MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ ViẾT TẮT 1
DANH MỤC SƠ ĐỒ 2
LỜI NÓI ĐẦU 3
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH VỀ HẠCH TOÁN ĐẦU TƯ LIÊN DOANH. 4
1.1. Khái quát về liên doanh. 4
1.1.1. Định nghĩa liên doanh. 4
1.1.2. Ba hình thức liên doanh. 4
1.2. Kế toán hoạt động góp vốn liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát. 5
1.2.1. Khái quát chung về cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát. 5
1.2.2. Nguyên tắc hạch toán. 5
1.2.3. Phương pháp hạch toán. 6
1.2.3.1. Hạch toán các nghiệp vụ góp vốn liên doanh. 6
1.2.3.2. Hạch toán chi phí tham gia liên doanh 8
1.2.3.3. Hạch toán kết quả tham gia liên doanh. 8
1.2.3.4. Hạch toán thu hồi vốn góp liên doanh 9
1.2.3.5. Hạch toán chuyển nhượng vốn góp liên doanh. 9
1.3. Kế toán hoạt động góp vốn liên doanh dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát. 10
1.3.1. Khái quát về hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát. 10
1.3.2. Nguyên tắc hạch toán. 10
1.3.3. Phương pháp hạch toán. 11
1.3.3.1. Hạch toán chi phí riêng ở từng bên tham gia liên doanh. 11
1.3.3.2. Hạch toán chi phí chung do mỗi bên tham gia liên doanh gánh chịu. 11
1.3.3.3. Chia doanh thu từ bán sản phẩm trong trường hợp một bên tham gia liên doanh bán hộ hàng hoá và chia doanh thu cho các đối tác. 11
1.4. Kế toán hoạt động góp vốn liên doanh dưới hình thức tài sản đồng kiểm soát. 12
1.4.1. Khái quát về hình thức tài sản đồng kiểm soát. 12
1.4.2. Nguyên tắc hạch toán. 12
1.4.3. Phương pháp hạch toán 13
1.4.3.1. Hạch toán mua tài sản cố định hoặc xây dựng tài sản cố định để có tài sản cố định đồng kiểm soát bên tham gia liên doanh. 13
1.4.3.2. Hạch toán chi phí phải chịu của tài sản đồng kiểm soát và thu nhập được chia từ liên doanh. 13
PHẦN 2: Ý KIẾN ĐÓNG GÓP. 14
2.1. So sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). 14
2.1.1. Đánh giá tổng quan. 14
2.1.2. Khác biệt giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về đầu tư liên doanh. 16
2.2. Kinh nghiệm một số nước về hạch toán đầu tư liên doanh. 18
2.2.1. Kế toán Mỹ. 18
2.2.2. Kế toán Úc. 19
2.3. Đánh giá chế độ hạch toán đầu tư liên doanh hiện hành. 19
2.3.1. Những thuận lợi và cơ hội. 19
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân. 20
2.4. Sự cần thiết và yêu cầu phải hoàn thiện chế độ hạch toán đầu tư liên doanh. 21
2.5. Một số ý kiến đề xuất. 21
2.5.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước. 21
2.5.2. Đối với doanh nghiệp tham gia liên doanh. 23
2.5.3. Đối với cơ sở liên doanh đồng kiểm soát. 24
KẾT LUẬN 25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số ý kiến đóng góp với chế độ kế toán hiện hành về hạch toán đầu tư liên doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu chưa thực hiện vào thu nhập khác trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3387
Có TK 711
- Góp vốn liên doanh bằng tài sản cố định:
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế
Nợ TK 222: Giá đánh lại
Nợ TK 811: Số chênh lệch giá đánh lại < giá trị còn lại
Có TK 211, 213: Nguyên giá
Có TK 711: Số chênh lệch giá đánh lại > giá trị còn lại
(Tương ứng với lợi ích của các bên khác trong liên doanh)
Có TK 3387: Số chênh lệch giá đánh lại > giá trị còn lại
(Tương ứng với lợi ích của doanh nghiệp mình trong liên doanh)
Hàng năm căn cứ vào thời gian sử dụng hữh ích của tài sản cố định trong liên doanh, kế toán kết chuyển doanh thu chưa thực hiện về thu nhập khác, ghi:
Nợ TK 3387
Có TK 711
- Góp vốn liên doanh bằng quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển hoặc do Nhà nước giao để liên doanh với các công ty nước ngoài thì sau khi có quyết định của Nhà nước giao đất và làm xong thủ tục giao cho liên doanh, ghi:
Nợ TK 222: Giá trị vốn góp
Có TK 411: Chi tiết nguồn vốn Nhà nước.
