Đề cương Sinh học 11

BÀI 31, 32. TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT

I. KHÁI NIỆM TẬP TÍNH

- Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể để động vật tồn tại và phát triển.

- Ví dụ : Chim làm tổ, kiến sống thành đàn.

II. PHÂN LOẠI TẬP TÍNH

1. Tập tính bẩm sinh

- Là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

- Ví dụ: Nhên chăng tơ, thú con bú sữa mẹ.

2. Tập tính học được

- Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

- Vd: Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người đi đường dừng lại, động vật chạy trốn khi bị đuổi bắt, mèo bắt chuột .

III. CƠ SỞ THẦN KINH CỦA TẬP TÍNH.

- Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và có điều kiện.

- Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, do kiểu gen qui định, bền vững, không thay đổi.

- Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện, không bền vững và có thể thay đổi.

 * Khi số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên. Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ của chúng.

 

doc97 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 707 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương Sinh học 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gan à Tuyến tuỵ à Glucagôn à Glucôgen à Glucôzơ trong máu tăng. D. Tuyến tuỵ à Gan à Glucagôn à Glucôgen à Glucôzơ trong máu tăng. Câu 14: Cơ chế điều hoà hấp thụ nước diễn ra theo cơ chế nào? A. ASTT tăng à Vùng đồi à Tuyến yên à ADH tăng à Thận hấp thụ nước trả về máu à ASTT bình thường à vùng đồi. B. ASTT bình thường à Vùng đồi à Tuyến yên à ADH tăng à Thận hấp thụ nước trả về máu à ASTT tăng à vùng đồi. C. ASTT tăng à Tuyến yên à Vùng đồi à ADH tăng à Thận hấp thụ nước trả về máu à ASTT bình thường à vùng đồi. D. Ap suất thẩm thấu tăng à Vùng đồi à ADH tăng à Tuyến yên à Thận hấp thụ nước trả về máu à Ap suất thẩm thấu bình thường à vùng đồi. VẬN DỤNG CAO Câu 15: Tuỵ tiết ra những hoocmôn tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi nào? (1) Điều hoà hấp thụ nước ở thận. (2) Duy trì nồng độ glucôzơ bình thường trong máu. (3) Điều hoá hấp thụ Na+ ở thận. (4) Điều hoà pH máu Số ý đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 16: Sự duy trì ổn định pH máu là nhờ: (1) Hệ thống đệm trong máu. (2) Phổi thải CO2. (3) Thận thải H+ và HCO3- (4) Phổi hấp thu O2. Số ý đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 CHƯƠNG II. CẢM ỨNG A - CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT Bài 23. HƯỚNG ĐỘNG * Cảm ứng: - Khái niệm: Là khả năng phản ứng của thực vật đối với các kích thích của môi trường. - Đặc điểm: Phản ứng chậm, phản ứng khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng. - Có 2 hình thức: Hướng động (vận động định hướng) và ứng động (vận động cảm ứng). I. HƯỚNG ĐỘNG - Hướng động là vận động sinh trưởng định hướng đối với kích thích từ một phía của tác nhân trong ngoại cảnh do sự sai khác về tốc độ sinh trưởng tại hai phía của cơ quan (thân, rễ). - Vận động sinh trưởng có thể hướng tới nguồn kích thích (hướng động dương) hoặc tránh xa nguồn kích thích (hướng động âm). II. CÁC KIỂU HƯỚNG ĐỘNG 1. Hướng sáng: - Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của ánh sáng. - Thân, cành hướng sáng dương, rễ hướng sáng âm. 2. Hướng đất (hướng trọng lực): - Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của trọng lực (hướng về tâm quả đất). - Rễ hướng đất dương, thân cành hướng hướng đất âm. 3. Hướng hóa: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của hóa chất. 4. Hướng nước: Phản ứng sinh trưởng của thực vật tới nguồn nước 5. Hướng tiếp xúc: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của vật tiếp xúc với bộ phận của cây. III. VAI TRÒ Hướng động giúp cây sinh trưởng hướng tới tác nhân môi trường thuận lợi ° giúp cây thích ứng với những biến động của điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: BIẾT Câu 1: Hai loại hướng động chính là: A. Hướng động dương (hướng về phía có ánh sáng) và hướng động âm ( về trọng lực). B. Hướng động dương (tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (hướng tới nguồn kích thích). C. Hướng động dương (hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (tránh xa nguồn kích thích). D. Hướng động dương (hướng tới nước) và hướng động âm (hướng tới đất). Câu 2: Hướng động là hình thức phản ứng của A. một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng. B. cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định. C. một bộ phận của cây truớc tác nhân kích thích theo một hướng xác định. D. cây truớc tác nhân kích thích theo nhiều hướng. Câu 3: Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào? A. Hướng sáng. B. Hướng đất C. Hướng nước. D. Hướng tiếp xúc. Câu 4: Khả năng phản ứng của thực vật đối với các kích thích của môi trường được gọi là A. ứng động sinh trưởng. B. ứng động cảm ứng. C. cảm ứng. D. hướng động. Câu 5: Thân và rễ của cây có kiểu hướng động như thế nào? A. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương. B. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương. C. Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm. D. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương. HIỂU Câu 6: Cơ sở của sự uốn cong trong hướng tiếp xúc là do sự sinh trưởng A. không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. B. đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. C. không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. D. không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. Câu 7: Vận động sinh trưởng của cây khi có kích thích từ một phía của tác nhân ngoại cảnh được gọi là A. vận động cảm ứng. B. vận động định hướng. C. vận động sinh trưởng. D. vận động không sinh trưởng. Câu 8: Hướng động thường xảy ra khi có sự sinh trưởng không đồng đều tại hai phía của A. các cơ quan có cấu tạo dẹt kiểu lưng bụng. C. các cơ quan sinh dưỡng. C. các cơ quan sinh sản. D. các cơ quan cấu tạo tròn (thân, cuống hoa, cuống lá). VẬN DỤNG THẤP Câu 9: Bộ phận nào trong cây có nhiều kiểu hướng động? A. Hoa. B. Thân. C. Rễ. D. Lá. Câu 10: Chọn phát biểu không đúng về hướng động ở thực vật. A. luôn có ý nghĩa thích nghi. B. chỉ xảy ra khi kích thích tác động từ một phía. C. luôn hướng tới nguồn kích thích. D. do ảnh hưởng của hoocmon sinh trưởng. Câu 11: Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước? A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng. B. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở. C. Cây bắt mồi khép lại khi có con mồi tiếp xúc, khí khổng đóng mở. D. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở. VẬN DỤNG CAO Câu 12: Hiện tượng nào sau đây không phải là hướng động? A. Ống phấn luôn mọc dài về phía noãn hoa. C. Rễ cây phát triển về phía nguồn nước. C. Tua cuốn của cây mướp quấn chặt vào cọc rào. D. Chạm vào cây trinh nữ, lá lập tức xếp lại. Câu 13: Cho các nội dung sau: (1) luôn có ý nghĩa thích nghi. (2) chỉ xảy ra khi kích thích tác động từ một phía. (3) luôn hướng tới nguồn kích thích. (4) do ảnh hưởng của hoocmon sinh trưởng. Số ý sai về hướng động ở thực vật: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 14: Cho các hiện tượng sau: (1) Ống phấn luôn mọc dài về phía noãn hoa. (2) Rễ cây phát triển về phía nguồn nước. (3) Tua cuốn của cây mướp quấn chặt vào cọc rào. (4) Chạm vào cây trinh nữ, lá lập tức xếp lại. (5) Thân, cành hướng về phía ánh sáng Số ý đúng về hướng động? A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 Bài 24: ỨNG ĐỘNG I. KHÁI NIỆM Ứng động là vận động của cây phản ứng lại sự thay đổi của tác nhân môi trường tác động đồng đều đến các bộ phận của cây. II. CÁC KIỂU ỨNG ĐỘNG Tùy theo vận động có gây ra sự sinh trưởng của thực vật hay không mà người ta chia ra ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng. 1. Ứng động sinh trưởng: - Thường là các vận động liên quan đến đồng hồ sinh học. Là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa). - Tùy thuộc tác nhân kích thích, ứng động sinh trưởng được chia thành các kiểu tương ứng: Quang ứng động, nhiệt ứng động. - Các vận động này có thể liên quan đến các hoocmon thực vật. 2. Ứng động không sinh trưởng: - Các vận động cảm ứng có liên quan đến sức trương nước của các miền chuyên hóa. - Các dạng ứng động không sinh trưởng: Ứng động sức trương (như vận động tự vệ), ứng động tiếp xúc và hóa ứng động (vận động bắt mồi). III. VAI TRÒ Ứng động giúp thực vật thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: BIẾT Câu 1: (1)là vận động của cây phản ứng lại sự thay đổi của tác nhân môi trường tác động đồng đều lên các bộ phận của cây.