MỤC LỤC
MỤC LỤC . . . . 29
Phần 1: Mở đầu . . . . 1
1. Lý do chọn đề tài . . . . 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn . . . 2
2.1. Ý nghĩa khoa học . . 2
2.2. Ý nghĩa thực tiễn . . 2
3. Mục đích nghiên cứu . . . 3
4. Đối tượng nghiên cứu, pham vi nghiên cứu, mẫu nghiên cưu . 3
4.1. Đối tượng nghiên cưu . . . 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu . . . 3
4.3. Mẫu nghiên cứu . . . 3
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu . 3
5.1. Phương pháp luận . . 3
5.2. Phương pháp nghiên cứ . 4
6. Giả thiết nghiên cứu và khung lý thuy ết. . 4
6.1. Giả thuyết nghiên cứu. . . . 4
6.2. Khung lý thuy ết. . . . 5
Phần 2: Nội dung . . . . 6
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn . . . 6
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu . . . 6
2. Khái niệm công cụ . . . 7
2.1. Khái niệm truyền thông dân số . . . 7
2.2. Khái niệm truyền thông đại chúng . . . 7
2.3. Khái niêm truy ền thông chính thức . . . 7
2.4. Khái niệm truyền thông không chính thức . . 7
2.5. Khái niệm dân số . . 8
2.6. Khái niệm kế hoạch hóa gia đình . . . 8
2.7. Khái niệm sức khỏe sinh sản . . . 8
Chương 2: Kết quả khảo sát . . . 9
1. Sơ lược địa bàn khảo sát . . . 9
2. Kết qủa khảo sát . 11
2.1. Thực trạnh công tác dân số kế hoạch hóa gia đình . . 11
2.1.1. Mong muốn có con trai chi phối mạnh . . 11
2.1.2. Hiểu biết và sử dụng các biện pháp tránh thai . 16
2.1.3. Độ tuổi kết hôn . . 17
2.2. Yếu tố truyền thông ảnh hưởng đến công tác dân số kế hoạch hóa gia đình. . 19
2.2.1. Truy ền thông chính thức . 20
2.2.1.1. Truy ền thông đ ại chúng . . . 20
2.2.1.2. Chính quy ền đoàn thể . . . 21
2.2.2. Truy ền thông không chính thức . . . 23
2.2.2.1. Gia đình . . . 23
2.2.2.2. Họ hàng và làng xóm . . . 24
3. Kết luận và kiến nghị . . . 26
3.1. Kết luận . . . . 26
3.2. Kiến nghị . . . . 27
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7671 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của công tác truyền thông đến việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình của người dân trung du miền núi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, tổ
chức tiêm phòng khám bệnh cho học sinh trong nhà trường đạt kết quả tốt. thực
hiện tôt ba công trình vệ sinh. Trên 90% nhân dân được sử dụng nươc sạch.
Ngoài cán bộ trạm, các khu còn có cộng tác viên y tế thôn, đội giúp cho
trạm phát hiện kịp thời các dịch bệnh, không để lây lan ảnh hưởng đến đời sống
sức khỏe cộng đồng.
Về văn hóa xã hội: xã tiếp tục duy trì và thực hiện cuộc vận động “toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” vì vậy trong năm 2006
cả xã có 86,7% gia đình văn hóa.
Đối với việc cưới hỏi, mừng thọ, tang lễ đều đúng quy định của địa
phưong và pháp luật, không có hủ tục mê tín dị đoan.
Về công tác truyền thông dân số thường xuyên được giữ vững, đảm bảo
thông tin kịp thời đường lối chính sách của đảng và nhà nước,các quy định của
địa phương, các sự kiện chính trị quan trọng. Năm 2006 đã phát hành 513 buổi
và kẻ được 3 panô, căng 10 băng zôn tuyên truyền, 20 khẩu hiệu. Tuy nhiên do
máy phát thanh của đài truyền thanh xã quá cũ, vật tư không đảm bảo hay bị
hỏng nên công tác tuyên truyền có lúc bị gián đoạn, còn bị hạn chế về lượng
phát thanh
2. Kết qủa khảo sát
2.1. Thực trạnh công tác dân số kế hoạch hóa gia đình
2.1.1. Mong muốn có con trai chi phối mạnh
Xã Cổ Tiết có mật độ dân cư đông, đất rộng, nền kinh tế chủ yếu dựa vào
nông nghiệp là không có nghề phụ, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chưa phát
triển mạnh. Trước sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn của xã trong thời gian tới thì việc thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình
góp phần tích cực vào việc thực hiện phát triển kinh tế- xã hội của xã.
