Đề kiểm tra môn Hóa 10 - Bài số 2 - Học kì I

Câu 7: Cho các nguyên tố: 11Na, 19K, 13Al, 12Mg. Dãy đ¬ược sắp xếp theo tính kim loại tăng dần từ trái sang phải là A. Na, K, Al, Mg B. Al, Mg, Na, K

C. K, Mg, Al, Na D. Al, Mg, K, Na

Câu 8: Chọn phát biểu đúng về độ âm điện

A.Trong nhóm A, độ âm điện tăng dần từ trên xuống dư¬ới

B. Độ âm điện của phi kim nhỏ hơn độ âm điện của kim loại

C. Trong một chu kỳ, độ âm điện của kim loại kiềm là nhỏ nhất

D. Độ âm điện tăng thì tính phi kim giảm

Câu 9:Trong một nhóm A, từ trên xuống dư¬ới

A. bán kính nguyên tử giảm B. tính phi kim tăng

C. độ âm điện tăng D. bán kính nguyên tử tăng

Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình eletron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố R với hidro, R chiếm 94,12% về khối lượng. % khối lượng R trong oxit cao nhất là

A. 27,27% B. 40,00% C. 60,00% D. 50,00%

 

docx26 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 712 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề kiểm tra môn Hóa 10 - Bài số 2 - Học kì I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và Y ? Viết phương trình hóa học của phản ứng để minh họa. 4. Cho 3g hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm A và natri tác dụng với nước dư thu được dung dịch Y và khí Z. Dể trung hòa dung dịch Y cần 0,2 mol HCl. Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy xác định nguyên tử khối và tên nguyên tố A. 5. Viết phương trình biểu diễn sự hình thành các ion sau đây từ các nguyên tử tương ứng : a) Na → Na+ ; b) Cl → Cl– ; c) Mg → Mg2+ d) S → S2– ; e) Al → Al3+; f) O → O2– . B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập B3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Hoạt động chung cả lớp: Giáo viên mời một số học sinh lên trình bày kết quả, các học sinh khác góp ý bổ sung. Giáo viên giúp học sinh nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức B4: Đánh giá kết quả thực hiện niệm vụ học tập + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, HĐ nhóm để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua HĐ chung cả lớp, GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức. - Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: 4. Dặn dò a) Mục tiêu hoạt động: Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho học sinh về nhà làm, nhằm mục đích giúp học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của học sinh, không bắt buộc tất cả học sinh đều phải làm tuy nhiên giáo viên nên động viên khuyến khích học sinh tham gia nhất là các học sinh say mê học tập, nghiên cứu, học sinh khá giỏi và chia sẻ kết quả. b) Nội dung hoạt động: Học sinh giải quyết các câu hỏi sau. Câu 1. X và Y là 2 hợp chất ion cấu tạo bởi các ion có cấu hình electron giống khí trơ Ne hoặc Ar. Tổng số hạt mang điện trong X là 46 và tổng số hạt mang điện trong Y là 38. Nguyên tố X’ tạo nên anion của X và nguyên tố Y’ tạo nên anion của Y thuộc cùng 1 phân nhóm. X’ và Y’ tạo nên 2 hợp chất có số electron trong phân tử lần lượt là : A. 24 và 32 B.50 và 84 C. 32 và 40 D. 32 và 84 Câu 2. Trong các phân tử hợp chất ion sau đây : CaCl2, MgO, CaO, Ba(NO3)2, Na2O, KF, Na2S, MgCl2, K2S, KCl có bao nhiêu phân tử được tạo thành bởi các ion có chung cấu hình electron 1s22s22p63s23p6? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 3. Cho các nguyên tố K,Na,Ca,Al, F,O, Cl. Có bao nhiêu phân tử hợp chất ion tạo thành từ 2 nguyên tố trong các nguyên tố trên có cấu hình electron của cation khác cấu hình electron của anion ? