MỤC LỤC
Mục Tiêu đề Trang
· Lời nói đầu 2
Chương I Cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của các NHTM 3
I/ Cạnh tranh 3
1 Quan điểm về cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng 3
2 Bản chất của cạnh tranh 3
3 Đặc điểm của cạnh tranh 3
4 Vai trò của cạnh tranh 4
5 Tác động của cạnh tranh đối với các NHTM 5
6 Lợi thế cạnh tranh của các NHTM 6
II/ Khả năng cạnh tranh của các NHTM 7
1 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM 7
2 Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của các NHTM 7
3 Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của các NHTM 8
ChươngII Thực trạng khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam 12
I/ Giới thiệu về các NHTM Việt Nam 12
II/ Năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam 13
1 Đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam 13
2 Những thành tựu các NHTM Việt Nam đã đạt được 14
3 Một số tồn tại 16
4 Nguyên nhân của những tồn tại 17
Chương III Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam 21
I/ Đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý 21
II/ Đối với NHNN Việt Nam 22
III/ Đối với các NHTM Việt Nam 23
IV/ Một số giải pháp khác 25
· Kết luận 26
· Tài liệu tham khảo 27
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Nâng cao khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công nghệ ngân hàng; uy tín ngân hàng; năng lực quản trị, điều hành; chất lượng tín dụng; chiến lược khách hàng; khả năng phản ứng với thị trường; khả năng nắm bắt thời cơ; khả năng phân tích, dự báo xu hướng phát triển của ngành; các loại hình dịch vụ; khả năng đa dạng hoá các công cụ cạnh tranh và sử dụng linh hoạt chúng v.v…
Nhóm các yếu tố bên ngoài, đó là: Hệ thống văn bản pháp lý nói chung và các văn bản tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói riêng đặc biệt là các văn bản liên quan đến cạnh tranh, chống độc quyền trong hoạt động ngân hàng; các điều kiện kinh tế xã hội; các định hướng, chiến lược phát triển của Nhà nước đối với ngành ngân hàng; thực trạng nền kinh tế; mức tăng trưởng kinh tế; khoảng cách về quy chế quản lý và hoạt động giữa các ngân hàng trong và ngoài nước; sự tham gia ngày càng lớn của các định chế tài chính, các tổ chức tín dụng; mức độ hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế; sự điều hành, quản lý của NHNN v.v…
Như vậy, tất cả các chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu trên đều có thể ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của mỗi NHTM. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố có thể khác nhau.
3. hệ thống các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của các NHTM.
Trong lĩnh vực ngân hàng, chi phí và năng suất lao động không mang nhiều ý nghĩa để có thể so sánh với nhau. Hiện nay, xu hướng cạnh tranh liên quan đến những yếu tố phi giá như: sự khác biệt của sản phẩm, về chất lượng sản phẩm cũng như những điều kiện về tài chính, mạng lưới phân phối bán hàng… đang trở lên phổ biến hơn.
Trong nhiều trường hợp, các chỉ tiêu về lợi nhuận và thị phần chỉ có thể phản ánh sức cạnh tranh của một ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định, nó không phản ánh được tính ổn định lâu dài sức cạnh tranh của một ngân hàng NHTM.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, cần thiết phải sử dụng một hệ thống chỉ tiêu mang tính tổng hợp, toàn diện hơn theo 4 nhóm chỉ tiêu sau: Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh; Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượngdịch vụ; Nhóm chỉ tiêu phản ánh tính đổi mới trong hoạt động kinh doanh và nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ thoả mãn của khách hàng.
3.1. nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh.
Trong lĩnh vực ngân hàng, hiệu quả kinh doanh thường được đánh giá thông qua 3 chỉ số phân tích cơ bản:
Chỉ số thứ 1:
Lợi nhuận ròng
ROA = x 100
Tổng tài sản có
Chỉ số ROA(Return on asset) cho nhà phân tích thấy được khả năng bao quát của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản có. Nói cách khác, ROA giúp nhà phân tích xác định hiệu quả kinh doanh tính trên một đồng tài sản có. ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, ngân hàng có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản có trước những biến động của nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu ROA quá lớn nhà phân tích sẽ lo lắng vì rủi ro luôn song hành với lợi nhuận.
