Đề tài Áp dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh vàng tại Việt Nam

Tài khoản ký quỹ (Margin account):

- Là hình thức nhà đẩu tư “ vay mượn “ tiền của công ty chứng khoán hay

ngân hàng chuyên về lĩnh vực đầu tư chứng khoán hay ngân hàng chuyên về lĩnh

vực đầu tư chứng khoán, kinh doanh tiền tệ, vàng đểmua bán chứng khoán hoặc

ngoại tệ, vàng.

- Để vay mượn tiền thì nhà đầu tu phải “đặt cọc” một số tiền cho công ty

chứng khoán hoặc ngân hàng vào trong một tài khoản gọi là tài khoản Margin (tài

khoản ký quỹ hay tài khoản bảo chứng ). Tỷ lệ đặt cọc tuỳ theo công ty chứng

khoán hay ngân hàng quy định .

pdf52 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1988 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Áp dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh vàng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của nền kinh tế Mỹ, nhu cầu chưa từng có đối với việc sản xuất kim loại quí ở Trung Quốc, Ấn Độ, đồng USD yếu, lạm phát gia tăng do giá dầu cao và những lo ngại về địa chính trị… Giới đầu tư cho rằng có quá nhiều lý do để mua vàng vào, chứ hầu như chẳng có nhân tố nào khuyến khích bán kim loại quí này cả. Vì vậy họ chuyển hướng sang đầu tư mạnh vào vàng, nguồn dự trữ giá trị có truyền thống an toàn nhất, trong bối cảnh có nhiều lo ngại về sự suy thoái kinh trế Mỹ, nền kinh tế Mỹ nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ngoài ra, việc đồng USD liên tục mất giá cũng hậu thuẫn giá vàng tăng. Năm 2007, các quỹ đầu cơ vàng đã mua vào với số lượng cao nhất từ trước đến nay, tăng 39% đạt mức 630 tấn. Cục dữ trữ Liên Bang Mỹ đang tiếp tục chính sách cắt giảm lãi suất nhằm ngăn chặn lạm phát. Điều này tác động làm giảm giá USD xuống mức thấp kỉ lục so với nhiều loại tiền tệ, khiến cho các loại hàng hoá tính bằng đồng USD như vàng và dầu mỏ, trở nên rẻ hơn đối với các khách hàng sử dụng các ngoại tệ mạnh khác nên có tác dụng khuyến khích nhu cầu. Ngoài ra, việc ngân hàng Trung Ương các nước tính toán,cơ cấu lại dự trữ, âm thầm mua vàng vào và bán đôla Mỹ ra đã tạo ra nhu cầu lớn đẩy giá vàng tăng lên còn đôla Mỹ thì càng mất giá. Nhiều nhà phân tích cho rằng cái đích sắp tới của giá vàng sẽ là 1000 USD/ounce. [21] Tuy nhiên, không phải mọi ý kiến đều hướng tới giá vàng tăng. Nhà phân tích Robin Rhar tại UBS lại dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh theo hướng khác. Ông Bhar nói: “ Chúng tôi lo ngại nhiều hơn về triển vọng giảm giá mạnh toàn bộ các kim loại quí chứ không phải xu hướng tăng giá trong giai đoạn ngắn hạn”. Thực tế giá vàng tăng quá cao đã làm giảm nhu cầu ở Ấn Độ và Hiệp Hội vàng bạc Ấn Độ cho biết, nhập khẩu vàng của nước này trong tài khoá 2007 ước tính giảm 20% do giá kim loại quí này tăng mạnh. Trong năm 2006, Ấn Độ đã nhập khẩu khoảng 7/5 tấn vàng và là nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. Trước đây, những dấu mốc giá vàng biến động mạnh là vào những năm 1970 thập kỉ đánh dấu sự suy thoái với 2 cú sốc dầu mỏ năm 1973 và 1979, lạm phát phi mã và những lo ngại về triển vọng nền kinh tế Mỹ. Trong những năm gần đây, vàng được hỗ trợ nhờ nhu cầu gia tăng trên khắp các thị trường hàng hoá trước sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ. Cú