Đề cương Lịch sử văn minh thế giới

LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG QUỐC

A, Tổng quan về lịch sử :

1. Địa lý và dân cư :

· Điều kiện tự nhiên :

- TQ là 1 quốc gia lớn nằm ở miền Đông của Châu á. Trong lịch sử, ngưòi TQ không gọi tên nước mình bằng quốc hiệu mà gọi theo tên các triều đại. VD : Hán, Đường, Tống,

Diện tích hiện nay > 9,6 triệu km2 đứng thứ 4 trên Thế giới. Dân số > 1,3 tỉ người trong đó 93% là người Hán với khoảng 56 dân tộc phân bố đều khắp trên lục địa TQ.

- Vị trí địa lý : có đường biên giới giáp nhiều nước trên Thế giới.

Bắc giáp Mông Cổ

Đông Bắc giáp Nga, Triều Tiên

Đông giáp biển Đông

Nam giáp Việt Nam

Tây Nam giáp Lào, Miến Điện

Tây Bắc giáp Ân Độ với đường biên giới tự nhiên là dãy núi Hymalaya.

- Địa hình : chia 2 khu vực rõ rệt : miền Đông và miềnTây.

+ miền Tây : nhiều đồi núi, núi cao, khí hậu khô hanh nhưng là miền bắt nguồn của nhiều sông lớn như : sông Hoàng Hà, sông Trường Giang, sông Mê Kông, Nước phù sa những con sông đã bồi đắp những vùng đồng bằng lớn ở TQ và các nước khác trong khu vực nằm ở lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có diện tích trồng trọt rất lớn, điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp sớm, có nhiều loại cây nông nghiệp được trồng ở lưu vực sông Hoàng Hà : lúa mì, lúa mạch, Ngoài ra, có thể phát triển kinh tế chăn nuôi trên đồng cỏ. Và tài nguyên rừng với nhiều dược liệu quý hiếm.

+ miền Đông : có nhiều đồng bằng lớn do nước phù sa của sông Hoàng Hà và Trường Giang bồi đắp. Khí hậu ôn hoà, gần biển nên rất thuận lợi cho đời sống của con người và phát triển kinh tế nông nghiệp. Sông Hoàng Hà và sông Trường Giang ngoài việc cung cấp phù sa bồi đắp lên những đồng bằng lớn mà còn là trục giao thông quan trọng nối liền các đồng bằng.

Sông Hoàng Hà là cái nôi đầu tiên của nền VM TQ cổ đại. Tại lưu vực sông Hoàng Hà xuất hiện 1 nền VM vào thiên niên kỉ III TCN gọi là văn minh Hoa Hạ với chủ nhân là người gốc Hán ngày nay.

