Đạo đức: Đề tài: Thiện – Ác

Trong thiên nhiên, nơi cuộc sống hoang dã muôn màu, bên cạnh nhũng con vật ăn cỏ hiền lành vẫn có những thú dử hung ác. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, bên cạnh những đàn hươu ngoan ngoãn, những chú thỏ dề thương, những con nai yéư đuối vẫn có nhưng con hô khát máu, những con báo hảu ăn hay những con cáo ranh mãnh. Bên cạnh những chim sâu nhí nhảnh, gõ kiến cần cù vẫn có những diều hâu, những đại bàng độc ác. Bên cạnh những cá ngựa, những tổm hùm, rùa biến, cá heo vẫn có những cá sấu, cá mập hung dữ. Hay ngay giữa khu vườn đày hoa thơm trái ngọt luôn tồn tại không ít ran rết, sâu bọ và những loài phá hoại đáng ghét.

docx8 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1648 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đạo đức: Đề tài: Thiện – Ác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức Đề tài: Thiện – Ác Nhóm 6: Hoàng Thị Mỹ Nhung ; Vũ Hà Anh ; Triệu Bích Tiền Lớp: Đại học tiểu học AK3 1. Khái niệm cái thiện và cái ác - Cái thiện là cái tốt lành, cái có lợi, có ích, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, mang lại những điều tốt đẹp cho xã hội, cộng đồng, con người. - Cái ác là cái xấu, cái có hại, trái ngược với đạo đức xã hội, mang lại những điều đau khổ, bất hạnh cho con người, gây ra sự bất ổn cho cộng đồng, xã hội. 2. Đặc điểm 2.1. Cái thiện và cái ác luôn biến đổi theo sự phát triển của xã hội loài người và mỗi một dân tộc, giai cấp chế độ đều có quan niệm của mình về cái thiện, cái ác - Quan niệm thiện và ác mang tính lịch sử cụ thể. Nhiều khi, với cùng một hiện tượng, dân tộc này cho là thiện nhưng dân tộc khác lại cho là ác. Thí dụ, dân tộc Hôtenhốt (châu Phi) có tục lệ giết cha mẹ lúc già yếu; nhưng đối với nhiều dân tộc, trong đó có Việt Nam thì hành động đó là một tội ác không thể dung thứ. Hay như trong chế độ Nô lệ cổ đại, con người được xem như công cụ biết nói, bị đối xử một cách tàn ác. Điều đó hoàn toàn trái ngược với dân tộc ta. - Không có quan niệm thiện, ác nào là vĩnh viễn đối với loài người, hoặc đúng cho nhiều thời đại. Mỗi xã hội đều có những thuyết đạo đức tương đối khác nhau thậm chí đối lập nhau. Các giai cấp tiến bộ thường gắn liền với những xu hướng đạo đức tiến bộ. Ngược lại những giai cấp đang suy tàn thường gắn với mặt bảo thủ, mặt tiêu cực; do vậy, lý thuyết của họ cũng thường là những lý thuyết sai lầm. Một số quan niệm thiện ác trong lịch sử - Các xu hướng duy tâm tôn giáo, xem cái thiện chính là ý muốn của thượng đế. + Abrelia cho rằng “ý muốn của thượng đế đó là cái thiện” và giải thích chúa là người duy nhất sáng tạo và mong cái thiện. Xung quanh chúng ta đều là cái ác và do đó con người sa ngã và mất hết tự do để vươn tới cái thiện, nên chúa phải cứu với con người ra khỏi cái ác đó chính là cái thiện của chúa. +Platon: thượng đế đem lại cho con người điều thiện nên con người phải biết vâng mệnh thượng đế sống thiện và làm điều thiện. + Mạnh Tử: “nhân chi sơ tính bản thiện”. → Các