Đề tài Bản phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng Bút Sơn

Xu hướng chung của công ty trong việc sử dụng nợ là tăng dần qua 3 năm. Cứ mỗi 1 đồng tài sản sử dụng trung bình 0,6 đồng nợ, đó là một tỷ lệ khá, do đặc thù kinh doanh của ngành cần vốn lớn, nên việc vay nợ lớn là điều thường xuyên. Tuy nhiên đây cũng có thể là một yếu tố dẫn đến tăng chi phí cho doanh nghiệp khi lãi suất tăng cao, và điều này đã xảy ra trong năm 2007, 2008. Trong cơ cấu nợ, tỷ lên nợ dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn trung bình đạt 0,8, có mức cao kỷ lục năm 2008 là 0,97, đây là một mức rất cao vì trung 1 đồng nợ dài hạn tài trợ cho 0,8 đồng tài sản ngắn hạn.Yếu tố này có thể làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp an toàn, nhưng làm chi phí lãi vay đặc biệt tăng cao, và rủi ro hơn khi tài sản ngắn hạn chủ yếu là hàng tồn kho ứ đọng. Để khắc phục, doanh nghiệp nên tìm kiếm những khoản nợ ngắn hạn với chi phí thấp hơn để tài trợ cho các tài sản ngắn hạn. Với chi phí lãi vay cao như vậy, khả năng trả lãi vay của công ty ở mức rất thấp, trung bình 1 đồng lãi vay được đảm bảo trả bằng 2,5 đồng lợi nhuận. Điều này càng khiến doanh nghiệp nên tìm các biện pháp giảm chi phí lãi vay để tăng lợi nhuận.

 

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2682 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bản phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng Bút Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNHCÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BÚT SƠN I.Giới thiệu chung Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh xi măng được thành lập từ năm 1996. Đến ngày 23/3/2006 chuyển thành công ty cổ phần với số vốn điều lệ là 900 tỷ đồng. Công ty được niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội từ ngày 2/12/2006, với tỷ lệ nắm giữ của nhà nước là 78,91%. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là Ngành nghề kinh doanh : Sản xuất và kinh doanh xi măng và các sản phẩm từ xi măng; Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng khác. Đây là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, phạm vi kinh doanh tương đối hẹp nhưng lại có nhiều các công ty khác cùng tham gia thị trường do đó có thể phân tích theo diễn biến của các tỷ số tài chính của công ty qua các năm để thấy được xu hướng phát triển của công ty, nhưng khó có thể tìm thấy những chỉ số trung bình ngành cần thiết, do vậy hướng phân tích chủ yếu vẫn là phân tích theo xu hướng vận động qua các năm của công ty. II.Phân tích cơ cấu 1. Phân tích các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán STT TÀI SẢN Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tài sản 100 100 100 I Tài sản ngắn hạn 24,46 27,73 54,16 1 Tiền mặt 2,12 4,66 3,00 2 Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - 3 Các khoản phải thu ngắn hạn 10,85 9,22 5,3 4 Hàng tồn kho 11.45 13,36 45,3 5 Tài sản ngắn hạn khác 0,4 0,49 0,54 II Tài sản dài hạn 75,54 72,27 45,84 1 Phải thu dài hạn 0,19 0,17 2 Tài sản cố định 74,72 71,38 44,98 3 Các khoản đầu tư dài hạn 0,63 0,72 Nguồn vốn 100 100 100 I Nợ phải trả 54,10 56,08 73,18 1 Nợ ngắn hạn 38,02 35,75 