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4927 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Lịch sử văn minh thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tất cả cảnh sinh hoạt của dân AC Nghệ thuật AC đạt trình độ cao về quy mô, nghệ thuật, kĩ thuật. Có 2 loại hình nghệ thuật điển hình là điêu khắc và kiến trúc. Kiến trúc : + Đặc điểm : phụ thuộc vào yếu tố địa lý, toàn bộ các công trình được xây bằng đá hùng vĩ và to lớn. Phụ thuộc vào tôn giáo vì tất cả các công trình đều phục vụ tôn giáo là chủ yếu như : mồ mả, lăng tẩm, … + 2 thể loại kiến trúc ở AC là hệ thống kim tự tháp và đền thờ thần. Kim tự tháp gồm 2 thể loại : Kim tự tháp bậc thang : người đầu tiên xây dựng là nhà vua Gieđê (vương triều III thời cổ vương quốc), chiều cao 60m, đáy hình chữ nhật 120mx106m Kim tự tháp mặt phẳng nghiêng : người đầu tiên xây dựng là nhà vua Xênêphru, ông xây 2 KTT : chiếc thứ 1 cao 36m, chiếc thứ 2 cao 99m. Trong hệ thống KTT của AC có 3 chiếc điển hình : KTT của nhà vua Kếôp cao 146,5m đáy hình vuông 230mx230m, diện tích là 52,9m2, sử dụng 2,5 triệu phiến đá, bình quân mỗi phiến nặng 2,5 tấn, phiến nặng nhất 30 tấn. Tất cả đều mài nhẵn các cạnh, khi xây dựng không dùng vữa chỉ chồng lên nhau. Kinh phí 16000 Talăng bạc và xây trong vòng 30 năm. KTT Kếôp có nhiều ý nghĩa khoa học : toán, lý, hoá, sinh, thiên văn học, y học. KTT thứ 2 là KTT Kêfren cao 137m. KTT thứ 3 là Mykerin cao 66m. KTT là kì quan của thế giới cổ đại và hiện đại ngày nay. Điêu khắc : Nghệ thuật điêu khắc ra đời và phát triển phục vụ tôn giáo cho nên bị chi phối bởi tôn giáo. Các tác phẩm điêu khắc bằng đá đường nét rất đẹp nhưng thường ở tư thế nghiêm trang, đặc biệt là các bức tượng điêu khắc người thể hiện không rõ nội tâm nhân vật. Những thành tựu lớn của nghệ thuật điêu khắc AC biểu hiện ở 2 mặt tượng và phù điêu. Tưọng thường được tạc trên đá, gỗ hoặc đúc bằng đồng. Có 2 di sản nổi tiếng là tượng nhân sư và tượng bán thân hoàng hậu Nêféctiti. 5. Tuợng Nhân sư (Sphinx) : Độc đáo nhất trong nghệ thuật điêu khắc của AC cổ đại là tượng Sphinx. Sphinx, người ta thường dịch là con nhân sự, là những bức tượng mình sư tử đầu ngưòi hoặc dê. Những tượng này thường được đặt trước cổng đền miếu. Cá biệt, có đền có đến 500 tượng như vậy. Trong số các bức tượng Sphinx của AC cổ đại, tiêu biểu nhất là tượng Sphinx ở gần Kim tự tháp của vua Kêphren ở Ghidê. Tượng Sphinx này dài 55m, cao 20m, chỉ riêng cái tai đã dài 2m. Đó chính là tượng của vua Kêphren. Thể hiện vua dưới hình tượng đầu người mình sư tử là muốn ca ngợi vua không những có trí tuệ của loài người mà còn có sức mạnh của loài sư tử. Tượng được tạc vào thế kỉ XXIX TCN theo lệnh của Kêphren. Văn minh ấn độ A, Tổng quan về ấn Độ : 1. Vị trí địa lý và dân cư : Vị trí địa lý : ÂĐ nằm ở khu vực Nam á, ở vị trí tương đối cô lập bị ngăn cách với Trung á bởi dãy núi Hymalaya Phía Nam – Tây - Đông ÂĐ như 1 bán đảo nhô ra TBD ÂĐ nằm trên tuyến đường thương mại bắt buộc giữa phương Đông và phương Tây nên ÂĐ được coi là 1 kiểu lục địa. ÂĐ có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để sớm phát triển nền kinh tế nông nghiệp trồng trọt chăn nuôi kết hợp với nghề thủ công. + ở Bắc ấn có 2 dải đồng bằng là đồng bằng sông ấn và đồng bằng sông Hằng, ngoài ra còn có nhiều dải đồng bằng nhỏ hẹp khác là điều kiện thích hợp cho nền kinh tế nông nghiệp trồng trọt phảt triển. + ở Nam ấn có nhiều rừng với nhiều gỗ đá là nguyên liệu quan trọng thời cổ giúp phát triển kinh tế nông nghiệp sơ khai. Trên cao nguyên Đềcăn có rất nhiều khoáng sản giúp nghề thủ công phát triển sớm (VD : chế tác đá luyện kim), đặc biệt