Chỉ số thứ 2:
Lợi nhuận ròng
ROE = x 100
Vốn tự có
ROE là chỉ số đo lường hiệu quả sử dụng của một đồng vốn tự có. Nó cho biết số lợi nhuận ròng mà các cổ đông có thể nhận được từ việc đầu tư vốn của mình. Nếu ROE quá lớn so với ROA chứng tỏ vốn tự có của ngân hàng chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ so với tổng nguồn vốn; vốn kinh doanh vì vậy sẽ chủ yếu lấy từ nguồn huy động và như vậy có thể ảnh hưởng tới mức độ lành mạnh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Chỉ số thứ 3:
Tổng chi phí
Tổng thu nhập
Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí từ nguồn thu nhập của ngân hàng. Đây cũng là chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Thông thường chỉ số này nhỏ hơn 1. Nếu lớn hơn 1 chứng tỏ ngân hàng hoạt động kém hiệu quả và đang có nguy cơ phá sản trong tương lai.
Thông qua các Bảng cân đói kế toán và Báo cáo thu nhập, chi phí được các ngân hàng công bố trong các bản báo cáo thường niên được phát hành rộng rãi, các nhà phân tích sẽ dễ dàng có được các chỉ số trên.
3.2. nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng dịch vụ ngân hàng.
Chất lượng dịch vụ luôn là vấn đề quan tâm của mọi NHTM vì chất lượng dịch vụ ngày nay đang trở thành một lợi thế cạnh tranh quan trọng đối với mỗi NHTM.
Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng bao gồm:
Chất lượng nhân viên trực tiếp cung ứng dịch vụ.
Độ an toàn và chính xác.
Thủ tục giao dịch.
Tốc độ xử lý giao dịch.
Để có thể đo lường được các yếu tố hầu hết mang tính chất vô hình nêu trên, các NHTM có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu Marketing như lập bảng hỏi khách hàng, phỏng vấn trực tiếp khách hàng, tổ chức toạ đàm theo chuyên đề hoặc sử dụng hộp thư góp ý của khách hàng.
3.3. nhóm chỉ tiêu phản ánh tính đổi mới trong hoạt động ngân hàng.
Qúa trình cạnh tranh thực chất là quá trình đổi mới hoạt động của ngân hàng sao cho phù hợp nhất với thị trường. Do thị trường luôn thay đổi vì vậy khả năng đổi mới linh hoạt trở thành chỉ tiêu phản ánh sức cạnh tranh của các NHTM. Nói cách khác, chỉ tiêu đổi mới là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh sức cạnh tranh của một NHTM trong cơ chế thị trường.
Các chỉ tiêu cụ thể phản ánh sự đổi mới trong hoạt động kinh doanh của các NHTM bao gồm:
Số lượng dịch vụ mới.
Số lượng địa điểm phân phối mới.
Những thay đổi mới khác trong quá trình cung ứng dịch vụ, cơ cấu tổ chức, chiến lược kinh doanh.
3.4. nhóm chỉ tiêu phản ánh sự hài lòng của khách hàng.
Đây là nhóm chỉ tiêu mang tính tổng hợp nhất và có thể nói là quan trọng nhất theo quan điểm Marketing. Vì suy cho cùng, các ngân hàng cạnh tranh nhau để thu hút được nhiều khách hàng thông qua việc thoả mãn tốt nhất nhu cầu của họ.
Nhóm chỉ tiêu này chủ yếu được đánh giá theo khía cạnh kết cấu của vấn đề, cụ thể như sau:
Tốc độ tăng trưởng / suy giảm số lượng khách hàng
Tốc độ tăng trưởng /suy giảm thị phần.
Phương pháp tính toán hai chỉ tiêu trên chủ yếu dựa vào phương pháp thống kê thông tin từ trong nội bộ ngân hàng và thông tin từ bên ngoài ngân hàng. Do mức sinh lợi của các nhóm khách hàng / dịch vụ khác nhau sẽ khác nhau vì vậy chỉ tiêu trên cần thiết được thống nhất theo từng loại hình dịch vụ cụ thể.
