MỤC LỤC
Lời nói đầu . 1
Mục lục . 2
Chương I: Tổng quan về tỷ giá hối đoái . 3
I. Khái niệm tỷ giá . 3
II. Các chế độ tỷ giá. 3
1. Chế độ tỷ giá cố định .4
2. Chế độ tỷ giá thả nổi . 5
III. Các nhân tố ảnh hưởng và một số biện pháp
chủ yếu điều chỉnh tỷ giá hối đoái .6
1 Các nhân tố ảnh hưởng . 6
2 Một số biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái . 8
Chương II: Thực trạng tỷ giá hối đoái ở việt nam
trong những năm gần đây . 11
I. tình hình tỷ giá hối đoái trong những năm vừa qua 11
1 Những kết quả đạt được 21
2. Những mặt hạn chế 22
Chương III Một số giải pháp góp phần bổ sung hoàn thiện
chính sách tỷ giá hối đoái ở việt nam 23
Danh mục các tài liệu tham khảo.26
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3466 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tỷ giá hối đoái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biến động.
Sự tăng truởng hay suy thoái của nền kinh tế cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Mức độ tăng, giảm GDP thực tế cũng sẽ làm tăng hay giảm nhu cầu về ngoại tệ, từ đó, làm cho tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ tăng lên hay giảm đi. Theo quy luật cung cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tương tự vì tăng giá, cư dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn. Hoạt động xuất khẩu giảm sút, cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷ giá hối đoái tăng.
Nhân tố cuối cùng và cũng là nhân tố quan trọng nhất tác động đến tỷ giá hối đoái đó là tâm lý số đông. Người dân, các nhà đầu cơ, các ngân hàng và các tổ chức kinh doanh ngoại tệ là các tác nhân trực tiếp giao dịch trên thị trường ngoại hối. Hoạt động mua bán của họ tạo nên cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Các hoạt động đó lại bị chi phối bởi yếu tố tâm lý, các tin đồn cũng như các kỳ vọng vào tương lai. Điều này giải thích tại sao, giá ngoại tệ hiện tại lại phản ánh các kỳ vọng của dân chúng trong tương lai. Nếu mọi ngưòi kỳ vọng rằng tỷ giá hối đoái sẽ tăng trong tương lai, mọi người đổ xô đi mua ngoại tệ thì tỷ giá sẽ tăng ngay trong hiện tại; Mặt khác, giá ngoại tệ rất nhậy cảm với thông tin cũng như các chính sách của chính phủ. Nếu có tin đồn rằng Chính phủ sẽ hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để giảm thâm hụt thương mại, mọi người sẽ đồng loạt bán ngoại tệ và tỷ giá hối đoái sẽ giảm nhanh chóng.
Là một phạm trù kinh tế phức tạp, tỷ giá hối đoái của một đồng tiền ổn định hay thường xuyên biến động là do có sự tác động của nhiều nhân tố.
2 Một số biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái
Ngày nay, dấu hiệu giá trị cũng như các phương tiện lưu thông hiện đại được sử dụng rất phổ biến. Trong điều kiện ấy, vấn đề tỷ giá hối đoái và cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở cả tầm vi mô và vĩ mô đều thực sự trở thành vấn đề lớn trong chính sách tiền tệ của bất cứ quốc gia nào. Việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái có thể sử dụng 1 số biện pháp sau:
Điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu: 1 trong số những biện pháp mà ngân hàng Trung ương sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái là biện pháp điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu, nhằm thay đổi quan hệ cung cầu về ngoại tệ trong nước. Khi tỷ giá hối đoái trong nước bị giảm thấp đi, nếu NHNN tăng lãi suất tái chiết khấu thì những nguồn ngoại tệ sẽ chảy vào trong nước góp phần làm dịu bớt căng thẳng về ngoại tệ, do đó làm cho tỷ giá hối đoái của đồng tiền trong nước nâng dần lên và ngược lại.Tuy nhiên, chính sách lãi suất tái chiết khấu cũng có những hạn chế nhất định, vì quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá chỉ là quan hệ tác động qua lại một cách gián tiếp, chứ không phải quan hệ trực tiếp nhân quả.Các yếu tố để hình thành lãi suất và tỷ giá không giống nhau, do đó biến động của lãi suất không nhất thiết phải kéo theo biến động của tỷ giá. Lãi suất cao có thể thu hút vốn ngắn hạn từ nước ngoài, nhưng nếu tình hình kinh tế chính trị xã hội không ổn định thì khó có thể thực hiện được vì vấn đề an toàn vốn phải đặt lên trên hết. Khủng hoảng 1971-1973 ở Mỹ là một ví dụ. Mặc dù lãi suất trên thị trường New- York cao gấp rưỡi thị trường London, gấp 3 thị trường Frankfurk nhưng vốn ngắn hạn không được chuyển vào Mỹ mà lại được đưa đến Tây Đức và Nhật Bản.