điều kiện ở cao nguyên rất thuận lợi để trồng bông nên nghề dệt vải ở ÂĐ phát triển sớm với trình độ chuyên môn cao. Quan hệ giao thông hàng hoá phát triển sớm, từ thế kỉ 3 TCN ngưòi ÂĐ đã có quan hệ buôn bán với nước ngoài (Lưỡng Hà) VMÂĐ vẫn được phát triển trên nền tảng nông nghiệp là chủ yếu. Về dân cư : Chủ thể đầu tiên của VMÂĐ là người Đraviva, họ là chủ nhân đầu tiên của VM sông ấn nhưng bắt đầu từ thế kỉ thứ 2 TCN thì chủng người Aryan chiếm đồng bằng sông Hằng. Thế kỉ 5 TCN có chủng người Môngtôrôit xâm nhập vào Bắc ấn. Chủ thể thứ 4 là người ả Rập. Thành phần dân cư đa chủng tộc đã làm cho VMÂĐ đa dạng phong phú. 2. Các thời kì lớn của ấn Độ : - Thời kì chiếm hữu nô lệ : - Thời kì phong kiến : B, Những thành tựu văn hoá : 1. Tôn giáo : Đặc điểm : ÂĐ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo và là mảnh đất để các tôn giáo bên ngoài du nhập và phát triển thuận lợi nên đời sống tôn giáo ở ÂĐ rất đa dạng và phong phú. ÂĐ có nhiều tôn giáo bản địa như đạo Bàlamôn, đạo phật, Jama. Tôn giáo ngoại nhập : đạo hồi, đạo cơ đốc, đạo thờ lửa. Tôn giáo kết hợp giữa bản địa và ngoại nhập như xích đạo. Cư dân ÂĐ rất sùng đạo, bắt kì 1 người dân nào của ÂĐ cũng đều là 1 tín đồ của 1 tôn giáo nào đó. Tôn giáo ở ÂĐ có vai trò rất quan trọng trong đời sống chính trị – xã hội cũng như trong đời sống văn hoá nghệ thuật. Các tôn giáo chính : Đạo Bàlamôn : Là 1 tôn giáo được hình thành và phát triển trên cơ sở của chế độ đẳng cấp ở ÂĐ, xuất hiện từ 1 hình thức tín ngưỡng dân gian thờ nhiều các vị thần trong tự nhiên mà chuyển sang. Sau đó trở thành tôn giáo Bàlamôn. Đây là 1 tôn giáo đa thần, trong đó có 3 vị thần được thờ nhiều nhất là : Blava, Visnu, Siva. + Thần Blava là thần sáng tạo + Thần Visnu mang hạnh phúc đến cho mọi người, giúp đỡ người khó khăn, chia sẻ với người bất hạnh. + Thần Siva là thần huỷ diệt (xoá bỏ những thành quả của thần Visnu. Thời gian đầu việc thờ cúng các vị thần không thống nhất, nhiều nơi thờ thần Visnu, nhiều nơI thờ Siva. Giáo lý : Đạo Bàlamôn sử dụng kinh thánh Vêđa và công nhận có sự tồn tại của thuyết luân hồi tức là kiếp đầu thai của con người sau khi chết thì sẽ được chuyển kiếp Về mặt xã hội : đạo Bàlamôn công nhận có sự tồn tại của chế độ đẳng cấp. Có 4 đẳng cấp là Blava (giảng kinh thánh) – Kisatơrya (đấu sĩ) – Vaisya (lao động) – Suctra (tiện dân). Những đẳng cấp trên có địa vị kinh tế xã hội rất khác nhau, đặc biệt là khác nhau về màu sắc, chủng tộc và nguồn gốc xuất thân. Theo cách giải thích của đạo Bàlamôn thì những đẳng cấp này được sinh ra trên từng bộ phận khác nhau ở cơ thể của thẩn Blava. Tôn giáo này trải qua nhiều thế kỉ hình thành và phát triển ở ÂĐ đến giữa thế kỉ 1 TCN thì bị suy yếu không còn phù hợp với xã hội ÂĐ lúc đó và nhường chỗ cho đạo phật xuất hiện. Đến thế kỉ 9 SCN, đạo phật bị suy yếu và đạo Bàlamôn lại được phục hưng. Tiếp thu nhiều giáo lý và học thuyết của nhiều tôn giáo trước đó, xuất hiện dưới dạng 1 tôn giáo mới là đạo Hinđu. Đạo Hinđu : Về tín ngưỡng : đạo Hinđu tiếp tục thờ 3 vị thần (Blava, Visnu, Siva) nhưng các vị thần còn có thêm nhiều chức năng mới ( Siva vừa là huỷ diệt vừa là tái tạo được thể hiện qua hình tượng linga – yoni tức bộ phận sinh dục của nam và nữ ). Ngoài ra trong hệ thống thờ thần còn có thần bò ( vì thần bò là con của thần Blava, là mẹ của các vị thần) nên từ đó người ÂĐ kiêng không ăn thịt bò và kiêng dùng các vật dụng làm bằng da bò ; thần khỉ ( khỉ là con vật trung thành, dũng mãnh giúp cho hoàng tử Rama cứu được nàng Xita ) ; thần Kali ( thần hủy diệt, vợ của thần Siva ) ; thần Ganêxa (thần trí tuệ – sức mạnh, con của thần Visnu ). Những vị thần của đạo Hinđu trong rất xấu xí và kinh dị. VD : Thần Blava là vị thần có 4 đầu quay ra 4 hướng tượng trưng cho 4 cuốn kinh Vêđa. Thần Visnu đã đã giáng xuống trần 10 lần thì 6 lần là động vật, 4 lần là thần. Về nghi lễ : + Dùng thực phẩm và hoa quả để dâng cúng lên các vị thần vào ngày lễ (trừ thịt bò). + Trước khi làm lễ thì vẩy nước hoa vào các pho tượng (tôn kính, tập tục). + Tăng lữ thì đọc kinh, vũ nữ thì nhảy múa. Về giáo lý : Đao này sử dụng nhiều cuốn sách kinh khác nhau nhưng vẫn tiếp tục công nhận sự tồn tại của luân hồi giống Bàlamôn giáo, chế độ đẳng cấp cũng được Hinđu công nhận nhưng bước sang giai đoạn này gọi là tính jati, dựa vào nghề nghiệp để phân biệt. VD : Những người làm nghề quét rác, đồ tể, đao phủ, đốt than, đánh cá … thì coi là rẻ mạt. Thời gian đầu nếu những người này va chạm vào những người khác thì phải làm lễ để tẩy rửa. Nhẹ thì tẩy bằng nước thánh, nặng thì phải tẩy bằng các chất của bò. Tuy nhiên, đến ngày nay tục lệ này đã bị bãi bỏ. Như vậy, đạo Hinđu ngày nay chiếm 1 số lượng rất đông theo 84% dân số ÂĐ và được truyền bá sang nhiều nước khác trên Thế giới (VN có người Chăm, Inđônêxia ở đảo Bali, ở Campuchia, ... ). b. Đạo phật : Xuất hiện ở ÂĐ vào khoảng thế kỉ 6 TCN. Người sáng lập ra đạo phật là Thích ca Mâuni (ngưòi hiểu biết chân lý). + Tuổi đời từ 624 – 544 TCN sau khi đức phật qua đời thì cũng là năm đầu tiên thành lập phật giáo. + Tên thật của Đức Phật là 1 hoàng tử có tên gọi Xýttacđa Gôtama. Năm 29 tuổi ông rời bỏ hoàng cung đi tu, đi tìm chân lý về nỗi khổ và phương pháp từ bỏ nỗi khổ. Năm 35 tuổi ông tìm được chân lý và từ 35 – 80 tuổi ông đi truyền bá học thuyết ở nhiều nơi trên đất ÂĐ. 80 tuổi ông qua đời. + Quê hương của Đức phật là ở vùng biên giới giữa Nêpan và ÂĐ ngày nay. Giáo lý cơ bản của đức phật được tập trung trong học thuyết Tứ diệu đế. Theo đạo phật thì đây là hòn đá tảng lý luận cơ bản của đạo phật hay là nhân sinh quan phật giáo gồm : + Khổ đế : đề cập đến bát khổ (sinh lão bệnh tử, oán tăng hội khổ – phải sống với người không ưa, ái biệt ly khổ – phải xa người mình yêu, sở cầu bất đắc - điều mình mong muốn mà không thực hiện được, ngũ thụ uẩn khổ – sắc thụ hưởng). Nhà phật nói : Đời là bể khổ mà khổ đau là sự tuyệt đối. + Tập đế : nguyên nhân gây ra nỗi khổ. Theo phật, nguyên nhân gây ra nỗi khổ là luân hồi. Gốc của đau khổ là nghiệp (sự tích tụ nhiều hành động mà khi con người mắc phải). Nguyên nhân sinh ra nghiệp là sự ham muốn. + Diệt đế : đề cập đến nỗi khổ con người có thể từ bỏ được. Nhà phật khuyên phải tiêu diệt ham muốn, từ bỏ vô minh. + Đạo đế : nói về con đường, phương pháp, cách thức làm cho con người thoát khỏi nỗi khổ. Con đường duy nhất là Bát chính đạo : chính kiến, chính tư duy, chính nghiệp, chính ngữ, chính mệnh, chính miệng, chính định, chính tịnh tiến. Tóm lại, Nhà phật khuyên con người muốn thoát khổ thì phải có suy nghĩ nói năng, hành động đúng đắn. Thế giới quan : Đạo phật cho rằng mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong vũ trụ đều phải tuân theo 1 quy luật chung của nó là sinh – trụ – dị – diệt (có sinh, tồn tại, phát triển và diệt vong). + Xét về mặt khoa học thì đây là trường phái triết học duy tâm chủ quan. Đạo phật còn cho rằng mọi sự vật, hiện tuợng đều do nhân duyên tạo nên (nhân – chủ yếu, duyên – là điều kiện). Nguồn gốc của nhân – duyên do tâm sinh ra. Phật thường dạy là phật ở tâm. + Nhà phật còn nêu ra thuyết vô đạo giả, vô ngã, vô thường và những khái niệm về thế giới quan. Trong đó : Vô tạo giả là phủ nhận thượng đế và thánh thần _ luận điểm này nhằm chống lại luận điểm của đạo Bàlamôn. Vô ngã và vô thường là những khái niệm chỉ thế giới sự vật, hiện tượng không tồn tại cố định và không chuyển động ổn định mà phải tuân theo quy luật sinh – trụ – dị – diệt, cũng như cơ thể con người chỉ là sự dung hợp của ngũ thụ uẩn. Quan điểm xã hội : di đức báo oán, lấy đức để báo oán, không thừa nhận chế độ phân biệt đẳng cấp, tất cả mọi người đều phải bình đẳng như nhau. Đồng thời, chủ trương nhà vua cai trị dân chúng bằng pháp luật, làm cho dân chúng được an cư lạc nghiệp. Thực hiện nghi thức tôn giáo đơn giản, không tốn kém, không cần có vai trò trung gian của các tăng li chuyên nghiệp. Đạo phật phát triển nhanh chóng ở vùng Bắc Ân. Từ thế kỉ V – III TCN, Phật giáo đã triệu tập được 3 đại hội toàn ÂĐ. Cuối thế kỉ thứ III TCN, Phật giáo bắt đầu phát triển ra bên ngoài ÂĐ, chủ yếu ở ĐNA (Mianma, VN, … ) và bắt đầu có sự phân chia thành 2 phái là tiểu thừa và đại thừa với điểm khác nhau cơ bản : Tiểu thừa Đại thừa cho rằng chỉ có 1 Phật tổ duy nhất là Phật Thích Ca. cho rằng Phật Thích Ca là Phật cao nhất, ngoài ra còn 3 Phật khác là Phật A Di Đà, Phật Di Lạc, Phật Đại Dược Sư. Những con người trần tục dù có tu bát chính đạo cũng chỉ thoát khỏi kiếp luân hồi. Những con ngưòi trần tục tu bát chính đạo sẽ được lên cõi Niết bàn và trở thành Phật. Quan niệm Niết bàn là cảnh giới yên tĩnh gắn liền với giác ngộ sáng suốt, không còn phiền não đau khổ. Niết bàn giống thiên đường của đạo Cơ đốc, và dứt kiếp luân hồi thì còn cõi âm phủ để đày đoạ những kẻ tội lỗi. Không cần vai trò của các Tăng li chuyên nghiệp, để trở thành chư phật chỉ cần tu tại tâm. Cần có vai trò của Tăng li để để chuyển đến chư phật rồi mới cứu chúng sinh được, cúng bái phải có vật phẩm. Sau đại hội thứ 4, Phật giáo được truyền bá mạnh mẽ sang Đông á và Trung á. Đến thế kỉ thứ 7, Phật giáo suy yếu ở Tây Tạng. Ngày nay, Phật giáo đứng thứ 4 trên Thế giới về tôn giáo. Đạo Jain : Đối tượng sùng bái : thờ tất cả các vị thần trong và ngoài ÂĐ, phủ nhận thượng đế, phủ nhận thần sáng tạo Thế giới trong đạo Bàlamôn. Tiếp thu kiếp luân hồi, thuyết bất hại sinh nhưng với 1 tư cách cực đoan. Đưa ra các giới luật gồm 5 điều chủ yếu : + Không được giết bất cứ một sinh vật nào + Không được nói dối + Không được lấy bất kì 1 vật gì của kẻ khác nếu đó không phải là tặng phẩm. + Không dâm dục + Không được tích luỹ của cải quá nhiều. Phải sống khổ hạnh, từ chối mọi thú vui của xã hội. Chủ trương 1 lối sống khổ hạnh, giản dị, tiết kiệm Các tín đồ chia thành 2 phái là phái bạch thi (mặc đồ trắng) và phái loã thể (không mặc gì). Sự hi sinh là bất hạnh lớn nhất, tử là hạnh phúc lớn nhất. Do đạo Jain là một tôn giáo khắt khe và có phần kì quặc nên truyền bá không được rộng rãi và số lượng tín đồ thì ngày càng ít chỉ chiếm khoảng 0,7% dân số ÂĐ. Đạo Xích : Dựa trên giáo lý của đạo Hinđu và đạo Hồi, cuối thế kỉ XV - đầu XVI, ở ÂĐ xuất hiện 1 giáo phái mới gọi là đạo Xích do Nanac Đép sáng lập. chỉ tin vào 1 vị thần tối cao duy nhất, chống việc thờ các thần, phản đối sụ cuồng tín của đạo Hinđu và đạo Hồi. Về mặt xã hội, chống chế độ đẳng cấp, thực hiện sự khoan dung, yêu mến mọi người, coi trọng sự mến khách. Đến thế kỉ XVII, đạo Xích được bổ sung yếu tố vũ trang để đối phó với nạn khủng bố. Và quy định 5 đăc điểm của tín đồ đạo Xích là : + Không cắt tóc, không cạo râu. + Luôn mang theo lược chải đầu bằng gỗ hoặc ngà. + Mặc quần ngắn + Đeo vòng tay bằng sắt + Mang kiếm ngắn hoặc dao găm. Ngày nay, số tín đồ đạo Xích chỉ chiếm khoảng 2% dân số ÂĐ. 3. Văn học : Kinh sách : + Bộ kinh nổi tiếng tên là Vêđa gồm 4 tập : Rích Vêđa tập hợp tri thức về những bài thơ, ca tụng thần thánh Xama Vêđa : tri thức về giai điệu