Đề cương Khóa luận Xây dựng Google Hangout APP hỗ trợ cho hệ thống Moodle

MỤC LỤC

1. Giới thiệu tổng quan .3

2. Mục tiêu thực hiện đề tài .3

3. Nội dung thực hiện đề tài.4

4. Tóm tắt nội dung khóa luận .5

5. Kết quả dự kiến của khoá luận .6

6. Kế hoạch thực hiện .6

7. Tài liệu tham khảo .7

pdf8 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 906 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Khóa luận Xây dựng Google Hangout APP hỗ trợ cho hệ thống Moodle, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: Xây dựng Google Hangout APP hỗ trợ cho hệ thống Moodle NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: ThS Nguyễn Đặng Kim Khánh NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: Trương Thị Thùy Dung MSSV: K35.103.008 Phạm Thị Bích Ngọc MSSV: K35.103.043 Hồ Chí Minh, tháng 11, năm 2012 2 MỤC LỤC 1. Giới thiệu tổng quan ............................................................................ 3 2. Mục tiêu thực hiện đề tài ..................................................................... 3 3. Nội dung thực hiện đề tài ..................................................................... 4 4. Tóm tắt nội dung khóa luận ................................................................. 5 5. Kết quả dự kiến của khoá luận ............................................................ 6 6. Kế hoạch thực hiện .............................................................................. 6 7. Tài liệu tham khảo ............................................................................... 7 3 1. Giới thiệu tổng quan Trong xã hội toàn cầu hóa ngày nay, học tập là việc cần làm trong suốt cuộc đời không chỉ để đứng vững trong thị trường việc làm đầy cạnh tranh mà còn giúp nâng cao kiến thức văn hóa và xã hội của mỗi người. E-learning là một phương pháp hiệu quả và khả thi, tận dụng tiến bộ của phương tiện điện tử, Internet để truyền tải các kiến thức và kĩ năng đến những người học là cá nhân và tổ chức ở bất kì nơi nào trên thế giới tại bất kì thời điểm nào. Với các công cụ đào tạo truyền thông phong phú, cộng đồng người học online và các buổi thảo luận trực tuyến, E-learning giúp mọi người mở rộng cơ hội tiếp cận với các khóa học và đào tạo đồng thời giúp giảm chi phí. Đặc biệt, với xu hướng phát triển công tác đào tạo theo học chế tín chỉ, một hệ thống quản lý học tập trực tuyến là nhu cầu cấp thiết. Hiện nay, thông qua mạng Internet, các hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến rất phong phú từ các phiên bản miễn phí cho đến thương mại. Trong đó, Moodle là một trong những hệ thống miễn phí được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới với gần 45% thị phần, được dịch ra hơn 75 ngôn ngữ khác nhau trên khoảng 10.000 websites phân bố ở hơn 160 quốc gia [7] .Cộng đồng Moodle Việt Nam được thành lập tháng 3 năm 2005 với mục đích xây dựng phiên bản tiếng Việt và hỗ trợ các trường triển khai Moodle. Từ đó đến nay, nhiều trường đại học, tổ chức và cá nhân ở Việt Nam đã dùng Moodle. Nhằm mục đích thu hút thêm người dùng, ngày 31/7/2012 Google vừa triển khai tính năng trò chuyện video theo nhóm (Hangout) vào dịch vụ Gmail của mình. Hangout là một trong những tính năng nổi bật trong dịch vụ Google, khác với phiên bản chat voice one-to-one trước đây trong Gmail – sử dụng công nghệ Peer – to – peer, phiên bản Hangout mới trên Gmail sẽ “sử dụng sức mạnh mạng lưới của Google để mang đến độ tin cậy cao hơn và nâng cao chất lượng”. Hangout cho phép bạn cập nhật tin tức với bạn bè và gia đình, cho dù bạn ngồi bên máy tính ở nhà hay đang sử dụng ứng dụng di động của Google+ khi đang di chuyển. Ngoài ra Hangout còn cho phép người dùng ghi lại và phát sóng phiên làm việc của mình thông qua chức năng On Air. Bên cạnh đó Google còn cung cấp Google+ Hangouts API cho phép bạn phát triển các ứng dụng cộng tác chạy trong Hangout của Google+ nhằm bổ sung các chức năng phong phú, thời gian thực cho ứng dụng Hangout. Từ những khảo sát trên, chúng em thực hiện luận văn này nhằm nghiên cứu và xây dựng Google Hangout APP liên kết với hệ thống học tập trực tuyến Moodle. 