Luận văn Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đại học Thái Nguyên

Nghiên cứu khoa học là hoạt động trí tuệ nhằm thoả mãn nhu cầu nhận

thức và cải tạo thế giới, nó có ba chức năng: khám phá mọi bí mật hay bản

chất của sự vật hiện tượng, phát hiện ra tính quy luật của sự vật hiện tượng,

xây dựng nên các lý thuyết mới nhằm cải tạo thực trạng. Nghiên cứu khoa học

là hoạt động tạo ra môi trường giúp SV thể hiện sự tự học ở mức độ cao của

bản thân. Muốn nghiên cứu khoa học, SV phải có các kỹ năng: xác định vấn

đề nghiên cứu, xây dựng đề cương nghiên cứu, kỹ năng đọc sách, kỹ năng

giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, kỹ năng viết công trình nghiên cứu.

pdf114 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5295 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đại học Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu tri thức, làm tăng thêm sự hiểu biết của bản thân. Đọc sách giúp cho SV có thể phát triển nhận thức, phát triển trí tuệ, phát triển và trau dồi vốn ngôn ngữ... * Quy trình đọc sách Bước 1: SV xác định mục đích yêu cầu, nhiệm vụ học tập do GV đề ra và ý nghĩa của việc hoàn thành các nhiệm vụ đó. Bước 2: Chọn sách và tài liệu phù hợp với sự hướng dẫn của GV. Sắp xếp sách và tài liệu theo thứ tự ưu tiên. Bước 3: Nghiên cứu kỹ tài liệu bắt buộc và các tài liệu khác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 Bước 4: Đọc, phân tích những nội dung cơ bản cần đọc, xác định kiến thức cơ bản của vấn đề, khái quát hoá, hệ thống hoá nội dung đã đọc... Bước 5: Ghi chép những thông tin đã xác định, đã khái quát được Bước 6: Ghi nhớ những điều quan trọng và tái hiện lại bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Bước 7: Xác định khả năng ứng dụng của tri thức đã nghiên cứu vào thực tiễn giáo dục và dạy học. Bước 8: Vận dụng tri thức đã nghiên cứu để giải quyết các bài tập thực hành. * Điều kiện để thực hiện quy trình đọc sách của sinh viên - Đối với giảng viên Giúp SV xác định rõ mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của việc đọc sách. Giới thiệu cho SV những nội dung mà SV cần phải đọc, cần nắm vững, những tài liệu tham khảo cần tìm đọc. Giảng viên cần giúp SV phân loại tài liệu bắt buộc cần phải đọc và những tài liệu hỗ trợ khác để việc đọc sách của SV có sự tập trung, tránh dàn trải. GV có những chỉ dẫn cụ thể cho SV về cách đọc sách, ghi chép, xây dựng đề cương nghiên cứu, viết tóm tắt nội dung nghiên cứu và cách vận dụng tri thức tự nghiên cứu vào thực tiễn giáo dục và dạy học. GV cần có biện pháp kiểm tra việc đọc sách của SV và hướng dẫn họ cách tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả đọc sách của mình. - Đối với sinh viên + SV cần lập kế hoạch cho việc đọc sách + SV cần có nhận thức rõ về vai trò, ý nghĩa của việc đọc sách. + SV phải thực sự độc lập, tích cực, tự giác trong quá trình đọc sách. Và để đọc sách có hiệu quả SV phải hình thành cho mình hàng loạt kĩ năng đọc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 sách: Kỹ năng chọn sách, xác định mục đích chọn sách, đọc nhanh, chậm, kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng, khái quát... + SV phải biết tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả nghiên cứu của mình. * Về phía khoa - Tạo điều kiện về địa điểm cho SV để SV có thể đọc sách - Khoa cần phải có hệ thống thư viện với đầy đủ tiện nghi để phục vụ cho việc đọc sách của SV - Cung cấp đầy đủ sách và tài liệu giáo trình cho SV. * Hình thành kỹ năng nghiên cứu khoa học cho SV Nghiên cứu khoa học là hoạt động trí tuệ nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức và cải tạo thế giới, nó có ba chức năng: khám phá mọi bí