Trong những năm gần đây hoạt động truyền thông dân số được lãnh đạo
đầu tư mạnh mẽ, hoạt động truyền thông dân số đã có sự kết hợp giữa bên thực
hiện kế hoạch hóa gia đình với các tổ chức y tế, hội phụ nữ, giáo dục tham gia
đắc lực, xã đã đầu tư vào việc nâng cao tri thức về dân số cho cán bộ thôn xóm,
mỗi thôn có một cộng tác viên dân số và một y tế thôn thường xuyên được giáo
dục nâng cao hiểu biết về dân số.
Xã đã xúc tiến công tác vận động tuyên truyền nhận thức thực hiện trương
trình dân số với nhiều biện pháp khác nhau như đình sản, thắt ống dân tinh với
nam, đặt dụng cụ tử cung đối với nữ. Công tác tuyên truyền thực hiện kế hoạch
hóa gia đình trở thành sâu rộng với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi trong đó đặc biệt
tập trung vào những cặp vợ chồng đang trong độ tuổi sinh đẻ. Vận động các
thôn xóm, thành lập các tổ chức, các câu lạc bộ như các tổchức văn nghệ, hay
những cuộc họp phụ nữ hàng tuần để tuyên truyền kiến thức về dân số kế hoạch
hóa gia đình, cùng với nó là công tác truyền thông dân số trên ti vi, sách báo,
đặc biệt là đài truyền thanh xã. Xã đã đưa ra hình thức phạt hành chính đối với
gia đình nào sinh con thứ ba và có những phần thưởng khích lệ đối với gia đình
có con em chăm ngoan học giòi.
Do làm tốt công tác dân số và được sự quan tâm của ủy đảng và chính
quyền, cùng với sự nỗ lực của cán bộ, cộng tác viên dân số kế hoạch hóa gia
đình nên trong năm 2006 vừa qua ban dân số kế hoạch hóa gia đình đã đạt kết
quả đáng khích lệ đó là ;
Tỷ lệ sinh giảm xuống còn1,42%.
Tỷ lệ sinh con thư 3 giảm .
Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai cao hơn năm trước.
Thông qua những biện pháp cụ thể trên nên địa phương đã làm cho trương
trình dân số kế hoạch hóa gia đình ở đây đạt được nhưng kết quả đáng khích lệ,
tỷ lệ sinh ngày càng giảm, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai ngày phổ biến và
rộng rãi hơn so với trước. điều này thể hiện rõ hơn qua thống kê sau.
Bảng 1: Tỷ lệ sinh trong những năm gần đây của xã Cổ Tiết:
Thờigian (năm) Tỷ lệ (%)
2000 2,3%
2001 2,01%
2002 1,87%
2003 1,87%
2004 1,58%
2005 1,55%
2006 1,42%
(Nguồn : Thống kê của ban dân số kế hoạch hóa gia đình xã Cổ Tiết, huyện Tam
Nông )
Thông kê trên về tỷ lệ sinh con trong những năm qua cho thấy, quan niệm
sinh nhiều con đã ngày càng giảm đi, điều đó chứng tỏ nhận thức của nhân dân
về vấn đề dân số ngày càng cao và co sự chuyển biến tích cực. Họ nhận thức
được “đẻ con thì phải nuôi cho ăn học đàng hoàng, đẻ nhiều thì làm sao nuôi
được, chỉ cần đứa trai đứa gái là đủ rồi, đẻ nhiều thì khổ lắm” và điều đó hầu
như người dân nào cũng hiểu “ chỉ cần 2 đứa thôi.
Có thể nói rằng nhận thức về hành vi sinh đẻ từ 1 -2 con ngày càng được
nâng cao.Nhưng bên cạnh đó quan niêm cần có con trai không những nó còn tồn
tại mà còn chi phối mạnh mẽ đến hành vi sinh đẻ của các cặp vợ chồng.
Theo như số liệu thống kê của ủy ban dân số kế hoạch hóa gia đình của xã
cho biết, trong năm 2003 có tới 11 trường hợp sinh con thứ ba trong năm 2005
là 9 trường hợp và năm 2006 là 7 trường hợp tập trung chủ yếu ở những gia đình
sinh con một bề nhất là lại toàn con gái.
