Câu 86. Suy nghĩ của em về bệnh “Vô cảm” trong đời sống hiện nay.
Mở bài: - Truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam là thương người như thẻ thương thân
- Một căn bệnh hiện nay đang gặm nhấm truyền thống ấy-bệnh vô cảm
Thân bài:- Vô cảm là sự đảngửng sưng, không rung động, không xúc cản. Vô cảm là vô tâm, vô tình, không
đoái hoaifddeens chuyện đời, chuyện người, chỉ lo nghĩ cho bản thân mình
- Nguyên nhân
+ Tác động của nền kinh tế thị trường với những bon chen, ganh đua
+ Gia đình và nhà trường chưa có biện pháp giáo dục để thế hệ trẻ có đạo đức, phẩm chất tốt. Môn giáo dục
công dân trong nhà trường bị xem nhẹ. Thậm chí những người lớn, những bậc phụ huynh đã vô tình có
những hánh vi xấu trở thành tấm gương không tốt cho các em
+ Tư tưởng, nhạn thức ngại va chạm, quan niêm đèn nhà ai nhà nấy dạng
- Sống vô cảm làm mất đi tính người
+ Dửng dưng với người tàn tật, người già gặp khó khăn trên đường phố
+ Thầy thuốc vô cảm gây ra những cái chết thương tâm
+ Ủy ban nhân dân xã lạnh lung ăn bớt tiền hỗ trợ ăn tết cho người nghèo
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3982 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương đầy đủ ngữ văn 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng yêu với trạng thái hay chứa đựng những
đối cực của sóng: "Dữ dội và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ". (Từ đó bài thơ cứ nhịp nhàng phát triển theo hàng
loạt đối sánh trên nhịp ngắt của thể thơ năm chữ gợi lên hình tượng những con sóng). Sóng và sức mạnh
của sóng là nỗi bí ẩn muôn đời cũng như quy luật của tình yêu, một quy luật không thể nào cắt nghĩa. Trong
băn khoăn truy tim ngọn nguồn của tình yêu, nhà thơ đã nghĩ - nghĩ nhiều về biển lớn, về anh, em, về cuộc
đời. Có điều, tìm và nghĩ không phải vì nghi ngờ, không phải để nghi ngờ mà để hiểu sâu sắc hơn và yêu
mê đắm hơn. Con sóng tới bờ qua muôn vời cách trở bao giờ cũng là con sóng bền bỉ, mãnh liệt, con sóng
biết quý trọng hạnh phúc tình yêu hơn tất cả. Trước đó mấy năm, Xuân Diệu cũng đã dùng hình tượng biển
xanh, con sóng, bờ cát trắng để bộc lộ một tình yêu nồng nàn, vĩnh cửu. Con sóng trong bài thơ Biển cũng
là một hình tượng ẩn dụ và nhịp điệu của sóng cũng là nhịp điệu của trái tim, của tâm hồn người đang yêu:
Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Trang 31
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm, mãi mãi
Đã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt...
Từ đầu đến cuối, Biển của Xuân Diệu chỉ bộc lộ một tình yêu khi lặng lẽ mơ màng, khi êm đềm, khi
ào ạt trong khao khát "ngàn năm không thoả". Bên cạnh sự dữ dội và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ, bên cạnh nỗi
khát khao mãnh liệt và niềm mong ước hoá thân vào biển lớn tình yêu vĩnh hằng, Sóng của Xuân Quỳnh
còn mang theo ý thức suy ngẫm, trăn trở, mang theo niềm hạnh phúc sau khi vượt qua muôn trùng cách trở.
Một tình yêu như vậy, phải chăng càng đáng quý, nâng niu?
Câu 29: Cảm nhận về đoạn một của bài “ Đất nước” - Nguyễn Khoa Điềm.
Mở bài: Đoạn thơ mở đầu đoạn trích là một minh chứng sống động cho những đặc sắc trong cảm
nhận về Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.
