Đề án Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về thuế của chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 1

I/Phần 1: CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 1

1.1. Tính cấp thiết, lý do xây dựng đề án: 1

1.2.Cơ sở pháp lý 2

1.3.Cơ sở thực tiễn: 2

Phần 2: MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN 3

2.1. Mục tiêu chung, khái quát: 3

2.2. Mục tiêu cụ thể: 3

III/ Phần 3: NỘI DUNG ĐỀ ÁN: 3

IV/ Phần 4: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 10

4.1. Các giải pháp đề xuất: 10

4.2. Giải pháp chọn: 10

V/ Phần 5: TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 12

5.1 Phạm vi, thời gian thực hiện đề án 12

5.2. Phân công trách nhiệm thực hiện đề án 12

5.2. Tiến độ thực hiện đề án: 13

5.3. Kinh phí thực hiện đề án: 16

VI/ Phần 6: HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN 16

6.1. Ý nghĩa thực hiện của đề án: 16

6.2. Đối tượng hưởng lợi của đề án: 17

6.3. Thuận lợi, khó khăn khi thực hiện đề án: 17

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2498 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề án Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về thuế của chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểm tra đối với các DN vừa và nhỏ năm 2008, 2009 và 8 tháng 2010 của Cục thuế Thừa Thiên Huế. - Căn cứ vào kết quả thăm dò, khảo tình hình hiểu, nắm bắt pháp luật thuế của chủ DN vừa và nhỏ tại Thừa Thiên Huế cho thấy rằng hầu hết các chủ DN (người sở hữu phần lớn tài sản của doanh nghiệp) không am hiểu hết các loại thuế mà DN của mình phải thực hiện nghĩa vụ nhà nước. - Báo cáo đánh giá công tác tuyên truyền hỗ trợ về thuế từ khi Luật quản lý thuế có hiệu lực (01/07/2007) cho đến nay (31/08/2010). Phần 2: MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN 2.1. Mục tiêu chung, khái quát: Một là, Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về ý thứ tôn trọng và chấp hành pháp luật, góp phần nâng cao tính tuân thủ phấp luật về thuế nói chung, luật quản lý thuế nói riêng đối với chủ DN vừa và nhỏ tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Hai là, Tạo sự gắn bó hài hoà giải quyết mối quan hệ hài hoà về lợi ích giữa nhà nước (cơ quan thuế là người đại diện) với DN (chủ sở hữu DN là đại diện). Đảm bảo góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách của tỉnh được Bộ tài chính, Tổng Cục thuế, Hội đồng nhân dân tỉnh giao hàng năm. 2.2. Mục tiêu cụ thể: Một là, đảm bảo ít nhất 70% chủ DN vừa và nhỏ toàn tỉnh, 90-95% chủ DN mới thành lập nắm những quy định cụ thể một số điều cơ bản của Luậtquản lý thuế liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của DN. Hai là, chủ DN hiểu được vai trò công tác kế toán , công tác kê khai, tính thuế, nộp thuế của DN từ đó tuyển dụng, sử dụng nhân viên kế toán đúng người, đúng việc. III/ Phần 3: NỘI DUNG ĐỀ ÁN: Vài nét về Cục Thuế Thừa Thiên Huế: Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế: Được thành lập theo QĐ số 314 TC/QĐ-TCCB ngày 21/8/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở hợp nhất ba bộ phận: Chi cục Thuế Công thương nghiệp, Phòng thuế Nông nghiệp và Phòng thu Quốc doanh sau 20 năm hoạt động theo hệ thống ngành dọc tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương. Sau hai lần cải cách hệ thống thuế(1990-1997; 1998-2007), tổ chức bộ máy có nhiều biến đổi. Ngày 15/6/2007 Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 49/2007/QĐ-BTC về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế Tuy nhiên, trước yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, Công tác quản lý thuế đòi hỏi phải đổi mới cơ chế quản lý, công nghệ quản lý; tổ chức bộ máy và công tác cán bộ thực hiện quản lí thuế theo chức năng. Ngày 14/1/2010 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 108/QĐ-BTC về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế, thay thế Quyết định số 49/2007/QĐ-BTC ngày 15/6/2007. Mô hình tổ chức bộ máy Cục thuế Thừa Thiên Huế hiện nay: Cục thuế Thừa Thiên Huế có 10 đơn vị trực thuộc gồm: *Văn phòng cục gồm 12 phòng; trong đó chia thành: -Các Phòng chức năng (thực hiện quản lí đối với tổ chức và người nộp) thuế gồm: -Phòng Thanh tra, phòng kiểm tra 1 và 2, phòng tuyên truyền hỗ trợ, phòng kê khai và kế toán thuế, phòng quản lí thu nợ thuế, phòng thuế thu nhập cá nhân. -Các phòng hậu cần( phục vụ nội bộ) gồm: Phòng hành chính quản trị -tài vụ và ấn chỉ, phòng máy tính, phòng kiểm tra nội bộ, phòng tổng hợp nghiệp vụ dự toán. Và, 8 chi cục thuế huyện, Thị xã Hương thuỷ và Thành phố Huế. Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lí thu thuế trên đại bàn. Tổng số cán bộ công chức 650 người, trong đó hợp đồng là.... người Mô hình tổ chức quản lý theo chức năng của hệ thống thuế Việt Nam TỔNG CỤC TRƯỞNG Bộ phận quản lý theo chức năng Ban tuyên truyền thi đua Ban Hỗ trợ người nộp thuế Ban kê khai và kế toán thuế Ban quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Ban thanh tra Ban Dự toán thu thuế Bộ phận PC - CS Ban Chính sách thuế Ban Pháp chế Ban Quản lý thuế Thu nhập cá nhân Cục ứng dụng Công nghệ thông tin Bộ phận quản lý theo chức năng Ban Kiểm tra nội bộ Đại diện TCT tại Tp HCM Ban Tổ chức cán bộ Văn phòng Ban Tài vụ quản trị Ban Cải cách và hiện đại hoá Ban Hợp tác quốc tế Đơn vị sự nghiệp Trường nghiệp vụ thuế Tạp chí thuế TỔNG CỤC THUẾ Bộ phận quản lý theo chức năng Phòng tuyên truyền Hỗ trợ người nộp thuế Phòng Kê khai và kế toán thuế Phòng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Một số Phòng kiểm tra thuế Một số Phòng Thanh tra thuế Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán Phòng Quản Lý thuế thu nhập cá nhân Phòng Tin học Bộ phận Quản lý nội bộ Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng tổ chức cán bộ Phòng hành chính Quản trị Tài vụ Ấn chỉ Bộ phận quản lý theo chức năng Đội Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế Đội kê khai, kế toán thuế Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Đội Kiểm tra thuế Đội Nghiệp vụ dự toán Đội Quản Lý thu lệ phí trước bạ và thu khác Đội thuế liên phường xã Đội Quản Lý thuế thu nhập cá nhân Đội Tin học thuộc Đội kê khai, kế toán thuế Đội kiểm tra nội bộ Đội Hành chính – Nhân sự - Tài vụ - Quản trị -Ấn chỉ CỤC TRƯỞNG CHI CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ CHI CỤC THUẾ Chú thích: Chỉ đạo trực tiếp Hướng dẫn và chỉ đạo về nghiệp vụ theo từng chức năng. -Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách 5 năm: THỐNG KÊ KẾT QUẢ THỰC HIỆN THU NSNN 5 NĂM Từ năm 2005 đến năm 2010 Đơn vị tính: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU THỰC HIỆN NĂM 2005 THỰC HIỆN NĂM 2006 THỰC HIỆN NĂM 2007 THỰC HIỆN NĂM 2008 THỰC HIỆN NĂM 2009 THỰC HIỆN 8T NĂM 2010 A B 1 2 3 4 5 6 TỔNG THU NỘI ĐỊA 