mật hay bản chất của sự vật hiện tượng, phát hiện ra tính quy luật của sự vật hiện tượng, xây dựng nên các lý thuyết mới nhằm cải tạo thực trạng. Nghiên cứu khoa học là hoạt động tạo ra môi trường giúp SV thể hiện sự tự học ở mức độ cao của bản thân. Muốn nghiên cứu khoa học, SV phải có các kỹ năng: xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương nghiên cứu, kỹ năng đọc sách, kỹ năng giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, kỹ năng viết công trình nghiên cứu... * Quy trình hình thành kỹ năng nghiên cứu khoa học Bước 1: Chọn đề tài nghiên cứu Bước 2: Tiến hành xây dựng đề cương nghiên cứu Bước 3: Tiến hành nghiên cứu khoa học - Nghiên cứu lí thuyết - Nghiên cứu thực tiễn - Xin ý kiến chuyên gia Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 - Xây dựng lý thuyết khoa học mới và đề xuất các biện pháp cải tạo thực trạng. Bước 4: Viết công trình nghiên cứu Công trình nghiên cứu phải được trình bày khoa học, lôgíc giữa các phần, khối lượng thông tin giữa các phần phải tương xứng với nhau. * Điều kiện để thực hiện quy trình - SV phải có năng lực làm việc độc lập với sách, phải có năng lực quan sát các hiện tượng giáo dục, dạy học. - Phương pháp giảng dạy cần đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực tự học, tự nghiên cứu của SV, phải bồi dưỡng năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề cho SV. - GV cần tăng cường việc đề ra các nhiệm vụ nhận thức cho SV: hoạt động tự học của SV được xác định bởi các bài tập mà GV giao cho. Chính việc đề ra các bài tập nhận thức sẽ giúp cho SV định hướng được nội dung tự nghiên cứu và sắp xếp thời gian tự nghiên cứu. Việc đề ra các nhiệm vụ nhận thức cho SV có ý nghĩa rất quan trọng, có tác dụng trong việc định hướng cho hoạt động tự học của SV. - GV phải là người có năng lực nghiên cứu khoa học và biết cách hướng dẫn SV cách thức tiến hành nghiên cứu khoa học. * Hình thành kĩ năng tự kiểm tra, tự đánh giá cho SV Kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá có vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập ở đại học của SV, nó giúp SV tự điều chỉnh hoạt động học của mình để đi tới mục tiêu học tập đã đề ra. Kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá của SV không hình thành một cách tự phát mà nó được hình thành thông qua quá trình dạy học ở đại học: thông qua phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra, đánh giá của GV, thông qua các biện pháp tổ chức học phối hợp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 giữa GV và SV, thông qua quá trình thảo luận nhóm và thảo luận toàn lớp... Kiểm tra, đánh giá là quá trình giúp SV xác định thực trạng học tập của mình, so sánh đối chiếu với yêu cầu của các nhiệm vụ học tập đề ra trên cơ sở đó tự điều khiển, tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tự học. Để tự kiểm tra, tự đánh giá, đòi hỏi SV phải có kỹ năng nhận thức, kỹ năng xác định các mục tiêu của bài học, kỹ năng tham gia thảo luận, tranh luận, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tái hiện nội dung tri thức đã học bằng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết... * Quy trình hình thành kỹ năng tự kiểm tra Bước 1: SV xác định được mục tiêu bài học theo chỉ dẫn của GV Bước 2: SV tự nghiên cứu hoặc hợp tác với thầy, với bạn bè để hoàn thành các mục tiêu học tập Bước 3: SV trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong tài liệu hướng dẫn tự học bằng ngôn nói hoặc viết Bước 4: So sánh kết quả tự học với đáp án, nếu đúng SV có thể chuyển sang nghiên cứu nội dung khác, nếu sai SV quay lại nghiên cứu lại những nội dung chưa nắm vững hoặc có thể trao đổi thông tin với bạn, với thầy... tìm ra