Đối với trẻ là học sinh lớp 1, môn toán tuy có dễ nhưng để học sinh đọc-hiểu bài toán có lời văn quả không dễ dàng, vả lại việc viết lên một câu lời giải phù hợp với câu hỏi của bài toán cũng là vấn đề không đơn giản. Bởi vậy nỗi băn khoăn của giáo viên là hoàn toàn chính đáng. Vậy làm thế nào để giáo viên nói - học sinh hiểu , học sinh thực hành - diễn đạt đúng yêu cầu của bài toán nhất là đối với những học sinh yếu kém .Đó là mục đích chính của đề tài.“Dạy giải toán có lời văn và phụ đạo học sinh yếu toán có lời văn” ở lớp 1
1.1.Những căn cứ khoa học:
* Căn cứ vào mục tiêu giáo dục tiểu học
Bậc Tiểu học là bậc học vô cùng quan trọng, là bậc học đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Môn toán cũng như những môn học khác cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người.
Môn toán ở trường Tiều học là một môn độc lập, chiếm tới 1/5 thời gian trong chương trình học của trẻ.
Môn toán có tầm quan trọng to lớn. Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người.
Môn toán có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận lôgic, thao tác tư duy cần
- Đánh giá quá trình dạy toán - Loại bài giải toán có lời văn từ những năm trước và những năm gần đây .
25 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 969 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dạy giải toán có lời văn và phụ đạo học sinh yếu toán có lời văn ở lớp 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh yếu . Đó là mục đích chính của đề tài này.
2.3 Nội dung và cách tiến hành:
Ngay từ đầu học kỳ I các bài toán được giới thiệu ở mức độ nhìn hình vẽ- viết phép tính. Mục đích cho học sinh hiểu bài toán qua hình vẽ, suy nghĩ chọn phép tính thích hợp.
Thông thường sau mỗi phép tính ở phần luyện tập có một hình vẽ gồm 5 ô vuông cho học sinh chọn ghi phép tính và kết quả phù hợp với hình vẽ. Ban đầu để giúp học sinh dễ thực hiện sách giáo khoa ghi sẵn các số và kết quả :
Đến cuối học kì I học sinh đã được làm quen với tóm tắt bằng lời. Ở đây học sinh từng bước làm quen với lời thay cho hình vẽ, học sinh dần dần thoát ly khỏi hình ảnh trực quan từng bước tiếp cận đề bài toán. Yêu cầu học sinh phải đọc và hiểu được tóm tắt, biết diễn đạt đề bài và lời giải bài toán bằng lời, chọn phép tính thích hợp nhưng chưa cần viết lời giải.
Sang học kì 2 giới thiệu bài toán có lời văn bằng cách cho học sinh tiếp cận với một đề bài toán chưa hoàn chỉnh kèm theo hình vẽ và yêu cầu hoàn thiện ( tiết 81- bài toán có lời văn ).. Cấu trúc một đề toán gồm 2 phần: phần cho biết và phần hỏi, phần cho biết. gồm có 2 yếu tố.
Để hình thành cách giải bài toán có lời văn, sách giáo khoa đã nêu một bài toán , phần tóm tắt đề toán và giải bài toán hoàn chỉnh để học sinh làm quen.( Bài toán- trang 117) Giáo viên cho học sinh nắm vững đề toán, thông qua việc tóm tắt đề toán. Biết tóm tắt đề toán là yêu cầu đầu tiên để giải bài toán có lời văn.
Bài giải gồm 3 phần : câu lời giải, phép tính và đáp số.
Trong quá trình giảng dạy ở Tiểu học, đặc biệt dạy lớp 1, tôi nhận thấy khi dạy đến phần giải toán có lời văn ở lớp 1. học sinh rất lúng túng khi nêu câu lời giải, thậm chí nêu sai câu lời giải, viết sai phép tính, viết sai đáp số. Những tiết đầu tiên của giải toán có lời văn mỗi lớp chỉ có khoảng 30% số HS biết nêu lời giải, viết đúng phép tính và đáp số. Số còn lại là rất mơ hồ, các em chỉ nêu theo quán tính hoặc nêu miệng thì được nhưng khi viết các em lại rất lúng túng, làm sai, một số em làm đúng nhưng khi cô hỏi lại lại không biết để trả lời .Những học sinh yếu lại càng không biết gì . Nhiều học sinh không biết tóm tắt bài toán. Không xác định được đâu là phần đã biết đâu là phần phải tìm .Không biết viết phần lời giải mà lại chép cả bài toán vào cứ tưởng thế là mình đã làm xong Chứng tỏ các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài toán có lời văn. Chính vì hoc sinh không đọc kỹ bài toán nên giáo viên phải mất rất nhiều công sức khi dạy đến phần Giải toán có lời văn
2.4.Kết quả của điều tra thực trạng:
Trước khi tổ chức thực nghiệm tôi tiến hành cho học sinh làm bài khảo sát:
Bài 1: Đàn vịt có 5 con ở trên bờ và 4 con ở dưới ao.Hỏi đàn vịt có tất cả mấy con?
