Đề án Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực của công cụ lãi suất trong giai đoạn hiện nay

 Năm 2000, NHNN tiếp tục thực hiện việc quản lý và điều hành chính sách lãi suất tín dụng theo cơ chế lãi suất trần và lãi suất tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng; trong khuôn khổ trần lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi cụ thể phù hợp với quan hệ cung cầu về vốn tín dụng từng giai doạn, nhằm mở rộng tín dụng, góp phần quan trọng vào việc kích thích tăng trưởng kinh tế trong năm.Trần lãi suất trong năm 2000 được điều chỉnh liên tục, phù hợp với chỉ số lạm phát, góp phần thực hiện giải pháp kích cầu về đầu tư của Chính phủ thông qua cơ chế nới lỏng lãi suất tín dụng. Có thể nói, đây là năm NHNN điều chỉnh lãi suất tín dụng nhiều nhất từ trước tới nay, lãi suất năm 2000 luôn có xu hướng giảm sau các lần điều chỉnh.

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực của công cụ lãi suất trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiền. Khi nhà nước muốn giảm lượng tiền trên thị trường xuống thì có thể thực bằng cách bán trái phiếu để thu tiền và ngược lại. Do đó khi mức cung tiền tệ tăng lên, lãi suất sẽ giảm xuống (hình 1), giá trái phiếu tăng lên do giá trị hiện tại của thu nhập trong tương lai có giá trị hơn gây ra hiệu ứng của cải và làm dịch chuyển hàm tiêu dùng lên trên- tiêu dùng sẽ tăng lên ở mỗi mức thu nhập. Trong trường hợp này, nếu có tín dụng tiêu dùng thì mức tiêu dùng cũng tăng lên bởi khả năng tín dụng và khả năng trả nợ vay tín dụng. 6) ảnh hưởng của công cụ lãi suất đối với tiết kiệm. Phương trình kinh tế lượng sử dụng để kiểm nghiệm mối quan hệ giữa tiết kiệm S và lãi suất tiền gửi i và lãi suất thực ir trung bình năm của loại kỳ hạn 3 tháng ở Việt Nam từ 1989 đến 1996 (xem bảng II) cho kết quả sau: S=9707,2205 – 134,64106 i + [Ma(1)=0,9206 , Backcast=1989] (7,77) (-3,950) (13,79) R2*= 0,95 ; Adj.R2= 0,92 ; DW=1,64 ; SMPL= 89 – 95 S=7106,131 – 129,381 ir (7,3685) (-13,79) R2 =0,7335 ; Adj. R2=0,68 ; DW=1,6 ;SMPL =89 – 95 Chú thích : Ma(1) : Biến xử lý trung bình dịch chuyển. Backcast=1989 :Số liệu so với năm 1989. R2 :Trung bình bình phương các sai số Adj : Adjuste _điều chỉnh SMPL: Sample_mẫu chọn số liệu Bảng 2 Các chỉ số tiết kiệm ,lãi suất danh nghĩa trung bình , lãi suất thực Năm Tiết kiệm(tỷ đồng Giá 1989) i danh nghĩa (% năm) ir thực tế (% năm) 1989 -400 97,0 62,5 1990 2.443 54,0 13,4 1991 3.270 42,0 25,6 1992 4.500 35,5 17,9 1993 5.710 21,6 16,4 1994 6.969 16,8 2,4 1995 8.840 16,8 4,1 1996 13,5 9,0 Trong phương trình này, các hệ số ở biến i và ir âm, tức là khi lãi suất tiền gửi của hộ gia đình tăng lên sẽ làm cho nhu cầu về tiết kiệm giảm đi, hay nói theo cách tương đương là, khi lãi suất tiền gửi ngân hàng giảm thì tiết kiệm tăng lên. Điều này trái ngược với lý thuyết ‘kinh điển’ (về mặt lý thuyết khi lãi suất ngân hàng tăng lên thì chi phí cơ hội cho việc giữ tiền lên do vậy xu thế tiết kiệm tăng lên ), nhưng phản ánh đúng thực tế ở Việt nam thời gian qua. Vậy điều này cần giải thích như thế nào? Thực ra, diễn biến tiết kiệm và lãi suất ở Việt nam không hẳn trái nghịch với quy luật kinh tế khách quan. Yếu tố tạo ra hiện tượng không bình thường này chính là vì lãi suất tiền gửi ở Việt nam thời gian qua rất khác biệt với lãi suất bình thường trong nền kinh tế thị trường