Can thiệp ngoại hối: Thông qua việc áp dụng biện pháp điều chỉnh này, NHNN trực tiếp can thiệp vào thị trường hối đoái bằng các hoạt động mua bán vàng và ngoại tệ nhằm điều chỉnh quan hệ cung cầu về hàng và ngoại tệ trên thị trường, từ đó tỷ giá hối đoái của đồng tiền trong nước được điều chỉnh.Tuỳ điều kiện quốc gia mà việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ này có sự khác nhau về phạm vi, quy mô tác động. Với những nước có nền kinh tế phát triển cao, các nghiệp vụ thị trường hối đoái được thực hiện trên quy mô rộng lớn. đôi khi mở ra trên phạm vi cả một khu vực, thậm chí thế giới.Điều chỉnh tỷ giá theo phương pháp này, Chính phủ thường gặp phải phản ứng ngược chiều nhau của các doanh nghiệp cũng như các tầng lớp dân cư trong xã hội bắt nguồn từ lợi ích kinh tế. Những mâu thuẫn này thường xảy ra giữa những nhà xuất khẩu và nhập khẩu, giữa những người đang nắm trong tay lượng ngoại tệ lớn và những người trong túi chỉ có nội tệ.
Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, Chính phủ cần có lượng dự trữ ngoại tệ đủ lớn để can thiệp vào thị trường khi cần thiết. Điều đó có nghĩa là cần lập quỹ dự trữ bình ổn hối đoái. Nguồn vốn để hình thành quỹ này là phát hành trái phiếu kho bạc bằng tiền nội tệ và sử dụng vàng để lập quỹ bình ổn hối đoái.
Hạn chế của công cụ này là nó chỉ tác động lớn khi khủng hoảng tiền tệ ít nghiêm trọng. Hơn nữa, việc lập quỹ bình ổn hối đoái đòi hỏi các quốc gia phải có một thực lực nhất định về kinh tế.
Phá giá tiền tệ: Phá giá đồng tiền là việc Nhà nước chính thức hạ thấp sức mua của đồng tiền nước mình so với các ngoại tệ hay là việc nâng cao tỷ giá hối đoái của ngoại tệ.Kết quả của phá giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái. Đây là điểm giống nhau giữa phá giá đồng tiền và điều chỉnh tỷ giá hối đoái, nhưng không phải không có sự khác biệt.
Điều chỉnh tỷ giá hối đoái là việc làm thường xuyên, liên tục của Nhà nước nhằm điều chỉnh,duy trì sự ổn định tỷ giá hối đoái, ổn định sức mua của đồng tiền, kiềm chế, đẩy lùi lạm phát. Tỷ giá hối đoái được điều chỉnh theo nguyên tắc duy trì biên độ dao động cho phép tăng hoặc giảm một tỷ lệ nhất định so với tỷ giá hối đoái chính thức. Nó khác hẳn với phá giá đồng tiền- một biện pháp bất đắc dĩ của Nhà nước, chỉ áp dụng trong những trường hợp hết sức cần thiết khi sức mua của đồng nội tệ thường xuyên bị sụt thấp so với ngoại tệ. Tuy phá giá tiền tệ chỉ là biện pháp tình thế nhưng nếu được sử dụng đúng đắn nó cũng phát huy những tác dụng nhất định:
-Kích thích các hoạt động xuất khẩu, từ đó góp phần tăng thu ngoại tệ, hạn chế nhập khẩu, giảm chi ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
-Khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối, hạn chế xuất khẩu vốn cũng như các hoạt động chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, làm tăng khả năng cung ngoại tệ, kết quả làm cho sức mua đối ngoại của tiền trong nước sẽ tăng dần lên.