tôn giáo (nhạc và vũ điệu) Yazana Vêđa : tri thức về những lời cầu khấn khi tế lễ Atacva Vêđa : tri thức về thần chú khi tế lễ + Bộ kinh Upanishad là kinh sách của đạo Hinđu, tập hợp 800 bài giảng của các triết gia Ân Độ. Nghĩa đen là ngồi gần, nghĩa bóng là những giáo lý thấn lý mà người thầy truyền cho học trò của mình. Đề tài : bài về những điều bí ẩn, khó hiểu đối với con người nhưng không bao giờ con người có thể hiểu được. ………………………. + Dusana : tập hợp các thần thoại, huyền thoại, các câu chuyện cổ xưa của người ÂĐ ; phản ánh quan điểm của người ÂĐ về sự khai thiên lập địa ; con người ta được sinh ra như thế nào ? răn dạy con người ta phải sống như thế nào ? và cư xử như thế nào ?. Sử thi : ÂĐ là quê huơng của sử thi, có 2 bộ sử thi lớn nhất thế giới : Mahabharata : 19 chương 220000 câu thơ. Nội dung xoay quanh 1 cuộc chiến đẫm máu. -> Sử thi là sự tập hợp trí tưởng tượng phong phú nhất của người ÂĐ. Ramayana : 7 chương 48 câu thơ. Nội dung là 1 cuộc trưng bày tất cả các vị thần trong thần thoại ÂĐ, là 1 tấm gương về lòng chung thuỷ, nhẫn lại, hi sinh để cho người dân ÂĐ nhìn vào đó mà cư xử. Các tác phẩm văn học khác : Nhà văn Calicasa với tác phẩm Sôkuntơla sống ở thế kỉ V, nhà văn nổi tiếng thời trung đại. 4. Nghệ thuật : Đặc điểm : Thể hiện tinh thần tôn giáo sâu sắc, không 1 công trình kiến trúc nổi tiếng nào của Ân Độ không gắn liền với tôn giáo. Các công trình kiến trúc đều làm từ 1 chất liệu đá. Thành tựu cụ thể : + Kiến trúc phật giáo bao gồm : chùa, thác, trụ đá. Chùa : Cụm chùa Hang Aguata (Trung Ân) bao gồm 30 ngôi chùa, 5 chùa thờ phật, 25 chùa khác để tăng ni sinh sống học tập. 30 ngôi chùa được xây dựng trong 11 thế kỉ (thế kỉ 2 TCN đến thế kỉ 9 TCN) từ việc tận dụng các hang đá, vòm, vách, mái đá đục đẽo. ở tất cả các chùa hang đều có sảnh đá, chống đỡ sảnh đá là hàng trăm cột đá được bố trí thanh thoát và hài hoà. Mỗi 1 cột đá được điêu khắc trạm trổ sắc sảo. Có 500 bức bích hoạ được vẽ bằng màu tự nhiên, được vẽ trên vách đá và vòm hang. Thác : được xây dựng lên để chứa di hài của phật tổ và các vị cao tăng. Có 2 loại thác là thác lớn Stupa và thác nhỏ Topa. Nổi tiếng là thác Sanxi được xây dựng hình nửa quả cầu, có nhiều cánh của đá và hành lang bằng đá được trạm trổ tinh xảo. Trụ đá : được tạo nên để khắc kinh phật, chiếu chỉ của vua, được xây dựng ở thế kỉ 3 TCN, nặng 50 tấn cao khoảng 15m. Trụ đá Xácma điêu khắc hình con sư tử đứng trên vòng bánh xe – bánh xe luân hồi. + Kiến trúc Ân giáo : Tập trung ở Bắc Ân và Nam Ân : đền, thác. Khu đền thác Kharugaho (Bắc Ân) 85 đền tháp bao quanh là vành đai đá, chạm khắc phù điêu mô tả vị thần Ân. Khu đền tháp Mahabaliquutram xây dựng ở Nam Ân. 5 ngôi đền được tạo từ 5 tảng đá nguyên khối được sắp xếp như 1 ……….. thiên xa cưỡi mây bay trên trời. Khu đền tháp Enlova được xây dựng ở Nam Ân, được tạo thành từ núi đá vôi nguyên khối có hình dáng như 1 bông sen cao 33m, được chạm trổ tinh xảo, mô tả quỷ vương. 5. Khoa học tự nhiên : Thiên văn học : biết chia 1 năm làm 12 tháng, 1 tháng 30 ngày, 1 ngày 30h, cứ 5 năm thì thêm 1 tháng nhuận. biết quả đất và mặt trăng đều hình cầu, biết được quỹ đạo của mặt trăng và tính được các kì trăng tròn, trăng khuyết. phân biệt được 5 hành tinh Hoả, Thủy, Mộc, Kim, Thổ ; biết được một số chòm sao và sự vận hành của các ngôi sao chính. Toán học : sáng tạo ra 10 con số mà ngày nay được dùng rộng rãi trên Thế giới, đây là một phát minh vô cùng quan trọng. Đến thế kỉ VI, người ÂĐ đã tính được một cách chính xác số p = 3,1416 và phát minh ra đại số học biết cách tính diện tích hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình đa