Năm 2001, mặc dù xuất khẩu với số lượng lớn hơn năm 2000 (hơn 158 nghìn tấn) nhưng giá trị kim ngạch lại thấp hơn 2000 là 71,1 triệu USD do giá gạo Việt Nam giảm 27 USD/tấn (từ 192 xuống còn 165 USD/tấn). Từ giữa những năm 2003 đến nay, thị trường gạo thế giới biến động mạnh do cung gạo thế giới thiếu hụt và lượng gạo dự trữ giảm đột ngột đã đẩy giá lên cao. Năm 2004, xuất khẩu cả nước đạt 4,06 triệu tấn, tăng 4,7% so với 2003. Song do giá xuất khẩu gạo bình quân năm 2004 đã tăng tới 22% (43,16 USD/tấn) đạt 232,06 USD/tấn, nên kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2004 tăng 28,2% so với năm 2003, đạt 941 triệu USD. Năm 2005, gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt mức cao nhất từ trước đến nay, tăng gần 30% về lượng và 48% về giá trị so với năm 2004, giá xuất khẩu tăng 14,4% so với 2004. Năm 2006, gạo xuất khẩu 4,8 triệu tấn, đạt 1,3 tỷ USD, so với năm 2005 giảm 9% về lượng nhưng giá tăng 2,6% nên kim ngạch chỉ giảm 6,7%. Diễn biến tương tự xảy ra trong năm 2007 và 2008, khi sản lượng không tăng nhiều nhưng giá tăng mạnh đã đẩy kim ngạch xuất khẩu gạo tăng mạnh.
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8256 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Xuất khẩu gạo của Việt Nam: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất khẩu là hướng đi đúng đắn nhằm tạo ra sức thu hút tiêu dùng đối với sản phẩm, nâng cao giá trị xuất khẩu đồng thời thúc đẩy sản xuất và chế biến lúa gạo trong nước phát triển theo chiều sâu.
1.3.3 Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của Ấn Độ
Ấn Độ - quốc gia xuất khẩu khôn khéo
Gạo của Ấn Độ đã được xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới. Ấn Độ đang trở thành một đối thủ cạnh tranh đáng gờm trên thị trường gạo xuất khẩu. Hiện nay Thái Lan là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Việt Nam cũng là một nhà xuất khẩu gạo lớn, nhưng nhu cầu về gạo Việt Nam đã giảm sút trên thị trường quốc tế. Do đó Ấn Độ có nhiều khả năng thâu tóm vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo.
Thị trường xuất khẩu gạo basmati (gạo thơm hạt dài) của Ấn Độ tập trung chủ yếu là các quốc gia khu vực Trung Đông Ả Rập Saudi (62,14%), Cô-oét (7,42%), UAE (5,06%) và Anh quốc (8,32%). Trong thời gian từ 1998 – 2000, các quốc gia này chiếm hơn 85% tổng xuất khẩu gạo của Ấn Độ.
Biểu. Xuất khẩu gạo của Ấn Độ qua các năm
Đối với các loại gạo khác (non-basmati), thị trường xuất khẩu của Ấn Độ tập trung ở Băng-la-đét, Nam Phi, Bờ Biển Ngà, Nigeria, Nga, Somalia, Ả rập Saudi. Trong giai đoạn 1998 – 2000, Băng-la-đét là nhà nhập khẩu lớn nhất của Ấn Độ, chiếm 53,41% tổng gạo xuất khẩu (loại non-basmati). Tiếp theo đó là Nam Phi với 12,03%.
Tình hình xuất khẩu gạo của Ấn Độ - khó khăn và triển vọng
Khó khăn đầu tiên đến từ chính sách về thuế của Ấn Độ, các tiểu bang đang có thuế quan xuất khẩu gián tiếp, thu phí thị trường, các loại Quỹ phát triển nông thôn, chi phí hành chính… Đây là những gánh nặng lên giá gạo Ấn Độ khi đưa vào thị trường cạnh tranh quốc tế.
Khó khăn thứ hai đó là việc tăng chi phí đầu vào từ tăng chi phí sản xuất và chính sách hỗ trợ giá bán tối thiểu mỗi năm của chính phủ Ấn Độ nhằm bảo vệ người trồng lúa. Khi lúa trở thành hạt gạo, giá thành của nó đã bị “đội” lên nhiều lần, từ đó mất khả năng cạnh tranh với các nhà xuất khẩu quốc tế.