-Khuyến khích các hoạt động du lịch vào trong nước và hạn chế du lịch ra nước ngoài, kết quả làm cho quan hệ cung cầu về ngoại tệ bớt căng thẳng.
Chương II: Thực trạng tỷ giá hối đoái ở việt nam
trong những năm gần đây
Diễn biến phức tạp của tỷ giá trong thời gian qua chính là tấm gương phản chiếu mọi hoạt động cuả đời sống kinh tế xã hội và là căn cứ thực tế cho việc thực hiện tốt yêu cầu trên.
I. Tnh hình tỷ giá hối đoái trong những năm vừa qua
Trong quá trình thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái NHNN đã thường xuyên phối hợp với các ngành hữu quan trong việc phát hiện những bất hợp lý của chế độ tỷ giá hiện hành để đề xuất những giải pháp sửa đổi, bổ xung, giúp cho chính sách tỷ giá ngày càng hoàn thiện hơn. Nhờ vậy, NHNN luôn nhận được sự ủng hộ từ các ngành liên quan trong quá trình hoạch định cũng như tổ chức thực hiện chính sách tỷ giá. Đây là nguyên nhân cho sự tồn tại một cách vững chắc chế độ tỷ giá hiện hành. Đó là một chế độ tỷ giá linh hoạt, năng động và có khuôn khổ, là một chế độ tỷ giá thả nổi có sự quản lý của nhà nước.
Mục tiêu hàng đầu của chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam là góp phần ổn định sức mua của đồng tiền Việt Nam. Kết quả của việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của Nhà nước ta trong thời gian qua đã và đang nhận được sự đồng tình của dư luận trong và ngoài nước. Những thành quả mà chúng ta đã đạt được đó là:
Góp phần giữ vững sức mua của đồng Việt Nam, kìm hãm và đẩy lùi lạm phát, đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế.
Góp phần tăng cường tính ổn định của môi trường kinh tế cũng như giải pháp để duy trì, mở rộng và phát triển các hoạt động kinh tế đối ngoại, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Bảo vệ lợi ích của các thành viên trong xã hội, kể cả những người cư trú và không cư trú.
Củng cố lòng tin của mọi người vào đồng Việt Nam. Đây là một yếu tố tâm lý đóng vai trò quyết định trong việc duy trì sự ổn định đời sống kinh tế, chính trị xã hội. Nó khơi dậy , kích thích và thúc đẩy mọi tầng lớp dân cư,mọi thành phần kinh tế đầu tư vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, làm thay đổi nhanh chóng, làm lành mạnh hoá bộ mặt kinh tế của đất nước.
Để có căn cứ đánh giá chính xác chính sách tỷ giá hối đoái của nước ta trong những năm qua và xây dựng các quan điểm điều hành tỷ giá hối đoái trong thời gian tới, ta cần điểm qua các giai đoạn hình thành và phát triển của chính sách tỷ giá hối đoái ở nước ta.
Trước năm 1988, từ ngày 25/11/1955 tỷ giá chính thức giữa đồng Việt Nam và đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc là : 1NDT = 1.470 VND; 1Rup (Liên Xô) = 0,5 NDT, tỷ giá chéo là 735 VND= 1 Rup. Sau đổi tiền ( 1959) tỷ giá VND so với Rúp và NDT thay đổi. Đến năm 1977 các nước XHCN thoả thuận thanh toán với nhau bằng đồng Rúp chuyển nhượng (RCN). Mỗi RCN có hàm lượng vàng là 0,98712 gr.
Bên cạnh tỷ giá trên, Nhà nước còn dùng tỷ giá thanh toán nội bộ để thanh toán giữa các tổ chức và các đơn vị có thu chi ngoại tệ với ngân hàng ngoại thương, tính thu chi ngân sách Nhà nước khi nhận viện trợ bằng đồng Rúp và cấp phát cho các tổ chức kinh tế để thanh toán với các đơn vị ngoại thương.
Tỷ giá hối đoái nội bộ được điều chỉnh như sau:
Năm 1958: 1 Rúp = 5,64 VND.
