MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
CHƯƠNG I: QUỸ ĐẦU TƯ TRONG DOANH NGHIỆP .4
I. Khái niệm chung về đầu tư 4
1. Khái niệm .4
2. Vai trò của đầu tư phát triển .5
3. Đặc điểm của đầu tư phát triển .5
II. Quỹ đầu tư trong doanh nghiệp .5
1. Khái niệm .5
2. Nguồn hình thành quỹ và các yếu tố ảnh hưởng .6
2.1. Nguồn hình thành quỹ .6
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng 7
3. Quản ly và sử dụng quỹ 8
3.1. Quản ly quỹ .8
3.2. Sử dụng quỹ .11
CHƯƠNG II: QUỸ ĐẦU TƯ TRONG DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM 12
I. Đánh giá chung .12
1. Đánh giá chung về doanh nghiệp Việt Nam 12
2.Tình hình đầu tư trong những năm gần đây .13
II. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư: .13
1. Cơ cấu vốn đầu tư giữa các khu vực doanh nghiệp .13
2. Doanh thu thuần trên vốn .14
3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn .15
4. Doanh thu thuần theo lao động 15
III. Một số vấn đề đặt ra: 16
1. Đa phần thiếu vốn trầm trọng .16
2. Chỉ một số được ưu đãi về vốn 16
3. Khả năng quản ly yếu kém .16
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ RA .17
I. Giải pháp làm tăng khả năng huy động vốn .17
1. Vai trò của Nhà nước: .17
1.1.Tạo cơ chế thông thoáng .17
1.2.Bình ổn thị trường vốn .18
1.3.Điều chỉnh chính sách tín dụng .18
2.Vai trò của doanh nghiệp .18
II. Giải pháp làm tăng hiêu quả sử dụng vốn 18
1. Giải pháp thuộc lĩnh vực quản ly Nhà nước 19
1.1. Ban hành văn bản pháp luật .19
1.2. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi 19
1.3. Hoạch định gắn với chiến lược phát triển .19
2. Biện pháp liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp 20
2.1. Nâng cao năng lực quản ly .20
2.2. Phát huy hiệu quả đầu tư các dự án .21
Kết luận .22
Danh mục tài liệu tham khảo 23
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2392 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề án Quỹ đầu tư trong doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể phát triển kinh tế, là chìa khóa của sự tăng trưởng, thể hiện ở các mặt sau:
- Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước:
+ Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu.
+ Đầu tư tác động hai mặt đến sự ổn định của nền kinh tế: Đầu tư cùng một lúc vừa yếu tố phá vỡ sự ổn định vừa là yếu tố duy trì sự ổn định của nền kinh tế mọi quốc gia.
+ Đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốc gia.
+ Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các quốc gia.
- Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ: đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở.
3. Đặc điểm:
Hoạt động đầu tư phát triển có các đặc điểm khác biệt với các loại hình đầu tư khác, đó là:
- Họat động đầu tư đòi hỏi một số vốn lớn và để nằm khê đọng trong suốt quá trình tiến hành hoạt động đầu tư.
- Thời gian từ khi tiến hành đầu tư cho đến khi thu hồi đủ vốn và phát huy thành quả thường dài và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.
- Các thành quả của hoạt động đầu tư có giá trị sử dụng lâu dài, thường là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi nà nó được tạo dựng nên.
II. Quỹ đầu tư trong doanh nghiệp:
1. Khái niệm:
Quỹ đầu tư là một loại quỹ trong doanh nghiệp. Quỹ này tập trung các nguồn lực cho các hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Xét về bản chất, quỹ chính là nguồn vốn đầu tư được tách biệt ra khỏi cơ cấu vốn chung của doanh nghiệp và tồn tại dưới dạng quỹ.
Như vậy, quỹ đầu tư trong doanh nghiệp có liên quan trực tiếp, chặt chẽ đến nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp
Đầu tư là một hoạt động thường xuyên và mang tính thiết yếu nên quỹ đầu tư trở thành một vấn đề được mọi doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Việc doanh nghiệp tạo dựng được một nguồn quỹ lớn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có nhiều hơn những cơ hội tiến hành các hoạt động đầu tư quy mô lớn và dài hạn. Nguồn lợi thu được từ các hoạt động này sẽ lại là cơ sở để doanh nghiệp tăng quy mô của quỹ cho các hoạt động đầu tư tiếp theo.
