Mục lục
MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2
Câu 1: Viết tên đề tài, mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu. 2
Câu 2: Hãy phân tích những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên của các trường ĐH-CĐ hiện nạy. 3
Câu 3: Phân tích các đặc điểm của nghiên cứu khoa học. Mỗi đặc điểm cho một ví dụ thuộc chuyên ngành của Anh (Chị) để chứng minh. 5
Câu 4: Hãy trình bày các loại hình nghiên cứu khoa học. 8
Câu 5: Trình bày các trình tự lôgic trong nghiên cứu khoa học. 9
Câu 6: Mục tiêu nghiên cứu là gì? Có mấy dạng mục tiêu nghiên cứu? Cho một ví dụ và xây dựng các mục tiêu nghiên cứu bằng “Cây mục tiêu”. Sự phân chia cây mục tiêu phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cây mục tiêu có ý nghĩa gì đối với người nghiên cứu? 13
Câu 7: Tên đề tài là gì? Làm thế nào để đặt được tên đề tài? Những điểm nào cần tránh khi đặt tên đề tài? Cho ví dụ. 13
Câu 8: Anh (Chị) hãy đặt tên đề tài và viết đề cương nghiên cứu khoa học. Anh (Chị) có thể chọn một trong các thể loại sau: đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. 15
MÔN: SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC 18
Câu 1: Hãy phân tích và lấy ví dụ chứng minh về vai trò của phương tiện kĩ thuật và công nghệ trong quá trình dạy một học phần nào đó của Anh (Chị) ở cao đẳng hoặc đại học. 18
Câu 2: Hãy phân tích và lấy ví dụ chứng minh về nguyên tắc sử dụng phương tiện kĩ thuật và công nghệ trong quá trình dạy một học phần nào đó của Anh (Chị) ở cao đẳng hoặc đại học. 19
Câu 3: Bằng những lí luận và thực tiễn, hãy chứng minh nguyên tắc sử dụng phương tiện kĩ thuật và công nghệ trong quá trình dạy học ở đại học của Anh (Chị) phải đảm bảo theo nguyên tắc 3Đ. 23
Câu 4: Anh (Chị) hãy chọn một chương hoặc một bài trong học phần đang dạy hoặc sẽ dạy ở cao đẳng, đại học và đề xuất ý tưởng sử dụng phương tiện kĩ thuật và công nghệ nhằm đảm bảo nguyên tắc 3Đ. 24
Câu 5: Anh (Chị) hãy phân tích và lấy ví dụ chứng minh về những ưu và nhược điểm của công nghệ thông tin được sử dụng trong quá trình dạy học ở cao đẳng hoặc đại học. 24
25 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 100 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương Phương pháp nghiên cứu khoa học và sử dụng phương tiện kỹ thuật và công nghệ trong dạy học Đại học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liên hệ đãđược khoa học chứng minh là đúng. Luậncứ lý thuyết được khai thác từ các tài liệu,công trình khoa học của các đồng nghiệp đitrước.
Việc sử dụng luận cứ lý thuyết sẽ giúp ngườinghiên cứu tiết kiệm thời gian, không tốnkém thời gian để tìm các sự kiện thực tế,chứng minh lại những gì mà các đồng nghiệpđã chứng minh.
Luận cứ thực tế được thu thập từ các sự kiện từ trong thực tế bằng cách quan sát, thực nghiệm, phỏng vấn, điều tra hoặc khai thác từ những báo cáo về các công trình nghiên cứu của các đồng nghiệp.
Về mặt lôgic, luận cứ thực tế là các sự kiện thu thập được từ quan sát hoặc thực nghiệm khoa học. Toàn bộ quá trình nghiên cứu khoa học, là quá trình tìm kiếm và chứng minh luận cứ.
Phương pháp tìm kiếm, chứng minhvà sử dụng luận cứ Nhiệm vụ của người nghiên cứu phải làm baviệc : tìm kiếm luận cứ, chứng minh tính đúngđắn của bản thân luận cứ và sử dụng luận cứđể chứng minh giả thuyết. Để là ba việc đóphải có phương pháp. Phương pháp trả lời câuhỏi :’Chứng minh bằng cách nào ?’