1.2.3.2. Hạch toán chi phí tham gia liên doanh (như lãi tiền vay để góp vốn, các chi phí khác).
Nợ TK 635
Nợ TK 133: VAT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 152….
1.2.3.3. Hạch toán kết quả tham gia liên doanh.
Nếu lãi được chia:
Nợ TK 111, 112: Nhận lãi bằng tiền
Nợ TK 1388: Nhận được thông báo nhưng chưa được thanh toán
Nợ TK 222: Dùng lãi bổ sung vốn góp liên doanh.
Có TK 515: Lãi được nhận.
Nếu lỗ phải chịu:
Nợ TK 635: Số lỗ phải chịu
Có TK 111, 112: Bù lỗ bằng tiền
Có TK 3383: Nhận được thông báo nhưng chưa thanh toán
Có TK 222: Ghi giảm vốn liên doanh để bù lỗ
1.2.3.4. Hạch toán thu hồi vốn góp liên doanh (Khi hoạt động liên doanh kết thúc hoặc cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát chấm dứt hoạt động).
- Thu hồi bằng ngoại tệ
Nợ TK 1112, 1122: Tỷ giá thực tế lúc thu hồi
Có TK 222: Tỷ giá thực tế lúc góp vốn
Có TK 515 (Nợ TK 635): Số chênh lệch.
- Thu hồi bằng vật tư, sản phẩm, hàng hoá, tài sản cố định, tiền Việt Nam
Nợ TK 152, 153, 155, 156, 211, 213, 1111, 1121…: Giá trị vốn thực tế lúc thu hồi
Nợ TK 635: Số chênh lệch giá trị vốn thu hồi < giá trị vốn góp hoặc vốn thất thoát không thu hồi được.
Có TK 222: Giá trị vốn góp
Có TK 515: Số chênh lệch giá trị vốn thu hồi > giá trị vốn góp.
1.2.3.5. Hạch toán chuyển nhượng vốn góp liên doanh.
Đối với doanh nghiệp chuyển nhượng quyền sở hữu vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, căn cứ vào giá trị hợp lý của tài sản nhận về do bên nhận chuyển nhượng thanh toán, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: Giá trị chuyển nhượng
Nợ TK 635: Lỗ (giá trị chuyển nhượng < giá trị vốn góp)
Có TK 222: Giá trị vốn góp
Có TK 515: Lãi (giá trị chuyển nhượng > giá trị vốn góp)
Hạch toán vốn góp liên doanh cần chú ý:
Trong trường hợp vốn góp liên doanh nhỏ hơn 20% quyền biểu quyết và doanh nghiệp không có quyền đồng kiểm soát trong liên doanh thì vốn góp được theo dõi trên TK 2288 (Vốn góp đầu tư dài hạn).
Phương pháp hạch toán về các nghiệp vụ góp vốn về chi phí, kết quả, thu hồi, chuyển nhượng vốn trên TK 2288 tương tự như trên TK 222 nhưng chỉ khác khi góp vốn liên doanh bằng tài sản hiện vật nếu giá đánh lại > giá ghi lại của tài sản thì toàn bộ số chênh lệch được hạch toán vào TK 711 (Không cần hoãn lại trên TK 3387).
Nếu doanh nghiệp có số vốn góp nhỏ hơn 20% quyền kiểm soát thì doanh nghiệp có thể đầu tư thêm vốn để trở thành có quyền đồng kiểm soát trong liên doanh.
Nợ TK 222
Có TK 2288
Có TK 111, 112: Số vốn góp thêm
Doanh nghiệp có tỷ lệ vốn góp nhỏ hơn 20% nhưng thời gian góp vốn chỉ trong vòng một năm thì vốn góp được theo dõi trên TK 1288 ” Vốn góp đầu tư ngắn hạn ”. Phương pháp hạch toán tương tự như trên TK 2288.