Thân bài:
- Hiện lên qua đoạn thơ là hình tượng đất nước mênh mang trong thời gian. Nét đặc sắc là ở chỗ
chiều sâu thời gian ấy được gợi lên trước tiên từ những “ ngày xửa ngày xưa” trong lời kể của mẹ. Đây
không phải là thời gian lịch sử chính xác với những niên đại cụ thể. Nó là thứ thời gian mơ hồ, ảo diệu
trong trí tưởng tượng của trẻ thơ. Nó không định vị chính xác nhưng giúp ta cảm nhận thật sâu sắc, thấm
thía về sự trường tồn của Đất nước.
+ Gương mặt của đất nước được hình dung từ những gì gần gũi bình dị trong cuộc sống thường ngày. Có
cái gì thật chi li, tường tận trong cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Từ một cái búi tóc, một
câu ca dao đến những sự vật bình dị: cái kèo, cá cột. Ngay cả đối với những vật tưởng mực rất bé nhỏ như
hạt gạo thì tác giả vẫn có sự cảm nhận thật sâu sắc từ những thời điểm cụ thể: “ một nắng hai sương” -
“xay”- “giã” - “giần” - “sàng”. Với cách cảm nhận này, đất nước trở thành bầu khí quyển bao bọc lấy cuộc
sống của mỗi con người. ở đâu, trong bất kì biểu hiện nhỏ bé nào cũng mang hình đất nước. Đất nước được
kéo gần lại thân quen, gắn bó máu thịt với con người.
+ Góp phần quan trọng tạo nên vẻ đẹp của hình tượng Đất nước trong đoạn thơ là một ngôn ngữ thấm đẫm
chất liệu và hương sắc của văn hoá dân gian. Ngôn ngữ không bao giờ chỉ là ngôn ngữ. Đằng sau ngôn ngữ
là một quan niệm. Ngôn ngữ mang đậm màu sắc văn hoá dân gianở đây là sự thấm nhuần quan niệm đất
nước của nhân dân. Nói cách khác, quan điểm đất nước của nhân dânkhông chỉ là suy tưởng bên trong mà
còn được hiện thực hoá bằng chính hình thức và ngôn ngữ thơ.
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Trang 32
+ Giọng điệu thơ trầm lắng, chất chứa suy tư. Vừa như bộc bạch giãi bày vừa như tự nói với chính lòng
mình. Một giọng điệu như thế hình tượng đất nước hiện lên vừa trang nghiêm thành kính, vừa gần gũi thân
thiết.
Kết bài: Tuy nhiên đẻ tư tưởng này trở thành cảm hứng chủ đạo, xuyên thấm vào mọi biểu hiện nhỏ
bé tinh tế nhất của hình tượng đất nước thì đó là một đóng góp đặc sắc của Nguyễn Khoa Điềm. Nó
cho thấy sự kế thừa và kết tinh ở một trình độ mới của tư tưởng đất nước của nhân dân trong văn
häc.
Câu 30 : Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” được nhà thơ thể hiện như thế nào trong
bài Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm
Mở bài :–Đất nước là một phần của chương V trong bản trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn
Khoa Điềm
-Đất nước cô đọng kết quả nhận thức của tác giả về đất nước-một nhận thức có thể làm điểm tựa để họ xác
định vai trò, vị trí của mình trong cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc.
Thân bài:-Một định nghĩa về đất nước
+ Định nghĩa thông qua những hình tượng cụ thể, sinh động và gợi cảm.
+ Định nghĩa về đất nước theo cách gần gũi, thân thiết, trong cuộc sống bình dị (lời kể của mẹ, miếng trầu
bà ăn,… )
+ Đất nước ở trong từng con người Việt Nam
=> Nói lên sự gắn bó giữa số phận cá nhân với vận mệnh chung của cộng đồng, đất nước. Từ đó, đặt vấn đề
trách nhiệm, bổn phận của cá nhân với đất nước
+ Đất nước là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa cái nhỏ bé và to
lớn, giữa cái cụ thể, vật chất với cái trừu tượng, tinh thần.
