CHỦ ĐỀ 4: TỰ TÌNH_HỒ XUÂN HƯƠNG
Đề Bài: Bi kịch duyên phận của nhân vật trữ tình qua bài thơ “Tự tình”(II) của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Bài Làm Tham Khảo
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nổi tiếng trong thời kỳ văn học trung đại Việt Nam. Bà có nhiều sáng tạo và đóng góp trên lĩnh vực thơ chữ Nôm. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng gọi bà là “Bà Chúa thơ Nôm”. Thơ của Xuân Hương giàu khẩu khí, là tiếng nói đòi quyền sống và thể hiện khát khao hạnh phúc mạnh liệt. “Tự tình” (II) nằm trong chùm thơ ba bài của nữ sĩ, thể hiện tâm trạng buồn tủi, phẫn uất trước duyên phận éo le và nói lên khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ.
Nội dung quán xuyến toàn bộ tác phẩm là bi kịch duyên phận. Bi kịch duyên phận là nỗi cô đơn, buồn tủi, bế tắc và bất lực của người phụ nữ trong chuyện hạnh phúc lứa đôi. Trong bài thơ, bi kịch này thể hiện ở mâu thuẫn không thể giải quyết giữa khát khao được sống trong hạnh phúc gia đình với duyên phậm hẩm hiu, bẽ bàng, nỗi cô đơn, sầu não, ê chề của nhân vật trữ tình trong cảnh đêm khuya:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Trong đêm khuya, người thiếu nữ ngậm ngùi ngồi đối diện với chính mình, nghĩ về thân phận và sự đời. “Đêm khuya” là một trong hàng ngàn đêm Hồ Xuân Hương thao thức, trăn trở cho thân phận mình. Một mình bà ngồi đối diện với nước non nghìn trùng giữa khoảng không gian hoang vắng, tịch liêu; chỉ có tiếng “trống” báo hiệu thời gian đang chầm chậm trôi qua, tuổi xuân cũng đang phai dần. Tiếng trống canh dồn ở đây cũng có thể là sự thúc giục, dồn dập trong tâm trạng người thiếu nữ. Ở đây, hai câu thơ này tác giả đã khéo léo sử dụng nghệ thuật đảo ngữ và nghệ thuật đối, làm nhấn mạnh thêm cảm xúc; gợi cho người đọc một cảm giác buồn. Ngoài ra, sự bản lĩnh và cứng cỏi của nữ sĩ Xuân Hương được thể hiện qua cách kết hợp từ độc đáo giữa “cái” và “hồng nhan”, cùng nghệ thuật đối lập: “hồng nhan” và “nước non”.
Người thiếu nữ ấy đã phải mượn chén rượu để che giấu nỗi buồn, che giấu nỗi niềm trơ trọi, trống không và cô đơn đến tận cùng. Nhưng rượu không đủ “dìm chết” và làm nhạt phai nỗi buồn; sự cô đơn và buồn tủi lại càng thêm sâu sắc.
21 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 31334 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 11 học kỳ 1 - Trường THPT Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời sống con người.
Bức tranh hiện thực nơi phố huyện nghèo xơ xác và lại càng xơ xác, tiêu điều hơn từ cái nhìn của nhà văn. Đó là lúc hoàng hôn của một ngày tàn nơi miền quê “mặt trời đã lấp sau rặng tre, nhìn lên chỉ thấy khóm tre màu đen kịt trên nền trời phớt hồng” dàn nhạc của ếch nhái bắt đầu văng vẳng kêu ngòi đồng, thế cũng đủ làm thành cái buổi chiều êm như ru như bao chiều khác.