1.3. Kế toán hoạt động góp vốn liên doanh dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát.
1.3.1. Khái quát về hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát.
Hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát là hình thức liên doanh không đòi hỏi thành lập cơ sở kinh doanh mới. Hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát bởi các bên tham gia kinh doanh. Các bên tham gia liên doanh có nghĩa vụ đóng góp chi phí và được hưởng thu nhập theo sự thoả thuận ghi trong hợp đồng.
1.3.2. Nguyên tắc hạch toán.
1.3.2.1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy định các khoản chi phí phát sinh riêng cho hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát do mỗi bên liên doanh bỏ ra thì bên đó phải gánh chịu. Đối với các khoản chi phí chung (nếu có) thì căn cứ vào các thoả thuận trong hợp đồng để phân chia cho các bên góp vốn.
1.3.2.2. Các bên tham gia liên doanh phải mở sở kế toán để ghi chép và phản ánh trong báo cáo tài chính của mình các nội dung sau đây:
+ Tài sản góp vốn liên doanh và chịu sự kiểm soát của bên góp vốn liên doanh;
+ Các khoản nợ phải trả, phải gánh chịu;
+ Doanh thu được chia từ việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ của liên doanh;
+ Chi phí phải gánh chịu.
1.3.2.3. Khi bên liên doanh có phát sinh chi phí chung phải mở sổ kế toán để ghi chép, tập hợp toàn bộ chi phí chung. Định kỳ căn cứ vào các thoả thuận trong hợp đồng liên doanh về việc phân bổ các chi phí chung, kế toán lập bảng phân bổ chi phí chung, được các bên liên doanh xác nhận, giao cho mỗi bên giữ một bản (bản chính), kèm theo các chứng từ gốc hợp pháp là căn cứ để mỗi bên liên doanh kế toán chi phí chung được phân bổ từ hợp đồng.
1.3.2.4. Trường hợp hợp đồng liên doanh quy định chia sản phẩm, định kỳ theo thoả thuận trong hợp đồng, các bên liên doanh phải lập Bảng phân chia sản phẩm cho các bên góp vốn và được các bên xác nhận số lượng, quy cách sản phẩm được chia từ hợp đồng, giao cho mỗi bên giữ một bản (bản chính). Khi thực giao sản phẩm, các bên liên doanh phải lập Phiếu giao nhận sản phẩm (hoặc phiếu xuất kho) làm 2 bản, mỗi bên giữ một bản, đó là căn cứ để các bên liên doanh ghi sổ kế toán, theo dõi và là căn cứ thanh lý hợp đồng.
1.3.3. Phương pháp hạch toán.
1.3.3.1. Hạch toán chi phí riêng ở từng bên tham gia liên doanh.
Quy trình hạch toán được thể hiện trên sơ đồ 1.
1.3.3.2. Hạch toán chi phí chung do mỗi bên tham gia liên doanh gánh chịu.
- Ở bên hạch toán chi phí chung
Quy trình hạch toán được thể hiện trên sơ đồ 2.
- Ở bên không hạch toán chi phí chung
Quy trình hạch toán được thể hiện trên sơ đồ 3.
1.3.3.3. Chia doanh thu từ bán sản phẩm trong trường hợp một bên tham gia liên doanh bán hộ hàng hoá và chia doanh thu cho các đối tác.
- Ở bên bán hộ sản phẩm để chia doanh thu cho các đối tác
Quy trình hạch toán được thể hiện trên sơ đồ 4.
- Ở bên không bán sản phẩm
Quy trình hạch toán được thể hiện trên sơ đồ 5.
1.4. Kế toán hoạt động góp vốn liên doanh dưới hình thức tài sản đồng kiểm soát.
1.4.1. Khái quát về hình thức tài sản đồng kiểm soát.
Liên doanh theo hình thức tài sản đồng kiểm soát là hình thức liên doanh không lập cơ sở kinh doanh mới mà tài sản được đồng kiểm soát bởi các thành viên tham gia liên doanh. Tài sản đồng kiểm soát là tài sản được góp hoặc do các bên tham gia liên doanh mua, được sử dụng cho mục đích của liên doanh và mang lại lợi ích cho các bên tham gia liên doanh theo quy định của hợp đồng liên doanh.