(1)là A. Hướng động B. Ứng động C. Ứng động sinh trưởng D. Ứng động không sinh trưởng Câu 2: Ứng động (Vận động cảm ứng) là hình thức phản ứng của cây trước A. nhiều tác nhân kích thích. B. tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng. C. tác nhân kích thích không định hướng. D. tác nhân kích thích không ổn định. HIỂU Câu 3: Kiểu ứng động nào sau đây là ứng động sinh trưởng? A. Ứng động sức trương B. Ứng dộng tiếp xúc C. Quang ứng động D. Hóa ứng động Câu 4 : Vận động theo chu kì sinh học là: A. Vận động của cơ thể theo thời gian trong ngày B. Vận động do các chấn động bên ngoài C. Vận động do sức trương nước D. Vận động sinh trưởng về mọi phía của cơ thể thực vật Câu 5: Hiện tượng nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng? A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở. B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng. C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở. D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở. Câu 6: Những ứng động nào sau đây là ứng động sinh trưởng? A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở. B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng. C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí klhổng đóng mở. D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí klhổng đóng mở. Câu 7: Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước? A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng. B. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí klhổng đóng mở. C. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí klhổng đóng mở. D. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí klhổng đóng mở. VẬN DỤNG THẤP Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không thuộc ứng động sinh trưởng? A. Vận động liên quan đến đồng hồ sinh học B. Các tb ở 2 phía đối diện của cơ quan thực vật có tốc độ sinh trưởng khác nhau C. Vận động liên quan đến hoocmon thực vật D. Các tb ở 2 phía đối diện của cơ quan thực vật có tốc độ sinh trưởng giống nhau Câu 9: Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào? A. Tác nhân kích thích không định hướng. B. Có sự vận động vô hướng C. Không liên quan đến sự phân chia tế bào. D. Có nhiều tácnhân kích thích. VẬN DỤNG CAO Câu 10: Cho các nội dung sau: (1) Vận động liên quan đến đồng hồ sinh học (2) Các tb ở 2 phía đối diện của cơ quan thực vật có tốc độ sinh trưởng khác nhau (3) Vận động liên quan đến hoocmon thực vật (4) Các tb ở 2 phía đối diện của cơ quan thực vật có tốc độ sinh trưởng giống nhau (5) Vận động liên quan đến sức trương nước ở thực vật Số ý đúng về ứng động sinh trưởng: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Sử dụng dữ kiện sau đây cho các câu 11, 12, 13 Cho các hiện tượng: (1) Hoa mười giờ nở vào buổi sáng (2) khí khổng đóng mở (3) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng. (4) Sự đóng mở của lá cây trinh nữ (5) Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại (6) ứng động nở hoa của bồ công anh (7) Vận động bắt mồi của cây gọng vó Câu 11: Số ý đúng về ứng động không sinh trưởng? A. 2 B. 3 (4) (2)(7) C. 4 D. 5 Câu 12: Số ý đúng về ứng động sinh trưởng? A. 2 B. 3 (1) (3)(6) C. 4 D. 5 Câu 13: Số ý đúng về ứng động sức trương? A. 2 (4) (2) B. 3 C. 4 D. 5 BÀI 26, 27. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT I. KHÁI NIỆM CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT 1. Khái niệm - Cảm ứng ở động vật là khả năng phản ứng với kích thích từ môi trường sống để tồn tại và phát triển. - VD: + Trời rét, méo có phản ứng xù lông, nằm co mình + Người lỡ chạm tay vào vật nóng, phản ứng rụt tay lại - Đặc điểm: phản ứng nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng. 2. Các bộ phận của 1 cung phản xạ ở động vật có tổ chức thần kinh - Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể, cơ quan thụ cảm) - Đường dẫn truyền vào (dây TK hướng tâm) - Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (não, tủy sống) - Đường dẫn truyền ra (dây TK li tâm) - Bộ phận trả lời kích thích (cơ, tuyến) II. CÁC HÌNH THỨC CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT 1. Cảm ứng ở ĐV chưa có tổ chức thần kinh - Đại diện: động vật đơn bào - Chưa có hệ thần kinh. - Hình thức cảm ứng là hướng động: chuyển đến các kích thích (hướng động dương) hoặc tránh xa kích thích (hướng động âm). - Cơ thể phản ứng lại bằng chuyển động của cơ thể hoặc co rút chất nguyên sinh. 2. Cảm ứng ở ĐV có tổ chức thần kinh - Có hệ thần kinh. - Hình thức cảm ứng là phản xạ: phản ứng trả lời kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh. - Nhờ có hệ thần kinh mà phản ứng diễn ra nhanh hơn và ngày càng chính xác, tùy thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh. Đại diện Đặc điểm cấu tạo Đặc điểm cảm ứng Hệ thần kinh dạng lưới Ruột khoang Các TB thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh tạo thành mạng lưới Phản ứng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể, do vậy tốn nhiều năng lượng Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch Giun dẹp, giun tròn, chân khớp Các TBTK tập hợp lại thành hạch TK nằm dọc theo chiều dài cơ thể Phản ứng mang tính chất định khu, chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn với hệ thần kinh dạng lưới. Hệ thần kinh dạng ống ĐV có xương: cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú Hình thành nhờ số lượng lớn các TBTK tập hợp lại thành ống TK nằm dọc theo vùng lưng của cơ thể. Não bộ phát triển Phản ứng mau lẹ, chính xác và tinh tế hơn, ít tốn năng lượng hơn. Có thể thực hiện các phản xạ đơn giản và phức tạp CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: BIẾT Câu 1: Cảm ứng của động vật là phản ứng lại các kích thích A. của một số tác nhân môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển. B. của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển. C. định hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển. D. vô hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển. Câu 2: Cảm ứng ở động vật có đặc điểm: A. phản ứng chậm, dễ thấy, kém đa dạng hình thức B. phản ứng nhanh, dễ thấy, đa dạng hình thức C. phản ứng chậm, khó thấy, đa dạng hình thức D. phản ứng nhanh, dễ thấy, kém đa dạng hình thức Câu 3: Phản xạ là phản ứng của cơ thể A. thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể. B. thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời lại các kích thích bên trong cơ thể. C. thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. D. trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể. Câu 4: Hệ thần kinh dạng lưới được tạo thành do các tế bào thần kinh A. rải rác dọc theo khoang cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh. B. phân bố đều trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh. C. rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh. D. tập trung ở một số vùng trong cơ thể, liên hệ với nhau qua sợi TK tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh. Câu 5: Khi thủy tức bị kích thích bởi 1 cành cây thì: A. điểm bị kích thích phản ứng B. toàn thân phản ứng C. không có phản ứng D.một vùng cơ thể phản ứng Câu 6 : Hình thức cảm ứng nào sau đây là cảm ứng ở động vật? A. Ứng động. B. Hướng động. C. Phản xạ D. Ứng động sinh trưởng. Câu 7: Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được tạo thành do các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch A. nằm dọc theo chiều dài cơ thể. B. nằm dọc theo lưng và bụng. C. nằm dọc theo lưng. D. được phân bố ở một số phần cơ thể. Câu 8: Khi giun đốt bị kích thích bởi 1 vật nhọn thì: A. điểm bị kích thích phản ứng B. toàn thân phản ứng C. không có phản ứng D. một vùng cơ thể phản ứng Câu 9: Hệ thần kinh ống gặp ở động vật nào? A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. B. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun đốt. C. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, thân mềm. D. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun tròn. Câu 10: Sinh vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch? A. Cá B. Châu chấu C. Thủy tức D. Ngựa Câu 11: Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào? A. Bộ phận tiếp nhận kích thích à Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin à Bộ phận phản hồi thông tin. B. Bộ phận tiếp nhận kích thích à Bộ phận thực hiện phản ứng à Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin à Bộ phận phản hồi thông tin. C. Bộ phận tiếp nhận kích thích à Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin à Bộ phận thực hiện phản ứng. D. Bộ phận trả lời kích thích à Bộ phận tiếp nhận kích thích à Bộ phận thực hiện phản ứng. Câu 12: Ý nào không đúng với cảm ứng của ruột khoang? A. Cảm ứng ở toàn bộ cơ thể. B. Toàn bộ cơ thể co lại khi bị kích thích. C. Tiêu phí nhiều năng lượng. D. Tiêu phí ít năng lượng. HIỂU Câu 13: Chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh ở động vật A. hệ thần kinh (htk) dạng lưới à chưa có htkà htk dạng ống à htk dạng chuỗi B. chưa có htk à htk