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 4.. Trong các ion sau : Fe3+, Na+, Ba2+, S2–, Pb2+, Cr3+, Ni2+, Zn2+, Ca2+, Cl– ,H+, H– có bao nhiêu ion không có cấu hình electron giống khí trơ : A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 5. Anion X– và cation M2+ (M không phải là Be) đều có chung 1 cấu hình electron R. Khẳng định nào sau đây là sai? A. Nếu M ở chu kì 3 thì X là Flo. B. Nếu R có n electron thì phân tử hợp chất ion đơn giản giữa X và M có 3n electron. C. X là nguyên tố p và M là nguyên tố s. D. Số hạt mang điện của M–số hạt mang điện của X = 4. Câu 6. Trong số các hợp chất ion 2 nguyên tố đơn giản tạo thành từ các kim loại Na, Ca, K, Mg và các phi kim O, Cl, S, N phân tử hợp chất ion có số electron nhiều nhất trong phân tử là m và phân tử hợp chất ion có số electron ít nhất trong phân tử là n. m và n lần lượt là : A. 74 và 20. B. 54 và 20. C. 54 và 28. D. 74 và 38. Câu 7. Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 115 trong đó số hạt không mang điện chiếm 39,13% tổng số hạt. Trong hợp chất ion giữa M và X số hạt mang điện của M chiếm 14,63% tổng số hạt mang điện của phân tử. M là : A. Na B. Mg C. Na D.K Câu 8. Tổng số hạt mang điện của phân tử X2Y và ZY lần lượt là 108 và 56. Số hạt mang điện của X bằng 1,583 lần số hạt mang điện của Z. T có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p5. Tổng số electron trong phân tử hợp chất giữa X và T, Z và T lần lượt là : (X,Y,Z,T là các nguyên tố hóa học) A. 20 và 20 B. 28 và 30 C. 40 và 20 D. 38 và 20 V. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: Ký duyệt: Tuần dạy Tiết 24 : LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ I.Mục tiêu bài 1.Kiến thức, kĩ năng, thái độ. Kiến thức HS biết khái niệm về liên kết cộng hóa trị (LKCHT). Nguyên nhân của sự hình thành LKCHT Định nghĩa liên kết cho – nhận Biết đặc điểm của LKCHT Hiểu được tính chất chung của hợp chất có LKCHT Biết sự liên hệ giữa hiệu độ âm điện và liên kết hóa học Kĩ năng Xác định được các hợp chất có LKCHT, liên kết cho – nhận Giải thích liên kết cộng hóa trị trong một số phân tử đơn giản. Xác định được loại liên kết trong một chất khi biết hiệu độ âm điện. Thái độ Say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học Có ý thức vận dụng kiến thức đã học về tính chất của hợp chất có LKCHT vào thực tiễn đời sống. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển Năng lực chung Năng lực quan sát mô hình rút ra nhận xét về sự hình thành liên kết Năng lực tự học, năng lực hợp tác nhóm Năng lực tính toán, năng lực tư duy logic. Năng lực chuyên biệt Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. 3. Tích hợp, liên môn Chuẩn bị của giáo viên và học sinh GV: mô phỏng về sự hình thành liên kết trong phân tử H2, N2, HCl, CO2 Mô hình phân tử CO2 Phiếu học tập số 1, 2,3,4 HS: Xem lại kiến thức về liên kết ion. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới A.Hoạt động Khởi động Mục tiêu hoạt động. Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS. Phương thức tổ chức HĐ: B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập PHIẾU HỌC TẬP SỐ I Câu hỏi 1: Trong bức tranh dưới đây ( góc thư viện), các loại sách, truyệndo ai đóng góp? Chúng là tài sản riêng của người đóng góp hay tài sản chung của cả lớp? Câu hỏi 2: Trong đời sống có nhiều trường hợp con người đã đưa tài sản riêng của mình đóng góp với nhau để biến chúng thành tài sản chung phục vụ lợi ích cho cả 2 hay nhiều người. ( Ví dụ: Sinh viên dùng chung sách vở; các công ty liên kết để cùng sản xuất ra một loại sản phẩm công nghệ cao.) Trong hóa học, các nguyên tử ngoài xu hướng cho nhận e thì còn có cách thức trao đổi e nào để tạo thành phân tử bền vững? Câu hỏi 3: Cho thông tin: H có Z = 1; N có Z = 7 Trả lời các câu hỏi sau: a) Nguyên tử H đang có 