Một nguyên nhân khác xuất phát từ việc thiếu kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo số lượng và chất lượng hạt giống cần thiết cho việc trồng lúa nhằm mục đích xuất khẩu.
Xử lý sau thu hoạch sản phẩm cũng là một khía cạnh quan trọng cần được nhắc tới. Hiện nay, người nông dân Ấn Độ đa phần đều thu hoạch lúa khi còn non, cùng với việc cất giữ thóc khô trong khoảng thời gian dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hương thơm của hạt gạo.
Tuy nhiên, triển vọng xuất khẩu gạo của Ấn Độ là không nhỏ, đặc biệt là loại gạo Basmati (gạo thơm hạt dài). Ngày càng nhiều quốc gia biết đến loại gạo này. Gạo Basmati là loại gạo đặc biệt, rất dễ nấu, thơm ngon và dễ tiêu hóa. Vì vậy phần lớn người dân các nước đều ưa thích nó. Gạo basmati được ví như những “hòn ngọc” từ cây lúa. Mỗi năm, nhu cầu gạo basmati trong nước cũng như quốc tế ngày càng tăng, nếu có những biện pháp quản lý phù hợp phát huy những đặc điểm nổi trội, gạo basmati hứa hẹn sẽ là nông sản xuất khẩu mũi nhọn của Ấn Độ.
Chính sách xúc tiến và duy trì xuất khẩu
Với tình hình thị trường gạo quốc tế như hiện nay, xuất khẩu gạo của Ấn Độ đang tiến dần đến vị trí thứ hai sau Thái Lan, vượt trên Việt Nam - theo các Báo cáo lương thực và thực phẩm của Tổ chức Nông lương Quốc tế (FAO).
Ấn Độ có thể tận dụng lợi thế từ các chính sách thương mại mới nhằm duy trì việc xuất khẩu gạo. Bằng việc kết hợp sản xuất cân đối với nhu cầu thị trường quốc tế và tăng cường đầu tư trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, mục tiêu nói trên hoàn toàn có thể đạt được.
Các chính sách cụ thể như: tiến hành khảo sát xác định các khu vực chuyên trồng lúa cho xuất khẩu, phát triển công nghệ nhằm giảm chi phí và tăng năng suất, tổ chức một cách hệ thống hoạt động sản xuất – thu mua – chế biến lúa gạo nhằm duy trì chất lượng gạo xuất khẩu, nghiên cứu và dự báo nhu cầu số lượng cũng như yêu cầu chất lượng của các quốc gia nhập khẩu nhằm tăng cường sản xuất lúa có chất lượng phù hợp cũng như tìm kiếm thêm các thị trường mới.
Kết hợp với các chính sách thương mại thân thiện, Ấn Độ sẽ cải thiện cơ sở hạ tầng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, ví dụ như tạo điều kiện vật chất tiện lợi cho hàng xuất khẩu tại cảng biển.
Nghiên cứu thực tế hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của Ấn Độ cũng đem đến cho Việt Nam nhiều kinh nghiệm quý báu:
Một là, để đẩy mạnh cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu gạo, cần chú trọng giảm chi phí sản xuất lúa gạo. Bên cạnh những biện pháp nhằm giảm những chi phí trực tiếp như: nghiên cứu lai tạo giống lúa trong nước giảm chi phí nhập khẩu và rủi ro về giống lúa của nước ngoài, xây dựng hệ thống thủy lợi tưới tiêu tiết kiệm, Việt Nam cũng cần điều chỉnh các chi phí gián tiếp như: các loại phí, quỹ thu của người nông dân; chi phí khâu trung gian thu mua; mất mát trong thu hoạch và bảo quản do ảnh hưởng của kỹ thuật lạc hậu…
Hai là, trong quá trình xuất khẩu gạo, Việt Nam phải tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá các thương hiệu gạo truyền thống trong nước. Không chỉ tập trung xây dựng thương hiệu các loại gạo cổ truyền có chất lượng cao của một số vùng, những hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam cần hướng đến việc tạo dựng một hình ảnh nổi bật về lúa gạo mang “thương hiệu Việt”.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.1 Tổng quan tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam trong thời gian qua
Sản xuất lúa gạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Khoảng 80% trong tổng số 11 triệu hộ nông dân tham gia sản xuất lúa gạo, chủ yếu dựa vào phương thức canh tác thủ công truyền thống. Trong gần ba thập kỷ qua nhờ có đổi mới cơ chế quản lý, Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn trong sản xuất lúa gạo, không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà hàng năm còn xuất khẩu được 3-4 triệu tấn gạo.