Trong quá trình tìm kiếm luận cứ, người nghiên cứu cần những loại thông tin sau :
• Cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu.
• Tài liệu thống kê và kết quả nghiên cứu của các đồng nghiệp đi trước.
• Kết quả quan sát hoặc thực nghiệm của bản thân người nghiên cứu. Để có được những thông tin đó, người nghiên cứu phải biết thu thập thông tin. Những lọai thông tin trên đây có thể được thu thập qua các tác phẩm khoa học, sách giáo khoa, tạp chí chuyên ngành, báo chí và các phương tiện truyền thông, hiện vật, phỏng vấn chuyên gia trong và ngoài ngành.
XÂY DỰNG LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC
• Luận điểm khoa học là một phán đóan đã được chứng minh về bản chất sự vật.
• Quá trình xây dựng luận điểm khoa học bao gồm các bước: Phát hiện vấn đề nghiên cứu ; đặt giả thiết nghiên cứu. Giả thiết chính là luận điểm cần chứng minh.
Vấn đề nghiên cứu (tiếng Anh là ResearchProblem) hoặc câu hỏi nghiên cứu (tiếng Anhlà Research Question) là câu hỏi được đặt rakhi người nghiên cứu đứng trước mâu thuẫngiữa tính hạn chế của tri thức khoa học trong lýthuyết hiện có với thực tế mới phát sinh, đặt ranhu cầu phát triển tri thức đó ở trình độ caohơn. Đặt được câu hỏi nghiên cứu là giai đọanquan trọng trên bước đường phát triển nhậnthức.
Tuy nhiên, đặt câu hỏi nghiên cứu, tức là nêuvấn đề nghiên cứu lại chính là công việc khónhất đối với người mới làm quen với côngviệc nghiên cứu. Nhiều bạn sinh viên mới bắt đầu làm nghiên cứu khoa học luôn phải đặtnhững với thầy cô như : Nghiên cứu một đềtài khoa học nên bắt đầu từ cái gì ? Câutrả lời trong các trường hợp này luôn là : Hãybắt đầu từ phát hiện vấn đề nghiên cứu, nghĩalà đặt câu hỏi nghiên cứu.
Trong nghiên cứu khoa học luôn tồn tại hai lọai câu hỏi : Câu hỏi về bản chất sự vật cần tìm kiếm, và câu hỏi về phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ lý thuyết và thực tiễn, để trả lời những câu hỏi thuộc lớp thứ nhất.• Trong nghiên cứu, câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là : Cần chứng minh điều gì ? Như vậy, thực chất việc phát hiện vấn đề khoa học chính là đưa ra được những câu hỏi để làm cơ sở cho việc tìm kiếm câu trả lời.
Có thể sử dụng những phương pháp sau đây để đặt câu hỏi nghiên cứu :• Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận khoa học : Khi hai đồng nghiệp bất đồng ý kiến, có thể là họ đã nhận ra những mặt yếu của nhau. Đây là cơ hội thuận lợi để người nghiên cứu nhận dạng những vấn đề mà các đồng nghiệp đã phát hiện, từ đó đặt câu hỏi nghiên cứu.
Nghĩ ngược lại quan niệm thông thường Người nghiên cứu phải luôn đặt những câu hỏi ngược lại quan niệm thông thường. Chẳng hạn, trong khi nhiều người cho rằng, trẻ em suy dinh dưỡng là do các bà mẹ kém hiểu biết về dinh dưỡng của trẻ, thì có người đã nêu câu hỏi ngược lại : Các bà mẹ trí thức chắc chắn phải hiểu biết về dinh dưỡng trẻ em hơn các bà mẹ nông dân. Vậy tại sao tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong nhóm con cái các bà mẹ tri thức lại cao hơn trong nhóm các bà mẹ là nông dân ?
Nhận dạng những vướng mắc trong họat động thực tế : Nhiều khó khăn nảy sinh trong họat động sản xuất, họat động xã hội, không thể sử dụng những biện pháp thông thường để xử lý. Thực tế này đặt người nghiên cứu trước những câu hỏi phải trả lời, tức là xuất hiện vấn đề, đòi hỏi người nghiên cứu phải đề xuất những giải pháp mới.