1.4.2. Nguyên tắc hạch toán.
1.4.2.1. Mỗi bên tham gia liên doanh được nhận sản phẩm từ việc sử dụng tài sản đồng kiểm soát và chịu một phần chi phí phát sinh theo thoả thuận tronh hợp đồng.
1.4.2.2. Các bên tham gia liên doanh phải mở sổ kế toán chi tiết trên cùng hệ thống sổ kế toán của mình để ghi chép và phản ánh trong báo cáo tài chính của mình những nội dung sau đây:
+ Phần vốn góp vào tài sản đồng kiểm soát, được phân loại theo tính chất của tài sản;
+ Các khoản nợ phải trả phát sinh riêng của mỗi bên tham gia góp vốn liên doanh;
+ Phần nợ phải trả phát sinh chung phải gánh chịu cùng với các bên tham gia góp vốn liên doanh khác từ hoạt động của liên doanh;
+ Các khoản thu nhập từ việc bán hoặc sử dụng sản phẩm được chia từ liên doanh cùng với phần chi phí phát sinh được phân chia từ hoạt động của liên doanh;
+ Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc góp vốn liên doanh.
1.4.2.3.Trường hợp phát sinh các chi phí, doanh thu chung mà các bên tham gia hợp đồng phải gánh chịu hoặc được hưởng thì các bên tham gia liên doanh phải thực hiện các quy định về kế toán như đối với trường hợp hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát.
1.4.3. Phương pháp hạch toán
1.4.3.1. Hạch toán mua tài sản cố định hoặc xây dựng tài sản cố định để có tài sản cố định đồng kiểm soát bên tham gia liên doanh.
- Mua tài sản cố định
Nợ TK 211, 213: Chi tiết tài sản đồng kiểm soát.
Nợ TK 133: VAT được khấu trừ (nếu có).
Có TK 111, 112…
Có TK 331
-Xây dựng tài sản cố định
Nợ TK 241: Chi tiết hợp đồng hợp tác kinh doanh tài sản đồng kiểm soát.
Nợ TK 133: VAT được khấu trừ (nếu có).
Có TK 111, 112, 152, 153, 155, 156…
Có TK 331, 341….
Khi công trình đầu tư XDCB hoàn thành, đưa vào sử dụng, quyết toán được duyệt, kế toán xác định giá trị tài sản đồng kiểm soát hình thành qua đầu tư XDCB và các khoản chi phí không được duyệt chi (nêú có), ghi:
Nợ TK 211, 213: Chi tiết tài sản đồng kiểm soát.
Nợ TK 1388: Phần chi phí không được duyệt chi phải thu hồi (nếu có).
Nợ TK 152
Có TK 241
Căn cứ vào nguồn vốn, quỹ dùng vào việc đầu tư, xây dựng tài sản đồng kiểm soát, kế toán kết chuyển ghi tăng nguồn vốn kinh doanh và ghi giảm nguồn vốn, quỹ theo quy định hiện hành.
1.4.3.2. Hạch toán chi phí phải chịu của tài sản đồng kiểm soát và thu nhập được chia từ liên doanh.
Hạch toán như quy định đối với trường hợp hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát.
PHẦN 2: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ HẠCH TOÁN ĐẦU TƯ LIÊN DOANH
2.1. So sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS).
2.1.1. Đánh giá tổng quan.
Hiện nay với xu hướng toàn cầu hoá để thuận lợi cho nhu cầu phát triển doanh nghiệp, cạnh tranh trên thị trường và đầu tư, hợp tác giữa các tập đoàn cũng như các quốc gia thì việc đưa ra một hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế là vô cùng quan trọng. Điều đó phù hợp với nhu cầu phải hài hoà và thống nhất các nội dung và nguyên tắc kế toán, đặc biệt là thống nhất trong việc lập báo cáo tài chính. Từ đó đưa ra thông tin thống nhất, nhất quán và có ích cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế mỗi quốc gia có sự vận dụng và đưa ra chuẩn mực kế toán riêng cho quốc gia mình sao cho phù hợp với mô hình kinh tế từng quốc gia.