2. Nguồn hình thành quỹ và các yếu tố ảnh hưởng:
Quỹ đầu tư là một phần của tổng nguồn vốn doanh nghiệp nên khi tìm hiêu về các nguồn hình thành nên quỹ tức là ta nghiên cứu nguồn vốn và các phương thức huy động vốn trong doanh nghiệp cùng các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định sử dụng nguồn vốn cho hoạt động đầu tư.
2.1. Các nguồn và phương thức huy động vốn cho đầu tư mà doanh nghiệp có thể sử dụng bao gồm:
a) Nguồn vốn chủ sở hữu:
- Vốn góp ban đầu.
- Lợi nhuận không chia.
- Tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu mới.
Trong đó, phần lơi nhuận không chia- nguồn vốn nội bộ là một nguồn rất hấp dẫn doanh nghiệp, vì doanh nghiệp giảm được chi phí, giảm được sự phụ thuộc vào bên ngoài. Thực tế thì phần lớn lợi nhuận không chia được sử dụng để tái đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tái đầu tư từ lợi nhuận chỉ có thể thực hiện nếu doanh nghiệp đã và đang hoạt động có lợi nhuận, được phép tiếp tục đầu tư. Đối với doanh nghiệp nhà nước thì còn phụ thuộc vào chính sách khuyến khích tái đầu tư của nhà nước. Đối với các công ty cổ phần thì việc để lại lợi nhuận liên quan đến việc chia lại cổ phần cho các cổ đông.
Phát hành cổ phiếu bổ sung cũng là một phương thức huy động vốn cho đầu tư. Phần lớn cổ phiếu mới được phát hành sau khi thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán tăng lên, bởi vì điều này cho thấy dấu hiệu có nhiều cơ hội đầu tư mở rộng vào những dự án có triển vọng. Phương thức này có thể gíup huy động vốn nhanh chóng nhưng không được phép sử dụng thường xuyên. Ngoài ra việc phát hành thêm cổ phiếu cũng có thể giúp doanh nghiệp tránh việc gia tăng tỉ lệ nợ, giữ vững khả năng thanh toán.
b) Nợ:
- Nguồn vốn tín dụng Ngân hành và tín dụng thương mại: đây là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp thường vay Ngân hàng để đảm bảo khả năng tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh , đặc biệt là vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp.
- Phát hành trái phiếu công ty:
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư:
Quy mô của quỹ đầu tư phụ thuộc trước hết vào nguồn vốn huy động được và tỷ lệ nguồn vốn trích ra cho hoạt đông đầu tư của doanh nghiệp.
a) Đối với nguồn vốn từ lợi nhuận không chia có thể liên quan đến một số yếu tố sau:
- Chính sách khuyến khích tái đầu tư của Nhà nước (đối với DNNN) hoặc chính sách chia lãi cổ phần của công ty. Chính sách này phụ thuộc vào:
+ Tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ.
+ Mức chia lãi trên 1 cổ phiếu của năm trước.
+ Sự xếp hạng cổ phiếu trên thi trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếu của công ty, tâm ly và đánh giá của công chúng về cổ phiếu đó.
+ Hiệu quả của việc tái đầu tư.
b) Đối với nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu bổ sung phụ thuộc 1 số yếu tố sau:
- Giới hạn phát hành do Nhà nước và điều lệ công ty quy định.
- Tình hình biến động thị giá chứng khoán trên thị trường.
- Sức hấp dẫn của các loại cổ phiếu phát hành và sự tín nhiệm của nhà đầu tư với công ty.
c) Nguồn vốn tín dụng Ngân hàng phụ thuộc:
- Khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng và các điều kiên bảo đảm tiền vay mà Ngân hàng đặt ra.
- Lãi suất và sự kiểm soát của Ngân hàng có tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành hoạt động đầu tư hay không.
Nguồn vốn tín dụng thương mại cũng là một cơ sở để doanh nghiệp có thể tiếp tục đầu tư, và thường chiếm một phần lớn trong tổng số nguồn vốn. Nguồn tài trợ này chủ yếu do khả năng hợp tác, uy tín của doanh nghiệpvới các đối tác quyết định.
d) Tương tụ cổ phiếu, nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu cũng chịu ảnh hưởng bởi những biến động trên thị trường chứng khoán cũng như khả năng thu hút đầu tư của trái phiếu công ty. Công ty cần xác định các loại trái phiếu sẽ phát hành với lãi suất tương ứng để đảm bảo khả năng chi trả của mình.
e) Với doanh nghiệp mà khả năng huy động vốn đa dạng thì sẽ có quỹ đầu tư có quy mô lớn. Ngoài ra chính sách đầu tư của doanh nghiệp cũng là 1 yếu tố quyết định quy mô quỹ đầu tư mà doanh nghiệp sẽ tạo lập. Một doanh nghiệp thường xuyên có những dự án quy mô lớn sẽ buộc phải lập quỹ có khả năng đáp ứng lớn hơn nhiều so với doanh nghiệp chỉ chuyên đầu tư nhỏ lẻ và không thường xuyên.
Như vậy có cả yếu tố bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến quy mô của quỹ đầu tư của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nắm rõ những yếu tố này, xem xét chính sách của doanh nghiệp mình để đưa ra phương thức huy động vốn thích hợp đồng thời tính đến các ảnh hưởng từ tác động bên ngoài để huy động có hiệu quả.
3. Quản ly và sử dụng quỹ đầu tư:
3.1. Quản ly quỹ:
Do quỹ đầu tư cũng là một loại qũy trong doanh nghiệp nên sẽ quản ly theo các phương pháp của hạch toán kế toán doanh nghiệp, theo các nguyên tắc về tài chính của bản thân doanh nghiệp.Những quy định của Nhà nước về vấn đề này thường xuyên có những thay đổi. Có thể tham khảo một số điểm như sau:
Nguyên tắc phân phối lợi nhuận của Công ty Nhà nước đã được quy định trong luật DNNN năm 2003, quy chế tài chính chỉ cụ thể hoá các nguyên tắc đã quy định trong Luật. Theo quy chế tài chính, lợi nhuân sau thuế của công ty Nhà nước trước hết được dùng để bù đắp các khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn chuyển lỗ theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Quy định này nhằm bảo toàn vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, tương tự như cơ chế phân phối lợi nhuận hiện hành. Sau khi đã bù đắp các khoản lỗ, Công ty được trích lập quỹ dự phòng tài chính với mức trích là 10% số lợi nhuận còn lại. Quỹ dự phòng tài chính sẽ bị khống chế số dư tối đa là 25% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Khi số dư quỹ đạt mức độ tối đa thì công ty không phải trích lập quỹ này nữa. Đối với một số ngành đặc thù như Ngân hàng thương mại, bảo hiểm, luật chuyên ngành cho phép được trích lập các quỹ đặc thù, thì doanh nghiệp được trích các loại quỹ này sau khi đã trích lập quỹ dự phòng tài chính. Lợi nhuận còn lại của công ty sau khi đã trích lập các loại quỹ trên sẽ được chia theo tỷ lệ giữa vốn Nhà nước và vốn do doanh nghiệp tự huy động. Vốn Nhà nước được xác định bằng số dư bình quân (đầu kỳ và cuối kỳ) của vốn kinh doanh, vốn đầu tư xây dựng và quỹ đầu tư phát triển. Vốn do doanh nghiệp tự huy động được xác định bằng số dư bình quân của các khoản vốn vay ngân hàng thương mại, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các khoản vốn vay được Nhà nước bảo lãnh, hỗ trợ lãi suất được vay với lãi suất ưu đãi thì không được tính vào vốn do doanh nghiệp tự huy động. Số lợi nhuận được chia theo vốn Nhà nước được dùng để bổ sung vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu hoặc không cần thiết phải bổ sung vốn thì đại diện chủ chủ sở hữu thống nhất với Bộ Tài chính để điều về quỹ tập trung do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập để đầu tư cho doanh nghiệp khác.