- Cảm nhận về đất nước đa dạng
+ Chiều dài lịch sử(quá khứ-hiện tại- tương lai):huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, truyền thuyết vua
Hùng, những câu ca dao
+ Chiều rộng của không gian-địa lí:nơi anh đến trường, nơi em tắm, nơi ta hò hẹn. Sự trường tồn của đất
nước là sự trường tồn của con người
+ Bề dày văn hóa, phong tục, lối sống, tâm hồn, tính cách dân tộc
- Đất nước của nhân dân, chính nhân dân sáng tạo nên đất nước
+ Cảnh vật quê hương hiện lên như một phần tâm hồn, máu thịt của nhân dân
+ Lịch sử đất nước được tạo nên từ những người con trai con gái cần cù trong lao động, kiên cường bất
khuất trước ngoại xâm; từ những người dân anh hùng và bình dị, không phô trương, không đòi hỏi ghi công
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Trang 33
=> Thức tỉnh trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện tại với đất nước
+ Đất nước do nhân dân sang tạo nên và chính nhân dân đã truyền giữ đất nước. Đại từ “họ” được lặp lại
làm nổi bật vai trò của nhân dân
+ Vẻ đẹp của tâm hồn, tính cách Việt Nam được khám phá hòa vào chất liệu văn hóa dân gian. Đát nước
với những con người yêu đắm say mà cũng rất thủy chung nghĩa tình nhưng với kẻ thù thì vô cùng quyết
liệt
Kết bài:-Bài thơ là những cảm xúc chân thành từ trải nghiệm cuộc sống và tình yêu quê hương đất nước tha
thiết của tác giả
- Khám phá mới mẻ của riêng tác giả (đất nước của nhân dân)
Câu 31 : Phong cách tiêu biểu của thơ Thanh Thảo là :
- Thơ Thanh Thảo mang đậm chất suy tư của một trí thức có trách nhiệm với thời cuộc, với đất nước. Thơ
ông là sự lên tiếng của người trí thức nhiều trăn trở về các vấn đề của xã hội và thời đại.
- Là nhà thơ có nhiều nỗ lực cách tân, Thanh Thảo muốn cuộc sống phải được cảm nhận ở chiều sâu nên
luôn khước từ lối diễn đạt dễ dãi, khuôn sáo trong thơ.
- Thơ ông đi vào chiều sâu của bản chất sự vật, hiện tượng. Thơ ông là một sự nỗ lực tìm tòi đổi mới không
ngừng, giàu chất suy tư nhưng phóng khoáng về cách biểu đạt.
Câu 32: Cảm nhận về đoạn thơ: “Không ai chôn cất tiếng đàn
………….
Long lanh trong đáy giếng.”
A- Mở bài:
- Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor -ca” là thi phẩm đặc sắc mới mẻ của Thanh Thảo – một nhà thơ ham cách tân
thơ những năm sau chiến tranh chống Mĩ cứu nước, để góp phần đổi mới thơ theo hướng hiện đại hoá. Bài
thơ Thanh Thảo đã mượn hình ảnh cây đàn, đúng hơn là tiếng đàn để diễn tả nhân cách cao đẹp cùng số
phận oan khuất của người nghệ sĩ Tây Ban Nha – một nghệ sĩ Lor -ca tài hoa đã dùng thơ và nhạc, say mê
mải miết, tình nguyện làm một người nghệ sĩ du ca, cất lên tiếng đàn tranh đấu cho tự do của tổ quốc Tây
Ban Nha và cho nghệ thuật.
- Lor-ca là bất diệt. Cảm động về vẻ đẹp bất tử của người nghệ sĩ Tây Ban Nha tài hoa, Thanh Thảo đã viết
nên bài thơ thật cảm động trong đó có khổ thơ:
Không ai chôn cất tiếng đàn
…………
Long lanh trong đáy giếng.
B- Thân bài:
1. Câu thơ đầu tiên “Không ai chôn cất tiếng đàn” ý thơ cất lên từ câu thơ nổi tiếng của Lor -ca “ Khi tôi
chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi -ta” để nói với chúng ta Lor -ca đã chết, nhưng tiếng đàn đấu tranh cho
nghệ thuật, cho tự do vẫn không thể chết, không thể tắt, tiếng đàn Lor -ca vẫn âm vang trong lòng nhân
loại, trong lòng tổ quốc Tây Ban Nha yêu quí của anh.
