty giao. Các hình thức thưởng được công ty áp dụng là : Thưởng hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch . Thưởng tiết kiệm vật tư, nguyên vật liệu . Thưởng lao động giỏi, lao động xuất sắc … Từ khi nghị định 59/CP của Nhà nước ra đời, qui định về tiền thưởng chỉ được hạch toán từ quĩ khen thưởng trích từ lợi nhuận làm cho việc thưởng bị hạn chế. Hiện nay số tiền thưởng chi hàng năm của công ty rất thấp, chủ yếu là thưởng 6 tháng đầu năm và cuối năm khi sơ kết thi đua. Mức thưởng hàng năm bình quân khoảng 8% quĩ tiền lương . Về việc tuyển lao động mới : Công ty chỉ tuyển những lao động đã qua đào tạo cao đẳng hoặc đại học, có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty và chỉ tuyển dụng khi thay thế lớp cán bộ nghỉ hưu . Về đào tạo : Công ty rất chú trọng vấn đề bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, thuyền viên hiện có. Yêu cầu cán bộ quản lý phải nâng cao trình độ ngoại ng, tin học và những nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế, trình độ lý luận chính trị. Yêu cầu thuyền viên phải cập nhật kiến thức, tham gia các khoá học đào tạo sỹ quan quản lý, các lớp cơ bản và nâng cao theo qui định của công ước quốc tế SWTC 78-95. Chi phí học tập và đi công tác công ty chi trả toàn bộ . Trẻ hoá đội ngũ cán bộ bằng cách đào tạo, bổ nhiệm những cán bộ trẻ có đủ năng lực, trình độ và đạo đức . 5.Tổ chức công tác kế toán tài chính trong công ty : Kế toán trưởng: Tổ chức điều hành chung toàn bộ công tác kế toán của toàn công ty . Kế toán chi phí và giá thành : Theo dõi, quản lý các phần mềm kế toán nói chung và kiêm phần mềm kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành . Kế toán tiền lương và nguyên vật liệu: Theo dõi tình hình nhập xuất vật tư , tiền lương, thưởng, bảo hiểm . Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán công nợ : Có nhiệm vụ theo dõi việc thu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, thanh toán với ngân hàng và theo dõi công nợ . Thủ quĩ ( kiêm ): Theo dõi việc thu chi tiền mặt, hàng ngày phải báo với giám đốc và kế toán trưởng lượng tiền mặt thu chi và tồn quĩ. Hình 4 : Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty ( Hình thức phân tán ) Kế toán Các TK 621, 622, 642, 627 KT trưởng KT các đơn vị trực thuộc Kế toán các TK 511, 131, 331 Kế toán các TK 111, 141, 333, 136 Kế toán các TK 112, 138, 338, 334 Nguồn : Phòng TC-KT 6.Chiến lược kinh doanh cuả công ty: Đảng uỷ và ban lãnh đạo công ty chủ truơng tận dụng mọi năng lực sẵn có của công ty, đảm bảo an toàn sản xuất kinh doanh, thực hiện phương châm “ Trứng bỏ nhiều giỏ” từ đó tạo sự tăng trưởng cao trong hai nhiệm vụ mũi nhọn: Vận tải, kinh doanh xuất nhập khẩu thương mại và kinh doanh đa ngành. + Đối với nhiệm vụ kinh doanh vận tải: Kinh doanh vận tải của công ty gồm hai loại hình: Vận tải biển, vận tải khách và vận tải sông . Vận tải biển: Mục tiêu chính là cho thuê tàu vận tải quốc tế nhằm tạo doanh thu ngoại tệ cao và ổn định về cho công ty,cũng vì thế mà xuất khẩu dược thuyền viên tại chỗ , nâng cao trình dộ, năng lực đội ngũ thuyền viên đồng thời hưởng ứng tích cực chủ trương về xuất khẩu do nhà nước đề ra. Vận tải khách: nhanh chóng nắm bắt thời cơ đó là vào những năm 1996-1997 tại miền bắc Việt Nam chưa có một đơn vị nào kinh doanh tàu chở khách cao tốc bằng đường thuỷ trong khi lượng khách chuyên chở khá dồi