Số lợi nhuận được chia theo vốn doanh nghiệp tự huy động trước hết dùng để trích quỹ đầu tư phát triến với mức trích tối thiểu 30%. Sau khi trích quỹ đầu tư phát triển, số lợi nhuận còn lại được dùng để trích quỹ khen thưởng, phúc lợi nhằm khuyến khích những người quản lý, điều hành doanh nghiệp, mang hết khả năng và sự nhiệt tình cho việc phát triển, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp, quy chế tài chính quy định được dành tối đa 5% số lợi nhuận được chia theo vốn doanh nghiệp tự huy động để trích lập quỹ khen thưởng cho người quản lý điều hành doanh nghiệp. Mức trích quỹ này khống chế không quá 300 triệu (đối với Công ty Nhà nước không có Hội đồng quản trị và mức 500 triệu (đối với Công ty Nhà nước có Hội đồng quản trị). Sau khi trích quỹ khen thưởng cho người quản lý, điều hành doanh nghiệp, số lợi nhuận còn lại được dùng để trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp. Mức phân bổ cho mỗi quỹ do HĐQT hoặc Giám đốc công ty không có HĐQT quyết định sau khi tham khảo ý kiến của công đoàn. Đại diện chủ sở hữu quy định cụ thể tỷ lệ trích quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng cho người quản lý, điều hành doanh nghiệp.
Quy chế phân phối lợi nhuận này gắn lợi ích của người quản lý, điều hành doanh nghiệp, người lao động trong doanh nghiệp với lợi nhuận của doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận để có mức trích quỹ khen thưởng phúc lợi cao hơn quy chế mới không khống chế mức trích tối đa của quỹ khen thưởng và phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp nên có tác động động viên doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp có nguồn vốn tự huy động ít thì việc trích lập các quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, phúc lợi sẽ bị ảnh hưởng.
Nhằm bảo đảm sự công bằng về quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp, quy chế tài chính có quy định việc trích lập các quỹ của một số loại hình doanh nghiệp đặc thù gồm doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền doanh nghiệp được thiết kế thường xuyên, ổn định chủ yếu thực hiện các sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng hoặc giao kế hoạch.
Đối với doanh nghiệp mới thành lập, trong 2 năm liền kể từ khi có lãi nếu phân phối lợi nhuận như trên mà mức trích 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi không đủ 2 tháng lương thực tế thì được giảm phần trích quỹ đầu tư phát triển để bảo đảm cho 2 quỹ này bằng 2 tháng lương thực tế bình quân trong năm. Mức giảm tối đa là toàn bộ số trích quỹ đầu tư phát triển.
Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền, mức trích 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi tối đa bằng 3 tháng lương thực tế bình quân trong năm thực hiện của doanh nghiệp. Số lợi nhuận còn lại sau khi trích 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi được bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển.
Đối với doanh nghiệp được thiết kế thường xuyên, ổn định, chủ yếu thực hiện các sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng giao kế hoạch nếu giá Nhà nước quy định chỉ đủ, hoặc chưa đủ bù đắp chi phí hợp lý để sản xuất thực hiện các sản phẩm, dịch vụ công ích mà các hoạt động kinh doanh khác không có lãi hoặc lãi ít, nếu phân phối lợi nhuận như quy định chung mà 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi chưa đạt được 2 tháng lương thực tế bình quân trong năm của doanh nghiệp thì được giảm mức trích quỹ đầu tư phát triển để cho đủ 2 tháng lương. Nếu giảm toàn bộ quỹ đầu tư phát triển mà vẫn không đủ 2 tháng lương thì được giảm tiếp phần lợi nhuận được chia theo vốn Nhà nước. Nếu giảm toàn bộ lợi nhuận được chia theo vốn Nhà nước mà vẫn không đủ 2 tháng lương cho 2 quỹ thì Ngân sách Nhà nước sẽ trợ cấp cho đủ 2 tháng lương.