Trong sản xuất nông nghiệp, chiếm gần 50% GDP nông nghiệp (không bao gồm lâm và ngư nghiệp) năm 2003. Trong giai đoạn 1990-2002 sản lượng lúa tăng bình quân khoảng 4,9% năm. Đó là kết quả của việc tăng năng suất lúa (3.0% năm) và do tăng diện tích gieo trồng (1,8% năm). Mức tăng trưởng của sản xuất lúa giữa các vùng khác biệt đáng kể. Tốc độ tăng sản lượng cao nhất là ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Năng suất lúa tăng mạnh nhất là ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Diện tích gieo trồng lúa ở Tây Bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ trong giai đoạn 1990-2002 giảm, trong khi đó ở các vùng khác trong cùng thời kỳ lại tăng.
Sự thay đổi về diện tích và năng suất lúa là hai nhân tố chính tác động tới tốc độ tăng sản lượng, song vai trò của chúng giữa các vùng khác nhau và thay đổi theo thời gian. Diện tích gieo trồng lúa của Việt Nam năm 2002 đạt xấp xỉ 7,5 triệu ha, trong đó ĐBSCL chiếm tỉ lệ cao nhất (51,3%) sau đó là ĐBSH (19,6%). Hiện nay, năng suất lúa trung bình cả nước đạt 4,6 tấn/ha và sản lượng thóc đạt 34,064 triệu tấn. Tăng năng suất lúa không chỉ nhờ có giống tốt, mà còn do phát triển thuỷ lợi, cải thiện dinh dưỡng cây trồng, và cải tiến công tác quản lý. Tốc độ tăng năng suất lúa (tuỳ theo điều kiện tự nhiên, chủ yếu là dinh dưỡng, bức xạ và khả năng tưới tiêu) khác biệt đáng kể giữa các vùng sinh thái, đặc biệt là giữa ĐBSCL và các vùng còn lại trong cả nước. Trong khi tốc độ tăng năng suất lúa ở ĐBSCL giảm từ 2,1% xuống còn 0,4%, thì các vùng khác lại tăng trung bình từ 4 lên 5%. ĐBSCL chiếm trên 50% tổng sản lượng lúa cả nước và là nguồn cung cấp gạo xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, trong khi các vùng khác chỉ sản xuất vừa đủ hoặc thiếu. Năng suất lúa của ĐBSCL trong vòng 5 năm gần đây (1998-2002) ổn định trong khoảng 4,1 - 4,6 tấn/ha, trong khi đó tại ĐBSH năng suất lúa đã tăng từ 4,5 lên đến 5,6 tấn/ha. Sản lượng lúa của ĐBSCL trong thập kỷ 90 tăng mạnh nhưng chủ yếu là nhờ tăng diện tích hơn là do tăng năng suất. Các vùng khác (ngoại trừ Đông Nam Bộ) thì ngược lại.
Những thành tựu trong sản xuất lúa gạo trong thời kỳ đổi mới đã giúp Việt Nam không chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn trở thành nước xuất khẩu gạo quan trọng trên thế giới. Kể từ năm 1996 đến nay khi cơ chế hạn ngạch xuất khẩu đã được nới lỏng và xoá bỏ, số lượng gạo có thể sử dụng cho xuất khẩu đã tăng gấp đôi.
2.2 Quá trình thực hiện hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam
Trong suốt quá trình tham gia vào thị trường gạo thế giới với tư cách là một nhà xuất khẩu quan trọng, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam đã trải qua bốn giai đoạn phát triển lớn với nhiều mốc thay đổi quan trọng.
