Đề cương Luận văn Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

5. Cái mới của luận văn

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về xây dựng LVH trong thời kỳ CNH, HĐH.

- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về văn hóa làng.

- Thuyết minh có căn cứ khoa học về sự tiếp nối biện chứng từ di sản văn hóa làng đến việc xây dựng làng văn hóa trong bối cảnh hiện nay.

- Đề xuất thêm một số kiến nghị với các cấp nhằm hoàn thiện Quy ước làng văn hóa và đẩy mạnh công tác xây dựng làng văn hóa.

- Nêu ra giải pháp cơ bản có tính khả thi góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả cuộc vận động xây dựng LVH ở nước ta nói chung và ở Quảng Nam nói riêng hiện nay.

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2372 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Luận văn Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong chiến lược phát triển đất nước, vấn đề nông nghiệp - nông thôn có một vị trí đặc biệt. Các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII của Đảng đều xác định quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước phụ thuộc rất lớn vào quá trình CNH, HĐH nông nghiệp - nông thôn. Giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp - nông thôn và nông dân đã và vẫn sẽ là bài toán then chốt tạo tiền đề cơ bản cho chúng ta bước vào kỷ nguyên CNH, HĐH. Với khoảng 80% dân số sinh sống trên địa bàn nông thôn, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia hay từng khu vực đã đặt nông nghiệp - nông thôn như một khu vực kinh tế - xã hội trọng điểm và giàu tiềm năng, có tính quyết định cho sự phát triển. Trong bối cảnh đó, nếu giải quyết tốt các vấn đề văn hóa ở nông thôn là chúng ta đã có những tiền đề và điều kiện cơ bản để giải quyết các vấn đề văn hóa khu vực, bởi đây là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu văn hóa tổng thể, xét ở cả bình diện lịch sử cũng như cơ cấu văn hóa đương đại. Trong bối cảnh chung đó, văn hóa nông thôn nằm ở đâu trên con đường phát triển của nông nghiệp - nông thôn? Nó đã và phải được gắn kết với quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung như thế nào, đồng thời trong bối cảnh đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH hoạt động văn hóa ở nông thôn phải có mục tiêu, nội dung; các biện pháp và bước đi ra sao để nó thực sự đóng vai trò là động lực của sự phát triển nông nghiệp - nông thôn? Đây là những vấn đề có tính chiến lược mà nếu giải quyết tốt sẽ là những cơ sở lý luận quan trọng cho sự phát triển văn hóa ở nước ta nói chung và Quảng Nam nói riêng trong giai đoạn sắp tới. Cuộc vận động xây dựng làng văn hóa (LVH) của Đảng và Nhà nước ta đã và đang phát động nằm trong chiến lược lâu dài và đặc biệt quan trọng ở nông thôn nước ta trong giai đoạn hiện nay. Nông thôn là một khu vực bao gồm hai thực thể xã hội cơ bản: làng - xã và các thị tứ, thị trấn; trong đó làng xã là thực thể xã hội cơ bản tiêu biểu cho xã hội nông thôn, là một khu vực tụ cư lâu đời của cư dân nông thôn. Trong biến thiên lịch sử, làng - xã và văn hóa làng - xã có một vị trí đặc biệt. Do đó, nói đến nông thôn trước hết là phải nói đến làng - xã, từ làng - xã ta có thể có một bức tranh khá toàn diện về xã hội nông thôn trong quá trình phát triển. Làng - xã có thể hình dung như một quốc gia thu nhỏ, có sức sống vật chất và tinh thần bền vững. Vì vậy, trong bối cảnh CNH, HĐH đất nước hiện nay; phát huy những giá trị văn hóa làng, kết hợp với những yếu tố hiện đại qua cuộc vận động xây dựng LVH thực chất là quá trình "tiếp kiến biến văn hóa", là quy luật vận động tất yếu. Xây dựng LVH là sự kết thừa và phát triển làng - xã Việt Nam trong điều kiện mới phù hợp với sự tiến bộ văn hóa. Làng là cái nôi văn hóa được ví như tấm gương phản chiếu sinh động nhất truyền thống tốt đẹp trong việc phát huy chủ nghĩa yêu nước, đoàn kết cộng đồng, xây