cách trả lời đúng nhất. * Điều kiện để thực hiện quy trình - GV cần biên soạn tài liệu hướng dẫn tự học cho SV và hướng dẫn SV cách tự kiểm tra, tự đánh giá về mức độ hoàn thành hay chưa hoàn thành. - SV phải nắm vững các mục tiêu học tập cần hoàn thành và phải có ý thức hoàn thành các mục tiêu đó - SV phải có kỹ năng phân tích, đánh giá kết quả bài trắc nghiệm của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 3.2.3. Tăng cƣờng tổ chức câu lạc bộ môn học nhằm rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm cho sinh viên khoa Ngoại ngữ - ĐHTN Tổ chức câu lạc bộ theo môn học là một trong những hình thức tổ chức dạy học, đồng thời cũng là một trong những hình thức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV. Thông qua hình thức tổ chức câu lạc bộ theo môn học nhằm rèn luyện hệ thống kĩ năng tự học và kĩ năng sư phạm cho SV. Tổ chức câu lạc bộ theo môn học giúp SV nắm vững, hiểu sâu, nhớ lâu hơn những tri thức đã học, và qua đó giúp SV hình thành và phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ nói. Tổ chức câu lạc bộ theo môn học còn tạo ra môi trường học tập hợp tác giữa SV khá giỏi với SV trung bình hay yếu, giữa SV với GV. Câu lạc bộ tạo cơ hội cho SV xâm nhập thực tế giáo dục, dạy học ở trường phổ thông, giúp SV hình thành năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập và nghiên cứu của mình. Đồng thời giúp SV có thể đánh giá được mức độ nắm tri thức, rèn kỹ năng sư phạm của SV từ đó có những biện pháp tổ chức điều khiển quá trình dạy học và quá trình tự học, tự nghiên cứu của SV. 3.2.3.1. Những nguyên tắc tổ chức câu lạc bộ cho sinh viên Xuất phát từ quy luật nhận thức chung của loài người đi từ trực quan sinh động tới tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn đó là con đường nhận thức và chân lý. Xuất phát từ nguyên lý giáo dục của Đảng: Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội. Xuất phát từ quy luật hình thành hành vi và thói quen của con người là được hình thành theo cơ chế chuyển từ ngoài vào trong và được tiến hành thông qua hoạt động và bằng hoạt động. 3.2.3.2. Những yêu cầu cơ bản đối với việc tổ chức câu lạc bộ theo môn học Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 Tên gọi câu lạc bộ theo môn học phải tạo được hứng thú học tập và nghiên cứu của SV, đồng thời phải kích thích được tính tích cực, độc lập, sáng tạo, sự say mê nghiên cứu học tập và rèn luyện NVSP của SV. Câu lạc bộ phải có chủ đề rõ ràng, chủ đề câu lạc bộ phải phù hợp với nội dung tri thức của môn học. Mục tiêu phải toàn diện, nội dung phong phú, hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm chú ý của SV. SV cần có nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vai trò và ý nghĩa của việc tham gia câu lạc bộ. SV có chuẩn bị trước về nội dung, đồng thời phải hiểu rõ mục tiêu hoạt động của câu lạc bộ. GV cần phải có trình độ chuyên môn sâu, rộng, phải có năng lực tổ chức, điều khiển các hoạt động tự học của SV. Câu lạc bộ có thể được tổ chức theo đơn vị lớp học, theo các lớp cùng khoá, có thể tổ chức theo từng chương hoặc từng phần của chương học... 3.2.3.3. Quy trình tổ chức câu lạc bộ theo môn học Bước 1: Chuẩn bị - GV xác định chủ đề câu lạc bộ, đặt tên cho câu lạc bộ - Xác định mục tiêu của câu lạc bộ - Xác định những nội dung cơ bản của câu lạc bộ - Biên soạn hệ thống các câu hỏi theo chủ đề mục tiêu và nội dung tổ chức câu lạc bộ cho SV - GV trao câu hỏi cho SV để SV chuẩn bị trước Bước 2: Tỏ chức câu lạc bộ Câu lạc bộ cần được tổ chức dưới hình thức thi tìm hiểu giữa các tổ, các nhóm hoặc giữa các lớp nhằm tạo môi trường hợp tác và cạnh tranh lẫn nhau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 Mở đầu buổi tổ chức câu lạc bộ GV với tư cách là trọng tài khoa học nhắc lại chủ đề, mục tiêu, nội dung thảo luận, khuyến khích động viên tinh thần ý thức tham gia của các đội. Nội dung tổ chức câu lạc bộ gồm có ba phần: - Phần thi hiểu biết - Phần thi ứng xử - Phần thi diễn thuyết về một vấn đề nào đó xoay quanh vấn đề đã học. Bước 3: GV tổng kết nhận xét đánh giá cho điểm tổng hợp Nhận xét tinh thần ý thức thái độ tham gia của SV và ý nghĩa thực tiễn của việc tổ chức câu lạc bộ. Trao phần thưởng cho từng nhóm, từng đội. 