Trong quá trình khảo sát thì tôi phát hiện có sự mẫu thuẫn giữa nhận thức
và hành động thậm chí còn có sự pha lệch giữa nhận thức và hành động. tại sao
người dân đều nhận thức được rằng “đẻ nhiều con thì khổ- chỉ 2 con là đủ”
những lại có rất nhiều trường hợp sinh con thứ 3 ? chính vì vậy chúng tôi đã đặt
ra câu hỏi “ mong muốn có con trai” và đã thu được kết quả sau:
Bảng 2: Thăm dò mong muốn có con trai (%)
Đối tượng
Phương
Án trả lời
Giới Tuổi Nghề nghiệp
Nam Nữ 20-29 30-35 36-45 46-50 >50
Thuần
nông
Phi
nông
Hỗn
hợp
Có 78,5 57,3 71,2 66,5 73,5 75,5 82,1 83,7 58,3 60,7
Không 21,5 42,7 28,8 33,5 26,5 24,5 17,9 16,3 41,7 39,3
Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100
( Nguồn: khảo sát xã hội học tại xã Cổ Tiết –Tam Nông )
Qua bảng số liệu trên cho thấy mong muốn có con trai để nối dõi tông
đường đã ăn sâu trong nhận thức của người dân, và nó thể hiện dõ nhất ở những
người trên 50 tuổi chiếm tới81,2% đây chính là do ảnh hưởng của phong tục tập
quán cổ xưa đã ăn sâu trong nhận thức của những người cao tuổi “phải có đứa
con trai để khi nằm xuống còn có người hương khói cho mình” và cũng có lẽ do
trình độ văn hóa còn hạn chế ít được tiếp xúc với sách báo nên tư tưởng còn có
nhiều lạc hậu.
Mong muốn con trai ở lứa tuổi 29-29 là 71,2% và 30-45 là 66,5% , với sự
tiếp cận tư tưởng mới ngày càng nhiều và được thường xuyên tiếp xúc với công
tác dân số nên tư tưởng của họ có nhiều tiến bộ hơn và họ hiểu được rằng “chỉ
nên và chỉ được đẻ từ 1-2 con” nhưng có lẽ chính từ việc họ hiểu được rằng chỉ
được đẻ 2 con nên sự mong muốn có con trai càng mạnh mẽ hơn . Và có lẽ đây
cũng chính là nguyên nhân giải thích vì sao mà giới trẻ nhận thức đầy đủ về kiến
thức dân số mà tỷ lệ mong muốn có con trai lại chiếm tới 71,2% chỉ thấp hơn
lứa tuổi36-45 có hơn 2% và thậm chí còn cao hơn 36-45 những 4,7% , và đây
cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng có tới 9 trường hợp sinh con thứ 3
năm 2005 và 7 trường hợp năm 2006.
Phải chăng đây chính là thiếu sót trong công tác dân số đẩy mạnh đến việc
sinh đẻ có kế hoạch đẻ it, đẻ thưa mà không thực sự quan tâm đến vấn đề giới
trong công tác dân số, chính sự thiếu sót ấy đã dẫn đến chuyện thương tâm “phụ
nữ có 2 con gái và khi mang thai đứa thư ba đi siêu âm lại là gai đã cho đẻ non
khi thai nhi được 7 tháng tuổi” ( pvs) hoặc có những trường hợp bỏ con bên lề
đường chỉ vì là con gái.
Điều đó đã khẳng định cho chúng ta một điều đó là quan niện cần có con
trai nó không chỉ ăn sâu trong nhận thức của những người mà ta cho là cổ hủ lạc
hậu mà nó còn chi phối khá mạnh mẽ đến hành vi của giới trẻ. Điều này đặt ra
vấn đề là chúng ta phải có kế hoạch tổ chức vận động riêng đối với nội dung cụ
thể, cho họ nhận thức dõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nghĩa vụ đối
với con cai, với bản thân mình và đối với xã hội.
