Câu 7: Một xe đạp đi với vận tốc 12 km/h. Con số đó cho ta biết điều gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Thời gian đi của xe đạp. B. Quãng đường đi của xe đạp.
C. Xe đạp đi 1 giờ được 12km. D. Mỗi giờ xe đạp đi được 12km.
Câu 8: Một người đi xe máy trong 6 phút được quãng đường 4 km. Trong các kết quả vận tốc sau kết quả nào SAI?
A. v = 40 km/h. B. v = 400 m / ph. C. v = 4km/ ph. D. v = 11,1 m/s.
Câu 9: Một chiếc đu quay trong công viên có đường kính 6m . Một người theo dõi một em bé đang ngồi trên đu quay và thấy em đó quay 10 vòng trong 2 phút. Vận tốc chuyển động của em bé đó là:
A. v = 1,57 m/s. B. v = 0,5 m/s. C. v = 30 m/ ph. D. v = 5 m /ph.
Câu 10: Một người đi quãng đường dài 1, 5 km với vận tốc 10m/s. thời gian để người đó đi hết quãng đường là:
A. t = 0,15 giờ. t = 15 giây. t = 2,5 phút. t = 14,4phút.
Câu 11: Một học sinh đi xe đạp trên một đoạn đường dốc dài 100m. 75 m đầu học sinh đó đi với vận tốc 2,5 m/s. Biết thời gian đi cả đoạn dốc là 35 giây.
Thời gian học sinh đó đi hết đoạn đường còn lại là:
A. 5 giây. B. 15 giây. C. 20 giây. D. 30 giây.
2 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 743 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát lần 1 Vật lý 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHẢO SÁT LẦN 1
(Thời gian 45 phút)
Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Một thùng cao 1,5m đựng đầy nước, áp suất của nước lên đáy thùng và lên 1 điểm cách miệng thùng 0,5m lần lượt là
A. 15000Pa và 5000Pa. B. 1500Pa và 1000Pa. C. 15000Pa và 10000Pa. D. 1500Pa và 500Pa.
Câu 2: Lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên vật nhúng trong chất lỏng có:
A. phương thẳng đứng, chiều từ trái sang B.phương thẳng đúng, chiều từ dưới lên.
C. phương thẳng đúng chiều từ trên xuống D. cùng phương, chiều với trọng lực tác dụng lên vật.
Câu 3: Trong các ví dụ về vật đứng yên so với vật mốc sau đây ví dụ nào là SAI.
Trong chiếc đồng hồ đang chạy đầu kim đứng yên so với cái bàn.
Trong chiếc ô tô đang chuyển động người lái xe đứng yên so với ô tô.
Trên chiếc thuyền đang trôi theo dòng nước người lái thuyền đứng yên so với chiếc thuyền.
Cái cặp để trên mặt bàn đứng yên so với mặt bàn.
Câu 4: Hãy chọn câu trả lời đúng.Một người ngồi trên đoàn tàu đang chạy thấy nhà cửa bên đường chuyển động. Khi ấy người đó đã chọn vật mốc là:
A.Toa tầu. B. Bầu trời. C. Cây bên đường. D. Đường ray.
Câu 5: Trong các câu phát biểu sau câu nào đúng:
Một vật đứng yên thì nó sẽ đứng yên trong mọi trường hợp.
Một vật đang chuyển động thì nó sẽ chuyển động trong mọi trường hợp.
Một vật đứng yên hay chuyển động còn phụ thuộc vào khoảng cách so với vật khác.
Một vật đứng yên hay chuyển động phụ thuộc vào vật mốc đựoc chọn.
Câu 6:Người lái đò đang ngồi trên một chiếc thuyền đi trên sông, nhìn thấy một cái lá đang trôi theo dòng nước . Câu mô tả nào sau đây là SAI?
A.Người lái đò chuyển động so với mặt nước. B. Người lái đò chuyển động so với bờ sông.
C. Người lái đò chuyển động so với cái thuyền. D. Người lái đò chuyển động so với cái lá.
Câu 7: Một xe đạp đi với vận tốc 12 km/h. Con số đó cho ta biết điều gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Thời gian đi của xe đạp. B. Quãng đường đi của xe đạp.
