Đề tài Áp dụng trực quan vào hỗ trợ giảng dạy cơ sở văn hoá Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

A- MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề 1

2. Tình hình nghiên cứu 2

3. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 4

4. Bố cục tiểu luận 4

B- NỘI DUNG

Chương 1. Thực trạng giảng dạy và sự cần thiết của việc áp dụng trực quan

vào giảng dạy Cơ sở văn hoá Việt Nam 5

1.1. Thực trạng giảng dạy Cơ sở văn hoá Việt Nam và những nhược điểm hạn

chế của nó 5

1.2. Áp dụng trực quan vào giảng dạy Cơ sở văn hoá Việt Nam, ưu điểm và

tính khả thi 6

Chương 2. Áp dụng trực quan và một số bài học cụ thể 9

2.1. Áp dụng trực quan vào giảng dạy bài phong tục - tín ngưỡng 9

2.2. Áp dụng trực quan vào giảng dạy bài Phật giáo 19

2.3. Áp dụng trực quan vào giảng dạy các bài học về đặc điểm các vùng văn hoá 37

C- KẾT LUẬN 47

D- TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

 

 

 

 

 

 

doc50 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2112 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Áp dụng trực quan vào hỗ trợ giảng dạy cơ sở văn hoá Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ giáo dục và đào tạo Trường Đại học Vinh -------------------------- Ngô viết hoàn áp dụng trực quan vào hỗ trợ giảng dạy Cơ sở văn hoá Việt Nam Báo cáo khoa học Vinh- 2007 Mục lục Trang a- mở đầu 1. Đặt vấn đề 1 2. Tình hình nghiên cứu 2 3. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 4 4. Bố cục tiểu luận 4 b- nội dung Chương 1. Thực trạng giảng dạy và sự cần thiết của việc áp dụng trực quan vào giảng dạy Cơ sở văn hoá Việt Nam 5 1.1. Thực trạng giảng dạy Cơ sở văn hoá Việt Nam và những nhược điểm hạn chế của nó 5 1.2. áp dụng trực quan vào giảng dạy Cơ sở văn hoá Việt Nam, ưu điểm và tính khả thi 6 Chương 2. áp dụng trực quan và một số bài học cụ thể 9 2.1. áp dụng trực quan vào giảng dạy bài phong tục - tín ngưỡng 9 2.2. áp dụng trực quan vào giảng dạy bài Phật giáo 19 2.3. áp dụng trực quan vào giảng dạy các bài học về đặc điểm các vùng văn hoá 37 c- kết luận 47 d- Tài liệu tham khảo 48 a- mở đầu 1. Đặt vấn đề Ngày nay xu hướng quốc tế hoá và khu vực hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra với quy mô ngày càng lớn và nhịp độ cao. Chính vì vậy, các quốc gia muốn phát triển được, không còn cách nào khác là phải mở cửa nền kinh tế. Trong quá trình hội nhập đó, một yêu cầu đặt ra là làm thế nào để vừa tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại làm giàu cho văn hoá dân tộc, lại vừa không làm mất đi bản sắc văn hoá quý báu của dân tộc. Trước thực trạng đó, việc truyền thụ những tri thức về văn hoá dân tộc cho thế hệ trẻ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bộ môn Cơ sở văn hoá Việt Nam trang bị những hiểu biết tối thiểu cho sinh viên về một nền văn hoá, một dân tộc, để khi bước vào đời, họ có thể tham gia một cách có ý thức vào việc bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc (1) Trần Ngọc Thêm, 1999. Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb GD. . Hiện nay, cơ sở khoa học và hệ thống lý thuyết của bộ môn Cơ sở văn hoá Việt Nam có thể nói là đã tương đối hoàn chỉnh. Vấn đề đặt ra là việc giảng dạy và học tập bộ môn này trong các trường đào tạo đã đạt được hiệu quả tốt nhất hay chưa. Giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục Đại học nói riêng vẫn phổ biến tình trạng dạy chay - học chay, bộ môn Cơ sở văn hoá Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này. Trong khi đó, khác với kiểu tư duy lôgic của Toán học, Lý học, Hoá học và Sinh học hay kiểu tư duy hình tượng của văn học, Cơ sở văn hoá Việt Nam cùng với Lịch sử, Địa lí lại là những bộ môn có tính chất gắn bó sâu sắc với những trực quan sinh động. Chính vì thế nếu chỉ dừng lại ở việc giảng dạy lý thuyết chay thì không thể nói là đã đạt được hiệu quả giảng dạy và học tập tốt nhất. Bởi vì, suy cho cùng với phương pháp giảng dạy kiểu này, sinh viên vẫn chỉ là đối tượng tiếp thu kiến thức một cách thụ động; và việc học tập bộ môn này cũng chỉ mang tính chất đối phó - trả bài, chứ không phải là sự hứng thú khi tìm hiểu về những đặc trưng văn hoá của chính dân tộc mình. Đề tài của chúng tôi lấy việc áp dụng các trực quan vào hỗ trợ giảng dạy bộ môn Cơ sở văn hoá Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu, so sánh. Đề tài này nếu được thực hiện tốt sẽ có những đóng góp sau đây: 1. Giúp cho sinh viên có được những hiểu biết sâu sắc hơn về bản sắc văn hoá dân tộc, nhất là những đặc trưng văn hoá của từng vùng, từng miền trên đất nước ta qua những hình ảnh sinh động, cụ thể. Từ đó giúp sinh viên ghi nhớ kiến thức một cách khoa học, không máy móc đối phó. 2. Đưa vào môn Cơ sở văn hoá Việt Nam một phương pháp giảng dạy hiện đại mà ở đó giảng viên chỉ là người hướng dẫn, gợi mở, sinh viên mới là đối tượng trung tâm của giờ học. Trên cơ sở đó tạo ra không khí học tập năng động, thoát ly hẳn với tình trạng dạy chay - học chay đang phổ biến của môn học hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Việc áp dụng trực quan vào hỗ trợ giảng dạy không phải là vấn đề mới. Đặc biệt trong những năm gần đây, vấn đề này được đề cập khá nhiều trong các hội thảo về đổi mới phương pháp giảng dạy và trong các bài viết về giáo dục. Báo điện tử Vnexpress.net, tháng 11/2001, đăng bài có nhan đề Đã đến lúc cải tiến phương pháp giảng dạy, trong đó nhấn mạnh: "Thay cho cách giảng dạy truyền thống chủ yếu là thầy đọc, trò ghi, hãy hướng cho học sinh tự sáng tạo, thầy giáo không thể thiếu nhưng sẽ tốt hơn nhiều nếu thầy là người định hướng dẫn đường … Thực hiện được điều này không thể chỉ dạy chay". Cũng báo này, tháng 8/2004, lại tiếp tục cho đăng một bài với hàng tuýp Nên đổi mới cả tư duy lẫn phương pháp giảng dạy. Trong đó một lần nữa nhấn mạnh rằng: "Giáo dục của chúng ta cần thay đổi lại cả về tư duy lẫn phương pháp giảng dạy ở tất cả các cấp. Chúng ta không thể tiếp tục lên bậc Đại học mà phương pháp giảng dạy vẫn theo kiểu một chiều …" Gần đây nhất, ngày 31/7/2006, TS. Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Tâm Việt Group đã bày tỏ tâm huyết của mình với báo chí khi bàn về phương pháp giảng dạy: "Chắc chắn là rất cần một phương pháp giáo dục mới, lấy người học làm trung tâm hay còn gọi là học qua trải nghiệm. Với phương pháp này, học viên sẽ được học qua những ví dụ minh hoạ, tình huống và bài tập sinh động dựa trên sự hoạt động của bộ não". Như vậy, có thể thấy rằng, việc đưa các trực quan vào hỗ trợ giảng dạy nói chung đang ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên, đó cũng chỉ mới là những nhận thức và phương pháp luận chung nhất cho tất cả hệ thống giáo dục. Trên thực tế, ngoài các môn như Tin học, Ngoại ngữ, các trực quan đã được áp dụng khá phổ biến một cách có hiệu quả; thì các môn học khác, hầu như chưa có một chuyên luận hay đề tài nghiên cứu nào viết về việc áp dụng trực quan vào giảng dạy. Đối với môn Cơ sở văn hoá Việt Nam, mặc dù trong các giáo trình, các tác giả cũng đã sử dụng những tư liệu hình ảnh, tuy vậy, những tư liệu hình ảnh này cũng chỉ mang tính chất là những minh hoạ cho hệ thống lý thuyết chứ chưa phải là đối tượng chính của giáo trình. Hơn nữa, số lượng các tư liệu hình ảnh được sử dụng cũng còn tương đối hạn chế. Cho dù vậy, đây cũng là những gợi mở quan trọng cho chúng tôi trong việc xây dựng và hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình. Với những thực trạng đã trình bày trên đây vấn đề áp dụng trực quan vào hỗ trợ giảng dạy bộ môn Cơ sở văn hoá Việt Nam xứng đáng được khảo sát và phân tích trong một công trình riêng. Đề tài của chúng tôi được tiến hành với mục đích và quy mô như vậy. 3. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu Phương pháp làm việc chính sẽ là phương pháp quy nạp: Trên cơ sở, hệ thống lý thuyết đã được biên soạn trong các giáo trình, người nghiên cứu sẽ khảo sát và chỉ ra các trực quan phù hợp cho từng bài học, mục học cụ thể. Tư liệu nghiên cứu chủ yếu lấy từ các giáo trình Cơ sở văn hoá Việt Nam do Trần Ngọc Thêm và Trần Quốc Vượng (chủ biên) biên soạn, kết hợp với Website: http: //www.vietshare.com 4. Bố cục của tiểu luận Nội dung của tiểu luận gồm hai chương: Trong Chương 1 chúng tôi sẽ trình bày về thực trạng việc giảng dạy bộ môn Cơ sở văn hoá Việt Nam hiện nay, những hạn chế và nhược điểm của nó. Đồng thời chỉ ra tính tích cực và khả thi của việc áp dụng trực quan vào hỗ trợ giảng dạy bộ môn này. Trong Chương 2 chúng tôi đưa ra các trực quan phù hợp áp dụng cho các bài giảng về tín ngưỡng - phong tục, về phật giáo và về văn hoá đặc trưng của các vùng. Đồng thời chúng tôi cũng chỉ ra ý nghĩa cụ thể của việc áp dụng trực quan qua từng bài giảng và cách thức thực hiện các bài giảng đó. b- nội dung Chương 1 Thực trạng giảng dạy và sự cần thiết của việc áp dụng trực quan vào giảng dạy Cơ sở văn hoá Việt Nam. 1.1. Thực trạng giảng dạy Cơ sở văn hoá Việt Nam và những nhược điểm hạn chế của nó. Nền giáo dục Việt Nam hiện nay quá chú trọng về IQ, tức là logic, trí thông minh. Giống như chiếc máy tính, IQ chính là phần cứng, là bộ khung rất khó thay đổi. Thực chất ta cũng chỉ nói về IQ chứ chưa thực sự có phương pháp đào tạo và rèn luyện để tăng IQ cho người Việt Nam. Điều đó có thể nhận thấy ngay trong hình thức đào tạo thầy đọc, trò chép, thi cử thiếu trung thực. Thực tế, việc giảng dạy và học tập bộ môn Cơ sở văn hoá Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi văn hoá xin - cho, chờ đợi. Học sinh đi học chỉ đợi thầy "rót" bao nhiêu kiến thức thì "hứng" chứ chưa thực sự chủ động tham gia tích cực vào bài học. Với phương pháp dạy chay - học chay truyền thống, giảng viên phải làm việc hết sức vất vả ngay từ khâu chuẩn bị bài giảng đến khâu giảng bài. Cơ sở văn hoá Việt Nam là bộ môn tìm hiểu những kiến thức đại cương về văn hoá và đặc trưng văn hoá của các vùng, miền trên đất nước ta. Vì thế, nếu chỉ dạy chay thì trong khuôn khổ 45 phút của một tiết học, giảng viên sẽ phải nói rất nhiều. Cho dù như vậy thì vẫn có những phần kiến thức chỉ mang tính chất tượng trưng, mơ hồ. Ví như khi tìm hiểu về "nhà cửa - kiến trúc" chẳng hạn. Rõ ràng là mỗi vùng miền khác nhau sẽ có những kiểu kiến trúc nhà ở khác nhau. Giảng viên có thể giúp sinh viên biết đến các kiểu kiến trúc đó dưới dạng liệt kê kiến thức, nhưng không thể giúp sinh viên hình dùng rõ thế nào là nhà hai chái, thế nào là kiểu nhà mái cong truyền thống? Hay như khi tìm hiểu về "phong tục - tín ngưỡng" giảng viên có thể giúp sinh viên hiểu được trong một đám ma truyền thống của người Việt có những trình tự nào, nhưng xét đến cùng, đó cũng chỉ là những hiểu biết mang tính chất lý thuyết suông, nhớ đấy rồi lại quên ngay sau đó. Dạy và học về văn hoá là tìm về những truyền thống văn hoá của dân tộc, để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Thế hệ trẻ làm sao có thể tiếp tục công việc bảo tồn những nét đẹp văn hoá của chính dân tộc mình khi những hiểu biết của họ về văn hoá dân tộc còn quá chung chung và mơ hồ. Chỉ đơn cử hai ví dụ trên đây cũng đã thấy rõ những hạn chế của lối giảng dạy truyền thống đối với bộ môn này. Hơn nữa với cách giảng dạy kiểu này, sinh viên chỉ là đối tượng tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Và nếu phương pháp học tập cứ theo tư duy này thì rút cuộc chỉ là mãi mãu theo đuổi, thầy truyền cho 8 thì chỉ biết 6, đến khi dạy lại người khác có khi chỉ còn được 4.(1) Phan Quốc Việt - http: // www. Bacninh.gov.vn/Story/GiaoDucDaoTao/ ChuongTrinhGiaoDuc/2006/7/5469.html. Bởi vậy đã đến lúc đưa vào giảng dạy bộ môn này một phương pháp hiện đại, khơi dậy tính làm chủ và khả năng sáng tạo của sinh viên trong từng giờ học. 1.2. áp dụng trực quan vào giảng dạy Cơ sở văn hoá Việt Nam, ưu điểm và tính khả thi. Gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Như đã trình bày ở trên, Cơ sở văn hoá Việt Nam cùng với Lịch sử, Địa lý là những bộ môn có tính chất gắn bó sâu sắc với thực tế sinh động. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, việc tổ chức cho sinh viên đi thăm quan thực tế thường xuyên để nghiên cứu và học tập còn gặp rất nhiều khó khăn. Thế nhưng nếu cứ tiếp tục duy trì phương pháp dạy chay - học chay truyền thống thì không thể đạt được hiệu quả tốt nhất mà môn học yêu cầu. Tình hình đó đòi hỏi cần có một phương pháp giảng dạy mới, với mức chi phí không quá cao mà vẫn có thể nâng cao được chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn này. Trước thực trạng trên, việc áp dụng các trực quan vào hỗ trợ giảng dạy xem ra là biện pháp hữu hiệu nhất và phù hợp hơn cả. Các trực quan mà chúng tôi nói đến ở đây đó là: những tư liệu về văn hoá được thể hiện dưới dạng hình ảnh, có thể là những thước phim hoặc tranh, ảnh ghi lại những cứ liệu văn hoá. Tuỳ theo nội dung từng bài học mà các giảng viên chọn lựa và sử dụng các tư liệu này sao cho hợp lý và đạt hiệu quả tốt nhất. Các tư liệu hình ảnh này có thể lấy từ mạng Internet, các thước phim về văn hoá do đài truyền hình Trung ương hay các đài truyền hình địa phương thực