dào.Công ty đã đề ra chiến lược đưa tàu khách cao tốc thâm nhập vào Việt Nam hoạt động tuyến Cát Bà - Hải Phòng đồng thời sau 3 năm thử nghiệm có hiệu quả kinh doanh cao, công ty lại tiếp tục mở rộng chiến lược kinh doanh là phát triển mạnh mẽ đội tàu phục vụ khách du lịch Trung Quốc tuyến Quảng Ninh – Móng Cái . Vận tải sông : Do xuất phát điểm của công ty là kinh doanh vận tải sông vì vậy lực lượng thuyền viên vận tải sông chiếm khá lớn trong số lao động hiện có của công ty. Để tạo công ăn việc làm cho gần 60 người và tận dụng triệt để nguồn lực vốn có của công ty, một trong những phương án kinh doanh vận tải là phát triển đội tàu vận tải sông hoạt động trên các tuyến sông miền Bắc làm nhiệm vụ vận tải hàng hoá cho nhà máy nhiệt điện Phả Lại, nhà máy xi măng Bút Sơn, Bỉm Sơn,…. + Đối với nhiệm vụ kinh doanh thương mại : Đẩy mạnh việc kinh doanh máy thuỷ của Tiệp khắc vào những năm 1998 –1999. Do thị trường công nghiệp đóng tàu tại Việt Nam ngày càng đa dạng nên việc lắp đặt máy tàu thuỷ của Tiệp Khắc phần nào chưa đáp ứng. Công ty đã mở rộng thi trường kinh doanh bằng phương án làm đại lý cho hãng Đông Phong –Thượng Hải và hãng công nghiệp nặng Duy Phương nhằm cung cấp máy tàu thuỷ, phụ tùng, vật tư với giá hợp lý cho các doanh nghiệp tư nhân đóng tàu đánh cá và tàu vận tải sông. Xây dựng chiến lược dịch vụ hậu mãi gồm : Triển khai thực hiện tốt chiến lược bảo hành và sửa chữa sản phẩm tạo uy tín cho sản phẩm, thiết lập mối quan hệ tốt trong kinh doanh để giữ được khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. + Triển khai kinh doanh đa phương thức ngành nghề: Để tận dụng toàn bộ khả năng và kinh nghiệm của lao động hiện có đồng thời tận dụng triệt để năng lực sản xuất và các mối quan hệ trong kinh doanh ,công ty đã phát triển kinh doanh các dịch vụ khác như: dịch vụ vận tải, đại lý hàng hải .Trong những năm 200 –2002 công ty đã mạnh dạn mở rộng thêm dịch vụ kinh doanh xuất khẩu lao động và du lịch lữ hành. 7. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty : 7.1 Thuận lợi : Công ty là thành viên của tổng công ty Hàng hải Việt Nam nên luôn được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tổng công ty . Tập thể công ty có sự đoàn kết nhất trí cao, phát huy được quyền dân chủ cơ sở. Sau 5 năm phấn đấu vươn lên, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty bước đầu đã có những kinh nghiệm và thị trường trong kinh doanh vận tải biển và trong các lĩnh vực thương mại, xuất khẩu lao động và các lĩnh vực kinh doanh khác. 7.2 Khó khăn : Do điểm xuất phát thấp nên tiềm lực của công ty còn nhiều hạn chế về các vấn đề sau: 7.2.1 Cơ sở vật chất, phương tiện vận tải : Công ty ra đời từ cơ sở chuyển đổi đơn vị văn phòng tổng công ty vận tải sông 1 mà trước đây là văn phòng cục đường sông. Công ty hình thành và hoạt động vào thời điểm Nhà nước xoá bỏ cơ chế bao cấp (cơ chế cấp vốn) nên cơ sở vật chất nghèo nàn, đội tàu mỏng, trọng tải nhỏ chỉ có hai tàu biển trên 400 tấn( có ban đầu) vì vậy không đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh . 7.2.2 Vốn kinh doanh : Từ việc Nhà nước xoá bỏ cơ chế cấp phát vốn nên với tổng số vốn tự bổ xung và vốn ngân sách Nhà nước cấp khi thành lập chỉ xấp xỉ 5 tỷ đồng là một khó khăn lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .Suốt cả thời gian qua công ty phải kinh doanh bằng vốn vay là chủ yếu( vốn vay chiếm khoảng 90 – 95%) do đó chi phí trả lãi vay ngân hàng rất lớn.Thời gian được phép vay vốn ngắn không phù hợp với chế độ khấu hao tài sản cố định nên việc trả gốc vay ngân hàng đúng hạn luôn tạo sự căng thẳng cho tài chính của công ty . 