Năm 1986: 1 Rúp = 18 VND.
Năm 1987: 1 Rúp = 150 VND.
Năm 1988: 1 Rúp = 700 VND.
Đến tháng 3/1989 chế độ kết toán nội bộ bị huỷ bỏ.
Trong giai đoạn trước 1988, với chế độ độc quyền ngoại thương và ngoại hối, Nhà nước trực tiếp can thiệp vào việc xác định tỷ giá, không xét tới quan hệ cung cầu thực tế trên thị trường ngoại hối. Nhà nước đã thi hành chế độ tỷ giá cố định và đa tỷ giá. Quan hệ thương mại của chúng ta chủ yếu là với các nước trong khối SEV với hình thức phổ biến là hàng đổi hàng theo một tỷ giá cố định đã được thoả thuận theo hiệp ước song phương và đa phương giữa các chính phủ.
Sau khi có chủ trương thu hút vốn nước ngoài (1985) và thông qua luật đầu tư nước ngoài (1987) luồng ngoại tệ bằng USD lần lượt vào Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta chỉ dùng tỷ giá chính thức do Ngân hàng Trung ương áp đặt nên vẫn còn khoảng cách khá xa so với sức mua thực tế của USD và thị trường chợ đen.
Đơn vị tính: VND/USD.
Năm
Tỷ giá chính thức
Tỷ giá thị trường
1985
15
115
1986
80
425
1987
368
1270
1988
3000
5000
1989
3900
4100
Tuy nhiên mức chênh lệch giữa 2 loại tỷ giá tính theo tỷ lệ % cũng dần giảm rõ rệt ( năm 1985 là 666,67% năm 1989 chỉ còn 5,12%).
Từ khi chúng ta xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, chế độ tỷ giá cố định và đa tỷ giá với những điều chỉnh mang tính hành chính này không còn phù hợp với quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta nữa. Việc từ bỏ chế độ này là một xu thế tất yếu khi chúng ta mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Từ những năm 1989- 1990 khi quan hệ ngoại thương được bao cấp với thị trường truyền thống Đông Âu và Liên Xô cũ bị gián đoạn khiến chúng ta phải chuyển sang buôn bán với khu vực thanh toán bằng USD. Kể từ đó, cơ chế tỷ giá cố định đã được thay thế dần bằng cơ chế điều tiết của Nhà nước theo tín hiệu thị trường. Tuy nhiên để đi đến một chính sách tỷ giá tự chủ,có thể kiểm soát được các biến động thị trường, cơ chế quản lý ngoại tệ nói chung và cơ chế quản lý hối đoái nói riêng đã trải qua những điều chỉnh lớn. Có thể chia thành những giai đoạn như:
Giai đoạn thả nổi tỷ giá hối đoái 1989- 1992: Trong giai đoạn này, tỷ giá giữa VND/USD biến động mạnh theo hướng tăng liên tục kèm theo các cơn sốt, các đột biến lớn. Thời kỳ này tỷ giá danh nghĩa tăng từ 4.200đ/1USD tới 12.720đ/USD. Theo thống kê của tạp chí ngân hàng, tỷ giá hối đoái giữa VND/USD từ 1989-1992 biến động như sau:
Bảng 1: Tỷ giá danh nghĩa giữa USD/VND: 7.000
N¨m
§i¹ ®iÓm
Th¸ng 1
Th¸ng 3
Th¸ng 4
Th¸ng 5
Th¸ng 6
1989
Ng©n hµng
3.500
4.200
4.350
4.100
4.200
T nh©n
5.200
5.350
4.400
4.225
4.575
1990
Ng©n hµng
4.300
4.300
4.800
5.750
6.650
T nh©n
4.650
4.450
5.600
6.300
7.050
1991
Ng©n hµng
7.000
7.400
8.300
10.700
12.720
T nh©n
7.400
7.900
8.830
11.050
12.550
1992
Ng©n hµng
11.880
11.550
11.285
10.950
10.720
T nh©n
12.200
11.550
11.290
10.980
10.650
Số liệu trên cho thấy sự biến động mạnh của tỷ giá VND/USD từ năm 1990 trở đi. Đỉnh cao của mức tăng giá USD là cuối năm 1991. Ngày 4/12/1991 giá USD trên thị trường tư nhân tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 14.450 VND/USD và 14.580 VND/USD. Giá USD trong tháng 12/1990 đã tăng từ 60% đến 80% so với mức giá đầu năm.