Lắng nghe lời phàn nàn của những người không am hiểu : Đôi khi nhiều câu hỏi nghiên cứu xuất hiện nhờ lời phàn nàn của người hoàn toàn không am hiểu lĩnh vực mà người nghiên cứu quan tâm. Chẳng hạn, sáng chế xe điện của Edison chính là kết quả bất ngờ sau khi ông nghe được lời phàn nàn của một cụ già trong đêm khánh thành mạng đèn điện chiếu sáng đầu tiên ở một thị trấn ngọai ô của thành phố New York.
Phát hiện mặt mạnh, mặt yếu trong nghiên cứu của đồng nghiệp : Mặt mạnh trong luận điểm, luận cứ, phương pháp của đồng nghiệp sẽ được sử dụng làm luận cứ hoặc phương pháp để chứng minh luận điểm của mình ; còn mặt yếu được sử dụng để phát hiện vấn đề (tức đặt câu hỏi nghiên cứu), từ đó xây dựng luận điểm cho nghiên cứu của mình.
Những câu hỏi bất chợt xuất hiện không phụ thuộc lý do nào : Đây là những câu hỏi xuất hiện ở nghiên cứu do bất chợt quan sát được một sự kiện nào đó, cũng có thể xuất hiện rất ngẫu nhiên, không phụ thuộc bất cứ lý do, thời gian hoặc không gian nào.
Câu 6: Mục tiêu nghiên cứu là gì? Có mấy dạng mục tiêu nghiên cứu? Cho một ví dụ và xây dựng các mục tiêu nghiên cứu bằng “Cây mục tiêu”. Sự phân chia cây mục tiêu phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cây mục tiêu có ý nghĩa gì đối với người nghiên cứu?
Mục tiêu nghiên cứu là những nội dung cần được xem xét và làm rõ trong nghiên cứu. Mục tiêu trả lời cân hỏi “Nghiên cứu cái gì?”
Có 2 dạng mục tiêu:
Mục tiêu chung: là mục tiêu xuyên suốt, mang tính chủ đạo;
Mục tiêu cụ thể.
VD: Xây dựng cơ sở dữ liệu hình thái và mã vạch DNA (DNA Barcode) bằng trình tự vùng ITS cho một số loài Lan thuộc nhóm Dendrobium có giá trị kinh tế.
Phân chia cây mục tiêu chi tiết đến đâu là tùy thuộc vào:
Ý đồ của người nghiên cứu và đối tác đặt hàng;
Nhân lực và nguồn lực nghiên cứu.
Cây mục tiêu => hình dung bao quát toàn bộ nội dung nghiên cứu và các bước thực hiện; là cơ sở để thiết lập dự toán kinh phí cần thiết cho nghiên cứu.
Tập hợp toàn bộ cây mục tiêu nghiên cứu => đối tượng nghiên cứu.
Câu 7: Tên đề tài là gì? Làm thế nào để đặt được tên đề tài? Những điểm nào cần tránh khi đặt tên đề tài? Cho ví dụ.
Tên đề tài là gì?
Tên đề tài là tên của một công trình nghiên cứu khoa học do một người hoặc một nhóm người cùng thực hiện một nhiệm vụ nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. (tổng hợp từ bài giảng của Thầy). Đề tài được lựa chọn từ một sự kiện khoa học.
Làm thế nào để đặt được tên đề tài?
Phản ánh cô đọng nhất nội dung nghiên cứu; ngắn, gọn, súc tích, ít chữ nhất nhưng chứa đựng nhiều thông tin nhất
Khác tên của tác phẩm văn học hoặc những bài luận chiến (ẩn dụ sâu xa)
Cần có tính đơn nghĩa, khúc chiết, rõ ràng: chỉ được mang một nghĩa của vấn đề nghiên cứu, không được phép hiểu theo hai hoặc nhiều nghĩa, hay hiểu mập mờ
Phải thể hiện được mục tiêu nghiên cứu (VD: « Nhận dạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa » có mục tiêu là nhận dạng năng lực cạnh tranh)
Chỉ rõ phương tiện thực hiện mục tiêu (VD : «Thực hành chính sách đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp » có mục tiêu là : nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp; phương tiện là: Thực hành chính sách đổi mới công nghệ)
Chỉ rõ môi trường chứa đựng mục tiêu và phương tiện thực hiện. (VD: “Thực hành chính sách đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập WTO” có mục tiêu là: Nâng cao năng lực cạnh tranh; phương tiện là: Thực hành chính sách đổi mới công nghệ; môi trường chứa đựng mục tiêu và phương tiện thực hiện là: Việt Nam gia nhập WTO.)