7.2.3 Trình độ và năng lực quản lý của cán bộ : Đội ngũ cán bộ công nhân viên làm công tác quản lý trước đây chủ yếu làm công tác quản lý Nhà nước theo cơ chế hành chính bao cấp , chưa quen với thị trường cạnh tranh , phần lớn cán bộ lớn tuổi bị hạn chế về sức khoẻ , tính năng động , trình độ ngoại ngữ, vi tính, cán bộ thiếu kinh nghiệm về vận tải biển, xuất nhập khẩu và mối quan hệ quốc tế. 7.2.4 Trình độ chuyên môn của thuyền viên : Lực lượng thuyền viên đã quen với phong cách làm việc trên các tàu sông và tàu biển nhỏ chạy trong nước nên có trình độ tay nghề còn thấp, chưa chính qui. Từ những khó khăn trên Công ty vận tải Thuỷ Bắc đã gặp nhiều khó khăn trong cơ chế thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt. Tuy nhiên trong nhiều năm qua dưới sự lãnh đạo của quận uỷ Đống Đa, được sự giúp đỡ trực tiếp của tổng công ty cùng sự phấn đấu không ngừng vươn lên của tập thể ban lãnh đạo công ty cũng như của khối đoàn kết nhất trí tập thể cán bộ công nhân viên công ty, toàn bộ các mặt của Công ty vận tải Thuỷ Bắc được thay đổi hoàn toàn cả về lượng và chất đã luôn đạt được những thành tựu khích lệ, khả quan. Đặc biệt tiềm lực sản xuất đã tăng đáng kể nhờ việc xác định đúng phương hướng kinh doanh và sử dụng vốn vay đầu tư có hiệu quả đã góp phần đưa Công ty vận tải Thuỷ Bắc vượt qua mọi khó khăn để trụ vững và phát triển. Kết quả đạt được của công ty trong một số năm qua Kể từ khi thành lập đến nay, với sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên công ty dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty và sự giúp đỡ của tổng công ty, Công ty vận tải Thuỷ Bắc đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị hàng đầu của một doanh nghiệp Nhà nước Về kết quả sản xuất kinh doanh Doanh thu : Công ty hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được giao hàng năm với tốc độ tăng trưởng cao. Cụ thể : Doanh thu ( Giá trị TSL ) năm 1993 đạt : 5,247 tỷ đồng Doanh thu ( Giá trị TSL ) năm 2002 đạt : 106,1 tỷ đồng Như vậy kết quả thực hiện giá trị tổng sản lượng năm 2002 so với năm 1993 doanh thu tăng gấp 20 lần, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng trên 200%. Nộp ngân sách : Hàng năm công ty làm nghĩa vụ với ngân sách đầy đủ với mức tăng dần Số nộp ngân sách năm 1993 là : 211 triệu đồng Số nộp ngân sách năm 2002 là : 3,151 tỷ đồng Sau 10 năm nộp ngân sách tăng gấp 15 lần, tốc độ tăng trưởng hàng năm gần 150%. Lợi nhuận : lợi nhuận đảm bảo năm sau tăng nhanh hơn năm trước. Lợi nhuận đạt được năm 1993 : 34 triệu đồng Lợi nhuận đạt được năm 2002 : 505 triệu đồng Lợi nhuận của công ty nếu so với các công ty vận tải biển khác trong cùng tổng công ty còn là một số liệu khiêm tốn nhưng đối với Công ty vận tải Thuỷ Bắc với 95% vốn trong kinh doanh là vốn vay, trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường trong nước cũng như thị trường trong khu vực ,công ty đã nỗ lực dồn toàn bộ tâm sức vào kinh doanh, trả gốc vay, trả lãi vay đảm bảo thời gian thu hồi vốn theo đúng kế hoạch vay của Nhà nước thì đây là một thăng lợi vô cùng to lớn và lợi nhuận đạt được năm 2002 so với năm 1993 của