Mặc dù trong giai đoạn 1989-1992 chính sách quản lý của nhà nước đã có nhiều thay đổi, như chuyển từ hình thức quản lý theo tỷ giá kết toán nội bộ bình quân cho tất cả các nhóm hàng sang tỷ giá theo nhóm hàng hoá và duy trì tương đối ổn định các tỷ giá này, hoặc nếu có thay đổi thì cũng ở mức độ nhỏ nhằm duy trì ổn định hệ thống giá vật tư và xuất khẩu, nhập khẩu nên tỷ giá công bố vẫn xa mức tỷ giá hình thành trên thị trường.
Hơn nữa phần ngoại thương ngoài kế hoạch ngày càng lớn khiến cho thị trường ngoại tệ ngầm ngày càng phát triển và có xu hướng phản ánh tương quan giá trị thực giữa đồng nội tệ với đồng ngoại tệ.
Tình trạng leo thang của giá đồng USD đã kích thích tâm lý dự trữ USD, nhằm mục đích đầu cơ ăn chênh lệch giá. Ngoại tệ vốn đã khan hiếm lại không được dùng cho hoạt động xuất nhập khẩu mà còn bị buôn bán vòng vèo giữa các tổ chức trong nước. Mọi cố gắng quản lý ngoại tệ của chính phủ ít đem lại kết quả, thậm chí có những quyết định của chính phủ về quản lý ngoại tệ đã bị mất hiệu lực ngay khi vừa mới công bố.Giai đoạn này ngân hàng không kiểm soát được lưu thông ngoại tệ. Qua kiểm tra 26 đơn vị sử dụng ngoại tệ ở Thừa Thiên Huế thấy tất cả đều có sai phạm:
Bán USD ra thị trường: 996,682 USD.
Cho vay lấy lãi : 102,694 USD.
Chuyển nhượng cho nhau hơn 2 triệu USD lấy chênh lệch 3,5 tỷ USD.
Tình trạng tỷ giá hối đoái bị thả nổi thời kỳ này có nguyên nhân do cơ chế quản lý ngoại tệ chậm sửa đổi,không theo kịp bước chuyển của nền kinh tế thị trường. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là do những khó khăn trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Do mất nguồn nhập siêu từ Liên Xô cũ nên đất nước thiếu ngoại tệ nghiêm trọng.Điều này dẫn đến tình trạng phải mua USD để trả nợ đến hạn do đó đã dẫn đến "cơn sốt" USD theo chu kỳ vào cuối quý, cuối năm trong các năm 1990- 1991. Tình trạng leo thang giá USD đã thúc đẩy lạm phát do đồng Việt Nam bị mất giá mạnh và do giá hàng nhập khẩu tăng nhanh. Trước tình hình đó từ năm 1992 chính phủ đã chọn con đường thay đổi cách quản lý ngoại tệ, đổi mới chính sách và cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng:
Thay thế biện pháp hành chính, bắt buộc các đơn vị kinh tế quốc doanh có ngoại tệ phải bán cho Ngân hàng theo tỷ giá ấn định bằng biện pháp kinh tế như: mở trung tâm giao dịch ngoại tệ để cho các doanh nghiệp và ngân hàng trao đổi mua bán ngoại tệ với nhau theo thoả thuận.
Thay đổi cách quản lý ngoại tệ , đổi mới cơ chế quản lý ngoại hối, bãi bỏ hình thức quy định tỷ giá nhóm hàng trong thanh toán ngoại thương giữa Ngân sách với các tổ chức kinh tế tham gia xuất nhập khẩu. Thay vào đó, trên cơ sở tỷ giá hình thành tại các phiên giao dịch ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá chính thức. Cơ chế hình thành và quản lý tỷ giá mềm dẻo như trên cộng với sự điều tiết của Ngân hàng Nhà nước đối với lượng ngoại tệ mua bán tại các phiên giao dịch đã phá được tâm lý đầu cơ ngoại tệ ngăn chặn được xu hướng tăng giá quá mức của USD trên thị trường. Từ tháng 3/1992, giá USD bắt đầu giảm. Tỷ giá VND/USD vào thời điểm cuối năm 1991 tại các thị trường tư nhân Hà Nội có lúc lên tới 14.500 VND/1USD, đến tháng 3/1992 chỉ còn 11.550 VND/1USD đến cuối năm còn 10.650 VND/1USD và còn tiếp tục giảm tới cuối năm 1992.