dựng thuần phong mỹ tục, mối quan hệ xóm giềng, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, kết thành tinh hoa văn hóa dân tộc, tạo nên bản lĩnh văn hóa Việt Nam không bị đồng hóa bởi các thế lực xâm lược đô hộ. Tinh hoa ấy cần được phát huy mạnh mẽ biến thành động lực tinh thần của nông thôn mới - xây dựng LVH sẽ tạo ra được môi trường văn hóa lành mạnh để giữ gìn và phát huy BSVHDT, tiếp thu tinh hoa và văn hóa nhân loại. Chính vì vậy, LVH chính là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng và phát triển các giá trị đạo đức, tình cảm, lối sống của cộng đồng... Và, đây cũng chính là mảnh đất có khả năng tiềm tàng trong việc kìm hãm các nhân tố vừa có màu sắc thị trường vừa chưa phải là quan hệ thị trường trong xã hội hiện đại đã và đang tác động khá dữ dội đến mọi mặt của đời sống xã hội và gây ra những thay đổi đáng kể trong thang giá trị xã hội ở thời điểm hiện nay. Mặt trái của kinh tế thị trường đang tạo ra sự đối lập giữa truyền thống và hiện đại; BSVHDT có những lúc, những nơi bị khống chế bởi các sức mạnh tự phát ghê gớm của nó như: khuyến khích chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng... Kinh tế thị trường phát triển, lũy tre làng không còn là vành đai cát cứ. Tuy nhiên, tính cục bộ, địa phương chủ nghĩa, "phép vua thua lệ làng", tệ cường hào ở nông thôn lại trỗi dậy - khi sức lao động và đất đai thành hàng hóa thì tình trạng giành đất, giành đồng nổi lên - Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự xáo trộn trong mối quan hệ giữa các làng và nảy sinh hàng loạt vấn đề về ý thức đoàn kết cộng đồng, diện mạo văn hóa... Mặt khác, CCTT đang len lỏi ở những miền quê xa xôi nhất và đã phá vỡ nét thanh bình của làng - xã xa xưa. Cây đa, bến nước, sân đình; các di tích lịch sử - văn hóa đang bị hoang phế. Các tệ nạn xã hội đang có cơ hội và điều kiện chuyển dịch về nông thôn. Ma chay, cưới xin vẫn có xu hướng quay lại với tập tục rườm rà, tốn kém, xen lẫn cả mê tín dị đoan. Chính vì vậy, xây dựng LVH là cơ hội để văn hóa làng sống lại, phát huy tính tích cực của nó. Văn hóa làng một khi đã hình thành vừa là kết quả hoạt động của những con người ở làng, đồng thời là môi trường, động lực làm cho từng thành viên trong cộng đồng làng tiếp tục tạo những giá trị văn hóa mới. Và, chỉ khi đó LVH mới thực sự khẳng định vai trò góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội trong CCTT, làm động lực phát triển nông thôn ở nước ta hiện nay. Trong sự vận động tất yếu đó, Quảng Nam cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước đã và đang thực hiện chủ trương xây dựng LVH. Cuộc vận động xây dựng LVH ở Quảng Nam tuy mới (1997) song đã đóng góp một phần tích cực vào nhiệm vụ chính trị của địa phương, được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình hưởng ứng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã bộc lộ nhiều vướng mắc về lý luận và thực tiễn, chưa tạo ra được những mô hình đảm bảo chắc chắn và phù hợp với từng miền, vùng dân cư, diện của phong trào còn hạn chế... Xác định tầm quan trọng và tính bức thiết hiện nay của cuộc vận động LVH, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: "Xây dựng LVH trong quá trình CNH, HĐH" nhằm góp thêm một số phương hướng và giải pháp thiết thực vào việc giải quyết có hiệu quả cuộc vận động xây dựng LVH. 2. Tình hình nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn xây dựng làng văn hóa không hoàn toàn mới xét ở bình diện trên cả nước. Tuy nhiên, đối với tỉnh Quảng Nam đây là vấn đề tương đối mới vì cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam chỉ mới được phát động vào ngày 12/7/1997 với chỉ thị 04/CT-TV của Ban thường vụ Tỉnh ủy. Do vậy, chưa có công trình nghiên cứu có hệ thống dưới dạng một luận văn khoa học giải quyết một cách thỏa đáng giữa lý luận và thực tiễn nhằm đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích nghiên cứu: góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm khẳng định cuộc vận động xây dựng làng văn hóa giữ vai trò và có ý nghĩa quan trọng trong xu thế phát triển toàn diện ở nước ta nói chung và ở Quảng Nam nói riêng. Đề xuất những kiến nghị về phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hơn nữa việc xây dựng làng văn hóa trong bối cảnh CNH, HĐH đất nước. Nhiệm vụ của luận văn: - Phân tích luận chứng rõ ràng hai khái niệm văn hóa làng và làng văn hóa làm cơ sở lý luận chung trong toàn bộ luận văn. - Khảo sát các làng văn hóa ở Quảng Nam, tiến hành phân loại và rút ra những đặc điểm đặc thù của làng văn hóa Quảng Nam. - Đề xuất những phương hướng cơ bản về xây dựng làng văn hóa và nêu ra những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam. 4. Giới hạn nghiên cứu của luận văn Xây dựng làng văn hóa là một nội dung lớn trong công tác tư tưởng - văn hóa của Đảng và Nhà nước ta trong bối cảnh hiện nay, do đó có rất nhiều vấn đề mới cần đi sâu nghiên cứu. Tuy nhiên trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ văn hóa, chúng tôi chỉ tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về làng văn hóa (và văn hóa làng), phân tích thực trạng xây dựng LVH ở Quảng Nam và đề xuất các phương hướng, giải pháp chủ yếu để tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. 5. Cái mới của luận văn - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về xây dựng LVH trong thời kỳ CNH, HĐH. - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về văn hóa làng. - Thuyết minh có căn cứ khoa học về sự tiếp nối biện chứng từ di sản văn hóa làng đến việc xây dựng làng văn hóa trong bối cảnh hiện nay. - Đề xuất thêm một số kiến nghị với các cấp nhằm hoàn thiện Quy ước làng văn hóa và đẩy mạnh công tác xây dựng làng văn hóa. - Nêu ra giải pháp cơ bản có tính khả thi góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả cuộc vận động xây dựng LVH ở nước ta nói chung và ở Quảng Nam nói riêng hiện nay. 6. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu luận khoa học chủ yếu là phương pháp phân tích khảo cứu, phương pháp diễn giải và quy nạp, phương pháp so sánh, đối chiếu... trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn khách quan. 7. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận; luận văn có nội dung gồm ba chương: Chương 1: Những cơ sở lý luận của việc xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam. Chương 2: Đặc điểm tự nhiên - lịch sử, văn hóa - xã hội và thực trạng công tác xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam. Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam trong quá trình CNH, HĐH. Chương 1 Những cơ sở lý luận của việc xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam 1.1. Quan niệm về văn hóa 1.2. Văn hóa làng - ý thức đoàn kết cộng đồng. - ý thức tự trị thông qua hương ước. - Diện mạo văn hóa. 1.3. Làng văn hóa - Tầm quan trọng của cuộc vận động xây dựng làng văn hóa. - Thực trạng và xu hướng biến đổi văn hóa nông thôn hiện nay trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp - nông thôn. - Những khả năng xây dựng làng văn hóa về mặt lý luận và thực tiễn hiện nay. 1.4. Văn hóa làng và làng văn hóa hiện nay Chương 2 Đặc điểm tự nhiên - lịch sử, văn hóa - xã hội và thực trạng công tác xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam 2.1. Đặc điểm tự nhiên - lịch sử, văn hóa - xã hội 2.1.1. Khái lược đặc điểm tự nhiên - lịch sử, văn hóa - xã hội 2.1.2. Tổng quan về làng ở Quảng Nam 2.1.2.1. Đặc điểm và sự phân loại làng ở Quảng Nam 2.1.2.2. Tiêu chuẩn làng văn hóa. 2.2. Thực trạng công tác xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam 2.2.1. Những hiệu quả bước đầu trong việc xây dựng làng văn hóa 2.2.1.1. Sự chuyển biến đi lên trong đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân ở các làng văn hóa 2.2.1.2. Sự chuyển biến mạnh hơn trong việc đáp ứng nhu cầu văn hóa và hoạt động văn hóa của nhân dân ở các làng văn hóa - Từng bước xây dựng cơ sở vật chất cho sinh hoạt văn hóa. - Mức độ hưởng thụ văn hóa, tiếp nhận thông tin của nhân dân gia tăng. - Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin của quần chúng xây dựng tại các làng văn hóa. - Phục hồi và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, cái giá trị văn hóa truyền thống. 