huých thật sự xảy ra vào cuối năm 2007 trước triển vọng tăng trưởng toàn cầu chậm lại, tình trạng thắt chặt tín dụng trước sự sụp đổ của thị trường cho vay nhà đất dưới chuẩn của Mỹ và lạm phát gia tăng làm dấy lên khả năng lạm phát đình đốn (tình trạng lạm phát tiền tệ mà không có tăng nhu cầu và công ăn việc làm một cách tương ứng trong kinh doanh) từng là mối lo ngại lớn nhất trong thập kỉ 1970. Và ngay từ khi sang năm 2008, giá vàng- kim loại quí còn được sử dụng cả trong ngành điện tử và nha khoa – đã phá vỡ ngưỡng kỉ lục trong 28 năm qua là 850 USD/ounce bởi bất ổn chính trị ở Pakistans vụ ám sát bà Benazir Bhutto đã thúc đẩy mối quan tâm mới đối với vàng. Hiệp Hội Kinh doanh vàng Việt Nam đang chuẩn bị trình Chính Phủ chiến lược phát triển thị trường vàng trong 5 năm tới. Lâu nay Chính Phủ đã có nhiều Nghị định về quản lí hoạt động kinh doanh vàng nhưng chưa có một chiến lược phát triển thị trường này trong tầm nhìn dài hạn, chưa có dịnh hướng rõ ràng mà chỉ chạy theo thị trường.Căn cứ vào tình hình thế giới, Hiệp Hội sẽ định hướng cho người dân và nhà đầu tư, kể cả các tổ chức kinh doanh, huy động vàng làm sao để tránh và hạn chế thấp nhất rủi ro khi biến động giá vàng, đồng thời sẽ đưa ra nhận định dài hạn cho họ để có định hướng về mua sắm và kinh doan [22] CHƯƠNG II: THỊ TRƯỜNG CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH Ở VIỆT NAM 1. Lý Thuyết Về Các Công Cụ Phái Sinh: Công cụ tài chính phái sinh được hiểu là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ tài chính đã có nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận. Giá trị của công cụ phái sinh bắt nguồn từ một số công cụ tài sản cơ sở khác như tỉ giá, trị giá cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán, lãi suất…Công cụ tài chính phái thường được sử dụng bao gồm các hợp đồng kỳ hạn (forward), hợp đồng tương lai (future), quyền chọn (options), hợp đồng hoán đổi (swaps). Các loại hợp đồng này được phát triển và giao dịch dựa trên cơ sở phát triển và giao dịch các công cụ tài chính trên thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu, thị trường ngoại tệ, thị trường vàng, và cả thị trường hàng hoá Những công cụ trên còn có thể kết hợp với nhau, với những khoản vay hoặc những chứng khoán truyền thống để tạo nên các công cụ lai tạo... Thị trường phái sinh là thị trường dành cho các công cụ phái sinh, những công cụ mang tính chất hợp đồng, mà thành quả của chúng được xác định dựa trên một hoặc một số công cụ tài sản khác. Các công cụ phái sinh như là các hợp đồng, chúng được thoả thuận giữa hai bên, người mua và người bán, trong đó mỗi bên sẽ thực hiện nghĩa vụ cho bên kia. Các hợp đồng này có giá cả và người mua sẽ cố gắng mua với giá rẻ và người bán sẽ cố gắng bán với giá cao nhất. Các nghiệp vụ tài chính phái sinh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển ngày càng sâu, rộng và đa dạng của thị trường tài chính. Sự biến động khó lường của giá cả háng hoá, lãi suất, tỷ giá trên thị trường là những nguyên nhân gây ra rủi ro cho các nhà đầu tư trong các phi vụ mua, bán. Để hạn chế thấp nhất những rủi ro thua lỗ có thể xảy ra, các nghiệp vụ tài chính phái sinh đã được hình thành, đó thực chất