quan niệm thiệc, ác trên có sai lầm cho là phạm trù tiên thiên, nó như là bản chất vốn có, thậm chí có người cho rằng con người sinh ra đã mang theo mầm móng tội ác. Họ không hiểu được bản chất xã hội và tính lịch sử của phạm trù thiện ác. - Quan niệm của đạo đức học Mác xít: + Đạo đức học Mác xít cho rằng quan niện thiện, ác của con người là một sản phẩm lịch sử. Vì thế nội dung của nó không phải là một cái gì vĩnh viễn không thay đổi. ngược lại, ở mỗi thời đại, từ những quan hệ kinh tế, xã hội và giai cấp, con người hình thành nên những quan niệm thiện hay ác khác nhau tương ứng với xã hội trong thời đại đó. VD: Yêu cầu cái thiện trong chế độ phong kiến là cơm no, áo ấm cho nông dân thì cái thiện trong xã hội tư bản là tự do dân chủ, bình đẳng, bác ái. Ngày xưa, cái thiện cao nhất là trung với vua, hiếu với cha mẹ thì ngày nay nó mang thêm nội dung mới “trung với đảng, hiếu với dân”. + Đạo đức mang tính giai cấp do vậy thiện, ác mang tính giai cấp. giai cấp này cho là thiện thì giai cấp khác có khi cho là ác. + Trong một quan niệm cụ thể về cái thiện bao giờ cũng hàm xúc nhiều lý tưởng về đạo đức của con người, về lợi ích, sự yêu thương, kính trọng đối với con người, về sự tôn vinh phẩm giá cao quí của con người. Những giá trị đó đượcthể hiện ra thông qua giá trị tinh thần, vật chất mà bằng những nổ lực, hy sinh, phấn đấu của bản thân mình, con người đã sáng tạo nên trong những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể. + Cấu trúc nội tại của bản thân cái thiện đòi hỏi có sự tương hợp giữa lý tưởng đạo đức và hiện thực đạo đức. Nếu những lý tưởng đạo đức phù hợp thì sẽ thúc đẩy sự phát triển của hiện thực đạo đức. Nếu lý tưởng đạo đức vượt quá xa đời sống hiện thực thì nó chỉ có thể dừng lại ở những lý tưởng thuần túy mặc dù con người hết sức ngưỡng mộ và tôn thờ nhưng không thể áng tạo nên cái thiện tương ứng. Ngược lại trong đời sống hiện thực, nếu không được hướng dẫn, được thúc đểy bằng những lý tưởng đạo đức chân chính thì cái thiện cũng khó có điều kiện hình thành và phát triển. + Cái thiện bao giờ cũng phải là sự sáng tạo tích cực của con người theo những lý tưởng cao đẹp, đúng đắn. Trong một xã hội cụ thể, tùy theo những điều kiện khách quan, chủ quan nhất định, mỗi cá nhân hay nhóm thành viên đều có thể và cần phải tham gia vào sáng t5ao nên cái thiện. Điều này làm cho cái thiện trong một xã hội cụ thể có thể tồn tại và thể hiện ra ở nhiều cấp độ khác nhau, tùy thuộc vào sự phát triển các quan hệ xã hội, sự trưởng thành về đạo đức của chủ thể và những hoàn cảnh mà trong đó cái thiện được sáng tạo. + Vì là sản phẩm của hoạt động sáng tạo của con người nên trong điều kiện nào cái thiện cũng gắn bó chặt chẽ với cái chân lý và cái đẹp. + Cái thiện trước hết phải là cái chân lý, cái đúng đắn. Thiếu những điều kiện đó không thể trở thành cái thiện, cái chân lý chứa đựng trong cái thiện chính là lợi ích của tổ quốc, của nhân dân, lợi ích chân chính của con người và xã hội loài người. + Cái