2.2.1 Giai đoạn khởi động và định hình
Giai đoạn khởi động (1989-1991): Thời kỳ Việt Nam bắt đầu xuất khẩu gạo cùng với việc Việt Nam thực hiện đổi mới, tăng cường hợp tác thương mại với các nước ngoài khối SEV.
Nghị quyết số 10 NQ/T.Ư về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp là quyết sách có tác dụng trực tiếp, tạo ra những chuyển biến căn bản và sâu rộng trong quá trình phát triển nông nghiệp, xuất khẩu nông sản nói chung và lúa gạo nói riêng.
Giai đoạn định hình (1991-2000): Cùng với việc đàm phán ký kết và tham gia các Hiệp định đa phương (diễn đàn Á – Âu, ký Hiệp định khung với Liên minh châu Âu, trở thành thành viên chính thức của APEC, ASEAN…) - bước đầu mở rộng hoạt động thương mại quốc tế, lĩnh vực xuất khẩu gạo của Việt Nam định hình phương hướng sản xuất và xuất khẩu.
Đầu những năm 90, để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, Chính phủ Việt Nam đã kiểm soát hoàn toàn lượng gạo xuất khẩu thông qua giấy phép và hạn ngạch xuất khẩu, và chỉ cho phép doanh nghiệp nhà nước xuất khẩu gạo. Từ 1991 đến 1993, cả nước chỉ có 40 công ty xuất khẩu gạo, chủ yếu là ở phía Nam. Hệ thống xuất khẩu gạo trong giai đoạn đó không có hiệu quả và ảnh hưởng bất lợi tới thu nhập của nông dân.
Từ năm 1998, để tăng cường hiệu quả xuất khẩu gạo, chính phủ cho phép tư nhân tham gia các hoạt động thương mại quốc tế. Năm 1999, các công ty liên doanh đã được phép xuất khẩu gạo nếu tìm được đối tác. Đến năm 2000, cả nước đã có 47 công ty xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, thị phần của công ty tư nhân trong tổng lượng gạo xuất khẩu vẫn còn nhỏ. Năm 1998, các doanh nghiêp tư nhân chỉ xuất được 185.000 tấn gạo, chiếm khoảng 4% ngoài tổng số 4 triệu tấn.
Chính phủ Việt Nam cũng áp dụng hạn ngạch để kiểm soát xuất khẩu gạo. Từ năm 1997, Chính phủ toàn quyền xác định tổng lượng xuất khẩu dựa trên mức dư thừa được dự báo từ sản lượng và tiêu thụ. Trong thực tế, hạn ngạch xuất khẩu không hoàn toàn ràng buộc đối với tất cả các doanh nghiệp do hạn ngạch được phép chuyển nhượng. Hơn nữa, tổng hạn ngạch xuất khẩu được điều chỉnh theo định kỳ tùy theo sản lượng thực tế và giá gạo thế giới. Nhằm đẩy mạnh lượng gạo xuất khẩu, Chính phủ đã thực hiện những biện pháp khuyến khích đối với cả doanh nghiệp trung ương và địa phương. Từ năm 2000 việc kiểm soát xuất khẩu bằng hạn ngạch đã được bãi bỏ.
2.2.2 Giai đoạn xây dựng và hoàn thiện
Giai đoạn xây dựng (2001-2006): Chiến lược xuất khẩu gạo đã được xác định trong Văn kiện Đại hội Đảng về phát triển nông nghiệp, trong chiến lược xuất khẩu và chiến lược ngành trồng trọt nói chung, đến chiến lược cụ thể của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong Hiệp hội lương thực Việt Nam.
Trong giai đoạn này, Việt Nam bước vào thời kỳ thực hiện lộ trình hội nhập vào các khuôn khổ chung đã cam kết như CEPT/AFTA, thuế suất nhập khẩu các mặt hàng nông sản của các nước, trong đó có gạo, giảm đồng loạt. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tích cực xúc tiến cho quá trình đàm phán gia nhập WTO, đặt lộ trình cho việc thực hiện các cam kết của tổ chức này, trong đó có việc xóa bỏ hoàn toàn các rào cản phi thuế quan và ưu đãi về xuất khẩu nông sản.
