MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Những vấn đề cơ bản về các công cụ của chính sách tiền tệ. 2
1.1. Tổng quan về Ngân Hàng trung ương. 2
1.1.1. Quá trình hình thành và đặc thù của Ngân Hàng trung ương. 2
1.1.2. Chức năng của Ngân Hàng trung ương. 4
1.1.3. Là Ngân hàng của nhà nước. 6
1.2. Các công cụ của chính sách tiền tệ. 7
1.2.1. Tổng quan về chính sách tiền tệ. 7
1.2.2. Các công cụ của chính sách tiền tệ. 14
1.2.2.1. Công cụ tái cấp vốn. 15
1.2.2.2. Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc. 16
1.2.2.3. Công cụ nghiệp vụ thụ trường mở. 18
1.2.2.4. Công cụ lãi suất. 19
1.2.2.5. Công cụ hạn mức tín dụng 21
2. Thực trạng các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam . 23
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng nhà nước Việt Nam. 23
2.2. Phân tích thực trạng sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam thời gian qua. 28
2.2.1. Công cụ lãi suất. 28
2.2.2. Nghiệp vụ thị trường mở. 30
2.2.3. Về dự trữ bắt buộc. 32
2.2.4. Công cụ hạn mức tín dụng. 33
2.2.5. Công cụ tái cấp vốn. 33
3. Đánh giá chung về việc sử dụng các công cụ CSTT. 34
3.1. Kết quả đạt được. 34
3.2. Hạn chế và nguyên nhân. 35
3.2.1. Công cụ tái cấp vốn: 35
3.2.2. Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: 35
3.2.3. công cụ lãi suất. 36
3.2.4. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: 36
KẾT LUẬN 38
39 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5300 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tìm hiểu về Các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân Hàng Trung Ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tín dụng này chỉ xuất hiện khi nền kinh tế thực sự có nhu cầu. Khi các ngân hàng thương mại thiếu phương tiện thanh toán thì họ mới đến NHTW xin vay táI cấp vốn. NHTW luôn đóng vai trò là chủ nợ và là người cho vay cuối cùng đối với hệ thống ngân hàng thương mại, nhằm kiểm soát chất lượng và số lượng tín dụng, kiểm soát các nguồn tiền gửi của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng.
- Kiểm soát ngoại hối: Ngoại hối bao gồm ngoại tệ(thường là các ngoại tệ mạnh), vàng tiêu chuẩn quốc tế, các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và các công cụ tiền tệ khác. Để ổn định giá trị đồng bản tệ, NHTW thực hiện các giao dịch về tài chính - tiền tệ và sử dụng một số chính sách để tác động đến khối lượng tiền tệ trên các phương diện sau:
Xây dựng và quản lí dự trữ ngoại hối của nhà nước nhằm đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế và bảo toàn dự trữ ngoại hối.
Lập và theo dõi diễn biến cán cân thanh toán quốc tế.
Thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, tổ chức và điều tiết thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và tham gia vào thị trường ngoại hối quốc tế.
ổn định tỉ giá hối đoái để kìm giữ lạm phát, ổn định tỉ giá trong nước.
Quan hệ với các NHTW khác, với các tổ chức tài chính – tiền tệ quốc tế... nhằm tìm kiếm nguồn tài trợ có điều kiện ưu đãi, khuyến khích đầu tư nước ngoài và thu hút kiều hối.
Tổ chức quản lí nợ nước ngoài.
- Chính sách với Ngân sách Nhà Nước: Để có thể đạt được tác dụng như mong muốn,chính sách tiền tệ cần xử lí mối quan hệ của nó với chính sách tài khóa, trước hết là chính sách thu chi ngân sách. Cách xử sự của chính sách tiền tệ với ngân sách tùy thuộc vào tình trạng cán cân ngân sách có cân bằng không, ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực và mức độ như thế nào vào lưu thông tiền tệ.