thiện đồng thời phải thỏa mãn những quan niệm thiện, ác khác nhau. Tuy nhiên, những lý thuyết đạo đức nói chung và quan niệm thiện ác nói riêng gắn với các giai cấp tiến bộ của thời đại thì đều là những lý thuyết, những quan niệm tiến bộ. + Đối lập với cái thiện là cái ác, cái mà chúng ta phải kiên quyết gạt bỏ khỏi đời sống xã hội. → Mặc dù phản đối việc đề cao cái ác hoặc biện hộ cho cái ác. Nhưng đạo đức học Mác-Lênin không đối lập một cách tuyệt đối giữa cái thiện và cái ác. Do là sản phẩm của lịch sử xã hội nên quan niệm về cái ác cũng thay đổi thậm chí trái ngược nhau từ xã hội này đến xã hội khác, từ thời đại này đến thời đại khác. Có trường hợp một hiện tượng nào đó được một thời đại này coi là cái bình thường thậm chí là cái thiện, nhưng đến thời sau, do sự tiến bộ của xã hội lại bị coi là ác, bị xã hội lên án. 2.2. Cái thiện và cái ác ở nước ta theo các giai đoạn lịch sử Trong thời kỳ kháng chiến chống xâm lược, giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc, cái thiện cao nhất là lòng yêu nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm. Đối với mỗi thanh niên thời kỳ ấy thể hiện rõ lý tưởng “Dẫu một cây chông trừ giặc Mỹ, hơn ngàn trang giấy luận văn chương”. Việc làm giàu cá nhân lúc ấy trở nên lạc lõng và bị phê phán. Mọi sự quan tâm lợi ích cá nhân phải nhường chỗ cho “Ý thức làm chủ tập thể”. Mọi hành động đi ngược lại lợi ích của Tổ quốc đều là ác. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, việc xác lập địa vị chủ thể của cá nhân, phát huy năng lực cá nhân được tạo điều kiện thuận lợi; quyền lợi của cá nhân gắn liền với lợi ích của tập thể và xã hội. Nếu như trước đây chúng ta quá nhấn mạnh những giá trị tinh thần mà xem nhẹ lợi ích vật chất, không quan tâm đến lợi ích cá nhân, thì giờ đây đòi hỏi phải nhìn nhận đúng mức, lấy lợi ích vật chất và lợi ích cá nhân là động lực của sản xuất. Vì thế, thiện giờ đây chính là thực hiện một xã hội “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; tất cả những gì phục vụ và bảo đảm cho việc thực hiện mục tiêu đó đều là thiện. Ngược lại, cái gì cản trở, bất lợi cho quá trình đó thì là ác. Trong giai đoạn hiện nay, ranh giới giữa thiện và ác rất khó phân biệt một cách rạch ròi, nếu chúng ta không có cách nhìn nhận thấu đáo. Bên cạnh những hành động quên mình vì Tổ quốc của các chiến sĩ bộ đội, công an; sự hăng say, miệt mài làm việc vì sự phồn vinh của đất nước của các doanh nhân, người lao động; vì sức khỏe cộng đồng, cuộc sống nhân dân và sự phát triển chung của xã hội của những bác sĩ, kỹ sư, giáo viên... và rất nhiều hành động, nghĩa cử cao đẹp khác (cái thiện) vẫn còn có nhiều hành động trái với đạo đức, lương tâm, vì đồng tiền bất chấp tất cả (cái ác). Trong xã hội ngày nay, những quan hệ vốn được coi là thiêng liêng như cha mẹ, vợ chồng, thầy trò, tình yêu đáng phải được tôn trọng, nâng niu, gìn giữ thì có lúc, có nơi bị vấy bẩn, “tha hóa” bởi một số người vô trách nhiệm, vô lương tâm. Một số cán bộ, đảng