Năm 2007 là năm thành công của ngành dệt may Việt Nam trên thương trường quốc tế với việc đem về 7,8 tỷ ngoại tệ và lọt vào Top 10 “đại gia” xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới. Đây là cơ sở để Bộ Công thương đặt ra chỉ tiêu 9,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cho năm 2008. Mặc dù tự nhận mục tiêu này khả thi nhưng năm 2008 vẫn được dự báo là năm “căng thẳng” với ngành dệt may khi khó khăn đã “lộ diện” ở cả ba thị trường chủ chốt.
“Việt Nam đang đứng trong top 10 trong số 56 nước sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Dự tính, năm 2010, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sẽ đạt 25 tỷ USD, lọt vào top 5 các nhà xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới” - Thứ trưởng Bộ Công thương Bùi Xuân Khu
Hoa Kỳ: Lơ lửng “lưỡi gươm” giám sát. Với 55% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành năm 2007, tốc độ tăng trưởng đều hàng năm, Hoa Kỳ đã và sẽ luôn thị trường số 1 trong mọi mục tiêu, kế hoạch của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ không phải là thị trường tự do. Suốt năm 2007, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã duy trì Chương trình Giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và nhiều khả năng sẽ tiếp tục đến hết năm 2008. Tuy chỉ là giám sát số liệu và chưa phát hiện được vấn đề gì nhưng chương trình này đã thực sự khiến nhiều nhà nhập khẩu e dè, thậm chí rút lại đơn hàng đã đặt trước, chuyển sang nước khác ít bị rủi ro hơn. Bằng chứng là số lượng đơn hàng đã giảm mạnh khi Hoa Kỳ chính thức áp dụng cơ chế giám sát đặc biệt lên 5 năm nhóm hàng bao gồm: quần, áo sơmi, đồ lót, đồ bơi và áo len.
Trong năm nay, “lưỡi gươm giám sát” càng trở nên đáng lo ngại hơn khi tốc độ tăng trường dệt may đã dồn dập lên đến 30-40% trong 6 tháng cuối năm 2007. Đó là tốc độ gây chú ý, rất dễ dẫn đến khả năng Bộ Thương mại Hoa Kỳ có những động thái kìm hãm số lượng nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
Nguy cơ lơ lửng trên đầu tất cả các doanh nghiệp. Vì thế, Bộ Công thương và Hiệp hội Dệt may đang ra sức kêu gọi doanh nghiệp tránh những “chiếc bẫy giá thấp”. Thực tế, những đơn hàng lớn nhưng có giá trị thấp dễ trở thành cơ sở để Hoa Kỳ khởi động một vụ kiện chống bán phá giá. Thậm chí một chuyên gia còn cho rằng, Việt Nam tăng trưởng bao nhiêu, hàng dệt may xuất khẩu bao nhiêu không quan trọng bằng việc duy trì một mức giá cao, tránh mức giá thấp để Hoa Kỳ có cớ “siết” chặt thị trường.
EU: Nguy cơ về tay Trung Quốc. Xếp thứ hai trong các thị trường xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam là EU. Hiện nhu cầu dệt may của EU khá đa dạng, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều bạn hàng quen thuộc.
Tuy nhiên, mọi sự sẽ không còn thuận lợi như trước bởi kể từ năm nay EU sẽ chính thức bỏ hoàn toàn việc áp dụng hạn ngạch với hàng dệt may Trung Quốc. Khi “công xưởng dệt may” lớn nhất và rẻ nhất thế giới được “tháo cũi sổ lồng” cũng là lúc các nhà xuất khẩu dệt may khác trong đó có Việt Nam phải lo ngại. Bởi Trung Quốc không chỉ là quốc gia có nguồn nhân lực khổng lồ, năng suất lao động cao mà còn tự chủ được hầu hết nguyên vật liệu và có khả năng “ôm” những đơn hàng lớn. Trung Quốc cũng là nhà xuất khẩu dệt may có khả năng “bao thầu” được hết các phẩm cấp hàng hóa từ bình dân đến cao cấp.
Ông Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Vinatex Vũ Đức Giang lo ngại khi nhắc đến thị trường EU: “Tuy chỉ chiếm 20% tổng kim ngạch nhưng nếu không làm tốt thì các đơn hàng sẽ “quay về” với người Trung Quốc”.