Nội dung sử dụng các quỹ về cơ bản như quy định hiện hành đối với quỹ khen thưởng, người quản lý điều hành doanh nghiệp được dùng để khen thưởng cho HĐQT, Giám đốc doanh nghiệp. Mức khen thưởng của HĐQT hoặc Giám đốc doanh nghiệp không có HĐQT trình đại diện chủ sở hữu quyết định. Quỹ này được dùng để thưởng cho cả nhiệm kỳ của HĐQT, Giám đốc doanh nghiệp. Bộ Lao động thương binh và xã hội hướng dẫn cụ thể phương thức khen thưởng cùng với phương thức trả lương cho HĐQT và Giám đốc doanh nghiệp.
Để xác định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, Quy chế tài chính quy định doanh nghiệp chưa được chi quỹ khen thưởng, phúc lợi, kể cả quỹ khen thưởng ban giám đốc khi chưa thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải thanh toán.
Như vậy công tác quản ly quỹ gắn liền với việc lập quỹ, trích quỹ,và sử dụng quỹ.
3.2. Sử dụng nguồn quỹ:
Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp bao gồm những nội dung sau:
- Đầu tư cho xây dựng cơ bản (mua sắm máy móc thiết bị, xây lắp, và xây dựng cơ bản khác).
- Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực.
- Đầu tư cho nghiên cứu phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Đầu tư mua sắm hàng tồn trữ.
- Đầu tư cho marketing, thương hiệu và TSVH khác.
Đó là những hoạt động thường xuyên mang tính thiết yếu. Tuy nhiên phần quan trọng nhất, chiếm tỉ trọng lớn nhất thường là dành cho các dự án. Trong nguồn quỹ dành cho dự án cũng được chia thành các khoản mục như trên.
Khác với các quỹ khác, việc sử dụng quỹ đầu tư đi đôi với việc tái tạo lập quỹ nên hiệu quả sử dụng được chú trọng hơn cả.
CHƯƠNG II: QUỸ ĐẦU TƯ TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
I. Đánh giá chung:
1.Đánh giá chung về doanh nghiệp Việt Nam :
Do nền kinh tế có những đặc thù : là nền kinh tế vừa thoát ra khỏi cở chế kế hoạch hóa, đi lên kinh tế thi trường theo hướng XHCN với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, được xếp vào nhóm nước đang phát triển, nên doanh nghiệp Việt Nam cũng có những nét đặc trưng sau:
- Doanh nghiệp Nhà nước luôn đóng vai trò chủ đạo.
- Doanh nghiệp nhìn chung quy mô chưa lớn, trình độ hiện đại hóa, khả năng quản ly còn yếu.
- Hầu hết doanh nghiệp chỉ tập trung vào một số lĩnh vực phát huy được lợi thế về lao động và tài nguyên.
- Nhìn chung năng lực cạnh tranh kém, ngay cả trên thị trường nội địa. Việc tiến ra thị trường nước ngoài còn hạn chế.
2. Tình hình đầu tư trong những năm gần đây
- Sau làn sóng đầu tư lần thứ nhất kết thúc mà không thu được nhiều kết quả, trong mấy năm qua làn sóng đầu tư lần hai đã diễn ra, đẩy nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng lên nhanh, làm hoạt động đầu tư trong nước trở nên sôi động.
- Các doanh nghiệp Việt Nam sau một thời gian đầu thiếu hiệu quả đã thấy được tầm quan trọng của quỹ đầu tư đối với hoạt động của mình và quan tâm đến nó ngay từ khi bắt đầu đi vào hoạt động.
- Nói chung doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ (kể cả các tổng Công ty Nhà nước) nên việc tiếp nhận thực hiện các dự án đầu tư bị hạn chế, phải hoạt động dưới high thức liên doanh liên kết với nước ngoài trong một số dự án lớn.
II. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn:
Trong giai đoạn 1990-2003, đầu tư Nhà nước luôn giữ vai trò quan trọng trong tổng đầu tư toàn xã hội. Tỷ trọng đầu tư của khu vực này trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trung bình 48,89% so với 29,93% của khu vực ngoài quốc doanh.