Trường hợp ngân sách thăng bằng: Khi chính phủ thu ngân sách có nghĩa là đã lấy ra khỏi lưu thông một số lượng tiền tệ và song song với việc đó là chính phủ chi số tiền đó vào nền kinh tế. Khối lượng tiền tệ sẽ không thay đổi vì nó được tăng giảm với một lượng như nhau. Tuy nhiên, nó có thể làm thay đổi kết cấu giữa tiêu dùng và tiết kiệm. Trong khi chính phủ dùng số tiền thu được để cấp phát cho những người có thu nhập thấp thì số tiêu thụ chung lại tăng lên. Nếu chính phủ dùng số chi ngân sách để đầu tư thì đầu tư nhà nước tăng lên, đầu tư tư nhân giảm đi nhưng tổng đầu tư chung không thay đổi. Cần lưu ý 2 trường hợp sau:
Chính sách tiền tệ chống suy thoái: Ngân sách thăng bằng, có thể dịch chuyển thu nhập tiền tệ theo hướng góp phần chống suy thoái bằng cách làm tăng mức tiêu thụ.
Chính sách tiền tệ chống lạm phát: Ngân sách thăng bằng, vẫn có thể tác dụng ngược với chính sách tiền tệ, làm tăng vật giá.
Cho nên, ngay trong trường hợp ngân sách thăng bằng, cơ cấu thu và chi ngân sách không cùng chiều vẫn có khả năng gây mất cân đối cục bộ trong quan hệ tiên - hàng.
Trường hợp ngân sách thiếu hụt: Lúc này, chính phủ phải đi vay để bù đắp cho sự thiếu hụt ngân sách.Tác động của nó thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào chính phủ vay ở đâu. Có 4 nguồn chỉnh phủ có thể vay để bù đắp thiếu hụt ngân sách: vay dân cư, vay nước ngoài, vay hệ thống tín dụng và tài chính trong nước, vay NHTW. Trường hợp vay NHTW thì tiền sẽ được phát hành thêm, làm tăng khối lượng tiền trong nền kinh tế. Khi chính phủ vay nước ngoài, thường là bằng vàng hoặc ngoại tệ thì phải kí quỹ số vay được tại NHTW để rút tiền mặt ra chi tiêu, làm khối lượng tiền tệ trong lưu thông tăng lên. Như vậy, cả hai trường hợp đều làm tăng khối lượng tiền tệ, gây áp lực lạm phát tiềm tàng. Do vậy, cách tốt nhất là phấn đấu một ngân sách thăng bằng,không nên bội chi để bù đắp chi phí hành chính tối thiểu mà ngân sách phải phấn đấu thu để trang trải các nhu cầu chi tiêu thường xuyên. Chi cho đầu tư, nếu thiếu thì phải tài trợ bằng cách phát hành tráI phiếu chính phủ để vay nhân dân, các ngân hàng thương mại trên thị trường tiền tệ(ngắn hạn) và thị trường vốn( dài hạn).
Trường hợp ngân sách thặng dư: Đây là trường hợp rất đặc biệt vì nó rút bớt khối lượng tiền tệ dư thừa, tác động có lợi cho mối tương quan giữa tổng cung và tổng cầu tiền tệ.
1.2.2. Các công cụ của chính sách tiền tệ.
Trên cơ sở dự án chính sách tiền tệ đã được phê chuẩn và điều kiện thực tế của nền kinh tế, NHTW sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để điều tiết lượng tiền cung ứng. Nghĩa là NHTW sẽ thực hiện việc đưa tiền vào lưu thông hay rút tiền từ lưu thông về nếu lượng tiền trong lưu thông là thiếu hay dư thừa. Các công cụ mà NHTW thường hay sử dụng là: Tái cấp vốn, Lãi suất, Tỉ giá hối đoái, Dự trữ bắt buộc, Nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác.
1.2.2.1. Công cụ tái cấp vốn.
Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHTW đối với các NHTM. Khi cấp một khoản tín dụng cho NHTM, một mặt, NHTW tăng lượng tiền cung ứng, mặt khác tạo cơ sở cho các NHTM tạo bút tệ cũng như khai thông được năng lực thanh toán cho họ.