viên được nhân dân bầu lên để làm “công bộc” cho dân, lại mị dân, lời nói không đi đôi với việc làm, thậm chí lợi dụng chức vụ để tham ô, bòn rút của công. Nhiều cái ác khác vẫn còn diễn ra trong xã hội như tình trạng mua quan bán chức; hoạt động chống phá, nói xấu, phĩ báng đất nước; việc buôn gian bán lận, trốn thuế, vi phạm pháp luật đã gây ảnh hưởng xấu tới lợi ích của nhân dân và nhà nước... 2.3. Việc đánh giá một hành vi là thiện hay ác phụ thuộc vào kết quả, mục đích, động cơ, phương tiện, điều kiện thực hiện Trong truyền thống đạo đức của dân tộc ta, cái thiện luôn được trân trọng, đề cao. Đó là "mặt trời chân lý" để mỗi hành động, việc làm của con người hướng tới. Ngược lại, cái ác luôn đươc lên án, ghét bỏ, kết tội. Trong cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, nhân dân ta luôn để cái thiện chiến thắng vẻ vang, đó là ước mơ và cũng là sự thật ở đời. Tuy nhiên, để đánh giá đúng đắn quan niệm thiện và ác ta phải xét cả mục đích, động cơ, phương tiện và kết quả. Nếu động cơ đã bao hàm mục đích, và kết quả đã bao hàm phương tiện, thì trong những hành vi cụ thể quan hệ giữa động cơ và kết quả được đánh giá như sau: động cơ tốt, kết quả tốt - đó là thiện; động cơ tốt, kết quả xấu - không coi là ác; động cơ xấu, kết quả tốt - là cái ác; động cơ xấu, kết quả xấu - là cái ác. Mối quan hệ giữa mục đích và phương tiện bao giờ cũng thống nhất. Mục đích thiện không thể thực hiện bằng hành động ác, bằng những phương tiện tàn bạo. Kẻ ngụy biện thường biện hộ cho những hành động ác bằng mục đích thiện; nhằm làm lẫn lộn, xóa nhòa ranh giới giữa thiện và ác. 2.4. Lý tưởng cao đẹp của loài người là xây dựng một xã hội văn minh mà trong đó cái thiện ngự trị tuyệt đối. Sự xuống cấp về mặt đạo đức là một thực tế làm đảo lộn các thang giá trị đạo đức truyền thống: thiện tâm, trong sáng, danh dự, lương tâm, trách nhiệm đã dần dần bị lấn át bởi lòng vị kỹ, tiền bạc, địa vị, quyền thế, sự sang trọng bề ngoài... Vì thế, nhiệm vụ của mỗi chúng ta hiện nay là phải nhìn nhận, xem xét một cách thấu đáo. Không có một xã hội nào chỉ toàn là hành động thiện, và cũng không thể có toàn hành động ác. Thiện và ác là hai mặt trong quá trình phát triển; trong đó, thiện là cái tiến bộ, thiện phải thắng ác là yêu cầu chung, là quy luật phát triển của xã hội. Để cái thiện luôn phát triển và đẩy lùi cái ác mỗi chúng ta là một tấm gương sáng về làm điều thiện, cổ vũ cho cái thiện, tránh điều ác, lên án cái ác. 3. Ý nghĩa, ví dụ trong cuộc sống Thiện và ác là hai khái niệm dường như đã trở nên quá quen thuộc với mỗi chúng ta. Nhưng để tường tận về mối quan hệ giữa chúng thì không phải ai cũng rõ. Nôm na, ta cóthế hiểu rằng, ác là cái xấu xa, cái đền tối, trái đạo đức làm người. Còn nguợc lại, thiện là những cái tốt đẹp, tốt lành, hợp với đạo đúc. Rõ ràng, chúng thuộc hai phía đói lập nhau, nhưng bên cạnh việc đấu tranh, triệt tiêu nhau thì chúng lại thúc đấy nhau cùng phát triển. Một điều tưởng chừng như vô lí mà lại hoàn toàn có lí. Bởi đơn giản, đó là quy luật tất yếu của cuộc sống. Nếu chịu khó quan sát, ta sẽ thấy quy luật ấy luôn tồn tại ngay xung quanh ta, hiện hữu ngay trước mắt ta, trong những thứ thật gần gũi với ta. Trong thiên nhiên, nơi cuộc sống hoang dã muôn màu, bên cạnh nhũng con vật ăn cỏ hiền lành vẫn có những thú dử hung ác. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, bên cạnh những đàn hươu ngoan ngoãn, những chú thỏ dề thương, những con nai yéư đuối vẫn có nhưng con hô khát máu, những con báo hảu ăn hay những con cáo ranh mãnh. Bên cạnh những chim sâu nhí nhảnh, gõ kiến cần cù vẫn có những diều hâu, những đại bàng độc ác. Bên cạnh những cá ngựa, những tổm hùm, rùa biến, cá heo vẫn có những cá sấu, cá mập hung dữ. Hay ngay giữa khu vườn đày hoa thơm trái ngọt luôn tồn tại không ít ran rết, sâu bọ và những loài phá hoại đáng ghét. Trong cuộc sống cung vậy, bên cạnh những con người lương thiện là những kẻ xấu xa độc ác. Bên cạnh cô Tấm dịu hiền là mẹ con Cám lắm mưu nhiều kế. Bên cạnh nàng Lọ Lem chịu thương chịu khó là mụ dì ghẻ lòng dạ tối tăm. Hay bên cạnh nàng Kiều tài sắc vẹn toàn là bọn buôn người vô lương tâm Tú Bà, Bạc Bà, Bạc Hạnh Thế nên đâu phải vô cớ mà trong phim, trong truyện luôn có những nhân vật chính diện và những nhân vật phản diện. Chẳng qua phim, truyện cũng là những phương tiện để phản ánh cuộc sống mà thôi. Thậm chí trong mỗi con người, bên cạnh phần tốt đẹp cũng có không ít phần xấu xa. Phần người và phần con, luôn tồn tại và đấu tranh trong mỗi chúng ta. Như nhân vật người hoạ sĩ trong truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu, vì việc làm sai trái, ích kỉ của mình mà anh đã làm cho bà mẹ anh chiến sĩ đã từng giúp mình thương con đến nỗi khóc mù cả hai mắt. Cuộc sống nội tâm của anh cũng vì thế mà không bao giờ có một giấy thanh thản. Việc làm ấy khiến lương tâm anh cắn rứt. Nhiều lúc, cái thiện thúc giục anh hãy mau đến truớc bà mẹ đáng thirơng ấy mà quỳ gối để cầu xin tha thứ nhưng cái ác lại cản trở anh, ngăn anh làm việc đó. Bởi vậy chúng cứ đấu tranh, giằng xé tâm cần anh, làm cho anh lúc nào cũng phải sống trong ưu phiền, sợ hãi Đã có aỉ dám khẳng định rằng mình chưa từng, chưa bao giờ nghĩ đến những việc làm xấu không? Không, tôi dám chắc là trên đời này không tồn tại những con người như vậy. Chúng ta chẳng qua cũng chỉ là những con người rất đỗi bình thường. Mà đã là người bình thường thì ai mà chẳng dễ bị cám dỗ. Hơn thế nữa sức cám dỗ để sa vào cái ác thường mạnh mẽ hơn cái thiện rất nhiều. Đơn giản là vì làm việc ác đôi khi có lợi cho ta nhiều hơn là việc thiện. Ví dụ như nhân vật Thành trong truyện ngắn Sợi tóc của Thạch Làm. Anh hoàn toàn có thể lấy trộm tiền trong chiếc ví căng phồng của người bạn mà chẳng ai nghi ngờ. Dù đã chuẩn bị trong đầu kĩ lưỡng mọi tình huống để đối phó nhưng cuối cùng cái Thiện trong anh đã trở lại lớn đến nỗi đẩy lùi cả cái Ác nên anh đã trả lại cái áo cầm nhầm và còn cẩn thận dặn anh bạn hãy kiểm tra lại tiền. Mà kê cả