2.2.1.3. Chuyển biến các hoạt động y tế, kế hoạch hóa gia đình và vệ sinh môi trường 2.2.1.4. Chuyển biến của hoạt động giáo dục 2.2.1.5. Chuyển biến trong việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở 2.2.1.6. Chuyển biến vai trò của các tổ chức Đảng và các đoàn thể xã hội ở cơ sở - Tổ chức Đảng - Đoàn thanh niên - Hoạt động của Hội Phụ nữ - Hội Cựu chiến binh trong các làng văn hóa. 2.2.1.7. Tiến bộ trong công tác an ninh trật tự, chống tệ nạn xã hội 2.2.1.8. Chuyển biến tốt trong tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, tăng cường các phong trào xã hội. 2.2.1.9. Về xây dựng gia đình văn hóa 2.2.10. Về xây dựng điểm. 2.2.2. Những tồn tại - Còn lúng túng nhiều trong các khâu chỉ đạo và thực hiện. - Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên sâu nghiên cứu về xây dựng LVH còn mỏng, sự nắm bắt cơ sở còn chậm, thiếu nhạy bén và năng động sáng tạo. - Số lượng LVH còn quá ít so với yêu cầu của phong trào. Các tiêu chí còn đang nặng về nếp sống, lối sống; chưa tính đến các yếu tố quan trọng khác như kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng, môi trường sinh thái. Việc triển khai thực hiện nhiều nơi còn mang tính hình thức, chưa chú ý nhiều đến đặc thù của các làng vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng nông thôn hẻo lánh, vùng tôn giáo, vùng ven sông ven biển. - Ngành Văn hóa - Thông tin tỉnh với chức năng là cơ quan thường trực nhưng chưa tham mưu cho Ban chỉ đạo mở hội thảo chuyên đề về "Xây dựng LVH ở Quảng Nam", do đó nhiều điểm trong triển khai chỉ đạo và thực hiện còn lúng túng chưa tháo gỡ được những ách tắc trong lý luận và thực tiễn, nhất là phát huy tính tích cực của các yếu tố văn hóa làng ở Quảng Nam. - Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác xây dựng LVH quá hạn hẹp, chưa thể hiện rõ bằng chỉ số cụ thể trong hệ thống ngân sách của tỉnh cũng như của ngành, đôi khi mang tính tùy hứng. Chương 3 Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam hiện nay 3.1. Phương hướng 3.1.1. Về quan điểm 3.1.2. Về mục tiêu 3.1.3. Về nội dung - Xây dựng đời sống kinh tế phát triển, cảnh quan sạch đẹp. - Quản lý, xây dựng và tổ chức các hoạt động văn hóa cho nhân dân chú trọng việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. - Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng làng văn hóa. - Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. 3.2. Những giải pháp thực hiện 3.2.1. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền với công tác xây dựng LVH 3.2.2. Củng cố hệ thống tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ. 3.2.3. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc vận động 3.2.4. Biết lựa chọn các hình thức hoạt động phù hợp 3.2.5. Không ngừng tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho làng văn hóa 3.2.6. Phải có một cơ chế vận hành hợp lý song song với việc đề ra được những nội dung tiêu chí phù hợp với đặc thù của các LVH ở các vùng, miền khác nhau. 3.3. Những kiến nghị 3.3.1. Đối với Trung ương - Chính phủ xem xét đưa cuộc vận động xây dựng LVH trở thành chương trình mục tiêu, kèm theo đó là cơ chế vận hành, điều kiện về tài chính ngân sách phù hợp. - Đề nghị Ban chỉ đạo Trung ương nghiên cứu, xem xét để có danh hiệu LVH cấp Trung ương khi hiện nay đã có danh hiệu LVH cấp tỉnh - huyện - xã. - Ban chỉ đạo cần đi đến thống nhất về mô hình vận động trong cả nước để có điều