đã ổn định. Do vậy dù lãi suất thị trường danh nghĩa giảm từ năm này qua năm khác, nhưng lãi suất thực nói chung vẫn còn cao, tác dụng hấp dẫn tiết kiệm vẫn còn lớn. Như vậy có thể nói, trong mấy năm vừa qua tỷ lệ tiết kiệm ở nước ta tăng nhanh nhờ chủ yếu vào ổn định nền kinh tế và phần nào chính sách lãi suất dương hợp lý. Tuy nhiên mặc dù tỷ lệ tiết kiệm tăng nhanh nhưng mức tiết kiệm của nước ta vẫn còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và thấp xa so với nhu cầu đầu tư. Phần II : tác động trên thế giới và thực trạng lãi suất ở Việt Nam thời gian qua I. Tác động trên thế giới và diễn biến lãi suất ở Việt nam. Trong xu hướng toàn cầu hoá, quốc tế hoá nền kinh tế, ngân hàng trung ương mỗi quốc gia khi tiến hành điều chỉnh lãi suất của mình trước hết phải xem xét tới diễn biến lãi suất trong khu vực và trên thế giới. Mới đây tháng 4/1999, ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) đã tuyên bố cắt giảm mức lãi suất chiết khấu cơ bản từ 3% xuống còn 2,5%. Đồng thời mức lãi suất áp dụng cho các ngân hàng vay vốn trực tiếp của ECB cũng hạ từ 4,5% xuống 3,5%. Các chuyên viên của Ngân hàng nhà nước Việt nam cho rằng, quyết định nói trên đã mở màn cho đợt cắt giảm lãi suất ở Châu Âu. Cũng trong tháng 4/1999 Ngân hàng trung ương Anh đã tuyên bố sẽ cắt giảm lãi suất Repo từ 5,5% xuống 5,25%. Uỷ ban chính sách tiền tệ Anh quốc cho biết, việc cắt giảm lãi suất được đưa ra trong điều kiện tỷ lệ lạm phát nằm dưới mức mục tiêu về tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Đây là cú cắt giảm lần thứ 6 của Ngân hàng trung ương Anh kể từ tháng 11/1999 và cũng là lần cắt giảm lãi suất nhiều nhất. Tiếp đến trong tháng 6 năm 1999 ngân hàng trung ương Anh quốc một lần nữa cắt giảm lãi suất xuống mức thấp trong vòng 22 năm gần đây, lãi suất giao dịch chính thức giảm từ 5,25% xuống 5%. Theo bước 2 ngân hàng trên Ngân hàng trung ương Thụy sỹ cũng đã cắt giảm lãi suất chiết khấu chủ chốt từ 1% xuống còn 0,5% và Ngân hàng trung ương Séc cắt giảm lãi suất từ 7,5% xuống 7,2%. Các ngân hàng thương mại Việt nam huy động ngoại tệ để cho vay lại một phần, phần còn lại để gửi ra thị trường nước ngoài. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã làm tăng rủi ro trên thị trường quốc tế. Các tổ chức tín dụng Việt nam đã phải thu hẹp hình thức đầu tư tại hầu hết các thị trường tiền gửi quốc té và việc đầu tư vào trái phiếu của chính phủ Mỹ được quan tâm hơn cả, sau đó là việc gửi tiền vào các ngân hàng nước ngoài có độ tín nhiệm từ AA trở lên và sang thị trường SIBOR, LIBOR. Loại hình đầu tư vào trái phiếu của chính phủ Mỹ thường chiếm tỷ trọng 25% –35% tổng số vốn đầu tư của các tổ chức tín dụng và ngân hàng trung ương ra thị trường nước ngoầi, còn tiền gửi ngắn hạn vào thị trường SIBOR, LIBOR chiếm tỷ trọng 10%- 15%. Lãi suất trên các thi trường quốc tế giảm mạnh đã ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của các ngân hàng Việt nam. Năm 1994, tại hội nghị giám đốc ngân hàng, chủ trương hạ lãi suất đã được công bố nhưng lại bãi bỏ vì tỷ lệ lạm phát vượt quá 10%. Ba năm sau, năm 1996 chúng ta mới hạ được lãi suất. Năm 1997, Ngân hàng nhà nước tiếp tục cắt giảm lãi suất. Sang năm 1998 Ngân hàng nhà nước đã có quyết định điều chỉnh hạ lãi suất tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức kinh tế tại các tổ chức tín dụng và