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Trang 34
Tiếng đàn ấy, cuộc đời ấy vẫn mang một sức sống mãnh liệt không gì có thể tiêu diệt được “ tiếng đàn
như cỏ mọc hoang”. “Cỏ mọc hoang” là một hình ảnh ẩn dụ, làm ta nhớ đến hình ảnh cỏ và giọt sương bé
nh, lặng thầm mà vô cùng kì diệu trongm bài thơ “Bùng nổ của mùa Xuân” của tác giả:
“Những giọt sương lăn vào cỏ
Qua nắng gắt, qua bão tố
Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh
Vẫn giữ long lanh bình thản trước vầng dương”
Câu thơ còn làm ta liên tưởng tới câu nói của người anh hùng chống Pháp Nguyễn Trung Trực: “ Bao
giờ người Pháp nhổ được hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Việt Nam chống Pháp”. Câu thơ “tiếng đàn
như cỏ mọc hoang” mộc mạc, bình dị mà kì diệu đến vô cùng.
2. Hình ảnh trong hai câu thơ cuối là một hình tượng thơ siêu thực, đa nghĩa, bắt nguồn từ một sự việc thực:
Kẻ thù sau khi bắn nhà thơ đã vứt xác anh xuống giếng để phi tang. Nếu sử dụng bút pháp hiện thực thì
mới chỉ nói lên một sự thực tàn bạo đê hèn của lũ phát xít và những đau thương của người nghệ sĩ Lor -ca,
nhưng với bút pháp siêu thực Thanh Thảo đã nói được nhiều hơn: Tình thương, sụ cao khiết, sự tỏa ssáng
củ tinh thần Lor -ca. “Nước mắt vầng trăng” là nước mắt thương tiếc vầng trăng (hình ảnh ẩn dụ chỉ Lorh -
ca), cũng còn có thể là nước mắt sáng đẹp và vĩnh cửu như vầng trăng, những giọt nước mắt anh hùng. Câu
thơ làm ta liên tưởng đến ý thơ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Guộc “ của Nguyễn Đình Chiểu: “Nước mắt anh
hùng lau chẳng ráo”.
Vầng trăng là sự hoá thân, sự thăng hoa của tâm hồn Lor -ca. Giếng nước là nơi kẻ thù vứt xác anh, lại là
nơi toả sáng tâm hồn anh như vầng trăng soi vào sự dập vùi tàn ác của kẻ thù lại chuyển hoá thành sự thăng
hoa toả sáng, sự thê thảm chuyển hoá thành sự tôn vinh ngợi ca.
C- Kết bài:
Là một bài thơ đặc sắc, vừa nồng nàn cảm xúc vừa sâu sắc về triết lí đã ca ngợi được vẻ đẹp anh hùng
bất tử của người nghệ sĩ . Tiếng đàn bất diệt của Lor -ca còn mãi âm vang cổ vũ sự nghiệp đấu tranh của
nhân dân Tây Ban Nha, của nhân loại. Thanh Thảo đắm chìm trong dòng cảm xúc về tiếng đàn, về thơ ca
Lor -ca, về nền văn hoá T ©y Ban Nha.
Câu 33: Dựa vào bài thơ của Thanh Thảo, dựng lại hình tượng Lor -ca.
- Lor-ca – con người tự do.
Hình ảnh Lor -ca hiện lên bằng những nét chấm phá của bút pháp ấn tượng - bút pháp thiên nhiên về
màu sắc, đó là: “ những tiếng đàn, áo choàng đỏ gắt, đi lang thang về miền đơn độc, vầng tr ăng chếnh
choáng, yên ngựa mỏi mòn”.
Những hình ảnh tương phản giúp ta hìng dung về Lor -ca, vừa gợi lên liên tưởng của một đấu trường,
lại cũng là nét văn hoá giản dị của Tây Ban Nha. Ơ đó đấu sĩ thể hiện tài năng của mình bên lề tử sinh.
Nhưng ở đây là đấu trường của một bên là khát vọng tự do, dân chủ bình đẳng, bên kia là nền chính trị độc
tài phát xít ( Phran-cô) , một bên là khát vọng cách tân nghệ thuật, bên kia bảo thủ nghệ thuật. Trong cuộc
chiến này Lor -ca hiện lên đơn độc, cô lẻ “ trên yên ngựa mỏi mòn”.