892,330 1,138,886 1,360,835 1,686,508 2,163,827 2,505,400 THU DẦU THÔ THU NỘI ĐỊA KHÔNG KỂ DẦU THÔ 892,330 1,138,886 1,360,835 1,686,508 2,163,827 2,505,400 1 Khu vực DNNN Trung ương 57,240 49,600 62,232 78,735 99,812 74,000 2 Khu vực DNNN địa phương 76,321 126,287 153,922 147,830 133,668 180,000 3 Khu vực DN có vốn ĐTNN 355,598 507,760 590,592 784,096 923,785 830,000 4 Khu vực CTN và dịch vụ NQD 92,057 117,873 166,152 195,894 252,097 300,000 5 Các khoản thu khác 311,114 337,367 387,936 479,953 754,466 1,121,400 Trong nhiều năm mặc dù có nhiều biến động về tình hình kinh tế -xã hội cả trong nước và quốc tế, nhưng nhờ có những chính sách đúng đắn kịp thời của đảng và nhà nước,sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát có hiệu quả của BTC, TCT, sự lãnh đạo và quyết tâm cao của Đảng bộ và chính quyền địa phương, các chính sách thuế phát huy có hiệu quả, luật quản lí thuế có hiệu lực đã nâng cao tính tuân thủ của DN...chính nhờ vậy Cục thuế Thừa Thiên Huế đã luôn hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; Nguồn thu từ DN ngày càng chiếm vị trí quan trọng(Trên 60%) nguồn thu của tỉnh. vị trí của DN, Doanh nhân ngày càng được tôn vinh; nhận thức về quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước không ngừng được nâng cao. - Số lượng DN ngành thuế quản lí trong 3 năm 2008-31/08/2010 SỐ LƯỢNG DN ĐANG HOẠT ĐỘNG TOÀN TỈNH STT Năm Tổng Số DN DN đăng ký mới trong năm 1 31/12/2008 2.105 358 2 31/12/2009 2.709 604 3 Đến 31/08/2010 3.168 459 Luật DN năm 2005, các cơ chế chính sách ban hành thực hiện thông thoáng nên việc thành lập DN dễ dàng, số lượng DN tăng lên hàng năm, trong khi đó bộ máy cơ quan quản lí thuế không những không tăng mà có xu hướng tinh gọn. Cơ quan thuế chuyển từ quản lí hành chính, sang hành chính phục vụ, coi DN , doanh nhân là bạn đồng hành. Do vây, việc nâng cao nhận thức để DN, Chủ DN hiểu biết và tuân thủ pháp luật đã trở thành nhu cầu tất yếu, nhiệm vụ trọng tâm cơ quan thuế các cấp phải thực hiện, làm tốt công tác này cũng đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả quản lí thu thuế nhà nước; tạo sự đồng tình, đồng thuận của người nộp thuế Nhìn số liệu DN mới thành lập hàng năm nhứ trên với số lượng đáng kể, nếu cơ quan thuế có cách tiếp cận ngay từ đầu thì chắc chắn phạm vi ảnh hưởng đến nhận thức về thuế của chủ DN sẽ được nâng cao, tính tuân thủ sẽ tốt hơn, khi chúng ta tiếp cận sau một quá trình DN hoạt động 3.1 Đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, công tác thanh tra, kiểm tra về thuế từ khi luật quản lý thuế có hiệu lực( 01/07/2007) đến nay (tháng 8/2010) + Thực hiện các biện pháp tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế: Về công tác tuyên truyền thuế: Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế đã được Cục thuế quan tâm đầu tư từ nhiều năm nay, đặc biệt từ khi luật quản lí thuế có hiệu lực thi hành, cơ quan thuế đã có nhiều hình thức tuyên truyền phong phú nội dung, hình thức phù hợp với từng thời kỳ, tổ chức các chuyên mục như: tìm hiểu pháp luật về thuế, giải đáp chính sách trả lời hướng dẫn chính sách mới; tổ chức toạ đàm, hội thi tìm hiểu pháp luật về thuế trên đài truyền hình Huế TRT, đài truyền hình khu vực HVTV; phối hợp với các trường đại học của Đại học Huế tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật về thuế tạo sân chơi mới cho sinh viên đạt hiệu quả cao. Cơ quan thuế là thành viên tuyên truyền pháp luật của Tỉnh nên các thông tin về chính sách thuế mới đều được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh; Cục thuế đã phối hợp với hội doanh nghiệp của Tỉnh, Hội doanh nghiệp trẻ để tuyên truyền giải đáp các chính sách và các thắc mắc về thuế trong quá trình thực hiện của doanh nghiệp... Về mặt tổ chức cơ quan thuế đã thành lập bộ phận tuyên truyền hỗ trợ tại Cục thuế, Chi cục thuế để thực hiện công tác tuyên truyền hỗ trợ đối với các doanh nghiệp và NNT. Về công tác hỗ trợ NNT: Trong những năm qua, công tác hỗ trợ trả lời giải đáp các thắc mắc của Doanh nghiệp được thực hiện tại cơ quan thuế thông qua bộ phận một cửa thực hiện dưới các hình thức trả lời trực tiếp qua điện thoại, trả lời bằng văn bản, tổ chức đối thoại, gửi các thông tin về chính sách thuế đến các địa chỉ email của doanh nghiệp... Ví dụ: Năm 2009, số lượt hỗ trợ NNT là 3.200 lượt, trong đó hỗ trợ qua điện thoại và trực tiếp tại cơ quan thuế gần 3.000 lượt và đã ban hành 112 văn bản trả lời hướng dẫn chính sách thuế; đã tổ chức 15 hội nghị đối thoại với DN và người nộp thuế... góp phần giảm thiểu sai phạm, khiếu kiện về thuế so với năm 2008. + Công tác Thanh tra, kiểm tra về thuế: Công tác thanh tra, kiểm tra là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp, nó tác động mạnh mẽ đến quá trình chấp hành luật thuế, luật quản lý thuế. Thanh tra, kiểm tra không chỉ là việc phát hiện các hành vi sai phạm của doanh nghiệp, truy thu và xử phạt các hành vi vi phạm của doanh nghiệp; mà điều quan trọng là việc ngăn chặn các sai phạm giúp doanh nghiệp thực thi đúng quy định của pháp luật, giảm thiểu sai phạm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh; giảm chi phí về thuế ở mức thấp nhất. Ngành thuế đã áp dụng thanh kiểm tra theo phương pháp rủi ro trên cơ sở phân tích dữ liệu báo cáo tài chính doanh nghiệp, tình hình kê khai, tình hình nộp thuế... để lựa chọn các doanh nghiệp rủi ro về thuế cao nhất (khả năng thất thu về thuế cao) đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm. Đội ngũ công chức thuế làm công tác thanh tra thường xuyên được kiện toàn cả về số lượng và chất lượng, hàng năm đều tổ chức tập huấn về kỹ năng và nghiệp vụ công tác thanh tra; được tiếp cận với công nghệ thanh tra tiên tiến của thế giới. Nhờ đổi mới nội dung, phương pháp và tổ chức hoạt động thanh tra; bố trí cán bộ đủ năng lực nghiệp vụ, trình độ chuyên môn và có phẩm chất đạo đức để làm công tác thanh tra thuế; xử lý nghiêm minh các sai phạm về thuế nên chất lượng, hiệu quả công tác thành kiểm tra ngày càng được nâng cao. Cụ thể: Năm 2009, kết quả ghi thu vào ngân sách (đến thời điểm 31/12/2009 của 25/27 hồ sơ) là 8,4 tỷ đồng. Trong đó truy thu thuế 6,9 tỷ đồng và xử phạt về thuế 1,5 tỷ đồng. Công tác kiểm tra: đã tập trung kiểm tra, rà soát các chỉ tiêu, thông tin kê khai trong hồ sơ thuế, theo dõi giám sát chặt chẽ khoảng 180 DN trọng điểm có ảnh hưởng lớn đến số nộp ngân sách trong năm. Kết quả, năm 2009 đã kiểm tra tại DN được 64 DN, qua kiểm tra đã truy thu và xử phạt gần 4 tỷ đồng công tác kiểm tra hoàn thuế tại cơ sở kinh doanh, đảm bảo tính tuân thủ pháp luật cao. 3.2 Tiến hành điều tra khảo sát thu thập thông tin nhận thức về thuế đối với chủ DN vừa và nhỏ tại văn phòng Cục thuế và Chi cục thuế thành phố Huế: -Bằng phiếu thăm dò in sẵn nội dung câu hỏi chuyển trực tiếp về chủ DN. -Tập hợp nội dung phiếu thăm dò, phân tích lựachọn những vấn đề mà chủ DN quan tâm nhiều nhất để tập trung soạn thảo tài liệu phục vụ hội nghị 3.3 Nghiên cứu xây dựng và cách thức tổ chức thực hiện tuyên truyền pháp luật về thuế và các quy định pháp luật khác có liên quan tới hoạt động của DN, tới quyền và nghĩa vụ của DN trong việc khai thuế, tính thuế và nộp thuế. 3.4 Xây dựng bộ tài liệu về kiến thức số vấn đề chung về thuế, các luật thuế, nội dung cơ bản luật quản lý thuế về đánh giá tình hình tuân thủ các quy định pháp luật thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối với các chủ DN trong quá trình thực hiện từ năm 2008 – 2010. 3.5 Lập kế hoạch, chương trình hành động cụ thể tuyên truyền phổ biến pháp luật về thuế, về luật kế toán đối với chủ DN. 3.6 Tổ chức sơ kết định kỳ (3 hoặc 6 tháng), tổng kết hàng năm để đánh giá về hiệu quả các giải pháp. Việc sơ kết, tổng kết đánh giá định kỳ hàng năm là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng, qua đó chúng ta rút ra được những việc làm tốt, hay chưa tốt, hiệu quả như thế nào? giải pháp đưa ra đã hợp lí hay chưa? công tác tổ chức thực hiện đã đạt được yêu cầu đề ra chưa? những gì còn tồn tại cần khắc phục; giải pháp nào cần bổ sung, hay sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. IV/ Phần 4: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 4.1. Các giải pháp đề xuất: 4.1.1 Tuyên truyền phổ biến pháp luật về thuế và các pháp luật khác có liên quan đến hoạt động tài chính của DN: + Bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và kỹ năng hiểu biết pháp luật thuế cho chính đội ngũ cán bộ thuế làm công tác tuyên truyền hỗ trợ về thuế của Cục thuế và Chi cục thuế. + Bồi dưỡng và nâng cao kiến thức, kỹ năng cho công chức thuế làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Kỹ năng Thanh kiểm tra thuế theo phương pháp rủi ro. + Tập trung tuyên truyền phổ biến những nội dung trọng tâm, trọng điểm pháp luật về thuế, về kế toán; đối với từng loại đối tượng, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề theo từng địa bàn quản lý. 4.1.2 Lập kế và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm đối với loại hình DN vừa và nhỏ theo tiêu thức quy mô, ngành nghề, tính tuân thủ pháp luật về thuế, mức độ áp dụng chế độ sổ sách kế toán hoá đơn chứng từ. Các DN có mức độ rủi ro thất thu về thuế lớn, có “truyền thống” trốn lậu thuế liên tục nhiêù năm, số thuế nhiều, có biến động bất thường trong kê khai nộp thuế. 4.1.3 Định kỳ tổ chức đối thoại doanh nghiệp, hàng năm tham mưu cho lãnh đạo tỉnh để tổ chức biểu dương khen thưởng hàng năm đối với các DN, Doanh nhân có đóng góp thuế nhiều, tuân thủ tốt Luật quản lý thuế. 4.2. Giải pháp chọn: Đề án tập trung vào đối tượng chính là chủ DN, qua kinh nghiệm thực tiễn công tác quản lí thuế những năm qua tại tỉnh Thừa Thiên Huế phần lớn chủ DN phàn nàn rằng do họ không nắm luật, các qui định của nhà nước nên dẫn đế tình trạng vi phạm luật và chịu hậu quả nặng nề. Trên thực tế, họ thường xem nhẹ công tác thuế coi đây là công việc của bộ phận, hay nhân viên kế toán. Trong khi kế toán ở những DN này thường là người làm thuê phải kiêm nhiệm nhiều việc, hoặc họ phải làm nhiều DN thì mới có đủ thu nhập cho cuộc sống, do đó tính ổn định, chuyên tâm, chuyên sâu thường rất thấp; Nếu chủ DN hiểu được luật thì vai trò công tác kế toán của