Nhật Bản: Sức ép “hai công đoạn”. Mặc dù chiếm tỉ trọng khiêm tốn nhưng Nhật Bản vẫn là thị trường chính thứ 3 của ngành dệt may Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng được mối quan hệ lâu dài với các đối tác và gây dựng được niềm tin đối với khách hàng Nhật. Nhưng cũng như EU, thị trường Nhật Bản đang mở ra nhiều cơ hội tốt hơn cho các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam.
49 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2136 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường đầy tiềm năng và triển vọng với các doanh nghiệp kinh doanh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam nhưng trong giai đoạn này, thị trường Hoa Kỳ là thị trường phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Trước khi Hiệp định Thương mại Việt - Hoa Kỳ có hiệu lực, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, chiếm chưa đến 1% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm hàng dệt may của Hoa Kỳ.
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ 1998-2001
Đơn vị: Triệu USD
Năm
Xuất khẩu vào Hoa Kỳ
Tăng (%)
So với tổng kn(%)
1998
26.343.025
116.67
1.92
1999
34.707.574
30.77
1.95
2000
49.569.346
44.12
2.6
2001
47.461.297
-4
2.4
* Nguồn: Tổng cục Hải Quan
2.THỜI KỲ SAU BTA VÀ TRƯỚC KHI GIA NHẬP WTO(2002-2006)
Trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may luôn đứng thứ hai sau dầu thô. Kim ngạch xuất khẩu tính chung 5 năm đạt khoảng 22 tỷ USD, bình quân 4,4 tỷ USD/ năm ( riêng năm 2006 đạt 5,834 tỷ USD), chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu với tốc độ tăng bình quân hàng năm 20%.
Hàng dệt may được xuất khẩu tới 170 nước và vùng lãnh thổ, và có sự biến động lớn về cơ cấu thị trường những năm gần đây theo hướng gia tăng ở thị trường Hoa Kỳ, giảm ở thị trường EU, Nhật Bản, Đài Loan, Han Quốc. Thị trường Hoa Kỳ chiếm khoảng 54-56% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, EU là 19% ( trước là 30-35%), Nhật Bản 13%, Đài Loan 4%. Trong nhóm hàng dệt may xuất khẩu thì hàng gia công vẫn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 90-95%, hàng mua đứt bán đoạn vẫn còn thấp nên lượng ngoại tệ thực thu không nhiều, hiệu quả thấp. Xuất khẩu hàng dệt may của nước ta đã và đang phải cạnh tranh với một số nước và vùng lãnh thổ như Trung Quốc( kim ngạch xuất khẩu 40 tỷ USD, chiếm 20% thị phần thế giới) và Hồng Kông, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Băng la det, Mê hi cô, Căm pu chia.
Nhìn lại quá trình phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ có thể nhận thấy hai mốc dáng nhớ, đó là thời điểm BTA có hiệu lực ngày 10/12/2001 và thời điểm Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO vào đầu năm 2007.
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ
(Đơn vị tính: 1.000 USD,)
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Giá trị
47400
975700
1973600
2474382
2602902
3044579
(Nguồn: Tổng cục Hải quan và Bộ Công Thương Việt Nam)
Bảng thống kê trên cho thấy, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tăng vọt hơn 20 lần ngay năm đầu tiên khi BTA có hiệu lực (từ 47,4 triệu USD lên 975,7 triệu USD), tiếp đó đều duy trì mức tăng trưởng đều đặn đến năm 2006. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu đạt 5,834 tỷ USD, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng trưởng 20,5% so với 2005. Trong đó, thị trường Mỹ đạt khoảng 3,044 tỷ (chiếm 55%), EU: 1,243 tỷ (20%); Nhật: 628 triệu USD (11%); ASEAN: 107 triệu USD (2%)...
Hiện Hoa Kỳ là nước tiêu thụ lớn nhất thế giới về hàng dệt may với tổng giá trị tiêu thụ khoảng 190 tỷ USD, trong khi đó sản xuất nội địa chỉ cung cấp khoảng 105 tỷ USD, do vậy để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng năm nước này vẫn phải nhập khẩu hàng dệt may khoảng 85 tỷ USD. Các nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu chính hàng dệt may vào Hoa Kỳ hiện là Trung Quốc, Mexico, Ấn Độ, Hồng Kông, Indonesia, Việt Nam… Theo các chuyên gia, trong các nước ASEAN, Việt Nam được xem là có khả năng cạnh tranh được với Trung Quốc và Ấn Độ về hàng dệt may tại Hoa Kỳ. Hiện nay xuất khẩu dệt may của Việt Nam chiếm 3,26% tổng hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia.
Trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU, hàng dệt may có kim ngạch đứng thứ hai sau giày dép. Số liệu thống kê cho thấy, nếu năm 2003 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU chỉ đạt 537,1 triệu USD, đến năm 2004 đã tăng lên mức 760 triệu USD, năm 2005 tiếp tục tăng lên mức 882,8 triệu USD, năm 2006 vượt qua ngưỡng 1 tỷ USD (đạt 1,245 tỷ USD), năm 2007 đạt 1,49 tỷ USD, tăng 19,74% so năm 2006, tăng 62,2% so năm 2005, gấp gần 3 lần so năm 2003.
Theo các chuyên gia Vụ Xuất- nhập khẩu, đặc điểm của khu vực thị trường EU là nhiều thị trường “ngách” có mức sống và nhu cầu hàng dệt may rất đa dạng từ hàng có phẩm cấp thấp đến hàng có chất lượng cao phù hợp năng lực sản xuất nhiều thành phần của Việt Nam.
3.THỜI KỲ SAU GIA NHẬP WTO (2007 đến nay)
Sau một năm gia nhập WTO, dệt may Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2007 đạt 7,78 tỷ USD, tăng 33,35% so với năm 2006, cao hơn nhiều so với mức 20% của năm 2006. Như vậy, năm 2007, ngành công nghiệp dệt may nước ta vượt 280 triệu USD so với mục tiêu. Đáng chú ý, có những tháng, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đã vượt qua dầu thô để trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất.
Bảng 7: Diễn biến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
* Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại
Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta tăng mạnh chủ yếu do xuất khẩu sang Hoa Kỳ bứt phá mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê, Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ năm đạt 4,47 tỷ USD, tămg 46,65% so với năm 2006, cao hơn nhiều so với mức tăng 16,97% của năm 2006. Trong 3 thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam năm 2007, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt mức tăng trưởng cao nhất. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ tăng từ 52,18% trong năm 2006 lên 57,39% trong năm 2007. Điều này khẳng định, thị trường Hoa Kỳ đóng vai trò rất to lớn đến sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may nước ta.
EU là thị trường lớn thứ hai đối với xuất khẩu hàng dệt may nước ta. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt 19,74%, thấp hơn so với mức 37,46% của năm 2006 nên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang EU giảm từ 21,32% của năm 2006 xuống 19,14% trong năm 2007.
Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản tăng 12,14% so với năm 2006, cao hơn nhiều so với mức 3,93% của năm 2006. Hiện tại, Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3, chiếm 9,05% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta.
Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi không phải là thị trường lớn đối với xuất khẩu hàng dệt may của nước ta trong năm 2007 nhưng có mức tăng trưởng kim ngạch rất cao, tăng lần lượt 563,8% và 294,27% so với năm 2006, cao hơn mức tăng trưởng 134,99% và 124,38% của năm 2006.
Trong số những thị trường nhập khẩu hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam, Đài Loan là một trong số ít thị trường bị giảm kim ngạch trong 2 năm liên tiếp. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Đài Loan giảm 0,95% so với năm 2005. Năm 2007, mức giảm là 11,18%.
III. THỰC TRẠNG CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG DỆT MAY CHỦ YẾU VÀ CÁC THỊ TRƯỜNG CHÍNH
THỰC TRẠNG CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG DỆT MAY CHỦ YẾU
Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu 2 chủng loại hàng dệt may chủ yếu của nước ta đều tăng so với năm 2006, nhất là mặt hàng áo thun. Ngoài các mặt hàng chính, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng váy, quần áo trẻ em, quần áo ngủ, găng tay, khăn, quần Jean, áo nỉ và bít tất có tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với năm 2006. Bên cạnh đó, số lượng thị trường và doanh nghiệp xuất khẩu hầu hết các mặt hàng tăng mạnh so với năm 2006. (Xem thêm Phụ lục).