Bài 2: Trên tường có 14 bức tranh, người ta treo thêm 2 bức tranh nữa. Hỏi trên tường có tất cả bao nhiêu bức tranh?
Kết quả khảo sát giữa kì 2 năm học 2017-2018
Lớp
Sĩ số
HS viết đúng câu lời giải
HS viết đúng phép tính
HS viết đúng đáp số
HS giải đúng cả 3 bước
HS chép lại đầu bài
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1C
33
13
39,3
15
45,4
15
45,4
13
39,3
5
15
Qua điều tra tìm hiểu tôi thấy nguyên nhân là do:
*. Nguyên nhân từ phía học sinh:
- Do học sinh mới bắt đầu làm quen với dạng toán này lần đầu, tư duy của các em còn mang tính trực quan là chủ yếu. Mặt khác ở giai đoạn này các em chưa đọc thông viết thạo, các em đọc còn đánh vần nên khi đọc xong bài toán rồi nhưng các em không hiểu bài toán nói gì, thậm chí có những em đọc đi đọc lại nhiều lần nhưng vẫn chưa hiểu bài toán . Vì vậy hoc sinh không làm đúng
-Phần lớn các em học sinh học yếu chưa thuộc hết bảng cộng trừ trong phạm vi 10 dẫn đến việc thực hiện các phép tính cộng trừ, chậm,sai, cách đặt tính cộng, tính trừ chưa đúng; khả năng giải toán có lời văn còn rất yếu vì các em đọc chậm , còn phải đánh vần.
- Trong lớp học sinh yếu ít chịu tập trung nghe giảng bài, có thái độ ngần ngại khi gặp đề toán có lời văn, viết chậm ,thao tác tính toán chậm.
- Học sinh yếu thường có tính nhút nhát, rụt rè, các em không dám hỏi những điều mình chưa nắm được .
- Các em chưa tự giác học bài ở nhà.
- Bố mẹ cũng chưa quan tâm đến việc học tập của con cái ở nhà.
- Chưa có phương pháp học tập toán
*Nguyên nhân từ phía giáo viên:
- Giáo viên chưa chuẩn bị tốt cho các em khi dạy những bài trước. Những bài nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp, đối với những bài này hầu như học sinh đều làm được nên giáo viên tỏ ra chủ quan, ít nhấn mạnh hoặc không chú ý lắm mà chỉ tập trung vào dạy kĩ năng đặt tính, tính toán của học sinh mà quên mất rằng đó là những bài toán làm bước đệm , bước khởi đầu của dạng toán có lời văn sau này.
Vậy làm thế nào để học sinh nắm được cách giải một cách chắc chắn chính xác?
*Các biện pháp
- Để giúp học sinh yếu dần dần phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới giúp học sinh yêu thích say mê giải toán. Tôi đã đề ra một số biện pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh yếu.
* Kiểm tra khảo sát học sinh:, yếu ở phần nào,phân loại từng dạng toán yếu và giáo viên phù đạo phần đó.( Vào đầu năm học sau khi học được 7 tuần tôi bắt đầu cho học sinh làm bài khảo sát chất lượng , phân loại học sinh yếu ,yếu ở phần nào? Lên phương án phụ đạo cho học sinh)
*Chia nhóm phân công bạn giỏi kèm cặp bạn yếu (Giúp học sinh yếu học tốt môn Toán nhờ sự kèm cặp bảo ban của các bạn học sinh giỏi. Các bạn học sinh yếu có thể mạnh dạn hỏi những chỗ còn lúng túng không hiểu thay vì không dám hỏi thầy cô )
*Dành thời gian giảng lại các kiến thức mà học sinh chưa nắm vững ( qua các buổi chiều giáo viên tách số học sinh yếu dạy lại kiến thức cơ bản mà học sinh chưa nắm vững để củng cố khắc sâu kiến thức cho các em)
*Kết hợp với cha mẹ học sinh tổ chức cho các em học ở nhà.