là hợp đồng tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào một hợp đồng mua bán cơ sở (hay còn gọi là chính phẩm). Đến nay, trên thị trường tài chính quốc tế nghiệp vụ tài chính phái sinh đã phát triển [23] rất mạnh với các nghiệp vụ phái sinh rất đa dạng và thị trường phái sinh đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu. Sở dĩ nó phát triển thành công như vậy, là do sử dụng nghiệp vụ này đem lại lợi ích cho các thành viên trên thị trường. Trên thị trường có thể phân thành ba loại thành viên: người đầu tư, người đầu cơ, người cơ lợi. Sử dụng nghiệp vụ tài chính phái sinh này đều mang lại lợi ích cho ba loại thành viên này: người đầu tư phải đối diện với những rủi ro do biến động giá cả các sản phẩm chính, họ phải sử dụng nghiệp vụ phái sinh để giảm thiểu hoặc loại bỏ rủi ro; đối với người đầu cơ lại muốn đánh cuộc trên những biến động giá cả của sản phẩm chính, họ dùng nghiệp vụ này như một đòn bẩy đặc biệt; đối với người cơ lợi (thực hiện lợi nhuận mà không có rủi ro) bằng cách sử dụng chênh lệch giá giữa các thị trường tài chính khác nhau, họ đã sử dụng rất hiệu quả các nghiệp vụ phái sinh để hưởng chênh lệch giá. 1.1 Hợp đồng kỳ hạn (forward contracts): Là công cụ lâu đời nhất, và có lẽ vì lí do đó mà nó ít phức tạp nhất. Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng giữa 2 bên. Người mua và người bán, để mua hoặc bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thoả thuận ngày hôm nay. Nếu vào ngày đáo hạn, giá thực tế cao hơn giá trong hợp đồng thì người sở hữu hợp đồng sẽ kiếm được lợi nhuận; nếu ngược lại thì người sở hữu hợp đồng sẽ chịu một khoản lỗ. Bản thân hợp đồng kỳ hạn mang trong mình 3 loại rủi ro: Thứ 1: nếu giá thực tế vào ngày đáo hạn hợp đồng cao hơn giá mong đợi, rủi ro vốn có của công ty sẽ làm giảm giá trị công ty nhưng sự sụt giảm này sẽ được đền bù bằng lợi nhuận của hợp đồng kỳ hạn. Vì vậy, hợp đồng kỳ hạn cung cấp một cách phòng ngừa rủi ro hoàn hảo. Thứ 2, rủi ro tín dụng hay rủi ro không có khả năng chi trả của hợp đồng. Rủi ro này có hai chiều, người sở hữu hợp đồng hoặc là người nhận được hoặc là người chi trả, phụ thuộc vào biến động giá cả thực tế của tài sản cơ sở. Thứ 3, giá trị của hợp đồng kỳ hạn chỉ được giao nhận vào ngày nào đáo hạn của hợp đồng, không có khoản chi trả nào được thực hiện vào ngày ký kết hoặc [24] trong thời hạn của hợp đồng. Vậy nên, bản thân những hợp đồng kỳ hạn có chứa nhiều rủi ro nhất trong các công cụ phái sinh. 1.2 Hợp đồng giao sau (future contracts): Là hợp đồng giữa hai bên, người mua và người bán, để mua bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thoả thuận ngày hôm nay. Hợp đồng giao sau tiến triển từ hợp đồng kỳ hạn nên có những điểm giống với hợp đồng kỳ hạn. Về bản chất, chúng giống tính thanh khoản của hợp đồng kỳ hạn, nhưng đã khắc phục được những nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn nhờ vào tính linh hoạt của nó, nên thường được xem là cách tốt hơn để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh. Điểm khác nhau căn bản của hợp đồng giao sau và hợp đồng kỳ hạn là: 1. Niêm yết trên sở giao dịch. Một giao dịch hợp đồng giao sau nói chung được xử lý trên một Sở giao dịch. Điểm này cho phép