Đề án Vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Phần I- Những vấn đề chung về vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2

I- Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường. 2

1.1. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2

1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2

II. Nguồn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. 5

2.1. Khái niệm về vốn 5

2.2. Phân loại về vốn doanh nghiệp vừa và nhỏ 6

2.2.1 Nguồn vốn chủ sở hữu 6

2.2.2. Nguồn vốn chính thức 6

2.2.3. Nguồn vốn phi chính thức. 12

Phần II- Thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. 14

I- Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế Việt Nam. 14

II- Tình hình huy động vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. 16

2.1. Vấn đề huy động vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 16

2.1.1. Vốn chủ sở hữu. 18

2.1.2. Nguồn vốn chính thức 18

2.1.3. Nguồn vốn phi chính thức (PCT). 24

2.2. Nguyên nhân của những khó khăn trong huy động vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. 25

Phần III- giải pháp nhằm huy động vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong điều kiện hiện nay 27

I- Định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 27

1. Tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu 27

2. Vay có kỳ hạn 28

II- Giải pháp cụ thể 34

1. Về phía doanh nghiệp vừa và nhỏ 34

2. Một số kiến nghị với Nhà nước. 35

Kết luận 37

Tài liệu tham khảo 38

 

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thế doanh nghiệp có máy móc, thiết bị sử dụng ngay nhưng tiền lại chưa phải trả ngay, số tiền chưa phải trả là số tiền doanh nghiệp chiếm dụng được của người cung ứng. Trong môi trường kinh doanh hiện nay, với nhiều mặt hàng thì mua bán chưa trả ngay được coi như một chiến lược marketing của người bán cho nên doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm được nguồn vốn tín dụng loại này. Đặc biệt, khi thị trường có nhiều nhà cung ứng cạnh tranh với nhau, doanh nghiệp càng có lợi thế về giá cả, thời hạn trả... Khi quá trình này diễn ra một cách thường xuyên thì nguồn tín dụng này đóng vai trò như một nguồn tín dụng trung hoặc dài hạn. Với hình thức tín dụng này doanh nghiệp có thể đầu tư chiều sâu với vốn ít mà không ảnh hưởng đến tình hình tài chính của mình. Hình thức tín dụng mua máy móc, thiết bị theo phương thức trả chậm có ý nghĩa rất lớn đối với loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ vì các doanh nghiệp này vốn ít, thiếu các điều kiện cần thiết để vay vốn và đổi mới công nghệ . Bên cạnh đó, hình thức mua máy móc thiết bị theo phương thức trả chậm cũng có những hạn chế nhất định. Chẳng hạn, mua theo phương thức này doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí kinh doanh sử dụng vốn khá cao. Mặt khác sẽ chỉ mua theo phương thức trả chậm được nếu doanh nghiệp có uy tín, có truyền thóng tín dụng sòng phẳng cũng như tìn hình tài chính lành mạnh. Thứ hai, vốn khách hàng ứng trước. Trong quá trình kinh doanh, khi ký hợp đồng đặt hàng khách hàng thường phải đặt cọc trước một số tiền nhất định, số tiền đặt cọc này doanh nghiệp được sử dụng mặc dù chưa sản xuất và cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cho khách hàng. Tuỳ theo lượng mua hàng của khách, thông thường doanh nghiệp chiếm dụng được từ hai nguồn: - Vốn ứng trước của khách hàng lớn. - Vốn ứng trước của người tiêu dùng. Thông thường số vốn chiếm dụng này là không lớn. Mặt khác, đễ sản phẩm (dịch vụ) doanh nghiệp phải đặt hàng (nguyên vật liệu, ...) nên lại bị người cấp hàng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp cũng theo hình thức này nên nếu các quá trình kinh doanh diễn ra bình thường thì số dư vốn chiếm dụng này là không lớn. Tuy nhiên, kinh doanh trong thị trường hiện tại đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán, cân nhắc rất cẩn trọng vì không phải chỉ tồn tại lượng vốn nhất định khách hàng đặt cọc trước mà bên cạnh đó lại tồn tại lượng tiền khách hàng