Tuỳ từng quốc gia mà công cụ này được áp dụng dưới các hình thức khác nhau. Đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, tái cấp vốn được thực hiện dưới hình thức tái chiết khấu. Vì vậy đối với các quốc gia này, công cụ nay được gọi là tái chiết khấu. Tại nhiều quốc gia khác ( trong đó có Việt Nam) , hoạt động tái cấp vốn của NHTW đối với các NHTM được thực hiện không chỉ được thực hiện dưới hình thức tái chiết khấu mà còn dưới nhiều hình thức khác nữa, thí dụ:
Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
Cho vay dưới hình thức cầm cố, thế chấp các chứng từ có giá ngắn hạn.
Cho vay trong thanh toán bù trừ
Cho vay theo hình thức chỉ định.
Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng.
a/ Cơ chế tác động:
Với công cụ này NHTW sẽ điều chỉnh tăng giảm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu phụ thuộc vào mục tiêu của chính sách tiền tệ là thắt chặt hay mở rộng tiền tệ, từ đó làm giảm hay tăng lượng tiền trong lưu thông.
Khi NHTW thấy rằng cần tăng thêm tiền cho lưu thông, họ sẽ hạ thấp lãi suất tái cấp vốn xuống. Điều này sẽ khuyến khích các nhtm đến NHTW để vay vì giá cả tín dụng giảm, mặt khác khối lượng tín dụng được cấp tăng lên. Ngược lại, khi NHTW cần giảm khối lượng tiền trong lưu thông, họ sẽ tăng lãi suất tái cấp vốn lên, Lúc này, một mạt làm tăng chi phí tín dụng nhằm hạn chế các NHTM có ý định vay, mặt khác làm giảm khối lượng tín dụng được cấp xuống nếu NHTM vẫn quyết định vay.
Bên cạnh tác động thông qua lãi suất tái cấp vốn, NHTW còn sử dụng hạn mức tái cấp vốn để tác động trực tiếp về mặt lượng đối với dự trữ của hệ thống NHTM, cụ thể : khi NHTW tăng tổng hạn mức tái cấp vốn, điều đó có nghĩa là các NHTM có thể được vay ở NHTW nhiều hơn. Điều này sẽ làm tăng vốn khả dụng cho nền kinh tế, tăng khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng. Những tác động trên sẽ hoàn toàn ngược lại nếu NHTW giảm hạn mức tái cấp vốn xuống.
b/ Ưu, nhược điểm
* Ưu điểm:
Qua công cụ tái cấp vốn, NHTW là người cho vay cuối cùng, kiểm tra chất lượng tín dụng của các NHTM, bơm tiền ra lưu thông theo mức độ đã được khống chế để kìm chế lạm phát hoặc kích thích tăng trường kinh tế. đối với các NHTM, với tư cách là người đi vay để cho vay, khi vốn khả dụng bị đe doạ thì NHTW là chỗ dựa, là cứu tinh của họ. Bởi vì với số tiền NHTW cung ứng, họ có khả năng điều tiết được vốn khả dụng, phục hồi khả năng sẵn sàng thanh toán.
* Nhược điểm :
NHTW không thể nắm chắc được kết quả của sự điều tiết. Trong trường hợp này, quyền lực của NHTW và NHTM hầu như là ngang nhau. NHTW có quyền cho vay và để khuyến khích vay, họ hạ lãi suất tái cấp vốn xuống. Nhưng NHTM lại có quyền quyết định vay hoặc không vay và nếu NHTM không vay thì mục đích điều tiết của công cụ tái cấp vốn không thực hiện được.
1.2.2.2. Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện thanh toán cần vô hiệu hoá trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán và cho vay của các NHTM. Nếu khả năng thanh toán quá lớn ( NHTM đang dư thừa tiền) thì việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm giảm quy mô tín dụng từ đó giảm khối lượng tiền tệ. Ngược lại , nếu khả năng thanh toán thấp thì giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm tăng khả năng cho vay của các NHTM( bành trướng khối tiền tệ).
a/ Cơ chế tác động
Thông qua công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, NHTW tác động đến khối lượng và giá cả tín dụng của các NHTM từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng và khả năng tạo tiền của hệ thống NHTM.
* Về số lượng: Tăng hay giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc có nghĩa là giải phóng hay phong toả , cho hoặc không cho các NHTM sử dụng khối lượng tiền tệ trung ương bị coi là thiếu hay dư thừa, cũng tức là thắt chặt hay nới lỏng khả năng tạo tiền của các NHTM.