giác và biết được quan hệ giữa các cạnh của tam giác vuông. Vật lý học : các nhà khoa học kiêm triết học ÂĐ đã nêu ra thuyết nguyên tử. biết được sức hút của quả đất. Y dược : các thầy thuốc đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh. Từ thế kỉ VI, V TCN, người ÂĐ đã biết cách chắp xương sọ, cắt màng mắt, mổ bụng lấy thai, … Những thầy thuốc nổi tiếng trong thời cổ đại là Xusruta, Saraca. Các tập Vêđa cũng là những tác phẩm dược học cổ nhất, trong đó nêu ra hàng trăm loại thuốc thảo mộc. Song song với sự phát triển sớm của thuật giải phẫu, người ÂĐ đã biết chế thuốc tê cho bệnh nhân uống để giảm đau khi mổ. lịch sử văn minh trung quốc A, Tổng quan về lịch sử : 1. Địa lý và dân cư : Điều kiện tự nhiên : TQ là 1 quốc gia lớn nằm ở miền Đông của Châu á. Trong lịch sử, ngưòi TQ không gọi tên nước mình bằng quốc hiệu mà gọi theo tên các triều đại. VD : Hán, Đường, Tống, … Diện tích hiện nay > 9,6 triệu km2 đứng thứ 4 trên Thế giới. Dân số > 1,3 tỉ người trong đó 93% là người Hán với khoảng 56 dân tộc phân bố đều khắp trên lục địa TQ. Vị trí địa lý : có đường biên giới giáp nhiều nước trên Thế giới. Bắc giáp Mông Cổ Đông Bắc giáp Nga, Triều Tiên Đông giáp biển Đông Nam giáp Việt Nam Tây Nam giáp Lào, Miến Điện Tây Bắc giáp Ân Độ với đường biên giới tự nhiên là dãy núi Hymalaya. Địa hình : chia 2 khu vực rõ rệt : miền Đông và miềnTây. + miền Tây : nhiều đồi núi, núi cao, khí hậu khô hanh nhưng là miền bắt nguồn của nhiều sông lớn như : sông Hoàng Hà, sông Trường Giang, sông Mê Kông, … Nước phù sa những con sông đã bồi đắp những vùng đồng bằng lớn ở TQ và các nước khác trong khu vực nằm ở lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có diện tích trồng trọt rất lớn, điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp sớm, có nhiều loại cây nông nghiệp được trồng ở lưu vực sông Hoàng Hà : lúa mì, lúa mạch, … Ngoài ra, có thể phát triển kinh tế chăn nuôi trên đồng cỏ. Và tài nguyên rừng với nhiều dược liệu quý hiếm. + miền Đông : có nhiều đồng bằng lớn do nước phù sa của sông Hoàng Hà và Trường Giang bồi đắp. Khí hậu ôn hoà, gần biển nên rất thuận lợi cho đời sống của con người và phát triển kinh tế nông nghiệp. Sông Hoàng Hà và sông Trường Giang ngoài việc cung cấp phù sa bồi đắp lên những đồng bằng lớn mà còn là trục giao thông quan trọng nối liền các đồng bằng. Sông Hoàng Hà là cái nôi đầu tiên của nền VM TQ cổ đại. Tại lưu vực sông Hoàng Hà xuất hiện 1 nền VM vào thiên niên kỉ III TCN gọi là văn minh Hoa Hạ với chủ nhân là người gốc Hán ngày nay. Đường biển TQ kéo dài từ phía Bắc – Nam chạy dọc theo vùng biển Đông. Biển của TQ cũng có nhiều cảng lớn, là điều kiện thuận lợi cho kinh tế ngoại thương của TQ phát triển. Trong thời kì cổ đại, người dân TQ đã biết giao lưu buôn bán với nhiều nước trong khu vực ( Triều Tiên, Nhật Bản, Mianma, … ). Như vậy, VM TQ thời cổ đại là VM nông nghiệp được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở tự nhiên thuận lợi, kết hợp với hệ thống thuỷ lợi nhân tạo xuất hiện từ rất sớm. Điều kiện dân cư : TQ là nước đa dân tộc. Thời cổ đại ở TQ có 3 ngữ hệ tộc người chính : Tộc người Hoa Hạ địa bàn cư trú ở vùng lưu vực sông Hoàng Hà, là chủ nhân của VM TQ, gốc của người Hán ngày nay. Người Hán Tạng địa bàn cư trú ở vùng miền Tây TQ, cũng là chủ nhân văn hoá góp phần tạo nên VM TQ thời cổ đại. Người Trung Gút địa bàn cư trú ở phía Bắc và Đông Bắc gồm chủ yếu người Di, Choang, Mãn, Mông Cổ, là chủ nhân văn hoá của VM TQ trong đó người Mông Cổ và người Mãn là những tộc người điển hình. 2. Lịch sử cổ đại : + Khoảng thiên nhiên kỉ III TCN, TQ đã xuất hiện 1 nền văn minh mới gọi là VM