Như một mô típ nghệ thuật, cái phố huyện hẻo lánh lại hiện ra trong khung cảnh chợ vãn của buổi chiều chỉ còn lèo tèo vài ba người bán hàng đang thu dọn gánh, vài đứa trẻ đi thu lượm các thứ lặt vặt… Cái bức tranh ấy đã một lần hiện lên trong “Gió lạnh đầu mùa” nhưng sao nó vẫn nhuốm một nỗi buồn khó tả vào cái giờ khắc của ngày tàn trong “Hai đứa trẻ”. Song bức trang phố huyện ấy không chỉ là cảnh vật mà là bức tranh cuộc sống của con người. Một hiện thực nơi miền quê hẻo lánh, một chút của chốn kinh thành được mang tới từ con tàu đêm đêm. Cuộc sống phố huyện có gì? Đó là hoạt động kiếm sống của những người mang trong mắt Liên dường như quá quen thuộc, mỗi người đã có một thói quen. Như bác phở Siêu, chị Tí, bố con nhà hát sẩm, cụ Thi điên và ngay cả Liên. Việc chủ yếu cũng chỉ là nghe tiếng trống thu không thì đóng cửa quán mà đợi chờ. Hiện thực không làm ta ngỡ ngàng đó là một phố huyện nghèo với những người cần cù lao động một cách lầm lũi đáng thương. Nhưng tất cả những hiện thực như thế đều đặt trong con mắt quan sát chất chứa trong chất văn lãng mạn.Thời gian đi vào cuộc sống của phố huyện “rõ ràng” không vụt nhanh hoặc tan vào đêm tối. Thời gian cứ chậm rãi đi từng bước phát triển của nội tâm. Từ “tiếng trống thu không” đến một câu văn nhẹ nhàng: “Chiều, chiều rồi” cất lên trong lòng, rồi trời nhá nhem tối đến không gian đã khuya không còn những “tạp âm”, của ban ngày chỉ còn “vòm trời với ngàn ngôi sao xanh ganh nhau lấp lánh”. Mỗi thời điểm lại có một cái nhìn cảnh vật khác nhau nhưng đều có phần thi vị hoá nhờ những câu văn tươi mát, uyển chuyển.
Có buổi chiều nào êm như ru trong cách nhìn của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng? Chỉ có tâm hồn lãng mạn Thạch Lam mới có cái mượt mà đượm chất thơ như thế. Sự tài tình chính là ở chỗ nhà văn vừa hoà nhập hai tâm hồn quan sát là một. Hiểu là nhà văn quan sát cũng đúng mà hiểu cảnh vật diễn ra trong mắt của nhân vật Liên cũng chẳng sai. Ta thấy rõ điều đó qua cái giật mình của nhân vật. “Liên mãi ngồi quên mất! Bây giờ Liên vội vàng vào thắp đèn xếp những quả sơn đen lại”.
“Trời bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng gió mát”. Những câu văn như vậy có rất nhiều và được dùng một cách chính xác đạt đến mẫu mực. Phải chăng cảm nhận ấy xuất phát từ tâm hồn nhà văn hay chính là từ tâm hồn của Liên khi phố huyện đã chìm trong im lìm của vắng lặng. Trong con mắt “Dõi theo những bóng người về muộn từ từ trong đêm”.
Nếu như đầu tối phố huyện còn được “trang hoàng” bằng những ánh đèn hắt ra từ những quán bên đường thì bây giờ chỉ còn là bóng đêm. Một vài tia sáng le lói từ kẻ cửa thành từng vệt. Con mắt thơ mộng đâu chỉ dừng ở những ánh sáng rất thực mà tìm đến cái mong manh của thứ đom đóm lập loè trong kẽ lá bàng lại càng gợi buồn khó tả. Ánh sáng hiếm hoi của thiên nhiên được nhà văn “ chớp” nhanh trong cái nhìn lãng mạn. Chất thơ chính là ở đó. Vừa có vài hiện thực vừa có sự bay bổng của người bút phác lên và đằm lại trên trang văn. Nhưng tất cả vẫn là cái thường nhật diễn ra trong cảnh sống vốn quẩn quanh lầm lũi.
Ánh đèn của chị Tí đủ soi một khoảng nhỏ. Nếu quan sát từ xa, ta sẽ thấy một bức tranh khá hoàn chỉnh về mặt nghệ thuật với hai “gam màu” sáng tối. Khuôn mặt người phụ nữ chân quê chất phát đã trải qua một ngày bươn bải với cuộc sống để kiếm cái ăn, manh áo. Cuộc sống gia đình bận rộn tối tăm. Nhưng tối nào chị cũng góp một ánh đèn như thế. Tuy để làm thêm thu nhập, nhưng hình như họ chỉ bán cho lấy lệ.
Vậy thì cái gì đã làm cho họ ra đây? Phải chăng đó là nếp sống. Và phố huyện ban đêm là nơi để họ sống…Âm thanh của cuộc sống phát ra từ những lời đối thoại, những hoạt động của con người nơi đây. Mỗi người đều góp một thứ ánh sáng, một chút hương vị, âm thanh. Tất cả tạo nên một bức tranh phố nghèo. Chẳng có một nét chấm phá nào trong bức tranh nhưng tất cả những con người có mặt đã làm nên tổng thể của cảnh vật cuộc sống.