Chương 3: Tổ chức thực nghiệm
3.1.Mục đích yêu cầu:
Dạy học môn Toán ở lớp 1 nhằm giúp học sinh:
- Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm, về các số tự nhiên trong phạm vi 100, về độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20, về tuần lễ và ngày trong tuần, về giờ đúng trên mặt đồng hồ; về một số hình học (Đoạn thẳng, điểm, hình vuông, hình tam giác, hình tròn); về bài toán có lời văn.
-Hình thành và rèn luyện các kĩ năng thực hành đọc, viết, đếm, so sánh các số trong phạm vi 100; cộng trừ và không nhớ trong phạm vi 100; đo và ước lượng độ dài đoạn thẳng( với các số đo là số tự nhiên trong phạm vi 20 cm). Nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn, đoạn thẳng, điểm, vẽ điểm, đoạn thẳng).Giải một số dạng bài toán đơn về cộng trừ bước đầu biết biểu đạt bằng lời, bằng kí hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và bài thực hành, tập so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá trong phạm vi của những nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của học sinh.
- Chăm chỉ, tự tin, cẩn thận ham hiểu biết và học sinh có hứng thú học toán.
Dạy học giải toán nói chung và dạy giải toán có lời văn nói riêng là một hoạt động trí tuệ khó khăn và phức tạp ; nó là nền tảng cho việc học toán ở các lớp trên. Nhưng thực tế ở tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng, thì việc rèn kĩ năng giải toán có lời văn chưa đạt kết quả cao. Cụ thể các em không có phương pháp giải và ngôn ngữ còn hạn chế nên việc hiểu nội dung yêu cầu của bài toán có lời văn chưa được đầy đủ và chính xác. Ngoài ra khả năng suy nghĩ của học sinh lớp 1 còn hạn chế dẫn đến việc dạy giải toán có lời văn thì giáo viên luôn gặp rất nhiều khó khăn. Là một người giáo viên trực tiếp dạy lớp 1 và đặc biệt là dạy môn toán, Thực hiện chương trình đổi mới giáo dục toán học lớp 1 nói riêng ở tiểu học nói chung. Tôi rất trăn trở và suy nghĩ nhiều để học sinh làm sao làm được các phép tính cộng, trừ mà việc giải toán có lời văn thì càng khó hơn đối với học sinh lớp 1 nhất là những học sinh yếu kém nên tôi đi sâu về nghiên cứu dạy“Dạy giải toán có lời văn và phụ đạo học sinh yếu toán có lời văn” ở lớp 1
3.2. Nội dung và cách tiến hành:
3.2.1.Nội dung nghiên cứu:
- Đối với học sinh lớp 1việc giải toán gồm;
- Giới thiệu bài toán đơn
- Giải bài toán đơn về phép cộng, phép trừ. Chủ yếu là bài toán thêm, bớt một số đơn vị.
-Trong thực tế dạy giải toán có lời văn tôi đã nghiên cứu nội dung kiến thức bài dạy, đồng thời vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy đối với từng dạng bài , từng đối tượng học sinh giúp các em hiểu bài nắm chắc các bước giải toán.
Để tiến hành được điều đó việc dạy toán diễn ra theo 3 mức độ:
- Mức độ thứ nhất : Hoạt động chuẩn bị của giáo viên.
- Mức độ thứ hai : Hoạt động làm quen với việc giải toán.
- Mức độ ba : Hoạt động hình thành kĩ năng giải toán.
3.2.2. Các bước tiến hành:.
Muốn học sinh nắm vững được các bước của quá trình giải toán. tôi đã tiến hành như sau :
* Hoạt động của giáo viên.
- Trước mỗi giờ toán, tôi thường nghiên cứu kĩ bài dạy.Tìm xem đồ dùng nào phù hợp với bài dạy như : Nhóm đồ vật, mẫu hình, tranh vẽ.
- Mỗi học sinh có một bộ đồ dùng học toán theo yêu cầu của giáo viên học sinh được rèn luyện các thao tác trên các nhóm đồ vật hoặc mẫu hình.
* Hoạt động làm quen với việc giải toán tiến hành theo 4 bước.
- Tìm hiểu nội dung bài toán.
- Tìm cách giải bài toán.
- Thực hiện các bước giải bài toán.
- Kiểm tra cách giải bài toán.