* Về chi phí: Giảm hay tăng dự trữ bắt buộc ( dự trữ bắt buộc không được hưởng lãi, nếu có thì thường là rất thấp) sẽ làm giảm hoặc tăng chi phí tín dụng của các NHTM.
* Tăng hay giảm số lượng tín dụng kép: do tăng , giảm chi phí, tăng giảm lãi suất cho vay, dẫn đến giảm hoặc tăng dung lượng tín dụng.
Công cụ này được áp dụng lần đầu tiên ở Mỹ(1913) Nhằm đảm bảo vốn khả dụng tối ưu cho hệ thống NHTM, để các NHTM này có thể thoả mãn nhu cầu rút tiền mặt từ các khoản tiền gửi. Dự trữ bắt buộc nhanh chóng được áp dụng với vai trò là một công cụ của chính sách tiền tệ. Sau đó nhiều nước khác như Đức , Anh, Pháp... cũng áp dụng công cụ này vì tính hiệu quả của nó. Việt Nam sử dụng công cụ này từ năm 1992.
Việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc do Thống đốc NHNN quyết định tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của nền kinh tế. Theo Luật NHNN, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi với mức từ 0% đến 20% tổng số dư tiền gửi tại mỗi tổ chức tín dụng trong từng thời kỳ.
b/ Ưu, nhược điểm
Ưu điểm:
* Tác động đầy quyền lực đến lượng tiền cung ứng.
* Tạo nên mối quan hệ máy móc giữa tạo tiền do NHTM thực hiện và nhu cầu tái cấp vốn tại NHTW.
* Tăng cường quyền lực cho NHTW vì tuỳ theo mục đích của chính sách tiền tệ và tuỳ theo mức vốn khả dụng của các NHTM, NHTW có quyền điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc và các NHTM có trách nhiệm thực hiện.
* Tôn trọng sự cạnh tranh giữ các ngân hàng vì nó áp dụng không phân biệt mọi ngân hàng trong toàn hệ thống ngân hàng.
* Đảm bảo khả năng thanh toán cho NHTM giúp NHTM tránh được rủi ro do mất khả năng thanh toán.
Nhược điểm:
* Mặc dù có thể đạt những thay đổi trong cung ứng tiền tệ bằng những thay đổi nhỏ trong dự trữ bắt buộc nhưng lại khá tốn kém về phí quản lý.
* Việc tăng dự trữ bắt buộc có thể gây nên vấn đề khả năng thanh khoản ngay đối với một ngân hàng có dự trữ vượt mức thấp.
* Việc không ngừng thay đổi dự trữ bắt buộc cũng gây ra tình trạng kém ổn định cho các ngân hàng và làm cho việc quản lý khả năng thanh khoản của những ngân hang đó khó khăn hơn.
1.2.2.3. Công cụ nghiệp vụ thụ trường mở.
Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động NHTW mua, bán giấy tờ có giá chủ yếu là ngắn hạn ( Tín phiếu Kho bạc, Tín phiếu NHTW, Chứng chỉ tiền gửi...) trên thị trường tiền tệ, điều hoà cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến cung ứng tín dụng của các ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ , cụ thể:
* Bằng cách bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạn, NHTW có thể thu hẹp tín dụng, giảm khối lượng tiền tệ theo ý muốn để ngăn chặn lạm phát.
* Ngược lại, khi NHTW mua các loại giấy tờ có giá ngắn hạn, tăng khối lượng tiền tệ, mở rộng tín dụng, thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế, tăng khả năng thanh khoản của các NHTM.
Công cụ thị trường mở đã được các nước có nền kinh tế tiên tiến như Anh, Mỹ, Thuỵ Sĩ áp dụng từ những năm đầu thế kỷ 20. Cho đến nay nó đã trở thành công cụ quan trọng bậc nhất để điều hoà lưu thông tiền tệ nhiều quốc gia.
a/ Cơ chế tác động
- Tác động vào dự trữ của hệ thống ngân hàng.