Lor-ca – con người bị sát hại, tiếng ghi ta chảy máu.
Cái chết đến với Lor -ca rất đột ngột. Sự ngột ngạt diễn tả nỗi đau đớn vô bờ. Cái chết của Lor -ca đồng
nghĩa với cái chết của một giá trị nhân văn cao cả của Tây Ban Nha.
Hình tượng thực “áo choàng bê bết đỏ” gợi lên nỗi căm phẫn trước thế lực bạo tàn đã kết liễu một
con người mà suốt đời sống vì yêu thương, vì tổ quốc mình.
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Trang 35
ám ảnh hơn là lối diễn đạt biểu trương với những chi tiết rất đắt: “ tiếng đàn ghi ta nâu.. / tiếng đàn ghi ta lá
xanh.. / tiếng đàn tròn bọt nước vỡ tan / tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”. Sự ra đi của Lor -ca là một nỗi
đau không thể bằng lời.
Tiếng ghi ta không còn nguyên vẹn. Tác giả không nói thân xác của Lor -ca chảy mầum nói tiếng đàn ghi
ta chảy máu. Có sự tương gioa giữa vật chất và tinh thần. Nỗi đau thân xác là của riêng Lor -ca, nỗi đau tinh
thần là của chùng dân tộc Tây Ban Nha và của cả nhân loại tiến bộ trên thế giới. Hình tượng tiếng đàn
mang lại giá trị khái quát cao.
Lor-ca con người của sự nuối tiếc, tiếng đàn không ai chôn.
Các biện pháp tu từ: hoán dụ không ai chôn cất tiếng đàn, hình ảnh so sánh tiếng đàn như cỏ mọc hoang,
gợi thương cảm về cái chết thê thảm nhà thơ đồng thời là nỗi xót tiếc cho nền văn chương Tây Ban Nha.
Nếu sử dụng bút pháp nghệ thuật thì chỉ diễn tả đươc j nỗi xót thương và tội ác nhưng Thanh Thảo còn
muốn nói nhiều hơn: sự vĩnh hằng, sự cao khiết, sự tôn ving… Trên hết là sự bất hủ của người anh hùng.
Lor-ca - con người của sự vĩnh hằng.
Hình tượng thơ được đặt trong sự tương phản – kiểu bút pháp trường phái ấn tương chuyên dùng: đã
đứt >< rộng vô cùng. Hình ảnh truyền tải ý tưởng: cuộc đời hữu hạn tạo hoá vô cùng.
Thanh Thảo hướng Lor -ca đến sự giải thoát mang tính triết học – sự giải thoát trên đôi cánh thiên thần
mang tên nghệ thuật: phận người ngắn ngủi mà tạo hoá vô cùng. Các hành động ném lá bùa vào xoáy nước,
ném trái tim vào cõi lặng yên mang nghĩa biểu trưng cho sự thoát khỏi vòng tục luỵ của Lor -ca.
Chỉ còn lại âm thanh “Li la li la li la” ngân dài trên mặt nước cuộc đời. Đấy là nhịp tiếng đàn, nhịp chân
người, nhịp lời hát và cũng là nhịp chân ngựa mỏi mòn trên hành trình cô độc của nghệ sĩ.
Nghệ sĩ chân chính không chết vì kẻ thù. Nghệ sĩ cần ý thức về cái chết của bản thân để thế hệ sau
tiến lên. Một sự hi sinh cao cả. Đấy là nghịch lí nhưng cũng là một chân lí.
Câu 41: Hình tượng sông Đà với hai nét tính cách hung bạo và trữ tình.
I. Mở bài
Trước khi Sông Đà trở thành dòng sông ánh sáng, nguồn cảm hứng cho thơ, nhạc, hoạ… thì con sông ấy
đã tuôn chảy trên nhiều trang văn của Nguyễn Tuân. Tài năng, phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễt
Tuân đã biến dòng sông ấy trở nên hấp dẫn, gợi cảm cho người đọc.