3.5.sơ đồ hệ thống các chỉ tiêu phản ánh sức cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng.
Liên tục đổi mới
- Dịch vụ mới
- Địa điểm cung ứng mới
- Đổi mới khác
Kết quả kinh doanh
- ROA
- ROE
- Chi phí / thu nhập
T/m khách hàng
- Tăng /giảm khách hàng
- Tăng / giảm thị phần
Chất lượng cao
- Chất lượng nhân viên
- Thủ tục giao dịch
- Độ an toàn chính xác
Sức cạnh tranh MHTM
Chương ii
Thực trạng khả năng cạnh tranh của các nhtm việt nam
i. giới thiệu về các NHTM Việt Nam.
Như đã biết, NHTM là một tổ chức trung gian tài chính, hoạt động bằng vốn tự có và vốn huy động trên thị trường.
ở Việt Nam, vốn tự có của các ngân hàng do Ngân sách Nhà nước cấp đối với các NHTM quốc doanh; và vốn do các cổ đông đóng góp đối với các NHTM cổ phần. Số vốn tự có này chỉ chiếm không quá 5% tổng số vốn hoạt động của một NHTM. Như vậy, hầu hết nguồn vốn hoạt động phải huy động trong xã hội và các nguồn vốn khác nhau. Ví dụ như NHNN & PTNT Việt Nam, vốn điều lệ được cấp là 2200 tỷ đồng, chỉ chiếm 3% trong tổng số vốn hoạt động 66000 tỷ đồng. Các NHTM Việt Nam chủ yếu huy động vốn trên thị trường từ hai đối tượng là: các tổ chức kinh tế và dân cư.
Đến nay, hệ thống NHTM Việt Nam bao gồm: 6 NHTM Nhà nước với 116 chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, chưa kể đến các chi nhánh cấp huyện thị trấn, các chi nhánh cấp II và phòng giao dịch; 23 NHTM cổ phần đô thị với 105 chi nhánh cấp I, chưa kể đến các chi nhánh cấp II và các phòng giao dịch; 14 NHTM cổ phần nông thôn với 27 chi nhánh, chưa kể các phòng giao dịch; 4 ngân hàng liên doanh với 7 chi nhánh; 26 chi nhánh ngân hàng nước ngoài(CNNHNN); hơn 900 ngân hàng hợp tác. Ngoài ra còn có các công ty tài chính và các công ty cho thuê tài chính được thành lập và tham gia vào thị trường tiền tệ và hệ thống tiết kiệm bưu điện trải rộng khắp nơi(số liệu năm 2003).
Nhìn tổng thể, ở Việt Nam có một hệ thống ngân hàng với đầy đủ các thành phần kinh tế tham gia, có mạng lưới rộng lớn, phân bổ ở các tỉnh và thành phố, đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Tuy vậy, so với các nước trên thế giới và trong khu vực thì các NHTM Việt Nam chưa thể là các ngân hàng mạnh. Hiên nay, 5 trong số 6 NHTM quốc doanh được xem là các ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam có vốn điều lệ Nhà nước cấp sau đợt bổ xung năm 2002 đạt 11000 tỷ đồng. Tổng vốn diều lệ của các NHTM cổ phần xấp xỉ 2,8 ngàn tỷ.