giá cả được hình thành hợp lý hơn, do các bên mua bán được cung cấp thông tin đầy đủ và công khai. 2. Xoá bỏ rủi ro tín dụng. Giống như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau cũng có rủi ro hai chiều, rủi ro tín dụng, tức người sở hữu hợp đồng hoặc là người được nhận hoặc là người phải chi trả. Nhưng khác biệt rõ nhất với thị trường kỳ hạn là thị trường giao sau sử dụng 2 công cụ để loại bỏ rủi ro này. Trong hợp đồng giao sau được niêm yết trên Sở giao dịch, cả hai bên mua và bán đều không biết gì về đối tác giao dịch của mình. Công ty thanh toán bù trừ sẽ hoạt động như một trung gian trong tất cả các giao dịch. Nếu một trong hai bên không thực hiện được hợp đồng thì vẫn không ảnh hưởng đến bên kia. Thứ nhất, thay vì giao nhận giá trị hợp đồng vào 1 ngày thông qua mua bán đơn thuần vào ngày đáo hạn, thay đổi trong giá trị hợp đồng giao sau được thanh toán vào cuối ngày giao dịch. Điều này có nghĩa hợp đồng giao sau có tính chất thanh toán tiền mặt hay điều chỉnh theo ngày, tức thời hạn giao sau được rút ngắn lại. Nhờ thế mà rủi ro trong thanh toán được giảm đi. Thứ 2, hợp đồng giao sau yêu cầu tất cả các thành viên tham gia thị trường, người bán và người mua đều như nhau, phải thực hiện một khoản ký gửi gọi là ký quỹ. 3. Tiêu chuẩn hoá. Hợp đồng kỳ hạn có thể được thảo ra với một hàng hoá bất kỳ, khối lượng, chất lượng, thời gian giao hàng bất kỳ, theo thoả thuận chung [25] của hai bên mua, bán. Tuy nhiên, các hợp đồng giao sau niêm yết rên sở giao dịch đòi hỏi việc giao nhận một khối lượng cụ thể của một hàng hoá cụ thể đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu, theo một thời hạn được ấn định trước. 4. Điều chỉnh việc đánh giá theo mức giá thị trường. Trong các hợp đồng kỳ hạn, các khoản lỗ và lãi chỉ được trả khi hợp đống đến hạn. Với một hợp đồng giao sau, bất kỳ món lợi nào cũng được ghi nhận hàng ngày. Nếu giá của hàng hoá cơ sở biến động khác với giá đã thảo thuận (giá thực hiện hợp đồng) thì bên bị thiệt hại do sự thay đổi giá này phải trả tiền cho bên được lợi từ sự thay đổi giá đó. Thực tế, vì không biết về đối tác của mình trong giao dịch, nên những người thua đều trả tiền cho công ty thanh toán bù trừ, công ty này sẽ trả lại cho những người thắng. 1.3 Hợp đồng quyền chọn (option): Là hợp đồng giữa hai bên, người mua và người bán, trong đó cho người mua quyền nhưng không phải nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tài sản nào đó vào ngày trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay. Người mua quyền chọn trả cho người bán một số tiền gọi là phí quyền chọn. Người bán quyền chọn sẵn sàng bán hoặc tiếp tục nắm giữ tài sản theo điều khoản của hợp đồng nếu người mua muốn thế. Một quyền chọn để mua tài sản gọi là quyền chọn mua (call), một quyền chọn bán một tài sản gọi là quyền chọn bán (put). Một cách khác để phân loại thành quyền chọn kiểu Châu Âu và quyền chọn kiểu Mỹ.  Quyền chọn kiểu Châu Âu là loại quyền chọn chỉ có thể được thực hiện vào ngày đáo hạn chứ không được thực hiện trước ngày đó.  