Kế toán Việt Nam là sự nghiên cứu, xây dựng và công bố các chuẩn mực kế toán quốc gia trên cơ sở vận dụng có chọn lọc nội dung của chuẩn mực kế toán quốc tế có sửa đổi, bổ sung một số điểm cho phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam và ban hành thêm chuẩn mực kế toán quốc gia. Theo quy định tại điều 08 Luật kinh tế bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2004 Bộ Tài chính quy định xây dựng chuẩn mực kế toán dựa trên cơ sở chuẩn mực quốc tế và theo quy định của luật kinh tế.
Trên nguyên tắc đó đến nay Bộ Tài Chính đã ban hành và công bố được 22 chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) liên quan tới nhiều khía cạnh khác nhau trong kinh tế dựa trên 38 chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS).
Về căn bản thì chuẩn mực kế toán Việt Nam có một số điểm khác với chuẩn mực kế toán quốc tế như sau:
- Do Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển và có nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình doanh nghiệp nên chuẩn mực kế toán Việt Nam đi vào cụ thể hóa các nguyên tắc hoặch toán kế toán cho các thành phần kinh tế. Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp có sự áp dụng linh động chuẩn mực sao cho phù hợp.
- Xét về hệ thống tài khoản kế toán (Chart of Accounts): So sánh với chuẩn mực kế toán quốc tế khái niệm về tài khoản cũng không có gì khác biệt. Tuy nhiên đứng dưới giác độ kế toán, kế toán quốc tế không quy định chi tiết một hệ thống tài khoản như kế toán Việt Nam. Mỗi một tổ chức kinh doanh căn cứ vào tính chất, quy mô, trình độ và yêu cầu quản lý của mình để xây dựng một hệ thống tài khoản kế toán phù hợp. Sau khi được đăng ký sẽ được sử dụng tại doanh ngiệp. Nhưng nhìn chung các tài khoản kế toán được phân theo 5 loại: Tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí.
Trong khi đó kế toán Việt Nam có 1 hệ thống tài khoản kế toán với tên gọi và số hiệu cụ thể và chi tiết đến từng cấp. Việc đặt số hiệu tài khoản phải thực hiện thống nhất theo Quyết định số 15/2006/QĐ_BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Xét về hệ thống báo cáo tài chính (Finacial statements): Hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam có khác so với quốc tế. Hệ thống báo cáo tài chính được quy định trong chuẩm mực kế toán quốc tế bao gồm:
Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet);
Báo cáo thu nhập (Income Statement);
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Statement of cash Flows);
Báo cáo vốn chủ sở hữu (Statement of owner’s equyty).
Ở Việt Nam báo cáo thu nhập chính là báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. Còn báo cáo nguồn vốn chủ sở hữu (phản ánh thông tin về việc tăng giảm vốn chủ và các nguyên nhân tác động) thì không bắt buộc thực hiện bởi theo quy định các doanh nghiệp không được tự ý tăng hoặc giảm vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp.
Hệ thống báo cáo tài chính phải tuân theo mẫu được quy định trong chế độ kế toán doanh nghiệp Quyết định số 15/2006/QĐ_BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Xét về chế độ chứng từ kế toán và chế độ sổ kế toán: Về căn bản kế toán Việt Nam cũng ban hành hệ thống chứng từ và sổ kế toán như kế toán quốc tế chỉ có hình thức có thay đổi đôi chút để phù hợp với cách trình bày của người Việt Nam. Hình thức chế độ chứng từ kế toán và chế độ sổ kế toán phải được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ_BTC ngày 20/02/2006 của Bộ trưỏng Bộ Tài chính.
2.1.2. Khác biệt giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về đầu tư liên doanh.
Đầu tư liên doanh được quy định trong chuẩn mực kế toán quốc tế số 31(IAS 31) ” Báo cáo tài chính về quyền tham dự trong liên doanh ” (Finacial Reporting of Interests in Joint Ventues). IAS 31 được công bố năm 1990; sửa năm 1994, 1998; được áp dụng trong việc kế toán các lợi ích trong liên doanh và báo cáo tài sản, công nợ, lợi nhuận và chi phí của liên doanh trong các báo cáo tài chính của những người tham gia liên doanh và nhà đầu tư; bất kể về cấu trúc, hình thức mà liên doanh đó hoạt động.