Mạng lưới ngân hàng nước ta tuy rộng nhưng phân bố chưa thật hợp lý. Các NHTM Nhà nước hầu hết xây dựng mạng lưới của mình theo lãnh thổ. ở nhiều vùng, nhiều thị trấn, huyện kinh tế chưa phát trển thế nhưng các ngân hàng đều có mặt đầy đủ dưới hình thức chi nhánh. Có quan điểm cho rằng, xây dựng mạng lưới như vậy để đảm bảo sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, tránh tình trạng độc quyền. Điều này có thể đúng với những nơi có cầu về dịch vụ ngân hàng ở mức thấp, việc bố trí như vậy có thể không hiệu quả, dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh, thiếu đàng hoàng. Trong khi đó, nhiều NHTM cổ phần đô thị hệ thống còn hẹp, một số ngân hàng chỉ có trụ sở chính và ít phòng giao dịch hoạt động trên địa bàn với hội sở chính nên không có khả năng tiếp cận thị trường ngoài địa bàn đóng trụ sở. Hoạt động của các NHTM cổ phần nông thôn, tuy có số vốn điều lệ nhỏ, nhưng đã có một phần đóng góp vào thị trường tài chính tiền tệ ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay cũng có nhiều vấn đề cần đề cập về loại hình ngân hàng này.
Hiện nay, tính chuyên nghiệp của các NHTM Việt Nam đã không còn như trước đây. Các NHTM đều hoạt động đa năng, đều tìm cách vươn tới những thị trường không thuộc “ngành” mình để hoạt động. Từ đó làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng.
Nhìn chung, về cơ cấu tổ chức cũng như hoạt động của các NHTM Việt Nam còn nhiều bất cập. Tất cả những điều đó làm giảm khả năng cạnh tranh của mỗi NHTM trong nước với nhau cũng như với các CHNHNN tại Việt Nam.
ii. năng lực cạnh tranh của các NHTM VIệt Nam.
1. đánh giá về năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam.
Đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong địng huớng phát triển của các NHTM trước xu thế hội nhập và phát triển. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam sẽ giúp cho các ngân hàng trong hoạt động Marketing hướng tới nâng cao vị thế để chiếm lĩnh thị trường, làm cho sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng thích ứng với nhu cầu của thị trường, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Ngành ngân hàng là một trong những ngành giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Theo đánh giá chung, tiến trình đổi mới hoạt động ngân hàng đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận, song vẫn bị coi là chậm so với yêu cầu đổi mới của nền kinh tế. Điều đó được thể hiện qua năng lực cạnh tranh của hệ thống tài chính ngân hàng nước ta còn quá thấp so với thế giới cũng như khu vực( đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống tài chính – ngân hàng của Việt Nam năm 2000, trong 59 nước được xếp hạng thì Việt Nam chỉ hơn có Inđônêxia). Đây có thể là một thách thức lớn trong tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế của hệ thống NHTM nước ta.
Trong tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam, bên cạnh việc nhìn nhận năng lực cạnh tranh của toàn hệ thống tài chính – ngân hàng đối với thế giới, việc nhìn nhận, đánh giá năng lực cạnh tranh trong nội bộ ngành ngân hàng cũng rất cần thiết để đảm bảo sự thành công trong quá trình phát triển và hội nhập.
Năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM nước ta theo đánh giá chung của nhiều chuyên gia kinh tế, hiện nay vẫn còn hết sức khiêm tốn. Với tiềm lực dồi dào về tài chính, với công nghệ hiện đại, với đội ngũ nhân viên tinh thông nghiệp vụ và nhiều lợi thế cạnh tranh khác của các ngân hàng nước ngoài thì liệu sức cạnh tranh của các NHTM Việt Nam có được cải thiện?
Đối chiếu với hoạt động cạnh tranh của các NHTM hiện nay, một điều dễ nhận thấy là hầu như không có hoặc rất ít tình trạng cạnh tranh bất hợp pháp. Đó là một biểu hiện rất đáng mừng. Tuy nhiên, thời gian vừa qua các NTHM Việt Nam chủ yếu cạnh tranh với nhau bằng lãi suất. Sự cạnh tranh lãi suất giữa các NHTM làm cho các ngân hàng luôn “thủ thế” với nhau, thường xuyên nghe ngóng thông tin của ngân hàng bạn về việc hạ lãi suất. Kết quả cuối cùng là hiệu quả hinh doanh ngày càng giảm.