Mong muốn có con trai ở mỗi một lứa tuổi khác nhau và nó cũng có sự
khác nhau giữa nam và nữ. mong muốn có con trai của nam giới là 76,5% và nữ
giới là 53,3 % điều đó cho thấy đã số những người đàn ông trong gia đình nào
cũng mong muốn có con trai. Chúng ta biết rằng ở một nơi với tư cách là một
cộng đồng làng xã , nơi lưu giữ những phong tục tập quán thì giá trị của đứa
con trai được đề cao, bởi nó không chỉ là chỗ dựa về mặt tình cảm khi về già mà
giá trị của đứa con trai càng tăng lên khi đặt nó trong quan hệ với họ hàng “ là
trưởng họ thì bắt buộc phải có con trai,” hoặc “không có con trai thì mọi người
kích bác là mình không biết đẻ” và “không có con trai thì phải ngồi mân dưới”
có lẽ chính vì vậy nên dù họ có nhận thức được rằng pháp luận chỉ cho đẻ 1-2
con nhưng nếu có được con trai thi “bị phạt cũng chẳng sao” thậm chí có những
trường hợp là đảng viên nhưng họ cũng “sẵn sàng chấp nhận khai trừ đảng để có
được con trai”.Điều đó cho thấy gia trị của con trai rất lớn đối với một gia đình,
nó thực sự có ý nghĩa rất lớn đối với người dân nơi đây đặc biệt là những nguời
nam giới.
Và cũng chính vì vậy mà mong muốn có người con trai của nam giới đã
trở thành một sức ép về con trai đối với phụ nữvà càng nặng nề hơn đối với
người phụ nữ nào sinh con một bề. theo như số liệu khảo sát thì mong muốn có
con trai của người phụ nữ là tương đối cao chiếm53,8%.Điều đó chúng ta cũng
có thể hiểu rằng người đàm ông trong gia đình là người quyết định những công
việc lớn nhỏ có thể nói anh ta là chủ trong một gia đình , vì vậy khi người chồng
quyết định thì người vợ không thể từ chối. Một thực tế cho thấy khi người phụ
nữ là dân trong một gia đình đặc biệt là dâu cả hoặc trưởng họ thì sức ép về việc
sinh con trai là đăc biệt lớn. giới tính của đứa con đặc biệt là con trai góp phần
trong việc khẳng định vị thế của người phụ nữ trong gia đình và họ tộc nhà
chông và chỉ chừng nào sinh được con trai thì mới thực sự yên tâm, con không
thì sẽ bị họ hàng nhà chồng coi thường, và một lý do quan trọng khác đó là sinh
con trai mới có thể bảo vệ được hạnh phúc của gia đình nếu không “các ông xẽ
đi tìm kiếm nơi khác” vì vậy mà khi chưa có con trai thì nhất thiết phải sinh
cho tới khi có con trai. Đây chính là nguyên nhân vì sao trong năm qua có nhiều
trường hợp sinh con thứ 3.
Nghề nghiệp khác nhau , nên ý định sinh con trai cũng khác nhau. Đối với
hộ thuần nông mong muốn có con trai là83,1% , đối với hộ phi nông nghiệp là
58,3% và hỗn hợp là65,%.
Có thể thấy nghề nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến thái độ cũng như tới việc
quyết định sinh đẻ của người dân. Sở dĩ mong muốn có con trai đối với những
gia đình nông nghiệp lên tới83,15 là vì trong điều kiện canh tác lúa nước, sức
lao động cơ bắp là chủ yếu và cũng chính từ nền kinh tế nông nghiệp ấy khiến
họ quanh năm với đồng ruộng ít có cơ hội tiếp xúc với các phương tiện truyền
thông nên quan niện của họ vẫn có nhiều cổ hủ và lạc hậu hơn đối với những gia
đình phi nông và hỗn hợp.
Qua phân tích trên cho thấy ở một cộng đồng làng xã nơi có những phong
tục tập quán, trong đó có các chuẩn mực, quy mô gia đình, và nền kinh tế lúa
nước thì giá trị của người con trai ngày càng được đề caovà nó còn ăn sâu vào
trong nhận thức của người dân xã Cổ Tiết .Do đó trong chiến lược vận động dân
sô và kế hoạch hóa gia đình ở khu vực nông thôn nói chung và xã Cổ Tiết nói
riêng đang gặp phải nhiều khó khăn đáng kể và là một trong những cản trở lớn
đối với việc thực hiện công tác dân số kế hoạch hóa gia đình. Địa phương cần
có những chính sách, những biện pháp tuyên truyền thiết thực và mạnh mẽ hơn
thì mới có thể loại trừ được tư tưởng trọng nam khinh nữ đã trở thành căn cố của
người dân nơi đây.