Chỉ rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới hạn về mặt không gian, thời gian và quy mô của vấn đề nghiên cứu
Những điểm nào cần tránh khi đặt tên đề tài:
Tên đề tài không nên đặt bằng những cụm từ có độ bất định cao về thông tin vì càng bất định thì nội dung phản ánh được càng không rõ ràng, chính xác. VD:
Về ., Thử bàn về ; Góp (cùng) bàn về
Suy nghĩ về ; Vài suy nghĩ về ; Một số suy nghĩ về
Một số biện pháp nhằm . (Tuy nhiên, nếu sau “biện pháp” có chỉ rõ biện pháp gì, thì vẫn được xem là có tư tưởng khoa học).
Tìm hiểu về .; Bước đầu tìm hiểu về ; Một số nghiên cứu về ; Một số nghiên cứu bước đầu về
Vấn đề ; Một số vấn đề ; Những vấn đề về
Hạn chế lạm dụng những cụm từ chỉ mục đích để đặt tên đề tài. Cụm từ chỉ mục đích là những cụm từ mở đầu bởi những từ để, nhằm, góp phần Nói lạm dụng, nghĩa là sử dụng một cách thiếu cân nhắc, sử dụng tùy tiện trong những trường hợp không chỉ rõ được nội dung thực tế cần làm, mà chỉ đưa ra những cụm từ chỉ mục đích để che lấp những nội dung mà bản thân tác giả cũng chưa có được sự hình dung rõ rệt. VD:
() nhằm nâng cao chất lượng
() để phát triển năng lực cạnh tranh , () góp phần vào .
Sẽ là không đạt yêu cầu khi đặt tên đề tài bao gồm hàng loạt loại cụm từ vừa nêu trên. Ví dụ: “Thử bàn về một số biện pháp bước đầu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần tạo ra năng lực cạnh tranh trên thị trường”, hoặc “Nghiên cứu góp phần hoàn thiện hệ thống trồng trọt nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa”
! tên đề tài trở nên rối rắm, không nêu bật được nội dung trọng tâm.
Tên đề tài cũng có thể xem là không đạt với những cụm từ “Cơ sở lý luận và thực tiễn ”, hoặc “Cơ sở khoa học và thực tiễn ” chẳng hạn, “Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc sắp xếp lại và xu thế và phát hệ thống Ngân hàng Thương mại cổ phần ở Việt Nam”. Bởi vì, đương nhiên là nghiên cứu nào cũng phải dựa trên những “Cơ sở khoa học và thực tiễn ”, hoặc “Cơ sở lý luận và thực tiễn ”.
Cũng là không đạt yêu cầu khi chúng ta đặt tên những đề tài có dạng như: “Lạm phát – Thực trạng, Nguyên nhân, Giải pháp”. Đương nhiên, khi nghiên cứu đề tài “Lạm phát”, các tác giả phải tìm hiểu hiện trạng, phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp phòng chống lạm phát. Nhưng, khi đặt tên đề tài như trên dễ mắc phải một lỗi hết sức nghiêm trọng nếu ta diễn giải tên đề tài này là đề tài nghiên cứu về 3 nội dung: “Hiện trạng lạm phát”, “Nguyên nhân lạm phát ” và “Giải pháp lạm phát ”.
Lạm dụng mĩ từ hoặc cách nói bóng bẩy: tiêu chí quan trọng trong văn phong khoa học là đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, đơn nghĩa;
Thể hiện tình cảm, thiên kiến, quan điểm: một tiêu chí quan trọng khác trong khoa học, đó là tính khách quan, không phụ thuộc vào tình cảm, chính kiến, quan điểm, vì chúng thường có tính nhất thời, tính lịch sử trong một thời điểm nhất định (Vũ Cao Đàm, 2000).