Xu thế của các NHTM là cho vay thấp hơn lãi suất cơ bản đã cho thấy giữa các ngân hàng đã có sự cạnh tranh mạnh mẽ. Điều này làm cho một số ngân hàng có ưu thế cạnh tranh chiếm được thị phần lớn hơn và một số ngân hàng khác sẽ bị giảm thị phần tín dụng và lâm vào cảnh khó khăn, suy yếu.
Tóm lại, với năng lực cạnh tranh yếu kếm như hiện nay, các NHTM Việt Nam còn nhiều việc phải làm trong thời gian tới để cải thiện sức cạnh tranh của toàn bộ hệ thống cũng như để có đủ sức cạnh tranh với nhau và với các ngân hàng nước ngoài.
2. những thành tựu các NHTM Việt Nam đã đạt được.
Trong hoạt động ngân hàng, cạnh tranh là động lực phát triển của bản thân ngành ngân hàng cũng như của nền kinh tế, đó là động lực của sự đổi mới theo hướng không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong cạnh tranh, thời gian qua hệ thống NHTM nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần cho hoạt động cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn.
Cạnh tranh đã có sự chọn lọc và đào thải, nó cho phép chọn lọc và đào thải các
tổ chức tín dụng(TCTD). Những TCTD nói chung và các NHTM nói riêng đáp ứng được các yêu cầu pháp luật quy định, nâng cao được năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động thì mới có thể đứng vững trên thị trường, tồn tại và phát triển vững chắc. Ngược lại, những ngân hàng nào không vươn lên được, nợ quá hạn cao, thua lỗ kéo dài, năng lực hoạt động kém sẽ bị thu hồi giấy phép, đóng cửa hoạt động, sáp nhập hay bán lại cho ngân hàng khác.
Cạnh tranh tạo điều kiện hoàn thiện chính sách tiền tệ, đổi mới nghiệp vụ NHTW, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của NHNN, phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doanh, giảm sự can thiệp của các cấp chính quyền địa phương vào hoạt động ngân hàng.
Hệ thống ngân hàng phát triển đông về số lượng, đa dạng về loại hình sở hữu và phong phú về mô hình tổ chức, bao gồm: 4 ngân hàng liên doanh, 26 CNNHNN, 4 NHTM quốc doanh và 2 ngân hàng chính sách, 37 NHTM cổ phần, 9 công ty tài chính và trên 10 công ty cho thuê tài chính, các quỹ tín dụng nhân dân. Với sự tham gia của các tổ chức phi ngân hàng đã làm giảm đi sự độc quyền của mỗi khối TCTD trong toàn quốc, cũng như độc quyền trên từng địa bàn, tạo sự lựa chọn thuận lợi hơn cho khách hàng. Đặc biệt đã có sự cạnh tranh sôi động giữa các ngân hàng nước ngoài với các NHTM trong nước; giữa các NHTM quốc doanh và các NHTM cổ phần. Đã có sự phân chia mạnh mẽ về thị phần huy động và thị phần cho vay giữa các khối ngân hàng :
Thị phần huy động (%):
Năm
NHTM QD
NHTMCP
CNNHNN&NHLD
1995
81,8
11,5
6,7
1999
79,1
10,4
9,1
2000
76
18
6
2002
75,5
18
6,5
Thị phần cho vay (%):
Năm
NHTMQD
NHTMCP
CHNHNH&NHLD
1995
81
10,6
8,4
1999
74
9,7
14,3
2000
72
11
17
2002
73,5
14,5
12
NHTMQD : NHTM quốc doanh
NHTMCP : NHTM cổ phần
CNNHNN&NHLD : CNNHNN và ngân hàng liên doanh
Cạnh tranh đã đem lại mức lãi suất, mức phí ngày càng hợp lý hơn cho khách hàng với chất lượng phục vụ ngày càng nâng cao, an toàn, bí mật và nhanh chóng. Cạnh tranh cũng thúc đẩy sự phân định rõ hoạt động tín dụng ưu đãi, tín dụng theo chính sách với hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, nó cũng đã thúc đẩy sự ra đời của thị trường vốn đặc biệt là sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam. Các NHTM Việt Nam đã không ngừng mở rộng quy mô huy động vốn và tăng trưởng tín dụng, chú ý hơn tới chất lượng tín dụng, chọn lọc khách hàng. Cạnh tranh đã tạo cho hoạt động ngân hàng nhiều bước đột phá mới trong hội nhập và phát triển.