Quyền chọn kiểu Mỹ là loại quyền chọn có thể được thực hiện vào bất cứ thời điểm nào trước khi đáo hạn. Quyền chọn có thể được dựa vào các tài sản cơ sở như cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, ngoại hối, kim loại quý hay nông sản… Các quyền chọn có thể được mua bán trên thị trường tập trung (như thị trường quyền chọn Chicago - CBOE, thị trường hợp đồng tương lai quốc tế London – LIFFE…) hay các thị [26] trường phi tập trung (OTC) trên cơ sở thoả thuận trực tiếp giữa hai bên không thông qua sở giao dịch, đây chính là loại thị trường quyền chọn xuất hiện đầu tiên. 1.4 Tài khoản ký quỹ (Margin account): - Là hình thức nhà đẩu tư “ vay mượn “ tiền của công ty chứng khoán hay ngân hàng chuyên về lĩnh vực đầu tư chứng khoán hay ngân hàng chuyên về lĩnh vực đầu tư chứng khoán, kinh doanh tiền tệ, vàng để mua bán chứng khoán hoặc ngoại tệ, vàng. - Để vay mượn tiền thì nhà đầu tu phải “đặt cọc” một số tiền cho công ty chứng khoán hoặc ngân hàng vào trong một tài khoản gọi là tài khoản Margin (tài khoản ký quỹ hay tài khoản bảo chứng ). Tỷ lệ đặt cọc tuỳ theo công ty chứng khoán hay ngân hàng quy định . 2. Các Sản Phẩm Phái Sinh Áp Dụng Trong Kinh Doanh Vàng ở Việt Nam: Các sản phẩm phái sinh vàng là các hợp đồng phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn… dựa trên tài sản cơ sở là vàng. Trong vài năm gần đây, các Ngân Hàng Thương Mại ở Việt Nam như ngân hàng Á Châu, Eximbank, Sacombank… đã bắt đầu đưa ra các giao dịch này nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy cũng còn mới mẽ nhưng các loại hợp đồng vàng kỳ hạn, quyền chọn vàng.. hứa hẹn nhiều triển vọng phát triển trong tương lai. Do nhu cầu sử dụng vàng ở Việt Nam rất lớn như phương tiện thanh toán trong giao dịch và giá vàng biến động rất lớn trên thị trường thế giới xảy ra hàng ngày khiến cho các cá nhân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư hết sức quan tâm các nghiệp vụ kinh doanh vàng phái sinh của các ngân hàng đặc biệt là của ngân hàng Eximbank, ACB,.. Sàn giao dịch vàng của ACB hết sức đông đúc khách hàng quan tâm. Tuy cả ACB và Eximbank đều là các ngân hàng đi đầu trong việc phát triển các sản phẩm phái sinh vàng, nhưng hiện tại ACB không có giao dịch kỳ hạn mà chỉ giao dịch quyền chọn vàng. Ngược lại, tuy Eximbank triển khai giao dịch quyền chọn vàng sau ACB nhưng lại là ngân hàng duy nhất hiện nay có cung cấp giao dịch kỳ hạn. [27] 2.1. Quyền chọn vàng: Quyền chọn vàng (gold option) là một hợp đồng giữa hai bên, theo đó người mua option có quyền, chứ không phải có nghĩa vụ mua hoặc bán một số lượng vàng cụ thể với một mức giá thực hiện đã được ấn định trước cho một thời hạn cụ thể trong tương lai, sau khi đã trã một khoản phí (gọi là premium) cho người bán option ngay từ lúc ký hợp đồng. Rủi ro của người bán Option là rất lớn nếu như không có khả năng tài chính, năng lực phân tích và các công cụ bảo hiểm rủi ro, trong khi người mua Option không chịu bất cứ rủi ro nào ngoài phí (premium). Triển khai nghiệp vụ quyền chọn vàng tại Việt Nam, ngân hàng đóng vai trò người bán và khách hàng đóng vai trò người mua. Quyền chọn vàng được ACB đưa ra giao dịch đầu tiên vào khoảng tháng 12 năm 2004. Đến nay một số ngân hàng thương mại khác như Eximbank, Sacombank, Techcombank, Việt Á, Sài Gòn Bank… cũng đã và đang trong giai đoạn chuẩn bị và cung cấp giao dịch này cho khách hàng. Với hợp đồng quyền