2. Mục tiêu thực hiện đề tài Nghiên cứu tập trung vào kiến trúc Moodle và môi trường phát triển trên hệ thống Moodle; kiến trúc Google Hangout và môi trường phát triển ứng dụng trên hệ thống Google Hangout. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xây dựng được Google Hangout APP liên kết với hệ thống học tập trực tuyến Moodle. 4 Mục tiêu cụ thể bao gồm:  Nghiên cứu kiến trúc Moodle và môi trường phát triển trên hệ thống Moodle.  Nghiên cứu kiến trúc Google Hangout và môi trường phát triển ứng dụng trên hệ thống Google Hangout.  Xây dựng Google Hangout APP liên kết với hệ thống học tập trực tuyến Moodle, có những chức năng sau:  Có 2 loại hoạt động: o Không group: sẽ do giáo viên chủ trì. o Group (hoạt động thảo luận nhóm): do nhóm trưởng chủ trì hoặc do giáo viên chỉ định trợ giảng chủ trì.  Hiển thị thông tin ngày giờ học trực tuyến(có nút cho phép giáo viê tùy chọn ẩn/hiên thông tin giờ hoặc trao quyền cho từng học viên để họ chọn hiện hoặc ẩn).  Nhắc nhở lịch học online cho người dạy, người học: khi thêm 1 plugin activity vào course thì calendar của hệ thống sẽ tự động cập nhật sự kiện và báo cho user.  Hiển thị slide bài giảng, webcam của giáo viên cho người học xem  Cho phép người học có thể tương tác với giáo viên: phát biểu ý kiến, trả lời câu hỏi của giáo viên, vote cho những ý kiến hay  Điểm danh học viên (hiển thị bên cả 2 bên.. bên gg thì sẽ có nút cho tùy chọn hiển thị hv nào nghĩ, đi trể, có mặt)  Đánh giá người học: o Giáo viên đặt câu hỏi và cộng điểm cho học viên trả lời đúng. o Hệ thống sẽ ghi nhận lại số lần phát biểu, trả lời đúng câu hỏi của học viên để giáo viên tính điểm hoạt động của học viên trong quá trình học.  Crossword  Nhắc nhở thông qua sms (sd gg calendar nếu có time)  Cho câu hỏi trắc nghiệm ở đầu bài hoặc cuối bài, gv hiển thị câu hỏi lên hs nào đó trả lời và tất cả hv sẽ đc nhìn thấy câu hỏi và câu trả lời của học sinh kiahoặc yêu cầu tất cả mọi người phải trả lời, bao nhiêu người trả lời đúng thì công bố kq (thống kê số lượng đáp án. Dựa vào đó đưa ra lời khuyên là câu hỏi khó hoặc hs ko hiểu bài).  Nhận dạng đồng tử của học viên để kết luận học viên có chú ý vào màn hìh (bài giảng ko). Đầu tiên xac định vị trí của khuôn mặt so với webcam, sau đó kiểm tra vị trí chếch của đồng tử so với webcam (kiếm thư viện)  Chức năng chia sẽ màn hình thêm tính năng đánh dấu điểm cần chú ý, highlight. 3. Nội dung thực hiện đề tài  Nghiên cứu kiến trúc Moodle và môi trường phát triển trên hệ thống Moodle. 5  Bước đầu đã xây dựng được plugin đơn giản (Điểm danh học viên).  Nghiên cứu kiến trúc Google Hangout và môi trường phát triển ứng dụng trên hệ thống Google Hangout.  Tìm hiểu cách liên kết Google Hangout với hệ thống Moodle và kỹ thuật Cross-site Scripting.  Viết thử app Sticky note cho Google Hangout.  Xây dựng Google Hangout APP liên kết với hệ thống học tập trực tuyến Moodle gồm có những chức năng sau:  Có 2 loại hoạt động: o Không group: sẽ do giáo viên chủ trì. o Group (hoạt động thảo luận nhóm): do nhóm trưởng chủ trì hoặc do giáo viên chỉ định trợ giảng chủ trì.  Hiển thị thông tin ngày giờ học trực tuyến.  Nhắc nhở lịch học online cho người dạy, người học: khi thêm 1 plugin activity vào course thì calendar của hệ thống sẽ tự động cập nhật sự kiện và báo cho user.  Hiển thị slide bài giảng, webcam của giáo viên cho người học xem.  Cho phép người học có thể tương tác với giáo viên: phát biểu ý kiến, trả lời câu hỏi của giáo viên, vote cho những ý kiến hay  Điểm danh học viên.  Đánh giá người học: o Giáo viên đặt câu hỏi và cộng điểm cho học viên trả lời đúng. o Hệ thống sẽ ghi nhận lại số lần phát biểu, trả lời đúng câu hỏi của học viên để giáo viên tính điểm hoạt động của học viên trong quá trình học. 4. Tóm tắt nội dung khóa luận Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Moodle, Google Hangout, hội nghị trực tuyến. 1.1. Tổng quan 1.2. Tình hình nghiên cứu Chương 2: Các cơ sở lý thuyết: 2.1 Nghiên cứu hệ thống Moodle 2.1.1 Kiến trúc hệ thống Moodle 2.1.2. Môi trường phát triển hệ thống Moodle. 