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp tổ chức hoạt động tự học Tự học của SV là quá trình SV tự giác, chủ động, tích cực tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, xác nhận thông tin và vận dụng thông tin trong các tình huống giáo dục, dạy học khác nhau. Quá trình tiếp nhận thông tin của SV được tiến hành ở cả ba hình thức tự học: ở trên lớp, ở nhà, trong hoạt động ngoại khoá. Trong các nguồn thông tin thì nguồn thông tin từ phía giáo viên có một ý nghĩa vô cùng quan trọng và nó được diễn ra chủ yếu ở trên lớp nhưng lại có vai trò định hướng chỉ đạo cho cả ba hình thức tự học ở trên lớp, ở nhà và trong hoạt động ngoại khoá. Chính điều này đã làm cho các biện pháp tổ chức hoạt động tự học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau không thể tách rời nhau. Ở giai đoạn xử lý thông tin, SV phải căn cứ vào những định hướng, những chỉ dẫn của GV để lựa chọn, phân tích, tổng hợp các nguồn thông tin, khái quát hoá, hệ thống hoá thành những khái niệm, định luật, đặc điểm, nguyên tắc, phương pháp... Ở nhà SV phải tiến hành xây dựng đề cương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 nghiên cứu, tóm tắt nội dung tự nghiên cứu, tự đặt vấn đề và tự giải quyết vấn đề. Ở trên lớp SV phân tích, tổng hợp những thông tin do GV cung cấp, tự nêu vấn đề với bài giảng của GV, tự giải quyết vấn đề trong tham gia thảo luận nhóm, thảo luận toàn lớp. Như vậy, thay đổi hoạt động trên lớp, tổ chức tốt hoạt động tự học ở nhà cho SV là cơ sở để tiến hành tham gia có hiệu quả câu lạc bộ theo môn học. Ngược lại chính việc tham gia có hiệu quả câu lạc bộ sẽ giúp SV nắm vững tri thức của môn học, hình thành được thái độ tích cực đối với việc nắm tri thức ở trên lớp và ở nhà. Như vậy biện pháp thứ ba vừa là kết quả của việc thực hiện tốt nhóm biện pháp một và hai thực hiện tốt hơn. Từ mối quan hệ này chúng tôi có thể hiểu tổ chức hoạt động tự học cho SV là quá trình thiết kế các biện pháp tổ chức hành động, sắp xếp việc thực hiện các biện pháp đó, để SV biết cách tự tổ chức thu nhận thông tin từ nhiều kênh khác nhau và biết xử lý thông tin, xác nhận thông tin, vận dụng thông tin vào giải quyết các tình huống có vấn đề trong quá trình học tập. 3.4. Điều kiện để thực hiện có hiệu quả các biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại ngữ. Để tổ chức có hiệu quả quá trình tự học cho SV đòi hỏi GV phải có trình độ chuyên môn sâu, có năng lực thiết kế, tổ chức và hướng dẫn SV tự tổ chức hoạt động tự học: - Tổ chức bài học theo tình huống có vấn đề - Tổ chức SV làm việc theo nhóm và toàn lớp - Tổ chức SV thu nhận thông tin - Tổ chức SV tự kiểm tra, tự đánh giá thông tin - Tổ chức SV vận dụng thông tin Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 - SV phải nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa của việc học tập bộ môn và tự giác, tích cực, chủ động trong học tập bộ môn đồng thời phải trang bị cho mình một hệ thống kỹ năng tự học, có động cơ, ý chí vượt khó trong quá trình tự học... Kết luận chƣơng 3 Tổ chức hoạt động tự học là một loại hình thức tổ chức dạy học hướng vào người học. Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho SV là quá trình GV thiết kế, sắp xếp cách thức, quy trình, các biện pháp dạy học, nhằm sử dụng hoặc phối hợp các yếu tố, nguồn lực trong quá trình tự học của SV nhằm hình thành và phát triển hành động học tập ở SV, làm cho họ trở thành chủ thể tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình tự học.. Các biện pháp để tổ chức hoạt động tự học cho SV phải có sự thống nhất với nhau, hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau, không thể tách rời nhau Điều kiện để tổ chức có hiệu quả hoạt động tự học cho SV là SV phải có động cơ, thái độ học tập đúng đắn, phải hình thành được hệ thống kỹ năng tự học, phải có thời gian và các phương tiện hỗ trợ hoạt động tự học. Giảng viên phải có nhận thức đầy đủ về vai trò của hoạt động tự học của SV, GV phải thay đổi hoạt động dạy học trên lớp theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của người học, bằng nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau: Nêu vấn đề, tạo môi trường học tập, tổ chức SV làm việc theo nhóm kết hợp với thảo luận, giải các bài tập thực hành, tổ chức câu lạc bộ theo môn học... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 Chƣơng 4: THỰC NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC MÔN TÂM LÝ HỌC CHO SINH VIÊN KHOA NGOẠI NGỮ - ĐHTN 4.1. Những vấn đề chung về thực nghiệm. 4.1.1. Mục đích thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích thẩm định về hiệu quả và tính khả thi của các biện tổ chức hoạt động tự học môn Tâm lý học ở trên lớp, ở nhà cho SV khoa Ngoại ngữ - ĐHTN. Khẳng định ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của các biện pháp đó. 4.1.2. Cơ sở và đối tượng thực nghiệm * Cơ sở thực nghiệm: Cơ sở thực nghiệm được chúng tôi lựa chọn đảm bảo tính đại diện cho các loại hình trường sư phạm. * Đại diện cho các chuyên ngành đào tạo. Cụ thể chúng tôi lựa chọn 118 SV khoá 1 khoa Ngoại ngữ - ĐHTN (Giảng viên giảng dạy các lớp thực nghiệm là những giảng viên trẻ, có trình độ chuyên môn, có năng lực giảng dạy). 4.1.3. Phương pháp thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong năm học 2008 - 2009 với SV khoa Ngoại ngữ - ĐHTN. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm theo hình thức thực nghiệm song song, trong đó tương ứng với phương án thực nghiệm (các bài thực nghiệm) có phương án đối chứng (các bài học theo phương pháp bình thường). Chúng tôi chia làm hai khối lớp, lớp thực nghiệm học theo phương án thực nghiệm, lớp đối chứng giảng viên giảng dạy theo phương pháp thông thường. Kết thúc mỗi bài thực nghiệm, chúng tôi tổ chức kiểm tra ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng với cùng một đề, trong cùng một thời gian. Kết quả các bài kiểm tra được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 phân tích và xử lý bằng phương pháp thống kê toán học. Sau mỗi giai đoạn thực nghiệm chúng tôi có tổ chức lấy ý kiến đóng góp của sinh viên và giảng viên để rút kinh nghiệm. Một tháng sau khi thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra lần hai, để khẳng định độ tin cậy của các giá trị thực nghiệm. 4.1.4. Nội dung thực nghiệm Đối với nhóm thực nghiệm, chúng tôi tiến hành giảng dạy phần tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm trong chương trình dạy học môn Tâm lý học bằng nhóm các biện pháp tổ chức hoạt động tự học ở trên lớp, nhóm các biện pháp tổ chức hoạt động tự học ở nhà nhằm tích cực hoá hoạt động tự học môn Tâm lý học của SV. Còn lại với nhóm đối chứng, chúng tôi tiến hành giảng dạy theo cách thông thường. Sau mỗi lần thực nghiệm chúng tôi đều tiến hành kiểm tra ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng, đề kiểm tra