Các NHTM và các TCTD đã phát triển rộng mạng lưới, mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch, bàn tiết kiệm, kể cả mở văn phòng đại diện ở nước ngoài hay mở ngân hàng liên doanh(NHLD) ở nước ngoài. Từ đó lại thúc đẩy các NHTM và TCTD hoàn thiện tổ chức bộ máy, chấn chỉnh công tác quản trị, nâng cao chất lượng công tác điều hành quản lý; thúc đẩy các NHTM đa dạng hoá hoạt động, các hình thức thanh toán và dịch vụ; hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, nâng cao trình độ cán bộ, đổi mới phong cách làm việc, tạo được quan hệ bình đẳng hơn giữa ngân hàng và khách hàng.
Để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, các NHTM Việt Nam đã phải nỗ lực không ngừng để nâng cao năng lực cạnh tranh về các mặt: cạnh tranh về mở rộng mạng lưới, chức năng hoạt động; cạnh tranh về việc ứng dụng công nghệ thông tin; cạnh tranh về đa dạng hoá sản phẩm ,dịch vụ; cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ; và cạnh tranh về chiến lược kinh doanh.
So với các CNNHNN thì các NHTM Việt Nam có rất nhiều lợi thế. Do đó, khả năng mở rộng thị phần là rất lớn. Và để làm được điều này, không gì khác là các NHTM Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh của chính bản thân mỗi ngân hàng.
3. một số tồn tại
Trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam, bên cạnh những thành tựu đã đạt được cũng còn bộc lộ một số tồn tại cần khắc phục. Đó là:
Chưa thực sự có cạnh tranh sôi động, cạnh tranh bình đẳng giữa các NHTM. Những quy định khống chế, hạn chế hoạt động của CNNHNN và NHLD(Quyết định số 424/1999/QĐ - NHNN 5 ngày30/11/1999) chính là quy định hạn chế cạnh tranh bình đẳng của khối ngân hàng này: các NHLD không bị hạn chế nhận tiền gửi không kỳ hạn bằng VND; còn các CNNHNN thì mức khống chế này tối đa là 25% vốn của ngân hàng
nguyên xứ cấp cho ngân hàng đó.
Khối NHTMQD còn có sự bảo trợ của Nhà nước: cấp vốn điều lệ, khi gặp rủi ro bất khả kháng thì được Chính phủ giúp đỡ, xử lý cho khoanh nợ, giãn nợ thậm chí xoá nợ trong khi đó các NHTMCP thì không. Hơn nữa khối NHTMQD do có nhiều lợi thế với sự hỗ trợ của Nhà nước nên trong nhiều thời điểm đã hạ lãi suất xuống quá thấp hoặc đưa ra các ưu đãi khác thu hút khách hàng…do đó đã làm thiệt hại cho các NHTMCP, nhất là các NHTMCP quy mô nhỏ, khó khăn. Đó là biểu hiện của tình trạng cạnh tranh chèn ép, cá lớn nuốt cá bé.
Mặc dù có cạnh tranh nhưng ở hầu hết các vùng nông thôn vẫn là địa bàn độc quyền của NHNN&PTNT, một số NHTMCP nông thôn và Quỹ tín dụng nhân dân, cộng với cơ chế điều hành về lãi suất cho vay chưa phải là kết quả của sự cạnh tranh bình đẳng, người nông dân vẫn phải vay vốn với lãi suất cao.
Lãi suất được sử dụng như là một công cụ cạnh tranh hữu hiệu. Tuy nhiên, các NHTM đã cạnh tranh với nhau bằng cách hạ lãi suất cho vay theo kiểu “phá giá”, từ đó đã có tác động không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tổng vốn điều lệ và vốn tự có của các NHTM nước ta còn nhỏ bé. Nợ quá hạn cao, chất lượng tài sản có thấp, cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu, hiệu quả kinh doanh thấp, thiếu kinh nghiệm hoạt động, nội bộ mất đoàn kết, nhiều NHTMCP thể hiện sự thao túng có tính chất gia đình của một số thành viên trong Hội đồng quản trị.