1.1 Áo thun
Năm 2007, xuất khẩu áo thun của cả nước ước đạt 1.535.519.704 USD, tăng hơn 62,41% so với năm 2006, trở thành mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 19.74% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may.
Kim ngạch xuất khẩu áo thun sang thị trường Mỹ trong năm 2007 đạt khoảng 1 tỷ USD, tăng 44,5% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm tới 75% tổng kim ngạch xuất khẩu áo thun của Việt Nam. Có thể nói, việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và thông qua Quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) của Việt Nam đã tháo gỡ khó khăn cho ngành dệt may nói chung và mặt hàng áo thun nói riêng khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Dự đoán, năm 2008, xuất khẩu áo thun của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh, đặc biệt xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Việt Nam sẽ trở thành 1 trong những nguồn cung cấp áo thun chính cho thị trường này (hiện Việt Nam đang đứng thứ 5 sau Hônđurát, Mêhicô, Guatêmala và El Sanvađo về xuất khẩu áo thun sang Mỹ).
Kim ngạch xuất khẩu áo thun sang EU năm 2007 cũng tăng đáng kể, đạt hơn 200 triệu USD, tăng 79% so với năm 2006, trong đó, xuất khẩu sang Đức, Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan và Pháp đều tăng khá, đặc biệt là xuất khẩu sang Đức và Anh đạt lần lượt là 50.5 triệu USD và 40 triệu USD, tăng 151% và 56% so với năm 2006. Như vậy, với việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng áo thun vào hai thị trường khó tính nhất là Mỹ và EU cũng như các thị trường khác như Nhật Bản, Canađa, Hàn Quốc… đã khẳng định chất lượng sản phẩm áo thun của Việt Nam được các bạn hàng ưa chuộng và tin dùng.
1.2 Quần dài
Kim ngạch xuất khẩu quần dài trong những năm gần đây vẫn luôn vững vàng ở trong top những mặt hàng dệt may xuất khẩu chính. Đây là mặt hàng có tốc độ tăng khá đều qua các năm, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng quần dài đạt 1.063.976.168 USD, tăng khoảng 27.10% so với năm 2005, chiếm khoảng 18.24% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may. Năm 2007, xuất khẩu quần dài chiếm vị trí thứ hai trong các mặt hàng dệt may xuất khẩu, sau mặt hàng áo thun. Giá trị xuất khẩu của mặt hàng quần dài đạt 1.351.295.436 USD, tăng khoảng 27% so với năm 2006, chiếm tỷ trọng khoảng 17.37%.
1.3 Áo jacket
Kim ngạch xuất khẩu áo jacket của Việt Nam trong năm 2007 đạt khoảng 1.2 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2006, trở thành mặt hàng đạt kim ngạch cao thứ ba (sau quần và áo thun), chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.Giá xuất khẩu trung bình áo jacket năm 2007 đạt 12,5 USD/chiếc, tăng 8% so với năm 2006 (11,8 USD/chiếc). Năm 2007, áo jacket của Việt Nam đã được xuất khẩu tới 55 thị trường trên khắp thế giới.
Xuất khẩu áo jacket của Việt Nam trong năm 2007 sang thị trường Mỹ đạt gần 620 triệu USD, tăng 37.78% so với năm 2006, chiếm tới 52% tổng kim ngạch xuất khẩu áo jacket của Việt Nam. Cùng thời gian này xuất khẩu sang EU cũng tăng khá mạnh, đạt 350 triệu USD, tăng 47.5%, trong đó xuất sang 3 thị trường Đức, Tây Ban Nha và Anh chiếm trên 57% tổng kim ngạch xuất khẩu áo jacket sang khối EU, đạt kim ngạch lần lượt 110.4 triệu USD; 50 triệu USD và 40.2 triệu USD. Mỹ và EU là hai thị trường xuất khẩu áo jacket chủ yếu của Việt Nam trong nhiều năm qua với lượng xuất khẩu tăng khá theo từng năm, đồng thời cũng là hai thị trường khó tính nhất. Vì vậy, sự tăng trưởng khả quan xuất khẩu mặt hàng áo jacket của Việt Nam trong thời gian qua đã khẳng định được phần nào khả năng cạnh tranh của loại sản phẩm này của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
1.4 Áo sơ mi
Trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu áo sơ mi của nước ta đạt 465,21 triệu USD, tăng 11,52% so với năm 2006, cao hơn mức tăng 5,09% của năm 2006. Áo sơ mi là chủng loại hàng dệt may xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam trong năm 2007, chiếm 5,98% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may,
Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu áo sơ mi trong năm 2007
(ĐVT:triệu USD)
Trong năm 2007, áo sơ mi của nước ta được xuất khẩu tới 95 thị trường trên thế giới. Thứ hạng các thị trường nhập khẩu áo sơ mi của Việt Nam không có biến động đáng kể nào so với năm 2006.