Còn trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam đầu tư liên doanh được quy định trong VAS 08 ” Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh ” ban hành và công bố theo Quyết định số 234/03/QĐ_BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Về căn bản khái niệm liên doanh, các hình thức liên doanh và chế độ hạch toán giữa các bên liên doanh được quy định trong chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên Bộ Tài chính cũng đưa ra một số sửa đổi cho phù hợp với điều kiện nền kinh tế Việt Nam như sau:
Thứ nhất, trong chuẩn mực kế toán quốc tế quy định mỗi bên liên doanh báo cáo phần sở hữu của mình trong đơn vị được kiểm soát chung bằng một trong hai phương pháp:
- Phương pháp chuẩn: Hợp nhất theo tỷ lệ, trong đó phần chia của từng bên tham gia liên doanh đối với tài sản, nợ, thu nhập, chi phí và dòng tiền của đơn vị chịu kiểm soát chung được kết hợp với các khoản mục tương tự của bên liên doanh đó hoặc được báo cáo riêng.
Đầu tư trong các liên doanh được đưa vào báo cáo tài chính hợp nhất của từng bên tham gia liên doanh, ngay cả nếu đơn vị này không có công ty con. Bắt đầu việc hợp nhất theo tỷ lệ khi bên tham gia liên doanh được cùng kiểm soát. Dừng việc hợp nhất theo tỷ lệ khi bên tham gia liên doanh không còn được kiểm soát chung.
-Phương pháp thay thế: Phương pháp kế toán theo vốn là một phương pháp được phép thay thế nhưng không được khuyến khích dùng. Phương pháp này phải ngừng áp dụng khi bên tham gia liên doanh không còn quyền kiểm soát chung hoặc không còn ảnh hưởng đáng kể.
Trong khi đó, chuẩn mực kế toán Việt Nam quy định khoản vốn góp liên doanh được ghi nhận theo một trong hai phương pháp sau:
- Phương pháp giá gốc: Khoản vốn góp liên doanh được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó không được điều chỉnh theo những thay đổi của phần sở hữu của bên góp vốn liên doanh trong tài sản thuần của cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ phản ánh khoản thu nhập của bên góp vốn liên doanh được phân chia từ lợi nhuận thuần luỹ kế của liên doanh phát sinh sau khi góp vốn liên doanh.
- Phương pháp vốn chủ sở hữu: Khoản vốn góp liên doanh được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó được điều chỉnh theo những thay đổi của phần sở hữu của bên góp vốn liên doanh trong tài sản thuần của cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải phản ánh lợi ích của bên góp vốn liên doanh từ kết quả hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát.
Thực ra 2 phương pháp này là cách thể hiện khác của phương pháp chuẩn và phương pháp thay thế trong chuẩn mực kế toan quốc tế chỉ khác là Việt Nam phân biệt rõ phương pháp áp dụng đối với bên góp vốn liên doanh khi lập báo cáo tài chính:
Điều 25: Bên góp vốn liên doanh lập và trình bày khoản vốn góp liên doanh trên báo cáo tài chính riêng theo phương pháp giá gốc.
Điều 26: Bên góp vốn liên doanh lập báo cáo tài chính hợp nhất thì trong báo cáo tài chính hợp nhất phải báo cáo phần vốn góp của mình vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát theo phương pháp vốn chủ sở hữu.
Thứ hai, chuẩn mực kế toán quốc tế quy định trường hợp ngoại trừ với cả hai phương pháp kế toán:
Báo cáo về liên doanh như một khoản đầu tư nếu:
* Được mua vào và giữ lại để sau đó đem bán lại trong tương lai gần.
* Liên doanh hoạt động theo những hạn chế nghiêm ngặt áp dụng lâu dài liên quan đáng kể đến khả năng chuyển giao vốn cho bên tham gia liên doanh.
Trong khi đó theo chuẩn mực kế toán Việt Nam điều kiện loại trừ này chỉ áp dụng cho phương pháp vốn chủ sở hữu.