2.1.2. Hiểu biết và sử dụng các biện pháp tránh thai
Theo số liệu thống kê của ủy ban dân số xã cho biết, cả xã hiện có 1049
phụ nữ có chồng đang trong độ tuổi sinh đẻ ( từ 15-49) với số lượng người
trong độ tuổi sinh đẻ đông như vậy nên hoạt động công tác dân số kế hoạch hóa
gia đình có nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc vận động bà con sinh đẻ có
kế hoạch và đặc biệt là vấn đề hỗ trợ chị em trong việc sử dụng các biện pháp
tránh thai. Trong năm qua cả xã đã có 80 trường hợp sử dụng bao cao su tránh
thai, 89 trường hợp đặt vòng, 75 trường hợp sử dụng thuốc tránh thai và 04
trường hợp đình sản. Điều đó cho thấy việc sử dụng các biện pháp tránh thai của
chị em trong xã tương đối cao thậm chí còn vượt so với chỉ tiêu mà ban y tế xã
đã đề ra .
Để năm rõ hơn về vấn đề này tôi thực hiện khảo sát về việc sử dụng biện
pháp tránh thai và đã thu được kết quả sau
Bảng 3: việc sử dụng các biện pháp tránh thai của phụ nữ đang trong độ
tuối sinh đẻ của xã Cổ Tiết.
Biện pháp tránh thai Tỷ lệ %
Dụng cụ tử cung 40,3
Thuốc uống tránh thai 13,5
Bao cao su 19,6
Triệt sản 3,2
Biện pháp khác 4,8
Không sử dụng 18,6
Từ bảng số liệu trên cho thấy những người trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng
những biện pháp tránh thai khác nhau, trong đó số người sử dụng vòng tránh
thai là tương đối cao chiếm tới 40,3%, những biện pháp khác như bao cao su là
19,6%, thuốc tránh thai là 13,5% và các biện pháp khác như tính lịch hoặc xuất
tinh ngoài là 4,8%.
Trong nghiên cứu và phỏng vấn sâu được biết số người sử dụng biện pháp
đặt vòng tránh thai ở đây cao là vì sử dụng biện pháp này thuận tiện sử dụng
được lâu dài cho tới khi nào muốn sinh con thì đi tháo vòng, nhưng bên cạnh đó
thì biện pháp này cũng có một số tác dụng phụ đó là thường gây chóng mặt,
nhức đầu, đau lưng, và một số bệnh phụ khoa khác khiến cho nhiều chị em thiếu
thiện cảm khi sử dụng biện pháp này .bên cạnh đó thì các dịch vụ kế hoạch hóa
ngày nay càng được phát triển mạnh, các cơ sở y tế tư nhân hoạt động ngày càng
tích cực hơn và chị em có nhu cầu tránh thai có thể dễ dàng tìm thấy trên thị
trường hay các cơ sở y tế tư nhân những biện pháp mà mình mong muốn, chính
vì vậy mà các biện pháp tránh thai như thuốc hoặc bao cao su cũng được sử
dụng nhiều, nhưng đây chỉ là biện pháp nhất thời và cũng là nguyên nhân làm
nảy sinh yếu tố có thai ngoài ý muốn.song có thể nói rằng đã có nhiều biến đổi
đáng kể trong việc sử dụng biện pháp tránh thai, bên cạnh hình thức đặt vòng thì
biện pháp tránh thai bằng bao cao su và thuốc tránh thai cũng được chị em tin
tưởng và sử dụng nhiều, và nhu cầu về sử dụng các biện pháp tránh thai đã thực
sự xuất hiện.
Chúng ta biết rằng các biện pháp tránh thai là một yếu tố quyết định quan
trọng cho sự thành công của công tác dân số kế hoạch hóa gia đình. Vì vậy mà
việc cung cấp các biện pháp tránh thai cùng với sự tư vấn tốt giúp cho đối tượng
sử dụng các biện pháp tránh thai phù hợp, giúp các cặp vợ chồng tự xác định số
con và khoảng cách giữa các lần sinh.