Giai đoạn 1993-1996:
Trong dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Thân 1993, có khoảng 60000 Việt kiều về ăn Tết mang theo lượng ngoại tệ 300-400 triệu USD dẫn tới cung USD tăng, đồng USD giảm nhanh.Có ngày giá USD giảm xuống còn 9.950 VND/USD tại Hà Nội, 9.750 VND/USD tại Hồ Chí Minh ( 13/01/1993). Việc tăng giá đồng nội tệ góp phần quyết định chuyển xuất siêu sang nhập siêu vì vậy Nhà nước phải can thiệp nhằm nâng giá USD. Từ tháng 3/1993, USD đã lên giá dần và duy trì hướng lên giá một cách ổn định.
Từ cuối năm 1994, USD liên tục mất giá so với các đồng tiền chủ chốt khác, đặc biệt so với đồng Yên( Nhật Bản). Tuy nhiên, trên thị trường Việt Nam., giá USD vẫn tương đối ổn định. Tuy chỉ tăng 1,7% trong năm 1994 và 0,4% trong quý I năm 1995 nhưng đã tạo điều kiện cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu, phù hợp với chiến lược kinh tế hướng ngoại
Giai đoạn 1997-2000:
Từ năm 1997- 1998, chênh lệch lãi suất giữa VND và USD giảm dần, cuộc khủng hoảng tài chính khu vực bùng nổ làm cho giá trị đồng tiền của các nước trong khu vực giảm nhanh( Đồng Rupiah Inđônêxia mất giá 130%, đồng Baht Thái Lan mất giá 100%, đồng Ringgit Ma-lai-xi-a mất giá 60%... Đồng thời lượng vốn đầu tư vào Việt Nam giảm mạnh. Xu hướng của các nhà đầu tư và dân chúng là rut VND để chuyển sang ngoại tệ tăng lên. Hơn nữa do năm 1996, khối lượng L/C trả chậm khá lớn và phần lớn đến hạn trả là năm 1997,do vậy làm tăng nhu cầu mua ngoại tệ trong nước để trả nợ đến hạn.Tất cả những điều kiện trên gây áp lực giảm giá VND.Trước tình trạng đó Chính phủ đã thực hiện hai lần tăng giá từ 11.113đ/ 1 USD năm 1996 lên 13.908đ/1USD năm 1998. Việc điều chỉnh giá lần này là một quyết định kịp thời. Nhiều chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng mức tỷ giá hiện nay chính là thời điểm dừng thích hợp. Việc tăng tỷ giá đã góp phần giảm nhập siêu 20,3% năm 1997 xuống còn 17,6% năm 1998.
Trong năm 1999, với cơ chế điều hành tỷ giá mới, chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của nhà nước ở nước ta hiện nay càng có cơ hội phát huy hiệu quả. Nếu trước tháng 2 năm 1999, cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam là cơ chế can thiệp trực tiếp bằng cách ấn định tỷ giá chính thức với biên độ giao dịch ở thời điểm tương ứng có khi lên đến 10% thì từ ngày 25/02/1999 NHNN Việt Nam đã công bố 2 quyết định mới về tỷ giá:
Quyết định số 64/1999/QĐ-NHNN7 về việc công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam với các ngoại tệ.
Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 về việc quy định nguyên tắc xác định giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức được phép kinh doanh ngoại tệ.
Từ ngày 26/2/1999, NHNN chỉ công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên cơ sở tỷ giá thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ( TTNTLNH) của ngày giao dịch gần nhất trước đó. Căn cứ vào đó các ngân hàng thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay không vượt quá 0,1% so với tỷ giá này.