Mỹ là thị trường nhập khẩu áo sơ mi lớn nhất của Việt Nam, đạt kim ngạch 204,25 triệu USD, tăng 18,67% so với năm 2006 và chiếm 43,9% kim ngạch xuất khẩu áo sơ mi của cả nước. Giá xuất khẩu áo sơ mi sang thị trường Mỹ năm 2007 giảm nhẹ so với năm 2006 đạt trung bình 4,6 USD/chiếc, thấp hơn 1,92 USD/chiếc so với giá xuất khẩu trung bình sang Đức và thấp hơn 2,16 USD/chiếc so với giá xuất khẩu trung bình sang thị trường Nhật Bản.
Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu áo sơ mi sang Đức và Nhật Bản, thị trường nhập khẩu áo sơ mi lớn thứ 2 và thứ 3 của Việt Nam, đạt kim ngạch 54,56 triệu USD và 49,69 triệu USD, tăng nhẹ so với năm 2006. Giá xuất khẩu áo sơ mi sang 2 thị trường này khá cao, phổ biến ở mức 6-7 USD/chiếc.
Trong 10 thị trường nhập khẩu áo sơ mi lớn nhất của Việt Nam năm 2007, xuất khẩu sang thị trường Tây Ban Nha có tốc độ tăng trưởng cao nhất 40,87% so với năm 2006. Tây Ban Nha là thị trường nhập khẩu áo sơ mi lớn thứ 4, chiếm 3,82% kim ngạch xuất khẩu áo sơ mi của Việt Nam.
Năm 2007, xuất khẩu áo sơ mi tới một số thị trường như Hồng Kông, Thổ Nhĩ Kỳ, Thuỵ Điển, CH Séc...tuy đạt kim ngạch thấp nhưng lại có tốc độ tăng trưởng kim ngạch rất cao. Năm 2008, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại để tăng kim ngạch xuất khẩu sang những thị trường này
2.THỰC TRẠNG CÁC THỊ TRƯỜNG CHÍNH
Năm 2007 là năm thành công của ngành dệt may Việt Nam trên thương trường quốc tế với việc đem về 7,8 tỷ ngoại tệ và lọt vào Top 10 “đại gia” xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới. Đây là cơ sở để Bộ Công thương đặt ra chỉ tiêu 9,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cho năm 2008. Mặc dù tự nhận mục tiêu này khả thi nhưng năm 2008 vẫn được dự báo là năm “căng thẳng” với ngành dệt may khi khó khăn đã “lộ diện” ở cả ba thị trường chủ chốt.
“Việt Nam đang đứng trong top 10 trong số 56 nước sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Dự tính, năm 2010, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sẽ đạt 25 tỷ USD, lọt vào top 5 các nhà xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới” - Thứ trưởng Bộ Công thương Bùi Xuân Khu
Hoa Kỳ: Lơ lửng “lưỡi gươm” giám sát. Với 55% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành năm 2007, tốc độ tăng trưởng đều hàng năm, Hoa Kỳ đã và sẽ luôn thị trường số 1 trong mọi mục tiêu, kế hoạch của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ không phải là thị trường tự do. Suốt năm 2007, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã duy trì Chương trình Giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và nhiều khả năng sẽ tiếp tục đến hết năm 2008. Tuy chỉ là giám sát số liệu và chưa phát hiện được vấn đề gì nhưng chương trình này đã thực sự khiến nhiều nhà nhập khẩu e dè, thậm chí rút lại đơn hàng đã đặt trước, chuyển sang nước khác ít bị rủi ro hơn. Bằng chứng là số lượng đơn hàng đã giảm mạnh khi Hoa Kỳ chính thức áp dụng cơ chế giám sát đặc biệt lên 5 năm nhóm hàng bao gồm: quần, áo sơmi, đồ lót, đồ bơi và áo len.