dạng ống à htk dạng lưới à htk dạng chuỗi C. chưa có htk à htk dạng lưới à htk dạng chuỗi hạch à htk dạng ống D. htk dạng lưới à htk dạng ống à htk dạng hạch à chưa có htk. Câu 14: Hệ thần kinh có phản xạ chính xác và nhanh thuộc dạng hệ thần kinh nào? A. dạng ống B. dạng chuỗi C. dạng hạch D. dạng lưới Câu 15: Hệ thần kinh dạng ống được tạo thành từ hai phần rõ rệt là: A. não và thần kinh ngoại biên. B. thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. C. tuỷ sống và thần kinh ngoại biên. D. hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng Câu 16: Ý nào không đúng với phản xạ không điều kiện? A. Thường do tuỷ sống điều khiển. B. Di truyền được, đặc trưng cho loài. C. Có số lượng không hạn chế. D. Mang tính bẩm sinh và bền vững. Câu 17: Ý nào không đúng với đặc điểm phản xạ có điều kiện? A. Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững. B. Không di truyền được, mang tính cá thể. C. Có số lượng hạn chế. D. Thường do vỏ não điều khiển. VẬN DỤNG THẤP Câu 18: Ý nào không đúng đối với phản xạ? A. Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh. B. Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ. C. Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng. D. Phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng. Câu 19: Ý nào không đúng với cảm ứng của ruột khoang? A. Cảm ứng ở toàn bộ cơ thể. B. Toàn bộ cơ thể co lại khi bị kích thích. C. Phản ứng kém chính xác. D. Tiêu phí ít năng lượng. Câu 20: Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ co ngón tay? A. Là phản xạ có tính di truyền. B. Là phản xạ bẩm sinh. C. Là phản xạ không điều kiện. D. Là phản xạ có điều kiện. Câu 21: Ý nào không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh chuổi hạch? A. Số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới. B. Khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên. C. Phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới. D. Phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới. Câu 22: Chọn ý không đúng về sinh vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch ? A. giun đốt B. trùng biến hình C. giun dẹp D. giun tròn Câu 23: Cung phản xạ “co ngón tay của người” thực hiện theo trật tự nào? A. Thụ quan đau ở da à Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ à Tuỷ sống à Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ à Các cơ ngón tay. B. Thụ quan đau ở da à Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ à Tuỷ sống à Các cơ ngón tay. C. Thụ quan đau ở da à Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ à Tuỷ sống à Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ à Các cơ ngón tay. D. Thụ quan đau ở da à Tuỷ sống à Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ à Các cơ ngón tay. BÀI 28, 29. ĐIỆN THẾ NGHỈ, ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH * Điện sinh học: là khả năng tích điện của tế bào, cơ thể. I. KHÁI NIỆM ĐIỆN THẾ NGHỈ Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa 2 bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi (không bị kích thích), phía trong màng tế bào tích điện âm so với bên ngoài màng tích điện dương. II. CƠ CHẾ HÌNH THÀNH ĐIỆN THẾ NGHỈ (giảm tải) 1. Lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu dẫn đến sự phân bố ion không đều ở 2 bên màng - Nồng độ K+ trong màng > ngoài màng. - Nồng độ Na+ ngược lại. 2. Tính thấm của màng đối với ion K+ - Ở trạng thái nghỉ ngơi, cổng K+ mở, ion K+ đi từ trong ra ngoài màng, nằm sát mặt ngoài màng. - Kết quả: trong màng: - Ngoài màng: + 3. Hoạt động của bơm Na – K - Để duy trì điện thế nghỉ: bơm Na – K chuyển K+ từ ngoài trả về trong màng làm nồng độ K+ trong màng > ngoài màng - Để duy trì điện thế hoạt động: bơm Na– K chuyển Na+ từ trong trả ra ngoài màng. - Hoạt động của bơm Na – K tốn năng lượng III. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG 1. Đồ thị điện thế hoạt động Gồm 3 giai đoạn: mất phân cực, đảo cực, tái phân cực 2. Khái niệm: Là sự thay đổi điện thế giữa trong và ngoài màng khi nơron bị kích thích. 3. Cơ chế hình thành điện thế hoạt động a. Mất phân cực Cổng Na+ mở, ion Na+ di chuyển từ ngoài vào trong Kết quả: trong và ngoài trung hòa về điện b. Đảo cực Cổng Na+ mở, ion Na+ di chuyển từ ngoài vào trong Kết quả: trong: [+] Ngoài: [ - ] c. Tái phân cực Cổng K+ mở, ion K+ di chuyển từ trong ra ngoài Kết quả: trong: [ -] ngoài: [+] IV. LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH TRÊN SỢI THẦN KINH. 1. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin. - Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực - Vận tốc lan truyền chậm. 2. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin - Bao miêlin có tính chất cách điện, bao bọc không liên tục tạo thành eo Ranviê. - Xung thần kinh lan truyền theo lối “nhảy cóc” từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác, do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. - Vận tốc lan truyền nhanh. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: BIẾT Câu 1: Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào A. bị kích thích, phía trong màng mang điện dương và ngoài màng mang điện âm. B. không bị kích thích, phía trong màng mang điện dương và ngoài màng mang điện âm. C. không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương. D. bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương. Câu 2: Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang: A. mất phân cực, đảo cực và tái phân cực. B. mất phân cực, đảo cực. C. đảo cực, mất phân cực và tái phân cực. D. đảo cực và tái phân cực. Câu 3. Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi A. phía trong màng tích điện dương, ngoài màng tích điện âm B. phía trong màng tích điện âm, ngoài màng tích điện dương C. cả trong và ngoài màng tích điện dương D. cả trong và ngoài màng tích điện âm Câu 4. Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn theo trình tự nào sau đây? A. Mất phân cực – đảo cực – tái phân cực B. Mất phân cực – tái phân cực – đảo cực C. Đảo cực – mất phân cực – tái phân cực D. Đảo cực – tái phân cực – mất phân cực Câu 5: Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao miêlin diễn ra như thế nào? A. Xung TK lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực đến tái phân cực rồi đảo cực. B. Xung TK lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do đảo cực đến mất phân cực rồi tái phân cực. C. Xung TK lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực đến đảo cực rồi tái phân cực. D. Xung TK lan truyền không liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực đến đảo cực rồi tái p.cực HIỂU Câu 6. Điện thế hoạt động lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin nhanh hơn so với sợi thần kinh không có bao miêlin vì xung thần kinh A. lan truyền theo kiểu nhảy cóc B. lan truyền liên tiếp từ vùng này sang vung khác C. không lan truyền theo kiểu nhảy cóc D. không lan truyền liên tục Câu 7. Vì sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao miêlin lại “nhảy cóc”? A. Vì sự thay đổi tính thấm của mang chỉ xảy ra tại các eo Ranvie. B. Vì đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng. C. Vì giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện. D. Vì tạo cho tốc độ truyền xung nhanh. Câu 8. Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, A. chậm và ít tiêu tốn năng lượng. B. chậm chạp và tiêu tốn nhiều năng lượng. C. nhanh và ít tiêu tốn năng lượng. D. nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng. Câu 9: Phương án nào không phải là đặc điểm của sự lan truyên xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin? A. Dẫn truyền theo lối “Nhảy cóc” từ eo Ranvie này chuyển sang eo Ranvie khác. B. Sự thay đổi tính chất màng chỉ xảy ra tại các eo. C. Dẫn truyền nhanh và ít tiêu tốn năng lượng. D. Nếu kích thích tại điểm giữa sợi trục thì lan truyền chỉ theo một hướng. Câu 10: Phương án nào không phải là đặc điểm của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao miêlin? A. Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác. B. Xung thần kinh lan truyền từ nơi có điện tích dương đến nơi có điện tích âm C. Xung thần kinh lan truyền ngược lại từ phía ngoài màng. D. Xung thần kinh không chạy trên sợi trục mà chỉ kích thích vùng màng làm thay đổi tính thấm. VẬN DỤNG THẤP Câu 11: Xung thần kinh lan truyền theo các sợi thần kinh có bao myelin từ vở não xuống cơ ngón chân của 1 người làm co cơ chân. Hãy tính thời gian lan truyền xung thần kinh từ vỏ não xuống chân của 1 người cao 1,6m, tốc độ lan truyền là 100m/s. 16 s B. 0,16 s C. 0,016 s D. 0,0016s VẬN DỤNG CAO Câu 12: Cho các ý sau (1) lan truyền theo kiểu nhảy cóc (2) lan truyền liên tiếp từ vùng này sang vùng k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDe cuong sinh hoc 11_12409465.doc
Tài liệu liên quan