Giai đoạn hoàn thiện (từ 2007): Với sự kiện chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới WTO, đánh dấu bước hội nhập theo chiều sâu, chiến lược xuất khẩu gạo của Việt Nam đang từng bước được hoàn thiện, từ cấp vĩ mô (đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ NN PTNT, Bộ Công Thương, UBND địa phương…) đến cấp vi mô (doanh nghiệp xuất khẩu gạo, doanh nghiệp trung gian, nông dân), ngày càng tập trung chuyên sâu (chiến lược Marketing, chiến lược liên kết hợp tác, chiến lược nâng cao chất lượng – nâng cao vị thế…)
Từ năm 1989 đến nay, sản xuất lúa gạo của nước ta tăng trưởng không ngừng với tốc độ bình quân 5,0%/năm (khoảng 1 triệu tấn/năm). Kim ngạch xuất khẩu gạo thường chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản và chiếm khoảng 15-17% thị phần gạo thế giới.
Từ một nước thiếu lương thực triền miên, luôn phải chạy ăn những tháng giáp hạt, đến nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Đó là do sản xuất lương thực trong những năm đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn, làm cho bạn bè gần xa khâm phục. Trong 16 năm xuất khẩu gạo (1989 - 2004), Việt Nam đã cung cấp cho thị trường thế giới hơn 45,14 triệu tấn gạo, thu về cho đất nước trên 10,77 tỉ USD. Đó cũng là một trong những thành tựu nổi bật của kinh tế Việt Nam sau gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng.
Nhìn lại chặng đường tham gia thị trường xuất khẩu gạo thế giới, trong điều kiện luôn có sự cạnh tranh thị trường quyết liệt, nhưng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục có tốc độ tăng trưởng cao, năm sau cao hơn năm trước (xem bảng).
Lượng gạo xuất khẩu bình quân năm qua các thời kỳ
Thời kỳ
Gạo xuất khẩu bình quân năm (triệu tấn)
1989-1990
1,520
1991-1995
1,734
1996-2000
3,663
2001-2004
3,706
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam qua các năm
Có 13 năm Việt Nam giữ vị trí thứ hai thế giới về lượng gạo xuất khẩu (chỉ có 3 năm đứng thứ ba sau Thái Lan và Ấn Độ) và vượt Mỹ liên tục từ năm 1990 đến nay. Đó là quãng đường đi lên đầy khó khăn, thách thức, nhưng cũng khá thành công trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam, được đánh dấu bằng những kỷ lục đáng ghi nhận.
2.3 Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam từ 2001 đến nay
2.3.1 Quan điểm, mục tiêu định hướng xuất khẩu gạo từ 2001 đến nay
Khi xem xét quan điểm định hướng hoạt động xuất khẩu gạo, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định ”Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất lương thực theo hướng thâm canh, tăng năng suất và tăng nhanh lúa đặc sản, chất lượng cao…Tạo thị trường ổn định cho một số loại mặt hàng nông sản thực phẩm và hàng công nghiệp có khả năng cạnh tranh; tìm kiếm các thị trường cho mặt hàng xuất khẩu mới. Nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, tăng thêm thị phần ở các thị trường truyền thống, tiếp cận và mở mạnh các thị trường mới…”
Trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế đất nước thời kỳ 2001 - 2010, Đảng đã xác định vai trò quan trọng của việc sản xuất lúa gạo. Ðây là nhiệm vụ hàng đầu trong phát triển nông nghiệp ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào. Ðể giải quyết nhu cầu ăn của đất nước ta trong tương lai sẽ là 100 triệu người, giải quyết thức ăn cho chăn nuôi với nhu cầu ngày càng lớn về thịt, trứng, sữa, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, nhất là đối phó với khả năng xuất hiện khủng hoảng lương thực toàn cầu thì an toàn lương thực quốc gia vẫn là “chìa khóa" bảo đảm cho sự ổn định về chính trị, xã hội của đất nước.