Việc điều chỉnh tỷ giá này nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam; giảm bớt sự mất cân bằng của đồng Việt Nam so với USD, dịch chuyển tỷ giá dần tới trạng thái cân bằng của nó.
Nhờ cơ chế điều hành tỷ giá mới, tình hình tỷ giá hối đoái ở Việt Nam rất ổn định, không biến động nhiều lắm, tỷ giá giữa VND và USD giao động trong khoảng 14.000 - 14.014 đ/ 1 USD.
Trong năm 2000, từ ngày 5/9, cơ chế tỷ giá trong kinh doanh ngoại tệ của các NHTM được thực hiện theo quyết định số 289/2000?QĐ-NHNN7 ngày 30/8/2000 của Thống đốc NHNN quy định mới về nguyên tắc xác định tỷ giá của các giao dịch hối đoái kỳ hạn , hoán đổi của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ. Còn nguyên tắc xác định tỷ giá giao ngay vẫn được thực hiện theo quyết định số 65/1999/QD-NHNN7.
Trong quyết định số 189, Thống đốc NHNN quy định đối với giao dịch giữa VND và USD, mức tỷ giá áp dụng cho từng kỳ hạn cụ thể tối đa không quá trần của tỷ giá giao ngay áp dụng tại thời điểm ký kết hợp đồng dài hạn, hoán đổi( tỷ giá giao dịch do NHNN công bố cộng0,1%) cộng với mức gia tăng cho phép( tỷ lệ % của mức giá giao ngay) quy định đối với từng kỳ hạn cụ thể như sau:0,2% của trần tỷ giá giao ngay đối với kỳ hạn 30 ngày, 0,25% đối với kỳ hạn 31- 44 ngày, 0,4% đối với kỳ hạn từ 45 ngày đến 59 ngày; ... 1,48% đối với kỳ hạn từ 165 ngày đến 179 ngày, và 1,5% đối với kỳ hạn 180 ngày.
Nếu trong năm 1999, đồng Việt Nam chỉ giảm 1% thì hết tháng 9 năm 2000 đã giảm 1,33% so với cuối năm 99 và đến cuối tháng 10 năm 2000 đã giảm 2,2% so với USD. Đặc biệt, trong tháng 10, VND đã giảm trung bình 8đ/ngày. Nhìn chung, trong năm 2000, VND đã giảm giá 2,3% trong khi đồng tiền của các nước trong khu vực châu á liên tục mất giá so với USD ở mức giảm từ 8-25%.Hiện tượng giảm giá VND liên tục trong thời gian qua là do ảnh hưởng của :
- Biến động ngược chiều về xu hướng lãi suất ở Mỹ , châu Âu và châu á gây ảnh hưởng đến tỷ giá USD/VND.
Sau 3 lần tăng lãi suất trong năm 1999, từ đầu năm 2000 tới nay, Cục dự trữ Liên bang Mỹ tiếp tục 3 lần tăng lãi suất, đưa lãi suất của Mỹ lên mức cao nhất kể từ năm 1991.Với lãi suất Mỹ tăng cao, có tác dụng thu hút các luồng vốn ngắn hạn bằng USD đổ vào Mỹ, khiến USD ngày càng có giá, cầu về USD trên bình diện quốc tế ngày càng gia tăng. Vì vậy mà tỷ giá USD so với các đồng tiền khác đều tăng.
- Giá dầu trên thị trường quốc tế tăng cao, trong khi giá cà phê, gạo ngày càng giảm gây sức ép đối với cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam.
- Các đồng tiền trong khu vực mất giá so với USD gây ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của VND.
Trong khi lãi suất tại Mỹ và châu Âu có xu hướng tăng thì lãi suất tại khu vực Đông á và Việt Nam lại có xu hướng giảm sau khi tăng cao theo chương trình chống khủng hoảng trong hai năm 1997,1998. Hai xu hướng biến động ngược chiều này đã gây sức ép lớn làm giảm giá các đồng tiền trong khu vực kể cả đối với VND.So với thời điểm đầu năm, các đồng tiền trong khu vực đã mất giá từ 5-32% trong khi đó VND chỉ mất giá trên 2%, khiến cho khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu của Việt Nam có thể bị xói mòn nếu VND không giảm giá theo. Tình hình trên khiến cho Việt Nam muốn duy trì khả năng cạnh tranh, cải thiện cán cân thương mại thì phải để cho VND giảm giá.