2.2. Kinh nghiệm một số nước về hạch toán đầu tư liên doanh.
Đối với các tổ chức kinh tế, các nền kinh tế trên thế giới thì đầu tư tài chính là một trong những hình thức đầu tư đã có tuổi thọ khá lâu đời và có ý nghĩa to lớn trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, đầu tư tài chính đặc biệt là đầu tư dài hạn còn là một lĩnh vực còn khá non trẻ. Để phát triển chúng ta cần nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm thực tiễn từ các nước đi trước.
2.2.1. Kế toán Mỹ.
Mỹ là một nước có nền kinh tế phát triển vào hàng đầu của thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Hệ thống chuẩn mực kế toán của Mỹ được đánh giá là khá chuẩn và hoàn thiện so với chuẩn mực kế toán quốc tế. Nền kinh tế của Mỹ chỉ có 3 thành phần kinh tế cơ bản, là công ty tư nhân, công ty cổ phần và công ty hợp danh. Hình thức công ty liên doanh được xếp vào loại hình công ty cổ phần.
GAAP xác định 3 phương pháp kế toán đầu tư vào các công ty:
* Vốn chủ sở hữu < 20%: áp dụng phương pháp thị trường;
* Vốn chủ sở hữu > 50%: áp dụng phương pháp hợp nhất;
* Vốn chủ sở hữu từ 20_50%: áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu.
Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Mỹ đầu tư liên doanh được xếp vào một mục riêng, đó là “lãi/lỗ của các đơn vị liên kết và liên doanh theo phương pháp vốn chủ sở hữu”.
Hệ thống tài khoản sử dụng cho đầu tư liên doanh do các doanh nghiệp liên doanh tự xây dựng hệ thống tài khoản riêng thuộc loại tài khoản điều chỉnh như TK ”Lãi cổ phiếu trả cho các đối tác liên doanh hoặc cổ đông”, ”TK về dự phòng”… Doanh nghiệp phải xác định mối quan hệ về sở hữu (dựa trên tỷ lệ % sở hữu) nên được báo cáo ở khoản mục nào trên Bảng cân đối kế toán, được ghi nhận trong tài sản lưu động hoặc dài hạn. Khoản đầu tư được phân loại trên Bảng cân đối kế toán theo mục đích và sự quan tâm của nhà đầu tư.
2.2.2. Kế toán Úc.
Ở Việt Nam việc chuyển khoản đầu tư vào công ty liên doanh thành khoản đầu tư vào công ty liên kết hoặc đầu tư dài hạn khác khi không còn quyền đồng kiểm soát hoặc việc chuyển khoản đầu tư vào công ty liên doanh thành khoản đầu tư vào công ty con khi đầu tư thêm vốn để có quyền kiểm soát làm thay đổi quyền kiểm soát của các nhà đầu tư (vì phụ thuộc vào tỷ lệ % vốn góp) thì ở Úc việc xác định quyền kiểm soát là phức tạp và tuỳ thuộc vào sự kết hợp của 2 yếu tố không chỉ là có hay không một công ty sở hữu 50% cổ phần của công ty khác mà còn là có hay không một công ty có thể kiểm soát được những thành viên của hội đồng quản trị và có hay không những nhà đầu tư khác sở hữu một số lượng cổ phiếu tập trung quan trọng.
2.3. Đánh giá chế độ hạch toán đầu tư liên doanh hiện hành.
2.3.1. Những thuận lợi và cơ hội.
- Hiện nay thế giới đang trong xu hướng toàn cầu hoá một cách mạnh mẽ. Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Hội nhập mở ra nhiều cơ hội phát triển và đầu tư cho Việt Nam. Các nước phát triển đã biết đến Việt Nam với một nền kinh tế nhiều tiềm năng. Trong những năm gần đây, Việt Nam có tốc độ tăng trưỏng kinh tế ổn định ở mức khá cao (năm 2002 là 7,1%; 2003 là 7,23%; 2004 là 7,7%; 2005 là 8,4%). Đặc biệt việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 05/11/2006 đã đưa Việt Nam đến với nhiều cơ hội đầu tư lớn. Theo thống kê của Bộ Tài chính năm 2007 Việt Nam đã đạt 13 tỉ USD vốn FDI. Đó là một con số đang tự hào.