Trong năm nay, “lưỡi gươm giám sát” càng trở nên đáng lo ngại hơn khi tốc độ tăng trường dệt may đã dồn dập lên đến 30-40% trong 6 tháng cuối năm 2007. Đó là tốc độ gây chú ý, rất dễ dẫn đến khả năng Bộ Thương mại Hoa Kỳ có những động thái kìm hãm số lượng nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
Nguy cơ lơ lửng trên đầu tất cả các doanh nghiệp. Vì thế, Bộ Công thương và Hiệp hội Dệt may đang ra sức kêu gọi doanh nghiệp tránh những “chiếc bẫy giá thấp”. Thực tế, những đơn hàng lớn nhưng có giá trị thấp dễ trở thành cơ sở để Hoa Kỳ khởi động một vụ kiện chống bán phá giá. Thậm chí một chuyên gia còn cho rằng, Việt Nam tăng trưởng bao nhiêu, hàng dệt may xuất khẩu bao nhiêu không quan trọng bằng việc duy trì một mức giá cao, tránh mức giá thấp để Hoa Kỳ có cớ “siết” chặt thị trường.
EU: Nguy cơ về tay Trung Quốc. Xếp thứ hai trong các thị trường xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam là EU. Hiện nhu cầu dệt may của EU khá đa dạng, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều bạn hàng quen thuộc.
Tuy nhiên, mọi sự sẽ không còn thuận lợi như trước bởi kể từ năm nay EU sẽ chính thức bỏ hoàn toàn việc áp dụng hạn ngạch với hàng dệt may Trung Quốc. Khi “công xưởng dệt may” lớn nhất và rẻ nhất thế giới được “tháo cũi sổ lồng” cũng là lúc các nhà xuất khẩu dệt may khác trong đó có Việt Nam phải lo ngại. Bởi Trung Quốc không chỉ là quốc gia có nguồn nhân lực khổng lồ, năng suất lao động cao mà còn tự chủ được hầu hết nguyên vật liệu và có khả năng “ôm” những đơn hàng lớn. Trung Quốc cũng là nhà xuất khẩu dệt may có khả năng “bao thầu” được hết các phẩm cấp hàng hóa từ bình dân đến cao cấp.
Ông Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Vinatex Vũ Đức Giang lo ngại khi nhắc đến thị trường EU: “Tuy chỉ chiếm 20% tổng kim ngạch nhưng nếu không làm tốt thì các đơn hàng sẽ “quay về” với người Trung Quốc”.
Nhật Bản: Sức ép “hai công đoạn”. Mặc dù chiếm tỉ trọng khiêm tốn nhưng Nhật Bản vẫn là thị trường chính thứ 3 của ngành dệt may Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng được mối quan hệ lâu dài với các đối tác và gây dựng được niềm tin đối với khách hàng Nhật. Nhưng cũng như EU, thị trường Nhật Bản đang mở ra nhiều cơ hội tốt hơn cho các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam.
Nguyên do là Nhật Bản đã ký với 6 nước ASEAN bao gồm Singapore, Malaysia, Philippines, Inodnesia, Brunei và Thái Lan một hiệp định trong đó họ chỉ phải chịu mức thuế 0% nếu đạt được hai công đoạn “sản xuất tại các nước đã ký Hiệp định” và có 20% nguyên phụ liệu cũng xuất xứ từ các nước trên. Như vậy trong khi hàng dệt may Việt Nam vẫn bị đánh thuế 10% thì các đối thủ của ta lại chẳng mất đồng thuế nào.
Rõ ràng bất lợi thuộc về các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Hiện Chính phủ đang nỗ lực đàm phán để Việt Nam được tham gia thỏa thuận này, khả năng sẽ kết thúc trong năm 2008. Nhưng câu chuyện không dễ dàng đến thế. Bởi ngay cả khi đạt được thỏa thuận thì việc Việt Nam có đạt tiêu chuẩn hay không lại là chuyện khác. Vì muốn được tham gia “Hiệp định 0%” đó, hàng dệt may Việt Nam phải thỏa mãn “hai công đoạn” nói trên. Và tới đây, nhược điểm bao năm của ngành dệt may đã bộc lộ rõ rệt. Đó là phần lớn nguyên vật liệu dệt may của Việt Nam phải nhập khẩu trong đó có tới trên 80% ngoài Nhật và ASEAN.