hiện. Hoặc phim, ảnh do các giảng viên trực tiếp ghi lại qua các chuyến đi thực tế tại các bảo tàng văn hoá, bảo tàng dân tộc hay các điểm văn hoá ở các địa phương. Cần phải khẳng định rằng, con người tri giác về các sự vật, hiện tượng qua sự tác động của nó vào các giác quan của con người. Các sự vật hiện tượng tác động vào thị giác lại giúp con người tri giác về nó trực tiếp, rõ ràng và sâu sắc hơn cả so với các giác quan khác. Do vậy, sử dụng các trực quan vào hỗ trợ giảng dạy sẽ làm cho các giờ học đạt được hiệu quả tốt nhất. Ví như, khi giảng về "Nhà cửa - kiến trúc", thay vì phải giới thuyết rất nhiều về đặc điểm của các kiểu kiến trúc nhà ở, giảng viên chỉ cần giới thiệu khái quát những đặc điểm chung nhất của các kiểu kiến trúc đó. Sau đó, chạy các tư liệu hình ảnh đã chuẩn bị lên máy chiếu, phần còn lại là để cho sinh viên quan sát và tự mình chỉ ra các đặc điểm cụ thể của từng kiểu kiến trúc. Hay như khi giảng về phong tục tang ma, công việc của giảng viên cũng chỉ là giới thiệu một cách sơ lược về phong tục này. Còn các phần giải thích theo cách giảng dạy trước đây bây giờ dành cho sinh viên sau khi đã quan sát các tư liệu hình ảnh cụ thể về đám ma truyền thống của người Việt. Rõ ràng với việc áp dụng trực quan vào giảng dạy như đã trình bày trên đây chắc chắn sinh viên sẽ cảm thấy hứng thú và tích cực chủ động tham gia vào các giờ học một cách có ý thức, trở thành đối tượng trung tâm của bài học. Vai trò to lớn của các giảng viên thể hiện ở việc chuẩn bị các trực quan phục vụ cho bài giảng của mình, còn trong các giờ lên lớp các thầy cô sẽ chỉ là những người định hướng dẫn đường. Như vậy, trong Chương 1 này chúng tôi đã trình bày những nhược điểm, hạn chế của phương pháp dạy chay truyền thống đối với môn Cơ sở văn hoá Việt Nam. Đồng thời chỉ ra tính khả thi của việc áp dụng trực quan vào việc giảng dạy Cơ sở văn hoá Việt Nam và những tác động tích cực của nó đối với môn học này. Qua đó chúng tôi chỉ ra tính ưu việt của việc áp dụng các trực quan vào giảng dạy đó là: biến trường học thành sân chơi đích thực, thành môi trường sống thực sự (1) Phan Quốc Việt - http: // www. Bacninh.gov.vn/Story/GiaoDucDaoTao/ ChuongTrinhGiaoDuc/2006/7/5469.html. mà ở đó, sinh viên là đối tượng trung tâm. Chương 2 áp dụng trực quan vào một số bài học cụ thể. 2.1. áp dụng các trực quan vào giảng dạy bài phong tục - tín ngưỡng Phong tục - tín ngưỡng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên những đặc trưng riêng của một nền văn hoá. Bởi vậy, khi nghiên cứu về văn hoá dân tộc không thể nào không tìm hiểu về tín ngưỡng - phong tục. ở phần này chúng tôi đi vào giải quyết vấn đề áp dụng trực quan vào giảng dạy các phần cụ thể của một bài học về phong tục - tín ngưỡng. 2.1.1. Trước hết là về tín ngưỡng 2.1.1.1. Tín ngưỡng phồn thực là một đặc trưng của nền văn hoá nông nghiệp. ở Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực thể hiện khá đa dạng và rõ nét. Theo cách giảng dạy truyền thống, giảng viên sẽ lên lớp liệt kê các hình thức biểu hiện của tín ngưỡng này, tức là phải chuẩn bị rất nhiều về phần lý thuyết. Với việc áp dụng các trực quan, công việc của các giảng viên sẽ là chuẩn bị các tư liệu hình ảnh liên quan đến kiểu tín ngưỡng này như: tượng đá hình nam nữ với bộ phận sinh dục phóng to ở Văn Điển - Hà Nội, ở thung lũng SaPa - Lào Cai. Các hình ảnh về tượng người với bộ phận sinh dục phóng to ở các nhà mồ Tây Nguyên; tục thờ cúng mõ - nường ở Phú Thọ, Hà Tĩnh; hình ảnh về cột đá ở Chùa Dạm - Bắc Ninh, hình ảnh trên các thạp đồng, trống đồng, (1) Trần Ngọc Thêm, 1999. Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb GD. … Phần lên lớp bây giờ thay vì liệt kê và miêu tả các hình thức biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực, các thầy cô chỉ cần giới thiệu khái quát về kiểu tín ngưỡng này và thông qua các hình ảnh đang chiếu, nhấn mạnh ý nghĩa vai trò của tín ngưỡng; phần còn lại là để cho sinh viên quan sát và tự cảm về bài học. Rõ ràng với hai cách học: một là ghi chép những lời cô giảng một cách máy móc, khô khan; hai là được quan sát trực tiếp các hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học, sinh viên sẽ thích thú hơn với cách học thứ hai. Hơn nữa, trong một giờ học với các trực quan sinh động, sinh viên sẽ thể hiện được cá tính sáng tạo và tư duy của mình về phần kiến thức được học. Các giảng viên sẽ là người tập hợp và đưa ra những kiến thức chuẩn xác nhất từ những lời phát biểu của sinh viên. Nhờ đó kích thích sự chủ động trong đón nhận kiến thức của sinh viên, làm cho giờ học trở nên sôi nổi và năng động hơn. Dưới đây là một số trực quan về Tín ngưỡng phồn thực mà chúng tôi đã sưu tầm được : Tín ngưỡng phồn thực tìm thấy ở khu nhà mồ Tây Nguyên Cột đá chùa Dạm- Bắc Ninh Linga Tháp Mẫm Bình Định Tín ngưỡng phồn thực trong văn hoá Chăm tìm thấy ở Tháp Chàm Các hình khắc trên bề mặt trống đồng Ngọc Lũ 2.1.1.2. Trong phần tín ngưỡng này cũng cần phải đề cập đến những tục lệ về thờ cúng tổ tiên, thờ thổ công. Không gian văn hoá nước ta trải dài theo chiều dài lãnh thổ. Bởi vậy ở mỗi vùng, miền khác nhau tín ngưỡng về thờ cúng tổ tiên và tục thờ thổ công cũng có những điểm khác biệt. Với bài giảng này, giảng viên chọn lọc những hình ảnh về không gian thờ cúng, bàn thờ và cách bày trí bàn thờ, vị trí bàn thờ thổ công … ở một số vùng khác nhau cho sinh viên quan sát. Sau khi quan sát, sinh viên sẽ tự mình chỉ ra những đặc điểm giống và khác nhau trong tín ngưỡng này ở các vùng, miền khác nhau của đất nước. 2.1.2. Về phong tục Trong phần này chúng tôi chủ yếu bàn về việc áp dụng trực quan vào giảng dạy phong tục tang ma. Qua các tư liệu hình ảnh về lễ mộc dục, lễ phạn hàm, khâm liệm, các hình thức cúng tế, giảng viên giúp sinh viên hiểu rõ các trình tự và quá trình tiến hành của tang ma người Việt. Ngoài ra cũng cần đưa vào các hình ảnh về màu sắc áo tang, khăn tang, cách thức mặc áo, hình thức chống gậy, loại số lần lạy … để sinh viên quan sát, rồi từ đó chỉ ra tinh thần triết lý âm dương - ngũ hành trong tang ma của người Việt. Hình ảnh về đám ma người Mường tìm thấy ở Bảo tàng Dân tộc 2.2. áp dụng trực quan vào giảng dạy bài Phật giáo Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn thâm nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Khi vào Việt Nam, Phật giáo đã tiếp xúc ngay với các tín ngưỡng truyền thống của dân tộc, hình thành nên những đặc điểm riêng của Phật giáo Việt Nam. ở bài học này, sau khi đã giới thuyết về sự ra đời của Đạo Phật, quá trình