Nếu như ở Nam Cao là những cảnh sống hiện thực khốn khổ với nước mắt của đói, miếng ăn và áp bức thì cuộc sống hiện thực trong văn Thạch Lam được “đo bằng” một đơn vị “lãng mạn” nhất định. Nét bút của ông đã phát hoạ một cách rất nhẹ nhàng uyển chuyển. Phố huyện nghèo và cũng có rất nhiều lý do để người dân phải lao vào cuộc bon chen giành giật sự sinh tồn. Nhưng ở đây là một không khí chan hoà thực sự, ấm áp tình người và mỗi người khi ra về chắc chắn vẫn giữ được sự ấm áp quen thân dù rất buồn. Sự hài hoà giữa hiện thực và lãng mạn đã giúp Thạch Lam có được chất văn nhẹ nhàng thanh thoát, ẩn hiện nhân cách tuyệt vời của ông.
Trở lại với cảnh sinh hoạt ban đêm nơi phố huyện, chất lãng mạn không dừng lại ở cảnh bao quát mà đắm lại ở những trang viết về chị em Liên. Đây chính lả điểm nhà văn đã tập trung khắc hoạ. Liên gây ấn tượng bởi nội tâm sâu sắc, xuất phát từ một con người đa cảm. Khi màn đêm đã bắt đầu buông xuống cũng chính là lúc Liên thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn. Cảm giác buồn ấy gợi lên từ cảnh phố huyện xơ xác buồn trong tiếng trống thu không vang vọng như hút hồn người. Bất giác, một cảnh tượng làm chị không khỏi chạnh niềm thương: đó là những chú bé nheo nhóc nhớn nhác giữa chợ đã vãng từ lâu để nhặt những mẫu que kem và những gì còn có ích cho chúng. Ấn tượng đầu tiên là Liên có một tấm lòng chẳng trẻ con chút nào. Tư thế của một người chị còn bé hơn thế nữa, nỗi lòng buồn báo hiệu một sự “trưởng thành” về tâm sinh lí.
Bức tranh phố huyện nghèo hẻo lánh, ẩn khuất trong bóng tối hư vô của phố huyện. Cuộc sống phố huyện đã ăn sâu trong tâm trí Liên. Tưởng như nếu có thiếu một thứ gì của cảnh ngoài kìa, Liên đã thốt lên rồi. Nhưng tất cả vẫn thế, ngay cả tiếng cụ Thi đôi lúc làm cho Liên sợ. Nhưng cảm giác thân thuộc vẫn thấy cụ đáng yêu và đáng thương. Từng cảnh đời, cảnh sống của mỗi người lần lượt đi qua tâm hồn tưởng như non nớt của Liên. Cuộc sống của từng người đã góp nên thành cuộc sống của cả một quần thể người dân quê nghèo khó. Từ những mảnh đời cũng giống như Liên cùng chung môi trường sống, ta thấy một điểm chung rất rõ, đó là sự quanh quẩn chật hẹp của môi trường xã hội. Ngày lại ngày vẫn chỉ là cái chợ tiêu điều, vài dãy hàng quán với những khoảnh đất trống “Lá đa lác đác trước lều” và những “con người ấy” mà thôi.
Nhưng ở Liên lại có một sự khác lạ mà trong số trên chẳng có ai. Một hành động tưởng như quái gở và vô nghĩa, đó là “đợi tàu”. Nếu mẹ Liên ở đó chắc không cho cô thức. Nhưng đó mới chính là chiều sâu của tác phẩm khi tác giả khắc hoạ hình ảnh Liên cùng em đợi tàu với một niềm háo hức rất trẻ con.
Và con tàu đã đến đúng như sự mong mỏi, đợi chờ, như một thoáng niềm vui cũng chợt tắt. Tàu hôm nay không đông khách, ánh sáng của toa tàu cũng kém đi. Điều đó càng làm lòng Liên có một nỗi buồn vô hình xâm lấn. Con tàu vô cảm lầm lũi mang đến niềm vui duy nhất nhưng lại chợt gợi thêm nỗi buồn khó tả. Tiếng rầm rầm của tàu đã lẩn khuất sau màn đêm dày đặc, không gian của phố huyện thoáng giao động rồi lại trở về như xưa. Tâm trạng của Liên bây giờ chẳng biết nên vui hay nên buồn. Vui có lẽ đúng hơn vì hàng ngày chuyến tàu vẫn là niềm mong mỏi của chị. Có người nói “chờ đợi là một điều khủng khiếp”; song, không có gì để chờ đợi lại càng khủng khiếp hơn. Với Liên điều khủng khiếp chính là niềm vui mà chị có thể tự tạo cho mình. Chất lãng mạn ngay trong cảnh đợi tàu. Cảnh đợi tàu ở đây tuy có khác với cảnh đợi tàu trên sân ga nhưng lại vẫn chung một nỗi niềm mong mỏi. Điều đáng nói hơn là duy chỉ một cô bé Liên đợi. Cuộc sống bon chen đã không làm chị chìm trong cảnh đời lầm lũi, thầm lặng. Vượt xa hơn là một tâm hồn khát khao niềm vui của cuộc sống. Tuy cuộc sống buồn nhưng vẫn tạo được nhiềm vui để mình sống có ý nghĩa hơn trong cõi đời. Quả thực, tâm hồn Liên là một bài thơ có cấu tứ khá hoàn chỉnh; nhưng đó là một sự thật hiển nhiên mà Thạch Lam đem lại. Cho đến nay, chị vẫn sống với một niềm vui của chuyến tàu đem lại. “Liên” là mảng màu chủ đạo tạo nên chất hiện thực và chất lãng mạn trong thiên truyện. tạo nên bằng một cuộc đời. tạo nên như là người dẫn chuyện.