chúng ta cũng vậy chứ không phải chỉ trong văn chương mới có chuyện như thế đâu. Chẳng hạn như đã bao giờ có người lạ hứa sẽ cho bạn tiền để bạn làm cho hắn một việc không tốt mà khiến bạn phải suy nghĩ mãi? Hay đã có lần nào cô giáo kiểm tra đúng vào bài bạn chưa học nên bạn có ý định quay cóp? Có đấy. Những việc như thế xảy ra là chuyện cơm bữa. Chi có điều cái thiện có đủ sức giữ cho bạn vẫn hoàn toàn là người trong sạch hay không thôi. Xét về mối quan hệ giữa cái thiện và cái ác, ta thấy chúng thật phúc tạp. Với mỗi con người, ai cũng mong muốn có một xã hội công bằng, trong đó thiện sẽ thắng ác, chính sẽ thắng tà nhưng thục tế thì không tồn tại một xã hội hoàn hảo đến thế. Bởi luôn có nhiều trường hợp xảy ra, có khi thiện thắng ác, có khi nguợc lại, có khi lại chuyên hoá cho nhau. Như nhân vật Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Bản chất Chí không xấu nhưng hoàn cảnh đã đẩy Chí vào bước đuờng cùng khiến cho những cái tốt đẹp trong con người Chí bị tha hoá thành những cái xấu xa, đáng ghét. Như vậy cái thiện đã bị chuyển hoá thành cái ác từ lúc nào có lẽ Chí cũng không hay. Cũng nhiều khi» chúng ta thật khó để phân biệt rạch ròi trắng đền, tốt, xấu, thiện, ác. Đơn cử như nhân vật Xuân Tóc Đỏ, thật khó mà phân biệt nổi xem anh ta là người tốt hay kẻ xấu. Đúng ra thì anh ta cũng chẳng làm hại đến ai nhưng những hành vi của anh ta lại là những hành vi lừa đảo người khác. Mà độ tinh vi của các trò lùa đảo ấy cứ tăng dần lên biến anh ta thành một con người ác nhiều hơn thiện. Sự may mắn đã làm cho anh ta trở nên có tiếng tăm, giầu có, sung sướng. Là một kẻ hữu danh vô thực nhưng anh ta lại hài lòng, tiếp tục lừa dối mọi người. Chẳng phải cái ác đang lấn dần lên trên cái thiện trong con người anh ta đấy sao? Suy nghĩ về mối quan hệ thiện ác, chúng ta có thể rút ra những bài học cần thiết gì để mỗi người có thể sống tốt hơn? Thứ nhất, chúng ta cần có cái nhìn toàn diện, phân biệt đúng tốt xấu, thiện ác, không quá bi quan song cũng không nên ảo tưởng cuộc sống chỉ toàn màu hồng. Ở đâu cũng có cái thiện xen lẫn cái ác; cái tốt đan vào cái xấu vì thế không cố gì là tuyệt đối. Mỗi chúng ta phải phân biệt rõ ràng để lựa chọn một hướng đi đúng đắn cho mình. Thứ hai, chúng ta cần phải biết đề phòng, cảnh giác vơi nguy cơ tha hoá trong chính bản thân mình, luôn luôn tự đấu tranh để cho phần tốt đẹp chiến thắng phần xấu xa dung tục, Như Các Mác đã nói: ‘Trong trường kì lịch sử đấu tranh của nhân loại, cái thiện chỉ thăng cái ác trong nửa vòng bánh xe bởi ranh giới giữa thiện và ác là vô cùng mong manh chỉ như một sợi tóc Cuộc sống luôn luôn là vậy. Xung quanh ta lúc nào cũng lẫn lộn thật, giả, tốt, xấu. Đề có thế tồn tại và đứng vững không còn cách nào khác, chúng ta phải tự đứng trên đôi chân của mình, dùng đôi mắt và trái tim của mình đế phân biệt đúng sai, trở thành một con người lương thiện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 10 Lich su voi moi nguoi_12321103.docx
Tài liệu liên quan