Từ nhận thức đó, mục tiêu cụ thể trong việc sản xuất lúa gạo nước ta là duy trì bốn triệu ha đất canh tác lúa; giữ ổn định sản lượng lúa đến năm 2010 là 36 triệu tấn. Dự báo trong thời kỳ 2001 - 2005, khối lượng gạo xuất khẩu của nước ta đạt khoảng 4 triệu tấn/năm với kim ngạch gần 1 tỷ USD/năm. Dự kiến xuất khẩu gạo của nước ta vào khu vực châu á - Thái Bình Dương chiếm khoảng 51% (trong đó các nước ASEAN chiếm 48%); vào thị trường Trung Đông và châu Phi chiếm 35%; vào thị trường châu Mỹ chiếm 10% và thị trường châu Âu chiếm 4%. Xây dựng vùng sản xuất lúa xuất khẩu một triệu ha ở đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất gạo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, nâng cao năng lực chế biến và kỹ năng kinh doanh để chiếm lĩnh thị trường quốc tế.
2.3.2 Tình hình triển khai cụ thể hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo từ 2001 đến nay
Thông qua việc phân tích các vấn đề về lợi thế nguồn lực, khả năng cạnh tranh và các biến động trên thị trường lúa gạo thế giới, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam được triển khai cụ thể ở các mặt: xác định quy mô (về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu), xác định chi phí và giá gạo xuất khẩu, định hướng tỷ trọng loại gạo xuất khẩu (định hướng chất lượng), thị trường và thương hiệu gạo xuất khẩu.
a. Quy mô xuất khẩu
Trong những năm qua, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng mạnh (bảng). Trước năm 1989, Việt Nam đã từng là một nước thiếu lương thực triền miên, mỗi năm phải nhập bình quân 1 triệu tấn lương thực. Đến nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Thái Lan. Trong khu vực, ngoài Thái Lan, còn có 3 quốc gia khác có khả năng cạnh tranh với Việt Nam là Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc.
Bảng: Sản lượng gạo xuất khẩu của các nước xuất khẩu hàng đầu trên thế giới
Đơn vị: Nghìn tấn
Nước
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009*
Thái Lan
7521
7245
7552
10000
7240
7500
9600
10000
8500
Việt Nam
3528
3245
3820
4060
5200
4800
4557
4720
5000
Ấn Độ
1936
6650
4421
2800
4150
3700
6200
3700
4000
Hoa Kỳ
2541
3291
3834
3000
3680
3500
3000
3500
3200
Paskistan
2417
1603
1458
1800
2480
3500
2600
3000
4500
Trung Quốc
1847
1963
2583
800
500
800
1400
1000
1600
Ai Cập
705
473
579
700
1000
1000
1200
500
700
Agrgentina
363
233
170
250
345
346
400
400
500
Myanmar
670
1002
388
100
190
192
-
200
400
EU
264
350
220
225
201
196
200
200
200
Tổng thế giới
24442
27922
27550
25378
27390
27800
32400
30800
31000
Nguồn: USDA (2008); Thời báo kinh tế Việt Nam (2007); TCTK và FAO (2009)
Trong thời gian qua, sản lượng gạo xuất khẩu của cả 3 nước Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc không ổn định. Pakistan là quốc gia có thể cạnh tranh ổn định nhất về sản lượng gạo xuất khẩu với Việt Nam. Trong thời gian 2006-2008 gần đây sản lượng xuất khẩu gạo của Pakistan tương đối ổn định với khoảng 3000 nghìn tấn (dự báo năm 2009 sẽ tăng lên 4500 nghìn tấn). Trên thị trường quốc tế, Hoa Kỳ được xem là nước xuất khẩu gạo chất lượng cao. Là một nước có nền công nghiệp hiện đại, Hoa Kỳ không hướng hoạt động xuất khẩu gạo theo sản lượng. Do đó, sản lượng gạo xuất khẩu của Hoa Kỳ có sự ổn định tương đối, không có những thay đổi đột ngột, trung bình trong giai đoạn 1999-2008 đạt khoảng 3300 nghìn tấn.
Cũng như nhiều nước khác, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam không ổn định, nhưng có xu hướng tăng lên.