Chính sách đầu tư của Nhà nước vẫn thiên về DNNN: trong cơ cấu đầu tư từ Ngân sách cho các DN, DNNN chiếm 99,3% trong khi DNNQD chỉ chiếm chưa đầy 1%. Dưới đây chúng ta sẽ so sánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của DNNN và DNNQD thong qua 1 số chỉ tiêu.
1. Cơ cấu vốn đầu tư giữa các khu vực doanh nghiệp:
Theo số liệu điều tra, trong giai đoạn 2000-2003, cơ cấu vốn giữa DNNN và DNNQD là 64,02% và 13,82%. Xét theo nghành nghề kinh doanh, DNNN chủ yếu tập trung vào các nghành tài chính tín dụng (37,59%), công nghiệp (22,43%), thương nghiệp (16,26%). Trong khi ở khu vực ngoài quốc doanh thứ tự ưu tiên lần lượt là công nghiệp (30,34%), thương nghiệp (26,72%), tài chính tín dụng (18,54%).
Bảng cơ cấu vốn theo khu vực doanh nghiệp
2000
2001
2002
2003
Tổng số
100
100
100
100
DNNN
67.13
65.91
63.49
59.53
Trung ương
57.89
54.33
54.27
50.93
Địa phương
9.24
8.58
9.22
8.6
DNNQD
9.86
11.99
14.97
18.47
Tập thể
0.79
0.69
0.7
0.69
Tư nhân
1.59
1.81
2.01
2.19
Công ty hợp danh
-
-
0.01
0.09
Cty TNHH
4.46
5.51
7.38
8.9
Cty CP vốn nước ngoài
1.04
2.29
2.89
3.58
Cty CP không có vốn nước ngoài
1.98
1.69
1.98
3.02
(Nguồn: kết quả điều tra doanh nghiệp các năm 200-2003 của Tổng cục thống kê)
2. Doanh thu thuần trên vốn:
Doanh thu thuần trên vốn hang năm ở 2 loại hình của khu vực DNNN có xu hướng thấp hơn so với các loại hình DN của khu vực ngoài quốc doanh. Điều này phản ảnh khả năng sử dụng vốn tạo ra doanh thu của DNNN là kém hơn so với DNNQD
Bảng doanh thu thuần trên vốn
2000
2001
2002
2003
Tổng số
81.1
75.4
88.4
91.6
DNNN
66.3
58.8
71.2
71.4
Trung ương
54.8
49.2
63.6
63.2
Địa phương
138.5
123.2
115.9
119.8
DNNQD
206.6
183.3
179.2
166.5
Tập thể
123.4
123.3
118
115.8
Tư nhân
449
360.6
337.4
301.6
Công ty hợp danh
-
-
325.95
732
Cty TNHH
238
209.4
203.8
193.4
Cty CP vốn nước ngoài
98.6
80.6
75
75.8
Cty CP không có vốn nước ngoài
31.2
71.4
90.6
91.2
(Nguồn: kết quả điều tra doanh nghiệp các năm 2000-2003 của Tổng cục thống kê)
3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn:
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh của khu vực DNNN đạt 2,62%/năm, của khu vực DNNQD là 2,13%/năm, đều thấp hơn mức chung của toàn bộ hệ thống (4,09%).Tốc độ tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn của DNNN là 6%, thấp hơn mức 7% của DNNQD.
Bảng tỷ suất lợi nhuận trên vốn
2000
2001
2002
2003
Tổng số
3.739
3.777
4.32
4.535
DNNN
2.351
2.543
2.9
2.768
Trung ương
2.271
2.397
2.756
2.595
Địa phương
2.873
2.816
3.696
3.81
DNNQD
1.798
2.277
2.311
2.146
Tập thể
3.888
3.207
3.725
3.205
Tư nhân
4.262
3.302
3.33
2.766
Công ty hợp danh
1.291
2.314
5.843
0.27
Cty TNHH
0.432
1.202
1.242
1.536
Cty CP vốn nước ngoài
4.721
4.803
4.529
3.53
Cty CP không có vốn nước ngoài
0.748
1.213
1.845
1.79
(Nguồn: kết quả điều tra doanh nghiệp các năm 2000-2003 của Tổng cục thống kê)
4.Ngoài ra người ta cũng so sánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trên cơ số sánh mức trang bị vốn theo lao động và doanh thu thuần theo lao động.