II. Thân bài :
1. Lai lịch sông Đà
Nguyễn Tuân là người rất mực tài hoa. Nhà văn đòi hỏi mỗi trang viết phải thật sự nghệ thuật và độc đáo.
Đến với sông Đà, dường như ngòi bút Nguyễn Tuân đã gặp được điều tâm đắc, mảnh đất tốt để ngòi bút của
ông tung hoành bời con sông đó mang một cá tính độc đáo :
Chúng thuỷ giai đông tẩu
Đà giang độc bắc lưu
(Mọi con sông đều chảy theo hướng đông,
Chỉ có sông Đà theo hướng Bắc)
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Trang 36
Sông Đà dưới ngòi bút Nguyễn Tuân trở nên một nhân vật có diện mạo, có tâm địa vừa hung bạo, vừa hết
sức trữ tình.
2. Hình tượng con sông hung bạo
- Khi hung bạo, sông Đà là kẻ thù số một sẵn sàng cướp đi mạng sống con người, có tâm địa độc ác như
người dì ghẻ. Để khắc hoạ tính cách của sông Đà, tác giả đã dựng lại khúc sông nguy hiểm :
+ Đó là đoạn cảnh đá bờ sông dựng đứng vách thành: chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Đó là quãng
Hát Loóng dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như
lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đây. Lại một đoạn sông khác, sông
Đà là cái hút nước xoáy tít. Có những thuyền đã bị nó hút tụt xuống, thuyền trồng cây chuối ngược rồi vụt
biến đi dến mười phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới.
+ Nhưng dữ dội nhất là ở những thác đá. Nguyễn Tuân đã buộc sự dữ dội, nham hiểm của sông Đà phải
hiện lên thành hình và gào thét bằng trăm ngàn âm thanh. Chưa thấy sông nhưng người ta đã bị đe doạ bởi
tiếng thác nước nghe như oán trách gì, rồi lại như van xin, rồi lại như khiêu khích, giọng nghe gằn mà chế
nhạo. Tác giả đã dựng lại cuộc thuỷ chiến giữa sông Đà và người lái đò để lột tả cho được tính hung bạo của
nó và tài nghệ của người lái đò. Thác đá được xếp thành từng tuyến mà nhà văn gọi là thạch trận, nhằm ăn
chết cái thuyền đơn độc. Ở tuyến một, thác đá mở ra năm cửa trận, bốn cửa tử, một cửa sinh, cửa sinh nằm
lập lờ phía tả ngạn. Ở tuyến hai, tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại nằm bên
phía hữu ngạn. Ở tuyến ba, bên phải bên trái đều là luồng chết, luồng sống nằm ở giữa. Người lái đò phải
nhắm đúng luồng sinh để vượt qua.
- Một trong những nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là không thích sự bằng phẳng, nhợt nhạt.
Bởi thế, khi khắc hoạ sông Đà hung bạo, Nguyễn Tuân đã dùng hết bút lực để dường như thi tài với tạo hoá.
Ông dùng những câu góc cạnh, giàu tính tạo hình, những câu nhiều động từ mạnh nối tiếp nhau, dồn dập :
Mặt trước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trước cánh tay mình. Nhà văn sử
dụng lối nói ví von, ẩn dụ, tượng trưng, liên tưởng đầy bất ngờ, chính xác, thú vị. Ông tả những hòn đá trông
nghiêng thì y như là đang hất hảm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi, một hòn đá khác thách thức cái thuyền
có giỏi thì tiến gần vào.
- Nhưng cũng chính trên những trang văn tả sông Đà hung bạo, người đọc bắt gặp nhiều tự hào của tác giả
về Tổ quốc hùng vĩ, giàu đẹp. Có thể nghe thấy trong đoạn văn ấy âm hưởng của những khúc ca ca ngợi sức
mạnh tự nhiên thật hoang dại mà cũng hết sức tự do, hào phóng.
3. Hình tượng con sông trữ tình
Bên cạnh tính cách hung bạo, dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, con sông Đà lại rất trữ tình, gợi bao cảm
xúc làm mê say lòng người. Khi trữ tình, sông Đà hiền hoà, mềm mại, huyền ảo như mái tóc của một phụ nữ
kiều diễm : con sông tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc
bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mây mù khói núi Mèo nương xuân.