Bảng: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam
Năm
Khối lượng (nghìn tấn)
Biến động hàng năm (khối lượng)%
Kim ngạch (triệu USD)
Biến động hàng năm (kim ngạch)%
2000
3370
-
615,82
-
2001
3528
4,7
544,11
- 11,5
2002
3245
- 8
608,12
11,7
2003
3820
17,7
734,00
20,7
2004
4060
4,7
941,00
28,2
2005
5200
28,07
1394,00
48
2006
4800
- 9
1306,00
- 6,7
2007
4557
- 5
1454,00
11,3
2008
4720
3,6
2900,00
99,5
Nguồn: TCTK (2009) và Hiệp hội lương thực Việt Nam (2006)
Trong những năm gần đây, hầu hết các nước trong khu vực đều có xu hướng giảm diện tích trồng lúa. Tuy nhiên, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn có xu hướng tăng, chủ yếu nhờ năng suất lúa tương đối cao so với Thái Lan, Ấn Độ và Myanmar.
Năm 2001, mặc dù xuất khẩu với số lượng lớn hơn năm 2000 (hơn 158 nghìn tấn) nhưng giá trị kim ngạch lại thấp hơn 2000 là 71,1 triệu USD do giá gạo Việt Nam giảm 27 USD/tấn (từ 192 xuống còn 165 USD/tấn). Từ giữa những năm 2003 đến nay, thị trường gạo thế giới biến động mạnh do cung gạo thế giới thiếu hụt và lượng gạo dự trữ giảm đột ngột đã đẩy giá lên cao. Năm 2004, xuất khẩu cả nước đạt 4,06 triệu tấn, tăng 4,7% so với 2003. Song do giá xuất khẩu gạo bình quân năm 2004 đã tăng tới 22% (43,16 USD/tấn) đạt 232,06 USD/tấn, nên kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2004 tăng 28,2% so với năm 2003, đạt 941 triệu USD. Năm 2005, gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt mức cao nhất từ trước đến nay, tăng gần 30% về lượng và 48% về giá trị so với năm 2004, giá xuất khẩu tăng 14,4% so với 2004. Năm 2006, gạo xuất khẩu 4,8 triệu tấn, đạt 1,3 tỷ USD, so với năm 2005 giảm 9% về lượng nhưng giá tăng 2,6% nên kim ngạch chỉ giảm 6,7%. Diễn biến tương tự xảy ra trong năm 2007 và 2008, khi sản lượng không tăng nhiều nhưng giá tăng mạnh đã đẩy kim ngạch xuất khẩu gạo tăng mạnh.
Như vậy, với khối lượng xuất khẩu trung bình trong giai đoạn 2001-2008 khoảng 4,2 triệu tấn, Việt Nam đã duy trì vị trí thứ hai về khối lượng gạo xuất khẩu. Khối lượng gạo xuất khẩu qua các năm có xu hướng tăng lên giúp gia tăng kim ngạch cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu.
Nguồn: TCTK và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (2001-2008)
So sánh sản lượng và giá trị gạo xuất khẩu qua các năm, từ 2001 đến nay chúng ta càng thấy rõ sự gia tăng nhanh chóng trong tổng giá trị gạo xuất khẩu. Như vậy trong thời kỳ 2001 – 2008, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt trung bình trên 4,1 triệu tấn/năm, tổng giá trị xuất khẩu ngày càng tăng nhanh.
So với các đối thủ cạnh tranh mạnh thì tốc độ tăng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam cao hơn, nhưng tốc độ tăng kim ngạch lại thấp hơn. Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam lớn thứ 2 thế giới nhưng chỉ xếp thứ 3, thứ 4 nếu xét về giá trị xuất khẩu. Chẳng hạn, năm 2005 trong khi sản lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan chỉ gấp 1,39 lần của Việt Nam (7240 nghìn tấn so với 5200 nghìn tấn) thì kim ngạch xuất khẩu lại gấp 1,61 lần (2246 triệu USD so với 1390 triệu USD).
Như vậy có thể khẳng định rằng, sự gia tăng hay giảm sản lượng và đặc biệt là kim ngạch gạo xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động lớn từ sự biến động về sản lượng sản xuất và xuất khẩu gạo của các nước trong khu vực như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Pakistan và sự biến động của giá cả trên thị trường thế giới.
b. Chi phí sản xuất và giá gạo xuất khẩu
Chi phí sản xuất lúa gạo
Các số liệu điều tra cho thấy chi phí sản xuất lúa của Việt Nam thuộc vào loại thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á. Riêng đối với đồng bằng sông Cửu Long, chi phí sản xuất lúa thuộc vào loại thấp nhất thế giới. Giá thành sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long khoảng 1000-1050 đồng/kg, ở đồng bằng sông Hồng là 1300-1350 đồng/kg, bình quân từ 63,5-90 USD/tấn. Trong khi đó, ở Thái Lan, chi phí sản xuất lúa là 73-93 USD/tấn, cao hơn giá thành lúa của Việt Nam từ 12-15%.