Hoa Hạ với đỉnh cao là thời kì Tam Hoàng và thời kì Ngũ Đế. Thời kì Tam Hoàng có 3 ông Hoàng là Phục Hi, Nữ Oa, Thần Nông. Đặc điểm của thời kì này là kinh tế nông nghiệp bắt đầu phát triển, biết mở chợ, lập làng, biết dùng thuốc chữa bệnh. Thời kì Ngũ Đế có Hoàng Đế, Đế Cao Dương, Đế Nghiên, Đế Thuấn, Đế Vũ. Thời kì này, người Trung Quốc đã biết xây dựng hệ thống thủy lợi nhân tạo và phát triển thủ công nghiệp. Sau khi Đế Vũ qua đời thì Khải đã lên nắm quyền, sáng lập ra nhà Hạ. + Thời cổ đại ở TQ có 3 vương chiều nối tiếp nhau là Hạ, Thương, Chu. Lịch sử nhà Hạ là lịch sử nhà nước cổ đại đầu tiên ở TQ (thế kỉ XXI – XVIII TCN), đóng đô ở tỉnh Sơn Đông – TQ ngày nay. Nhà Thương (thế kỉ XVIII – XI TCN) kinh đô ở tỉnh Hà Nam ngày nay. Thời nhà thương có 2 giai đoạn là Thương và Ân. Thời nhà Thương đã xuất hiện chữ viết, văn hoá phát triển, biên giới mở rộng. Nhà Chu (XI – III TCN) chia thành 2 giai đoạn : ^ Thời Tây Chu : vua xưng là thiên tử, triều đình là thiên triều quản lý 124 nước chư hầu. ^ Thời Đông Chu : quyền lực nhà vua bị suy yếu, các nước chư hầu nổi dậy thôn tính lẫn nhau. Thời kì này có 2 giai đoạn nhỏ là Xuân Thu (VIII – V TCN) và Chiến Quốc (V – III TCN). Năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng đã thống nhất TQ, chấm dứt thời kì cổ đại đưa TQ bước sang thời kì phong kiến. 3. Lịch sử trung đại : Thời kì trung đại nói chung là thời kì thống trị của các vương triều phong kiến trên đất nước TQ thống nhất. Thời kì này bắt đầu từ năm 221 TCN khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất được TQ, chấm dứt thời kì cổ đại đưa TQ bước sang thời kì phong kiến. Năm 206 TCN, nhà Tần sụp đổ, nhà Tây Hán thống trị TQ đến năm thứ 8 SCN. Từ năm thứ 8 – 25, nhà Tân thống trị TQ. Từ năm 25 – 220 SCN, nhà Đông Hán lại giành quyền thống trị Từ 220 – 280 thời kì Tam quốc gồm 3 nước : Nguỵ, Thục, Ngô Năm 280 – 420 nhà Tấn thống trị Năm 420 – 589 là thời kì Nam Bắc triều, tức là TQ bị chia thành 2 khu vực Bắc và Nam với nhiều thế lực các cứ thôn tính lẫn nhau. Năm 589 – 618 nhà Tuỳ thống trị Năm 618 – 907 nhà Đường thống trị. Thời Đường, văn học TQ đạt tới đỉnh cao với thể loại thơ Đường, khoa học kĩ thuật cũng phát triển (nghề y, thuốc súng, … ). Năm 907 – 960 là thời kì Ngũ đại Thập quốc, tức là 5 triều đại và 10 quốc gia giao tranh thôn tính lẫn nhau để giành quyền thống trị. Năm 960 – 1279 nhà Tống thống trị TQ Năm 1279 – 1368 nhà Nguyên thống trị. Nhà Nguyên gốc là người Mông Cổ sang xâm lược TQ và lập ra nhà Nguyên, đồng thời cũng thực hiện các chính sách bành trướng xâm lược nhiều nước. Năm 1368 – 1644 nhà Minh nắm quyền thống trị Năm 1644 – 1911 nhà Thanh : là tộc người bên ngoài TQ vùng Mãn Châu vào xâm lược TQ lập ra nhà Thanh. Năm 1911 cách mạng Tân Hợi nổ ra ở TQ do Tôn Trung Sơn lãnh đạo lật đổ triều đình phong kiến nhà Thanh, chấm dứt giai đoạn phong kiến ở TQ. B, Các thành tựu văn hoá : 1. Chữ viết : 2. Văn học : 3. Sử học : 4. Khoa học tự nhiên : 5. Bốn phát minh lớn về kĩ thuật : 6. Tư tưởng và tôn giáo : 7. Giáo dục : 8. Kiến trúc điêu khắc : Văn minh tây âu thời trung đại Văn minh Hy Lạp cổ đại Tổng quan về Hy Lạp cổ đại Địa lý dõn cư Cỏc thời kỳ lớn của lịch sử Hy Lạp cổ đại Cỏc thành tựu văn húa văn minh Văn học – Thần thoại Sử học Nghệ thuật học Khoa học tự nhiờn Triết học Luật phỏp Văn minh La Mó cổ đại Tổng quan về La Mó Địa lý và dõn cư Cỏc thời kỳ lịch sử * Sự ra đời nhà nước La Mó cổ đại * Thời kỳ Cộng hũa * Thời kỳ đế chế Văn húa La Mó Văn học Sử học Nghệ thuật Khoa học tự nhiờn Triết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề cương môn văn minh ai cập 2.doc
Tài liệu liên quan