1e, để đạt cấu hình e bền vững của khí hiếm He (gần nhất) thì 2 nguyên tử H phải sử dụng e của mình như thế nào khi tạo thành phân tử H2? Dùng kí hiệu để biểu diễn quá trình đó? Viết công thức electron và công thức cấu tạo của H2? b)Viết cấu hình e nguyên tử N? Xác định số e lớp ngoài cùng của nguyên tử N? Trong số đó có bao nhiêu e độc thân? Khi tạo phân tử N2, để đạt cấu hình e của khí hiếm gần nhất Ne, mỗi nguyên tử N phải góp chung mấy e? là những e nào? Viết công thức electron và công thức cấu tạo của N2? c) Liên kết được hình thành trong phân tử H2 và N2 ở trên là liên kết cộng hóa trị. Em hiểu thế nào là liên kết cộng hóa trị? d) Trong các phân tử H2 và N2 trên, cặp e dùng chung có bị lệch về phía nguyên tử nào không? Vì sao? Vậy LKCHT trong pt H2 và N2 thuộc loại LKCHT có cực hay không cực? B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập GV tổ chức cho HS HĐ nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1. ( câu 1, 2 HĐ chung cả lớp, câu 3 HĐ theo nhóm). Sau đó Gv cho HS HĐ chung cả lớp bằng cách mời một số nhóm báo cáo, các nhóm khác góp ý, bổ sung. Vì là HĐ tạo tình huống/ nhu cầu học tập nên GV không chốt kiến thức mà chỉ liệt kê những câu hỏi/ vấn đề chủ yếu mà HS đã đưa ra, các vấn đề này sẽ được giải quyết ở HĐ hình thành kiến thức và HĐ luyện tập. B3: Báo cáo kết quả và thảo luận Dựa vào các thông tin đã cho trong phiếu học tập, kết hợp với kiến thức thực tế HS có thể trả lời được câu hỏi 1,2. B4: Đánh giá kết quả thực hiện niệm vụ học tập HS có thể gặp khó khăn khi biểu diễn quá trình hình thành liên kết và các loại công thức electron, CTCT của phân tử H2, N2. Muốn trả lời đầy đủ các ý trên HS phải tìm hiểu tiếp kiến thức ở HĐ hình thành kiến thức. + Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. ( ví dụ nếu HS không dự đoán được số e góp chung thì GV có thể gợi ý nguyên tử thiếu bao nhiêu e để đạt cấu hình e bão hòa thì sẽ góp chung bấy nhiêu e.) + Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chình bổ sung ở các HĐ tiếp theo. B.Hoạt động hình thành kiến thức. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự hình thành phân tử H2 Mục tiêu HĐ: HS hiểu và mô tả được quá trình hình thành liên kết trong phân tử H2. Viết được công thức electron và CTCT của phân tử H2. Phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học b.Phương thức tổ chức HĐ: B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV cho HS HĐ cá nhân: Nghiên cứu SGK để tiếp tục hoàn thành phiếu học tập số 1 B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HĐ nhóm: GV cho HS HĐ nhóm để chia sẻ , bổ sung cho nhau trong kết quả HĐ cá nhân. HĐ chung cả lớp: GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung ( nên mời các nhóm có kết quả khác nhau trình bày để khi thảo luận chung cả lớp được phong phú, đa dạng và HS sẽ được rút kinh nghiệm thông qua sai lầm của mình.) B3: Báo cáo kết quả và thảo luận I. SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ 1. Liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nguyên tử giống nhau. Sự hình thành đơn chất a)Sự hình thành phân tử H2 H (Z = 1): 1s1→ để hình thành phân tử H2 mỗi nguyên tử H góp chung 1e tạo nên 1 cặp e chung. Liên kết giữa 2 nguyên tử H là liên kết đơn ( 1 cặp e chung). B4: Đánh giá kết quả thực hiện niệm vụ học tập + Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý bổ sung của các nhóm khác, GV hướng dẫn HS chốt được các kiến thức về sự hình thành phân tử H2. Viết được công thức e và CTCT của H2. Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự hình thành phân tử N2 Mục tiêu HĐ: HS hiểu và mô tả được quá trình hình thành liên kết trong phân tử N2. Viết được công thức electron và CTCT của phân tử N2. Rút ra khái niệm về LKCHT và hiểu được LKCHT trong các phân tử H2,N2 là LKCHT không cực Phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy logic b.Phương thức tổ chức HĐ: B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV cho HS HĐ cá nhân : nghiên cứu SGK để tiếp tục hoàn thành phiếu học tập số 1 B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HĐ chung cả lớp: GV gọi một số HS phát biểu. Các HS khác góp ý, bổ sung phần còn thiếu, sau đó GV chuẩn hóa kiến thức. B3: Báo cáo kết quả và thảo luận b)Sự hình thành phân tử N2 N (Z=7): 1s22s22p3 → có 5e lớp ngoài cùng, để hình thành phân tử N2, mỗi nguyên tử N phải góp 3e tạo nên 3 cặp e chung. B4: Đánh giá kết quả thực hiện niệm vụ học tập + Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ cá nhân, GV quan sát tất cả các HS, kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua phần trình bày kết quả của HS và sự góp ý bổ sung của các HS khác, GV hướng dẫn HS chốt được các kiến thức về sự hình thành phân tử N2. Viết được công thức e và CTCT của N2.Rút ra kết luận về LKCHT. Hoạt động 3 : Tìm hiểu về sự hình thành phân tử HCl Mục tiêu HĐ: HS hiểu và mô tả được quá trình hình thành liên kết trong phân tử HCl Viết được công thức electron và CTCT của phân tử HCl Hiểu được LKCHT trong phân tử HCl là LKCHT có cực Phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy logic b. Phương thức tổ chức HĐ: B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV cho HS HĐ theo cặp để hoàn thành phiếu học tập số 2. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Đọc thông tin: Cho H (Z = 1); Cl (Z = 17). Trả lời các câu hỏi sau: Viết cấu hình e nguyên tử của H và Cl? Mỗi nguyên tử có bao nhiêu e lớp ngoài cùng? Trong đó có bao nhiêu e độc thân? Còn thiếu bao nhiêu e nữa sẽ đạt cấu hình bền vững của khí hiếm? Khi hình thành phân tử HCl, mỗi nguyên tử sẽ góp chung bao nhiêu e? cặp e chung đó có bị lệch về phía nguyên tử nào không ? vì sao?. Viết CTe và CTCT của HCl? Liên kết trong phân tử HCl trên thuộc loại LKCHT có cực hay không cực? B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Gv cho HS HĐ chung cả lớp bằng cách mời một số cặp báo cáo, các cặp khác góp ý, bổ sung và cuối cùng GV chuẩn hóa lại các kiến thức mà HS vừa thảo luận. B3: Báo cáo kết quả và thảo luận 2. Sự hình thành phân tử hợp chất. a) Sự hình thành phân tử HCl Do cặp e chung bị lệch về phía Cl nên LKCHT trong phân tử HCl là LKCHT có cực - Đánh giá kết quả HĐ: B4: Đánh giá kết quả thực hiện niệm vụ học tập + Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý bổ sung của các nhóm khác, GV hướng dẫn HS chốt được các kiến thức về sự hình thành phân tử HCl và đặc điểm LK. Viết CTe và CTCT của HCl Hoạt động 4 : Tìm hiểu về sự hình thành phân tử CO2 Mục tiêu HĐ: HS hiểu và mô tả được quá trình hình thành liên kết trong phân tử CO2. Đặc điểm phân tử CO2 có cấu tạo thẳng. Viết được công thức electron và CTCT của phân tử CO2 b.Phương thức tổ chức HĐ: B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV cho HS HĐ theo cặp để hoàn thành phiếu học tập số 3. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Đọc thông tin: Cho C (Z = 6); O (Z = 8). Trả lời các câu hỏi sau: Viết cấu hình e nguyên tử của C và O? Mỗi nguyên tử có bao nhiêu e lớp ngoài cùng? Trong đó có bao nhiêu e độc thân? Còn thiếu bao nhiêu e nữa sẽ đạt cấu hình bền vững của khí hiếm? Khi hình thành phân tử CO2, mỗi nguyên tử sẽ góp chung bao nhiêu e? cặp e chung đó có bị lệch về phía nguyên tử nào không ? vì sao?. Viết CTe và CTCT của CO2? Liên kết giữa nguyên tử C và nguyên tử O thuộc loại LKCHT có cực hay không cực? Phân tử CO2 có phân cực không? Vì sao? B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Gv cho HS HĐ chung cả lớp bằng cách mời một số cặp báo cáo, các cặp khác góp ý, bổ sung và cuối cùng GV chuẩn hóa lại các kiến thức mà HS vừa thảo luận. B3: Báo cáo kết quả và thảo luận B4: Đánh giá kết quả thực hiện niệm vụ học tập + Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý bổ sung của các nhóm khác, GV hướng dẫn HS chốt được các kiến thức về sự hình thành phân tử CO2 và đặc điểm LK. Viết CTe và CTCT của CO2. C. Hoạt động luyên tập a. Mục tiêu HĐ: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong các phân tử đơn chất và hợp chất. Phân biệt được LKCHT có cực và không cực. Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học. Nội dung HĐ: Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 4. b. Phương thức tổ chức HĐ: B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Hoàn thành các câu hỏi/ bài tập sau; Câu 1: Chọn câu đúng nhất: Liên kết cộng hóa trị là liên kết Giữa các phi kim với nhau Trong đó cặp e chung bị lệch về phía một nguyên tử Được hình thành do sự dùng chung e của 2 nguyên tử khác nhau Được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp e chung. Câu 2: Phân tử nào sau đây có LKCHT không cực? HCl B. NH3 C. Cl2 D. H2O Câu 3: Phân tử nào sau đây có LKCHT có cực? H2 B. O2 C. Br2 D. NH3 B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS HĐ cặp đôi để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi trong phiếu học tập số 4. B3: Báo cáo kết quả và thảo luận HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS trình bày kết quả/ lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung sai sót sau đó GV chuẩn hóa kiến thức và phương pháp giải bài tập. B4: Đánh giá kết quả thực hiện niệm vụ học tập + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, HĐ nhóm để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua HĐ chung cả lớp, GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức. - Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: 4. Dặn dò Mục tiêu HĐ: HĐ này được thiết kế cho HS về nhà làm nhằm giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi/bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức HS. GV khuyến khích các HS tham gia ( không bắt buộc) nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá giỏi và chia sẻ kết quả với lớp. Nội dung HĐ: Hs giải quyết các câu hỏi sau: Câu 1: Em hãy tìm hiểu qua tài liệu, internet và trình bày những hiểu biết của em về hiện tượng “ hiệu ứng nhà kính” Câu 2: Nêu vai trò của nước sạch đối với đời sống con người? Nước có phải là tài nguyên vô tận không? Làm thế nào để sử dụng hợp lí tài nguyên nước?` IV. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: Ký duyệt: Tuần dạy Tiết 25 : LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ I.Mục tiêu bài 1.Kiến thức, kĩ năng, thái độ. a. Kiến thức HS biết khái niệm về liên kết cộng hóa trị (LKCHT). Nguyên nhân của sự hình thành LKCHT Định nghĩa liên kết cho – nhận Biết đặc điểm của LKCHT Hiểu được tính chất chung của hợp chất có LKCHT Biết sự liên hệ giữa hiệu độ âm điện và liên kết hóa học b.Kĩ năng Xác định được các hợp chất có LKCHT, liên kết cho – nhận Giải thích liên kết cộng hóa trị trong một số phân tử đơn giản. Xác định được loại liên kết trong một chất khi biết hiệu độ âm điện. c.Thái độ Say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học Có ý thức vận dụng kiến thức đã học về tính chất của hợp chất có LKCHT vào thực tiễn đời sống. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển a.Năng lực chung Năng lực quan sát mô hình rút ra nhận xét về sự hình thành liên kết Năng lực tự học, năng lực hợp tác nhóm Năng lực tính toán, năng lực tư duy logic. b.Năng lực chuyên biệt Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. 