DN sẽ được nâng cao, tính tuân thủ pháp luật về thuế sẽ được nâng lên. Chính vì lẽ đó, giải pháp lựa chọn để triển khai là: 4.2.1 Tập trung tuyên truyền phổ biến những nội dung trọng tâm, trọng điểm pháp luật về thuế, luật quản lí thuế cho các chủ DN. +Tổ chức hội nghị mời đích danh chủ DN để phổ biến nội dung cơ bản của luật quản lí thuế; luật kế toán. Công tác tổ chức phải được tiến hành chu đáo, mục đích, yêu cầu phải rõ ràng. Tài liệu, thời gian, địa điểm, con người, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ đảm bảo thuận tiện, thái độ văn minh lịch sự. Nội dung trình bày phải được chuẩn bị đầy đủ, ngắn gọn, thiết thực, có ví dụ minh hoạ cụ thể. Kết hợp phổ biến chính sách mới liên quan trực tiếp đến DN trong qúa trình thực hiện nghĩa vụ thuế nhà nước. Đồng thời, ghi nhận những vẫn đề mà chủ DN thắc mắc, kiến nghị với cơ quan thuế. Giải quyết kịp thời đúng chính sách các yêu cầu chính đáng của người nộp thuế, tạo dựng lòng tin của người nộp thuế. (Giải pháp này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn) +Tổ chức tuyên truyền chính sách thuế, phổ biến chính sánh mới; tình hình chấp hành luật thuế của DN trên các phương tiện thông tin đại chúng, biểu dương những tổ chức cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. Đồng thời phê phán các DN, cá nhân có hành vi trốn tránh, chây ì trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế nhà nước. Đây là công việc thường xuyên tác động đến nhiều đối tượng khác nhau trên diện rộng đảm bảo tính kịp thời, thời sự. +Hàng năm, cơ quan thuế đã hợp đồng với đài TRT, HVTV, và báo Thừa thiên HUẾ. Tuy nhiên, do thời lượng ít nên thông tin cung cấp đến người nộp thuế chưa nhiều. Chủ doanh nghiệp là người có nhiều mối quan hệ xã hội nên giờ phát sóng là vấn đề đối với họ. +Phối hợp với cơ quan đang kí kinh doanh: Thực biện cấp phát tài liệu, tờ rơi các nội dung về thuế, phí, lệ phí, luật quản lí thuế ngay từ khi chủ DN nhận ‘giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp’. 4.2.2. Tập trung thực hiện thanh tra, kiểm tra về việc chấp hành luật thuế tại cơ sở SXKD: Thực tiễn cho thấy rằng công tác thanh tra, kiểm ta chấp hành nghĩa vụ thuế đối với cơ sở SXKD tác động trực tiếp đến quyền lợi của chủ DN; do đó nó đòi hỏi chủ DN phải tìm hiểu kiến thức về thuế, lựa chọn những người có trình độ chuyên môn về kế toán, kiến thưc về thuế để bảo vệ quyền lợi cho họ. Hầu hết các chủ DN sau khi công bố kết luận và kết quả thanh tra đều cho rằng hậu quả mà họ phải gánh chịu như: truy thu, xử phạt về trốn lậu thuế, về chấp hành qui định hành chính thuế, qui định của luật kế toán..; xử phạt chậm nộp thuế bằng 0,5% mỗi ngày chậm nộp Nếu thời kì thanh tra trong vòng 3-5 năm thì số thuế thì số thuế truy thu và tiền xử phạt chậm nộp là rất lớn. Thậm chí có DN bị phá sản, chủ DN vỡ nợ; hoặc bị mất uy tín trên thương trường. 4.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công chức thuế, đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao nhận thức của DN nói chung và chủ DN nói riêng. Trong những năm qua mặc dù khối sượng công việc rất lớn, công tác quản lí thuế đòi hỏi ngày càng cao, nhiệm vụ thu ngân sách nặng nề; nhưng Cục thuế thừa thiên huế vẫn cử hàng trăm cán bộ tham gia đào tạo nghiệp vụ về kế toán, về thanh tra cơ bản, về tuyên truyền hỗ trợ, tin học nhằm không ngừng nâng cao năng lực, phẩm chất, đạo