2.1.3. Độ tuổi kết hôn
Độ tuổi kết hôn cũng là một trong những nhân tố quan trọng trong công
tác dân số kế hoạch hóa gia đình của xã. Trong những năm gần đây có nhiều ý
kiến cho rằng độ tuổi kết hôn của những vùng nông thôn giảm đi do kết hôn sớm
và có xu hướng tảo hôn. Trong quá trình thu thập thông tin và phỏng vấn sâu
chúng tôi được biết, tình trạng kết hôn sớm chủ yếu do họ tìm hiểu yêu đương
sớm, và đến khi đủ 18 tuổi thì họ đã sẵn sàng cho việc kết hôn.phỏng vấn sâu
cho biết “ khi yêu thì dấu bố mẹ không ai biết là chúng yêu nhau, đến khi lỡ rồi
thì mọi người mới biết, chỉ còn cách cưới cho chúng”. Điều đó cho thấy sự lơ là
của bố mẹ và người thân trong gia đình trong việc quản lý con cái và nhận thức
của trẻ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “chưa đến tuổi
kết hôn mà đã làm mẹ” quá sớm. bên cạnh đó thì phong tục tập quán cũng ảnh
hưởng mạnh đến độ tuổi kết hôn, qua nghiên cứu cho thấy những cô gái ở tuổi
20 mà chưa có ai để ý đã bắt đầu lo và ở lứa tuổi 21-22 mà chưa có người hỏi thì
đã bị xếp vào diện quá lứa nhỡ thì thậm chí có cô mới chỉ học song phổ thông đã
lo lấy chồng vì “sợ bố mẹ lo lắng”, con ở lứa tuổi 25 mà chưa có ai lấy thì coi
như đã không còn cơ hội, khi được hỏi thì được biết “những ai đi học hoặc đi
làm ăn ở ngoài thì còn lấy chồng lấy vợ ở tuổi 20-22, còn ai ở nhà thì đa số là
lấy chồng lấy vợ sớm 17-18 là lấy rồi” thậm chí “có những cô gái mới 21 tuổi đã
có 2 con”và “ ở nhà là ruộng thì lập gia đình sớm để có người làm, và để cho ổn
định gia đình” và việc lấy vợ lấy chông sớm ở đây như trở thành phong trào.
Khi hỏi về vấn đề này thì cán bộ tư pháp của xã cho biết “có những
trường hợp đăng ký chưa đủ tuổi, không cho đắng ký thì họ vẫn tổ chức cưới mà
không cần đăng ký” và “những người đủ tuổi đăng ký thì đa số ở độ tuổi 18-20”
theo như báo cáo của ban tư pháp xã cho biêt trong năm qua có 45 trường hợp
đăng ký kết hôn nhưng chỉ có 6-8 trường hợp là từ 22-24 tuổi, hoặc có những
cặp chồng thì 24-25 tuổi nhưng vợ chỉ 17-18 thậm chí không đủ tuổi kết hôn.
Như vậy có thể thấy xu hướng kết hôn ở độ tuổi 18-19 ở xã đã trở thành
phổ biến mà nguyên nhân chính bắt nguồn từ yếu tố tâm lý. Mặc dù không vi
phạm độ tuổi kết hôn nhưng nó đi ngược lại với cuộc vận động nâng cao độ tuổi
kết hôn nhằm thực hiện có hiệu quả trương trình dân số kế hoạch hóa gia đình.
Giải quyết được vấn đề tâm lý cho phụ nữ là góp phần thiết thực trong công tác
dân số kế họach hóa gia đình. Bời vì nếu người phụ nữ kết hôn sớm sẽ kéo dài
độ tuối sinh đẻ, nếu không sử dụng các biện pháp tránh thai có độ an toàn cao
thì có nhiều nguy cơ sinh sinh con vượt kế hoạch. Song nếu chỉ tập trung nâng
cao độ tuối kết hôn mà không gắn liền với kế hoạch hóa thì cũng xẽ không đem
lại hiệu quả cao. Điều này đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các nội dung
trong việc thực hiện công tác tuyên truyền dân số. và để thực hiện được điều này
thì phải có sự tác động của công tác truyền thông, các kênh truyền thông khác
nhau có mức độ ảnh hưởng đến từng đối tượng khác nhau, và để người dân có
thể nhận thức và thay đổi được hành động của mình thì phải có thời gian không
thể thực hiện được ngay trong một sớm một chiều.
Qua thực trạng công tác dân số kế hoạch hóa gia đình của người dân xã
Cổ Tiết có thể thấy, công tác dân số của xã đã đạt được một số kết quả đáng
khích lệ nhưng bên cạnh đó còn có nhiều hạn chế, có rất nhiều nguyên nhân ảnh
hưởng, tác động mạnh đến công tác dân sô của địa phương nhưng trong nghiên
cứu này tôi tập chung làm rõ các yếu tố truyền thông nào đã tác động đến công
tác dân số kế hoạch hóa gia đình của địa phương.