được xây dựng dựa theo mục tiêu và nội dung cơ bản của chương trình môn học và chung cho cả hai nhóm. Các nội dung cơ bản của thực nghiệm đã được trình bày rõ ở phần phụ lục. 4.1.5. Quy trình thực nghiệm Giai đoạn 1: Chuẩn bị thực nghiệm Bước 1: Biên soạn các phiếu học tập hướng dẫn tự học nhằm hình thành các kỹ năng tự học cho SV. Bước 2: Soạn giáo án thực nghiệm Bước 3: Lựa chọn lớp đối chứng và lớp thực nghiệm Giai đoạn 2: Triển khai thực nghiệm Bước 1: Kiểm tra sự chuẩn bị cho quá trình thực nghiệm Bước 2: Tiến hành thực nghiệm Bước 3: Kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm ở cả hai lần Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 - Kiểm tra đầu ra được tiến hành ngay sau thực nghiệm, nhằm xác định kết quả học tập của SV ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. - Kiểm tra tính vững chắc của tri thức được tiến hành sau khi kết thúc học phần. Giai đoạn 3: Xử lý kết quả thực nghiệm Bước 1: Xây dựng chuẩn và thang đánh giá (Chúng tôi căn cứ vào mức độ lĩnh hội tri thức và kĩ năng của sinh viên để xây dựng thang đánh giá) * Các trình độ tri thức - Mức độ tái hiện: thông báo lại toàn bộ nội dung tri thức đã học theo trí nhớ. - Mức độ biết và hiểu: nhận biết, phân biệt, có khả năng khái quát. - Mức độ vận dụng: Vận dụng tri thức lí luận vào giải quyết các vấn đề về tâm lý học, đồng thời vận dụng lí luận vào giải quyết các bài tập thực hành trong những tình huống quen thuộc. - Mức độ sáng tạo: Vận dụng tri thức vào giải quyết các vấn đề lý luận có tính chất phức tạp, đòi hỏi người học phải có khả năng trừu tượng hoá, khái quát hoá đồng thời phải linh hoạt, sáng tạo trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ nhận thức hoặc giải quyết các bài tập thực hành tâm lý học trong tình huống mới lạ. * Các mức độ kỹ năng: - Mức độ kỹ năng trình bày bài kiểm tra một cách lôgíc khoa học. - Mức độ kỹ năng biết vận dụng lí thuyết để lý giải, đánh giá các quan điểm tâm lý học và các tình huống dạy học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 - Mức độ kỹ năng biết vận dụng tri thức để xác định đúng đắn cơ sở khoa học của vấn đề trình bày và biết xác định cách thức tác động sư phạm, xác định các tình huống dạy học. - Mức độ kỹ năng vận dụng tri thức để giải quyết các bài tập nhận thức và các bài tập tình huống hoàn toàn độc lập theo suy nghĩ của cá nhân, có cơ sở khoa học, có lập luận chặt chẽ, lô gíc, có tính sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề. Bước 2: Xử lý kết quả thực nghiệm 4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm 4.2.1. Phân tích kết quả trước khi thực nghiệm Trước khi tiến hành tác động sư phạm theo mục đích thực nghiệm, chúng tôi tiến hành khảo sát trình độ ban đầu của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng thông qua tiến hành bài kiểm tra. Trong bài kiểm tra đó, sinh viên phải thể hiện được những yêu cầu cơ bản của môn học cả về tri thức và kỹ năng. Sau khi xử lý kết quả bài làm kiểm tra của SV, chúng tôi thấy trình độ ban đầu của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau, chúng tôi tiến hành triển khai kế hoạch thực nghiệm. 4.2.2. Phân tích kết quả sau khi tác động sư phạm * Đối với nhóm thực nghiệm, chúng tôi tiến hành các công việc cụ thể sau: - Phát phiếu hướng dẫn tự học ở nhà nhằm rèn luyện các kỹ năng tự học cho SV, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tự học ở nhà của SV, hướng dẫn để SV tự phản hồi kết quả tự học. - Tạo môi trường học tập trên lớp - Tổ chức SV làm việc theo nhóm kết hợp với tổ chức thảo luận chung trong toàn lớp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 - GV hệ thống hoá, khái quát hoá toàn bộ nội dung tri thức