*Tìm hiểu nội dung bài toán:
Việc tìm hiểu nội dung bài toán ( đề toán ) thường thông qua việc đọc đề toán ( Dù bài toán cho dưới dạng lời văn hoàn chỉnh, hoặc bằng dạng tóm tắt sơ đồ). Học sinh cần phải đọc kĩ , hiểu rõ bài toán cho biết cái gì , cho biết điều kiện gì ,bài toán hỏi gì ? Khi đọc bài toán học sinh phải hiểu thật kĩ một số từ, thuật ngữ quan trọng chỉ rõ tình huống toán học. được diễn đạt theo ngôn ngữ thông thường như : “đem biếu” “bay đi”, “ bị vỡ”
*Tìm tòi cách giải toán
Hoạt động tìm tòi cách giải bài toán gắn liền với việc phân tích các dữ liệu, điều kiện và câu hỏi của bài toán, nhằm xác định mối quan hệ giữa chúng và tìm được các phép tính số học thích hợp.
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy để giúp các em học sinh yếu giải toán có lời văn ở lớp 1 tốt, trước hết giáo viên khi dạy dạng bài nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp, cần cho HS quan sát tranh tập nêu bài toán và thường xuyên rèn cho học sinh thói quen nhìn hình vẽ nêu bài toán . Có thể tập cho những em học sinh giỏi tập nêu câu trả lời cứ như vậy trong một khoảng thời gian chuẩn bị như thế thì đến lúc học đến phần bài toán có lời văn học sinh sẽ không ngỡ ngàng và các em sẽ dễ dàng tiếp thu, hiểu và giải đúng.
Cụ thể là:
3.2.2.1. Đọc kĩ bài toán và tóm tắt:
- Đây là bước đầu tiên rất quan trọng trong việc giải toán có lời văn nhưng cũng rất khó khăn đối với học sinh lớp 1. Vì học sinh đọc còn phải đánh vần thì làm sao hiểu được yêu cầu bài toán, như vậy làm sao cho hs hiểu bài toán là khâu quan trọng nhất, nếu các em hiểu thì mới có hướng giải đúng. Bởi vậy bước này yêu cầu giáo viên cần gọi nhiều học sinh đọc tốt đọc to rõ cho cả lớp nghe dò theo trong đề bài và sau đó là giáo viên đọc thật kĩ cho học sinh nghe, phải nhấn mạnh những từ mà cốt lõi bài toán yêu cầu. Nhưng điều quan trọng là giáo viên cần ghi đề toán lên bảng lớp cho cả lớp nhìn thấy, hướng dẫn học sinh theo hệ thống câu hỏi sau: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Khi học sinh trả lời giáo viên cần gạch chân những từ ngữ quan trọng mà nhiều học sinh không nhận ra khi đọc nên đã giải sai bài toán. Đối với học sinh lớp 1 cần hướng dẫn cho các em bằng những kiến thức của bài học trước vì lần đầu tiên là học sinh chỉ nhìn tranh và ghi phép tính đúng vào ô trống. Sau đó, điền số vào đề bài, điền lời giải, điền phép tính, đến ghi thêm vào tóm tắt ,. Cho các em tóm tắt bằng những từ mấu chốt của bài toán. Ví dụ như:
Tóm tắt
Có :. đơn vị
Thêm :.. đơn vị
Có tất cả:.. đơn vị?
Hoặc: Có :. đơn vị?
Bán(bớt) :.. đơn vị
Còn lại :.. đơn vị?
Tôi xin đưa ra ví dụ một số dạng toán có lời văn từ trực quan đến trừu tượng trong chương trình lớp 1 mà học sinh phải nắm được.
Ví dụ: Một số dạng toán có lời văn ở lớp 1:
Ngay từ đầu học kỳ I các bài toán được giới thiệu ở mức độ nhìn hình vẽ- viết phép tính. Mục đích cho học sinh hiểu bài toán qua hình vẽ, suy nghĩ chọn phép tính thích hợp.
Thông thường sau mỗi phép tính ở phần luyện tập có một hình vẽ gồm 5 ô vuông cho học sinh chọn ghi phép tính và kết quả phù hợp với hình vẽ. Ban đầu để giúp học sinh dễ thực hiện sách giáo khoa ghi sẵn các số và kết quả
Điền phép tính thích hợp: ( Học sinh chỉ việc nhìn tranh và trả lời câu hỏi rồi điền phép tính)
VD: B µi 5 trang 46
a)
1
2
=
3
Chỉ yêu cầu học sinh viết dấu cộng vào ô trống để có : 1 + 2 = 3
b) Đến câu này nâng dần mức độ học sinh phải viết cả phép tính và kết quả
1
+
1
=
2
Và yêu cầu tăng dần, học sinh có thể nhìn từ một tranh vẽ bài 4 trang 77 diễn đạt theo 2 cách .
Cách 1: Có 8 hộp thêm 1 hộp , tất cả là 9 hộp.
8
+
1
=
9
Cách 2: Có 1 hộp đưa vào chỗ 8 hộp , tất cả là 9 hộp.
1
+
8
=
9
Khi dạy các bài này cần hướng dẫn học sinh diễn đạt trình bày động viên các em viết được nhiều phép tính để tăng cường khả năng diễn đạt cho học sinh.
b.Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán:
( Đến cuối học kì I học sinh đã được làm quen với tóm tắt bằng lời)
Bài toán1: Có bạn,có thêm bạn đang đi tới. Hỏi tất cả có bao nhiêu bạn?( (Học sinh chỉ việc nhìn tranh trả lời câu hỏi của giáo viên rồi điền vào số vào đề bài thành bài toán có lời văn)
c) Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó có thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn? ( yêu cầu học sinh điền số vào tóm tắt và tìm lời giải, phép tính rồi điền vào đáp số)
Tóm tắt Bài giải
Có : bạn .
Thêm : bạn
Có tất cả : bạn ? Đáp số:. Bạn.
d) Trong vườn có 12 cây chuối, bố trồng thêm 3 cây chuối. Hỏi có tất cả bao nhiêu cây chuối? ( Điền số vào tóm tắt rồi tự tìm lời giải và giải) ( Bài 1 trang 121. Toán 1)
Tóm tắt Bài giải
Có : cây ..
Thêm : cây
Có tất cả : cây? Đáp số..
e) Lớp 1A vẽ được 20 bức tranh, lớp 1B vẽ được 30 bức tranh. Hỏi cả hai lớp vẽ được bao nhiêu bức tranh? ( yêu cầu học sinh tự tóm tắt và tìm cách giải)
Học sinh từng bước làm quen với lời thay cho hình vẽ, học sinh dần dần thoát ly khỏi hình ảnh trực quan từng bước tiếp cận đề bài toán. Yêu cầu học sinh phải đọc và hiểu được tóm tắt, biết diễn đạt đề bài và lời giải bài toán bằng lời, chọn phép tính thích hợp nhưng chưa cần viết lời giải.
Nhìn chung những dạng toán trên cũng phù hợp với học sinh nhưng cũng có phần gây khó khăn cho một số học sinh yếu. Đây cũng là yêu cầu đối với giáo viên làm sao cho học sinh hiểu được bài toán và giải được thông qua bước phân tích đề bài sau đây.
3.2.2. 2. Phân tích đề bài :
Học sinh muốn giải được bài toán thì phải hiểu rõ : Bài toán cho biết gì? Và bài toán hỏi gì?. Riêng ở lớp 1 cần phải hướng dẫn cụ thể như: từ đầu bài toán cho đến trước tiếng hỏi (hoặc dấu chấm) và hỏi là sau dấu chấm (hoặc tiếng hỏi). vì ở lớp 1 các em chỉ mới tiếp xúc với bài toán dạng đơn giản. Như vậy giáo viên bằng cách nhấn mạnh những tiếng mấu chốt của bài toán như “ có ”, “ thêm ”, “ Bớt ”, “ có tất cả”, “ còn lại”, “cả hai”. Như vậy học sinh yếu rất dễ nhận ra, dễ dàng giải bài toán.
VD:
Bài toán 1:Lớp 1A vẽ được 20 bức tranh, lớp 1B vẽ được 30 bức tranh. Hỏi cả hai lớp vẽ được bao nhiêu bức tranh? ( Bài tập 4, trang 135, Toán 1)
Bài toán 2: Lan gấp được 10 cái thuyền, lan cho em 4 cái thuyền. Hỏi Lan còn mấy cái thuyền? ( Bài 3 trang 172. Toán 1)
Bước phân tích đề toán rất quan trọng trong việc giải toán có lời văn. Từ đây cũng là một bàn đạp cho học sinh bước lên giải bài toán qua bước hướng dẫn giải và tìm lời giải.
3.2.2.3. Hướng dẫn tìm ra cách giải và tìm lời giải:
Trong các hướng dẫn cách giải bài toán có lời văn thường có hai cách: phân tích và tổng hợp, thường ở lớp 1 tôi thường sử dụng hướng dẫn tổng hợp để học sinh dễ dàng nhận ra (vì dạng toán có lời văn ở lớp 1 đơn giản chỉ có 1 phép tính). Ở hướng dẫn phân tích cũng gây khó cho những học sinh yếu trong lớp, nên thường dùng để bồi dưỡng cho học sinh khá giỏi.