20,63 Vay ngắn hạn 22,52 28,08 12,37 Phải trả người bán 3,27 4,46 5,63 Phải trả người lao động 0,34 0,62 0,5 Chi phí phải trả 0,38 1,8 1,78 Phải nộp ngân sách 0,08 0,5 0,3 Phải trả ngắn hạn khác 11,24 0,14 0,043 Người mua trả trước 0,19 0,15 0,05 2 Nợ dài hạn 16,08 20,33 52,55 II Vốn chủ sở hữu 45,9 43,92 26,82 1 Vốn đầu tư của CSH 42,26 38,36 21,7 2 LNST chưa phân phối 3,44 4,14 2,4 3 Nguồn kinh phí và quỹ 0,2 1,42 2,72 Qua bảng cân đối kế toán và cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty trong vòng 3 năm có thể thấy được một số xu hướng sau: Quy mô của tài sản công ty tăng nhanh, đặc biệt trong năm 2007 đến năm 2008. Năm 2006, quy mô là 2.129.344.562.519tỷ, năm 2007 tăng lên 2.345.775.582.438 tỷ, thì đến năm 2008, con số này vọt lên 4.186.483.159.249 tỷ.Sở dĩ quy mô tổng tài sản của công ty tăng nhanh như vậy là do công ty đã tập trung đầu tư vào tài sản ngắn hạn ,từ 2006 đến 2008, quy mô tài sản ngắn hạn đã tăng xấp xỉ 4 lần. Nguồn hình thành nên tài sản cũng tăng với quy mô tương tự, trong đó công ty chủ yếu dung nợ để tài trợ cho các tài sản tăng thêm. Không chỉ biến động về quy mô mà tỷ trọng của các khoản mục trên bảng cân đối cũng thay đổi rõ rệt. Khoản mục tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng liên tiếp trong 3 năm, đặc biệt từ 2007 đến 2008 tỷ trọng tăng gần 2 lần từ 27,74% lên 54,16%. Đây là nguyên nhân dẫn đến quy mô tổng tài sản tăng vọt. Nguyên nhân tăng tỷ trọng chủ yếu do hàng tồn kho tăng, từ 13,36% lên 45,3%. Tình trạng này có thể do công ty không tiêu thụ được hàng ở thời điểm lập báo cáo.Các khoản mục khác như phải thu ngắn hạn có diễn biến tốt, tỷ trọng giảm dần qua các năm, chứng tỏ công ty quản lý khoản phải thu tốt. Tuy nhiên tỷ lệ tiền mặt còn ít, tăng giảm không ổn định qua các năm, năm 2006 là 2,12%,năm 2007 là 4,66%, 2008 là 3%, các khoản đầu tư ngắn hạn không có, điêù này có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh của công ty. Tài sản dài hạn của công ty có xu hướng giảm dần và giảm đột ngột trong năm 2008, còn 45,84% so với 72,27% năm 2007. Tài sản dài hạn tập trung chủ yếu vào tài sản cố định vì đây là một doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn. Sở dĩ có sự giảm về tỷ trọng qua các năm trên là do công ty đã khá ổn định về các tài sản cố định và bắt đầu tập trung vào sản xuất. Các khoản đầu tư và phải thu dài hạn chiếm tỷ trọng không đáng kể, có thể cho đây là một dấu hiệu tốt vì vốn được tập trung tối đa cho sản xuất. Bên nguồn vốn tỷ trọng nợ không ngừng tăng, đến năm 2008 tăng vọt lên 73,18% tổng nguồn vốn, trong đó nợ ngắn hạn tỷ trọng lại giảm dần,từ 38,02% năm 2006 còn 20,63% năm 2008. Như vậy nợ dài hạn tăng để tài trợ cho các tài sản ngắn hạn( do tài sản dài hạn tăng không nhiều), điều này mang lại sự an toàn cho công ty nhưng đồng thời nó tạo ra chi phí rất lớn. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng ngày càng thấp, trong đó lợi nhuận chưa phân phối giảm dần qua các năm, nguyên nhân là công ty bắt đầu trích các quỹ như quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển…tuy nhiên các quỹ này cũng chiếm tỷ trọng nhỏ. 2. Phân tích cơ cấu BCKQKD Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu thuần 100 100 100 Giá vốn hang bán 64,34 65,57 75,53 Lợi nhuân gộp 35,66 34,43 24,47 Chi phí bán hàng 13,8 15,10 4,13 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4,56 4,54 5,44 Lợi nhuận từ SX,KD 17,30 14,79 14,90 Doanh thu tài chính 0,04 0,13 0,14 Chi phí tài chính 6,21 6,41 5,06 Lợi nhuận hoạt động tài chính -6,17 -6,28 -4,92 Doanh thu bất thường 1,08 1,00% 0,19 Chi phí bất thường 0,04 0,007 0,012 Lợi nhuận bất thường 1,04 0,993 0,178 Tổng lợi nhuận trước thuế 12,17 9,5 10,16 Thuế TNDN - - 1,42 Lợi nhuận sau thuế 12,17 9,5 8,74 Qua bàng BCKQKD tính theo tỷ lệ ta thấy cơ cấu của các thành phần trong bảng biến động rất phức tạp và không có xu hướng rõ ràng qua 3 năm. Xét về quy mô, doanh thu thuần qua 3 năm đã tăng đều từ 603.108.325.894 đồng lên 1.195.058.669.695 đồng năm 2008. Tuy nhiên khoản mục giá vốn hàng bán cũng tăng rất nhanh, cả về quy mô và tỷ trọng. Năm 2006 giá vốn hàng bán là 388.069.463.736 đồng, chiếm 64,34% doanh thu thuần, đến năm 2008 giá vốn hàng bán là 902.662.058.669.695 đồng, chiếm 75,53% tổng doanh thu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng giá vốn, nhưng quan trọng nhất đó là trong năm 2008 hàng tồn kho của công ty tăng mạnh, đẩy giá vốn hàng bán lên cao. Giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn doanh thu ngoài nguyên nhân trên còn do xi măng là một mặt hàng chịu sự điều tiết đầu ra của nhà nước trong khi đầu vào các doanh nghiệp phải tự chủ, do đó giá bán thấp trong khi chi phí vẫn tăng cao. Chi phí bán hàng tăng nhẹ trong năm 2007 rồi giảm mạnh trong năm 2008, có thể do công ty đã xây dựng xong các kênh phân phối và đại lý từ năm 2007, năm 2008 công ty không bán được nhiều hàng. còn chi phí quan lý doanh nghiệp tăng khá nhiều từ 2007 đến 2008,những điều này làm lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh có giảm nhưng ít hơn so với mức tăng của giá vốn hàng bán. Đối với hoạt động tài chính, chi phí tài chính của công ty chủ yếu là lãi vay chiếm tỷ trọng khá nhiều, tăng giảm không rõ ràng, đến năm 2008 tỷ trọng lãi vay so với doanh thu còn 5,06%. Điều này chứng tỏ công ty sử dụng nợ vay nhiều, năm 2008 vay dài hạn tăng lãi chưa đến kỳ trả nên mới có sự sụt giảm như vậy. Doanh nghiệp không có khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn nên doanh thu tài chính không đáng kể. Điều này làm lợi nhuận từ hoạt động tài chính luôn âm, dẫn đến giảm lợi nhuận trước thuế. Các hoạt động bất thường trong doanh nghiệp có xu hướng giảm, chứng tỏ tình hình trong doanh nghiệp đã đi vào ổn định. II. Phân tích tỷ số 1. Phân tích tỷ số thanh khoản Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Hệ số thanh toán hiện hành 0,643 0,778 2,625 Hệ số thanh toán nhanh 0,342 0,402 0,429 Hệ số thanh toán tức thời 0,056 0,13 0,145 Qua 3 năm tình hình thanh khoản của doanh nghiệp đã tăng dần nhưng vẫn trong tình trạng yếu kém . Nếu như ở năm 2006 và 2007, hệ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp đều nhỏ hơn 1, một đồng tài sản ngắn hạn không đủ trang trải cho 1 đồng nợ ngắn hạn, tình trạng rất nguy hiểm thì đến năm 2008, 1 đồng nợ ngắn hạn đã được đảm bảo bằng 2,625 đồng tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên đó là do tồn kho của công ty quá lớn, có thể thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng tăng nhưng chậm, không được cải thiện nhiều. Tuy vậy mức thanh toán nhanh của công ty còn rất thấp, các tài sản của công ty khó chuyển thành tiền để thanh toán. Công ty cần có biện pháp tăng cường bán hàng để giảm lượng tồn kho, tăng khả năng thanh toán nhanh để giảm rủi ro khi có nhiều khoản phải trả đến hạn cùng lúc. 2. Tỷ số quản lý tài sản Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Vòng quay hàng tồn kho 3,05 2,50 0,82 Số ngày tồn kho 118 144 439 Vòng quay khoản phải thu 5,25 4,75 5,45 Kì thu tiền bình quân 68 76 66 Vòng quay tài sản cố định 0,71 0,65 0,67 Vòng quay tổng tài sản 0,43 0,47 0,37 Các tỷ số quản lý tài sản qua các năm cho thấy công ty quản lý tài sản nhìn chung chưa tốt. Có thể thấy qua số vòng quay hàng tồn kho rất thấp, giảm dần qua các năm, đặc biệt trong năm 2008 còn 0,82 lần, điều này làm cho sô ngày tồn kho lớn hơn 1 năm tài chính, tình trạng ứ đọng hàng hóa rất nghiêm trọng. Nguyên nhân dẫn tới điều này đó là năm 2008, tình hình kinh tế nhiều khó khăn, đặc biệt trong ngành xây dựng khiến lượng xi măng tiêu thụ sụt giảm, thêm vào đó trong năm 2008 có 8 nhà máy xi măng mới đi vào hoạt động làm lượng cung tăng vọt, doanh nghiệp phải cạnh tranh nhiều hơn, dẫn đến không bán được hàng. Tuy vậy tình hình các khoản phải thu của công ty nhìn chung ổn định và tốt. Đối với một ngành mà lượng hàng bán mỗi lần rất lớn, giá trị cao như xi măng mà kì thu tiền trung bình khoảng 70 ngày, đó là con số chấp nhận được trong bối cảnh kinh tế khó khăn như trong năm 2008. Để tăng cường tính hiệu quả cho tài sản lưu động, công ty nên đẩy mạnh việc bán hàng bằng những chính sách hợp lý, có thể tăng cường bán chịu để giải quyết số tồn kho trên. 3.Hệ số quản lý nợ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Hệ số nợ trên tổng tài sản 0,54 0,56 0,73 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 1,17 1,27 2,7 Hệ số nợ dài hạn trên tài sản ngắn hạn 0,65 0,73 0,97 Khả năng trả lãi vay 1,88 2,48 3,00 Xu hướng chung của công ty trong việc sử dụng nợ là tăng dần qua 3 năm. Cứ mỗi 1 đồng tài sản sử dụng trung bình 0,6 đồng nợ, đó là một tỷ lệ khá, do đặc thù kinh doanh của ngành cần vốn lớn, nên việc vay nợ lớn là điều thường xuyên. Tuy nhiên đây cũng có thể là một yếu tố dẫn đến tăng chi phí cho doanh nghiệp khi lãi suất tăng cao, và điều này đã xảy ra trong năm 2007, 2008. Trong cơ cấu nợ, tỷ lên nợ dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn trung bình đạt 0,8, có mức cao kỷ lục năm 2008 là 0,97, đây là một mức rất cao vì trung 1 đồng nợ dài hạn tài trợ cho 0,8 đồng tài sản ngắn hạn.Yếu tố này có thể làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp an toàn, nhưng làm chi phí lãi vay đặc biệt tăng cao, và rủi ro hơn khi tài sản ngắn hạn chủ yếu là hàng tồn kho ứ đọng. Để khắc phục, doanh nghiệp nên tìm kiếm những khoản nợ ngắn hạn với chi phí thấp hơn để tài trợ cho các tài sản ngắn hạn. Với chi phí lãi vay cao như vậy, khả năng trả lãi vay của công ty ở mức rất thấp, trung bình 1 đồng lãi vay được đảm bảo trả bằng 2,5 đồng lợi nhuận. Điều này càng khiến doanh nghiệp nên tìm các biện pháp giảm chi phí lãi vay để tăng lợi nhuận. 