2.2. Yếu tố truyền thông ảnh hưởng đến công tác dân số kế hoạch hóa gia đình
Trong thời đại ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ
thuật trong các lĩnh vực như điện tử viễn thông thì vai trò của truyền thông ngày
càng sáng giá vì nó thực sự đóng vai trò quan trọng trong mọi đời sống xã hội.
Trong chiến lược truyền thông dân số ở nứơc ta thì vấn đề dân số và kế
hoạch hóa là giải pháp trung tâm, và sự thành bại của giải pháp đó phải kể đến
thái độ chấp nhận của nhóm dân cư trong xã hội. trong đó phải khẳng định vai
trò của công tác truyền thông dân số
Trong quá trình thực hiện khảo sát thì chúng tôi nhận thấy sự có mặt của
hai yếu tố truyền thông tác động mạnh đến nhận thức và hành vi của địa
phương.đó là kênh truyền thông chính thức và truyền thông không chính thức.
Kênh truyền thông chính thức: như báo chí, phát thanh truyền hình, panô,
áp phích, đặc biệt là đài phát thanh xã là một trong những phương tiện truyền
thông quan trọng trong việc phổ biến kiến thứcdân số, và tuyên truyền các
đường lối chính sách của đảng và nhà nước.
Kênh truyền thông không chính thức: là những giao lưu xã hội, nằm ngoài
những thiết chế chính sách như các quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…
2.2.1. Truyền thông chính thức
2.2.1.1. Truyền thông đại chúng
Xã Cổ Tiết là xã thuần nông nhưng trong những năm qua do được sự
quan tâm của đảng ủy và chính quyền địa phương cùng với chính sách mở cửa
của nhà nước ta, và do xã có địa hình giao thông thuận tiện nên các loại hình
giao dịch hàng hóa thuận tiên, đời sống người dân ngày càng được cải
thiện.trong năm qua thu nhập bình quân đầu người của xã là5.196.000đ/
người/năm, còn về đời sống tinh thần, thực tế cho thấy phần lớn các hộ gia đình
có ti vi, và 25% hộ có video và trên 45% có đài các loại. tuy nhiên đó chỉ là cơ
sở vật chất ban đầu, vấn đề là ở chỗ mức độ theo dõi thông tin đó như thế
nào?qua khảo sát cho kết qủa như sau:
Bảng 4: mức độ theo dõi thông tin.
Phương án trả lời chung Thuần nông Phi nông Hỗn hợp
Ti vi Có 74,5 72,8 82,5 74,2
không 25,5 27,2 17,5 25,8
Đọc
sách báo
Có 31,3 32 64,7 51.3
không 68,7 68 35,5 48,7
radio Có 35,4 21,5 17,6 14,1
không 64,6 78,5 82,4 85,9
Đài phát
thanh
Có 64,7 80.4 82,5 74,2
không 35,3 19,6 17,5 26,8
Qua khảo sát trên cho thấy, mức độ theo dõi các phương tiện truyền thông
như ti vi, đài và phát thanh của xã chiếm ưu thê hơn hẳn so với sách báo. Điểu
đó có thể hiểu sau một ngày làm việc vất vả thì phương tiện thư gian của nguời
dân là xem ti vi hoặc nghe đài để nắm bắt thông tin, và đa số mọi người đều có
tâm lý là ngại cầm đến sách vở, và một nguyên nhân nữa khiến người dân it tiếp
cận được với công tác dân số qua sách báo là do không có sẵn, phải bỏ tiền ra
mua hoặc phải mất thời gian đi mượn,và họ cũng “ không có thời gian ngồi
đọc”, đó chính là nguyên nhân mà người dân nơi đây không thường xuyên tiếp
xúc với báo chí.