chiếm dụng lại khi mua hàng của doanh nghiệp, lượng tiền đó nhiều khi là rất lớn. Phần II- Thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. I- Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế Việt Nam. Trong những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta phát triển một cách khá nhanh, theo các số liệu thống kê và kết quả tổng điều tra các tổ chức kinh tế thì đến cuối năm 1999 số lượng các doanh nghiệp vừa và nỏh là 43.772 doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 91% tổng số các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong năm 2000 số doanh nghiệp mới được thành lập theo Luật doanh nghiệp dưới nhiều hình thức với số vốn đăng ký trung bình trên dưới 1 tỷ đồng, hầu hết số doanh nghiệp này cũng có quy mô vừa và nhỏ và nếu xét theo chỉ tiêu lao động dưới 200 người thì doanh nghiệp vưà và nhỏ có 46.834 doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 97% tổng số doanh nghiệp. Như vậy, xét về mặt số lượng thì doanh nghiệp ở nước ta đều có quy mô vừa và nhỏ chiếm 91-97% tổng số doanh nghiệp và chưa tính đến khoảng 1,4 triệu hộ sản xuất kinh doanh cá thể. Như vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ giữa một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, nhận thức được điều đó Đảng và Nhà nước ta đã xác định: "phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những chiến lược trọng tâm trong những năm tới". Tuy nhiên, do cơ chế cạnh tranh của nền kinh tế thị trường sự ảnh hưởng của tình hình khủng hoảng tài chính, kinh tế của một số nước trong khu vực cũng như trên thế giới đã có tác động, ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta bộc lộ những mặt hạn chế và gặp không ít những khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể là: Việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư lĩnh vực sản xuất sản phẩm vật chất đã có suy giảm so với đầu tư vào các hoạt động kinh doanh, thương mại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm giảm đáng kể sự đóng góp GDP của loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên, ngay cả trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ thì tình trạng hàng biên giới, hàng đã qua sử dụng, hàng nhập lậu (chủ yếu từ Trung Quốc) tràn ngập trên thị trường với giá rẻ cũng gây cho các doanh nghiệp này rất nhiều khó khăn. Thị trường và khách hàng bị thu hẹp cộng với sự lúng túng trong quản lý đã dẫn tới việc một doanh nghiệp bị phá sản hoặc buộc phải giải thể hạn chế phần nào vai trò của loại hình doanh nghiệp này trong phát triển kinh tế. Trình độ công nghệ, trang thiết bị, máy móc vừa cũ, vừa lạc hậu lại không đồng bộ đã dẫn đến việc sản phẩm làm ra không phù hợp với nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng do đó hạn chế rất lớn khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị trường.. Lực lượng công nhân kỹ thuật và lao động lành nghề được đào tạo làm việc trong các doanh nghiệp còn quá ít, việc đào tạo, đào tạo lại diễn ra không thường xuyên và đồng bộ dẫn đến tình trạng thừa ở nơi này nhưng lại thiếu ở nơi khác không đáp ứng được yêu cầu của, cộng với đội ngũ cán bộ thiếu kỹ năng quản lý và điều hành nên việc quản lý và sử dụng lao động vô cùng khó khăn dẫn đến hiệu quả lao động của doanh nghiệp vừa và nhỏ không cao, năng suất lao động thấp, thu nhập không ổn định. Tình trạng thiếu vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là một vấn đề bức xúc và đáng lo ngại nhất hiện nay. Sự suy giảm của kinh tế khu vực sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ diễn ra cuối năm 1997 đầu năm 1998 đã có tác dụng trực tiếp tới nền kinh tế nước ta đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một số nhà đầu tư nước ngoài đã rút vốn đầu tư ở Việt Nam về khôi phục kinh tế trong nước, một số khác do e ngại về sự ổn định củanền kinh tế trong nước và khu vực (đây là thị trường chủ yếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ) không đầu tư thêm hoặc rút vốn đầu tư sang thị trường khác dẫn đến sự sụt giảm khủng khiếp