thâm nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam; để giúp cho sinh viên hiểu rõ về sự phát triển của Phật giáo Việt Nam và những đặc điểm của nó, giảng viên cũng cần chuẩn bị những tư liệu, hình ảnh liên quan đến nội dung bài học sau đây: - Hình ảnh về các chùa: Chùa Phật Tích, chùa Dạm, chùa Diên Hựu, chùa Quỳnh Lâm, hệ thống chùa Yên Tử. Qua các hình ảnh này giúp cho sinh viên thấy được quy mô to lớn và kiến trúc độc đáo của hệ thống các chùa chiền, từ đó rút ra những khẳng định về sự phát triển của Phật giáo ở Việt Nam. - Các hình ảnh về nội thất của các chùa, hình ảnh về tượng phật, dáng dấp của tượng phật, hình ảnh về cách bố trí các gian thờ, điện thờ. Qua các hình ảnh này làm rõ tính tổng hợp, khuynh hướng thiên về nữ tính và tính linh hoạt của Phật giáo Việt Nam. Một số trực quan phục vụ cho bài giảng về Phật giáo: Tháp chuông chùa Thiên Mụ được coi là tháp chuông cổ nhất ở Việt Nam Chùa Dâu ở Bắc Ninh xây thế kỉ III được xem là ngôi chùa xưa nhất Việt Nam Chùa Một Cột được xem là chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam Tam quan các chùa Chùa Yên Tử- Quảng Ninh Chùa Đồng và mái chùa Đồng- Yên Tử Chùa Hương- Hà Tây Chùa Báo Ân- Hà Nội Chùa Tây Phương Chùa Thầy Chùa Phật Tích Chùa Dâu Chùa Bút Tháp Chùa Linh Phước- Đà Lạt Tháp chùa ở Việt Nam ( ảnh hưởng ấn Độ và Trung Hoa ) Tượng Phật Thích Ca cao nhất ở Việt Nam ( 27 m ) - Đà Nẵng Tượng Bồ Tát Di Lặc cao nhất ở Việt Nam ( 33,6 m )- An Giang Kinh Pháp Hoa khắc gỗ đầy đủ và xưa nhất ở Việt Nam ( Chùa Phật Quang- Phan Thiết ) Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn dài nhất ở Việt Nam ( 49 m ) ( Chùa Linh Sơn Trường Thọ- Bình Thuận ) Cặp nến thờ nặng và cao nhất Việt Nam ( Cao 3,83 m; nặng 2,1 tấn ) Tượng Phật bằng đồng lớn nhất Việt Nam Một số tượng Phật Am thờ Chuông đồng Lễ hội chùa làng 2.3. áp dụng trực quan vào giảng dạy các bài học về đặc điểm các vùng văn hoá Như đã trình bày ở trên, không gian văn hoá Việt Nam trải dài theo chiều dài lãnh thổ. Do vậy trong nền văn hoá ấy có sự phân hoá thành những vùng văn hoá khác nhau tạo nên một nền văn hoá đa dạng trong thống nhất. Vấn đề đặt ra trong các bài giảng về các vùng văn hoá là phải chỉ ra được những điểm tương đồng và sự khác biệt trong tương quan văn hoá giữa các vùng. Các trực quan được sử dụng trong hệ thống các bài học này sẽ là: - Hình ảnh về kiến trúc nhà ở của các vùng văn hoá: nhà sàn Thái ở Tây Bắc; nhà đất, nhà sàn của người Tày - Nùng ở Việt Bắc; nhà không có chái - hình thức nhà vì kèo ở vùng Châu thổ Bắc Bộ … Qua các hình ảnh này, sinh viên dễ dàng thấy được những đặc điểm của từng kiểu kiến trúc nhà ở và sự khác biệt giữa các kiểu kiến trúc đó. - Hình ảnh về trang phục của cư dân các vùng văn hoá: trang phục của người H'Mông, Lôlô, Thái ở Tây Bắc; trang phục của người Tày - Nùng ở Việt Bắc; trang phục của người Việt Bắc Bộ; trang phục của cư dân các dân tộc Tây Nguyên … - Ngoài ra cũng cần cho sinh viên quan sát những hình ảnh về tập quán ăn uống, về phong tục tín ngưỡng và các hình ảnh về sinh hoạt cộng đồng. Qua hệ thống tư liệu hình ảnh trên đây, sinh viên sẽ có được cái nhìn bao quát và cụ thể về đặc điểm của các vùng văn hoá. Có được những am hiểu bước đầu về tập quán sinh hoạt của