Ví dụ về tên đề tài nghiên cứu
Ứng dụng mật mã ECC trong các trang Web thương mại điện tử
Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn phát triển kỹ năng
Nghiên cứu đánh giá độ nhận biết thương hiệu mặt hàng xe máy của giới trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng mặt hàng thủy sản xuất khẩu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Nghiên cứu vận dụng mô hình chuỗi cung ứng xanh vào các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản khu vực vực Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 8: Anh (Chị) hãy đặt tên đề tài và viết đề cương nghiên cứu khoa học. Anh (Chị) có thể chọn một trong các thể loại sau: đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.
Đề cương luận văn thạc sĩ với đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh Công ty TNHH MTV TM DV Xây Dựng Bình Dương Nguyễn giai đoạn 2015-2020”
PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Cùng với đường lối chính sách đổi mới của Đảng, Nhà Nước và sự hội nhập vào WTO, thị trường kinh doanh của các công ty được mở rộng song sự cạnh tranh cũng ngày càng trở nên khốc liệt hơn điều này sẽ mở ra các cơ hội kinh doanh sâu rộng đồng thời cũng chứa đựng những thách thức lớn và nguy cơ tiềm tàng đe dọa đến sự phát triển của các Công ty.
Vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh cho các công ty hiện nay và hơn bao giờ hết càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nhận rõ mục đích hướng đi của mình, đó là cơ sở và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Kế đến là trong điều kiện thay đổi và phát triển nhanh chóng của môi trường kinh doanh, chiến lược kinh doanh sẽ tạo điều kiện nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh doanh, đồng thời chủ động tìm giải pháp khắc phục và vượt qua những nguy cơ và hiểm họa trên thương trường cạnh tranh. Ngoài ra, chiến lược kinh doanh còn góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng các nguồn lực và tăng cường vị thế cạnh tranh đảm bảo cho sự phát triển liên tục và bền vững của doanh nghiệp.
Từ khi thành lập (năm 2012) đến nay, Công ty TNHH MTV TM DV Xây Dựng Bình Dương Nguyễn đã từng bước xây dựng cho mình một chiến lược phát triển và dần khẳng định được thương hiệu của mình trong khu vực tỉnh Bình Dương tuy nhiên các chiến lược đề ra chưa cụ thể và rõ ràng. Hiện nay, trong môi trường kinh doanh ngày càng năng động và đa dạng, cạnh tranh giữa các công ty càng trở nên gay gắt, vì thế việc lựa chọn và xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh đúng đắn sẽ là yếu tố sống còn, quyết định sự thành công hay thất bại của công ty. Do đó, vấn đề cốt lõi của công ty hiện nay là phải có định hướng phát triển lâu dài thông qua một chiến lược kinh doanh đúng đắn được xây dựng phù hợp với bối cảnh môi trường và tương thích với khả năng, vị thế của từng doanh nghiệp trong điều kiện thị trường nhiều biến động và cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, sôi động. Đó là lý do chọn đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH MTV TM DV Xây Dựng Bình Dương Nguyễn giai đoạn 2015-2020”
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Chiến lược kinh doanh cuả Công ty TNHH MTV TM DV Xây Dựng Bình Dương Nguyễn các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng các chiến lược kinh doanh của Công ty.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu đánh giá và xây dựng chiến lược cho Công ty TNHH MTV TM DV Xây Dựng Bình Dương Nguyễn.
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu, đánh giá các số liệu của Công ty TNHH MTV TM DV Xây Dựng Bình Dương Nguyễn trong ba năm trở lại đây từ 2012 đến 2014
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận để biết các bước xây dựng và lựa chọn chiến lược.
Tiến hành phân tích môi trường bên trong , bên ngoài Công ty nhằm thấy được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với Công ty.
Sử dụng công cụ ma trận SWOT, QSPM để lựa chọn chiến lược ưu tiên, chiến lược hỗ trợ và đề xuất các giải pháp thực hiện.
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu số liệu vận dụng hệ thống các phương pháp để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh, nhằm xác định mục tiêu, định hướng và đề xuất các giải pháp cho Công ty TNHH MTV TM DV Xây Dựng Bình Dương Nguyễn. Các phương pháp được sử dụng trong luận văn là:
Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh.
Phương pháp suy luận logic, sử dụng phươ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_cuong_phuong_phap_nghien_cuu_khoa_hoc_va_su_dung_phuong_t.doc