Hành vi mua, bán các loại chứng khoán trên thị trường mở của NHTW có khả năng ảnh hưởng ngay lập tức đến tình trạng dự trữ của các ngân hàng thương mại thông qua ảnh hưởng đến tiền gửi của các ngân hàng tại NHTW và tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng thương mại. Khi NHTW bán chứng khoán cho các đối tác, NHTW có thể làm giảm đi một khối lượng dự trữ tương ứng (giả thiết các yếu tố khác không đổi), dù người mua là ngân hàng thương mại hay khách hàng của nó, khi tiền thanh toán cho lượng chứng khoán này được ghi nợ vào tài khoản của ngân hàng tại NHTW. Nếu người mua là khách hàng của ngân hàng thương mại thì số dư tiền gửi của người đó sẽ giảm. Sự giảm về dự trữ sẽ dẫn đến sự giảm về khả năng cho vay của hệ thống ngân hàng và đồng thời cũng làm giảm khối lượng tiền cung ứng theo bội số, được đo lường bằng số nhân tiền. Hành vi mua chứng khoán của NHTW sẽ có tác động ngược lại.
- NVTTM tác động vào lãi suất thị trường
Hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường mở của NHTW co ảnh hưởng gián tiếp đến mức lãi suất thị trường thông qua hai con đường:
Thứ nhất: Khi dự trữ của các ngân hàng bị ảnh hưởng, nó có tác động đến cung cầu vốn NHTW trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Từ chỗ cung cầu tiền trung ương thay đổi sẽ dẫn đến lãi suất thị trường tiền Ngân hàng trung ương thay đổi. Mức lãi suất ngắn hạn này, thông qua dự đoán của thị trường và các hoạt động arbitrage về lãi suất, sẽ truyền tác động của nó đến các mức lãi suất trung và dài hạn trên thị trường tài chính. Tại một mức lãi suất thị trường xác định, tổng cầu AD nền kinh tế sẽ quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai: Việc mua bán chứng khoán sẽ làm ảnh hưởng ngay đến quan hệ cung cầu về loại chứng khoán đó trên thị trường mở và giá cả của nó. Khi giá chứng khoán thay đổi, tỷ lẹ sinh lời của chúng cũng thay đổi.Nếu đó là loại chứng khoán chiếm tỷ trong lớn trong giao dịch trên thị trường tài chính thì sự thay đổi tỷ lệ sinh lời của nó sẽ tác động trở lại lãi suất thị trường ,tổng cầu AD và sản lượng.
b/ Ưu, nhược điểm
Công cụ nghiệp vụ thị trường mơ đã thể hiện tính ưu việt của nó so với các công cụ khác của chính sách tiền tệ:
- NHTW có thể chủ động can thiệp vào thị trường tiền tệ từ đó tác động trực tiếp vào khả năng cung ứng tín dụng của các tổ chức tín dụng.
- Độ linh hoạt và chính xác cao, có thể sử dụng ở bất kỳ mức độ nào. Mong muốn mức thay đổi của dự trữ hoặc cơ số tiền tệ dẫu lớn hay nhỏ thế nào,NHTW cũng có thể thực hiện được bằng cách mua, bán một khối lượng lớn, nhỏ chứng khoán.
- NHTW dễ dàng đảo ngược tình thế khi có một quyết đinh sai lầm về việc sử dụng công cụ này bằng cách lập tức đảo ngược lại việc sử dụng công cụ đó. Thí dụ, nếu NHTW thấy rằng cung ứng tiền tệ tăng quá nhanh nó mua quá nhiều giấy tờ có giá trên thị trường mở thì nó có thể sử chữa ngay được bằng cách tiến hanh nghiệp vụ bán trên thị trường mở.
- Việc thực hiện có thể được hoàn thành nhanh chóng, không gây nên những chậm trễ về mặt hành chính. Khi muốn thay đổi cơ số tiền hoặc dự trữ, NHTW có thể quyết định và thực hiện ngay trong phiên giao dịch.