công ty đã tăng gấp 14,9 lần. Hình 5 :Bảng báo cáo kết quả kinh doanh 10 năm TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 1993 Năm 2002 Độ tăng trưởng(lần) 1 Vốn(Chỉ tính vốn nhà nước và vốn vay dài hạn đầu tư) Tỷ đồng 14,7 75,12 5,1 2 Giá trị tổng sản lượng 1000 tấn 28 646 23,1 3 Hành khách vận tải Hành khách 65.629 4 Tổng doanh thu Tỷ đồng 5,247 106 20,2 5 Nộp ngân sách Tỷ đồng 0,211 3,151 14,9 6 Lợi nhuận Triệu đồng 34 505 14,9 7 Lao động bq Người 176 314 1,78 8 Năng suất lao động Triệu đồng/ng 29,812 348,68 11,7 9 Thu nhập bình quân 1000 đồng/ng 218 1.958 8,98 Kết quả của việc đào tạo , kiện toàn đội ngũ cán bộ ,thuyền viên công ty Bằng các biện pháp đầu tư đổi mới phương tiện, năng cao chất lượng sản phẩm đã tạo sự đổi mới, tăng sức mạnh của công ty về mội mặt, nó thúc đẩy sự thay đổi tại công ty về chất lượng lao động thuyền viên, tác phong công nghiệp hoá, buộc cán bộ phải tăng cường học tập, nâng cao trình độ ở các mặt mới có thể đáp ứng yêu cầu mới. Đồng thời do có sự đầu tư cho việc đào tạo, kiện toàn dần đội ngũ cán bộ, thuyền viên nên trong 10 năm qua công ty đã cử được nhiều cán bộ đi đào tạo nâng cao nghiệp vụ ,đào tạo đại học, cao học, tham gia các khoá học ngoại ngữ, đi làm việc, khảo sát thị trường, kí hợp đồng với đối tác kinh doanh. Công tác đào tạo chủ yếu về các chuyên đề quản lý kinh tế ,quản lý doanh nghiệp, chính trị cao cấp ,chuyên môn boong, máy hàng hải . Các quyền lợi vật chất tinh thần đối với người lao động : Đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, suốt 10 năm qua công ty chưa để một người lao động nào phải nghỉ việc vì không có việc làm, luôn bằng mọi biện pháp lo cho được công ăn việc làm cho người lao động. Các chế độ khác của người lao động cũng được công ty quan tâm như: Tổ chức khám sức khoẻ định kì , tổ chức nghỉ mát, tặng quà nhân dịp lễ ,… Năng suất lao động 1 cán bộ công nhân viên trong 10 năm tăng 11,7 lần, hàng năm sau khi trả hàng chục tỷ đồng gốc và lãi vay công ty vẫn cố gắng có lãi để đảm bảo đới sống thu nhập 1 cán bộ công nhân viên tăng dần: Năm 1993 thu nhập bình quân 218.000đ/người tháng, năm 2002 đạt 1.958.000đ/người tháng tăng 8,98 lần. Các phong trào thi đua khen thưởng của công ty : Công ty thường xuyên tổ chức phát động các cuộc thi đua toàn công ty và đề xuất tổng công ty, chính quyền và công đoàn công ty động viên khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích, có sáng kiến đóng góp xây dựng công ty vào cuối mỗi năm. Phần 2 : Đánh giá hoạt động đầu tư ở Công ty vận tải Thuỷ Bắc 1.Hoạt động đầu tư ở Công ty vận tải Thuỷ Bắc : Thực trạng của công ty : Do điểm xuất phát thấp nên tiềm lực của công ty còn nhiều hạn chế nhất là về cơ sở vật chất , phương tiện vân tải. Công ty hình thành và hoạt động vào thời điểm Nhà nước xoá bỏ cơ chế bao cấp nên cơ sở vật chất nghèo nàn, đội tàu mỏng, trọng tải nhỏ chỉ có hai tàu biển trên 400 tấn . Năm 1996 – 1997 công ty chịu tác động của sự biến động lớn về tổ chức đặc biệt việc gia nhập là thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, toàn bộ chi nhánh Quảng Ninh bao gồm hầu hết trụ sở, nhà cửa, đất đai, toàn bộ đội tàu sông và khoảng 40 lao động tách khỏi công ty làm cho tình hình cơ sở vật chất, phương tiện vận tải của công ty thiếu thốn trầm trọng. Hoạt động đầu tư của công ty : Với một thực tại cơ sở vật chất còn quá nhiều hạn chế thì để