của bài học - GV thu phiếu học tập của SV - Tiến hành thông tin phản hồi nhanh bằng trắc nghiệm sau bài học chương học. * Nhóm đối chứng chúng tôi giảng dạy một cách thông thường Sau khi tác động sư phạm chúng tôi thu được kết quả như ở bảng sau: 4.2.2.1. Kết quả thực nghiệm lần 1: Bảng 4.1: Kết quả thực nghiệm lần một về tri thức Điểm Khối lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 2 3,3% 4 6,8% 6 10,1% 8 13,6% 15 25,4% 20 32,9% 3 5,1% 1 2,8% ĐC 6 10,1% 13 22% 15 25,4% 3 5,1% 7 10,9% 12 20,3% 2 3,3% 1 2,8% Qua phân tích kết quả thực nghiệm lần 1 chúng tôi thấy tỷ lệ % số SV đạt điểm khá giỏi của lớp thực nghiệm (66,2%) cao hơn so với nhóm đối chứng (26,5%) là 39,7%. Tỷ lệ % số sinh viên đạt loại khá của nhóm thực nghiệm (25,4%) cao hơn so với nhóm đối chứng (20,3%) là 5,1%. Ngược lại, tỷ lệ % sinh viên đạt điểm trung bình của nhóm đối chứng (41,4%) cao hơn nhóm thực nghiệm (30,5%) là 10,9%. Đặc biệt số sinh viên đạt điểm yếu kém ở nhóm đối chứng còn chiếm tỷ lệ cao với 32,1% trong khi đó, ở nhóm thực nghiệm số sinh viên này chỉ còn có 3,3%. * Kết quả thực nghiệm lần 1 về kỹ năng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 Kết quả thu được từ bảng 4.2 cho chúng tôi nhận xét: Kết quả sinh viên đạt điểm kỹ năng ở nhóm thực nghiệm đạt loại giỏi chiếm tỷ lệ (31,5%) cao hơn nhóm đối chứng (5,6%) là 25,9% . Số sinh viên đạt loại khá về kỹ năng ở nhóm thực nghiệm (32,9%) cao hơn nhóm đối chứng (6,8%) là 26,1%. Bảng 4.2: Kết quả thực nghiệm lần 1 về kỹ năng Điểm Khối lớp 1 % 2 % 3 % 4 % 5 % 6 % 7 % 8 % 9 % 10 % TN 2 3,3 4 6,8 10 16,9 5 8,4 20 32,9 15 25,4 2 3,3 1 2,8 ĐC 2 3,3 4 6,8 10 16,9 19 32,2 8 13,6 10 16,9 4 6,8 1 2,8 1 2,8 Số sinh viên đạt loại trung bình ở nhóm thực nghiệm (32,1%) thấp hơn nhóm đối chứng (62,7) là 30,6%. Đặc biệt tỷ lệ sinh viên đạt kỹ năng loại yếu ở nhóm thực nghiệm (3,3%) ít hơn nhóm đối chứng (27%) là 23,7%. Từ cách phân tích số liệu trên chúng tôi có thể kết luận phương án thực nghiệm có ưu thế hơn phương án cũ. Kết quả thu được ở bảng (4.3) chứng tỏ rằng điểm trung bình của nhóm thực nghiệm biểu hiện ở kết quả nắm tri thức và kết quả nắm kỹ năng đều cao hơn nhóm đối chứng, điều đó chứng tỏ phương án thực nghiệm tốt hơn phương án cũ. Bảng 4.3: Bảng phân phối kết quả thực nghiệm lần 1 Điểm Nhóm Yếu % TB % Khá % Giỏi % Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 TN TT 3,3 30,5 25,4 66,2 KN 3,3 32,1 32,9 31,5 ĐC TT 32,1 41,4 20,3 26,5 KN 27 62,7 6,8 5,6 4.2.2.2. Kết quả thực nghiệm lần 2: Bảng 4.4: Kết quả thực nghiệm lần 2 về tri thức. Điểm% Khối lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 1 2,8 3 5,1 2 3,3 6 10,1 18 30,5 25 40,3 3 5,1 1 2,8 ĐC 4 6,8 12 20,3 14 23,7 5 8,7 7 10,9 13 21,7 3 5,1 1 2,8 Qua kết quả thực nghiệm ở bảng 4.4 chúng tôi có nhận xét như sau: Tỷ lệ sinh viên đạt loại giỏi của lớp thực nghiệm là (48,2%) cao hơn lớp đối chứng (7,9%) là 40,3%. Tỷ lệ sinh viên đạt điểm khá lớp thực nghiệm (30,5%) cao hơn lớp đối chứng (21,7%%) là 8,8%. Ngược lại, tỷ lệ sinh viên đạt điểm trung bình ở lớp thực nghiệm (18,5%) thấp hơn so với lớp đối chứng (43,3%) là 24,8%. Đặc biệt tỷ lệ sinh viên yếu kém ở lớp thực nghiệm chỉ còn có 2,8%, trong khi đó ở lớp đối chứng là 27,1%. * Kết quả thực nghiệm lần 2 về kỹ năng. Bảng 4.5: Kết quả thực nghiệm lần 2 về kỹ năng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 Điểm % Khối lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 2 3,3 4 6,8 5 8,4 8 13,6 20 32,9 17 28,9 2 3,3 1 2,8 ĐC 3 5,1 5 8,4 8 13,6 14 23,7 11 18,6 7 10,9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBiện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - ĐHTN.pdf
Tài liệu liên quan