- Không chỉ đẹp ở hình dáng, sông Đà còn gợi cảm ở màu sắc, mà tác giả đã bao lần dày công quan sát
mới nói hết được vẻ độc đáo ấy: Mùa xuân dòng sông xanh ngọc bích (nghĩa là một màu xanh trong và
sáng); mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đổ như mặt người bâm đi vì rượu bữa
- Đặc biệt là không khí hoang dại, tĩnh lặng : Bờ sông hoang dại như bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như
một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Đề lột tả không khí đầy thơ ấy. Nguyễn Tuân đã tả đàn hươu ngẩng đầu ngơ
ngác mơ một tiếng còi sương, và cái nắng tháng ba Đường thi Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu, gợi tâm
sự của người tình nhân chưa quen biết !
- Lúc này, không thấy đâu con sông Đà diện mạo và tâm địa độc ác, mà chỉ thấy tình cảm của dòng sông
đối với con người như một cố nhân, xa thì thấy nhớ thương, gặp lại thì thấy mừng vui như nối lại chiêm bao
đứt quãng. Còn con sông lại mang bao rung động yêu thương như nhớ những hòn đá xa xôi để lại nơi
thượng nguồn.
- Khi tả con sông Đà trữ tình, Nguyễn Tuân đã sử dụng những câu văn nhẹ nhàng, êm ái. Câu ngắn, vị
ngữ diến tả trạng thái bình lặng, để lại trong lòng người âm hưởng mênh mang, thơ mộng.
III. Kết luận :
Dưới ngòi bút tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân, con sông Đà hiện lên thật sinh động với hai tính cách
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Trang 37
hung bạo và trữ tình. Ẩn đằng sau những câu chữ là niềm tự hào của nhà văn về đất nước giàu đẹp. Đây
cũng là cách tôn vinh con người, vì chính ở nơi đầu sóng ngọn gió ác liệt ấy, con người đã chinh phục và
chế ngự thiên nhiên để ngày nay sông Đà trở thành nguồn tài nguyên cho Tổ quốc.
Câu 42. Hình tượng người lái đò sông Đà :
I Mở bài
- Trong tác phẩm Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã khắc hoạ con sông Đà thơ mộng đầy sức sống,
vừa dữ dội, mãnh liệt, vừa trữ tình, thơ mộng.
- Trên dòng sông ấy, hiện lên sừng sững người lái đò hiên ngang, vững chãi, tự do và đẹp như một huyền
thoại.
- Hình tượng người lái đò đã mang đậm phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân, nhà văn luôn
say mê cái đẹp và suốt đời đi tìm cái đẹp
II. Thân bài
1. Lai lịch và ngoại hình người lái đò sông Đà
- Người lái đò đã 70 tuổi, làm nghề đò dọc mười năm liền và đã nghỉ làm nghề đôi chục năm.
-Mười năm người lái đò đã in dấu ấn khá đậm ở ngoại hình ông lão :
+Tay lêu nghêu như cái sào. Chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh, gò lại như kẹp lấy một cuống lái tưởng
tượng, giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông, nhãn giới ông vờii vợi như lúc nào cũng
mong một cái bến xa nào đó trong sương mù.
=> Những dòng này được nhà văn viết ra không chỉ để giới thiệu ngoại hình một con người mà còn để ca
ngợi sự gắn bó, yêu quý nghề ở chính người đó. Nguyễn Tuân là nhà văn luôn nén câu văn của mình nhiều
điều muốn nói, “hàm lượng thông tin” ở đó không bao giờ chỉ ở một tầng hiển ngôn.
2. Tính cách người lái đò sông Đà
- Sự từng trải
+ Những nét tả ngoại hình của nhà văn cho thấy người lái đò thực sự là người từng trải, thành thạo nghề.