Bên cạnh đó là sự bất cập của cơ chế quản lý, của môi trường pháp lý, của cơ chế KTTT, của mô hình kinh tế tư nhân và tổ chức cổ phần, tính hợp tác của các NHTM trong nước tạo thành sức mạnh cạnh tranh chưa cao và còn nhiều bất cập…
Chính từ những tồn tại dó đã làm giảm khả năng cạnh tranh của các NHTM nước ta, từ đó dẫn đến hoạt động kém hiệu quả và quay lại làm suy yếu năng lực cạnh tranh của chính các NHTM đó.
4. nguyên nhân của những tồn tại trên
4.1. môi trường pháp lý và cơ chế chính sách
Môi trường pháp lý và cơ chế chính sách có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động cạnh tranh của các NHTM Việt Nam. Cạnh tranh có bình đẳng, các ngân hàng có nâng cao được khả năng cạnh tranh hay không, phụ thuộc rất lớn vào khuôn khổ pháp lý và các chính sách của Đảng, Nhà nước. Nhìn tổng thể, môi trường pháp lý và cơ chế chính sách của ta hiện nay còn nhiều bất cập và chưa thực sự phù hợp với tình hình phát triển mới.
Hệ thống pháp luật chung trong nền kinh tế tác động trực tiếp đến hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng vừa thiếu, bất cập vừa không đồng bộ và chồng chéo, trực tiếp là các Luật: Luật doanh nghiệp, Luật dân sự, Luật hình sự, Luật các TCTD, Luật NHNN…Đặc biệt là chưa có Luật cạnh tranh, luật chống độc quyền hay các chương mục, điều khoản riêng về vấn đề này. Tuy một số chế tài, quy định về quản lý có tác động đến cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của các NHTM nhưng không cụ thể.
Chủ trương, cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước chưa tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng, kích thích động lực thực sự của cạnh tranh giữa các NHTM. Cũng cần thấy rằng, sức mạnh và khả năng cạnh tranh của hệ thống NHTM là yếu tố cơ bản về sự đảm bảo chắc chắn cho hoạt động của NHTW. Với quy định khống chế đối với CNNHNN về huy động và cho vay bằng VND đã tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng trong nước.
Môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế còn hạn chế, chưa thông thoáng, rõ ràng, nhất quán và bình đẳng. Việc đổi mới, cải tổ ngân hàng thực hiện còn chậm, lỏng lẻo và không theo kịp thực tiễn.
Việc xử lý các quỹ tín dụng nhân dân, các TCTD cổ phần kém hiệu quả, tiến hành chậm và thiếu kiên quyết. Sự đào thải, chọn lọc của qui luật cạnh tranh cũng như lợi ích của sự hợp tác chưa được phát huy.
4.2. sự quản lý và điều hành của NHNN Việt Nam
Nhìn chung, sự quản lý và điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam chậm chuyển đổi; một số công cụ điều hành chính sách tiền tệ nhiều khi tỏ ra không phù hợp: lãi suất, tỉ giá, dự trữ bắt buộc…
Một số nghiệp vụ của NHTW chậm đưa vào triển khai theo yêu cầu của thực tiễn, nhất là thị trường liên ngân hàng còn trầm lắng. NHNN Việt Nam chưa làm tốt vai trò và chức năng của mình trong việc đảm bảo cho toàn hệ thống ngân hàng phát triển an toàn, hiệu quả.
Việc quản lý của NHNN còn mang nặng tính hành chính, can thiệp sâu vào hoạt động của các NHTM, còn nhiều văn bản hành chính xử lý cá biệt… làm phá vỡ tính tổng thể ban đầu. Hiệu lực, hiệu quả, chất lượng của thanh tra ngân hàng còn nhiều hạn chế…
4.3 năng lực tài chính
Các biện pháp của Chính phủ giúp làm trong sạch tình hình tài chính của các NHTM do nguyên nhân khách quan chậm được đưa ra và nếu có đưa ra thì thiếu hiệu quả. Việc cấp đủ vốn điều lệ cho các NHTMQD bị kéo dài, số vốn đó còn rất nhỏ bé so với các CNNHNN, NHLD và ngân hàng các nước trong khu vực.