kiện tổng kết thành lý thuyết thực hành, không để tình trạng tùy hứng như hiện nay. - Đề nghị Chính phủ nghiên cứu, xem xét giải quyết một định biên chuyên trách văn hóa cấp xã - phường như ngành y tế và một số ngành khác hiện nay đã có. 3.3.2. Đối với tỉnh Quảng Nam - Đề nghị Thường vụ Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh có chỉ thị, Nghị quyết yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành đoàn thể và các tổ chức xã hội xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa công tác xây dựng làng (thôn, bản) văn hóa, nhất là giai đoạn hiện nay đến năm 2005. - Đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh chỉ đạo HĐND các cấp ra những nghị quyết chuyên đề về công tác xây dựng LVH, đề ra được chương trình mục tiêu, định ra được tỷ lệ ngân sách đầu tư, đồng thời tổ chức giám sát việc chỉ đạo thực hiện của chính quyền các cấp đối với công tác này. - Ngành văn hóa - thông tin cần tham mưu cho UBND tỉnh sớm tổ chức hội thảo chung quanh chủ đề: Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam. Quy hoạch, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa - thông tin, nhất là cán bộ chuyên trách xã - phường, tránh kiêm nhiệm nhiều việc hoặc thay đổi công tác liên tục, không ổn định. Danh mục tài liệu tham khảo Đào Duy Anh; Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1992. Vũ Văn Biên, Văn hiến làng xã vùng đất tổ Hùng Vương, Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam và Sở Văn hóa thông tin thể thao tỉnh Phú Thọ xuất bản, Hà Nội, 1999. Trần Văn Bính (chủ biên), Văn hóa XHCN (tập bài giảng), Nxb CTQG. Bộ Văn hóa - Thông tin, Tín ngưỡng - mê tín, Nxb Thanh niên, 1998. Bộ Văn hóa - Thông tin, Hội nghị - Hội thảo về lễ hội, Vụ Văn hóa quần chúng và thư viện 1993. Đoàn Văn Chúc, Văn hóa học, Viện văn hóa và Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1997. Đoàn Văn Chúc, Xã hội học văn hóa, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội 1997. Phan Đại Doãn, Làng xã Việt Nam một số vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 45/1998/NQ-VBTVQH10 của Ban Thường vụ Quốc hội ngày 26/2/1998 về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb CTQG, Hà Nội, 1997. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb CTQG, Hà Nội, 1997. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, ST Nxb CTQG. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Bộ chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp - nông thôn, Nxb CTQG, Hà Nội, 1998. Phạm Minh Hạc, Phát triển văn hóa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc kết hợp với tinh hoa nhân loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996. Diệp Đình Hoa, Tìm hiểu làng Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội, 1990. Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001. Hỏi và đáp về xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, nếp sống văn hóa, tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống, Nxb CTQG, 1998. Tô Duy Hợp (chủ biên), Sự biến đổi của làng - xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng, Nxb KHXH, Hà Nội, 2000. Đỗ Huy - Trường Lưu, Bản sắc dân tộc của văn hóa, Viện Văn hóa, 1990. Khoa Văn hóa XHCN - Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Văn hóa dân tộc trong quá trình mở cửa ở nước ta hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội, 1996. Léopold Cadiera, Về văn hóa và tín ngưỡng truyền thống người Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1997. Đỗ Long - Trần Hiệp, Tâm lý cộng đồng làng và di sản, Nxb KHXH, Hà Nội, 1993. Đỗ Long, Quan hệ cộng đồng và cá nhân trong tâm lý nông dân, Nxb KHXH, Hà Nội, 2000. Sơn Nam, Đình miếu và lễ hội dân gian, Nxb Đồng Tháp, 1994. Hữu Ngọc, Tên làng xã Việt Nam cuối thế kỷ XIX, Nxb KHXH, Hà Nội,1989. Phan Ngọc, Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb Văn hóa - Thông tin, H. 1994. Hoàng Anh Nhân - Lê Huy Trâm, Khảo sát văn hóa làng xứ Thanh, Nxb KHXH, H. 1993 Hoàng Anh Nhân, Văn hóa làng và làng văn hóa xứ Thanh, Nxb KHXH, H. 1996. Hồ Chí Minh, Về các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000. Nhiều tác giả, Quảng Nam - Đà Nẵng xưa và nay, Nxb Đà Nẵng 1996. Nhiều tác giả, Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1999. Nhiều tác giả, Văn hóa và sự phát triển các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Văn hóa đấu tranh, Hà Nội, 1996. Nhiều tác giả, Hỏi và đáp về văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1998. Nhiều tác giả, Hộ gia đình Việt Nam nhìn qua phân tích định lượng, Nxb CTQG, Hà Nội, 1999. Nhiều tác giả, Bảo An đất và người, Nxb Đà Nẵng 1999. Nhiều tác giả, Từ điển Văn hóa cổ truyền Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội, 1995. Những văn bản, thống kê của ủy ban kế hoạch, Cục thống kê tỉnh Quảng Nam. Đào Duy Quát, Công tác tư tưởng - văn hóa ở cấp huyện, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000. Dương Bá Phượng, Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình CNH, Nxb KHXH, Hà Nội, 2001. Văn Tân (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội, 1997. Phạm Minh Thảo - Trầnh Thị An, Thành hoàng Việt Nam, Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội, 1997. Lê Bá Thảo, Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lý, Nxb Thế giới, Hà Nội, 1998. Trần Ngọc Thêm,. Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1996. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 1996. Tỉnh ủy Quảng Nam, Bác Hồ với đất Quảng, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000. Trần Hữu Tòng, Một số vấn đề về xây dựng làng - ấp văn hóa hiện nay, Nxb CTQG, H. 1997. Lại Văn Toàn (chủ biên), Truyền thống và hiện đại trong văn hóa, Nxb Hà Nội, 1999. Hồ Hữu thọ, Lệ làng Việt Nam, Nxb Hà Nội 1999. Tổng kết, đánh giá hai năm thực hiện chỉ thị 04/CT-TV về "Xây dựng thôn - bản văn hóa, gia đình văn hóa của Ban chỉ đạo nếp sống văn hóa Quảng Nam". Hoàng Trinh, Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa trong văn hóa, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000. Trần Từ, Cơ cấu làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ, Nxb KHXH, H. 1989. Tín ngưỡng làng xã, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội 1994. Từ điển tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội, 1988. ủy ban quốc gia về thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa - Viện KhXH Việt Nam - UBQG UNESCO của Việt Nam - Phương pháp luận về vai trò của văn hóa trong phát triển, Nxb KHXH, H. 1993. Đặng Nghiêm Vạn, Dân tộc - Văn hóa - Tôn giáo, Nxb KHXH, Hà Nội, 2001. Văn Phùng Ban nếp sống mới Trung ương, Hội hè Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc 1999. Hoàng Vinh, Một số vấn đề lý luận về văn hóa trong thời kỳ đổi mới, Nxb CTQG, H. 1997. Hồ Sĩ Vịnh (Chủ biên), Văn hóa vì con người, Nxb Văn hóa và Tạp chí chí văn hóa nghệ thuật, Hà Nội, 1993. Hồ Sĩ Vịnh, Văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới, Nxb CTQG, Hà Nội, 1999. Viện Văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, Nxb Văn hóa, H. 1985. Vụ Văn hóa quần chúng, Đời sống văn hóa ở cơ sở - thực trạng và những vấn đề cần giải quyết, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa - Thông tin, H. 1991. Trần Quốc Vượng (chủ biên), Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội, 1996. Xây dựng làng văn hóa mới ở Hà Bắc - Sở Văn hóa thông tin Hà Bắc xuất bản 1991. Trần Quốc Vượng, Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy nghĩ, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội 2000. Sở Văn hóa thông tin và thể thao Quảng Nam, Một số vấn đề về xây dựng thôn - bản văn hóa, 11/1997.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXD lang van hoa.doc
Tài liệu liên quan