Thực tế cho thấy các phương tiện nghe nhìn được người dân theo dõi ở
mức cao chiếm tới 74,5% và 64,7% đặc biệt là vô tuyến truyền hình đã có sức
thu hút mạnh mẽ đối với người nông dân nơi đây. Nhưng ở mỗi nghề nghiệp
khác nhau thì mức độ theo dõi thông tin khác nhau.và nếu xét theo nghề nghiệp
thì những người những người trong nhóm thuần nông không theo dõi phương
tiện truyền thông đại chúng cao hơn nhóm phi nông và hỗn hợp như: những
người không theo dõi tivi nhóm thuần nông là27,2% ở phi nông là 17,5% và hỗn
hợp là25,8% , đọc sách báo nhóm thuần nông là 68%, phi nông là 35,5%, và hỗn
hợp là48,7%. Như vậy có thể thấy mức độ theo dõi thông tin của nhóm phi nông
cao hơn hẳn so với nhóm hỗn hợp và thuần nông, điều này phản ánh nhu cầu
nắm bắt thông tin của nhóm này cao hơn hẳn so với các nhóm khác, bên cạnh đó
là do họ có điều kiện kinh tế tốt hơn và thời gian rảnh rỗi nhiều hơn so với các
nhóm khác, và thực tế cho thấy số người đọc báo nghe đài thường tập trung vào
những cán bộ viên chức, những người làm công tác chuyên môn
Từ bảng số liệu trên ta thấy rõ được vai trò to lớn của kênh truyền thông
đại chúng, đã phát huy được vai trò của mình trong công tác truyền thông góp
phần to lớn về thay đổi nhận thức và hành vi của người dân trong việc chấp nhận
sử dụng các biện pháp tránh thai và trong công tác truyển tải thông tin về vấn đề
dân số kế hoạch hóa gia đình.
Bên cạnh các kênh truyền thông đại chúng thì các kênh truyền thông trực
tiếp từ chính quyền đoàn thể có vai trò to lớn trong công tác dân số, bởi vì kênh
truyền thông trực tiếp này can thiệp mạnh mẽ vào đời sống của nhân dân, vào
các quan vợ chồng, gia đình.
2.2.1.2. Chính quyền đoàn thể
Trong công tác truyền thông thì chính quyền đoàn thể cóvai trò to lớn,
mỗi tổ chức có chức năng khác nhau, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau nhưng
đều chịu sự chỉ đạo của uỷ ban nhân dân xã và đều thực hiện một mục tiêu
chung đó là phát triển xã hội. chính vì vậy khi có chủ trương chính sách từ trên
đưa xuống xã thực hiện bằng việc giao nhiệm vụ cho các cơ quan các tổchức xã
hội:
Thực tiễn cho thấy khi có chính sách của trên đưa xuống thì các tổ chức
xã hội và nghiệp vụ xã hội phát động tuyên truyền về công tác dân số hoặc đến
từng hộ gia đình thuyết phục nhưng những hoạt động này không diễn ra thường
xuyên mà chỉ theo đợt theo định kỳ.
Đối với tổ chức y tế với chức năng của mình còn có nhiệm vụ là cung cấp
tư liệu, các thông tin về dân số kế hoạch hóa gia đình cho cấp trên đồng thời
phải cung cấp và sử lý các đối tượng đến thực hiện các biện pháp tránh thai như
đặt vòng, cấp bao cao su, thuốc, hút và nạo phá thai… đồng thời phải hướng dẫn
cũng như tư vấn các biện pháp tránh thai đó cho người dân.
Đài phát thanh xã là một trong những phương tiện truyền thông quan
trọng của xã trong công tác tuyên truyền kế hoạch hóa, và được phát vào hồi
5h30 đến 6h sáng và từ 5h đến 5h30 chiều, nhằm cung cấp những thông tin cho
người dân, còn thông tin về kế hoạch hóa gia đình được phát theo định kỳ và
trong khoảng thời gian ngắn như đặt vòng tiêm chủng, hoặc chăm sóc sức khỏe
bà mẹ và trẻ em.ngoài việc phát thanh còn có những hoạt động tuyên truyền
bằng khẩu hiệu, kẻ vẽ áp phích tuyên truyền.Bên cạnh đó xã còn có các biện
pháp hành chính như là sự phạt đối với hộ gia đình nào sinh con thứ ba, nếu
không xẽ không đăng ký khai sinh. Hoặc khai trừ ra khỏi tổ chức đảng(nếu là
đảng viên)
Như vậy có thể thấy hoạt động truyền thông dân số kế hoạch hóa gia đình
ở đây cơ quan quyền lực địa phương giao cho mỗi tổ chức chức năng thực hiện
nhiệm vụ cụ thể, mỗi tổ chức nghiệp vụ này hoạt động tương đối độc lập theo
chức năng của mình nhưng đều có sự chỉ đạo tập trung của ủy ban nhân dân xã
vì vậy thường có hoạt động phối hợp nhất định giữa các tổ chức đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ảnh hưởng của công tác truyền thông đến việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình của người dân trung du miền núi (qua khảo sát xã hội học tại xã Cổ Tiết –.pdf