Nhưng dù đạt được tiêu chuẩn hai công đoạn hay không thì trước mắt, ít nhất là trong suốt năm 2008, hàng dệt may Việt Nam sẽ phải chịu sự cạnh tranh không công bằng với 6 đối thủ đến từ ASEAN.
Tổng hợp thực trạng từ 3 thị trường xuất khẩu chủ chốt có thể thấy rõ những nguy cơ trên thực chất chỉ biến thành nguy cơ bởi những tồn tại từ chính ngành dệt may trong nước. Thứ nhất là dù đã xác định mục tiêu hướng đến các đơn hàng có phẩm cấp trung bình trở lên song nhiều doanh nghiệp dệt may vẫn không tránh được “chiếc bẫy giá rẻ”, ham những đơn hàng đơn giản, giá thấp. Đó là lý do chúng ta lo ngại “lưỡi gươm giám sát”.
Thứ hai là dù đã hô hào hàng năm nay song các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn bị phụ thuộc quá lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Để có thể xuất được số hàng dệt may trị giá 7,8 tỉ USD, chúng ta đã phải chi tới 5,2-5,3 tỉ USD nhập nguyên phụ liệu sản xuất. Như vậy, giá trị mà ngành dệt may tạo ra chỉ khoảng 25-30% kim ngạch xuất khẩu, trong đó phần lớn là cái “giá” mồ hôi-sức lao động của nhân công, giá trị thặng dư thực thu của ngành dệt may quá nhỏ.
Do vậy, đáp án của cả ba nguy cơ vẫn là câu trả lời đã có từ lâu: tăng tỷ lệ nội địa hoá và tập trung vào các đơn hàng trung cao cấp. Hiện ngành dệt may đang có hai chương trình: Sản xuất 1 tỷ mét vải phục vụ xuất khẩu trong vòng 5 năm tới và chương trình tăng trưởng bông nội địa. Nếu làm tốt việc này thì khả năng đáp ứng tỷ lệ 20% nguyên liệu từ nội khối các nước ký “Hiệp định 0%” vào thị trường Nhật Bản sẽ khả thi.
Trong một nỗ lực khác, để tránh bị phía Hoa Kỳ siết thị trường, một mặt Bộ Công Thương đang phối hợp với Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ tiếp tục làm việc với Hoa Kỳ nhằm giảm bớt tác động, ảnh hưởng tiêu cực của chương trình giám sát hàng dệt may. Ở trong nước, Bộ đã lập Tổ kiểm tra cơ động hàng dệt may xuất khẩu nhằm ngăn ngừa các hành vi gian lận thương mại, gian lận xuất xứ hàng hóa và có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh. Danh sách 16 doanh nghiệp xuất khẩu dệt may đơn hàng có giá trị thấp, có thể ảnh hưởng đến “vận mệnh” chung của toàn ngành năm qua cũng đã bị nêu tên. Đó là các công ty Thuận Thiên, Tân Phú Cường, Kim Đô, Kolam Việt Nam, Việt Vương, Cholimex, Thuận Phương, Việt Phương, Nam Định, Á Châu, Mimi, Wellfat, Nhật Tân, Nhà Bè, Đức Thành, Sông Tiền.
Có thể nói, đáp án đã có, thậm chí được đưa ra từ vài năm trước nhưng thực hiện được hay không và đến đâu lại phụ thuộc vào thực lực cũng như tầm nhìn của mỗi doanh nghiệp.
Mục tiêu xuất khẩu dệt may năm 2008:
Kim ngạch xuất khẩu 9,5 tỷ USD, tăng 21,8% so 2007
Thị trường Hoa Kỳ ước đạt 5,3-5,5 tỷ USD( có thể đạt tới 6,1 tỷ USD)
Thị trường EU ước đạt 1,6-1,8 tỷ USD
Thị trường Nhật Bản ước đạt 800 triệu USD.