- Theo pháp luật mới quy định các công ty nước ngoài sẽ được phép thành lập liên doanh, nắm giữ cổ phần tối đa là 49%, sau 5 năm gia nhập WTO sẽ được phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam. Bên cạnh đó hành lang pháp lý và các chế độ hiện hành trong đầu tư cũng được nới rộng hơn, thông thoáng hơn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực đầu tư tài chính.
- Theo Thông tư số 23/ 2005/ TT_BTC cũng có những quy định về sự thay đổi so với quyết định 1141 ban hành trước đó:
* Bổ sung tài khoản 221: Đầu tư vào công ty con;
* Đổi tên tài khoản 222 “Góp vốn liên doanh” thành “Vốn góp liên doanh”;
* Bổ sung tài khoản 223: Đầu tư vào công ty liên kết.
Sự thay đổi này thuận tiện cho việc hạch toán vào hệ thống tài khoản riêng cho đầu tư của các doanh nghiệp.
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân.
Tuy nhiên trong hoàn cảnh mới, vì là một thành viên còn non trẻ (vừa gia nhập WTO được 1 năm) nên Việt Nam cũng không tránh khỏi những khó khăn và thách thức. Đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư tài chính mới phát triển trong vài năm gần đây. Cụ thể:
-Việt Nam có nhiều loại hình doanh nghiệp gây khó khăn cho việc quản lý. Hiện nay Nhà nước ta đã và đang thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp tuy nhiên việc cổ phần hoá này chưa thực sự triệt để.
- Các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực đầu tư nhưng do chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về đầu tư tài chính nên chưa vẫn còn dè dặt trong lĩnh vực này. Mặt khác do chưa có sự phân tách rõ ràng giữa hoạt động kinh doanh chính và hoạt động tài chính, đặc biệt trong hạch toán kế toán nên việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đầu tư chưa được chính xác và hữu ích.
2.4. Sự cần thiết và yêu cầu phải hoàn thiện chế độ hạch toán đầu tư liên doanh.
Đầu tư liên doanh là một lĩnh vực đầu tư có ý nghĩa chiến lược trong dài hạn. Đối với các bên tham gia liên doanh, đầu tư liên doanh là hình thức hoạt động kinh doanh mới để đa dạng hoá ngành nghề, giảm thiểu rủi ro trong tương lai do các doanh nghiệp cùng tham gia chia sẻ rủi ro và giảm thiểu cạnh tranh trên thị trường. Hơn nữa tham gia liên doanh không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế do giảm thiểu những chi phí trùng lặp mà còn mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích hơn thế như công nghệ mới hay kiến thức quản lý.
Với tư cách là hệ thống cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc ra quyết định đầu tư liên doanh, thì công tác tổ chức hạch toán kế toán phải được đặc biệt coi trọng. Do vậy việc hoàn thiện chế độ hạch toán đầu tư liên doanh là rất cần thiết. Tuy nhiên công việc này cần phải tôn trọng một số yêu cầu sau:
- Phù hợp với các nội dung quy định trong Luật kinh tế, những văn bản pháp luật về quản lý kinh tế, tài chính nói chung.
- Phù hợp với các chuẩn mực kế toán, chế độ và thông lệ kế toán Việt Nam cũng như quốc tế.
- Đáp ứng yêu cầu, mục tiêu quản lý hoạt động đầu tư liên doanh đồng thời phải phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Phù hợp với trình độ quản lý, trang bị kế toán cho hạch toán kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam.
2.5. Một số ý kiến đề xuất.
2.5.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước.
Thứ nhất, Việt Nam cần thảo luận về các vấn đề kế toán liên quan đến các bên liên doanh không chỉ trên nền tảng quốc gia mà còn phải chú ý đến thực tiễn ở các nước và đặt ra những giới hạn về mức độ của sự khác biệt để đưa ra những nguyên tắc kế toán thống nhất áp dụng cho các bên tham gia liên doanh.
Thứ hai, trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nên có thêm chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chính” trước chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh”. Chỉ tiêu này được tính theo công thức:
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chính = Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ - chi phí bán hàng - chi phí quản lý doanh nghiệp.
Như vậy các doanh nghiệp sẽ tách biệt được lợi nhuận thuần từ hoạt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36115.doc