trần lãi suất cho vay bằng đồng USD nhằm hỗ trợ và cho giải pháp về quản lý và mở rộng tín dụng bằng đồng USD. Xu hướng lãi suất giảm thấp đã cho phép nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam phục hồi và đi lên (GDP năm 1999 tăng 9%, năm 2000 tăng 7,2%) nhưng cho đến thời điểm hiện nay, năm 2001 thì sự phát triển rất khả quan báo hiệu sự tăng trưởng khá và GDP tăng khoảng 6,7% so với năm 2000 ). Do mức lãi suất nội tệ hiện nay tuy ở mức cao so với nền kinh tế phát triển nhưng không phải là cao so với một số nước trong khu vực. Lãi suất thực của đồng Việt nam có xu hướng giảm so với năm 1997 (lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm phổ biến ở mức 10,2% - 10,56%, lạm phát năm 1997 là 3,6%, do đó lãi suất thực là 6,6% - 7%, năm 1998 lãi suất tiền gửi 1 năm là 12% nhưng lạm phát khoảng 10% nên lãi suất thực là 2% và năm 1999 mức lạm phát cũng tương tự như năm 1998. Do lạm phát tăng cao nên trong thời kù ngắn hạn vẫn chưa có sự thay đổi lãi suất cho vay tối đa đồng Việt nam vì việc tăng lãi suất sẽ gây khó khăn cho việc mở rộng tín dụng và giảm lãi suất sẽ không huy động được vốn ngân hàng. Như vậy hoạt động cho vay sẽ có sự lựa chọn hơn và chương trình kinh tế ưu đãi vẫn được hỗ trợ theo chính sách lãi suất ưu đãi hiện hành. Với tác động của việc giảm lãi suất quốc tế và xu hướng phân tích như trên sẽ tăng sức ép giảm giá đối với đồng USD do các khoản tiền gửi bằng đồng USD trở nên ít hấp dẫn hơn các đồng tiền khác.Thực tế là nền kinh tế Mỹ năm 2000 và 9 tháng dầu năm 2001 này cho thấy sự giảm sút về tăng trưởng so với toàn bộ thời kỳ 9 năm trước đó và so với tháng 11 năm 2000 thì trong tháng 12 giá trị của đồng Việt nam tăng lên, khoảng 14500 đồng/USD. Đó là dấu hiệu cho thấy sự tác động của lãi suất cũng như nhịp độ tăng của các quốc gia có đồng tiền mạnh trên thế giới ảnh hưởng không nhỏ tới Việt nam. II.Diễn biến lãi suất năm 1999-2000 Bước vào năm 1999, nền kinh tế nước ta đang trên đà giảm sút nhịp độ tăng trưởng; khả năng cạnh tranh của hàng hoá rất thấp ở cả thị trường trong và ngoài nước; hiệu quả kinh doanh của một bộ phận lớn các doanh nghiệp đạt thấp; tác động của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ tiếp tục gây ảnh hưởng bất lợi đối với nước ta, hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế gặp phải nhiều khó khăn. Trước khó khăn của nền kinh tế, tháng 1/1999 Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh trần lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại quốc doanh (NHTMQD) ở khu vực thành thị từ 1,2% - 1,25%/tháng xuống còn 1,1%-1,15%/tháng và không áp dụng đối với trần lãi suất ở khu vực nông thôn và các tổ chức tín dụng cổ phần, hợp tác. Tuy nhiên, do thị phần tín dụng của các NHTMQD chiếm trên 70%, nên với việc điều chỉnh lãi suất, mặt bằng lãi suất tiền gửi và cho vay trên thị trường đã giảm nhẹ; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 0,7%-1%/tháng còn 0,6%-0,8%/tháng; lãi suất cho vay thấp hơn mức trần 0,05%/tháng. Đến cuối tháng 5/1999, diễn biến kinh tế vĩ mô theo chiều hướng xấu : chỉ có khu vực đầu tư nước ngoài là tăng trưởng cao, còn khu vực công nghiệp nguồn vốn trong nước tốc độ ngày có xu thế chậm lại; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3,4,5 giảm liên tục (0.7%, 0.6%, 0.4%), tính chung năm tháng đầu năm là 1.9%; hạn hán diễn ra gay gắt ở một số vùng ; hàng hoá ứ đọng; tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm hơn tốc độ tăng tiền gửi của các tổ chức tín dụng, nên các tổ chức tín dụng có khả năng điều hoà vốn cho vay giữa thành thị và nông thôn , NHNN đã điều chỉnh trần lãi suất cho vay khu vực nông thôn và tổ chức tín dụng cổ phần xuống cùng một mức trần lãi suất là 1,15%. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6-7/1999 tiếp tục giảm 0,3% và 0,4%, hiện tượng thiểu phát đã bộc lộ rõ, tăng trưởng kinh tế vẫn đạt thấp, vốn huy động của các tổ chức tín dụng tăng khá lớn, trong khi đó việc cho vay khó khăn nên xuất hiện tình trạng ứ đọng vốn. Thực hiện chủ trương kích cầu của Chính Phủ, NHNN điều chỉnh trần lãi suất cho vay xuống mức 1,05% áp dụng chung cho cả thành thị và nông thôn. Để kích cầu tín dụng trong tháng 9-10/1999, NHNN đã tiếp tục điều chỉnh trần lãi suất cho vay: xuống mức 0,95%/tháng rồi đến 0,85%/tháng đối với khu vực thành thị và nông thôn là 1%/tháng. Năm 2000, NHNN tiếp tục thực hiện việc quản lý và điều hành chính sách lãi suất tín dụng theo cơ chế lãi suất trần và lãi suất tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng; trong khuôn khổ trần lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi cụ thể phù hợp với quan hệ cung cầu về vốn tín dụng từng giai doạn, nhằm mở rộng tín dụng, góp phần quan trọng vào việc kích thích tăng trưởng kinh tế trong năm.Trần lãi suất trong năm 2000 được điều chỉnh liên tục, phù hợp với chỉ số lạm phát, góp phần thực hiện giải pháp kích cầu về đầu tư của Chính phủ thông qua cơ chế nới lỏng lãi suất tín dụng. Có thể nói, đây là năm NHNN điều chỉnh lãi suất tín dụng nhiều nhất từ trước tới nay, lãi suất năm 2000 luôn có xu hướng giảm sau các lần điều chỉnh. Đến đâu tháng 8/2000, lạm phát 7 tháng đầu năm ở mức thấp. Từ tháng 2 đến tháng 7 liên tục giảm phát, tình hình cung vượt quá cầu về vốn tín dụng, NHNN tiếp tục điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay bằng đồng Việt nam từ 1,15%/tháng xuống 1,05%/tháng; riêng trần lãi suất cho vay của NHTM cổ phần nông thôn là 1,15%/tháng và Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở là 1,5%/tháng. Ngày 2/8/2000, NHNN đã ban hành các Quyết định về việc thay đổi cơ chế điều hành lãi suất. Theo đó, NHNN bỏ việc quy định trần lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, chuyển sang xác định và công bố lãi suất cơ bản và tỷ lệ % biên độ trên, dựa trên việc tham khảo lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường của các NHTM áp dụng đối với khách hàng vay có uy tín trong việc sử dụng vốn vay, trả nợ, có rủi ro thấp. Lãi suất cho vay và huy động của tổ chức tín dụng gắn với lãi suất cơ bản. Lãi suất cho vay của TCTD cao nhất =LSCB +tỷ lệ % Lãi suất cơ bản và biên độ được công bố định kỳ hàng tháng, dựa trên mặt bằng lãi suất được hình thành trên thị trường nông thôn và thành thị, không tác động làm thay đổi lãi suất thị trường và không tạo ra tâm lý về việc NHNN tăng trần lãi suất. Nhờ cơ chế điều hành mới này, lãi suất đang từng bước được tự do hoá nhưng vẫn bảo đảm sự kiểm soát của Nhà nước đối với thị trường, phù hợp với mục tiêu và diễn biến kinh tế vĩ mô, tiến hành cải cách DNNN, điều kiện thực tế thị trường tiền tệ trong nước và hạn chế đến mức tối đa rủi ro và tác động xấu của biến động thị trường tiền tệ thế giới. Cơ chế mới này cũng tỏ ra khá phù hợp với mức độ hội nhập thị trường tài chính khu vực và thế giới, lãi suất trong nước đã theo sát lãi suất thị trường quốc tế. NHNN đã và đang nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm về quá trình tự do hoá lãi suất của các nước để áp dụng cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam. III. Những vấn đề đặt ra đối với lãi suất : 1).Cần xử lý hài hoà quan hệ lợi ích thể hiện trong giá cả - lãi suất : Lãi suất là một trong những yếu tố hết sức phức tạp và nhạy cảm.Nó vừa là công cụ vĩ mô điều hành gián tiếp chính sách tiền tệ quốc gia, xử lý hài hoà giữa tổng cung và tổng cầu tiền tệ, vừa là giá cả sử dụng vốn trong hoạt động tín dụng. Lãi suất vừa có tác dụng to lớn làm thu hẹp hay mở rộng tín dụng, làm tăng hay giảm lượng tiền cung ứng và phương tiện thanh toán trong nền kinh tế vừa có tác động lên cung cầu vốn cụ thể, tạo thuận lợi hay khó khăn cho hoạt động của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng. Là một loại giá cả đặc biệt, lãi suất chứa đựng trong mình nhiều mối quan hệ, trong đó có quan hệ lợi ích giữa người gửi tiền, người vay vốn và tổ chức tín dụng. Lãi suất chỉ thực sự là đòn bẩy tốt nhất khi xử lý hài hoà các quan hệ lợi ích đó. Chỉ thực thi một chính sách điều hành lãi suất như vậy mới xử lý đúng đắn các vấn đè của vĩ mô, đồng thời mở ra tình thế mới cho vi mô phát triển sinh động. Chính sách lãi suất lâu nay của ta chỉ chú ý bảo vệ lợi ích của người vay vốn (nhà sản xuất) và của người gửi tiền là cán bộ công nhân viên ,người lao động về hưu. Trong cơ chế điều hành lãi suất này, lợi ích của cacá ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng không được quan tâm đầy đù. Việc giảm lãi suất cho vay, khó khăn trong hạ lãi suất đầu vào, hẹp mức chênh lệch lãi suất đã khiến cho một số ngân hàng thương mại cảm giác bị đóng vai trò “ngân hàng chính sách”, cho vay dưới giá thành, bao cấp cho doanh nghiệp 2).Hạ lãi suất không phải là đòn bẩy duy nhất để kích cầu : Thực trạng hiện nay là các ngân hàng đang thừa vốn trong khi các doanh nghiệp lại thiếu vốn. Nguyên nhân chủ yếu không phải do lãi suất cao, hạ xuống sẽ xử lý được. Hiện tại tổ tín dụng đang bí đầu ra, trước hết là do không tìm được các dự án khả thi, có khả năng hoàn vốn và trả được nợ. Các doanh nghiệp đang hoạt động thì sản xuất trì trệ, khả năng cạnh tranh kém, hàng hoá ứ đọng. Trong điều kiện thua lỗ các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc không dám vay vốn đầu tư. Vì vậy chỉ trong chờ hạ lãi suất cũng không mở tín dụng được. Trong nền kinh tế thi trường, một trong những nguyên tắc kinh doanh tiền tệ là “vay để cho vay” ; có cho vay mới huy động được vốn. Thực trạng hiện nay, nền kinh tế đói vốn, nhưng không có khả năng hấp thụ vốn với điều kiện làm ăn có hiệu quả; ngân hàng không cho vay được nên thừa vốn. 3). Nên đẩy mạnh cho vay và kích cầu vào khâu nào : Đã có nhiều ý kiến cho rằng vốn “no” ở thành thị . Cầu đầu tư và cầu tiêu dùng ở đô thị không gay gắt bằng nông thôn. ở thành phố có tiền ngưòi ta cũng không đi mua sắm gì nhiều, đầu tư buôn bán thì khó tìm ra lợi nhuận. Cho nên tốt nhất là gửi ngân hàng kiếm lãi; không lợi tức nào bằng lãi suất ngân hàng .Vì vậy vốn huy động của các ngân hàng thương mại ngày càng nhanh. Trong khi đó, cầu đầu tư và tiêu dùng ở nông thôn rất