Câu 1. Este tạo thành từ axit no đơn chức hở và ancol no đơn chức mạch hở có CTCT là
A. CnH2n-1COOCmH2m-1 B. CnH2n-1COOCmH2m+1
C. CnH2n+1COOCmH2m-1 D. CnH2n+1COOCmH2m+1
Câu 2. Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
A. AlCl3 B. Al(OH)3 C. Cr(OH)3 D. NaHCO3
Câu 3. Đun 12g axit axetic với một lượng dư ancol etylic (H2SO4 đđặc xúc tác) đến khi phản ứng dừng lại thu được 11g este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là
A. 50% B. 62,5% C. 70% D. 75%
Câu 4. Dùng dung dịch brom không phân biệt hai chất trong các cặp nào sau đây?
A. anilin và benzen B. anilin và NH3
C. anilin và phenol D. anilin và glixin
Câu 5. Để tách Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp gồm Fe2O3 và Al2O3 ta dùng
A. dung dịch NH3 dư B. dung dịch HCl dư
C. dung dịch NaOH dư D. dung dịch HNO3 dư
Câu 6. Để chứng minh amino axit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với
A. dung dịch NaOH và dung dịch NH3 B. dung dịch KOH và CuO
C. dung dịch Na2SO4 và dung dịch HCl D. dung dịch KOH và dung dịch HCl
Câu 7. Cho hỗn hợp gồm Fe dư và Cu vào dung dịch HNO3 thấy có khí NO thoát ra. Muối thu được trong dung dịch là
A. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2 B. Fe(NO3)2
C. Fe(NO3)3 D. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2
Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn mg một amin mạch hở đơn chức, sau phản ứng thu được 5,376 lít CO2, 1,344 lít N2 và 7,56g H2O (các thể tích đo ở đkc). Amin trên có CTPT là
A. C3H7N B. C2H7N C. CH5N D. C2H5N
Câu 9. Trộn 5,4g Al với 4,8g Fe2O3 rồi nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được mg chất rắn. Giá trị của m là
A. 0,224g B. 10,2g C. 2,24g D. 4,08g
2 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1634 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2010 thời gian: 90 phút môn thi: Hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2010
Thời gian: 90 phút
Môn thi: HOÁ HỌC
Câu 1. Este tạo thành từ axit no đơn chức hở và ancol no đơn chức mạch hở có CTCT là
A. CnH2n-1COOCmH2m-1 B. CnH2n-1COOCmH2m+1
C. CnH2n+1COOCmH2m-1 D. CnH2n+1COOCmH2m+1
Câu 2. Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
A. AlCl3 B. Al(OH)3 C. Cr(OH)3 D. NaHCO3
Câu 3. Đun 12g axit axetic với một lượng dư ancol etylic (H2SO4 đđặc xúc tác) đến khi phản ứng dừng lại thu được 11g este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là
A. 50% B. 62,5% C. 70% D. 75%
Câu 4. Dùng dung dịch brom không phân biệt hai chất trong các cặp nào sau đây?
A. anilin và benzen B. anilin và NH3
C. anilin và phenol D. anilin và glixin
Câu 5. Để tách Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp gồm Fe2O3 và Al2O3 ta dùng
A. dung dịch NH3 dư B. dung dịch HCl dư
C. dung dịch NaOH dư D. dung dịch HNO3 dư
Câu 6. Để chứng minh amino axit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với
A. dung dịch NaOH và dung dịch NH3 B. dung dịch KOH và CuO
C. dung dịch Na2SO4 và dung dịch HCl D. dung dịch KOH và dung dịch HCl
Câu 7. Cho hỗn hợp gồm Fe dư và Cu vào dung dịch HNO3 thấy có khí NO thoát ra. Muối thu được trong dung dịch là
A. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2 B. Fe(NO3)2
C. Fe(NO3)3 D. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2
Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn mg một amin mạch hở đơn chức, sau phản ứng thu được 5,376 lít CO2, 1,344 lít N2 và 7,56g H2O (các thể tích đo ở đkc). Amin trên có CTPT là
A. C3H7N B. C2H7N C. CH5N D. C2H5N
Câu 9. Trộn 5,4g Al với 4,8g Fe2O3 rồi nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được mg chất rắn. Giá trị của m là
A. 0,224g B. 10,2g C. 2,24g D. 4,08g
Câu 10. Tơ nilon – 6,6 thuộc loại tơ
A. tổng hợp B. nhân tạo C. thiên nhiên D. bán tổng hợp
Câu 11. Cho dung dịch NaOH dư lần lượt vào các dung dịch AlCl3, FeCl3, CrCl3. Kết tủa thu được là
A. Al(OH)3 B. Cr(OH)3 C. Fe(OH)3 D. Fe(OH)3, Al(OH)3, Cr(OH)3
Câu 12. Kim loại nào sau đây không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường?
A. Ba B. Fe C. K D. Na
Câu 13. Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. polistiren B. poli acrilonitrin C. poli (metylmetacrylat) D. polipeptic
Câu 14. Cho các kim loại Fe, Al, Mg, Cu, Zn, Ag. Số kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là
A. 4 B. 5 C. 3 D. 6
Câu 15. Người ta điều chế C2H5OH từ xenlulozơ với hiệu suất cả quá trình là 60% thì khối lượng C2H5OH thu được từ 32,4g xenlulozơ là
A. 11,04g B. 12,04g C. 18,4g D. 30,67g
Câu 16. Một loại nước thải bị ô nhiễm bởi các ion kim loại nặng Pb2+, Cu2+, Mn2+, Fe3+. Hãy chọn chất tốt nhất để loại bỏ các ion kim loại nặng này
A. Dung dịch H2SO4 B. Nước vôi trong C. Sục khí H2S D. NaOH dư
Câu 17. Trong công nghiệp nhôm được điều chế bằng cách
A. Nhiệt phân Al2O3 B. Nhiệt phân AlCl3 nóng chảy
C. Điện phân dung dịch AlCl3 D. Điện phân Al2O3 nóng chảy
Câu 18. Dung dịch nào dưới đây không làm đổi màu quì tím?
A. C6H5NH2 B. CH3 - NH - C2H5 C. NH3 D. C2H5NH2
Câu 19. Khi cho 2,24 lít khí metylamin (đkc) hấp thu hoàn toàn vào dung dịch chứa một lượng vừa đủ axit HCl, sau đó cô cạn dung dịch. Khối lượng chất rắn thu được là
A. 3,10g B. 6.75g C. 13,5g D. 67.5g
Câu 20. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch muối CrCl3, nếu thêm tiếp dung dịch brom thì thu được sản phẩm có chứa crom là
A. Na2CrO4 B. CrO2 C. Na2Cr2O7 D. Cr(OH)3
Câu 21. Trong phân tử cacbohiđrat luôn có
A. nhóm chức axit B. nhóm chức xeton C. nhóm chức ancol D. nhóm chức anđehit
Câu 22. Dẫn khí CO qua 5g hỗn hợp A gồm MgO, CuO, Fe2O3 và Al2O3 nung nóng, thu được mg chất rắn B. Khí sinh ra được hấp thu vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 10g kết tủa. Giá trị của m là
A. 3,4g B. 4,2 C. 2,8g D. Không xác định được
Câu 23. Công thức oxit của kim loại nhóm IIA là
A. MO B. MO2 C. M2O3 D. M2O
Câu 24. Để phân biệt 3 mẫu chất rắn Mg, Al, Al2O3 ta dùng
A. dung dịch HCl B. dung dịch NaOH
C. dung dịch H2SO4 loãng D. dung dịch NH3
Câu 25. Kim loại không phản ứng với axit HNO3 đặc nguội nhưng phản ứng với dung dịch NaOH là
A. Al B. Fe C. Cu D. Zn
Câu 26. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3, hiện tượng quan sát được là
A. có kết tủa keo trắng rồi tan dần đến hết B. có kết tủa keo trắng rồi tan một phần
C. dung dịch trong suốt D. có kết tủa keo trắng rồi không tan
Câu 27. Cho kim loại Natri dư vào dung dịch nào sau đây sẽ thu được kết tủa
A. KCl B. CuSO4 C. AlCl3 D. NaOH
Câu 28. Cho bốn dung dịch Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3, Pb(NO3)2. Kim loại nào phản ứng được với cả bốn dung dịch trên?
A. Fe B. Pb C. Zn D. Cu
Câu 29. Với CTPT C4H11N có số đồng phân amin bậc 2 là
A. 5 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 30. Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch glucozơ, anđehit axetic, glixerol và etylaxetat là
A. dung dịch AgNO3/NH3 B. dung dịch brom
C. dung dịch NaOH D. Cu(OH)2/OH-
Câu 31. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 thấy xuất hiện kết tủa màu
A. vàng B. trắng C. xanh D. nâu đỏ
Câu 32. Cho ag glyxin tác dụng với 0,5 mol axit HCl dư được dung dịch A. Để tác dụng hết với các chất trong A cần 0,8 mol NaOH. Giá trị của a là
A. 22,5g B. 3,75g C. 37,5g D. 2,25g
Câu 33. Khối lượng mg hỗn hợp gồm 0,1 mol FeO, 0,05mol Fe3O4 và 0,1 mol Fe2O3 có giá trị là:
A. 83,4g B. 43,8g C. 84,3g D. 34,8g
Câu 34. Một este có CTPT C4H8O2 được tạo thành từ ancol metylic và axit nào sau đây?
A. Axit propionic B. Axit fomic C. Axit axetic D. Axit benzoic
Câu 35. Cho mg hỗn hợp X gồm Mg, Zn, Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư tạo ra 2,24 lít H2 (đkc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 18,6g chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 6,0g B. 9,0g C. 8,6g D. 10,8g
Câu 36. Saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột đều có phản ứng
A. với dung dịch NaCl B. tráng gương
C. thủy phân trong môi trường axit D. màu với iot
Câu 37. Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp gồm Al2O3, Fe2O3, CuO, MgO đốt nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn gồm
A. Al2O3, Fe, Cu, Mg B. Al, Fe, Cu, MgO
C. Al2O3, Fe, Cu, MgO D. Al, Fe, Cu, Mg
Câu 38. Chất nào sau đây không làm tan Cu(OH)2?
A. Glucozơ B. Fructozơ C. Saccarozơ D. andehitaxetic
Câu 39. Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. Fe2+ B. Fe3+ C. Al3+ D. Ba2+
Câu 40. Cho các dung dịch sau: Fe(NO3)2, NH3, HNO3, NaOH lần lượt tác dụng với nhau từng đôi một. Số phản ứng xảy ra là
A. 5 B. 4 C. 2 D. 3
ĐÁP ÁN
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP THPT
1D
2A
3B
4C
5C
6D
7B
8A
9B
10A
11C
12B
13D
14A
15A
16B
17D
18A
19B
20A
21C
22A
23A
24B
25A
26D
27B
28C
29D
30D
31D
32A
33D
34A
35B
36C
37C
38D
39B
40A
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thi Thu TN Hoa 2010 so 6.doc