Vốn đầu tư cho mỗi lao động ở DNNN gấp 3,1 lần so với khu vực DNNQD nhưng doanh thu chỉ gấp 1,2 lần.
III. Một số vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp trong việc huy động nguồn quỹ và sử dụng quỹ:
1. Đa phần doanh nghiệp Việt Nam thiếu vốn đầu tư trầm trọng:
Tính đến nay cả nước có trên 72.000 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng số vốn gần 2 triệu tỷ đồng (tương đương 125 tỷ USD), tức là chỉ ngang một tập đoàn đa quốc gia cỡ trung bình trên thế giới. Nếu tính bình quân thì mỗi DN chỉ có lượng vốn 23,95 tỷ đồng. Trong số 72000 DN:
- DN có lượng vốn <= 50tỷ đồng chiếm 90,25%.
- DN có lượng vốn từ 50-500 tỷ đồng chiếm 9,27%.
- DN có lượng vốn > 50tỷ đồng chiếm 0,48%.
Chính vì vậy đa số DN Việt Nam có quy mô nhỏ bé và ít có cơ hội những dự án đầu tư lớn để mở rộng quy mô, hiện đại hóa sản xuất, do đó trở nên không hấp dẫn các nhà đầu tư.
2. Chỉ một số nhỏ DN thuộc khu vực quốc doanh được ưu đãi về vốn và chính sách tín dụng:
Số còn lại dựa nhiều vào vốn tự có của các cá nhân. Thị trường vốn chưa thực sự phát triển nên khả năng tiếp cận nguồn vốn đầu tư của DN bị hạn chế, các DN nhỏ rơi vào tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau.
3. Khả năng quản ly nguồn quỹ yếu kém:
Khả năng quản ly nguồn quỹ yếu kém cộng thêm các hiện tượng tiêu cực trong các DN dẫn đến thất thoát vốn hoặc sử dụng vốn không đem lại hiệu quả.
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ RA
I. Giải pháp làm tăng khả năng huy động vốn đầu tư:
1. Vai trò của Nhà nước:
1.1. Cần có cơ chế thông thoáng, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài nhằm tận dụng tối đa nguồn vốn FPI:
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp ly và khuôn khổ quản ly thị trường: Một loạt các văn bản pháp luật, quy chế, quy định liên quan đến việc tạo hành lang pháp ly cho các hoạt động đầu tư nước ngoài đã ra đời như Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư tuy nhiên vần còn sự thiếu đồng bộ hoặc chậm triển khai. Ngoài ra còn cần sớm thể chế hóa một số quan hệ kinh tế sẽ phát sinh trong thời gian tới.
- Đẩy mạnh cải cách kinh tế trong nước, tăng khả năng hấp thụ vốn FPI một cách hiệu quả: Hiện nay điều kiện của Việt Nam đã khác xáo với bối cảnh diễn ra làn song đầu tư thứ nhất. Chíng ta đã có kênh dẫn vốn là thị trường chứng khoán, đã có nơi dung nạp vốn vững chắc là các doanh nghiệp Nhà nước đang được cổ phần hóa ngày càng nhiều, hệ thống các doanh nghiệp thuộc sở hữu ngoài quốc doanh phát triển với quy mô và tốc độ cao, tuy nhiên sức hấp thụ FPI vẫn ở mức thấp.
- Cần thiết lập cơ chế giám sát, điều tiết một cách linh hoạt các dòng vốn nhằm giảm thiểu rủi ro khủng hoảng tài chính toàn diện. Đặc trưng cơ bản của dòng vốn FPI là tính thanh khoản cao, ngắn hạn và bất ổn định. Nếu dòng vốn này tăng qua khả năng hấp thụ hiệu quả của nền kinh tế sẽ dẫn đén tình trạng kinh tế bong bóng, hệ thống tài chính dễ bị tổn thương do đó việc giám sát, điều tiết là rất cần thiết. Một số biện pháp cụ thể đã được áp dụng thành công là: kiểm soát các dòng vốn vào bằng các biện pháp mang tính thị trường hoặc mang tính hành chính, kiểm soát các dòng vốn ra bằng các biện pháp điều tiết tự động, can thiệp vô hiệu và thực hiện chính sách tài chính thắt chặt.