1.2.2.4. Công cụ lãi suất.
Lãi suất được xem là một công cụ gián tiếp thực hiện chính sách tiền tệ trong việc điều khiển mức cung ứng tiền cho nền kinh tế. Sở dĩ nói rằng lãi suất là công cụ gián tiếp, bởi lẽ lãi suất không trực tiếp làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ trong lưu thông. Nhưng sự tăng , giảm lãi suất có thể kích thích sản xuất hoặc kìm hãm sản xuất. Vì vậy, nó là một công cụ rất lợi hại , có sức phản công ghê gớm. Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trường , chính sách và giải pháp cụ thê cua NHTW nhằm kiểm soát và điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định.
a/ Cơ chế tác động
- Cơ chế điều hành gián tiếp: thông qua cơ chế tái cấp vốn ( chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay cầm cố chứng từ có giá...) của NHTW đối với các tổ chức tín dụng, NHTW thực hiện quan lý gián tiếp lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế.
Cơ chế này được thực hiện theo nguyên tắc: Trong điều hành chính sách lãi suất, NHTW chỉ công bố mức lãi suất áp dụng đối với các khoan cho vay tái chít khấu hoặc cho vay cầm cố chứng từ có giá của mình đối với các tổ chức tín dụng. Các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thẻ theo từng kỳ hạn, từng đối tượng của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế sẽ do tổ chức tín dụng ấn định, dựa trên cơ sơ cung cầu về vốn và sự cạnh tranh trên thị trường.
Khi muốn điều chỉnh lãi suất kinh doanh của tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế, phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ từng giai đoạn, NHTW sẽ thực hiện thông qua việc điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu của mình đối với các tổ chức tín dụng. Từ đó tác động đến lãi suất thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Và cuối cùng sẽ tác động đến lãi suất thị trường tiền tệ ngân hàng . Và cuối cùng sẽ tác động đến lãi suất kinh doanh của tổ chức tín dụng đối với các chủ thể trong nền kinh tế.
Cơ chế điều hành lãi suất này được áp dụng phổ biến đối với các nền kinh tế có hệ thống tài chính phát triển. Cơ chế này cũng trở lên linh hoạt hơn, khi bên cạnh các loại lãi suất trên, NHTW chấp nhận lãi suất do thị trường hình thành và tác động vào lãi suất này để duy trì ở mức mong muốn như lãi suất Repo của ngân hàng Anh, ngân hàng liên bang Đức, NHTW Châu Âu, lãi suất tiền gửi liên bang của Cục dự trữ liên bang Mỹ...
- Cơ chế điều hành trực tiếp:
Thông qua các hình thức quản lý lãi suất của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế , như quy định các mức lãi suất cụ thể về tiền gửi, cho vay, khung lãi suất , trần lãi suất cho vay, biên độ chênh lệch loã suất bình quân... Thực chất là NHTW quy định mức lãi suất cho vay tối đa hoặc tiền gửi tối thiểu của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế. Trong phạm vi lãi suất được phép, các tổ chức tín dụng được quyền ấn định lãi suất kinh doanh phù hợp. Khi có các thay đổi về kinh tề vĩ mô, NHTw có thể xem xét để điều chỉnh giới hạn lãi suất tối đa hợp lý. Nhìn chung, trong các nền kinh tế phát triển, lãi suất ngày càng được tự do hoá, còn ở cá nước có hệ thống tài chính chưa phát triển, các quy định mang tính quản lý trực tiếp được áp dụng phổ biến hơn và xu hướng chung là ngày càng giảm dần sự quản lý trực tiếp này.
- Các mức lãi suất thường được công bố:
Một là , đối với các hoạt động liên quan đến vai trò NHTW, các mức lãi suất phổ biến được công bố và nền kinh tế quan tâm là lãi suất chiết khấu ( như ở Mỹ, Nhật, Đức ..) lãi suất Repo(như ở Đức , Anh,...) hoặc lãi suất can thiệp (Pháp)
Các mức lãi suất được hình thành trên thị trường tiền tệ như lãi suất tiền gửi liên bang ( Mỹ) , lãi suất cho vay qua đêm cũng được áp dụng ở các nước nói trên.