đức, tính chuyên sâu, chuyên nghiệp, các kĩ năng cơ bản cho công chức thuế. Cục thuế coi đây là nhiệm vụ chủ yếu trông qua s trình cải cách hiệnđaih hoá ngành thuế. V/ Phần 5: TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 5.1 Phạm vi, thời gian thực hiện đề án -Đề án được thực hiện trong 2 năm từ 2011-2012. Tại địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế 5.2. Phân công trách nhiệm thực hiện đề án 5.2.1 Thành lập ban chỉ đạo và tổ gíup việc điều hành đề án Gồm các thành phần sau: + Ban chỉ đạo -01 lãnh đạo Cục thuế tỉnh phụ trách công tác tuyên truyền hỗ trợ làm trưởng ban -Trưởng phòng Tuyên truyền hỗ trợ làm phó trưởng ban thường trực -Trưởng phòng thanh tra, phòng kiểm tra 1,2; trưởng phòng hành chính quản trị-tài vụ-ấn chỉ; trưởng phòng KKKT thuế, quản lí thu nợ; chi cục trưởng chi cụ thuế các huyện, Thị xã hương thuỷ và Thành phố huế là thanh viên +Tổ giúp việc -01Phó trưởng phòng TTHT trực tiếp phụ trách công tác TTHT làm tổ trưởng -01cán bộ phòng TTHT, 1 cán bộ của các phòng TTHT, Thanh tra-kiểm tra thuế; đội trưởng đội TTHT, đội kiểm tra DN chi cục thuế TP Huế( Đơn vị có số lượng DN nhiều) làm tổ viên 5.1.2 Phân công nhiệm vụ + Đối với trưởng ban: Thay mặt lãnh đạo cục thuế chỉ đạo lập chương trình kế hoạch triên khai thực hiện các nôị dung đề án lựa chọn, chịu trách nhiệm chính về nội dung biên soạn tài liệu; trực tiếp chỉ đạo điều hành diễn đàn hội nghị. Chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở theo đúng nội dung kế hoạch được lập hàng năm. +Phó trưởng ban thường trực, thay mặt trưởng ban thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng ban; trực tiếp phụ trách tổ giúp việc thực hiện chương trình công tac s theo kês hoạch, đảm bảo tiến độ đề ra +Các thành viên ban chỉ đạo: Thực hiện các công việc do trưởng ban phân công; chịu trách nhiệm các công việc liên quan đến nội dung đề án thuộc lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách. +Tổ trưởng tổ giúp việc: giúp trưởng ban, phó trưởng ban trực trong việc lập kế hoạch, tổ chức điều hành đề án; tham gia cùng bộ phận giúp việc biên soạn tài liệu, phân loại đối tượngchủ DN theo tiêu thức xác định của từng hội nghị; thu thập thông tin đối với chủ DN về thực hiện nghĩa vụ thuế, hiểu biết về thuế; mối quan hệ giữa cơ quan thuế với người nộp thuế trước, trong và sau hội nghị. Chủ động lập kế hoạch về kinh phí, đảm bảo công tác hậu cần phục vụ chương trình đề án đề ra; tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch thanh kiểm tra của các bộ phận. Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của trưởng ban chỉ đạo +Bộ phận giúp việc: làm việc theo sự phân công của tổ trưởng, thực hiện công việc theo đúng chương trình và tiến độ đề ra. 5.2. Tiến độ thực hiện đề án: 5.1.1 Chuẩn bị xây dựng đề án(Quý I/2011) +Trưởng ban dự án chủ trì: -Lập kế hoạch tổng thể đề án; các thành viên ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch theo sự phân công của trưởng BCĐ -Trình kế hoạch cho lãnh đạo cục phê duyệt +Phó trưởng ban trực chủ trì: -Lập dự toán kinh phí để thực hiện đề án, đề xuất nguồn kinh phí đảm bảo cho đề án -Tiến hành khảo sát, thăm dò dư luận, tập hợp và phân tích thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc triển khai thực hiện dự án -Xây dựng bộ tài liệu phục vụ hội nghị 5.2.2 Triển khai thực hiện đề án: 5.2.2.1 Tập trung tuyên truyền phổ biến