Khi hướng dẫn học sinh giải giáo viên cần đưa ra hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh:
- Đối với học sinh khá giỏi: (phân tích)
+ Muốn tìm ta làm thế nào ( làm sao)?
- Đối với học sinh trung bình, yếu : ( tổng hợp)
+ Bài cho biết những gì?
+Bài toán hỏi gì?
+ Muốn tìm được ta làm tính gì?
+ Lấy mấy cộng (trừ) mấy?
Trong khi hướng dẫn cần phải phối hợp cả 2 cách hướng dẫn để học sinh nhận một cách sâu rộng và tự tin khi giải bài toán có lời văn.
Bên cạnh những cách giải trên thì đối với học sinh lớp 1 một điều khó nữa là tìm ra lời giải cho bài giải của mình. Sau khi học sinh thấm nhuần cách giải rồi thì tiến hành tìm lời giải. Tôi luôn thực hiện như thế này,là dựa vào câu hỏi của bài toán mà rút ra lời giải, là có thể bỏ những tiếng và thêm vào tiếng “ là” nhưng đây tôi cũng đã sử dụng cách này trong 2 năm qua cũng rất khả quan. Đa số học sinh tìm ra lời giải khá tốt. như sau:
VD: 1)Trong vườn có 12 cây chuối, bố trồng thêm 3 cây chuối. Hỏi có tất cả bao nhiêu cây chuối?
Câu lời giải là: ( Có tất cả là: ) hoặc Có tất cả số cây chuối là:
2)Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó có thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn?
lời giải như sau: (Tổ em có tất cả là: )hoặc Tổ em có số bạn là
Bên cạnh đã tìm ra hướng giải thì còn bước quan trọng là trình bày bài giải.
3.2.2.4.Trình bày bài giải:
Trình bày bài giải là bước rất quan trọng . vì đây là một quá trình tổng hợp của 3 bước giải trên. Nên giáo viên cũng hướng dẫn theo 2 cách để học sinh trình bày thành một bài giải cụ thể cho bài toán. Trình bày bài toán cần hướng dẫn học sinh theo 3 bước như sau:
Bước 1: viết lời giải.
Bước 2: viết phép tính.
Bước 3: Viết đáp số.
Lưu ý : học sinh phải viết đơn vị bài toán cho đúng vì học sinh thường hiểu nhầm đơn vị hoặc không ghi đơn vị đối với bài toán có đơn vị kèm theo, và đơn vị ở đáp số là không đóng ngoặc.
* Ví dụ bài toán đơn “về thêm” :
Hướng dẫn mẫu
Bài tập 4(trang 135- Toán 1)
Bài toán : Lớp 1A vẽ được 20 bức tranh, lớp 1B vẽ được 30 bức tranh. Hỏi cả hai lớp vẽ được bao nhiêu bức tranh?
Bước 1: Đọc kĩ đề và tóm tắt đề
Cho học sinh đọc đề nhiều lượt để xác định dạng bài tập.
Gợi ý giúp học sinh hiểu và tóm tắt đề.
+ Đối với học sinh khá,giỏi có thể hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Hay bài toán yêu cầu gì?
+ Đối với học sinh yếu có thể hỏi:
Lớp 1A vẽ được bao nhiêu bức tranh? (20 bức tranh)
Lớp 1B vẽ được bao nhiêu bức tranh? (30 bức tranh)
-Bài toán hỏi gì? (Cả hai lớp vẽ được bao nhiêu bức tranh)
Sau đó tôi giúp học sinh tóm tắt:
Tóm tắt
Lớp 1A : 20 bức tranh
Lớp 1B : 30 bức tranh
Cả hai lớp : bức tranh?
Bước 2: Phân tích
GV nêu để hướng dẫn học sinh giải.
+ Bài toán cho biết gì? ( Lớp 1A vẽ được 20 bức tranh, lớp 1B vẽ được 30 bức tranh)
+ Bài toán hỏi gì? (Hỏi cả hai lớp vẽ được bao nhiêu bức tranh?)
+Vậy là trong câu hỏi có từ nào cho ta làm được?( Cả hai lớp)
Bước 3: Hướng dẫn cách giải và tìm lời giải:
- Đối với học sinh khá giỏi:
+ Bài toán hỏi gì? (Hỏi cả hai lớp vẽ được bao nhiêu bức tranh?)