Thành công của Thạch Lam chính là sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp lãng mạn với xu hướng hiện thực, nhân đạo. Điều này tạo cho mỗi tác phẩm của ông một sức sống trường tồn cùng lòng người. Tình người của nhà văn với nhân vật đã đưa ý nghĩa truyện lên một tầng cao mới. Ai đó đã định nghĩa về thơ: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời còn là thơ nữa” thì truyện ngắn “Hai đứa trẻ” và nhiều thiên truyện khác nữa của Thạch Lam có đầy đủ những yếu tố mang phong vị của một bài thơ trữ tình đặc sắc mà lại “cuộc đời” thật nhiều sâu sắc.
___HẾT___
Ngoài 2 đề bài trên, còn có một tập đề đính kèm (^_^).
CHỦ ĐỀ 3: THƯƠNG VỢ _TRẦN TẾ XƯƠNG
Đề Bài: Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Thương Vợ” của Trần Tế Xương.
Bài Làm Tham Khảo
Trần Tế Xương là nhà thơ hiện thực trào phúng xuất sắc của văn học Việt Nam. Khi nhắc đến ông, không ai trong chúng ta không nghĩ đến bài thơ “Thương Vợ” – một tác phẩm hay và xao động lòng người. Hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hy sinh đã được đi vào trong thơ ca của ông với tất cả niềm thương yêu, quý trọng.
Thật đúng như vậy, Tú Xương đã không ngần ngại nói lên tình thương yêu của mình đối với vợ ngay khi bà còn sống. Đây có thể nói là một bài thơ đặc sắc nhất khi viết về người vợ. Xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh của một người chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con; thông qua đó, người đọc còn nhận ra một người chồng biết cảm thông, thương yêu và quý trọng vợ.
Mở đầu bài thơ là hai câu thơ đề giới thiệu về nghề nghiệp của bà Tú cũng như trách nhiệm nặng nề của bà đối với gia đình:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.”
Buôn bán cũng là một nghề kiếm sống như mọi nghề khác. Thế nhưng việc buôn bán của bà Tú thì không được vậy. Chẳng có cửa hàng, cửa hiệu, quán xá gì mà chỗ bà Tú “kinh doanh” là ở “mom sông”. Đó là nơi rất lầy lội, cheo leo, nguy hiểm ở một xóm chợ nghèo ven con sông Vị Hoàng, làng Vị Xuyên – quê hương của tác giả. Lèo tèo đôi ba gánh hàng, chỗ dành cho người buôn thúng bán bưng, đồng vốn ít ỏi, lấy công làm lãi, chắc chắn thu nhập chẳng đáng là bao. Thế mà công việc khó nhọc ấy, bà Tú không chỉ chịu đựng một hai buổi mà phải theo đuổi “quanh năm”. Chữ “quanh năm” gợi lên một thời gian triền miên, đằng đẵng; như một guồng quay của thời gian. Cái công việc nặng nề ấy dường như bà Tú theo đuổi suốt đời, bởi nó chẳng làm cho bà khá hơn lên để có việc khác nhàn nhã hơn hoặc phát triển việc “buôn bán” lên một cấp độ cao hơn. Mặc dù hoàn cảnh kiếm sống khó khăn và vất vả như vậy, song bà vẫn “nuôi đủ” “năm con” với “một chồng”. Đúng như vậy, gánh nặng gia đình đè lên đôi vai bà được thể hiện qua cách đếm đặc biệt trong câu thơ thứ hai thật hóm hỉnh nhưng cũng thật sâu sắc. Nuôi năm đứa con nheo nhóc đã khiến bà mệt mỏi, bận rộn, lận đận lắm rồi; vậy mà giờ lại còn phải nuôi thêm một người chồng “vô tích sự” nữa. Chi phí cho ông chồng bằng năm đứa con cộng lại, có khi còn hơn thế nữa! Mỗi khi ông lều chõng đi thi là tiền lưng gạo lại đổ lên đầu vợ...Chừng ấy thôi đã làm cho người đọc cảm thấy quý trọng bà Tú hơn; hình ảnh bà đã hiện lên với bao phẩm chất tốt đẹp; đồng thời ta còn thấy rõ được sự vất vả, gian truân của bà. Phải là người có tấm lòng quý trọng vợ thì Tú Xương mới viết được những câu thơ chân thực như thế! Mỗi câu thơ đều toát lên sự biết ơn chân thành của ông đối với người vợ bé nhỏ của mình:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
Người phụ nữ tần tảo xưa nay vẫn được ví như thân cò trắng, lặn lội không quản nắng mưa. Tác giả cũng ví vợ mình như thế. Ở hai câu thơ này, tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp đảo ngữ: “lặn lội thân cò” và “eo sèo mặt nước” để một lần nữa tô đậm sự vất vả, chân dung bươn chải trong cuộc sống mưu sinh của bà Tú. Hình ảnh ẩn dụ “con cò” được Tú Xương vận dụng sáng tạo, buộc ta phải chạnh lòng nhớ đến câu ca dao quen thuộc:
“Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”
“Tiếng khóc nỉ non”! Câu ca nghe mà làm cho ta xốn xang cõi lòng! Qua hai câu thơ thực trên, chúng ta một lần nữa nhận ra tấm lòng thương yêu vợ vô hạn của Tú Xương. Đồng thời, nếu con cò kia một mình “gánh gạo nuôi chồng” ở câu ca dao trên thì bà Tú cũng một mình chống lại với cuộc sống khắc nghiệt, chống chọi với cả nỗi cơ đơn. Và, nếu cò kia đã bật khóc thì ở đây ta lại nghe thấy tiếng than não nề:
“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công.”
Người đọc mới đầu tưởng chừng như bà Tú cất tiếng than nhưng thực ra đó là tiếng than của ông Tú than thay cho cuộc đời bà. “Một duyên – hai nợ - ba tình”: Cái công thức mang đậm nét Á Đông xưa kia nói lên những mối phiền lụy ở đời lại được đặt vào bài thơ này. Cái sợi dây ràng buộc vô hình không phương tháo gỡ luôn thắt chặt ông Tú với bà Tú. Bà lấy ông: vui sướng thì ít, đau khổ thì nhiều.
“Chồng chi anh, vợ chi tôi
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây.”
Mặc dù vậy, nhưng bà không hề kêu ca, phàn nàn mà vẫn nhẫn nại: “Năm nắng, mười mưa dám quản công”. Các con số đếm tăng cấp dần được sử dụng một cách hữu hiệu để nói về cái nỗi nhọc nhằn của bà Tú. Hay nói cách khác, ông Tú ở đây muốn động viên bà một cách xót xa. Bên cạnh đó, câu thơ còn bộc lộ tấm lòng của bà Tú đối với chồng con: hết lòng vì chồng vì con, giàu lòng vị tha, đức hy sinh cao cả. Hình ảnh bà hiện lên với tất cả những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Viết “Thương Vợ”, Trần Tế Xương thực ra còn có nỗi thương mình và xót xa thay cho thế thái. Cho nên, hai câu thơ cuối bài không còn là tiếng cười hài hước, chua chát mà là tiếng chửi:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không.”
Tác giả đã chửi thay cho vợ, chửi cái “thói đời”, tức là chửi cái thời đại ấy, chế độ phong kiến với những lề giáo cổ hủ đã khiến cho những con người tài năng như Tú Xương trở thành gánh nặng đối với gia đình, trở thành một người chồng vô tích sự, chỉ là một kẻ ăn bám và không giúp ích gì được cho vợ. Tuy nhiên, ngay trong cái tiếng chửi vẫn còn có chất hài hước. Chửi “thói đời” nhưng mà cũng chửi mình. Chẳng có ai lại tự nêu nguyên nhân nỗi khổ của vợ lại chính là mình như vậy.
Tóm lại, nổi bật trong bài thơ là hình ảnh bà Tú – hiện thân của cuộc đời vất vả, lận đận, là hội tụ của bao đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: tần tảo, đảm đang, nhẫn nại...quên mình lo toan cho cuộc sống của chồng con.