chọn vàng tại ACB: - Đối tượng áp dụng: các cá nhân và tổ chức có nhu cầu bảo hiểm rủi ro biến động giá vàng theo quy định hiện hành của Ngân Hàng Nhà Nước và pháp luật có liên quan. - Mục đích sử dụng: • Mua Quyền chọn mua: Khách hàng có nhu cầu thanh toán vàng (chẳng hạn như mua nhà hoặc bất động sản, trả nợ vay bằng vàng v.v.. ) có thể có nhu cầu mua Quyền chọn mua để phòng ngừa rủi ro giá vàng tăng lên vào thời điểm thanh toán vàng trong tương lai. • Mua Quyền chọn bán: Khách hàng có nguồn thu bằng vàng (chẳng hạn như nhận thanh toán tiền bán nhà hoặc bất động sản, sổ tiết kiệm bằng vàng đáo hạn v.v…) có thể có nhu cầu mua quyền chọn bán để phòng ngừa rủi ro giá vàng giảm xuống vào thời điểm nhận thanh toán vàng trong tương lai. - Điều kiện ký kết: [28]  Khách hàng là cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.  Khách hàng thanh toán phí cho ACB ngay từ lúc ký hợp đồng quyền chọn vàng. Khoản phí này được ACB tính toán cho từng hợp đồng cụ thể.  Khách hàng đồng ý ký hợp đồng quyền chọn vàng và sử dụng lệnh thực hiện hợp đồng quyền chọn vàng theo biểu mẫu ACB. Với một giao dịch tối thiểu là 100 (một trăm) lượng vàng, kỳ hạn tối thiểu là 2 (hai) tuần, khách hàng có thể ký hợp đồng Quyền chọn vàng với Ngân hàng với phương thức tất toán hợp đồng linh hoạt. Thực hiện hợp đồng: Vào ngày đáo hạn hợp đồng, khách hàng có quyền thực hiện hoặc không thực hiện quyền chọn vàng. Đối với trường hợp khách hàng yêu cầu ngân hàng thực hiện hợp đồng Option có giao nhận vàng thực tế: hai bên thực hiện thanh toán tiền và vàng theo hợp đồng. Đối với trường hợp khách hàng không muốn giao nhận vàng thực tế: Ngân hàng sẽ thực hiện chi trả khoản tiền chênh lệch giá dựa trên giá vàng do ngân hàng niêm yết hai chiều (gồm giá mua và giá bán) tại thời điểm đáo hạn hợp đồng để bù trừ giao dịch vàng cho khách hàng. Sử dụng sản phẩm quyền chọn vàng, người mua bất động sản có thể đảm bảo khả năng chi trả và tránh thua lỗ trước những biến động tăng của giá vàng mà vẫn có lợi khi giá vàng xuống, còn người bán thì một mặt luôn đảm bảo lợi nhuận dự kiến khi giá vàng xuống, mặt khác sẽ có lãi nhiều hơn khi giá vàng tăng. 2.2. Hợp đồng vàng kỳ hạn: Hợp đồng vàng kỳ hạn là hợp đồng mua bán vàng giữa bên mua và bên bán, theo đó hai bên cam kết mua bán với nhau một khối lượng vàng nhất định, theo một mức giá xác định ở thời điểm thỏa thuận nhưng việc chuyển giao và thanh toán được tiến hành vào một thời điểm xác định trong tương lai. Mục đích sử dụng của hợp đồng kỳ hạn vàng nhằm: [29] o Phòng ngừa rủi ro tức là nhằm cố định giá trị được các khoản thu hoặc chi bằng vàng trong tương lai nhằm tránh những tổn thất khi giá vàng biến động mạnh. o Đầu cơ kiếm lợi nhuận, tức là thực hiện các giao dịch mang tính cá cược trên giá vàng để thu lợi nhuận dựa trên sự phán đoán về xu hướng biến động giá vàng trong lương lai. Đây là hình thức giao dịch đã được các ngân hàng trong nước thực hiện lâu nay, nhưng chủ yếu tập trung vào việc mua bán ngoại tệ. Thời gian qua, do tình hình giá vàng thế giới biến động mạnh nên nhiều ngân hàng đã áp dụng hình thức mua bán kỳ hạn vào việc mua bán vàng. Ngân hàng Eximbank cung cấp giao dịch vàng kỳ hạn cho khách hàng nhằm mục đích cố định được giá trị các khoản thu hoặc chi bằng vàng trong tương lai để bảo hiểm khỏi những tổn thất khi giá vàng biến động mạnh hoặc thu lợi nhuận dựa trên sự phán đoán về xu hướng biến động giá vàng.  