thực hiện được chiến lược kinh doanh đề ra, công ty không còn cách nào khác là phải đầu tư đổi mới phương tiện sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm . Căn cứ chiến lược phát triển kinh doanh, công ty đã xác định mục tiêu chính trong đầu tư phương tiện. 1.2.1 Đầu tư phương tiện kinh doanh vận tải biển : Mục tiêu chính của vận tải là vận tải biển quốc tế . Nhưng với đội tàu hiện có của công ty vừa nhỏ về trọng tải, vừa lạc hậu về kĩ thuật không thể đáp ứng cho vận tải quốc tế. Tận dụng thời cơ năm 1999, giá mua tàu trong khu vực đang ở vùng rất thấp và dự đoán giá cước vận tải sẽ tăng, công ty đã mạnh dạn xin phép tổng công ty đầu tư chiều sâu bằng nguồn vốn vay ưu đãi dài hạn của nhà nước tàu Thiền Quang trọng tải 6.800 tấn . Năm 2000-2001, nhận thấy giá mua tàu đang ở thời điểm bắt đầu tăng, giá thuê tàu không biến đổi, công ty đầu tư tiếp 2 tàu biển Quốc Tử Giám và Long Biên với trọng tải xấp xỉ 7000 tấn/ chiếc để đổi mới đội tàu biển phù hợp với khả năng kinh doanh và thời hạn thu hồi vốn của công ty . Đội tàu biển của công ty đã được tăng gấp 24,9 lần trong 10 năm và được khai thác ngay từ ngày đầu tiên khi nhận từ người bán tàu. 1.2.2 Đầu tư phương tiện kinh doanh vận tải khách : Qua thực tế của việc kinh doanh tàu cao tốc Thuỷ Bắc – Limbang từ năm 1997 đến năm 2000, công ty nhận thấy việc kinh doanh tàu khách cao tốc thu được hiệu quả cao về kinh tế, chính trị, xã hội, do đó năm 2001 sau khi khảo sát tuyến đường thuỷ Quảng Ninh – Móng Cái, công ty tiếp tục đầu tư một tàu khách với sức chở 98 hành khách và 1 tàu khách với sức chở 148 hành khách đưa vào khai thác tuyến Quảng Ninh – Móng Cái với việc chuyên chở khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam và phục vụ khách du lịch Hải Phòng – Cát Bà . Đi đôi với việc đầu tư tàu cao tốc, để tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc phục vụ khách đi tàu tại bến Móng Cái nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, năm 2001 công ty đã mua 5 đò chuyển tải dùng để chuyển tải khách đi tàu từ Cồn Rắn lên bến Đan Tiến tại Móng Cái. 1.2.3 Đầu tư phương tiện kinh doanh vận tải sông : Do năm 1997, chi nhánh công ty tại Quảng Ninh tách chuyển sang Tổng công ty đường sông miền Bắc mang theo 3 đoàn tàu vận tải sông nên công ty phải tiến hành đầu tư lại từ đầu . Phương tiện vận tải sông được công ty liên tục đầu tư theo dự án 2 năm 1 lần : Năm 1996: Đầu tư mới 1 đoàn xà lan đẩy với trọng tải 800 tấn /đoàn . Năm 1998: Đầu tư mới 2 đoàn xà lan đẩy với trọng tải 800 tấn /đoàn . Năm 1999: Đầu tư mua lại một đoàn tàu cũ với trọng tải 800 tấn /đoàn đã liên kết kinh doanh với công ty từ trước và có hiệu quả cao. Năm 2000: Đầu tư mới 1 đoàn xà lan đẩy với trọng tải 800 tấn /đoàn . 1.2.4 Đầu tư các phương tiện phục vụ sản xuất kinh doanh : Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh được liên tục, có hiệu quả, công ty đã trình với tổng công ty xin mua, thay thế những xe ô tô đã cũ ,hỏng bằng những xe có chất lượng tốt hơn. Trang bị thêm thiết bị máy văn phòng nhằm phục vụ chuyển tải và truy cập thông tin, liên lạc nhanh, kịp thời như hệ thống GMDSS trên tàu biển ,máy vi tính, máy fax, điện thoại di động trong công ty . Kết quả đầu tư của công ty : Sau 10 năm đội tàu của công ty đã không ngừng được đầu tư ,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC597.doc
Tài liệu liên quan