+ Muốn biết cả 2 lớp vẽ được bao nhiêu bức tranh ta làm thế nào? ( lấy 20 cộng 30 bằng 50 bức tranh )
- Đối với học sinh yếu cần hỏi :
+ Bài toán cho ta biết những gì? ( Lớp 1A vẽ được 20 bức tranh, lớp 1B vẽ được 30 bức tranh)
+ Bài toán hỏi gì? (Hỏi cả hai lớp vẽ được bao nhiêu bức tranh?)
+ Muốn biết cả 2 lớp vẽ được bao nhiêu bức tranh ta làm tính gì? ( cộng, 20 cộng 30 bằng 50 bức tranh.)
- Tìm lời giải cho bài toán: Hỏi cả hai lớp vẽ được bao nhiêu bức tranh? Chúng ta sẽ bỏ đi tiếng “hỏi” và “bao nhiêu bức tranh” thêm vào từ “là” thì ta được lời giải như sau:“ Cả hai lớp vẽ được là:”
hoặc chúng ta sẽ bỏ đi tiếng “hỏi” và thay chữ “bao nhiêu” bằng chữ ‘số” lúc đó ta được câu trả lời là: Cả hai lớp vẽ được số bức tranh là (đối với học sinh khá giỏi)
Bước 4: Trình bày bài giải
Bài giải
Cả hai lớp vẽ được là:
20 + 30 = 50 (bức tranh)
Đáp số: 50 bức tranh.
*Hướng dẫn học sinh yếu kiểm tra cách giải của bài toán . Học sinh nhìn tranh hoặc mô hình vật thật để kiểm tra kết quả.
Giáo viên chỉ vào từng phần của bài giải nhấn mạnh các bước khi giải bài toán:
- Khi giải bài toán tiến hành theo 3 bước ;
Bước 1: Viết câu lời giải ( dựa vào câu hỏi của bài toán. )
Bước 2: Viết phép tính. (Tên đơn vị cho vào dấu ngoặc đơn )
Bước 3: Viết đáp số.
Giáo viên cho vài học sinh nhắc lại để khắc sâu nội dung bài.Giáo viên nhấn mạnh: Đây là bài toán thuộc dạng toán đơn về “ thêm” ta thực hiện bằng phép tính cộng.
*. Bài luyện tập
Để học sinh giải thành thạo dạng toán này, giáo viên đưa ra một số bài tập giải toán có lời văn giúp học sinh tự tìm ra cách giải.
Bài 1: Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn?
Bài 2: Đàn vịt có 5 con ở dưới ao và 4 con ở trên bờ. Hỏi đàn vịt có tất cả mấy con ?
-Giáo viên hướng dẫn viết phép tính; 5 + 4 = 9 ( con vịt ) . Giáo viên gợi ý ; 9 ở đây chỉ 9 con vịt nên viết “con vịt” trong dấu ngoặc đơn.
+ Viết đáp số 9 con vịt.
Cụ thể:
Bài giải
Đàn vịt có tất cả là:
5 + 4 = 9 ( con vịt )
Đáp số: 9 con vịt
Đối với bài toán mẫu. Giáo viên cho học sinh tìm hiểu kĩ bài toán và khắc sâu cách giải. Nên khi đưa ra bài luyện tập1 các em vận dụng vào các bước giải của bài toán và giải rất tốt. Ở bài luyện tập học sinh khá giỏi sẽ tự giải được bài toán. Còn học sinh trung bình yếu còn vướng mắc, giáo viên gợi mở để học sinh trả lời:
- Muốn biết đàn vịt có tất cả mấy con ta phải làm như thế nào? (lấy số vịt ở trên bờ cộng với số vịt ở dưới ao).
Sau khi gợi mở như vậy học sinh dễ dàng giải được bài toán.
Bài 1 và bài 2 trang 121 tương tự bài 1,2,3 trang117.Nhưng câu lời giải được mở rộng hơn bằng cách thêm cụm từ chỉ vị trí vào trước cụm từ có tất cả là
Cụ thể là
Bài 1 trang 121 Trong vườn có tất cả là:
Bài 2 trang 121 Trên tường có tất cả là:
Vậy qua 3 bài tập trên học sinh đã mở rộng được nhiều cách viết câu lời giải khác nhau ,song giáo viên chốt lại cách viết lời giải như sau:
Thêm chữ Số + đơn vị tính của bài toán trước cụm từ có tất cả là như ở tiết 82 đã làm .