của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Và cuối cùng các doanh nghiệp vừa và nhỏ là người gánh chịu trực tiếp hậu quả của việc suy giảm nguồn vốn này. Hơn nữa việc tiếp cận với các nguồn vốn khác lại rất khó khăn, trong đó nguồn vốn chủ yếu đối với các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp là nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại nhưng thực tế hiện nay lại có rất ít các doanh nghiệp đủ các điều kiện thế chấp, bảo đảm tiền vay theo yêu cầu của ngân hàng để vay vốn, tỷ trọng vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều dựa vào nguồn vốn tự có là chính hoặc huy động từ các nguồn khác như bạn bè, người thân... Việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ không tiếp cận và sử dụng được các nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn tín dụng là hạn chế lớn nhất đối với sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này. Các chính sách vĩ mô, vĩ mô nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế, nặng về hình thức, thiếu hướng dẫn cụ thể như chính sách đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, chính sách vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, các hệ thống thông tin, các dịch vụ tư vấn về mặt hàng, thị trường, công nghệ, thiết bị, môi trường luật pháp, thông lệ quốc tế về kinh doanh... không đáp ứng được các nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những khó khăn phiền toán đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ xung quanh các thủ tục kê khai hải quan, thủ tục tín dụng vay vốn, tính thuế, hoàn trả thuế, nhà đất... vẫn còn là nỗi lo lắng, băn khoăn của các doanh nghiệp. II- Tình hình huy động vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. 2.1. Vấn đề huy động vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, tình hình khá phổ biến ở hầu hết các doanh nghiệp là tình trạng thiếu vốn. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tình trạng thiếu vốn là một tất yếu không thể tránh khỏi. Theo số liệu điều tra ở Hà Nội năm 1994 có hơn 60% doanh nghiệp thiếu vốn chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu về vốn của doanh nghiệp. Đó là do nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết phải kể đến là sự tác động của tình trạng lạm phát, sự biến động của giá cả trong nước và thế giới trong một thời gian dài làm cho sau mỗi chu kỳ sản xuất không đủ tái tạo, không bù đắp được số vốn ban đầu hoặc sự dư ra không đáng kể. Sự thiếu vốn còn do nhiều doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh thấp, thậm chí có nơi có lúc không có hiệu quả, làm cho lượng vốn hao hụt, mất dần (thâm hụt vốn); tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, nợ nần lòng vòng, dây dưa giữa các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế diễn ra rất nghiêm trọng (trong giai đoạn II của quá trình thanh toán công nợ, số nợ phải xử lý lên tới 18.000 tỷ đồng). Nhưng đáng chú ý nhất là sự thiếu vốn tương đối đang diễn ra trên bình diện rộng và khá gay gắt. Đó là những trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu mở rộng kinh doanh hoặc yêu cầu đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, để có thể đứng vững trong cạnh tranh phát triển, nhưng không có nguồn cung ứng vốn (vốn trong dân không huy động được, vốn ngân hàng cho vay rất hạn chế). Cụ thể nguồn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 1: Cơ cấu vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số tỉnh. Đơn vị tính: % Nguồn vốn Hà Nội Quảng Ninh Hải Phòng Tổng TB Vốn chủ sở hữu 45,6 49,3 46,7 42,2 Vay người thân, bạn bè 24,7 24,5 22,3 24,3 Vay nóng 2,2 2,5 22,15 2,4 Vay ngân hàng 24 20,5 21,5 21,1 Đóng góp công nhân 1,9 2,3 3,5 2,5 Các nguồn khác 1,6 1,7 3,8 2,2 Nguồn: Tổ chức lao động thế giới (19998) Từ bảng trên ta thấy, lượng vốn huy động được của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu từ các nguồn cá nhân như của chủ doanh nghiệp, bạn bè, người thân và các khoản vay không chính thức khác, chiếm 75,2%; lượng vốn vay từ ngân hàng và đóng góp của công nhân chỉ chiếm một lượng nhỏ 23,6%, còn lại là một số nguồn khác 2,2%. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc huy động vốn để sản xuất kinh doanh là từ phía ngân hàng. ở Hà Nội, hiện tại chỉ có khoảng 25% doanh nghiệp ngoài quốc doanh được vay vốn ngân hàng; 11,9% doanh nghiệp vay vốn từ các HTX tín dụng... Những cản trở ở tầm vĩ mô dẫn đến việc cung ứng vốn cho doanh nghiệp hiện nay đang trở thành vấn đề bức xucs. Mặt khác, thị trường vốn trung và dài hạn chưa phát triển, không thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội nhằm đáp ứng cho nhu cầu của doanh nghiệp. Để cụ thể hơn, ta hãy xem xét thực trạng tình hình huy động vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ theo các nguồn vốn sau: 2.1.1. Vốn chủ sở hữu. Là loại vốn thường được tạo ra từ vốn riêng của các nghiệp chủ, vốn đóng góp của các cổ đông, bạn bè, họ hàng... Nguồn vốn này chiếm khoảng 5-10% vốn luân chuyển của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực tế ta thấy hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường sử dụng phần lớn nguồn vốn này vào việc kinh doanh chiếm khoảng 47,2% trên tổng số vốn toàn doanh nghiệp. Để huy động được nguồn vốn này, doanh nghiệp đã gặp phải rất nhiều khó khăn: - Do đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là ở chỗ người chủ dnchỉ có phương tiện tài chính ở một mức đoọ nhất định nên họ không thể bỏ ra nhiều hơn số vốn mà họ đã đóng góp vào doanh nghiệp, lượng vốn này thường không đổi trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. - Môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư, chế độ pháp lý không ổn định chưa khuyến khích tạo điều kiện cho các luồng tiền nhàn rỗi được đầu tư vào doanh nghiệp. - Vì vậy mà nguồn vốn này chưa được tận dụng một cách triệt để, trong khi các doanh nghiệp đang ở tình trạng đói vốn thì lượng tiền "chết" vẫn nằm trong túi của người dân khá lớn. 2.1.2. Nguồn vốn chính thức Nguồn vốn này được đánh giá là có triển vọng trong tương lai. Nhưng hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chưa tiếp cận được nhiều và triệt để với nguồn vốn này, tỷ trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay được từ nguồn vốn chính thức chỉ chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn so với các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp khác. 2.1.2.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn vốn vay ngân hàng. Xét trên tổng thể, các số liệu rút ra từ một tài liệu do ngân hàng Trung ương ấn hành cho thấy phần tín dụng trung và dài hạn so với toàn bộ các loại tín dụng mà hệ thống ngân hàng đã cấp trong 9 tháng đầu năm 1997 chiếm 19%. Con số này chỉ là con số trung bình và hiển nhiên là không tính đến sự khác biệt rất lớn giữa các ngân hàng trong hoạt động tín dụng có kỳ hạn. Tuy nhiên, con số này cho phép nhận thấy rằng nhìn chung phần tín dụng có kỳ hạn vẫn còn thấp và các ngân hàng còn trả được tỷ lệ 20% tín dụng có kỳ hạn trên tổng số tín dụng ngân hàng Nhà nước yêu cầu. Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khá cao trong đó ngân hàng không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu đó. Bảng 2: Mức độ vay vốn từ ngân hàng. Đơn vị: % Mức độ vay vốn từ ngân hàng 1995 1996 1997 1998 Không vay được từ ngân hàng 55,9 35,5 28,4 22,5 < 10% tổng số DNVVN vay được vốn 5,3 6,3 8,2 9,4 10%-30% cầu về vốn của DNVVN 20,1 35,1 38,6 41,2 30-50% cầu về của DNVVN 12,3 15,5 16,5 17,7 >50% cầu về vốn của DNVVN 6,4 7,6 8,3 9,2 Nguồn: UNIDO - MPI (1998) Ta thấy số doanh nghiệp vừa và nhỏ vay được vốn qua các năm tăng lên nhưng còn rất chậm do các hình thức vay ngân hàng phải trải qua các thủ tục nghiêm ngặt, phiền hà và thế chấp chặt chẽ, phải có luận chứng cụ thể của phương án kinh doanh... Trên thực tế chỉ có khoảng 30-40% số chủ doanh nghiệp có yêu cầu được vay. Hơn nữa lãi suất vay vốn của ngân hàng chưa khuyến khích phát triển loại hình doanh nghiệp này. Trong khu vực kinh tế quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu chung cơ chế quản lý vốn của Nhà nước. Thứ nhất, doanh nghiệp được giao vốn và bảo toàn vốn. Thứ hai, khả năng tạo vốn không được thông qua quỹ khấu hao cơ bản, qua lợi nhuận để lại trích quỹ phát triển. Thứ ba, vay ngân hàng: khả năng vay ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ quốc doanh chỉ có thể thực hiện được nếu triển vọng doanh thu của doanh nghiệp cho phép trả nợ trong 2-3 năm. Vì vậy chỉ có một số rất ít có thể làm được trong mấy năm. Đối với ngân hàng quốc doanh. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 70% khách hàng của các ngân hàng quốc doanh, phần tín dụng có kỳ hạn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ này nhận được có thể được đánh giá bằng khoảng 15% toàn bộ các khoản tín dụng mà các ngân hàng này cung cấp. Một trong các lý do giải thích lượng tín dụng có kỳ hạn do các ngân hàng quốc doanh cấp không cao là ở chỗ các ngân hàng này không có đủ nguồn lực tài chính dài hạn. Nhưng gần đây một số ngân hàng được giao quản lý "nguồn tài trợ" do đối tác nước ngoài cấp, do đó các ngân hàng sẽ có nguồn tài chính cần thiết để cấp tín dụng có kỳ hạn cho những khách hàng đáp ứng được một số điều kiện nhất định. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có cơ hội vay được nhiều vốn. Đối với ngân hàng cổ phần. Các ngân hàng này chủ yếu hướng hoạt động vào tín dụng ngắn hạn. Tuy nhiên, doanh nghiệp vừa và nhỏ khó vay được nguồn vốn này do ít có tài sản thế chấp, hơn nữa vấn đề khó khăn cơ bản mà các ngân hàng thường gặp phải đó là thiếu nguồn tài chính dài hạn, dẫn đến gây khó khăn cho việc đi vay. Đối với ngân hàng liên doanh. Hoạt động trong việc cấp tín dụng có kỳ hạn phần này chiếm trung bình khoảng 20% so với toàn bộ lượng tín dụng mà ngân hàng liên doanh cấp. Tuy vậy, các ngân hàng này quan tâm nhiều đến khách hàng là những doanh nghiệp quốc doanh lớn và những doanh nghiệp liên doanh hay 100% vốn nước ngoài hơn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các khoản tín dụng có kỳ hạn mà các ngân hàng này cấp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ là các doanh nghiệp quốc doanh nhỏ và các doanh nghiệp tư nhân có qui mô tương đối lớn. Đối với ngân hàng nước ngoài. Các khoản vay được ghi bằng ngoại tệ, cũng như ngân hàng liên doanh. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hầu như không thể huy động được vốn từ nguồn này. 2.1.2.2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn thuê mua tài chính. Hiện nay có các công ty thuê mua tài chính được thành lập ở Việt Nam: Các Công ty do những ngân hàng Việt Nam lập ra: 3 Công ty có nguồn gốc Vietcomback, VBD; BIDV. Các Công ty liên doanh có: "Vietnam International leasing compaty Ltd" (VILC)" VENA leasing Compaty" (VENA); "Vietnam leasing Compaty Ltd" (VLC). Trong đó đối tác Việt Nam là: đối tác với VILC là Incombank; đối ác VENA, Trường Thành trading & series company Ltd". Các Công ty 100% vốn nước ngoài. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đề nghị các Công ty này cho thuê động sản và bất động sản mà họ dự kiến ký hợp đồng với các Công ty cho thuê tài chính và có sự hứa hẹn về bất động sản tuỳ theo tình hình. Đây là những hình thức cung cấp vốn rất có khả quan cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, ngay cả trong lĩnh vực nông nghiệp. Doanh nghiệp sẽ có khả năng sử dụng vốn trong khi chưa có đủ vốn và cam kết trả vốn lẫn lãi theo định kỳ đã thoả thuận với Công ty cho thuê tài chính. Quy trình xét duyệt cho thuê tài chính được các Công ty này qui đình. Khó khăn trong khi thuê mua tài chính là: - Cá doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa quen thụoc với việc huy động nguồn vốn này. - Các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi thuê phải chịu một lãi suất cao (bù phần khấu hao máy móc nguyên vật liệu). - Các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn phải thuyết trình kế hoạch sản xuất cung cấp thông tin của doanh nghiệp cho các Công ty thuê mua tài chính biết. Đây là một hạn chế