Điều đặc biệt, có một con người không trực tiếp xuất hiện là ông Tú, nhưng con mắt và trái tim của ông thì luôn luôn hiện hữu. Con mắt ông nhìn thấy rõ mọi nỗi đắng cay cực nhọc hằng ngày, và con tim thấu hiểu những nỗi cơ đơn, tâm trạng âm thầm chịu đựng của bà. Bài thơ “Thương Vợ” là một bản tự kiểm điểm, tự khiển trách hết sức chân thành và nghiêm khắc của Tú Xương. Mỗi lời thơ như một tiếng thơ dài đau xót của một con người rất có ý thức trách nhiệm nhưng bất lực. Đó là tấm lòng thương yêu, cảm phục và biết ơn chân thành của người chồng đối với người vợ; vì mình mà chịu nhiều đắng cay vất vả, khốn cùng giữa buổi “đò đông”. Đó chính là vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương qua bài thơ “Thương Vợ”.
___HẾT___
CHỦ ĐỀ 4: TỰ TÌNH_HỒ XUÂN HƯƠNG
Đề Bài: Bi kịch duyên phận của nhân vật trữ tình qua bài thơ “Tự tình”(II) của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Bài Làm Tham Khảo
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nổi tiếng trong thời kỳ văn học trung đại Việt Nam. Bà có nhiều sáng tạo và đóng góp trên lĩnh vực thơ chữ Nôm. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng gọi bà là “Bà Chúa thơ Nôm”. Thơ của Xuân Hương giàu khẩu khí, là tiếng nói đòi quyền sống và thể hiện khát khao hạnh phúc mạnh liệt. “Tự tình” (II) nằm trong chùm thơ ba bài của nữ sĩ, thể hiện tâm trạng buồn tủi, phẫn uất trước duyên phận éo le và nói lên khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ.
Nội dung quán xuyến toàn bộ tác phẩm là bi kịch duyên phận. Bi kịch duyên phận là nỗi cô đơn, buồn tủi, bế tắc và bất lực của người phụ nữ trong chuyện hạnh phúc lứa đôi. Trong bài thơ, bi kịch này thể hiện ở mâu thuẫn không thể giải quyết giữa khát khao được sống trong hạnh phúc gia đình với duyên phậm hẩm hiu, bẽ bàng, nỗi cô đơn, sầu não, ê chề của nhân vật trữ tình trong cảnh đêm khuya:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Trong đêm khuya, người thiếu nữ ngậm ngùi ngồi đối diện với chính mình, nghĩ về thân phận và sự đời. “Đêm khuya” là một trong hàng ngàn đêm Hồ Xuân Hương thao thức, trăn trở cho thân phận mình. Một mình bà ngồi đối diện với nước non nghìn trùng giữa khoảng không gian hoang vắng, tịch liêu; chỉ có tiếng “trống” báo hiệu thời gian đang chầm chậm trôi qua, tuổi xuân cũng đang phai dần. Tiếng trống canh dồn ở đây cũng có thể là sự thúc giục, dồn dập trong tâm trạng người thiếu nữ. Ở đây, hai câu thơ này tác giả đã khéo léo sử dụng nghệ thuật đảo ngữ và nghệ thuật đối, làm nhấn mạnh thêm cảm xúc; gợi cho người đọc một cảm giác buồn. Ngoài ra, sự bản lĩnh và cứng cỏi của nữ sĩ Xuân Hương được thể hiện qua cách kết hợp từ độc đáo giữa “cái” và “hồng nhan”, cùng nghệ thuật đối lập: “hồng nhan” và “nước non”.
Người thiếu nữ ấy đã phải mượn chén rượu để che giấu nỗi buồn, che giấu nỗi niềm trơ trọi, trống không và cô đơn đến tận cùng. Nhưng rượu không đủ “dìm chết” và làm nhạt phai nỗi buồn; sự cô đơn và buồn tủi lại càng thêm sâu sắc.
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh”
Nguyên nhân của nỗi niềm ấy lại một lần nữa được nói rõ:
“Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Đêm khuya thao thức cũng là một đêm trăng tàn tạ, một vầng trăng khuyết. Từ cái “vầng trăng bóng xế” đó, phải chăng Hồ Xuân Hương muốn nói đến tuổi tác của mình. Đã qua cái thời xuân sắc nhưng duyên tình như “trăng khuyết”, mơ ước mãi nhưng chưa một lần tròn đầy. Hai câu thực mang một tâm trạng xót xa, bẽ bàng nhưng vẫn hiện lên sự khao khát hạnh phúc.