+ Người lái đò còn là một linh hồn muôn thuở của sông nước này; ông làm nghề đò đã mười năm liền,
trên sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lần rồi, chính tay ông giữ lái độ sáu chục lần
+ Dòng sông Đà với bảy mười ba con thác nhưng ông đã lấy mắ mà nhớ tỉ mỉ như đóng đinh vào lòng tất
cả những luồng nước của tất cả các con thác hiểm trở.
+ Dòng sông với ông như một trường thiên anh hùng ca ..........
=> Phải chi li, cụ thể như vậy mới thấy hết sự từng trải, gắn bó của với nghề đến độ kỳ lạ ở ông lão lái
đò. Đấy cũng là cách nhà văn bày tỏ nỗi thán phục của chính mình về một con người như được sinh ra từ
những con sóng, ngọn thác hung dữ ở sông Đà
- Lòng dũng cảm :
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Trang 38
+ Chỉ từng trải thôi chưa đủ, đối với con sông Đà, ai chế ngự được nó đòi hỏi phải có lòng dũng cảm,
gan dạ, mưu trí, nhanh nhẹn và cả sự quyết đoán nữa.
+ Nguyễn Tuân đưa nhân vật của mình vào ngay hoàn cảnh khốc liệt mà ở đó, tất cả những phẩm chất ấy
được bộc lộ, nếu không phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Nhà văn gọi đây là cuộc chiến đấu
gian lao của người lái đò trên chiến trường sông Đà. Đó chính là cuộc vựơt thác đầy nguy hiểm chết người,
diễn ra nhiều hồi, nhiều đợt như một trận đánh mà đối phương đã hiện ra diện mạo và tâm địa của kẻ thù số
một :
… Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả một chân trời........cuộc giáp lá cà có đá dàn trận
địa sẵn…
Trong thạch trận ấy, người lái đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng
vào mình......... Thế là kết thúc.
- Nghệ sĩ tài hoa :
+Nổi bật nhất, độc đáo nhất ở người lái đò sông Đà là phong thái của một nghệ sĩ tài hoa.
+Khái niệm tài hoa, nghệ sĩ trong sáng tác của Nguyễn Tuân có nghĩa rộng, không cứ là những người
làm thơ, viết văn mà cả những người làm nghề chẳng mấy liên quan tới nghệ thuật cũng được coi là nghệ sĩ,
nếu việc làm của họ đạt đến trình độ tinh vi và siêu phàm.
+ Trong người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã xây dựng một hình tượng người lái đò nghệ sĩ mà nhà
văn trân trọng gọi là tay lái ra hoa. Nghệ thuật ở đây là nắm chắc các quy luật tất yếu của sông Đà và vì làm
chủ được nó nên có tự do.
Nhà văn Nguyễn Tuân đưa ra một lời nhận xét : Cuộc sống của họ là ngày nào cũng chiến đấu với
sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy sự sống từ tay những cái thác, nên nó cũng không có gì là hồi hộp,
đáng nhớ… Họ nghĩ thế, lúc ngừng chèo. Phải chăng người lái đò anh hùng có lẽ dế thấy, nhưng nhìn người
lái đò tài hoa, người lái đò chỉ có Nguyễn Tuân. Và, lời ghi chú của nhà văn thật đáng để suy ngẫm
III. Kết luận :
+ Nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là nhân vật chính diện luôn được nhà văn chú
ý mô tả ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Nếu như trước cách mạng tháng Tám 1945, theo Nguyễn Tuân, cái
tài hoa chỉ có ở lớp nhà nho trong quá khứ thì nay, trong Người lái đò sông Đà và nhiều tác phẩm khác, tác
giả đã tìm thấy và khẳng định cái đẹp ở ngay trong cuộc sống hàng ngày của người dân lao động, trong hiện
tại của đất nước. Cuộc đời của người lái đò vô danh, không tên tuổi, nơi có những ngọn thác hoang vu,
khuất nẻo kia là cả một thiên anh hùng ca, một pho nghệ thuật tuyệt vời.
+ Nếu như thiên nhiên sông Đà trong tác phẩm của Nguyễn Tuân là “kẻ thù số một” của con người, thì
cũng chính thiên nhiên, qua ngòi bút của nhà văn là nơi đã tôn vinh giá trị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề cương đầy đủ ngữ văn 12.pdf