lớn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm đến nguồn vốn này. 2.1.2.3. Quỹ hỗ trợ phát triển. Hoạt động thông qua ngân hàng phục vụ người nghèo, quỹ tín dụng nhân dân, qĩu phát triển nông thôn, liên hiệp hợp tác xã, quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia. Đến tháng 9/1998, trong cả nước có gần 5tỷ USD nhàn rỗi, hàng nghìn tỷ quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia chưa được sử dụng, hàng chục nghìn ha đất, nhà xưởng chưa sử dụng đúng. Nhìn chung nguồn vốn chính thức này đáp ứng được 25,6% nghiên cứu vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 1998 ngành ngân hàng dành tới 35% (4500 tỷ đồng), tổng dư nợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ song tỷ lệ này còn ở mức thấp. Sau khi Nghị định 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 của Chính phủ ra đời, quỹ hỗ trợ phát triển đã đạt được một số kết quả khả quan như: năm 2000 đã thẩm định gần 1000 dự án, ký hơn 1300 hợp đồng tín dụng có giá trị hơn 6.800 tỷ đồng và giải ngân coh 4.700 tỷ đồng, thực hiện cho vay lại 765 triệu USD bằng vốn ODA, bước đầu đã hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho 49 dự án với số tiền là 11,5 tỷ đồng. Tuy vậy, việc vay vốn từ nguồn này vẫn gặp phải những khó khăn còn tồn tại sau: đối tượng còn ở phạm vi hẹp nhất là với các doanh nghiệp thuộc tỉnh, thành phố không thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, về thế chấp (bảo đảm tiền vay) cũng là những yếu tố mà các chủ đầu tư không thể khắc phục được, đó là chưa kể đến mức vay tối đa từ 50-70% so với nhu cầu của dự án, chủ dự án phải bỏ ra số tiền còn thiếu quá nhiều nên lúng túng không biét xoay vào đâu. Một khó khăn nữa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là thông tin, các chủ đầu tư không được tiếp xúc với các văn bản về cơ chế tín dụng đầu tư phát triển, nói cách khác là không cơ quan nào phổ biến các Nghị quyết, Nghị định và các văn bản của Nhà nước về tín dụng đầu tư và phát triển; khó khăn này còn đặc biệt hơn đối với các doanh nghiệp dân doanh vì không có cơ quan cấp trên. 2.1.2.4. Nguồn vốn phi chính phủ và chính phủ. Hiện nay có nhiều tổ chức quốc tế như ILO, UNIDO, ZDH tổ chức phát triển Hà Lan, việc Friedrich Erbert (Đức, ESCAP...) rất quan tâm tới sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Cụ thể: - Dự án VIE/98/MO2/SID: giữa chính phủ Việt Nam (qua VCCI- phòng tài trợ nhờ một khoản vay 120 triệu USD do "Hiệp hội phát triển quốc tế" (IAD) cấp cho Nhà nước Việt Nam. Mục đích của dự án là hỗ trợ những cố gắng của chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện đớiống tại các vùng nông thôn. Để làm được điều đó các mục tiêu được đề ra như sau: - Khuyến khích đầu tư ở khu vực tư nhân. - Tăng cường khả năng tài trợ cho đầu tư thuộc khu vực tư nhân - Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của người nghèo tại các vùng nông thôn. Qua góc độ mà chúng ta quan tâm, dự án này thể hiện dưới hình thức một "nguồn tài trợ" trị giá 100 triệu USD. Gọi là qũy phát triển nông thôn, quỹ này dùng để tái tài trợ cho các khoản vay ngắn, trung và dài hạn do các ngân hàng trong nước cấp cho các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại vùng nông thôn. - Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMDF): dự án này có thời gian 3 năm do cộng đồng Châu Âu tài trợ, mục tiêu của dự án này là giúp đỡ Việt Nam trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường. Để thực hiện được mục tiêu này, nhiều hoạt động được đề ra nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân vừa và nhỏ trong 24 tỉnh thành, nhằm tăng cường phát triển kinh tế, xã hội đặc biệt là tạo công ăn việc làm. Dự án có một quỹ tài chính khoảng 25 triệu USD để tái tài trợ, một phần dành cho các khoản vay có kỳ hạn mà nhiều ngân hàng trong nước được tham gia cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng đủ yêu cầu. - Nguồn tại trợ Mê Kông (MFL): Đây là nguồn tài trợ trị giá 5 triệu USD do Công ty tài chính quốc tế (SFI) trực tiếp vận hành và quản lý, SFI