Nếu nhịp thơ của bốn câu thơ trên chậm, buồn thì sang câu năm, sáu nhịp thơ đột ngột nhanh, mạnh; tứ thơ vút lên, “bùng nổ” như một phản ứng dữ dội đối với cuộc đời tẻ nhạt và chán chường này:
“Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.”
Đây không phải là những câu thơ tả cảnh mà chính là tả tâm trạng, nó được hiểu theo nghĩa tượng trưng. Nữ sĩ sử dụng nghệ thuật đảo ngữ một cách “ljnh hoạt”: “xiên ngang mặt đất – rêu từng đám”, “đâm toạc” và những động từ mạnh như: “xiên, đâm” đã bộc lộ một tính cách mạnh, ý thức về cái tôi cá nhân luôn hiện diện. Bà không cam chịu, từ ý thức phản kháng, nữ sĩ đã thực hiện những khát vọng tháo cũi sổ lồng, vượt qua khỏi cái số phận lẻ mọn, phụ thuộc và bị động của riêng mình cũng như biết bao số phận phụ nữ khác. Điều đặc biệt trong hai câu thơ này chính là hình ảnh “rêu”. Rêu trong thơ xưa hiện lên với sự mỏng manh, yếu ớt nhưng “rêu”của Hồ Xuân Hương thì cứng rắn, “xiên ngang mặt đất”; khắc họa núi trong một tác động phá hủy đâm toạc chân mây. Hình ảnh một tâm trạng bị dồn nén, muốn đập phá, muốn được giải thoát khỏi sự chán chường, cô đơn. Có thể nói cảm xúc và ý thức phản kháng của Hồ Xuân Hương đã đem lại cho cảnh sắc trong bà trạng thái động, bùng nổ; khác hẳn phong vị của thơ cổ.
Kết thúc bài thơ, Hồ Xuân Hương vẫn không quên trêu ghẹo, chê trách duyên phận tình đời:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.”
“Ngán” ở đây là sự chán chường, ngán ngẩm trước cảnh đời éo le, ngang trái. Còn mùa xuân? Mùa xuân cũng như cuộc tình, đến rồi lại đi. Lẽ thường tình ấy được Xuân Hương phát hiện như một nguyên nhân để cho “mảnh tình” phải san sẻ. Từ đó, người đọc nhận ra được tâm trạng ngao ngán, chán chường xuất phát từ sự không phù hợp giữa khát vọng tình yêu nồng thắm, son sắt với hiện thức lẽ mọn, hẩm hiu và lệ thuộc của bà.
Qua bài thơ Tự tình (II), Hồ Xuân Hương đã bộc lộ tâm trạng và thái độ của mình: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cho ta thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tài năng độc đáo của “Bà Chúa thơ Nôm” trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng.
___HẾT___
CHỦ ĐỀ 5: “CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ”_NGUYỄN TUÂN
Đề Bài 01: Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân.
Bài Làm Tham Khảo
Nguyễn Tuân là một nhà văn nổi tiếng của trong nền văn học hiện đại Việt Nam, sáng tác của ông thường xoay quanh những nhân vật lí tưởng về tài năng xuất chúng, về cái đẹp tinh thần như “chiếc ấm đất”, “chén trà sương”… và một lần nữa, chúng ta lại bắt gặp chân dung tài hoa trong thiên hạ, đó là Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù”.
Nhà văn Nguyễn Tuân lấy nguyên mẫu từ hình tượng Cao Bá Quát với văn chương “vô tiền Hán”, nhân cách thì “một đời chỉ cúi đầu trước hoa mai”, một lãnh tụ nông dân chống triều Nguyễn năm 1854. Được khơi gợi nguồn cảm hứng để sáng tạo nên hình tượng Huấn Cao. Phải chăng Nguyễn Tuân mượn nhân vật Huấn Cao để ca ngợi Cao Bá Quát hay dựa vào Cao Bá Quát để khái quát lên hình tượng nhân vật Huấn Cao mà ở đó cái đẹp của tài hoa kết hợp với cái đẹp của một khí phách và thiên lương trong sáng.
Huấn Cao với tư cách là người nho sĩ viết chữ đẹp thể hiện ở cái tài viết chữ. Nghệ thuật viết chữ đẹp là một nghệ thuật cao quý, là sản phẩm mang tính truyền thống văn hóa dân tộc của những người có trí thức lớn. Chữ của ông Huấn không phải là những con chữ vô tri vô giác mà mỗi con chữ nói lên hoài bão tung hoành của cả một đời người. Cái tài của Huấn Cao lan truyền như một huyền thoại đến nỗi viên quản ngục ao ước suốt đời. Viên quản ngục đến “mất ăn mất ngủ”, không nề hà tính mạng của mình để có được chữ của Huấn Cao, “một báu vật trên đời”. Chữ là vật báu trên đời thì chắc chắn là chủ nhân của nó phải là một người tài năng xuất chúng có một không hai, là kết tinh mọi tinh hoa, khí thiêng của trời đất hun đúc lại mà thành. Chữ của Huấn Cao đẹp đến như vậy thì nhân cách của Huấn Cao cũng chẳng kém gì.