Trong 7 tháng đầu năm 2001, kể từ đầu tháng 5- 25/6 , việc tỷ giá hối đoái của USD so với VND tăng liên tục trong nhiều tuần trên cả thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường tự do đã tạo ra những phản ứng rất khác nhau.Tính từ đầu năm đến tháng 7/2001, đồng USD lên giá chừng 3,7% so với VND trong khi lên tới 12% so với đồng Euro và 4% so với đồng Baht ( Thái Lan). Có thể nhận thấy tỷ giá USD có biểu hiện nóng lên "đột ngột" kể từ cuối năm 2000, nhưng đã phần nào dịu xuống trong tháng 3/2001 khi ảnh hưởng giảm lãi suất của đồng USD ( do sự đảo chiều trong chính sách tiền tệ của FED trước nguy cơ suy thoái của nền kinh tế Mỹ) thực sự tác động đến Việt Nam. Nhưng kể từ tháng 5/2001, tỷ giá tăng liên tục qua từng tuần và nhiều khi qua từng ngày trên cả hai thị trường chính thức và tự do. Trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá tăng khoảng 96đ/USD trong tháng 5 và kể từ giữa tháng 6 tỷ giá tăng liên tục từ 8- 14đ/ USD mỗi ngày. Tỷ giá USD trên thị trường tự do cũng có những biến động tương tự nhưng với mức giao động cao hơn và chênh lệch tỷ giá tại hai thị trường có xu hướng dãn rộng.
Diễn biến tỷ giá USD trong năm 2000 và nửa đầu năm 2001:
Trong n¨m
2000
1/2001
2/2001
3/2001
4/2001
5/2001
62001
Tû gi¸ liªn ng©n hµng
14..022-
14.501
14.543
14.558
14.573
14.595
14.696
14.865
T¨ng so víi th¸ng tríc(%)
33
24
15
22
101
169
Tû gi¸ TTTD(VND/1 USD)
14.160-
14.540
14.630
14.680
14.730
14.790
14.910
15.050
T¨ng (VND/ 1 USD)
90
50
50
60
120
140
Mặc dù tỷ giá có những biến động có vẻ như "bất thường" nhưng NHNN không áp dụng những biện pháp can thiệp thị trường mạnh hoặc sử dụng trở lại các biện pháp hành chính (như tăng tỷ lệ kết hối). Điều này khẳng định thêm việc quyết tâm theo đuổi chính sách điều hành tỷ giá hối đoái linh hoạt theo cung cầu thị trường của NHNN.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu kinh tế thì sự biến động tỷ giá một cách bất thường này là do các nguyên nhân:
Do thực hiện chủ trương kích cầu, chúng ta liên tục hạ lãi suất VND trong khi đó lãi suất USD trên thị trường quốc tế lại liên tục tăng dẫn tới lãi suất USD trên thị trường Việt Nam buộc phải tăng theo và đã có lúc lãi suất 2 đồng tiền USD và VND cân bằng nhau.
Hậu quả là đã có sự chuyển dịch từ VND sang USD làm cho nhu cầu USD tăng lên và cung về USD giảm đi đáng kể. Thêm vào đó, chênh lệch lãi suất tiền gửi của USD tại Việt Nam với thị trường quốc tế khá lớn cũng ảnh hưởng tới sự biến động tỷ giá. Do ảnh hưởng của tình hình cán cân thanh toán sau khi tổng hợp cán cân thương mại, cán cân vốn và tài chính vãng lai của nước ta trong thời gian qua.
Thị trường Việt Nam có đặc điểm mang tính truyền thống là chuộng USD, thể hiện qua tình trạng khá phổ biến là ngoại tệ được sử dụng trong thanh toán trong dân cư dưới hình thức tiền mặt , gửi vào ngân hàng dưới dạng tiết kiệm và ít được chuyển ra VND ngay cả khi không có chênh lệch lớn về lãi suất giữa hai đồng tiền.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia của Dragon Capital nguyên nhân chính của lạm phát trong thời gian qua là sự tăng giá thức ăn và năng lượng trên thế giới
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26314.doc