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU DỆT MAY VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA VIỆT NAM
Dệt may Việt Nam những năm gần đây đã đạt được những thành tích rất đáng khích lệ. Tổng kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng qua các năm, tốc độ tăng kim ngạch khoảng 20%/năm. Dệt may Việt Nam đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên trường thế giới, năm 2007 Việt Nam nằm trong top 10 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, dệt may Việt Nam vẫn tồn tại nhiều hạn chế: giá trị xuất khẩu thấp, phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nước ngoài (nhập 70% nguyên phụ liệu ), công tác thời trang-thiết kế-thương hiệu yếu, sản phẩm chủ yếu là gia công cho các đối tác nước ngoài. Những hạn chế này đã có từ rất lâu nhưng ngành dệt may đến nay trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt mới bước đầu khắc phục.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu chưa thực sự khoa học, khi mà kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ chiếm 55% tổng kim ngạch. Thị trường quen thuộc như EU, Nhật Bản tăng trưởng rất chậm, các thị trường tiềm năng khác như: Nga, Nam Phi và châu Phi, châu Đại Dương, Canada… chưa được chú trọng mặc dù có mức tăng trưởng rất cao. Việc chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam bắt đầu diễn ra sau khi BTA có hiệu lực nhưng theo hướng tập trung vào thị trường Hoa Kỳ, mà không chú trọng các thị trường khác.
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA HÀNG DỆT MAY
VIỆT NAM
I. PHƯƠNG HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG DỆT MAY XUẤT KHẨU
1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HÀNG DỆT MAY Ở VIỆT NAM
Phát triển ngành Dệt May theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho ngành Dệt May tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả. Khắc phục những điểm yếu của ngành Dệt May là thương hiệu còn yếu, mẫu mã thời trang chưa được quan tâm, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu vừa thiếu, vừa không kịp thời.
Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời phát triển tối đa thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành.
Phát triển ngành Dệt May phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn. Di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm môi trường vào các Khu, Cụm Công nghiệp tập trung để tạo điều kiện xử lý môi trường. Chuyển các doanh nghiệp Dệt May sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang Dệt May Việt Nam tại các đô thị và thành phố lớn
Đa dạng hoá sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong ngành Dệt May huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển ngành Dệt May Việt Nam. Trong đó chủ động kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào những lĩnh vực mà các các nhà đầu tư trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm
Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành Dệt May Việt Nam; Trong đó, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu.
Về mục tiêu tổng quát: Phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội; Nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế thế giới.
Về mục tiêu cụ thể:
Tốc độ tăng trưởng
Giai đoạn 2008-2010
Giai đoạn 2011-2020
- Tăng trưởng sản xuất hàng năm
16- 18%
12- 14%
-Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm
20%
15%
Các chỉ tiêu chủ yếu trong chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng dến năm 2020 như sau:
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Thực hiện năm 2006
Mục tiêu toàn ngành đến
2010
2015
2020
1. Doanh thu
Triệu USD
7.800
14.800
22.500
31.000
2. Xuất khẩu
Triệu USD
5.834
12.000
18.000
25.000
3. Sử dụng lao động
Nghìn người
2.150
2.500
2.750
3.000
4. Tỷ lệ nội địa hoá
%
32
50
60
70
5. Sản phẩm chính:
- Bông xơ
- Xơ, sợi tổng hợp
- Sợi các loại
- Vải
- Sản phẩm may
1.000 tấn
1000 tấn
1000 tấn
Triệu m2
Triệu SP
8
-
265
575
1.212
20
120
350
1.000
1.800
40
210
500
1.500
2.850
60
300
650
2.000
4.000
Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 của Dệt may Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu là 9,5 tỷ USD, tăng 21,8% so với ước thực hiện, trong đó dự kiến: thị trường Hoa Kỳ ước đạt 5,3-5,5 tỷ USD, thị trường EU đạt khoảng 1,6-1,8 tỷ USD, Nhật Bản đạt khoảng 800 triệu USD. Cụ thể : - Sợi toàn bộ là 100 nghìn tấn, tăng 8,7% so với ước thực hiện 2007. - Vải lụa thành phẩm là 683 triệu m2 , tăng 9,1% so với ước thực hiện 2007. - Quần áo dệt kim là
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của hàng dệt may xuất khẩu của VN - Thực trạng và giải pháp.DOC