2.1.3. Quy trình xây dựng Module cho Moodle. 2.2 Nghiên cứu hệ thống Google Hangout 2.2.1 Kiến trúc Google Hangout 2.2.2. Môi trường phát triển Google Hangout 6 2.2.3. Quy trình xây dựng app cho Google Hangout Chương 3: Phương pháp giải quyết vấn đề và kiến trúc hệ thống: 3.1 Hướng giải quyết vấn đề 3.2. Mô hình Use case. 3.3 Kiến trúc hệ thống 3.4 Các lược đồ về cơ sở dữ liệu. 3.5 Cài đặt và kiểm thử. Chương 4: Kết luận và hướng phát triển 5. Kết quả dự kiến của khoá luận  Xây dựng Google Hangout APP liên kết với hệ thống học tập trực tuyến Moodle gồm có những chức năng sau:  Có 2 loại hoạt động: o Không group: sẽ do giáo viên chủ trì. o Group (hoạt động thảo luận nhóm): do nhóm trưởng chủ trì hoặc do giáo viên chỉ định trợ giảng chủ trì.  Hiển thị thông tin ngày giờ học trực tuyến.  Nhắc nhở lịch học online cho người dạy, người học: khi thêm 1 plugin activity vào course thì calendar của hệ thống sẽ tự động cập nhật sự kiện và báo cho user.  Hiển thị slide bài giảng, webcam của giáo viên cho người học xem  Cho phép người học có thể tương tác với giáo viên: phát biểu ý kiến, trả lời câu hỏi của giáo viên, vote cho những ý kiến hay  Điểm danh học viên.  Đánh giá người học o Giáo viên đặt câu hỏi và cộng điểm cho học viên trả lời đúng. o Hệ thống sẽ ghi nhận lại số lần phát biểu, trả lời đúng câu hỏi của học viên để giáo viên tính điểm hoạt động của học viên trong quá trình học. 6. Kế hoạch thực hiện  Tháng 10: Tìm hiểu tổng quan; nghiên cứu hệ thống Moodle và xây dựng Module. o Tuần 1: Khảo sát hiện trạng và xây dựng lược đồ Use case. o Tuần 2 – 3 – 4: Nghiên cứu hệ thống Moodle và xây dựng Module thử nghiệm.  Tháng 11: Tìm hiểu tổng quan; nghiên cứu hệ thống Google Hangout và xây dựng ứng dụng thử nghiệm trên Google Hangout. o Tuần 1: Nghiên cứu hệ thống Google Hangout. 7 o Tuần 2 – 3: Xây dựng Google Hangout ứng dụng thử nghiệm đơn giản và tìm hiểu kỹ thuật liên kết Google Hangout và Moodle. o Tuần 4: Mô tả chức năng đăng nhập và hiển thị slide bài giảng của hệ thống.  Tháng 12: Xây dựng các chức năng chính cho hệ thống. o Tuần 1 - 2: Xây dựng chức năng đăng nhập và hiển thị slide bài giảng của hệ thống. o Tuần 3: Hoàn thiện và nâng cao chức năng điểm danh đã xây dựng trước đó. o Tuần 4: Xây dựng chức năng hiển thị thông tin ngày giờ học trực tuyến.  Tháng 1 - 2: Tiếp tục xây dựng các chức năng chính của hệ thống. o Tuần 1 – 2 (tháng 1): Xây dựng chức năng nhắc nhở lịch học cho user. o Tuần 3 – 4 (tháng 1), tuần 1 – 2 (tháng 2): Xây dựng chức năng cho phép người học tương tác với giáo viên. o Tuần 3 – 4 (tháng 2): Xây dựng chức năng đánh giá người học cho hệ thống.  Tháng 3: Chỉnh sửa và hoàn thiện toàn bộ hệ thống. o Tuần 1 – 2: Hoàn thiện và nâng cao (nếu có) các chức năng đã xây dựng của hệ thống. o Tuần 3 – 4: Kiểm nghiệm hệ thống trên môi trường thực tế.  Tháng 4: Viết tài liệu khóa luận.  Tháng 5: Chuẩn bị các thủ tục bảo vệ. 7. Tài liệu tham khảo [1]. Google. (29/8/2012) Hangouts - Getting Started. Xem vào ngày 29/10/2012, https://developers.google.com/+/hangouts/getting-started [2]. Google. (16/08/2012) Running Hangout Apps. Xem vào ngày 29/10/2012, https://developers.google.com/+/hangouts/running [3]. Google. (16/08/2012) Sample Hangout Apps. Xem vào ngày 29/10/2012, https://developers.google.com/+/hangouts/sample-apps [4]. Google. (16/08/2012) Writing Hangout Apps. Xem vào ngày 29/10/2012, https://developers.google.com/+/hangouts/writing [5]. Michael. (12/11/2012) Enable cross-origin resource sharing. Xem vào ngày 14/11/2012, 8 [6]. Moodle. (10/6/2010) Development Module - Activity Module. Xem vào ngày 14/ 10/2012, [7]. Moodle. Đinh Lư Giang. (Tháng 11/2011) Moodle là gì?. Xem vào ngày 14/10/2012, https://moodle.org/mod/glossary/showentry.php?courseid=45&eid=7922&displayformat=diction ary [8]. Moodle. (6/12/2012) Newmodule Documentation. Xem vào ngày 14/10/2012, Xác nhận của người hướng dẫn Nhóm Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_google_hangout_app_ho_tro_cho_he_thong_moodle_6854_1921454.pdf
Tài liệu liên quan