Riêng với loại bài mà đơn vị tính là đơn vị đo độ dài( cm) cần thêm chữ dài vào trước chữ là: VD cụ thể
Tóm tắt
Đoạn thẳng AB : 5cm
Đoạn thẳng BC : 3cm
Cả hai đoạn thẳng : ... cm?
Bài giải
Cả hai đoạn thẳng dài là:
5+ 3 = 8 ( cm)
Đáp số : 8 cm
Hầu hết các bài toán có lời văn đều vận dụng kiến thức toán được cung cấp theo phân phối chương trình . Tuy nhiên, việc phân tích đề- tóm tắt- giải bài toán phải luôn luôn được củng cố duy trì và nâng dần mức độ. Song cơ bản vẫn là các mẫu lời giải cho các bài toán thêm là:
- Có tất cả là:
- Số ( đơn vị tính ) + có tất cả là:
- Vị trí ( trong, ngoài, trên, dưới, ...)+ có tất cả là:
- ... đoạn thẳng....+ dài là:
*Ví dụ Bài toán đơn “về bớt”
Các bước tiến hành tương tự như bài toán đơn về thêm. Các em đã nắm được các bước giải bài toán . Học sinh khá giỏi đã giải được thành thạo bài toán đơn về thêm. Vì vậy khi giải bài toán đơn “về bớt” giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ bài toán, hiểu nội dung bài toán và nắm được các bước giải của bài toán
*Hướng dẫn bài mẫu
Bài tập 2 ( trang 169- Toán 1)
Bài toán: Một thanh gỗ dài 97 cm, bố em cưa bớt đi 2 cm. Hỏi thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng-ti- mét?
* Thực hiện theo 4 bước hướng dẫn giải một bài toán có lời văn trên như sau:
Bước 1: Đọc kĩ đề và tóm tắt đề
Cho học sinh đọc đề nhiều lần để xác định dạng bài tập.
Gợi ý giúp học sinh hiểu và tóm tắt đề.
* Đối với học sinh khá,giỏi có thể hỏi:
- Bài toán cho biết gì? ( Một thanh gỗ dài 97 cm,bố em cưa bớt 2 cm).
- Bài toán hỏi gì? Hay Bài toán yêu cầu gì? ( Thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng-ti-mét ?)
* Đối với học sinh yếu có thể hỏi:
+Thanh gỗ dài bao nhiêu xăng-ti-mét? (97cm)
+ bố em cưa bớt bao nhiêu xăng-ti-mét? (2cm)
+Bài toán hỏi gì? (Thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng-ti-mét?)
Sau đó giúp học sinh tóm tắt:
Tóm tắt
Thanh gỗ : 97 cm
Cưa bớt : 2 cm
Còn lại : cm?
Bước 2: Phân tích
GV nêu hướng dẫn học sinh giải.
+ Bài toán cho biết gì? ( Một thanh gỗ dài 97 cm,bố em cưa bớt 2 cm)
+ Bài toán hỏi gì? (Thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng-ti-mét?)
+Vậy là trong câu hỏi có từ nào cho ta giải được?( còn lại)
Bước 3: Hướng dẫn cách giải và tìm lời giải:
- Đối với học sinh khá giỏi:
+ Bài toán hỏi gì? (Thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng-ti-mét?)
+ Muốn biết thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu ta làm sao ( thế nào)? ( lấy 97 trừ 2 bằng 95 cm )
- Đối với học sinh yếu cần hỏi :
+ Bài toán cho ta biết những gì? ( Một thanh gỗ dài 97 cm,bố em cưa bớt 2 cm)
+ Bài toán hỏi gì? (Thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng-ti-mét?)
+ Muốn biết thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu ta làm tính gì ? “ Vì sao?” (tính trừ) vì có từ “còn lại”
+ Lấy mấy trừ mấy? bằng mấy? ( lấy 97 trừ 2 bằng 95 cm )
- Tìm lời giải cho bài toán là dựa vào câu hỏi:
Hỏi thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng-ti-mét?
Chúng ta sẽ bỏ đi tiếng “hỏi” và “bao nhiêu xăng –ti- mét” thêm từ “là” thì ta được lời giải như sau: “ Thanh gỗ còn lại dài là:”
Hoặc bỏ chữ “hỏi” thay chữ bao nhiêu bằng chữ “số” ta được lời giải là
Thanh gỗ còn lại dài số xăng ti mét là:(đối với học sinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giai toan co loi van_12345081.doc