cấp bách. Chỉ riêng việc kiên cố hoá các kênh mương, thuỷ lợi, nâng cấp và liên hoàn đường giao thông nông thôn , đưa điện về các hộ gia đình, phát triển kinh tế trang trại, xây dựng vườn rừng xây hố bioga để sản xuất chất đốt, vv… đã đặt ra yêu cầu vốn lớn. Cầu tiêu dùng ở nông thôn giảm sút là do gặp khó khăn trong tiêu thụ nông sản, kể cả nông sản xuất nhập khẩu. Để kích cầu ở nông thôn , bên cạnh việc đầu tư thêm vốn, cái chính là làm sao người nong dân tiêu thụ được nông sản với giá ổn định. Trong khi đó trần lãi suất ở nông thôn cao hơn so với thành thị là một ngịch lý. Vẫn biết là chi phí hoạt động của các tổ chức tín dụng ở nông thôn rất cao, nên lãi suất trần ở nông thôn cao hơn so với thành thị là điều dễ hiểu. Nhưng mức lãi suất ở nông thôn quá cao ,chênh lệch nhiều với thành phố là không hợp lý, vì yêu cầu kích cầu đầu tư và tiêu dùng ở nông thôn dặt ra mạnh hơn nhiều so với thành thị . 4).Dồn lãi suất cho vay ngắn, trung và dài hạn vào một mức thì điều gì sẽ xảy ra : Đã nhiều năm trước đây, trong hệ thống lãi suất đã từng không có sự phân biệt giữa các loại tín dụng ngắn trung, dài hạn biến các ngân hàng thương mại thành các ngân hàng chỉ có khả năng cho vay ngắn hạn. Với thói quen hoạt động ngắn hạn, các ngân hàng thương mại của ta chỉ đủ sức cho vay để duy trì quy mô sản xuất cũ, không có khả năng cho vay xây dựng cơ sở vật chất. Qua nhiều năm phấn đấu, đã có sự phân biệt lãi suất ngắn, trung và dài hạn thì lịch sử lặp lại : Tất cả các loại cho vay ngắn, trung, dài hạn dồn về một mức lãi suất. Do đó người ta băn khoăn nhiều câu hỏi : lãi suất như vậy làm sao có thể huy động được các nguồn vốn trung và dài hạn để đầu tư. Đầu tư trung và dài hạn có nhiều rủi ro hơn cho vay ngắn hạn, mức lãi suất như nhau thì lấy gì mà bù đắp ? Không có nhiều vốn trung dài hạn thì đến bao giờ mới chấm dứt tình trạng sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn – một việc mà Luật các tổ chức tín dụng đã khống chế chặt chẽ ? Cơ chế lãi suất như vậy làm sao có khả năng đáp ứng vốn cho yêu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. 5). Tương đương giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất ngoại tệ còn vênh, nhất là chênh lệch lãi suất : Hiện nay mức chênh lệch đầu ra - đầu vào đối với lãi suất VND vào khoảng 0,1 –0,4%/tháng (tức là 1,2 – 1,68%/năm) hoặc thấp hơn nữa. Trong khi đó chênh lệch đầu ra - đầu vào USD là 3%/năm. Như vậy kinh doanh ngoại tệ có thu nhập cao hơn kinh doanh tiền đồng. Không ít ngân hàng huy động được ngoại tệ đã không cho các doanh nghiệp trong nước vay mà gửi ra nước ngoài kiếm chênh lệch cao hơn cho vay trong nước. Đây là một bất lợi cho nền kinh tế . Do vậy việc sử lý đúng đắn tương quan giữa VND và ngoại tệ là một trong những yếu tố tích cực để thu hút nguồn vốn từ ngoài vào, kể cả nguồn ngoại tệ mà chi nhánh ngân hàng nước ngoài đưa vào kinh doanh ở nước ta. Phần III : Một số kiến nghị nâng cao hiệu lực của công cụ lãi suất Trong hơn 10 năm đổi mới , chính sách lãi suất của ngân hàng nhà nước đã được điều hành theo hướng tích cực, nới lỏng từng bước theo hướng, quyền chủ động ấn định lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng được mở rộng nên làm tăng khả năng cạnh tranh nhưng vẫn kiểm soát được lãi suất trên thị trường tiền tệ, góp phần phát triển thị trường tài chính trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn đinh giá trị đối nội và đối ngoại của đồng Việt nam. Để thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, Ngân hàng nhà nước phải đổi mới cơ chế điều hành lãi suất, từng bước triển khai thực hiện các chủ trương đổi mới hoạt động ngân hàng của Đảng, Nhà nước , Quốc hội đề ra. 1.Tiếp tục duy trì cơ chế điều hành lãi suất cơ bản : Trong điều kiện kinh tế, thị trường tiền tệ hiện nay, cơ chế lãi suất mới không làm tăng mặt bằng lãi suất thị trường, tạo điều kiện tổ chức tín dụng huy động vốn ở trong và ngoài nước ở mức cao để đảm bảo vốn cho tăng trưởng có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của chủ trương kích cầu, ổn định giá trị đối nội và đối ngoại của đồng Việt nam. Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng và khách hàng gửi, vay vốn có thể thoả thuận để lựa chọn lãi suất có điều chỉnh linh hoạt, có lợi cho các bên, khuyến khích tổ chức tín dụng mở rộng huy động và cho vay vốn trung và dài hạn. Riêng lãi suất cho vay bằng ngoại tệ tuy đã tiếp cận dần với thông lệ quốc tế nhưng sẽ thấp hơn mặt bằng quốc tế, phù hợp với cung - cầu vốn ngoại tệ trong nước hiện nay, có lợi cho cả doanh nghiệp và ngân hàng thương mại, tạo điều kiện ngân hàng thương mại mở rộng cho vay vốn ngoại tệ, hạn chế việc gửi vốn ngoại tệ ở nước ngoài. Cơ chế mới tạo khuôn khổ linh hoạt cho các tổ chức tín dụng khi áp dụng lãi suất phù hợp với đặc điểm của từng vùng và mức độ rủi ro theo thời hạn cho vay và đối tượng khách hàng vay, nhưng Ngân hàng nhà nước vẫn kiểm soát được lãi suất để tránh việc các tổ chức tín dụng tăng lãi suất cho vay quá mức, ảnh hưởng đến đầu tư của nền kinh tế ;thúc đẩy phân bổ tín dụng linh hoạt giữa các lĩnh vực kinh tế, khu vực thành thị và nông thôn phù hợp với sự phát triển không đều của thị trường tài chính nước ta hiện nay. Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản cũng làm cho mối quan hệ giữa lãi suất VND – tỷ giá - lãi suất ngoại tệ linh hoạt hơn, phản ánh được chính xác hơn cung – cầu về vốn, ngoại tệ; tạo cơ sở cho ngân hàng nhà nước khi cần thiết có thể can thiệp để ổn định thị trường. Đồng thời với việc triển khai cơ chế lãi suất mới, ngân hàng nhà nước theo dõi chặt chẽ sự diễn biến của kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, xét thấy cần thiết có thể điều chỉnh thích hợp các công cụ tiền tệ khác đảm bảo cho sự vận động cơ chế lãi suất phù hợp với mục tiêu đề ra 2) Cần thường xuyên phân tích cơ cấu lãi suất : Trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, việc phân tích các chỉ số kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt. Nhờ phân tích mà người ta mới biết được thuận lợi hay khó khăn, biết được những biến động tạm thời hay cơ bản của các chỉ số kinh tế. Từ đó để tìm ra nguyên nhân và các biện pháp tác động. Thế nhưng, tính đến nay chỉ riêng trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng vấn đề này chưa được coi trọng. Các tài liệu về phân tích hoạt động kinh doanh tronh ngân hàng rất hiếm hoi. Ngay cả trong nhà trường, nơi đào tạo các nhà kinh doanh ngân hàng cũng chỉ dạy về phân tích các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp công, nông, thương nghiệp và xây dựng cơ bản chứ chưa dạy về phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ở nước ta, hoạt động tín dụng đang là mặt chủ yếu. Nó chỉ tiến hành thu hút tiền gửi rồi cho vay ra mà không bao giờ phân tích các bộ phận cấu thành của lãi suất cho vay thì đó là một sai lầm. Nó chẳng khác nào một nhà sản xuất kinh doanh chỉ biết mua hàng đầu vào rồi bán hàng sản xuất ra, mà không biết được giá hàng của mình hình thành như thế nào. Đó là điều tưởng chừng như vô lý mà lại có thực. Cần phải thường xuyên phân tích cơ cấu của lãi suất cho vay, việc làm này không chỉ có ý nghĩa trong điều kiện lãi suất do nhà nước quy định mà còn có ý nghĩa ngay cả khi lãi suất được hình thành theo cơ chế thị trường .Từ trước tới nay có thời kỳ người ta nói lãi suất âm, có thời kỳ lại nói lãi suất dương. Sở dĩ biết được điều này là vì người ta so với tỷ lệ trượt giá. Nhưng ngay cả khi lãi suất âm cũng có thể có những bộ phận cấu thành lãi suất cần phải được giảm xuống, và khi lãi suất đã dương rồi thì cũng không phải vì thế mà không cần biết có yếu tố nào phải cắt giảm hay không. nếu lãi suất do nhà nước quy định thì việc phân tích cơ cấu lãi suất sẽ giúp người ta có thể thu hẹp khoảng cách giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay. Điều này có lợi chung cho cả nền kinh tế và cả ngân hàng. Còn nếu lãi suất hình thành theo cơ chế thị trường, thì việc phân tích cơ cấu lãi suất sẽ giúp cho ngân hàng giảm các chi phí không cần thiết để hoặc tăng tích luỹ để tăng trưởng vốn hiện có hoặc giảm lãi suất xuống một chút để “đẩy mạnh bán ra” thu hút khách hàng về phía mình. Với một mức lãi suất hợp lý sẽ có tác dụng khuyến khích và tạo điều kiện cho người vay sử dụng vốn có hiệu quả trên cơ sở đó mà giúp ngân hàng có thể thuận lợi thu hồi cả vốn lẫn lãi khi đến hạn. 3. Điều chỉnh lãi suất thường xuyên hơn : Lãi suất cũng là một loại giá vì thế nó cũng biến động tuỳ theo cung cầu vốn thị trường. Mối quan hệ giữa cung và cầu vốn trên thị trường thường biến động cho nên lãi suất cũng phải được thay đổi thường xuyên. Việc quy định lãi suất có tính bắt buộc đã làm cho lãi suất bị xơ cứng, mất đi tính mềm dẻo linh hoạt cần thiết và cũng vì thế mà các ngân hàng thương mại dễ bị động, thiếu tính sáng tạo, thiếu nhạy bén và kịp thời. Khó khăn của việc quản lý lãi suất tập trung là ở chỗ dù với những ý định tốt đẹp nhất, những người có thẩm quyền rất khó có khả năng điều chỉnh được mức và cơ cấu lãi suất để thể hiện được cân đối luôn thay đổi của tất cả các yếu tố liên quan. Nói một cách khác đơn giản hơn, là họ không đủ thông tin để làm việc này. Cần phải phân cấp quyết định lãi suất cho các cấp cơ sở để đánh giá được tốt nhất, kịp thời nhất về các cân đối thay đổi này. Do đó, để có được chính sách tiền tệ hiệu quả hơn, cũng như để phân bố vốn có hiệu quả hơn cần phải cho phép các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác tự ấn định lãi suất của mình. Tuy nhiên cơ chế tự do hoá lãi suất chỉ thực sự hoạt động tốt khi các thị trường vốn trong nền kinh tế đã được hình thành phát triển ,cac nguồn vốn thực sự đa dạng và phong phú. ở nước ta tất cả các điều kiện này đang bắt đầu ở giai đoạn sơ khai, cùng với sự hình thành của thị trường vốn chúng ta dần dần phải làm mềm dẻo hơn mức lãi suất quy định để để đi đến sự thay đổi hoàn toàn cơ chế hình thành của lãi suất. 4. Cần chuyển các NHTM thành công ty thương mại Từ khi chuyển sang cơ chế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35158.doc
Tài liệu liên quan