đồng bào ta trên các miền khác nhau của đất nước. Từ đó thấy được tính đa dạng của nền văn hoá và sự độc đáo của từng vùng văn hoá. Dưới đây là một số trực quan liên quan đến các bài giảng về vùng văn hoá: Trang phục dân tộc Thái Trang phục và trang sức của phụ nữ dân tộc Dao Trang phục phụ nữ Mông Trang phục của nữ dân tộc Tày Trang phục phụ nữ Mường Trang phục phụ nữ Chăm Trang phục Bắc bộ truyền thống Trang phục phụ nữ Nam bộ Nhà Rông- Tây Nguyên Nhà sàn của người Ê Đê với cầu thang đực và cầu thang cái Gọi Mường Không gian văn hoá công đồng Tây Nguyên Không gian văn hoá công chiêng Tây Nguyên Giếng làng ở Bắc bộ Cổng làng Bắc bộ Luỹ tre làng Trong toàn chương II chúng tôi đã đi vào triển khai vấn đề áp dụng trực quan hỗ trợ giảng dạy một số bài cụ thể. ở mỗi bài, chúng tôi có chỉ ra các trực quan phù hợp được chọn lựa để sử dụng trong các bài giảng. Đồng thời một lần nữa nhấn mạnh tính tích cực của một giờ học có áp dụng các trực quan sinh động. c- kết luận Tiểu luận của chúng tôi với hai chương cơ bản đã chỉ ra những tồn tại của phương pháp giảng dạy truyền thống đối với bộ môn Cơ sở văn hoá Việt Nam. Từ những đặc trưng của môn học, chúng tôi khái quát ý nghĩa của việc áp dụng các trực quan vào hỗ trợ giảng dạy bộ môn này. Đồng thời qua một số bài học cụ thể chúng tôi khẳng định tính chất quan trọng của các trực quan và vai trò tích cực của nó trong các giờ học. Trong thời đại ngày nay, không có một dân tộc nào có thể tách rời sống biệt lập với thế giới. Riêng với văn hoá, tiến bộ của khoa học công nghệ thông tin lại càng đặt ra việc phát triển văn hoá không thể tách rời văn hoá thế giới. Hằng số của văn hoá Việt Nam là mở cửa đón nhận truyền thống văn hoá bốn phương, tiếp nhận cái tốt, cái thích hợp; loại bỏ cái xấu, không thích hợp. Vì thế nếu mất bản sắc dân tộc thì cũng mất văn hoá. Và khi đã mất văn hoá thì cũng mất dân tộc (1) Trần Quốc Vượng, 2006. Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb GD. . Do tính chất quan trọng của vấn đề, môn Cơ sở văn hoá Việt Nam trở thành một trong những kênh quan trọng đối với việc bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc. Chính vì vậy, đã đến lúc cần thiết phải áp dụng các trực quan vào hỗ trợ giảng dạy môn học này làm cho các giờ học về văn hoá đạt được hiệu quả tốt nhất. Giúp cho sinh viên có được những hiểu biết sâu sắc về văn hoá dân tộc, từ đó nâng cao ý thức của mình trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá; Góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. d- Tài liệu tham khảo 1. Trần Ngọc Thêm, 1999, Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục 2. Trần Quốc Vượng (chủ biên), 2006, Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục. 3. http: // Vnexpress.net/Vietnam/Ban-doc- viet/ 2001/11/3B9B6502/ 4. http: // Vnexpress.net/Vietnam/Ban-doc- viet/2004/08/3B9D58D2/ 5. http: // www. Bacninh.Gov.vn/ Story/GiaoDucDaoTao/ ChuongTrinhGiaoDuc/2006/7/5469.html 6. http: // www. VietShare.com/vanhoa/vanhoa. asp 7. http: // www. VietShare.com/hinhanhcd/ hinhanhcd. asp 8. http: // www. VietShare.com/quehuong/quehuong. asp 9.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docÁp dụng trực quan vào hỗ trợ giảng dạy cơ sở văn hoá việt nam.doc
Tài liệu liên quan