Không chỉ thế Huấn Cao đi vào lòng người đọc như một bậc anh hùng, một bậc trượng phu. Ông theo học đạo nho thì đáng lẽ phải thể hiện lòng trung quân ái quốc. Nhưng ngược lại ông đã chống lại triều đình và bị khép vào tội “phản nghịch”, chịu án tử hình. Bởi vì Huấn Cao có tấm lòng nhân ái bao la, ông thương cho nhân dân vô tội nghèo khổ, lầm than bị áp bức bóc lột bởi giai cấp thống trị tàn bạo thối nát. Huấn Cao rất căm ghét bọn thống trị và thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân “thấp cổ bé họng”. Nếu như Huấn Cao phục tùng cho bọn phong kiến kia thì ông sẽ được hưởng vinh hoa phú quý. Nhưng không, ông Huấn đã lựa chọn con đường khác: con đường đấu tranh giành quyền sống cho người dân vô tội. Cuộc đấu tranh không thành công ông bị bọn chúng bắt. Giờ đây phải sống trong cảnh ngục tối chờ ngày xử chém. Trước khi bị bắt vào ngục, viên quản ngục đã nghe tiếng đồn Huấn Cao rất giỏi võ, ông có tài “bẻ khoá, vượt ngục” chứng tỏ Huấn Cao là một người văn võ toàn tài, quả là một con người hiếm có trên đời. Tác giả miêu tả sâu sắc trạng thái tâm lí của Huấn Cao trong những ngày chờ thi hành án. Trong lúc này đây, khi mà người anh hùng “sa cơ lỡ vận” nhưng Huấn Cao vẫn giữ được khí phách hiên ngang,kiên cường. Tuy bị giam cầm về thể xác nhưng ông Huấn vẫn hoàn toàn tự do bằng hành động “dỗ cái gông nặng tám tạ xuống nền đá tảng đánh thuỳnh một cái” và “lãnh đạm” khong thèm chấp sự đe doạ của tên lính áp giải. Dưới mắt ông, bọn kia chỉ là “một lũ tiểu nhân thị oai”. Cho nên, mặc dù chịu sự giam giữ của bọn chúng nhưng ông vẫn tỏ ra “khinh bạc”. Ông đứng đầu gông, ông vẫn mang hình dáng của một vị chủ soái, một vị lãnh đạo. Người anh hùng ấy dùng cho thất thế nhưng vẫn giữ được thế lực, uy quyền của mình. Thật đáng khâm phục ! Mặc dù ở trong tù, ông vẫn thản nhiên “nhận rượu thịt như một việc vẫn làm trong hứng bình sinh”. Huấn Cao hoàn toàn tự do về tinh thần. Khi viên cai ngục hỏi Huấn Cao cần gì thì ông trả lời: “Người hỏi ta cần gì ư? Ta chỉ muốn một điều là ngươi đừng bao giờ bước chân vào đây nữa ”. Cách trả lời ngang tàn, ngạo mạn đầy trịch thượng như vậy là bởi vì Huấn Cao vốn hiên ngang, kiên cường. Ông không thèm đếm xỉa đến sự trả thù của kẻ đã bị mình xúc phạm.
Huấn Cao còn là một con người có thiên lương trong sáng, cao khiết . Ông rất có ý thức được vị trí của mình trong xã hội, ông biết đặt vị trí của mình lên trên những loại dơ bẩn “cặn bã” của xã hội. “Bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Tiền tài danh vọng và cường quyền không thể làm cho lương tâm của ông thay đổi , ông luôn kiêu hãnh ngẩng cao đầu về điều này: “ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối bao giờ.”. Nhân cách của Huấn Cao quả là trong sáng như pha lê, không hề có một chút trầy xước nào. Theo ông, chỉ có “thiên lương” , bản chất tốt đẹp của con người mới là đáng quý. Thế nhưng khi biết được nỗi lòng viên quản ngục, Huấn Cao không những vui vẻ nhận lời cho chữ mà còn thốt ra rằng : “Thiếu chút nữa, ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Huấn Cao cho chữ là mộ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề Cương Văn Học 11_HKI_SiêuHot.doc