Các TCTD cổ phần có vốn điều lệ nhỏ, khó tăng thêm vốn theo quy định; quy mô vốn nhỏ, nợ quá hạn cao, uy tín thấp.
Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ và ngiệp vụ NHTW chưa thực sự có hiệu quả để giúp các TCTD giải quyết tình trạng tồn đọng, sử dụng có hiệu quả vốn khả dụng.
4.4. nhân sự
Hiện nay, các NHTM nước ta chưa có chiến lược, quy hoạch cán bộ chặt chẽ, chưa chú trọng trong đào tạo lại cán bộ do đó chất lượng cán bộ, công nhân viên trong ngành ngân hàng còn nhiều yếu kém.
Khi yêu cầu về chất lượng và trình độ cán bộ, công nhân viên là một yếu tố quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh thì một số NHTM tăng thêm đội ngũ cán bộ, nhân viên mới vẫn theo truyền thống cũ, trình độ hạn chế về nhiều mặt.
Các ngân hàng còn thiếu cán bộ tác nghiệp giỏi, những nhà chuyên môn thực sự; nhiều cán bộ nhân viên còn lúng túng trong xử lý công việc, thiếu tính chuyên nghiệp, đôi khi rất máy móc và thiếu linh hoạt…
4.5. công nghệ ngân hàng
Mặc dù hầu hết các NHTM trong nước đều chú ý đầu tư cho công nghệ, song còn lạc hậu so với khối CNNHNN và khối NHLD ở Việt Nam, còn bất cập so với yêu cầu và chưa đồng bộ. Việc đầu tư chưa có hiệu quả và chưa gắn với đầu tư nâng cao năng lực trình độ cán bộ.
Riêng ngành ngân hàng, mức độ hiên đại hoá công nghệ khá nhanh chóng và có lẽ đang là một trong những ngành dẫn đầu trong lĩnh vực này. Song, việc hiện đại hoá công nghệ tronh lĩnh vực không chỉ phụ thuộc vào khả năng tài chính của ngân hàng. Vì vậy, vấn đề hiện đại hoá công nghệ phần lớn cũng mới trong giai đoạn thử nghiệm và mới chỉ được thực hiện ở một vài ngân hàng lớn thuộc các khu đô thị lớn. Đây là vấn đề bức xúc bởi chúng ta không thể nói hiện đại hoá công nghệ mà hàng ngày dân chúng vẫn rồng rắn xếp hàng trước cửa các ngân hàng được.
4.6. một số nguyên nhân khác
Hầu hết các NHTM trong nước chưa có chiến lược cạnh tranh cũng như chiến lược nhằm nâng cao sức cạnh tranh, hoặc nếu có thì chưa có giải pháp cụ thể để triển khai.
Bộ máy điều hành phần lớn là những cán bộ, quan chức NHNN, NHTM đã nghỉ hưu, một số trường hợp khác bị hạn chế về kinh nghiệm kinh doanh tiền tệ.
Như vậy, một hệ thống mạng lưới NHTM lớn nhưng chưa mạnh, tồn tại những yếu kém nội tại, hoạt động trong điều kiện nền kinh tế còn yếu, khả năng cạnh tranh và năng lực hoạt động kinh doanh của các các doanh nghiệp chưa mạnh, các văn bản luật pháp chưa đồng bộ là những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM không cao, hạn chế khả năng cạnh tranh và phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng.
Củng cố, hoàn thiện để phát triển là rất cần thiết và là quá trình biện chứng. Công việc khắc phục những yéu kém tồn tại trong các NHTM Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn mới là hết sức cấp bách. Vì vậy, các NHTM, các cơ quan quản lý Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Đảng cần có các biện pháp thích hợp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33656.doc