4. Hệ số sinh lời Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu 12,16% 9,52% 8,74% Tỷ số lợi nhuân trên tổng tài sản 4,01% 4,51% 3,2% Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 11,2% 10,08% 9,7% Tỷ số LNST/tài sản dài hạn 4,42% 6,12% 5,78% Có thể thấy tình hình sinh lời chung qua các năm không cao nhưng ổn định. Ngoài chỉ tiêu tỷ số lợi nhuân trên doanh thu và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm dần qua các năm thì các chỉ tiêu khác tăng rồi giảm qua các năm. Xu hướng này trùng với xu hướng vận động của nền kinh tế,càng cho thấy mức tăng trưởng của công ty gắn chặt với chu kì tăng trưởng của nền kinh tế. Mức lợi nhuận trên doanh thu giảm có nguyên nhân chủ yếu là do giá vốn hàng bán tăng rất cao( chênh lệch tồn kho quá lớn) khiến lợi nhuận của công ty sụt giảm dần. Hiệu suất sinh lời của tài sản thấp, trung bình 4%, nguyên nhân có thể do khối tài sản của công ty rất lớn( công ty hoạt động trong ngành sản xuất lớn), vòng quay tổng tài sản thấp. Tuy nhiên cần có những chỉ số bình quân ngành để có đánh giá chính xác hơn. Ngoài những khó khăn đến từ nền kinh tế, công ty nên xem xét lại yếu tố doanh thu và chi phí để có chính sách bán hàng tăng doanh thu và cắt giảm chi phí không cần thiết để gia tăng lợi nhuận, nhất là khi ưu tiên về thuế dành cho các doanh nghiệp mới cổ phần hóa đã không còn kể từ năm 2008. III.Phân tích Dupont Hướng phân tích này mục đích để xác định các nhân tố chính ảnh hưởng tới khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu. Theo đó ta có: = * * Năm 2006: 11,2% = 12,16%*42%*2,17 Năm 2007:10,08% = 9,52%*47%*2,27 Năm 2008:9,7% =8,74%*37%*3,7 Qua việc tách chỉ tiêu ROE thành các chỉ tiêu vòng quay tài sản, số nhân vốn CSH, Lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần, có thể thấy mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố này đến ROE như sau: *Lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần: Qua các năm chỉ tiêu này giảm dần, đó là nhân tố chính làm ROE giảm. Doanh thu không ngừng tăng nhưng chi phí tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu , làm lợi nhuận sau thuế tuy có tăng về số lượng nhưng lại giảm về tỷ trọng.Những năm tiếp theo, khi không còn những ưu đãi về thuế thì LNST của công ty sẽ giảm sâu hơn nữa, do đó công ty cần có những biện pháp quản lý chi phí thật chặt chẽ. *Hệ số vòng quay tài sản Vòng quay tổng tài sản tăng trong năm 2007 rồi giảm trong năm 2008, sự giảm sút đó góp phần làm ROE năm 2008 giảm nhiều. Vòng quay tổng tài sản không cao, ngoài nguyên nhân do đặc thù ngành và doanh nghiệp mới đổi mới công nghệ, có thể thấy do tồn kho của công ty quá cao, hàng hóa ứ đọng, tài sản chưa được sử dụng hiệu quả. Có thể trong những năm tới khi máy móc sử dụng công nghệ mới đem lại hiệu quả thì chỉ tiêu này sẽ tăng. Tuy nhiên doanh nghiệp nên tìm cách giảm bớt tồn kho để nâng cao vòng quay trong ngắn hạn. *Số nhân vốn CSH Chỉ tiêu này tăng trong 3 năm,nhưng không chặn được sự suy giảm của ROE. Mức trung bình khoảng 2,6 trong 3 năm, tỷ lệ cao này do doanh nghiêp đã sử dụng quá nhiều nợ. Đặc biệt trong năm 2008, tình hình lãi suất tăng cao thì nợ dài hạn của công ty lại gia tăng, làm tăng chi phí lãi vay lên quá cao. Công ty cần đánh giá lại tình hình lãi suất trước khi có quyết định sử dụng nợ. IV.Phân tích chỉ số giá thị trường. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ số EPS 1144,4 1122,5 1156 Tăng trưởng EPS 0% -1,91% 1,04% Chỉ số P/E 19,49 29,4 9,5 Tăng trưởng P/E 0% 51,3% -51,3% Chỉ số M/B 2,23 3,29 1,1 Tăng trưởng M/B 0% 47,53% -50,67% Có thể thấy trong 3 năm qua, chỉ số giá thị trường của công ty có những tăng giảm thất thường theo sự tăng giảm của thị trường chứng khoán.Năm 2006 và 2007 là 2 năm tăng trưởng rất “nóng” đối với cổ phiếu xi măng Bút Sơn. Chỉ số P/E tăng trưởng tới 51,3%. Giá trị thị trường đã gấp 2,23 lần, rồi 3,29 lần giá trị sổ sách. Tuy vậy, đây vẫn là mức P/E thấp hơn trung bình của toàn thị trường, cho thấy dù các nhà đầu tư có lạc quan đến mấy cũng không dành quá nhiều hi vọng cho sự phát triển của công ty. Đến năm 2008, P/E giảm xuống còn 9,5, sự suy giảm này theo đà chung của thị trường, giá trị thị trường đã về gần với giá trị thật, tuy nhiên đây lại là cơ hội cho các nhà đầu tư để mua được cổ phiếu của công ty với mức giá rẻ. Xi măng Bút Sơn với lợi thế về nhà xưởng,máy móc, và quy mô chắc chắn vẫn còn tiềm năng sinh lời, điều phải làm là tăng cường hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận V. Kiến nghị Qua phân tích xu hướng tài chính trong 3 năm của công ty cổ phần xi măng Bút Sơn, có thể thấy đây là một doanh nghiệp hoạt động trong một ngành sản xuất rất đặc thù,phụ thuộc nhiều vào chu kì phát triển của nền kinh tế. Trong 3 năm qua, nền kinh tế đi cùng tăng trưởng là lạm phát rồi suy thoái vào năm 2008 gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp ,bản thân doanh nghiệp cũng là một doanh nghiệp mới được cổ phần hóa và hoạt động trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt nên những kết quả của công ty đạt được thông qua những chỉ tiêu còn thấp và không hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư. Tuy vậy công ty vẫn có thể tìm được những biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tập trung vào các vấn đề sau: +Công ty cần tập trung vào việc bán hàng để giải quyết vấn đề tồn kho quá nhiều hàng hóa. Thị trường cần tập trung là thị trường quen thuộc miền Bắc và miền Trung, vừa tiết kiệm được chi phí vừa giữ vững thị phần. Giải quyết được vấn đề này sẽ làm tăng khả năng thanh toán nhanh và vòng quay tổng tài sản của công ty, rút ngắn thời gian thu hồi vốn. +Vấn đề quản lý nợ cũng cần đươch chú ý. Công ty đã sử dụng quá nhiều nợ dài hạn để đầu tư cho tài sản ngắn hạn. Điều này làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận. Để giải quyết, công ty cần tìm kiếm những nguồn tài trợ ngắn hạn với giá thành rẻ hơn kết hợp song song với nỗ lực bán hàng. +Xi măng là một ngành sản xuất có tốc độ thu hồi vốn chậm nên công ty có thể đa dạng hóa đầu tư vào những ngành phụ trợ để hỗ trợ cho mặt hàng chính đợi chu kì phục hồi tiếp theo của nền kinh tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21511.doc
Tài liệu liên quan