1.2. Từng bước bình ổn và hoàn thiện thị trường vốn , trung tâm là thị trường chứng khoán:
- Như đã phân tích, thị trường vốn ở trình độ phát triển chưa cao khiến việc huy động vốn cho đầu tư gặp nhiều trở ngại. Các doanh nghiệp lúng túng trong viêc pháp hành các công cụ vay nợ, nhà đầu tư cũng không có nhiều sự lựa chọn. Sự ra đời của thị trường chứng khoán cho thấy dầu hiệu tích cực. tuy nhiên sự bất ổn của thị trường cũng như sự thiếu rõ ràng, minh bạch trong cung cấp thông tin khiến không ít nhà đầu tư e ngại.
- Cân nhanh chóng đồng bộ hóa, chuẩn mực hóa hoạt động kiểm toán theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Cần đẩy nhanh sự ra đời và phát triển của các tổ chức phân hạng tín nhiệm để có thể thúc đẩy sự phát triển của loạt hình trái phiếu doanh nghiệp.
1.3. Điều chỉnh chính sách tín dụng từ nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước:
- DNNN đang được hưởng quá nhiều ưu đãi dẫn đến tâm ly ỷ lại , trong khi nguồn vốn Ngân sách đang gặp nhiều khó khăn. Cần quan tâm nhiều hơn đến khu vực ngoài quốc doanh để có thể phát huy tiềm năng của khu vực này.
- Đa dạng hóa, gắn với thị trường các phương thức huy động vốn cho Quỹ hỗ trợ phát triển ( hiện nay là Ngân hàng phát triển).
- Đơn giản hóa đồng thời thắt chặt việc quản ly nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
2. Hoạt động của doanh nghiệp:
- Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước: trong vòng 2 năm trở lại đây, tốc độ cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước đã được đẩy mạnh gấp nhiều lần. Tính đến tháng 6- 2006 đã cógần 3300 DNNN được cổ phần hóa. Tuy nhiên đa phần các doanh nghiệp được cổ phần hóa có quy mô nhỏ (60% có vốn dưới 5 tỷ đồng) hơn nữa tỷ lệ nắm giư cổ phàn của Nhà nước trong các doanh nghiệp này vẫn ở mức cao (bình quân 46,5%) và khoảng 38% doanh nghiệp không bán cổ phần ra bên ngoài. Rõ rng khả năng thẩm thấu vốn của các doanh nghiệp này còn rất hạn chế.
- Hiện nay khoảng 97-98% trong tổng số doanh nghiệp đăng ky hoạt động là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trình độ quản ly của các doanh nghiệp này còn thấp cũng như mối quan hệ quốc tế còn hạn hẹp nên khả năng huy động từ 2 kênh quan trọng là cổ phiếu và trái phiếu là hết sức hạn chế. Trong những trường hợp này thì đi thuê tài chính hoặc đi vay có thể là một giải pháp tốt
II. Giải pháp làm tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư:
Hoạt động đầu tư mang tính chất quay vòng . Nếu dự án trước hoạt động hiệu quả sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp tích lũy nguồn vốn vào quỹ cho những hoạt động khác. Ngược lại, nếu doanh nghiệp thua lỗ thì quỹ đầu tư là một trong những nguồn được trích ra để bù những khoản thiết yếu khác. Do đó, huy động vốn phải đi liền với hiệu quả sử dụng vốn mới đem lại hiệu quả cao nhất.
1. Những giải pháp thuộc lĩnh vực quản ly Nhà nước:
1.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật:
Hiện nay thủ tục hành chính rối ren là một trong những rào cản lớn nhất khiến cho việc triển khai các dự án đầu tư bị chậm lại. Dù Nhà nước cũng như chính quyền các địa phương đã có nhiều
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quỹ đầu tư trong doanh nghiệp.docx