Cách thức giao dịch: khách hàng trực tiếp đến phòng kinh doanh vàng để thỏa thuận giá mua bán, kỳ hạn giao dịch, thực hiện dựa trên sự phán đoán về xu hướng biến động giá vàng.  Điều kiện để ký hợp đồng: tất cả các cá nhân, doanh nghiệp Vệt Nam.  Số lượng tối thiểu: 10 lượng vàng SJC.  Loại vàng giao dịch là các loại vàng SJC được Eximbank mua bán tai thời điểm giao dịch.  Thời hạn giao dịch: từ 3 đến 365 ngày.  Chi phí và lợi nhuận: khách hàng không phải trả chi phí giao dịch. Khách hàng được hưởng lãi trên khoản tiền ký quỹ tại ngân hàng. Lợi nhuận không giới hạn nếu giá vàng biến động theo đúng xu hướng khách hàng đã dự đoán. 2.3 Mua bán vàng giao sau: Hoạt động kinh doanh vàng hiện đang hết sức phát triển tại thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh thị trường chứng khoán không mấy sáng sủa, lạm phát tăng [30] cao.Thông thường người Việt Nam đầu tư vào vàng miếng, thế nhưng hiện nay họ đang chuyển sang đầu tư vàng giao sau như một cách đầu tư rẻ hơn vào loại kim loại quý này. Hình thức giao dịch vàng như trên hiện tại được cung cấp tại Ngân hàng ACB. Bắt đầu được tiến hành từ tháng 5 năm 2007, lượng giá trị giao dịch vàng hàng ngày tại đây khoảng 100 triệu USD. Vàng giao sau có tính thanh khoản cao hơn và hấp dẫn hơn vàng giao ngay bởi bạn chỉ cần phải trả khoảng 7% tiền đặt cọc (như ở ACB), như vậy nhu cầu vốn khi kinh doanh cũng thấp hơn. Trước đó, nhiều ngân hàng có kinh doanh vàng cũng đã triển khai các dịch vụ bán hàng giao sau với những phương thức khác nhau. Chẳng hạn, tại ngân hàng Việt Á, khách có nhu cầu mua vàng giao sau sẽ hợp đồng thỏa thuận với ngân hàng về số lượng cần mua và giá cả (giá bán được tính theo giá sỉ ngay tại thời điểm ký hợp đồng). Sau đó, bên mua thay vì trả tiền và nhận vàng đem về thì trong trường hợp này, ngân hàng sẽ chuyển toàn bộ số vàng khách đã mua sang hình thức gửi tiết kiệm thời hạn từ 3 tháng trở lên (tất nhiên là chuyển trên sổ sách, chứng từ). Số vàng gửi ngân hàng này sẽ được tính lãi suất theo kỳ hạn gửi tiết kiệm bằng vàng với lãi suất kỳ hạn 3 tháng hiện là 0,22%; 6 tháng là 0,24%/tháng... Theo Phòng Kinh doanh vàng ngân hàng Việt Á, phương thức bán “nóng” (thu tiền ngay), giao sau và được hưởng lãi suất không chỉ áp dụng cho người mua vàng SJC mà ngân hàng còn áp dụng cho cả trường hợp khách có nhu cầu mua vàng nguyên liệu. Trường hợp bên mua cần nhận vàng trước thời hạn phải báo trước cho ngân hàng. Hình thức mua bán vàng giao sau ở Eximbank áp dụng cho cả việc mua và bán vàng, nghĩa là khách hàng có thể mua giao chậm vàng của ngân hàng nhưng cũng có thể bán giao chậm vàng cho ngân hàng. [31] CHƯƠNG III: ÁP DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG KINH DOANH VÀNG. 1. Kinh doanh vàng trên sàn: (3) 1.1 Sự ra đời của sàn giao dịch vàng: Tháng 5 năm 2007, sàn giao dịch vàng đầu tiên được khai trương tại 29 Lý Thường Kiệt, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh do ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) tổ chức. Sàn giao dịch sẽ tạo ra một sân chơi cho những người muốn bảo hiểm rủi ro hoặc tìm chênh lệch giá vàng. Sàn giao dịch sẽ là nơi nhà đầu tư đến để mua và bán vàng hằng ngày. Họ tự quyết định giá cả tận dụng từng giây phút biến động của thị trường vàng để tối đa hoá lợi nhuận cho mình. Hoạt động trên sàn, ngoài ACB vừa là nhà tổ chức vừa là thành viên, còn có một số thành viên khác cũng là ngân hàng hoặc doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực kinh doanh vàng như ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), ngân hàng Việt Á (VAB), công ty vàng bạc đá quí Sài Gòn (SJC)… Các thành viên sẽ có đại diện ngồi tại sàn để nhận lệnh từ nhà đầu tư. Ngoài ra, các thành viên tự doanh được mua bán vàng cho chính mình. Để tham gia giao dịch, nhà đầu tư - cá nhân và tổ chức cần mở tài khoản lưu ký tiền hoặc vàng tại một ngân hàng đang là thành viên trên sàn. 1.2 Phương thức kinh doanh vàng trên sàn: * Qui tắc khớp lệnh đối với khách hàng của ACB: - Lệnh của khách hàng sẽ đuợc ưu tiên khớp trước với Khối Ngân Quỹ nếu thoả điều kiện. - Những lệnh nào không khớp được với giá mua và giá bán của Khối Ngân Quỹ sẽ được chuyển lên trung tâm giao dịch vàng với tư cách là lệnh của thành viên ACB. [32] - Giá mua và giá bán của Khối Ngân Quỹ có thể thay đổi liên tục và không công bố ra bên ngoài. * Đặc điểm loại hình giao dịch: - Khách hàng chỉ cần ký quỹ trước 1 tỷ lệ x% giá trị giao dịch khi đặt lệnh. - x% được qui định và thay đổi tuỳ theo từng nhóm đối tượng khách hàng . - Khách hàng được quyền rút vàng mặt nếu đáp ứng đủ đều kiện về đảm bảo nợ vay. * Các qui định chung về giao dịch: - Loại hình vàng giao dịch: vàng SJC. - Khối lượng tối thiểu: 50 lượng cho 1 lệnh. - Đơn vị yết giá: VND/lượng. - Bước nhảy về giá: 5000 đồng/lượng. - Không giới hạn biên độ dao động của giá vàng đặt lệnh. - Lệnh chỉ có hiệu lực trong ngày. • Phân loại khách hàng: Loại khách hàng Thành viên Khách hàng Doanh nghiệp Khách hàng cá nhân Các tỷ lệ 5%, 4%, 3% 7%, 5%, 4% 7%, 5%, 4% Phí giao dịch 1000 đồng 2000 đồng 2000 đồng Hạn mức tín dụng Max: 150 tỷ Max:100 tỷ Max: 100 tỷ Đại diện Có Không Không Kiểm soát Không Có Có * Cơ chế khớp lệnh của trung tâm giao dịch vàng: - Khớp lệnh liên tục, tự động. - Thứ tự ưu tiên: giá - thời gian. - Giá khớp lệnh: là giá mà tại đó khối lượng giao dịch như nhau thì khớp lệnh ở giá khớp lệnh liền trước. [33] • Nguyên tắc cấp hạn mức giao dịch cho khách hàng: Tài sản ròng = Giá trị vàng và tiền thực có - tổng giá trị dư nợ Giá trị rút tối đa = Tài sản ròng – (tỷ lệ ký quỹ ban đầu * tổng giá trị dư nợ vay) Giá trị đặt lệnh tối đa = Giá trị được rút tối đa / tỷ lệ ký quỹ ban đầu. • Điều kiện đảm bảo tỷ lệ tài sản ròng/dư nợ:  Tỷ lệ ký quỹ ban đầu: Tài sàn ròng / Tổng dư nợ vay >= Tỷ lệ ký quỹ ban đầu.  Tỷ lệ ban đầu: Tài sàn ròng / Tổng dư nợ vay >= tỷ lệ cảnh báo => yêu cầu khách hàng bổ sung tiền ký quỹ để đảm bảo tỷ lệ ban đầu.  Tỷ lệ xử lí: Tài sản ròng / Tổng dư nợ vay ACB có quyền đơn phương tất toán một phần hoặc toàn bộ trạng thái của khách hàng. Ví dụ minh hoạ: Để đơn giản, trong ví dụ này tạm thời bỏ qua phí giao dịch, lãi suất vay tiền/vàng. - Kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai hoan chinh.pdf
Tài liệu liên quan