Hai là các mức lãi suất của NHTM áp dụng đối với nền kinh tế mang tính quản lý trực tiếp của NHTW như khung lãi suất ,trần lãi suất, lãi suất tiền gửi tối thiểu, chênh lệch lãi suất bình quân được thực hiện ở các nước Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam...
Ba là, các mức lãi suất thị trường mang tính tham khảo như: lãi suất liên ngân hàng thị trường Singapore(SIBOR), lãi suất liên ngân hàng thi trường London(LIBOR)v.v. Ngoài các mức lãi suất này ra, một số nước còn công bố mức lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến của các NHTM hàng đầu( lãi suất cơ bản của VN).
Bốn là , lãi suất thường được công bó theo năm, các mức lãi suất đối với từng kỳ hạn cụ thể theo tháng, ngày... được xác định trên cơ sở lãi suất năm.
1.2.2.5. Công cụ hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng là một trong những công cụ can thiệp một cách trực tiếp mang tính hành chính của NHTW để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của hệ thống tổ chức tín dụng cung ứng cho nền kinh tế đảm bảo mức tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán theo mục tiêu đề ra. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các NHTM tôn trong khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Mực dư nợ quy định cho từng ngân hàng căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của ngân hàng đó, trong định hướng cơ cấu kinh tế tổng thể cà nằm trong giới hạn của tổng dư nợ tín dụng dự tính của toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.
a/ Cơ chế tác động
Hạn mức tín dụng được sử dụng để khống chế tổng dư nợ tín dụng qua đó khống chế tổng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế. Do vậy cơ chế tác động của nó mang tính áp đặt của NHTW đối với hệ thống ngân hàng.
Qua sử dụng hạn mức tín dụng , NHTW nhằm điếu chỉnh khả năng tạo tiền của các NHTM phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế. Tránh tình trạng tổng khối lượng tiền tăng quá mức trong lưu thông, NHTW quy định hạn mức tín dụng tối đa cho từng NHTM. Trong phần lớn các trường hợp những hạn mức riêng được xác định căn cứ vào tỷ trọng cho vay của nó trong quá khứ so với tổng mức cho vay của hệ thống ngân hàng, NHTM chỉ được cấp tín dụng cho nền kinh tế tối đa bằng hạn mức tín dụng được quy định. Lúc này, NHTW phải theo dõi hoạt động cho vay của các NHTM, nếu NHTM cho vay vượt quá hạn mức tín dụng quy định sẽ bị xử phạt.
b/ Ưu, nhược điểm
* Ưu điểm:
Hạn mức tín dụng là một công cụ trực tiếp điều tiết lượng tiền trong lưu thông. Bằng việc quy định hạn mức tín dụng, NHTW có thể kiểm soát khá chặt chẽ tổng lượng tiền cung ứng. Công cụ này thực sự phát huy hiệu quả khi tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế tăng cao và các công cụ gián tiếp khác tỏ ra kém hiệu lực.
* Nhược điểm:
Bên cạnh các ưu điểm, kiểm soát trực tiếp hạn mức tín dụng đối với nền kinh tế có một số bất lợi sau:
- Hạn mức tín dụng có thể làm cho lãi suất tăng lên, bởi vì cung vốn bị giới hạn, không thoả mãn nhu cầu vốn của nền kinh tế.
- Hạn mức tín dụng có xu hướng làm giảm cạnh tranh giữa các NHTM. Bởi vì một khi đã cho vay hết hạn mức tín dụng thì ngân hàng đó không còn muốn huy động vốn nữa nếu không sẽ gây đọng vốn và sẽ thiệt hại cho ngân hàng.
- HMTD có thể làm sai lệch cơ cấu đầu tư của các NHTM, ảnh hưởng đến cơ cấu nền kinh tế.
- Khi thị trường tiền tệ hoạt động chưa có hiệu quả thì hạn mức tín dụng có thể làm cho các khoản tín dung được cấp ra nho hơn so với tổng hạn mức tín dụng đã được xác định từ trước. Bởi những NHTM có khả năng huy động nhiều vốn thì việc cho vay ra đã bị hạn chế trong khi các NH không có khả năng huy động vốn sẽ cho vay ít hơn so với hạn mức đã được phân bổ cho chúng. Điều này nguy hiểm hơn là sẽ làm phát sinh các tổ chức tài chính mới thực hiện nghiệp vụ ngân hàng ngoài phạm vi kiểm soát của NHTW. Kết quả cuối cùng là làm cho chính sách tiền tệ dựa trên hạn mức tín dụng mất đi hiệu lực của nó bởi một số lượng tín dụng ngày càng thoát khỏi hạn mức đó.