Giá thành sản xuất lúa của Việt Nam thấp hơn của Thái Lan chủ yếu do chi phí lao động của Việt Nam chỉ bằng 1/3 so với Thái Lan, trong khi đó năng suất lúa của Việt Nam cao hơn 1,5 lần so với Thái Lan. Điều này thể hiện thế mạnh của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu gạo.
Bảng: Chi phí sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long và Thái Lan
Đơn vị: USD/tấn
Năm
ĐB sông Cửu Long
Thái Lan
So sánh (%) Việt Nam/ Thái Lan
Tỷ giá Baht/USD
1997
8,97
9,37
95,6
31,4
1998
8,20
7,86
104,2
41,4
1999
7,01
8,62
81,4
37,0
2000
7,79
8,08
96,5
40,1
2001
6,35
7,36
86,3
44,4
Nguồn: Bộ NN&PTNT (2005)
Xét theo chỉ số chi phí nguồn lực nội đại (DRC) của gạo xuất khẩu Việt Nam trung bình giai đoạn 1995-2000 là 0,490 (chỉ số này ở đồng bằng sông Cửu Long là 0,5 còn ở đồng bằng sông Hồng là từ 0,4-0,8) so với của Thái Lan là 0,9 cho thấy xuất khẩu gạo của Việt Nam là có hiệu quả và có lợi thế hơn. Có nghĩa là, để tạo ra 100 USD sản phẩm lúa, người nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ cần 50 USD, ở đồng bằng sông Hồng chỉ cần từ 40-80 USD trong khi đó ở Thái Lan là 90 USD.
Các hình thức giao dịch thu mua lúa gạo xuất khẩu
Các nghiên cứu khảo sát đã phân tích 4 hình thức giao dịch thương mại lúa gạo phổ biến tại Việt Nam hiện nay, gồm có: (i) Mua bán lúa gạo tự do thông qua mạng lưới thương nhân nhỏ (người thu gom, thương lái); (ii) Mua bán lúa gạo theo hình thức ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với hộ nông dân; (iii) Mua bán lúa gạo thông qua hợp đồng giữa doanh nghiệp với các hợp tác xã, tổ, nhóm, chủ hợp đồng là tổ chức và cá nhân đại diện cho nông dân; (iiii) Mua bán giao dịch tại các chợ đầu mối bán buôn nông sản.
Ngoài ra còn có một số hình thức khác như: một số doanh nghiệp, công ty, hiệp hội đã xây dựng hệ thống liên kết từ người sản xuất, người thu gom và các tác nhân khác trong phân phối lúa gạo; nông dân ký gửi thóc lúa tại các doanh nghiệp, ứng tiền trước và thanh toán trừ dần.
Giá gạo xuất khẩu
Trong những năm gần đây, khoảng cách về giá gạo xuất khẩu giữa Việt Nam và thế giới tuy được thu hẹp dần, do chất lượng gạo tăng lên, nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn giá gạo xuất khẩu của thế giới. Vấn đề không phải vì Việt Nam chủ động hạ giá để cạnh tranh, mà phải chấp nhận mức giá thấp hơn so với mặt bằng giá thế giới do chất lượng gạo chưa cao. Có những thời điểm, gạo xuất khẩu cùng phẩm cấp, cùng thị trường nhưng giá gạo của Việt Nam vẫn thấp hơn giá gạo xuất khẩu của Thái Lan từ 35-80 USD/tấn. Đây chính là sự thiệt hại đối với Việt Nam, có ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh của gạo xuất khẩu. Xét ví dụ dưới đây cho thấy giá gạo 5% tấm của Thái Lan thường cao hơn giá gạo cùng loại của Việt Nam trong nhiều năm qua.
Nguồn: FAO Rice Market Moniter (2006-2008)
Ví dụ trên cho thấy giá gạo FOB của cả Thái Lan và Việt Nam đều có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2001-2008. Nguồn cung gạo t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21447.doc