là một trong những Công ty của ngân hàng thế giới quản lý và hỗ trợ thành lập quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dự án MPDF với thời gian vận hành 5 năm, đã mở rộng hoạt động của mình sang Việt Nam, Lào, Campuchia. Dự án có mục đích thúc đẩy thành lập và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ địa phương. Một mặt bằng cách cung cấp hàng loạt các dịch vụ tư vấn phong phú giúp đỡ các tổ chức địa phương có hoạt động ảnh hưởng phát triển doanh nghiệp. - Qua thực tế nghiên cứu các nguồn tài trợ về vốn của các dự án trên ta thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp một số những khó khăn sau: + Nguồn vốn của các dự án còn hạn hẹp chưa đủ đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp. + Mức độ cung cấp chỉ giới hạn trong một số doanh nghiệp nhất định + Thời gian tài trợ ngắn hạn 3 - 5 năm, không đủ để các doanh nghiệp phát triển doanh nghiệp, quay vòng vốn trong chu kỳ hoạt động kinh doanh. + Thủ tục cho vay còn nhiều vướng mắc. + Các tổ chức quản lý nguồn vốn còn phân tán, không đồng bộ, không quy được về một đầu mối quản lý để doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận một cách dễ dàng. 2.1.3. Nguồn vốn phi chính thức (PCT). ở Việt Nam có các hình thức huy động vốn PCT như: vay nhân thân bạn bè, người quen, nhân viên trong doanh nghiệp, hụi họ, cầm cố tài sản, vay người cho vay chuyên nghiệp, ứng trước vốn bằng bán non, ứng trước hàng hoá; nguyên vật liệu; bán trả chậm. Kết quả điều tra 5 tỉnh thành phố ta thấy trong 316 doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn thì có tỷ lệ các doanh nghiệp vay với hình thức phi chính thức như bảng dưới đây: Bảng 3: Các hình thức huy động vốn phi chính thức của DNVVN. Đơn vị: % TT Các hình thức huy động vốn PCT Tỷ lệ doanh nghiệp vay 1 Vay nhân thân, bạn bè 48,4 2 Huy động qua hụi họ 3,2 3 ứng trước vốn của người bao tiêu sản phẩm 13,3 4 ứng trước vốn của người cung cấp NVL 20,9 5 Huy động thêm vốn để thực hiện nghĩa vụ 6,0 6 Vay người lao động trong doanh nghiệp 6,3 7 Hình thức khác 6,0 Nguồn: Báo cáo điều tra 5 tỉnh thành phố của nhóm nghiên cứu (10/1998) Theo các chuyên gia tài chính, khó có thể định lượng chính xác quy mô vốn PCT, nhưng có thể ước tính dựa vào tỷ trọng tiền mặt trong tổng lượng tiền lưu thông (M3). Tỷ trọng tiền mặt chiếm khoảng 33% tổng lượng M3, hiện nay tỷ lệ đó là 45%, tỷ lệ này là khá cao so với các nước ASEAN (15%). Từ đó có thể thấy rằng quy mô vốn PCT là khá lớn, chiếm khoảng 25% tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, về hình thức huy động vốn PCT vẫn còn gặp phải những khó khăn: lớn nhất đó là chưa có môi trường pháp lý thuận lợi, do đó một số hình thức huy động vốn loại này thường dẫn đến đổ vỡ như hụi, vay nóng... Ngoài ra còn có các khó khăn như lãi suất cao và thời hạn vay ngắn. Kết quả điều tra nhóm nghiên cứu thu được như sau: khó khăn lớn nhất là chưa được luật pháp bảo hộ (44,5% DN ), tiếp đến lãi suất cao (31,6% DN ); thời gian vay ngắn (24,7% DN), khó khăn khác (4,3%). Nhìn chung các hình thức huy động vốn PCT chưa định hình cả về quy mô, lãi suất .... Sự gặp gỡ giữa người vay và người cho vay mang tính tự phát, khi gặp trở ngại thường dẫn đến việc tự giải quyết với nhau, nên thường dẫn đến hậu quả khó lường trước. Phạm vi và qui mô nguồn vốn này không lớn, vì vậy khi vay chủ doanh nghiệp phải cân nhắc các nhận xét cá nhân những người giúp đỡ tài chính, gây nên mối quan hệ tài chính cá nhân cao, thậm chí va chạm tới sự độc lập trong kinh doanh. Như vậy, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì vốn đang trở thành một vấn đề bức xúc nhất hiện nay. Việc vay vốn là một khó khăn lớn mà không phải doanh nghiệp vừa và nhỏ nào cũng làm tốt được, điều này gây cản trở lớn đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để hiểu rõ vấn đề này, ta hãy tìm hiểu tại sao doanh nghiệp vừa và nhỏ lại gặp khó khăn trong việc huy động vốn. 2.2. Nguyên nhân của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35438.doc
Tài liệu liên quan