C. Xe đạp đi 1 giờ được 12km. D. Mỗi giờ xe đạp đi được 12km.
Câu 8: Một người đi xe máy trong 6 phút được quãng đường 4 km. Trong các kết quả vận tốc sau kết quả nào SAI?
v = 40 km/h. B. v = 400 m / ph. C. v = 4km/ ph. D. v = 11,1 m/s.
Câu 9: Một chiếc đu quay trong công viên có đường kính 6m . Một người theo dõi một em bé đang ngồi trên đu quay và thấy em đó quay 10 vòng trong 2 phút. Vận tốc chuyển động của em bé đó là:
v = 1,57 m/s. B. v = 0,5 m/s. C. v = 30 m/ ph. D. v = 5 m /ph.
Câu 10: Một người đi quãng đường dài 1, 5 km với vận tốc 10m/s. thời gian để người đó đi hết quãng đường là:
t = 0,15 giờ. t = 15 giây. t = 2,5 phút. t = 14,4phút.
Câu 11: Một học sinh đi xe đạp trên một đoạn đường dốc dài 100m. 75 m đầu học sinh đó đi với vận tốc 2,5 m/s. Biết thời gian đi cả đoạn dốc là 35 giây.
Thời gian học sinh đó đi hết đoạn đường còn lại là:
5 giây. B. 15 giây. C. 20 giây. D. 30 giây.
Câu 12: Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang khi có lực tác dụng là 35 N. Lực ma sát tác dụng lên vật trong trường hợp này có độ lớn là:
Fms = 35N. B. Fms = 50N. C. Fms > 35N. D. Fms < 35N.
Câu 13: Khi đi chân không vào nền nhà vừa láng xi măng thì ta thường để lại các vết chân. Muốn không để lại các vết chân thì người ta thường lót một tấm ván rộng lên và đi lên đấy. Ở đây chúng ta áp dụng nguyên tắc nào? Hãy chọn câu trả lời đúng.
Lót tấm ván để tăng trọng lượng của người tác dụng vào mặt sàn.
Lót tấm ván để giảm trọng lượng của người tác dụng vào mặt sàn.
Lót tấm ván để giảm áp suất tác dụng vào mặt sàn.
Lót tấm ván để tăng áp suất tác dụng vào mặt sàn.
Câu 14: Một thỏi thép hình lập phương có khối lượng 26,325 kg tác dụng một áp suất 11700 N / m2 lên mặt bàn nằm ngang. Cạnh của hình lập phương đó là bao nhiêu? Hãy chọn đáp án đúng trong các đáp án dưới đây.
15cm. B. 22,5 cm. C. 44,4 cm. D. 150cm.
Câu 15: Một vật có khối lượng 5kg được đặt trên mặt bàn nằm ngang với diện tích tiếp xúc là 40 cm2.
Áp suất của vật đó tác dụng lên mặt bàn là bao nhiêu? Hãy chọn kết quả đúng trong các kết quả dưới đây.
125 N / m2.B. 800 N / m2. C. 1250 N / m2. D. 12500 N / m2.
Câu 16: Câu nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về áp suất chất rắn.
Chất rắn truyền áp lực đi theo phương song song với mặt bị ép.
Chất rắn truyền áp lực đi theo mọi phương.
Áp suất là độ lớn của áp lực trên mặt bị ép.
Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
Câu 17: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:
Khối lượng lớp chất lỏng phía trên. B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.
C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên. D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên.
Câu 18: Khi đặt ống Tôrixenli ở chân một quả núi , cột thủy ngân có độ cao 752mm. Khi đặt nó ở ngọn núi, cột thủy ngân cao 708mm. Tính độ cao của ngọn núi so với chân núi. Biết rằng cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm 1mmHg.
440 m. B. 528 m. C. 366 m. D. Một đáp số khác.
Câu 19: Có một khúc gỗ và một thỏi sắt có cùng khối lượng được nhúng chìm trong nước. Hỏi lực đẩy Acsimet của nước lên vật nào lớn hơn? Biết khối lượng riêng của gỗ nhỏ hơn khối lượng riêng của sắt.
Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên thỏi sắt lớn hơn. B. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên khúc gỗ lớn hơn.
Lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai vật như nhau. D. Không so sánh được.
Câu 20: Hai quả cầu được làm bằng đồng có thể tích bằng nhau, một quả đặc và một quả bị rỗng ở giữa ( không có khe hở vào phần rỗng ), chúng cùng được nhúng chìm trong dầu. Quả nào chịu lực đẩy Acsimet lớn hơn?
Quả cầu đặc. B. Quả cầu rỗng.
C. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai quả cầu như nhau. D. Không so sánh được.
Câu 21: Hãy chọn câu trả lời đúng.
Một vật được thả vào dầu. Khi trọng lượng cuả vật lớn hơn lực đẩy Acsimets thì:
Vật bị chìm. B. Vật nổi trên mặt thoáng. C. Vật lúc nổi lúc chìm. D. Vật lơ lửng.
Câu 22: Một viên gạch thì chìm trong nước nhưng một mẩu gỗ lại nổi trên mặt nước. Câu trả lời nào sau đây là đúng?
Vì trọng lượng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng viên gạch.
Vì lực đẩy Acsimet của nước vào gỗ lớn hơn vào gạch.
Vì viên gạch có kích thước lớn hơn mẩu gỗ.
Vì trọng lượng riêng của gạch lớn hơn trọng lượng riêng của nước còn trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
Câu 23: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào KHÔNG có công cơ học.
Một người đi cầu thang lên gác. B. Quả cân được treo trên đòn cân.
C. Xe máy đi trên đường. D. Một người dùng ròng rọc kéo vật lên cao.
Câu 24: Một chiếc xe chuyển động trên đường với lực kéo 150N. Trong 5 phút công thực hiện được là 450 kJ. Vận tốc chuyển động của xe là bao nhiêu?
Hãy chọn câu trả lời đúng.
v = 10m/s. B. v = 60 m/ ph. C. v = 90 m/ ph. D. Một kết quả khác.
Câu 25: Một chiếc xe chuyển động đều với vận tốc 36 km/h với lực kéo là 500N. Công suất của chiếc xe đó là:
500w. B. 5000 w. C. 18000 w. D. Một kết quả khác.
Câu 26: Trong các câu nhận xét sau câu nào SAI?
Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.
Quả bóng có vận tốc lớn nhất khi nó lên đến điểm cao nhất.
Nước chảy từ trên cao xuống thì thế năng chuyển thành động năng.
Nếu kể đến ma sát thì cơ năng của vật không được bảo toàn.
Câu 27: Khi sử dụng máy cơ đơn giản thì loại máy nào cho ta lợi về công? Hãy chọn câu trả lời đúng.
Ròng rọc động. B. Đòn bẩy. C. Mặt phẳng nghiêng.
D. Không loại máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công.
Câu 28: Một miếng gỗ có thể tích 3 dm3 nằm cân bằng trên mặt nước.Thể tích phần chìm của miếng gỗ là bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của gỗ là 600 kg /m3, khối lượng riêng của nước là 1000 kg /m3.
Hãy chọn đáp án đúng.
0,5 dm3 B. 0,18dm3. C. 1,8 dm3. D. 0,5 m3.
Câu 29: Khi đo trọng lượng của một vật làm bằng nhôm và nhúng chìm trong nước ta thấy lực kế chỉ 175N. Trọng lượng của vật đó ở ngoài không khí là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nhôm là 27000 N /m3 trọng lượng riêng của nước là 10000 N /m3.
Hãy chọn đáp án đúng.
103N. B. 110N. C. 278N. D. 472,5N.
Câu 30 Thả 2 hòn bi sắt giống hệt nhau ,1vào nước và 1 vào thủy ngân. Hỏi hòn bi nào nổi, hòn bi nào chìm?
A.Hòn thả vào nước nổi, hòn thả vào thủy ngân chìm B. Cả hai cùng chìm
C. Cả hai cùng nổi D. Hòn trong thủy ngân nổi, hòn trong nước chìm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- De khao sat ngau nhien ly 8_12320542.doc