3. Tích hợp, liên môn II .Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1GV:1 số cất có liên kết CHt : Đường, rượu 2.HS: Xem lại kiến thức về liên kết cộng hóa trị III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Bài mới A.Hoạt động Khởi động a. Mục tiêu hoạt động. Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS. b.Phương thức tổ chức HĐ: B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1. Xác định loại liên kết trong các phân tử sau: N2, AgCl, HBr, NH3, H2O, NH4NO3. AlCl3 , Đường, ancol etylic, CO2 2. Cho biết trạng thái, tính tan trong nước của các chất có liên kết cộng hóa trị B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập GV tổ chức cho HS HĐ nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1. Sau đó Gv cho HS HĐ chung cả lớp bằng cách mời một số nhóm báo cáo, các nhóm khác góp ý, bổ sung. Vì là HĐ tạo tình huống/ nhu cầu học tập nên GV không chốt kiến thức mà chỉ liệt kê những câu hỏi/ vấn đề chủ yếu mà HS đã đưa ra, các vấn đề này sẽ được giải quyết ở HĐ hình thành kiến thức và HĐ luyện tập. B3: Báo cáo kết quả và thảo luận B4: Đánh giá kết quả thực hiện niệm vụ học tập + Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ cá nhân, GV quan sát tất cả các HS kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua trình bày của HS và sự góp ý bổ sung của các HS khác, GV bổ sung kiến thwucs trong hoạt động tiếp theo B. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất của các chất có liên kết cộng hóa trị Mục tiêu HĐ: HS hiểu được về trạng thái chất có LKCHT có thể là chất rắn, lỏng, khí. Tính tan: Chất không cực dễ tan trong dung môi không cực và ngược lại b.Phương thức tổ chức HĐ: B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV cho HS HĐ cá nhân: Nghiên cứu SGK để rút ra kết luận B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập B3: Báo cáo kết quả và thảo luận HĐ chung cả lớp: bằng cách mời một số HS trình bày, các HS khác góp ý, bổ sung và cuối cùng GV chuẩn hóa lại các kiến thức mà HS vừa thảo luận. B4: Đánh giá kết quả thực hiện niệm vụ học tập + Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ cá nhân, GV quan sát tất cả các HS kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua trình bày của HS và sự góp ý bổ sung của các HS khác, GV hướng dẫn HS chốt được các kiến thức về tính chất của các chất có liên kết cộng hóa trị. Hoạt động2 : Tìm hiểu độ âm điện và liên kết hóa học Mục tiêu HĐ: HS biết cách dựa vào hiệu độ âm điện để xác định tương đối loại liên kết giữa 2 nguyên tử. Phát triển năng lực tính toán. b.Phương thức tổ chức HĐ: B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV cho HS HĐ cá nhân: Nghiên cứu SGK để rút ra kết luận B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập B3: Báo cáo kết quả và thảo luận HĐ chung cả lớp: bằng cách mời một số HS trình bày, các HS khác góp ý, bổ sung và cuối cùng GV chuẩn hóa lại các kiến thức mà HS vừa thảo luận B4: Đánh giá kết quả thực hiện niệm vụ học tập + Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ cá nhân, GV quan sát tất cả các HS kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua trình bày của HS và sự góp ý bổ sung của các HS khác, GV hướng dẫn HS chốt được các kiến thức về mối quan hệ giữa hiệu độ âm điện và liên kết hóa học. Hiệu độ âm điện ( Loại liên kết 0 0,4 0,4 1,7 1,7 Liên kết cộng hóa trị không cực Liên kế cộng hóa trị có cực Liên kết ion C :Hoạt động luyên tập a. Mục tiêu HĐ: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong các phân tử đơn chất và hợp chất. Phân biệt được LKCHT có cực và không cực. Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học. b.Phương thức tổ chức HĐ: B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Câu 1: Viết công thức e của các phân tử sau: Cl2, CH4, C2H4, NH3, SO2. Câu 2: Viết công thức cấu tạo của các phân tử sau: Cl2, CH4, C2H2, H2O. Câu 3: X, A, Z là những nguyên tố có số đơn vị điện tích hạt nhân là 9,19,8. Viết cấu hình e nguyên tử các nguyên tố đó. Dự đoán liên kết hóa học có thể có giữa các cặp X và A, A và Z, X và Z. Câu 4: Dựa vào độ âm điện,hãy nêu bản chất liên kết trong các phân tử và ion:HClO, KHS, HCO3- . Cho:Nguyên tố: K H C S Cl O Độ âm điện: 0,8 2,1 2,5 2,5 3,0 3,5 B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập B3: Báo cáo kết quả và thảo luận Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS HĐ cặp đôi để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi trong phiếu học tập số 4. HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS trình bày kết quả/ lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung sai sót sau đó GV chuẩn hóa kiến thức và phương pháp giải bài tập. B4: Đánh giá kết quả thực hiện niệm vụ học tập + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, HĐ nhóm để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua HĐ chung cả lớp, GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức. - Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: 4. Dặn dò a. Mục tiêu HĐ: HĐ này được thiết kế cho HS về nhà làm nhằm giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi/bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức HS. GV khuyến khích các HS tham gia ( không bắt buộc) nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá giỏi và chia sẻ kết quả với lớp. b. Nội dung HĐ:: Học sinh giải quyết các câu hỏi sau.Trong các chất, hợp chất ngoài các liên kết cộng hóa trị và liên kết ion còn có thể tồn tại những liên kết nào khác? Đặc điểm của các liên kết đó? Lấy ví dụ? Bài tập a. Mức độ nhận biết: Câu 1: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi A.Các cặp electron dùng chung B. Sự cho - nhận electron giữa các nguyên tử C.Lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và âm. D.Hai kim loại điển hình. Câu 2: Trong phân tử CO2 , số cặp electron dùng chung là  A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 3: Dựa vào bảng độ âm điện của các nguyên tử hãy cho biết liên kết trong các phân tử NaCl, MgCl2 thuộc loại liên kết gì ? A. Liên kết ion B. Liên kết cộng hóa trị phân cực C. Liên kết cộng hóa trị D. Liên kết cho nhận Câu 4: Khi cặp electron chung lệch về một phía nguyên tử, người ta gọi liên kết đó là A. Liên kết cộng hoá trị không phân cực. B. Liên kết cộng hoá trị phân cực. C. Liên kết cộng hoá trị. D. Liên kết ion b. Mức độ thông hiểu: Câu 5.Điều kiện để có liên kết cộng hóa trị không phân cực là A. Các nguyên tử phi kim khác nhau. B. Các nguyên tử của cùng một nguyên tố C. Giữa một phi kim và một kim loại D. Giữa các kim loại với nhau Câu 6: Trong các nhận định sau, nào sai ? A. Muối KCl có liên kết ion. B. Phân tử HCl có liên kết cộng hoá trị phân cực C. Phân tử O2 có liên kết cộng hoá trị phân cực D. Phân tử nước có liên kết cộng hoá trị phân cực Câu 7: Với phân tử CO2 phát biểu nào sau đây đúng ? A. Liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị B. Liên kết trong phân tử là liên kết ion C. Trong phân tử có 4 liên kết đơn D. Trong phân tử có 2 liên kết đôi Câu 8: Với phân tử NH3 phát biểu nào sau đây đúng nhất ? A. Liên kết trong phân tử

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxgiao an 10 chuong 3_12478260.docx
Tài liệu liên quan