- HMTD gây khó khăn cho các DN nhỏ, vì trước hết các NHTM thường lựa chọn khách hàng lớn để cho vay, nếu còn mới cho các doanh nghiệp nhỏ vay.
- Công cụ này thường được sử dụng trong trường hợp lạm phát cao, nhằm khống chế trực tiếp và ngay lập tức lượng tín dụng cung ứng . Trong trường hợp khi các công cụ gián tiếp không phát huy hiệu quá do thị trường tiền tệ chưa phát triển , hoặc do mức cầu tiền tệ không nhạy cảm với sự biến động của lãi suất, hay NHTW không có khả năng khống chế và kiểm soát được sự biến động của lượng vốn khả dụng của hệ thống NHTM, thì công cụ HMTD là cứu cánh của NHTW trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng.
Tuy nhiên, nhược điểm đã nêu trên, hiệu quả điều tiết của công cụ này không cao vì nó thiếu linh hoạt.
2. Thực trạng các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam .
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Ở Việt Nam,từ cuối thế kỉ XIX trở về trước không có ngân hàng nào xuất hiện,lí do chính do nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu,mang nặng tính tự cung tự cấp,thương mại kém phát triển...nên nhu cầu giao dịch tiền tệ không đáng kể.
Đến cuối thế kỉ XIX, sau khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta và thiết lập xong nền đô hộ,Việt Nam đã trở thành một thị trường độc chiếm của sản phẩm Pháp.Do các hoạt động kinh tế của người Pháp phát triển mạnh nên Pháp phải lập các ngân hàng để hỗ trợ cho các hoạt động ấy.Lúc đầu có hai ngân hàng do Pháp thành lập,trụ sở chính đặt tại chính quốc nhưng chi nhánh nằm rải rác khắp lãnh thổ Việt Nam,đó là ngân hàng Đông Dương và Pháp - Hoa Ngân Hàng.Thực chất ngân hàng Đông Dương đã hoạt động với tư cách là một NHTW đồng thời là một ngân hàng kinh doanh đa năng trên mọi lĩnh vực dưới sự bảo trợ của chính quyền liên bang Đông Dương,ngân hàng Đông Dương đã cung cấp vốn và giao dịch tiền tệ cho mọi hoạt động kinh tế của người Pháp tại Đông Dương như: công ty than Hòn Gai - Cẩm Phả, công ty rượu Đồng Xuân,công ty xi măng Hải Phòng, công ty bông sợi Nam Định...còn ngân hàng Pháp – Hoa được thành lập để hỗ trợ hoạt động giao dịch thương mại giữa Pháp,Đông Dương,Trung Quốc và một vài nước á Đông như Nhật Bản,Thái Lan.
Phải đến năm 1927, ở miền nam Việt Nam, một nhóm tư bản tài chính ở Việt Nam thành lập tại Sài Gòn một ngân hàng lấy tên là An Nam Ngân Hàng. Đây là sự khẳng định tiếng nói người Việt Nam trong giới tài chính.Sau khi giành độc lập dân tộc, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến tháng 5 năm 1951, tại Việt Nam không có một loại hình ngân hàng nào. Mọi hoạt động thuộc lĩnh vực tiền tệ tín dụng đề do Bộ Tài Chính đảm nhiệm. Tháng 2 năm 1927, nhà nước ra sắc lệnh thành lập nha tín dụng sản xuất trực thuộc Bộ Tài Chính,làm nhiệm vụ cho vay phát triển sản xuất. Với tư cách là một tổ chức tín dụng nhà nước, nhưng nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách nên hoạt động của nó mang nặng tính chất tài chính nhà nước. Sau Đại hội Đảng lần II(tháng 2 năm 1951), chính
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu về Các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân Hàng Trung Ương.DOC