những nội dung trọng tâm, trọng điểm pháp luật về thuế, luật quản lí thuế cho các chủ DN. Tổ chức hội nghị mời đích danh chủ DN để phổ biến nội dung cơ bản của luật quản lí thuế; sắc thuế áp dụng đối với DN, những lỗi vi phạm DN thường mắc khi áp dụng luật thuế, luật kế toán. + Đối với DN đang hoạt động: Đề án được thực hiện trong vòng 2 năm 2011 -2012: -Dự tính năm 2011 sẽ triển khai đến 60% DN trên địa bàn tỉnh, khoảng 2000 chủ DN; chia làm 20 lớp, 100 người/ lớp, dự kiến số người tham gia đạt 80% theo giấy mời. Đây là con số tương đối cao nhưng phải quyết tâm thực hiện -Thời gian thực hiện vào quí II và quí III/2011 đây là thời kì mà cơ quan thuế triển khai các công việc nâng cao chất lượng đội ngũ như tập huấn đào tạo; quý I và IV là thời gian tập trung triển khai thu thuế môn bài, thực hiện nhiệm vụ đầu và cuối năm kế hoạch; doanh nhân có thời gian để tham gia so với thời kì đầu và cuối năm. -Năm 2012 sẽ thực hiện phần còn lại và số lượng doanh nhân chưa tham gia trong năm 2011 + Đối với DN mới thành lập: Cục thuế phối hợp với cơ quan cấp đăng kí doanh nghiệp lập qui chế phối hợp( trong quí IV/2010). Sẽ triển khai cung cấp thông tin về thuế ngay từ đầu năm 2011 theo qui chế phối hợp. Bao gồm: *Thông tin cơ bản về luật quản lí thuế: -Kê khai đăng kí thuế lần đầu, nộp thuế, ấn định thuế quyết toán thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; quản lí thôn tin người nộp thuế, thanh kiểm tra thuế; cưỡng chế thi hành quyết định quyết đinh hành chính thuế; xử lí vi phạm về thuế, giải quyết khiếu nại tố cáo -Thông tin về việc đăng kí sử dụng hoá đơn: đây là một nội dung rất quan trọng: năm 2011 thực hiện nghị đinh số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ qui định về hoá đơn bán hàng; theo đó DN tự in, quản lí sử dụng hoá đơn của DN -Thông tin tờ rơi về nội dung cơ bản các luật thuế, các vân bản pháp qui về thuế, phí , lệ phí mà DN áp dụng: công việc này hiênj đang thực hiện tại bộ phận 1 cửa của Cục thuế và Chi cục thuế 5.2.2.2 Tập trung thực hiện thanh tra, kiểm tra về việc chấp hành luật thuế tại cơ sở SXKD: -Thực hiện kế hoạch thanh tra hàng năm theo phương pháp rủi ro, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn để tiến hành thanh tra đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng Hiên tại số công chức làm công tác thanh tra theo qui định của luật thanh tra Cục thuế chỉ có 15 người, với số lượng ít ỏi, số DN được thanh tra trong 3 năm qua chưa vượt qua 50DN/năm -Số lượng DN được kiểm tra tại cơ sở kinh doanh hàng năm của cục thuế và chi cục thuế cũng chỉ đạt trên dưới 100 DN Nhìn chung, số lượng DN được thanh tra, kiểm tra hàng năm chỉ chiếm khoảng 6% DN đăng kí hoạt động. đây là vấn đề rất đáng quan tâm về công tác cán bộ. Kết quả thanh tra, kiểm tra hàng năm cho thấy hầu hết các DN đều có sai phạm trong thực hiện luật thuế,thậm chí có những sai phạm nghiêm trọng, bị cơ quan thuế truy thu, xử phạt về thuế và phạt chậm nộp hàng tỷ đồng. Nhận định: Kết luận thanh tra đã trở thành tiếng nói có hiệu lực của nhà nước đối với DN, nó tác dụng lan toả rất nhanh đối với các doanh nghiệp, tác động trực tiếp vào túi tiền của DN nên buộc họ phải quan tâm giảm thiểu thiệt hại; Thông tin về kết luận thanh tra được cung cấp thông qua diễn đàn hội nghi, t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về thuế của doanh nghiệp.doc
Tài liệu liên quan